You are on page 1of 5

Luật Thương Mại Quốc Tế Lớp: 212_DLK0083_02

BÀI TẬP NHÓM SỐ 3

Tháng 12 năm 2021 , quốc gia A và B ( đều là thành viên WTO ) ký hiệp định thương
mại song phương . Theo hiệp định này , hàng nông sản , may mặc và thủy sản của A sẽ
được miễn thuế khi vào thị trường B. Trong khi đó , hàng công nghiệp , gồm cả phụ tùng
ô tô và sản phẩm điện tử của B khi vào A được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu . Hãy cho
biết :
1. Mức thuế này cao hay thấp hơn mức thuế MFN mà A và B cam kết với các
thành viên WTO khác . Tại sao ?
Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan
hệ thương mại bình thường, được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp
định thương mại song phương.
Mức thuế này ngằng bằng với mức thuế MFN mà A và B cam kết với các thành viên
WTO khác. Vì bản chất của MFN là nếu một quốc gia phải dành cho một quốc gia khác
sự ưu đãi hay miễn trừ về các lĩnh vực thương mại ( hàng hóa, dịch vụ, SHTT) thì cũng
phải dnafh cho các quốc gia đối tác thương mại của mình sự ưu đãi và miễn trừ tương tự.
Theo khoản 1 Điều 1 của GATT 1944; Khoản 2, Khoản 4 Điều III của GATT 1944.

1. Khoản 1 Điều 1 của GATT 1944


“ Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có
liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để
thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu
nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi
nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III, mọi lợi thế, ưu đãi, đặc
quyền hay quyền miễn trừ được bất kì bên kí kết nào dành cho bất cứ một sản

1
Luật Thương Mại Quốc Tế Lớp: 212_DLK0083_02

phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kì một nước nào khác sẽ được áp dụng
cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên kí kết khác ngay lập tức
và vô điều kiện.”

2. Khoản 2 và Khoản 4 Điều III của GATT 1994


“2. Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu,
dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ
loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản
phẩm nội tương tự. Hơn nữa, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các loại thuế
hay khoản thu khác trong nội địa trái với các nguyên tắc đã nêu tại khoản 1.”

“ 4. Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ
của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi
hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy
tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối
hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa. Các quy định của khoản này sẽ không
ngăn cản việc áp dụng các khoản thu phí vận tải khác biệt chỉ hoàn toàn dựa vào
yếu tố kinh tế trong khai thác kinh doanh các phương tiện vận tải và không dưạ
vào quốc tịch của hàng hoá”

2
Luật Thương Mại Quốc Tế Lớp: 212_DLK0083_02

2. Sản phẩm hàng điện tử của quốc gia C vào A có được giảm hoặc miễn thuế
nhập khẩu như sản phẩm của B không ?
Có thể chia ra làm 2 trường hợp:
o Trường hợp quốc gia C là thành viên của WTO: Quốc gia C vẫn có thể được
hưởng những ưu đãi tương tự mà quốc gia A áp dụng cho quốc gia B theo nguyên
tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) nếu một quốc gia phải dành cho một quốc gia khác
một sự ưu đãi hay miễn trừ về các lĩnh vực thương mại (hàng hóa, dịch vụ, sở hữu
trí tuệ) thì cũng phải dành cho các quốc gia đối tác thương mại của mình sự ưu đãi
và miễn trừ tương tự. Theo Điều 2 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ -
GAST có quy định: “Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của
Hiệp định này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho
dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử
không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà
cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.”

o Trường hợp quốc gia C không phải là thành viên của WTO: tuỳ theo quyết định
của quốc gia A có thể giảm thuế hoặc miễn thuế nhập khẩu cho quốc gia D nhưng
không được ưu đãi hoặc miễn giảm thuế cao hơn mức ưu đãi hoặc miễn giảm mà
quốc gia A giành cho quốc gia B. Vì quốc gia D không là thành viên của WTO
nếu như mức ưu đãi miễn giảm đó cao hơn hoặc bằng với mức ưu đãi của các
quốc gia thành viên thì sẽ gây nên sự bất công rất lớn cho các nước thành viên .

3
Luật Thương Mại Quốc Tế Lớp: 212_DLK0083_02

3. Giả sử sau khi hiệp định này đã có hiệu lực , quốc gia B quyết định áp dụng
biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản của A ( với lý do bảo
vệ người tiêu dùng ) có được không ? Nếu cơ sở pháp lý cho biện pháp theo
quy định của WTO
Việc quốc gia B quyết định áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với sản phẩm thủy
sản của A (với lý do bảo vệ người tiêu dùng) là không hợp lý vì hạn chế nhập khẩu là 1
trong các biện pháp tự vệ thương mại. Tuy nhiên, theo quy định của WTO, tự vệ thương
mại chỉ được áp dụng trong những điều kiện nhất định:
Thứ nhất, theo Điều XIX GATT 1994 “Biện pháp khẩn cấp với một sản phẩm riêng
biệt:
Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được của các tình huống và do
kết quả của những cam kết,... một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết
đó với số lượng tăng mạnh và với các điều kiện đến mức gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn
hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh
trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình,
rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, trong chừng mực liên quan tới sản phẩm
đó và trong thời gian cần thiết để dự liệu và khắc phục tổn hại đó.”
Thứ hai, tại Điều 2 Hiệp định tự vệ thương mại:
Một Thành viên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi Thành
viên đó đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được
nhập vào lãnh thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với
sản xuất nội địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho
ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh
tranh trực tiếp.
Do đó, để có thể áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu, quốc gia B phải đáp ứng những
điều kiện đựơc nêu tại 1 trong 2 Điều. Không thể tự ý áp đặt biện pháp hạn chế nhập
khẩu với lý do bảo vệ người tiêu dùng. Như vậy là trái với quy định trên

4
Luật Thương Mại Quốc Tế Lớp: 212_DLK0083_02

You might also like