You are on page 1of 3

III) Bài tập

1. Quốc gia A gia nhập WTO vào năm 2006 với cam kết thuế giảm thuế nhập khẩu đối
với nông sản trung bình từ mức đang áp dụng là 80% nhưng cam kết giảm xuống ở
mức 25% kể từ sau năm 2006.
Sau nửa năm tại quốc gia này xảy ra tình trạng nông sản ngoại nhập chiếm lĩnh thị
trường nội địa. Trong đó chủ yếu là nông sản có xuất xứ từ quốc gia B và quốc gia C.
Anh chị Hãy tư vấn cho quốc gia A những biện pháp pháp lý cụ thể để khắc phục tình
trạng trên theo quy định của WTO.
a. Trình bày về trợ cấp theo quy định của WTO, trình bày về các loại trợ cấp theo quy
định của hiê ̣p định SCM. Sự phân loại này có ý nghĩa gì?
b. Năm 1998, A đệ trình văn bản lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) yêu
cầu được tham vấn về việc B áp dụng biện pháp tăng thuế đối với sản phẩm X nhập
khẩu từ A. Trong đơn kiện của mình A cho rằng biện pháp của B (tăng thuế NK sản
phẩm X từ 10% đến 35%) đã vi phạm cam kết của B về tự do hóa TM. A và B đều là
thành viên WTO.
(i) Biên pháp tăng thuế của B có phù hợp qui định của WTO không?
(ii) Bình luận về nội dung vụ tranh chấp trên.
Bài làm
Câu 1:
- Việc A cam kết giảm thuế với nông sản từ 80% xuống còn 25% dẫn đến tình
trạng nông sản ngoại nhập của quốc gia B và C chiếm lĩnh thị trường, tạo ra
khó khăn nhất định cho thị trường nông sản nội địa, vì vậy để khắc phục tình
trạng trên quốc gia A có thể tiến hành đàm phán lại biểu nhân nhượng thuế
quan mới với các quốc gia B và C. Theo Điều XXVIII.1 Hiệp định GATT
1994, có quy định một thành viên sau khi đàm phán và đạt được thỏa thuận có
thể điều chỉnh hoặc rút bỏ một nhân nhượng thuộc biểu nhân nhượng là phụ
lục của Hiệp định này, theo những thủ tục và điều kiện được quy định tại Điều
XXVIII.4 GATT 1994, việc đàm phán lại về các nhượng bộ thuế quan có thể
được tiến hành trong các trường hợp sau:
+ Tái đàm phán sau mỗi thời kỳ ba năm (Điều XXVIII.1.2.3.5 GATT
1994)
+ Đàm phán trong các hoàn cảnh đặc biệt (Điều XXVIII.4 GATT 1994)
+ Tái đàm phán tiến hành bởi các thành viên đang phát triển (Điều
XVIII.7, GATT 1994)
+ Từ bỏ hoặc miễn trừ nghĩa vụ của một thành viên (Điều XXV, GATT
1994, Điều IX Hiệp định Marrakesh)
+ Một vòng đàm phán thương mại mới được tiến hành (Điều XXVIII bis,
GATT 1994)
a/ Trợ cấp theo quy định của WTO.
- Theo Điều I Hiệp định SCM, trợ cấp được coi là tồn tại nếu có bất kỳ khoản hỗ
trợ tài chính nào của Chính phủ hay một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của
một Thành viên, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ ngành sản xuất.
+ Chuyển trực tiếp các khoản vốn, hay hứa chuyển.
+ Các khoản thu phải nộp cho Chính phủ được miễn hay bỏ qua.
+ Được Chính phủ cung cấp hàng hóa dịch vụ, hay mua hàng.
+ Hỗ trợ thu nhập hay trợ giá.
+ Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân
tiến hành các hoạt động (1), (2), (3) nêu trên theo cách thức mà Chính
phủ vẫn làm.
Phân loại các loại trợ cấp:
- Trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ): Phần II Hiệp định SCM.
+ Trợ cấp xuất khẩu.
+ Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu.
- Trợ cấp không bị khiếu kiện (trợ cấp đèn xanh): Phần IV Hiệp định SCM, Điều
8.1, 8.2 đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2000.
+ Trợ cấp cho các hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên
cứu tiến hành.
+ Trợ cấp cho các khu vực khó khăn.
+ Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi
trường kinh doanh mới.
+ Trợ cấp không cá biệt.
- Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng): Phần III
Hiệp định SCM
+ Hỗ trợ tài chính cụ thể và đặc thù cho các doanh nghiệp nội địa.
+ Các biện pháp hỗ trợ không thuộc hai loại trên.
+ Gây “tác động có hại” cho quyền lợi của thành viên WTO.
Ý nghĩa của việc phân loại.
- Tạo ra được một hệ thống rõ ràng phân loại các loại trợ cấp, để biết được mức
độ ảnh hưởng nghiêm trọng của nó khi áp dụng.
- Tạo ra một khuôn mẫu, giúp cạnh tranh lành mạnh hơn giữa các quốc gia trong
khuôn khổ WTO.
b/ Muốn xem xét biện pháp tăng thuế của B có phù hơp với qui định của WTO thì cần
phải xem xét những vấn đề sau:
- Quốc gia A xuất khẩu sản phẩm X vào thị trường quốc gia B có tồn tại hành vi
cạnh tranh không lành mạnh hay không (cụ thể là bán phá giá Điều VI Hiệp
định GATT 1994, hay trợ cấp Chính phủ Điều I Hiệp định SCM ), nếu có thì
việc B tăng thuế đối với sản phẩm X là biện pháp tự vệ chống bán phá giá, hay
chống trợ cấp, phù hợp với quy định của WTO Điều VI Hiệp định ADA.
- Tuy nhiên quốc gia B phải tiến hành theo trình tự thủ tục, B phải chứng minh
được là quốc gia A có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng
thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa thiệt hại đối với các mặt hàng trong nước, và
đồng thời quốc gia B cũng phải tiến hành kiện tự vệ để yêu cầu áp dụng các
biện pháp tự vệ theo đúng qui định.

You might also like