You are on page 1of 13

PHẦN II.

TÓM TẮT CÁC HIỆP ĐỊNH CƠ BẢN CỦA WTO


1. Sơ lược về các Hiệp định của WTO

 Theo “Wikipedia” hệ thống các hiệp định của WTO gồm khoảng 30 hiệp
định khác nhau do các nước thành viên kí kết và có hiệu lực bắt buộc với tất cả các
nước thành viên. Nội dung của các hiệp định này là tập hợp các nguyên tắc thương
mại quốc tế trên được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm các hiệp định chung
- Nhóm các Biểu cam kết riêng
- Nhóm các Hiệp định nhiều bên
Trên các lĩnh vực như:
- Thương mại hàng hóa
- Thương mại dịch vụ
- Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ…

 Một số các hiệp định của WTO có thể kể đến như:


- “Hiệp định về các rào cản Kĩ thuật đối với Thương mại (TBT)_ Agreement
on Technical Barries to Trade”
- “Hiệp định về Định giá Hải quan (ACV)_ Agreement on Customs
Valuation”
- “Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO)_ Agreement on Rules of Origin”
- “Hiệp định về Tự vệ (SG)_ Agreement on Safeguard Measures”
- “Hiệp định về Chống bán Phá giá (ADA)_ Agreement on Anti Dumping”
2. TÓM TẮT 4 HIỆP ĐỊNH QUAN TRỌNG NHẤT CỦA WTO
2.1. “Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)”
2.1.1. Khái quát chung:
- “Hiệp định về thuế quan và thương mại” trong tiếng Anh là “General
Agreement on Tariffs and Trade” viết tắt là “GATT”
- Năm 1947, hiệp ước này được kí kết nhằm điều chỉnh chính sách thuế quan
giữa các nước kí kết dựa vào việc cắt giảm thuế đa phương, xóa bỏ hạn ngạch và
các hình thức cản trở thương mại khác.
- Qua nhiều vòng đàm phán cùng với sự thành lập của WTO, GATT trở thành
hiệp định được WTO kế thừa và mở rộng vào năm 1994
2.1.2. Nội dung hiệp định:
• “Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc_ Most favoured nation (MFN)”:
MFN là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, quy định các nước thành viên
phải dành cho nhau những ưu đãi bình đẳng → tạo ra cơ hội cạnh tranh giữa các
nước thành viên là ngang nhau, không có sự ưu ái hơn cho bất cứ bên nào qua đó
loại bỏ lợi thế cạnh tranh của họ
- Nguyên tắc này có 2 ngoại lệ:
+ Các nước tham gia vào các khối mậu dịch tự do hay liên minh thuế quan
khu vực có quyền áp dụng một biểu thuế hay một hàng rào phi thuế quan riêng
+ Các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi riêng, được các nước phát
triển dành cho Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) với thuế suất thấp hơn thuế suất tối
huệ quốc
• “Nguyên tắc đối xử quốc gia”:
Không có sự phân biệt đối xử về thuế, chính sách giá, các loại phí,…giữa hàng
trong trong nước và hàng nhập khẩu, đảm bảo cho các sản phẩm nhập khẩu không
bị kém ưu đãi hơn hàng nội địa → tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh
nghiệp trong và ngoài nước
• “Nguyên tắc minh bạch” : nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho thương mại
quốc tế, bao gồm minh bạch về chính sách, về tiếp cận thị trường
• Phi thuế quan: theo WTO, thuế qua là công cụ bảo hộ hợp pháp sản xuất trong
nước, ngoài thuế thì mọi rào cản thương mại phải được xóa bỏ. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, các nước thành viên có thể áp dụng các biện pháp phi thuế để
đảm bảo cho cuộc sống công dân nước họ:
- Quy định về “Trị giá tính thuế quan”:
+ “Trị giá tính thuế quan với hàng nhập phải dựa vào giá trị thực của hàng
nhập khẩu, không được phép căn cứ vào trị giá của hàng có xuất xứ nội hay trị giá
mang tính áp đặt”
+ “Trị giá để tính thuế quan của bất cứ sản phẩm nhập khẩu nào sẽ không bao
gồm bất cứ khoản thuế nội địa nào, đã được nước xuất xứ hoặc xuất khẩu đã cho
hoặc sẽ cho hàng đó được miễn thuế hay hoàn thuế”
- Thủ tục cấp phép nhập khẩu: quy trình cấp phép cần đơn giản, rõ ràng, Chính
phủ phải công bố rộng rãi các thông tin để các doanh nghiệp được biết. Khi trình ra
quy tắc mới hay sửa đổi cũng cần thông báo cho WTO
• Thuế: một số phương thức áp dụng cho các biện pháp thuế quan:
- Thuế hóa: “tức là chuyển biện pháp phi thuế thành một mức thuế quan bổ sung
có tác dụng tương đương. Trong nông nghiệp người ta còn sử dụng hạn ngạch thuế
quan. Hạn ngạch thuế quan là cơ chế cho phép duy trì mức thuế suất thấp áp dụng
với hàng nhập trong phạm vi hạn ngạch và mức thuế suất cao hơn đối với hàng hóa
nhập khẩu vượt hạn ngạch. Mức thuế đạt được sau khi thuế hóa sẽ tiếp tục được
ràng buộc và cắt giảm thông qua đàm phán”
- Ràng buộc thuế: khi một nước thành viên cam kết "ràng buộc" về thuế suất với
một dòng thuế, thành viên đó sẽ không được nâng thuế nhập khẩu cao hơn mức
ràng buộc
- Sau khi ràng buộc thuế, các nước sẽ phải không ngừng cam kết cắt giảm thuế
quan và không tăng thuế nhập khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
thương mại.
• Các biện pháp bảo vệ tạm thời:
- Thuế chống bán phá giá: xảy ra khi sản phẩm của một nước đưa vào kinh
doanh thương mại tại nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của nó. Đây
không phải cạnh tranh công bằng khi nó gây thiệt hại cho một ngành sản xuất của
nước thành viên. Nhằm ngăn ngừa bán phá giá, WTO cho phép áp dụng thuế
chống bán phá giá và các nước thành viên phải tuân thủ chặt chẽ
- Thuế đối kháng:
+ Trợ cấp có thể được sử dụng để hỗ trợ cho một ngành sản xuất non trẻ vươn
lên chiếm lĩnh thị trường hoặc vì các mục đích khác nhưng có một số hình thức trợ
cấp bị WTO cấm, đặc biệt là trợ cấp xuất khẩu nông sản → trợ cấp gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho một ngành công nghiệp của một thành viên
+ Thuế đối kháng là khoản thuế đặc biệt nhằm triệt tiêu mọi khoản ưu đãi hay
trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp cho công đoạn chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất
cứ loại hàng hóa nào.
+ WTO chỉ cho phép các nước có GDP đầu người dưới 1000USD/năm được
phép duy trì các biện pháo trợ cấp bị cấm như: trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp nông
sản… nhưng không được trợ cấp nhằm thay thế nhập khẩu.
- Hành động tự vệ khẩn cấp: “Khi nhập khẩu một mặt hàng nào đó tăng lên đột
biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho một ngành sản xuất, WTO cho phép các thành
viên bị thiệt hại có thể sử dụng biện pháp tự vệ tạm thời kể cả hạn chế định lượng
khác đẻ khắc phục thiệt hại do nhập khẩu gây ra. Nước áp dụng tự vệ khẩn cấp
phải có nghĩa vụ thông báo về biện pháp mà mình đang áp dụng và tiến hành tham
vấn với các nước bị ảnh hưởng”
2.1.3 Mục tiêu:
- Thúc đẩy tự do thương mại hàng hóa
- Loại bỏ các biểu hiện của phân biệt đối xử
- Cắt giảm thuế quan
- Bãi bỏ các hạn chế về nhập khẩu
- Bảo vệ cán cân thanh toán
2.2. “Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS)”
2.2.1. Khái quát chung
- “Hiệp định chung về thương mại dịch vụ_ General Agreement on Trade in
Services ( GATS)” là một trong những hiệp định quan trọng của WTO quy định
các nguyên tắc về thương mại dịch vụ.
- Được kí kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay, có hiệu lực kể từ năm
1995 và được áp dụng bắt buộc đối với tất cả các nước Thành viên WTO
“GATS chỉ quy định các nghĩa vụ đối với Chính phủ các quốc gia thành viên
(GATS không quy định gì về quyền lợi hay nghĩa vụ cho doanh nghiệp). Tuy
nhiên, doanh nghiệp lại được hưởng lợi hoặc chịu tác động của Hiệp định này
thông qua việc Chính phủ các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ trong GATS
khi ban hành chính sách, quy định về thương mại dịch vụ ở nước mình.
2.2.2. Mục tiêu của GATS
- Tạo ra hệ thống pháp lý tin cậy cho tự do hàng hóa thương mại dịch vụ
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế thông qua cam kết mở cửa thị trường dịch vụ giữa
các nước thành viên
- Không phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác
mà nước này dành cho một bên thứ 3
- Nâng cao mức sống người dân, tạo ra nhiều dịch vụ rẻ và chất lượng
2.2.3. Nội dung cơ bản của GATS
• “Đãi ngộ tối huệ quốc”: các nước cam kết dành cho nhau những ưu đãi áp dụng
cho tất cả các loại hình dịch vụ nhưng có thể loại trừ những lĩnh vực được đưa vào
lĩnh vực tạm thời miễn áp dụng → loại trừ để đảm bảo lợi ích của một nước trong
thỏa thuận đặc biệt với một nước nào đó sẽ không tự động dành cho nước khác
không thuộc đối tượng của thỏa thuận. Loại trừ tạm thời có hiệu lực đến hết năm
1999 và có thể được kéo dài không quá 5 năm
Ngoài ra, MFN của GATS cũng có những ngoại lệ giống MFN của GATT
• “Cam kết mở cửa thị trường và Đãi ngộ quốc gia”:
- Cam kết mở cửa thị trường trong các lĩnh vực cụ thể chính là kết quả từ những
cuộc đàm phán và cam kết về tiến trình tự do hóa dịch vụ giữa các nước thành
viên. Cam kết chỉ được thay đổi sau khi đã thương lượng với các bên liên quan →
khó bị phá vỡ nên đảm bảo điều kiện hoạt động cho các bên
- Các dịch vụ công (các dịch vụ không mang tính thương mại) không chịu sự
điều chỉnh của GATS và không được đưa ra àm cam kết về mở cửa thị trường và
đãi ngộ quốc gia
• Tính minh bạch
- WTO quy định: “Các Thành viên phải nhanh chóng công bố mọi biện pháp có
liên quan hoặc tác động đến việc thi hành Hiệp định này, chậm nhất trước khi các
biện pháp đó có hiệu lực thi hành, trừ những trường hợp khẩn cấp. Các Thành viên
phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng thương mại
dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy
định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc
các cam kết cụ thể theo Hiệp định này.”
Quy định:
- “Khách quan và hợp lý”: Chính phủ phải điều tiết các ngành dịch vụ một cách
khách quan, hợp lý
- “Công nhận”: GATS quy định khi 2 hay nhiều chính phủ kí kết các hiệp định
công nhận chất lượng thì họ phải tạo điều kiện cho các thành viên khác cũng được
đàm phán tương tự với họ
- “Thanh toán và chuyển tiền quốc tế”: Các giao dịch vãng lai trong khuôn khổ
hiệp định không bị hạn chế, trừ trường hợp gặp khó khăn về cán cân thanh toán
được quy định trong hiệp định
- “ Tự do hoá từng bước”: “Trong khuôn khổ các cuộc đàm phán đa phương tại
vòng Uruguay”, các thành viên đã đạt được một số thỏa thuận cụ thể về tự do hóa
hơn nữa một số ngành dịch vụ lớn như tài chính, viễn thông, vận tải hàng không
+ “Dịch vụ tài chính”: Phụ lục về tài chính GATS điều chỉnh các dịch vụ tài
chính và chính phủ toàn quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ hoạt
động tài chính. Tuy nhiên, không áp dụng cho những dịch vụ được chính phủ cung
cấp để quản lý hệ thống tài chính
+ “Dịch vụ viễn thông”: Viễn thông là ngành có vai trò kép, vì vậy theo phụ
lục GATS, chính phủ phải đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được
phép sử dụng mạng lưới viễn thông cách bình đẳng
- “Dịch vụ vận tải hàng không”: GATS được dùng cho các dịch vụ sửa chữa,
bảo trì để phục vụ cho việc thương mại hóa các dịch vụ vận tải hàng không
- “Các quy định về di trú đối với tự nhiên nhân”: Chính phủ tạo điều kiện thuận
lợi cho thế nhân tạm trú ở nước khác với mục đích cung cấp dịch vụ thông qua
đàm phán. Không áp dụng với các mục đích như làm việc, định cư,…
2.2.4. Phân loại các dịch vụ trong GATS
- “GATS không có quy định chính thức về
cách thức phân loại dịch vụ. Loại trừ các dịch vụ
được cung cấp thuộc phạm vi các hoạt động
chức năng của cơ quan chính phủ, Ban Thư ký
của WTO đã chia các hoạt động dịch vụ thành 12
ngành (Bảng dưới đây) với 155 phân ngành (mỗi
ngành bao gồm nhiều phân ngành)”
- Các lĩnh vực loại trừ của GATS:
+ Các dịch vụ của Chính phủ: dịch vụ công
như: y tế, giáo dục,…
+ Một số dịch vụ thuộc vận tải hàng không:
quyền không lưu,..
* Chính sách thương mại dịch vụ của mỗi
nước do Chính phủ nước đó quyết định,
GATS chỉ đưa ra một hệ thống các nguyên
tắc chung mà các nước thành viên WTO đều
phải tuân thủ để đảm bảo rằng các quy định
về dịch vụ ở các nước này được quản lý, thực
hiện một cách hợp lý, khách quan, công bằng
(Các ngành dịch vụ theo phân loại không
và không tạo ra các rào cản không cần thiết
chính thức của GATS) đối với thương mại.
2.3. “Hiệp định liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPS)”
2.3.1. Khái quát chung:
- “Hiệp định liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ_ Traderelated
aspects of intellectual property rights (TRIPS)” là một phần trong “những thỏa
thuận thương mại đa phương trong vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Thỏa
thuận chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)”.
- Hiệp định TRIPS là hiệp định đa phương đầu tiên và toàn diện nhất nói về khía
cạnh thương mại của “Quyền sở hữu trí tuệ”, được đúc rút từ nhiều thỏa thuận
trước và áp dụng cho tất cả các nước thành viên WTO có hiệu lực từ năm 1995
- “Theo TRIPS, các thành viên phải thi hành các điều khoản của TRIPS nhưng
không bắt buộc, áp dụng trong luật của mình việc bảo hộ mạnh hơn so với yêu cầu
của TRIPS. Các thành viên sẽ tự do quyết định phương pháp thích hợp nhằm thi
hành các điều khoản của Hiệp định này trong hệ thống pháp luật và thực tiễn của
mình”
2.3.2 Mục tiêu
- Thúc đẩy sự tự do thương mại quốc tế bằng việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Ngăn việc dùng quyền sở hữu trí tuệ như những rảo cản thương mại
- Giảm bớt những lệch lạc và trở ngại trong thương mại quốc tế
2.3.3. Nguyên tắc của hiệp định TRIPS
• Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc: Bất kì một sự “ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền
hay miễn trừ” nào của một nước thành viên dành cho công dân bất kì của một nước
thành viên khác thì cũng phải dành cho tất cả các nước thành viên khác như vậy →
cấm sự phân biệt đối xử giữa công dân các nước
• Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia:
- Theo TRIPS, “mỗi thành viên phải đối xử với công dân của các nước thành
viên khác không kém thiện trí hơn so với sự đối xử của nước thành viên đó với
công dân nước mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ”
- Tuy nhiên nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ đã được quy định trong
“Công ước Paris (1967), Công ước Berne (1971), Công ước Rome và Hiệp ước về
sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp” để miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ hiệp định
TRIPS
- TRIPS cho phép trì hoãn việc thực hiện hiệp định đối với các nước phát triển là
1 năm kể từ ngày hiệu lực và các nước đang phát triển là 5 năm, nước kém phát
triển là 11 năm
• Tính minh bạch: Các quy định, quyết định xét xử, quyết định hành chính do
các nước thành viên ban hành liên quan đến TRIPS phải được công bố công khai
→ nhằm giúp cho chính phủ và các nước thành viên được biết về những thay đổi
của pháp luật sở hữu trí tuệ ở nước thành viên, nhằm tạo môi trường pháp lý ổn
định
2.3.4. Nội dung cơ bản của hiệp định
• Các tiêu chuẩn liên quan đến khả năng đạt được, phạm vi và việc sử dụng
các quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng, bao gồm:
- Bản quyền và các quyền có liên quan:
+ Phạm vi bảo hộ bản quyền bao gồm: sự thể hiện, không bao gồm các ý đồ,
trình tự, phương pháp tính, các khái niệm toán học….
+ Các chương trình máy tính (dạng nguồn hay mã máy), các bộ sưu tập dữ
liệu hay các tư liệu khác đều phải được bảo hộ….
+ Các tác phẩm điện ảnh và chương trình máy tính phải được cho phép thuê
bản gốc hoặc bản sao bởi tác giả hoặc người kế thừa hợp pháp nhằm mục đích
thương mại. Nếu chưa được cho phép mà làm những việc khiến sản phẩm bi giảm
giá trị vật chất hoặc khiến độc quyền bị sao chép sẽ vi phạm quyền cho thuê….
→ “Trừ tác phẩm nhiếp ảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, nếu thời hạn
bảo hộ tác phẩm không được tính theo đời người, thời hạn đó không được dưới 50
năm kể từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố một cách hợp
pháp, hoặc 50 năm tính từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được tạo ra
nếu tác phẩm không được công bố một cách hợp pháp trong vòng 50 năm từ ngày
tạo ra tác phẩm”
Ngoại lệ: “Các Thành viên phải giới hạn những hạn chế và ngoại lệ đối với
các độc quyền trong những trường hợp đặc biệt nhất định, không mâu thuẫn với
việc khai thác bình thường một tác phẩm và không làm tổn hại một cách bất hợp lý
đến lợi ích hợp pháp của người nắm quyền”
- Nhãn hiệu hàng hoá:
+ Bất kì các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp để
phân biệt với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác cũng có thể làm nhãn
hiệu hàng hóa
+ Phải công bố từng nhãn hiệu trước hoặc sau khi nhãn hiệu được đăng ký
+ Việc đăng ký và gia hạn với một nhãn hiệu hàng hóa có thời hạn không
dưới 7 năm và không giới hạn số lần đăng ký
Ngoại lệ: các bên có thể quy định các ngoại lệ như không làm tổn hại đến lợi
ích hợp pháp của các bên liên quan,…
- Chỉ dẫn địa lý: nói lên rằng hàng hóa có xuất xứ, chất lượng, uy tín rõ ràng và
sẽ không cho phép đăng ký những nhãn hiệu gây hiểu lầm về xuất xứ hàng hóa
- Kiểu dáng công nghiệp: thời hạn bảo hộ là 10 năm
- Thiết kế bố trí (topograph) mạch tích hợp: thời hạn bảo hộ là 10 năm kể từ
ngày đăng ký hoặc sử dụng
- Bảo hộ thông tin bí mật: bảo hộ để chống lại việc không được tiết lộ và sử
dụng không công bằng với mục đích thương mại
- Khống chế các hoạt động chống cạnh tranh trong các hợp đồng li-xăng
• Các quy định nhằm ngăn chặn việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ hoặc
hành động hạn chế thương mại, chuyển giao công nghệ bất hợp lý và giải
quyết tranh chấp
• Quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
- Các thành viên phải đảm bảo thủ tục để thực thi quyền sở hữu trí tuệ được quy
định trong luật quốc gia
- Các thủ tục thực thi phải đúng đắn, công bằng
- Có biện pháp chế tài để ngăn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ….
2.4. “- Hiệp định các biện pháp thương mại có liên quan đến đầu tư
(TRIMS)”
2.4.1. Khái quát chung
- “Hiệp định các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại_ Agreement on
Trade-Related Investment Measures (TRIMs)” là một trong các hiệp định của
WTO dành cho các thành viên, chính thức có hiệu lực năm 1995
- TRIMs là các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại: quy định của nước
nhận đầu tư đối với đầu tư nước ngoài, vấn đề tiếp nhận đầu tư giữa các nước,…
- Phạm vi áp dụng: TRIMs chỉ áp dụng đối với các biện pháp đầu tư liên quan
đến thương mại hàng hoá và cấm áp dụng các biện pháp bị coi là vi phạm nguyên
tắc “Đãi ngộ quốc gia” cũng như các biện pháp có tác dụng hạn chế thương mại
Bảng 2: Danh mục các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại cấm áp
dụng đối với các thành viên WTO

Nguồn: Sưu tầm


2.4.2. Mục đích
- Thúc đẩy việc mở rộng và tự do hóa hơn nữa thương mại thế giới
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư xuyên biên giới quốc tế
- Tránh những tác động tiêu cực trong thương mại quốc tế bởi những điều khoản
do GATT đưa ra
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tài chính (đặc biệt cho các nước thành viên kém
phát triển và đang phát triển) trên cơ sở đảm bảo tự do cạnh tranh
- Đảm bảo đối xử công bằng với đầu tư ở tất cả các nước thành viên
2.4.3. Nguyên tắc của hiệp định:
Nguyên tắc có ảnh hưởng trực tiếp đối với các thành viên trong hiệp định TRIMs
là “nguyên tắc đối xử tối huệ quốc” và “nguyên tắc đối xử quốc gia”. Nguyên tắc
này cơ bản giống với 3 nguyên tắc phía trên. Các nước có nghĩa vụ dành cho các
nhà đầu tư nước ngoài một sự đối xử “không kém thuận lợi hơn” các nhà đầu tư
trong nước và các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác
2.4.4. Nội dung cơ bản của hiệp định
- Loại bỏ những quy định gây cản trở cho hoạt động đầu tư quốc tế
- Những yêu cầu trong việc cân bằng thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp phải
biết cân bằng việc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu và nội địa
- Yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa
- Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng khi đầu tư vào các
nước thành viên WTO
* Thời hạn thực hiện: các thành viên sẽ loại bỏ các TRIMs trong vòng 2 năm với
các nước đang phát triển, 5 năm đối với các nước đang phát triển và các nước kém
phát triển là 7 năm
Tài liệu tham khảo
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_Th
%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_Th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi
2. https://trungtamwto.vn/upload/files/wto/4-cac-hiep-dinh-co-ban/1-
10%20Gats.pdf
3. https://tuoitre.vn/hiep-dinh-chung-ve-thuong-mai-dich-vu-gats-quy-dinh-
gi-184380.htm
4. https://lms.ueh.edu.vn/pluginfile.php/883000/mod_resource/content/1/2-T
%C3%80I%20LI%E1%BB%86U%20-WTO.pdf
5. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Hiep-dinh-bien-phap-dau-tu-
lien-quan-den-thuong-mai-TRIMS-1994-14269.aspx

You might also like