You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

Môn học: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2

Giảng viên Đinh Khương Duy


Mã lớp học phần 24D1LAW51101202
Sinh viên Huỳnh Thị Diệu Thương
Lớp - Khóa LQ001- K47
MSSV 31211027405
Email thuonghuynh.31211027405@st.ueh.edu.vn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2024


Đề bài
Câu 1: Phân tích cơ sở pháp lý của việc hình thành các hiệp định thương mại tự do
(FTA)? Các FTA thế hệ mới có đặc điểm gì nổi bật so với các FTA thế hệ cũ?
Câu 2: Phân tích nguyên tắc đối xử quốc gia trong WTO (chỉ rõ sự khác biệt giữa lĩnh
vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ)? Nguyên tắc này đem lại cơ hội và
thách thức gì cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Câu 3: Phân tích mục đích và nguyên tắc áp dụng các ngoại lệ chung trong thương mại
hàng hóa (Điều XX, GATT 1994). Cho ví dụ về một trường hợp áp dụng thành
công/không thành công ngoại lệ này trong thực tế.
Yêu cầu:
- Trả lời trong 800-1000 từ cho mỗi câu, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13.
- Ghi rõ các căn cứ pháp lý và trích nguồn TLTK, nếu có sử dụng.
- Thời hạn nộp bài: Hết ngày 26/2/2023

BÀI LÀM
Câu 1:Phân tích cơ sở pháp lý của việc hình thành các hiệp định thương mại tự do
(FTA)? Các FTA thế hệ mới có đặc điểm gì nổi bật so với các FTA thế hệ cũ?
Các cơ sở pháp lý cần biết:

1. Điều XXIV:4 GATT: Mục tiêu của Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) là tạo thuận
lợi thương mại, không được làm gia tăng rào cản cho các nước thành viên khác.

2. Điều XXIV GATT: Từ sau Hiệp định thuế quan và thương mại (GATT) 1947, sau đó
là GATT 1994, các thành viên WTO được phép ký kết FTA về thương mại hàng hóa.
Điều XXIV GATT đóng vai trò quan trọng trong ngữ cảnh này.

3. Điều XXIV:8 GATT:

 Nói chung, các bên ký kết FTA phải loại bỏ "gần như toàn bộ" rào cản đối với
thương mại nội khối.

 Tuy nhiên, những quốc gia tham gia hiệp định vẫn có thể duy trì một số nghĩa vụ
hoặc hạn chế theo các điều khoản của GATT, bao gồm Điều XI (Loại trừ chung về
Hạn chế Số lượng), Điều XII (Những hạn chế đối với việc bảo vệ cán cân thanh
toán), Điều XIII (Quản lý Không phân biệt đối xử về Hạn chế số lượng), Điều
XIV (Những Ngoại lệ đối với Quy tắc Không phân biệt đối xử), Điều XV (Các
Thoả thuận về Ngoại hối) và Điều XX (Các Ngoại lệ chung).
4. Điều XXIV:5 GATT: Các cam kết về thuế hoặc quy định thương mại trong FTA không
được cao hơn hoặc hạn chế hơn so với trước khi ký kết.

5. Điều V và V bis GATS:

 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) cũng cho phép ký kết FTA để loại
bỏ rào cản đối với thương mại dịch vụ.

 Điều V GATS (tương tự như Điều XXIV GATT) yêu cầu gỡ bỏ rào cản thương
mại đối với hầu hết các ngành dịch vụ chính, ngoại trừ những biện pháp được
phép áp dụng theo Điều XI, XII, XIV và XIV bis.

 Điều V bis GATS không ngăn cản bất kỳ thành viên nào trở thành thành viên của
một hiệp định thiết lập thị trường lao động hội nhập hoàn toàn giữa các thành viên
của hiệp định, thể hiện sự ưu đãi đối với các quốc gia đang phát triển khi tham gia
FTA.

Điều khoản cho phép (Enabling Clause)

Tại cuộc đàm phán diễn ra ở Tokyo vào năm 1979, những kết quả đáng chú ý đã cung cấp
cơ sở pháp lý quan trọng cho các quốc gia khi ký kết các hiệp định FTA trong phần 2 của
điều khoản. Điều này tạo điều kiện cho các quốc gia đang phát triển tham gia các thỏa
thuận thương mại ưu đãi mà không phải tuân thủ các tiêu chí đã được đề cập trong điều
XXIV của GATT về các hiệp định thương mại tự do khu vực. Nó mở đường cho việc các
quốc gia đang phát triển tham gia các hiệp định mà không bị ràng buộc bởi các yêu cầu
hai chiều của thương mại hoặc chỉ giới hạn trong một phạm vi sản phẩm rất nhỏ, tránh vi
phạm các quy định của GATT. Điều này có thể giúp các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam thấy thoải mái hơn khi ký kết các hiệp định FTA với nhau, dựa trên cơ sở pháp lý
chủ yếu là các điều khoản mà nói chung đều được chấp nhận.

Đặc điểm nổi bật của các FTA thế hệ mới so với các FTA thế hệ cũ:

FTA thế hệ mới được sử dụng lần đầu vào năm 2007 với các hiệp định Thương mại tự do
mà Liên minh châu Âu đã đàm phán với các đối tác thương mại của mình.

 Sự khác biệt đầu tiên giữa các FTA thế hệ mới so với các FTA thế hệ cũ là phạm vi
của nó. Thuật ngữ “Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới” được sử dụng
để chỉ các FTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết
về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ như các “FTA truyền thống”.
 Các FTA thế hệ mới bao gồm nhiều nội dung mới hơn FTA truyền thống như mua
sắm công, đầu tư, cạnh tranh, khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại
điện tử, …Các tiêu chuẩn về lao động cũng được coi là yếu tố làm nên chất lượng
và sự khác biệt của các bản FTA thế hệ mới.
 Các FTA thế hệ mới sẽ xử lý sâu sắc hơn FTA truyền thống về các vấn đề như
quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, thương mại hàng hoá, các quy tắc xuất
xứ, … Chẳng hạn, so với các hiệp định WTO và các FTA truyền thống, thì FTA
thế hệ mới có mức độ cam kết rộng và sâu sắc hơn, có thể cam kết cắt giảm thuế
gần như là về 0% với hầu hết các hàng hoá và dịch vụ mà không có loại trừ.
 Các FTA thế hệ mới bao gồm cả các nội dung “phi thương mại”. Các nội dung này
trước đây do lo ngại sẽ dựng nên các rào cản đối với thương mại nên đã từng bị
đưa ra khỏi các vòng đàm phán WTO. Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh mới lại
được quan tâm bởi nó có ảnh hưởng ngày càng lớn đến vấn đề thương mại của các
quốc gia. Những vấn đề “phi thương mại” trên có thể kể đến như lao động, phát
triển bền vững, môi trường, quản trị tốt, …
 Điểm nhấn của FTA thế hệ mới nằm ở việc mở rộng phạm vi cam kết sang các lĩnh
vực mới như đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, v.v. Bên cạnh
đó, FTA thế hệ mới còn chú trọng hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
vừa và nhỏ, đồng thời dành thời gian chuyển đổi hợp lý cho các nước đang phát
triển nhằm đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
 FTA thế hệ mới có sự sâu sắc và chi tiết hơn trong nội dung thương mại hàng hóa,
bảo vệ sức khỏe động thực vật, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, tự vệ thương mại,
quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa, chống tham nhũng, giải quyết tranh chấp ISDS,...
Ví dụ, về thương mại hàng hóa, phần lớn thuế quan sẽ được loại bỏ. Về thương
mại dịch vụ và đầu tư, mức độ cam kết cao hơn so với WTO

Câu 2: Phân tích nguyên tắc đối xử quốc gia trong WTO (chỉ rõ sự khác biệt giữa
lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ)? Nguyên tắc này đem lại cơ
hội và thách thức gì cho các doanh nghiệp Việt Nam?

Đối xử quốc gia đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong nhiều thỏa thuận của
Tổ chức Thương mại Thế giới. Cùng với nguyên tắc về tối ưu hóa quốc đối xử, đối xử
quốc gia chiếm một vị trí quan trọng làm nền tảng cho hệ thống pháp luật thương mại của
WTO. Điều này được quy định rõ ràng trong cả ba hiệp định chính của tổ chức này, bao
gồm GATT, GATS và TRIPS.

1. Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa

Tại điều III GATT 1994 quy định: "Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên
ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không
kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội".

Phạm vi áp dụng: Trong lĩnh vực thương mại toàn cầu, nguyên tắc MFN được xem là quy
tắc ưu tiên mà nước tiếp nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc thương nhân nước ngoài phải tuân
thủ đầu tiên. Điều này dẫn đến việc tập trung chủ yếu vào các thủ tục khởi đầu như thuế
nhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan. Ngược lại, nguyên tắc NT là quy tắc mà nước
tiếp nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc thương nhân nước ngoài phải tuân thủ khi chúng đã
bước vào sâu hơn trong thị trường nội địa. Do đó, phạm vi áp dụng chủ yếu là các biện
pháp nội địa như thuế và lệ phí trong nước, quy chế mua bán, và quy chế về số lượng.

2. Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Theo quy định của Điều 6 trong GATS, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, các quốc gia
cần thực hiện đối xử quốc gia đối với dịch vụ và nhà cung cấp từ các quốc gia khác, và
đảm bảo rằng các ưu đãi mà mỗi quốc gia cam kết không thấp hơn so với những ưu đãi
mà nó cung cấp cho dịch vụ và nhà cung cấp nước mình.

Phạm vi áp dụng của quy định này khác biệt so với cam kết chung trong thương mại hàng
hóa, nó được thể hiện thông qua cam kết cụ thể trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Điều
này có nghĩa là mỗi quốc gia sẽ thực hiện cam kết cụ thể đối với đối xử quốc gia đối với
từng phương thức cung cấp dịch vụ trong từng phân ngành dịch vụ cụ thể. Các quy định
thuộc phạm vi áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ bao gồm các
điều kiện liên quan đến nhà cung cấp và phạm vi hoạt động.

Phân biệt những khác nhau cơ bản giữa nguyên tắc đối xử quốc gia giữa lĩnh vực
thương mại hàng hóa và lĩnh vực dịch vụ:

 Trong thương mại hàng hóa, thành viên WTO đã thống nhất nguyên tắc đối xử
quốc gia (NT) đối với hầu hết các loại hàng, bao gồm thuế, phí, quy định và điều
kiện thương mại. Do đó, NT thường được thực hiện ở mức gần như tuyệt đối.

 Ngược lại, lĩnh vực thương mại dịch vụ áp dụng GATS, với mỗi nước thành viên
cam kết cụ thể về việc mở cửa thị trường dịch vụ của mình. Thỏa thuận này được
thể hiện trong Biểu cam kết dịch vụ riêng của từng nước, kết quả của đàm phán
khi mở cửa thị trường dịch vụ để gia nhập WTO. Do đó, mức độ cam kết mở cửa
thường có sự hạn chế và giới hạn trong từng ngành, phân ngành dịch vụ của từng
nước thành viên. Điều này dẫn đến việc NT trong lĩnh vực dịch vụ được áp dụng
hạn chế hơn so với các lĩnh vực khác, và sự phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài và trong nước vẫn tồn tại nhiều.

Cơ hội và thách thức của nguyên tắc đối xử quốc gia cho các doanh nghiệp Việt Nam

 Đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc áp dụng nguyên tắc NT mở ra nhiều cơ hội,
giúp họ mở rộng thị trường đến các quốc gia thành viên khác của WTO, với hơn
160 thành viên. Điều này có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, giảm bớt
rào cản thương mại và tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ quốc
tế, nâng cao khả năng cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài.
 Tuy nhiên, ngược lại, nguyên tắc này cũng mang đến nhiều thách thức. Lợi nhuận
và thị phần của doanh nghiệp trong nước có thể chịu áp lực từ sự cạnh tranh của
doanh nghiệp nước ngoài, đòi hỏi doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh nỗ lực
để nâng cao chất lượng của hàng hóa, dịch vụ và thay đổi cách thức kinh doanh.

Câu 3: Phân tích mục đích và nguyên tắc áp dụng các ngoại lệ chung trong thương
mại hàng hóa (Điều XX, GATT 1994). Cho ví dụ về một trường hợp áp dụng thành
công/không thành công ngoại lệ này trong thực tế.

Mục đích

Điều khoản XX GATT 1994 rất cần thiết trong việc duy trì sự cân bằng giữa quá trình mở
cửa thị trường và bảo vệ lợi ích quốc gia. Các quy định về ngoại lệ cho phép các thành
viên WTO áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại khi cần thiết.

Nhiệm vụ chính của các ngoại lệ chung trong thương mại hàng hóa là tăng cường sự linh
hoạt cho các quốc gia thành viên WTO trong việc thực hiện các biện pháp hạn chế
thương mại để bảo vệ lợi ích quan trọng của họ. Bảo vệ lợi ích công cộng bao gồm đạo
đức công cộng, sức khỏe con người, động vật và thực vật, môi trường và di sản quốc gia.
Bảo vệ lợi ích quốc gia bao gồm an ninh quốc gia và sự phát triển của các ngành công
nghiệp trong nước. Đồng thời, các biện pháp còn đảm bảo việc thực thi pháp luật, bao
gồm hải quan, sở hữu trí tuệ và chống gian lận thương mại.

Tóm lại, ngoại lệ chung trong thương mại hàng hóa được xem là một công cụ quan trọng,
giúp các quốc gia thành viên WTO đạt được sự cân bằng giữa lợi ích chung và lợi ích
riêng, từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế một cách công bằng và bền vững.

Các nguyên tắc áp dụng các ngoại lệ chung trong Thương mại hàng hóa:

- Biện pháp hạn chế thương mại không được áp dụng một cách phân biệt đối xử giữa các
quốc gia thành viên WTO.

- Biện pháp hạn chế thương mại phải phù hợp với các quy định khác của WTO.

- Biện pháp hạn chế thương mại phải cần thiết để đạt được mục tiêu chính sách công.

- Biện pháp hạn chế thương mại phải được thông báo cho WTO và các quốc gia thành
viên khác để đảm bảo tính minh bạch.

Ví dụ về một trường hợp áp dụng thành công/không thành công ngoại lệ này trong
thực tế.
Vụ án liên quan đến cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm liên quan đến tôm từ Mỹ bắt
đầu vào ngày 8 tháng 10 năm 1996 khi Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Thái Lan yêu cầu
tham vấn với Hoa Kỳ về quyết định cấm nhập khẩu này, được áp đặt theo Mục 609 của
Luật Công Hoa Kỳ 101-162. Các nước này cáo buộc rằng biện pháp này vi phạm Điều I,
XI và XIII của GATT 1994, và đồng thời làm suy giảm lợi ích và vô hiệu hóa các quyền
lợi.

Ngày 9 tháng 1 năm 1997, Malaysia và Thái Lan đã yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm,
nhưng cuộc họp ngày 22 tháng 1 năm 1997 của DSB đã trì hoãn quá trình này. Ngày 30
tháng 1 năm 1997, Pakistan cũng tham gia yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Mỹ đã áp đặt
cấm nhập khẩu tôm và sản phẩm tôm từ các nước không được chứng nhận, tức là các
nước không tuân thủ việc sử dụng lưới nhất định để đánh bắt tôm.

Kết luận của vụ án là rằng Hoa Kỳ đã tuân thủ các khuyến nghị và quyết định của DSB
trong phạm vi được coi là bảo toàn theo Điều XX(g) của GATT 1994. Hoa Kỳ cũng đã
điều chỉnh các khía cạnh phân biệt đối xử của biện pháp trước đó. Các bên liên quan bao
gồm Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, Thái Lan, cùng với nhiều quốc gia và tổ chức khác đã
tham gia trong quá trình này, trích dẫn các hiệp định như Mục I, XI, XIII và XX của
GATT 1994.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế song ngữ,
2. Bộ Công Thương Việt Nam, (2022), Sổ tay FTA, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-
nuoc-ngoai/so-tay-fta.html Truy cập lần cuối ngày 26/02/2024

3. The General Agreement on Tariffs and Trade (GATT 1947).


https://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/gatt47_01_e.htm. Truy cập lần cuối ngày
26/02/2024

4. Professor Dr Surya P. Subedi DPhil (Oxford); Barrister (England) Professor of


International Law School of Law, University of Leeds, UK Giáo trính Luật Thương mại
quốc tế

5. Phân biệt Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và Nguyên tắc đối xử quốc gia
https://luatminhkhue.vn/phan-biet-nguyen-tac-doi-xu-toi-hue-quoc-va-nguyen-tac-doi-
xu-quoc-gia.aspx . Truy cập lần cuối ngày 25/02/2024

6. WTO Dispute Settlement: One-Page Case Summaries – 1995–


2016https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/1pagesum_e/ds332sum_e.pdf
7. Nguyễn Thị Lan Hương, “MỘT SỐ TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO
LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG”
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/mot-so-tranh-chap-trong-khuon-kho-wto-lien-
quan-den-moi-truong-6168/

You might also like