You are on page 1of 69

NHỮNG QUY ĐỊNH

TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG


- GATT và các Hiệp định đa phương;

- Các biện pháp tại biên giới.


GATT VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG

GATT 1947/1994:
- GATT 1994 là GATT 1947 sửa đổi và bổ sung;
- Thông qua GATT 1994 khẳng định vị trí trong các hiệp định
WTO;

-Là nền tảng các


hiệp định về thương
mại hàng hóa.
GATT VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG
Quy tắc cơ bản:
- Hạn chế các rào cản thương mại (Điều 2, 11, 28 và
18 bis của GATT)
- Loại bỏ sự phân biệt đối xử ( Điều 1 và Điều 3 của
GATT)
- Vẫn tồn tại trường hợp “ngoại lệ”.
GATT VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH ĐA PHƯƠNG

Các hiệp định đa biên:


Phụ lục 1A Hiệp định Marrakesk gồm các nhóm:
- Hiệp định thương mại hàng hóa cụ thể;
- Hiệp định điều tiết hàng rào phi thuế quan (SBS,
TBT);
- Hiệp định điều chỉnh biện pháp phòng vệ thương
mại (ADA, SG, SCM,…)
CÁC BIỆN PHÁP TẠI BIÊN GIỚI

- Thuế quan:
 Khái niệm, mục đích;
 Các dạng thuế quan;
 Đàm phán cắt giảm;
 Nhân nhượng thuế quan;
 Phương thức áp thuế quan.
- Hàng rào phi thuế quan:
 Các hạn chế định lượng.
HÀNG RÀO THUẾ QUAN
- Khái niệm:
 Thuế quan (thuế xuất – nhập khẩu) là nghĩa vụ tài
chính đánh lên hàng hoá xuất – nhập khẩu.
- Mục đích:
 Dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch;
 Điều tiết chính sách phát triển kinh tế;
 Nguồn thu ngân sách nhà nước (chủ yếu các nước
đang phát triển).
CÁC DẠNG THUẾ QUAN

- Thuế quan theo đơn giá (ad valorem): thuế suất tính
trên giá % trị hàng hoá;
Vd: thuế quan 30% trên mặt hàng laptop trị giá $1000 là
bao nhiêu?
- Các dạng khác (non- ad valorem):

Thuế quan xác định (specific tariff);


Vd: thuế quan $100 cho mỗi laptop nhập khẩu,
thuế quan 50$ cho 1 tấn gạo,…

Thuế quan kết hợp (combined tariff);


Vd: một tấn thép nhập khẩu giá trị 1000$ có
thuế là 15% ad valorem và 20$/tấn. Tính thuế
trên 5 tấn?

Thuế quan hỗn hợp (mixed tariff).


Vd: thuế quan đánh lên điện thoại là 10% ad
valorem hoặc 25 $/cái (tuỳ giá trị nào cao hơn)
ĐÀM PHÁN CẮT GIẢM THUẾ QUAN

Khoản 1 Điều 18 bis của GATT 1994:


“ … thuế quan thường vẫn là trở ngại lớn với thương mại,
do vậy các cuộc đàm phán nhằm giảm đáng kể mức chung
của thuế quan … , đặc biệt nhằm giảm các khoản thuế
quan có suất thuế cao đến triệt tiêu nhập khẩu dù số lượng
nhỏ, và tiến hành có tính toán đúng mức đến mục tiêu của
Hiệp định này cũng như các nhu cầu khác nhau của mỗi
bên ký kết, … . Do vậy, Các Bên Ký Kết có thể tổ chức
những đợt đàm phán như vậy theo từng thời kỳ.”
-Nhằm giảm đáng kể mức chung của thuế quan;
-Phù hợp với mục tiêu chung của WTO và nhu cầu
khác nhau của Thành viên.

Thành công đáng kể trên thực tế tính đến nay


thông qua các Biểu nhân nhượng thuế quan.
Thuế quan đối với các nước đang và kém phát triển

Khoản 3 Điều 18 bis của GATT 1994:


“Các cuộc đàm phán sẽ được tiến hành trên một cơ sở cho
phép tạo cơ hội thích hợp để tính đến:

b) nhu cầu của các nước chậm phát triển cần vận dụng
thuế quan linh hoạt để bảo hộ nhằm tạo thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế và các nhu cầu đặc biệt của các nước
này duy trì thuế quan nhằm đảm bảo nguồn thu;”

- Các quốc gia đang phát triển được nhân nhượng thuế
quan (Zimbabue 9%, Camerun 0.1%,…)
Các cam kết ràng buộc rất khác nhau;
Nguyên nhân nào được quyền nhân nhượng?
ĐÀM PHÁN CẮT GIẢM THUẾ QUAN
Thuế quan là rào cản với các nước đang phát triển?
Vd: Thuế quan của Úc đánh lên đồ gỗ từ Châu Á và Đông
Nam Á
Các nguyên tắc cơ bản trong đàm phán thuế quan

- Nguyên tắc đàm phán, nhân nhượng lẫn nhau (Điều 28


bis của GATT 1994):
 Có qua có lại nhắm đến lợi ích chung;
 Tồn tại một số ngoại lệ phù hợp cho các nước
đang phát triển (Điều 36.8 của GATT 1994,
Enabling Clause).
Các nguyên tắc cơ bản trong đàm phán thuế quan

- Không phân biệt đối xử (Điều 1.1 của GATT 1994):


“… mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ
được bất kỳ bên ký kết nào dành cho … bất kỳ một nước
nào khác sẽ được áp dụng … mọi bên ký kết khác ngay
lập tức và một cách không điều kiện.”
 Một cách ngay lập tức và vô điều kiện;
 Tồn tại một số ngoại lệ hạn chế và được quy định
chặt chẽ đối với
 Các Liên minh kinh tế (Điều XXIV của GATT
1994) và;
 Các quốc gia đang phát triển (Điều khoản được
phép - Enabling Clause).
NHÂN NHƯỢNG THUẾ QUAN

-Là sự ràng buộc thuế quan thông qua Biểu nhân nhượng
thuế quan của Thành viên;
-Mỗi Thành viên có Biểu nhân nhượng thuế quan riêng;
-Các biểu nhân nhượng thuế quan là một phần không tách
rời của GATT 1994 (Điều 2.7 GATT).
Quy tắc áp dụng (Điều 2.1 GATT 1994)

Điều 2.1 (a) và 2.1 (b) câu đầu tiên của GATT 1994:
“(a) Mỗi bên ký kết sẽ dành cho thương mại của các bên ký
kết khác sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn những đối
xử đã nêu trong phần tương ứng thuộc Biểu nhân nhượng
tương ứng là phụ lục của Hiệp định này;

(b) Các sản phẩm như mô tả tại Phần I của Biểu liên quan
tới bất kỳ bên ký kết nào, là sản phẩm xuất xứ từ một bên
ký kết khác khi nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết mà
Biểu được áp dụng … sẽ được miễn mọi khoản thuế quan
thông thường vượt quá mức được nêu trong Biểu đó…”
Quy tắc áp dụng (Điều 2.1 GATT 1994)
- Dành cho sản phẩm từ Thành viên khác một sự đối xử
không kém thuận lợi hơn các cam kết trong Biểu nhân
nhượng thuế quan (Điều 2.1 a);
- Các sản phẩm nhập khẩu có thể được miễn các khoản
thuế quan thông thường vượt quá mức đã nêu trong Biểu
cam kết (Điều 2.1 b).
CẤU TRÚC

Một Biểu nhân nhượng thuế quan của Thành viên gồm
4 phần:
- Phần 1: Thuế quan tối huệ quốc;
 Mục 1A: Sản phẩm nông nghiệp – thuế quan;
 Mục 1B: Sản phẩm nông nghiệp – hạn ngạch thuế
quan;
 Mục 2: Các sản phẩm khác (phi nông nghiệp).
- Phần II: Thuế quan ưu đãi;
- Phần III: Nhân nhượng phi thuế quan;
- Phần IV: Sản phẩm nông nghiệp – các cam kết hạn chế
trợ cấp.
CẤU TRÚC
Tuy không yêu cầu một định dạng chung nhưng hầu hết các
thông tin của Biểu liệt kê trong Mục 2 Phần 1:
 Mã số phân loại thuế quan;
 Mô tả sản phẩm;
 Tỷ lệ thuế (tỷ lệ cơ sở và tỷ lệ ràng buộc);
 Thời gian thực hiện;
 Các quyền đàm phán ban đầu;
 Các khoản thuế và chi phí khác;
 Các điều kiện riêng biệt.
CÁC NGOẠI LỆ NHÂN NHƯỢNG
THUẾ QUAN
Điều 28.1 GATT 1994:
“một thành viên …, sau khi đàm phán và đạt được thỏa thuận …
có thể điều chỉnh hoặc rút bỏ một nhân nhượng thuộc biểu nhân
nhượng là phụ lục của hiệp định này.”
GATT quy định cụ thể trong các trường hợp:
- Đàm phán lại:
 Tái đàm phán thời kỳ (Điều 28.1,2,3,5 GATT);
 Đàm phán đặc biệt (Điều 28.4 GATT);
 Tái đàm phán bởi các nước phát triển (Điều 18.7 GATT);
 Từ bỏ hoặc miễn trừ nghĩa vụ (Điều 25 GATT, Điều 9 HĐ
thành lập WTO);
 Vòng đàm phán thương mại mới (Điều 28 bis GATT).
CÁC NGOẠI LỆ NHÂN NHƯỢNG
THUẾ QUAN
- Sửa đổi:
 Rút bỏ nhân nhượng (Điều 27 GATT);
 Thành lập liên minh kinh tế (Điều 24.6 GATT);
 Điều khoản giải thoát (Điều 19 GATT);
 Khó khăn trong thanh toán (Điều 12 GATT);
 Áp dụng biện pháp trừng phạt (Điều 23 GATT).
PHƯƠNG THỨC ÁP THUẾ QUAN

Các quy tắc hướng dẫn cách thức áp


thuế quan?
-Xác định phân loại thuế quan đối với
hàng hoá nhập khẩu;
-Xác định giá trị hải quan đối với hàng hóa
nhập khẩu;
-Xác định xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu.
PHƯƠNG THỨC ÁP THUẾ QUAN

Phân loại thuế quan:


- Đảm bảo thực thi các nhượng bộ;
- Không có quy định, không có hệ thống phân loại thuế quan cụ thể
mà;
- Quy tắc được trình bày trong Công ước Quốc tế về Hệ thống Hài
hoà Mô tả và Mã hàng hoá (International Convention on
Harmonized Commodity Description and Coding System) – gọi tắt
là “Hệ thống hài hòa mã hóa” (Harmonized System - HS)
- Gần 200 thành viên sử dụng bao gồm các Thành viên WTO.
Phân loại thuế quan
- HS Code- Hệ thống HS là hệ thống được tiêu chuẩn hóa
quốc tế về tên gọi và mã số;
- Phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm
vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO;
- Thống nhất chung về mô tả hàng hóa (tên, tính chất, tác
dụng, …);
- Cơ sở để cơ quan chính phủ cấp phép xuất nhập khẩu;
- Cập nhật mỗi 6 năm.
Phân loại thuế quan

Ví dụ: Case EU – Chicken Cut (2005)


-Bên khiếu nại: Brazil, Thailand
-Bên bị kiếu nại: EU
-Sản phẩm: thịt gà đông lạnh rút xương ướp muối 1-2%
Phân loại thuế quan

Ví dụ: Case EU – Chicken Cut (2005)

0210.90.20 Thịt các loại khác = 15.4% ad valorem

0207.41.10 Thịt gia cầm đông lạnh cắt nhỏ rút xương = 102.4€/ 100kg
Phân loại thuế quan
Cấu trúc: Thường là 8 – 10 ký tự
Phần (Section): 21 Phần;

Chương (Chapter): 99 Chương với Chương


98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia;

Nhóm (Heading): Phân chia sản phẩm theo 2 ký tự - Quốc tế


từng nhóm chung

Phân nhóm (Sub-heading): Chia ra nhóm


chung hơn từ nhóm;

Phân nhóm phụ (Subdivisions - National Tùy thuộc


Tariff): Do mỗi quốc gia quy định.
Phân loại thuế quan
Quy tắc phân loại thuế quan
Các quy định về Giải thích HS (General rules for the interpretation
of the Harmonization System – GRI):
- Quy tắc 2 GRI:
a. “Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó
ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó,
nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc
hoàn thiện;…”
Ví dụ: Xe hơi thiếu bánh lái, bàn đạp (chưa hoàn chỉnh) hoặc tháo rời,
vẫn phân loại vào mã xe hơi.
Quy tắc phân loại thuế quan
- Quy tắc 3 GRI: Hàng hóa có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm
a. “Những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các
nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa.
…”
Ví dụ: Muỗng sắt được phân loại vào nhóm 8215 thay vì 7323
THỰC HIỆN VIỆC ÁP THUẾ QUAN
Quy tắc phân loại thuế quan
- Quy tắc 3 GRI: Hàng hóa có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm
b. “Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau
hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác
nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại
được theo Qui tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận
cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng.”
Ví dụ: Liquor-filled chocolates được phân loại trong 18.06
Ví dụ:
Bộ đồ làm đầu gồm:
 Tông đơ điện thuộc Nhóm 85.10
 Lược thuộc Nhóm 96.15
 Kéo thuộc Nhóm 82.13
 Bàn chải thuộc Nhóm 96.03
 Khăn mặt thuộc Nhóm 63.02
 Túi bằng da thuộc Nhóm 42.02
Trong đó tông đơ mang lại tính cơ
bản nên sản phẩm được phân loại
vào Nhóm 85.10
Quy tắc phân loại thuế quan
- Quy tắc 3 GRI: Hàng hóa có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm
c. “Khi hàng hóa không thể phân loại theo Qui tắc 3 (a) hoặc 3(b)
nêu trên thì phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số
trong số các nhóm tương đương được xem xét.”
Ví dụ: Loại túi làm từ 50% da và 50% vải phân loại tại Nhóm 65.17
Quy tắc phân loại thuế quan
- Quy tắc 4 GRI:
“Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các Qui tắc trên đây
thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống
chúng nhất.”
Quy tắc phân loại thuế quan
- Quy tắc 5 GRI:
“… bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó
khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. …”

Tham khảo PL 2 Thông tư 156/2011/TT-BTC


Cần lưu ý những gì khi tra mã HS sản phẩm?
Giá trị hải quan

Cơ sở pháp lý:
-Điều 7 của GATT 1994;
-Lưu ý bổ sung của Điều 7 GATT 1994
(The Note Ad Article VII)
-Hiệp định Xác định trị giá tính thuế
(Hiệp định thực thi Điều 7)

Xác định thuế bằng giá trị hàng hóa;


Các quy tắc được quy định cụ thể.
Giá trị hải quan

Điều 1.1 Hiệp Định về Trị giá Hải quan


“Trị giá thuế quan của hàng nhập khẩu phải là giá trị giao dịch, tức
là giá thực tế đã thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng hóa
được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu có điều chỉnh phù hợp
với các quy định ở Điều 8,…”
Giá trị giao dịch là giá thực tế đã
thanh toán hoặc phải thanh toán cho
hàng hoá, thường thể hiện trong hoá
đơn, hợp đồng hay đơn đặt hàng.
Giá trị hải quan

Điều 7.2 (a) GATT 1994


“Trị giá tính thuế quan với hàng nhập khẩu phải dựa vào giá trị thực
của hàng nhập khẩu làm cơ sở tính thuế quan, hoặc trị giá thực của
hàng tương tự, không được phép căn cứ vào trị giá của hàng có
xuất xứ nội hay trị giá mang tính áp đặt hoặc được đưa ra một cách
vô căn cứ.”

Giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là cơ sở tính
thuế hải quan.
Giá trị hải quan
Khi không thể xác định Giá trị giao dịch thì áp dụng các phương
pháp sau theo thứ tự ưu tiên (Thông tư 39/2015/TT- BTC)
- Phương pháp trị giá hàng hoá giống hệt (Điều 2 HĐXĐTGTT);
- Phương pháp trị giá hàng hóa tương tự (Điều 1 HĐXĐTGTT);
- Phương pháp trị giá khấu trừ (Điều 5 HĐXĐTGTT);
- Phương pháp trị giá tính toán (Điều 6 HĐXĐTGTT);
- Phương pháp suy luận (Điều 7 HĐXĐTGTT).
Quy tắc xuất xứ

- WTO ban hành Hiệp định về Quy tắc xuất xứ


(ROOs):
 Xác định diện được hưởng ưu đãi;
 Thực thi các biện pháp hoặc công cụ
thương mại: thuế chống bán phá giá,
thuế đối kháng, biện pháp tự vệ …
 Phục vụ thống kê thương mại;
 Thực thi các quy định pháp luật về nhãn
và ghi nhãn hàng hóa;
 Phục vụ hoạt động mua sắm chính phủ.
Quy tắc xuất xứ

- Tuy nhiên ROOs chỉ đề ra các nguyên tắc áp dụng chung mà không
có các quy định cụ thể xác định xuất xứ hàng hóa;
- Gồm hai nhóm cơ bản:
 Xuất xứ ưu đãi: là một phần thương mại tự do hoặc thỏa thuận
ưu đãi thương mại bao gồm nhân nhượng thuế quan;
 Xuất xứ không ưu đãi: xác định nước xuất xứ cho các mục đích
nêu trên.
Quy tắc xuất xứ
Phương pháp xác định xuất xứ phổ biến:

Xuất xứ thuần túy (Điều 26 ROOs): xuất xứ hoặc sản xuất toàn bộ
tại nước Thành viên
- Tài nguyên khoáng sản;
- Thực vật được thu hoạch;
- Động vật sống sinh ra và nuôi dưỡng;
- Sản phẩm làm ra từ động thực vật sống ở trên;
- Sản phầm thu được từ săn bắt và đánh cá;
- Sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu;
- Sản phẩm khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa;
- Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ quá trình sản xuất và tiêu dùng;
- Sản phẩm thu được hoặc được sản xuất từ các loại hàng hóa kể trên.
Quy tắc xuất xứ
Phương pháp xác định xuất xứ phổ biến:
Xuất xứ không thuần túy: có 3 phương pháp/tiêu chuẩn cơ bản xác
định xuất xứ hàng hóa sản xuất qua nhiều quốc gia:
- Phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa: Sản phẩm thu được đã
trải qua sản xuất hoặc chế biến đủ để phân loại trong một nhóm riêng
biệt.
HS 7009 TQ HS8306 Ấn độ HS 7320 VN

HS 8708 Đức
Quy tắc xuất xứ
Phương pháp xác định xuất xứ phổ biến:
- Phương pháp quy trình sản xuất thiết yếu: Dựa trên kỹ thuật sản
xuất hoặc quy trình hoạt động đủ quan trọng.

(1) (2) (3) (4)


Quy tắc xuất xứ
Phương pháp xác định xuất xứ phổ biến:
- Phương pháp giá trị gia tăng: giá trị sản phẩm tăng lên một tỷ lệ
nhất định.
HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN
HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN

Biện pháp biên giới ngoài thuế quan để quản lý hàng hóa nhập khẩu
- Hạn chế thiết lập và áp dụng;
- Áp dụng nếu bảo đảm yêu cầu về nội dung và quy trình.
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu

Hạn chế định lượng

- Là biện pháp giới hạn số lượng/giá trị có thể nhập hoặc xuất khẩu
của một sản phẩm nhất định.
Ví dụ: 1000 tấn than một năm, 100.000.000$ giá trị nhập khẩu
điện một năm.
- Gồm các hình thức:
 Cấm xuất – nhập khẩu;
 Hạn ngạch;
 Giấy phép nhập khẩu;
 Các biện pháp khác.
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu
Hạn chế định lượng
Phạm vi điều chỉnh

Điều 11.1 của GATT 1994:


“Không một sự cấm hay hạn chế nào khác ngoại trừ thuế quan và
các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập
khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽ được bất cứ một bên
ký kết nào định ra hay duy trì nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ
của bất kỳ bên ký kết nào hay nhằm vào việc xuất khẩu hay bán hàng
để xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào.”
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu
Hạn chế định lượng
Phạm vi điều chỉnh
Báo cáo của Ban hội thẩm trong vụ kiện Japan – Trade in Semi-
Conductors (1988):
“Áp dụng cho tất cả các biện pháp thiết lập hoặc duy trì bởi một
thành viên nhằm cấm hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hay bán để
xuất khẩu hàng hoá mà không phải là các biện pháp dưới dạng thuế
hay các khoản thu khác.”
Áp dụng cho “tất cả” các biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu.
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu

Hạn chế định lượng

Xác định biện pháp thuộc Phạm vi Điều 11.1 GATT 1994
- Có tồn tại “sự hạn chế liên quan đến nhập khẩu”;
- Áp dụng đối với biện pháp de jure lẫn de facto.

Không thể hiện trong câu chữ nhưng bản chất thực
tế ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu.
Japan- Semiconductors -Report of the Panel
(1998), India- Autos -Report of the Panel (2001)
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu
Hạn chế định lượng
Xác định biện pháp thuộc Phạm vi Điều 11.1 GATT 1994
- Biện pháp không phù hợp (Hoa Kỳ - Tôm và rùa biển)
- Giá nhập khẩu tối thiểu (EEC – Chính sách giá nhập khẩu tối thiểu)
- Giấy phép nhập khẩu tự động (Ấn độ - Hạn chế định lượng)
- Giá xuất khẩu tối thiểu (Japan – Trade in Semi-Conductors)
- Yêu cầu cân bằng thương mại (Ấn Độ - Auto measures)
- Hạn chế cảng nhập khẩu (Colombia – Ports of Entry)
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu

Hạn chế định lượng

Xác định biện pháp thuộc Phạm vi Điều 11.1 GATT 1994
Báo cáo Ban hội thẩm vụ EEC – Hạt có dầu I
“Việc thiết lập các điều kiện cạnh tranh, hạn ngạch hoặc các biện
pháp khác là không phù hợp với Điều XI:1 mặc dù không có tác động
thực tế nào lên hoạt động thương mại.”
Chỉ ban hành, không thực sự cản trở
thương mại cũng bị cấm
Hạn ngạch
- Là biện pháp cho phép xuất nhập khẩu số lượng một hàng hóa
nhất định trong một giai đoạn cụ thể.
- Gồm có:
 Hạn ngạch nhập khẩu;
 Hạn ngạch xuất khẩu.
Hạn ngạch thuế quan
Ví dụ: 1000 tấn muối đầu tiên có thuế ad valorem là 15%,
sau đó tính 30%/tấn.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export
Restraint - VER)
- Là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà quốc gia nhập
khẩu yêu cầu quốc gia xuất khẩu tự nguyện thực hiện.
(Japan – Semiconductors)
Các ngoại lệ:
-Cấm hay hạn chế xuất khẩu nhằm ngăn ngừa hay khắc phục sự
khan hiếm trầm trọng về lương thực hay các sản phẩm trọng yếu
(Điều 11.2(a) GATT);
-Cấm hay hạn chế nhập khẩu hay xuất khẩu để áp dụng các tiêu
chuẩn hay quy định phân loại, xếp hạng hay tiếp thị sản phẩm trên
thị trường quốc tế (Điều 11.2(b) GATT);
-Hạn chế nhập khẩu nông sản, thuỷ sản trong một số trường hợp
nhất định (Điều 11.2(c) GATT);
-Để bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán
(Điều 7 GATT).
Các nguyên tắc áp dụng biện pháp hạn chế định lượng:

-Nguyên tắc không phân biệt đối xử (Điều 13.1);


-Nguyên tắc phân phối thương mại (Điều 13.2 – 4):
 Sự phân bổ thương mại của sản phẩm bị áp dụng biện pháp hạn
chế định lượng phải gần nhất với thực trạng thương mại với sản
phẩm đó mà các quốc gia xuất khẩu có thể có được trong hoàn
cảnh không có các hạn chế đó;
 Nếu không thể đạt được thỏa thuận, hạn chế định lượng phải
được phân bổ giữa các quốc gia các quyền lợi thương mại đáng
kể dựa trên thị phần trong một khoản thời gian đại diện trước
đó.
Các nguyên tắc áp dụng biện pháp hạn chế định lượng:

Phí, thủ tục hải quan:


- Giới hạn đủ bù các chi phí, không được mang tính bảo hộ gián tiếp;
- Giảm thiểu số lượng, đơn giản hóa các thủ tục (Điều 13 GATT).

Giấy phép nhập khẩu (Điều 1.3 Hiệp định thủ tục cấp phép nhập khẩu)
- Dễ dàng tiếp cận cho nhà nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục và quy
định, đảm bảo tính minh bạch;
- Áp dụng bình đẳng và công bằng;
- Bao gồm:
 Cấp phép nhập khẩu tự động: việc cấp phép chấp thuận áp dụng
cho mọi trường hợp;
 Cấp phép không tự động (quotas và hạn ngạch thuế quan): tuy
nhiên chúng không được gây ra hạn chế thuơng mại.
So sánh giữa Hạn chế định lượng và Thuế quan ?

You might also like