You are on page 1of 5

LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

VẤN ĐỀ 2
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA WTO
I. Đối xử tối huệ quốc (MFN)
1. Khái niệm
 Trong hoàn cảnh thông thường, các thành viên của WTO không được phép đối xử phân biệt
giữa các “sản phẩm tương tự” của các đối tác thương mại nước ngoài trên lãnh thổ thành viên đó
- Ví dụ: Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam áp thuế nhập khẩu đối với mặt hàng rượu của Úc là
50%; của Anh là 60%
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải áp một mức thuế suất nhập khẩu như nhau nếu rượu
của Úc và Anh là sản phẩm tương tự.
2. Mục đích
 Mục đích
- Ngăn cấm sự phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại nước ngoài với nhau trên lãnh thổ
thành viên khác
- Tạo điều kiện cho lợi thế so sánh hoạt động
- Nhằm hướng tới tự do hóa thương mại
 Dạng tồn tại
Vô điều kiện
- Có điều kiện (Hoa Kỳ hay áp dụng)
- MFN trong khuôn khổ WTO hay MFN vô điều kiện
3. Điều kiện của MFN
 Phạm vi áp dụng
 Biện pháp mang lại bất kỳ một “lợi thế” về mặt thương mại
Nếu một thành viên chỉ phân biệt đối xử de facto (vi phạm trá hình) nhưng không phân biệt đối
xử de jure (vi phạm hiển nhiên) có vi phạm luật WTO không?
 Sản phẩm tương tự “Like products”
- MFN áp dụng đối với “hàng hóa (hay “sản phẩm tương tự - Like products”)
- “Tính tương tự ” (“Likeness”) là một khái niệm tương đối và chưa có một định nghĩa cụ thể và
bao quát trong WTO
- Phụ thuộc vào từng cách giải thích trong án lệ, phụ thuộc vào ý chí của cơ quan giải quyết tranh
chấp
- Trên thực tế có thể hiểu, sản phẩm tương tự trước hết là những sản phẩm giống hệt nhau về mọi
đặc tính hoặc nếu không có sự giống hệt nhau về mọi đặc tính thì sản phẩm tương tự là sản phẩm
giống nhau về những đặc tính cơ bản nhất
- 4 yếu tố của sản phẩm tương tự
+ Đặc tính vật lý của sản phẩm
+ Mục đích sử dụng của sản phẩm
+ Thị hiếu của người tiêu dùng
+ Các sản phẩm có được phân loại tương tự nhau trong biểu thuế quan của các thành viên
Các tiêu chí này cần được đánh giá tùy theo từng trường hợp cụ thể
 Lợi thế được áp dụng “ngay lập tức” và vô điều kiện
- Ngay lập tức: Có hiệu lực luôn khi gia nhập WTO hay khi một thành viên dành ưu đãi cho
thành viên khác
- Vô điều kiện: không có điều kiện gì kèm theo
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

- Ví dụ: Hoa Kỳ dành ưu đãi cho sản phẩm ô tô nhập khẩu từ Nhật (miễn thuế), thì Hoa Kỳ phải
ngay lập tức dành ưu đãi cho các thành viên khác của WTO mà không thể sử dụng những ưu đãi
này để mặc cả và đòi hỏi hay nhượng bộ từ các thành viên khác của WTO thì mới cho các thành
viên đó được hưởng ưu đãi
4. Ngoại lệ của MFN
- Các trường hợp ngoại lệ chung (áp dụng hầu hết với các nguyên tắc của WTO, trong đó có
MFN)
+ Các trường hợp ngoại lệ chung (XX GATT)
+ Ngoại lệ liên quan đến an ninh (XXI GATT)
+ Ngoại lệ trong trường hợp mất cân bằng thanh toán quốc tế (XII,XVII:B GATT)
+ Miễn trừ nghĩa vụ (IX: 3 Hiệp định Marrakesh)
+ Thực hiện “điều khoản không áp dụng” (“Non-Application Clause”) (XXXV GATT)
- Các ngoại lệ (liên quan trực tiếp đến MFN trong GATT)
+ Chế độ ưu đãi đặc biệt
+ Hội nhập kinh tế khu vực
+ GSP (Chế độ ưu đãi phổ cập) và S&D (Chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho
các nước đang phát triển)
II. Nguyên tắc đối xử quốc gia
1. Khái quát NT (National treatment)
- Trong hoàn cảnh thông thường, các thành viên của WTO không được phép đối xử phân biệt
giữa “sản phẩm tương tự”/ “sản phẩm cạnh tranh hoặc có khả năng thay thế trực tiếp” của đối tác
thương mại nước ngoài và trong nước
 Điều III GATT
- Là sự không phân biệt đối xử giữa sản phẩm nội địa với sản phẩm của thành viên trong WTO
- Hàng hóa được hưởng MFN phải là “sản phẩm tương tự”, “sản phẩm cạnh tranh hoặc có khả
năng thay thế trực tiếp”
- Các thành viên WTO được hưởng NT ngay lập tức và vô điều kiện
 Điều III GATT đòi hỏi các thành viên của WTO đối xử không phân biệt trong phạm vi
dưới đây
- Áp thuế nội địa, phí nội địa
- Áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến mua bán hàng nhập khẩu trong nội địa, vận tải,
phân phối hàng nhập khẩu
- Yêu cầu về hàm lượng nội địa trong việc pha trộn, gia công, sử dụng sản phẩm
 Sản phẩm tương tự, sản phẩm thay thế hoặc có khả năng cạnh tranh trực tiếp
- Sản phẩm tương tự (Like products) (Điều II: 2 cầu 1 GATT)
- Sản phẩm cạnh tranh hoặc có khả năng thay thế trực tiếp (Điều III: 2 câu 2 GATT)
 Một số ngoại lệ riêng biệt
- Mua sắm Chính phủ
- Cung cấp các khoản tiền trợ cấp cho các NSX trong nước
- Phân bổ thời gian chiếu phim vì mục đích thương mại giữa phim trong nước và phim nước
ngoài
(?)
1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp dụng các mức thuế
nhập khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ cá thành viên WTO khác?
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2. Điều XX GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc?
Nhận định Sai- Giải thích: Điều XX Hiệp định GATT 1994 qui qui định về ngoại lệ chung của
nguyên tắc không phân biệt đối xử, trong đó bao gốm ngoại lệ lệ của MFN và NT.- CSPL: Điều
XX Hiệp định GATT 1994
3. Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng
hóa được sản xuất trong nước?
4. Bài tập tình huống
Vi phạm nguyên tắc NT
1. Có vi phạm luật WTO. Vì căn cứ vào Điểm b Điều XX GATT
III. Nguyên tắc mở cửa thị trường – tiếp cận thị trường (Market access)
1. Khái quát
- Nguyên tắc “mở cửa thị trường” hay còn gọi là tiếp cận thị trường
- Nội dung: Các thành viên WTO cam kết thực hiện lộ trình mở cửa thị trường cho hàng hóa,
dịch vụ và đầu tư nước ngoài
- Mục đích: Thực hiện mục tiêu tự do hóa và mở rộng thương mại
2. Nội dung pháp lý MA trong TMHH
 Giảm thuế quan đối với TMHH
- Cơ sở pháp lý: Điều II, XXVIII, XXVIIIbis GATT, IX: 3 Hiệp định Marrakesh
- Nội dung:
+ Về nguyên tắc, các thành viên WTO được tự do áp đặt thuế đối với sản phẩm nhập
khẩu
+ Khi gia nhập WTO: Các thành viên phải cam kết một mức thuế trần trong Biểu thuế
xuất nhượng bộ (Nghĩa vụ có đi có lại và cùng có lợi và MFN)
+ Cam kết không nâng mức thuế quan đối với một sản phẩm cao hơn mức đã thỏa thuận
- Biểu thuế quan nhượng bộ
 Cấm áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng đối với TMHH
- Cơ sở pháp lý: Điều XI, XIII GATT
- Nội dung:
+ Đặt ra nghĩa vụ chung là cấm áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng đối với cả xuất
khẩu và nhập khẩu
+ Trong WTO, “các biện pháp hạn chế số lượng” là các quy định do một thành viên đưa
ra nhằm hạn chế số lượng hoặc trị giá hàng nhập khẩu vào xuất khẩu từ nước mình
+ Các hình thức của biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu như: Cấm xuất
khẩu, cấm nhập khẩu/ Hạn ngạch (Quota)/ Giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu
Hạn ngạch thuế quan (TRQs) Hạn ngạch (QUOTA)
- Hạn ngạch thuế quan là mức hạn ngạch mà - Hạn ngạch là biện pháp số lượng, theo đó
ở đó thuế quan có sự thay đổi nước xuất khẩu chỉ được xuấ một số lượng
- Cho phép nhập khẩu ngoài khối lượng hạn hàng hóa không vượt qua mức mà nước nhập
ngạch thuế quan đã ấn định khẩu cho phép
- Là biện pháp tương đương thuế quan - Không cho phép nhập khẩu ngoài khối
lượng hạn ngạch thông thường đã ấn định
- Là biện pháp phi thuế quan
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

=> Một thương nhân muốn nhập khẩu một sản phẩm chịu hạn ngạch hay hạn ngạch thuế quan, sẽ
phải nộp đơn xin giấy phép nhập khẩu
Việc cấp giấy phép nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào việc hạn ngạch đã được sử dụng hết hay chưa
 Giảm dần và tiến tới xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan khác đối với TMHH
- Cơ sở pháp lý: Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại – TBT, Hiệp định về áp dụng
các biện pháp kiểm dịch động thực vật – SPS.
Hiệp định về kiểm định trước khi xếp hàng – PSL, Hiệp định về quy tắc xuất xứ - RoO,…
- Hàng rào phi thuế quan (NTBs) ngoài các biện pháp hạn chế số lượng (ví dụ: hạn ngạch) còn
có các biện pháp phi thuế quan khác
Ví dụ: Quy định về thủ tục hải quan, rào cản kỹ thuật đối với thương mại
3. Các ngoại lệ (Áp dụng hầu hết với các nguyên tắc của WTO, trong đó có MA)
- Các trường hợp ngoại lệ chung (Điều XX GATT)
- Ngoại lệ liên quan đến an ninh (Điều XXI GATT)
- Ngoại lệ trong trường hợp mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế (Điều XII, XVII: B GATT)
- Trường hợp miễn trừ nghĩa vụ (Điều IX: 3 Hiệp định Marrakesh)
- Thành lập khu vực thương mại tự do và liên minh hải quan (Điều XXIV GATT)
- Thực hiện biện pháp khẩn cấp khi nhập khẩu tăng đột biến/tự vệ thương mại (Điều XIX GATT)
- Thực hiện “Điều khoản không áp dụng” – Non – Application Clause (Điều XXXV GATT)
* Kết luận cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
- Biện pháp cấm nhập khẩu của Hoa Kỳ được coi là hợp lý theo quy định tại Điều XX (g)
- Nhưng không đáp ứng được các điều kiện tại đoạn mở đầu của Điều XX (do trước đó Hoa
Kỳ đã dành ưu đãi cho các nước vùng biển Caribe bằng cách trợ giúp kỹ thuật, tài chính và cho
phép có giai đoạn chuyển đổi dài để ngư dân các nước này có thể sử dụng các dụng cụ ngăn chặn
rùa biển mắc vào lưới khi đánh bắt tôm và xuất khẩu vào Hoa Kỳ)
- Do đó, việc áp dụng biện pháp hạn chế số lượng […] Hoa Kỳ là vi phạm Điều IX GATT
4. Nguyên tắc thương mại công bằng (Fair Trade)
 Khái quát về FT
- Thương mại công bằng được hiểu là TMQT được tiến hành trong điều kiện cạnh tranh bình
đẳng như nhau
- Mục đích: Thúc đẩy tự do hóa thương mại lập lại sự công bằng trong TMQT bằng cách hạn chế
những biện pháp cạnh tranh thương mại không lành mạnh
 Cơ sở pháp lý của FT:
+ Điều IV GATT, Điều XVI GATT
+ Hiệp định về chống bán phá giá (ADA)
+ Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM)
+ Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SA)
+ Hiệp định về định giá hải quan (ACV)
+ Hiệp định kiểm tra sản phẩm trước khi xuống tàu (PSI)
+ Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
+ Hiệp định về biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)
+ Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ILP
6. Nguyên tắc ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển
 Cơ sở pháp lý: Điều XVIII GATT, phần IV GATT, và trong nhiều quy định khác trong các
hiệp định của WTO
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

 Khái niệm: Nguyên tắc này bao gồm những ưu đãi thương mại dành cho các thành viên đang
phát triển (DCs), bao gồm cả thành viên chậm phát triển (LDCs) và thành viên có nền kinh tế
chuyển đổi của WTO
 Mục đích: Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế ở các thành viên đang phát triển và các
nền kinh tế chuyển đổi
(?)
1. Cam kết của Việt Nam về mức thuế trần đối với mặt hàng X là 10%. Trên thực tế Việt Nam áp
dụng mức thuế 5% đối với mặt hàng này có xuất xứ từ trung quốc và mức 8% đối với mặt hàng
có xuất xứ từ Hoa Kỳ.
- Biểu thuế trên có vi phạm mức thuế trần trong WTO không?
- Việc quy định hai mức thuế khác nhau cho hai thành viên của WTO có vi phạm quy tắc MFN
không?
2. Sau khi gia nhập WTO một thành viên có thể tăng thuế nội địa không?
3. Khi các phát triển dành GSP cho các thành viên đang và kém phát triển thì có cần tuân thủ
MFN không? Không

You might also like