You are on page 1of 309

HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI 1

Chính phủ Khối thịnh vượng chung Úc, Vương quốc Bỉ, Hợp chủng Quốc Brasil,
Miến điện, Canada, Ceylon, Cộng hoà Chi lê, Cộng hoà Trung Hoa, Cộng hoà Cu ba, Cộng
hoà Tiệp khắc, Cộng hoà Pháp, ấn độ, Li băng, Đại công quốc Lục Xâm bảo, Vương quốc
Hà lan, Tân Tây Lan, Vương quốc Na uy, Pa-kix-tan, Nam-Rhodessia, Syri, Liên hiệp Nam
phi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, và Hợp chủng quốc Hoa kỳ:

Thừa nhận rằng mối quan hệ của họ với nỗ lực trên trường kinh tế thương mại cần
được tiến hành nhằm nâng cao mức sống, đảm bảo đầy đủ việc làm và thu nhập thực tế và
thu nhập thực cao và tăng trưởng vững chắc, sử dụng đầy đủ và tốt hơn nguồn lực của thế
giới và mở mang sản xuất và trao đổi hàng hoá,

Mong muốn đóng góp vào các mục tiêu nêu trên thông qua các thoả thuận tương hỗ
và cùng có lợi theo hướng tới giảm mạnh thuế quan và các trở ngại thương mại khác và
hướng tới triệt tiêu sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế,

Thông qua các Đại diện của mình đã thoả thuận như sau:

Phần I

Điều I

Quy định chung về Đối xử tối huệ quốc

1. Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên
hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng
xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi
luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại
khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được
bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ
một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi
bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.

2. Các quy định của của Khoản 1 thuộc Điều này không đòi hỏi phải loại bỏ bất cứ một
ưu đãi nào liên quan tới thuế nhập khẩu hay các khoản thu không vượt quá mức đã được
quy định tại Khoản 4 của Điều này và nằm trong diện được quy định dưới đây:

1
- Bên ký kết chỉ một bên ký kết Hiệp định GATT có liên quan.
- Các bên ký kết chỉ (1)một số bên ký kết có liên quan; (2) tất cả các bên ký kết.
- Các Bên Ký Kết: (theo quy định của Điều XXV) chỉ tất cả các bên ký kết Hiệp định, mang tính
chất hành động tập thể
- Dấu (*) dẫn chiếu tới chú giải, hoặc có bổ sung ở phần cuối Hiệp định

1
(a) Ưu đãi có hiệu lực giữa hai hay nhiều lãnh thổ nêu trong danh mục tại phụ
lục A, theo các điều kiện nêu trong phụ lục đó;
(b) Ưu đãi có hiệu lực riêng giữa hai hay nhiều lãnh thổ có mối liên hệ về chủ
quyền chung hay có quan hệ bảo hộ chủ quyền được nêu tại danh mục B, C,
D, theo điều kiện đã nêu ra trong các phụ lục đó;
(c) Ưu đãi chỉ có hiệu lực riêng giữa các nước có chung biên giới nêu trong phụ
lục E, F.

3. Các điều khoản của khoản I sẽ không áp dụng với các ưu đãi giữa các nước trước
đây là bộ phận của Lãnh thổ Ottoman và được tách từ lãnh thổ Ottoman ra từ ngày 24
tháng 7 năm 1923, miễn là các ưu đãi đó được phép áp dụng theo khoản 5 của điều XXV và
do vậy sẽ đươc áp dụng phù hợp với khoản 1 của Điều XXIX.

4. Biên độ ưu đãi* áp dụng với bất cứ sản phẩm nào được khoản 2 của Điều này cho
phép dành ưu đãi nhưng các Biểu cam kết đính kèm theo Hiệp định này lại không có quy
định rõ cụ thể mức biên độ tối đa, sẽ không vượt quá:

(a) Khoản chênh lệch giữa mức đối xử tối huệ quốc và thuế suất ưu đãi nêu trong
Biểu, với thuế quan hay khoản thu áp dụng với bất cứ sản phẩm nào đã được ghi
trong Biểu tương ứng; nếu trong Biểu không ghi rõ thuế suất ưu đãi, việc vận
dụng thuế suất ưu đãi theo tinh thần của điều khoản này sẽ căn cứ vào mức thuế
ưu đãi có hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 và nếu trong Biểu cũng không
có mức thuế đối xử tối huệ quốc thì áp dụng mức chênh lệch giữa thuế suất ưu
đãi và thuế theo đối xử tối huệ quốc đã có vào ngày 10 tháng 4 năm 1947;

(b) Với mọi khoản thuế quan và khoản thu không ghi cụ thể trong Biểu tương ứng,
mức chênh lệch có được vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 sẽ được áp dụng.

Trong trường hợp một bên ký kết có tên trong phụ lục G, ngày 10 tháng 4 năm 1947 tham
chiếu đến tại tiểu khoản (a) và (b) trên nêu trên sẽ được thay thế bằng ngày cụ thể ghi trong
phụ lục đó.

Điều II
Biểu nhân nhượng

1. (a) Mỗi bên ký kết sẽ dành cho thương mại của các bên ký kết khác sự đối xử
không kém phần thuận lợi hơn những đối xử đã nêu trong phần tương ứng
thuộc Biểu nhân nhượng tương ứng là phụ lục của Hiệp định này.

(b) Các sản phẩm như mô tả tại Phần I của Biểu liên quan tới bất kỳ bên ký kết
nào, là sản phẩm xuất xứ từ lãnh thổ một bên ký kết khác khi nhập khẩu vào
lãnh thổ của bên ký kết mà Biểu được áp dụng và tuỳ vào các điều khoản và
điều kiện hay yêu cầu đã nêu tại Biểu này, sẽ được miễn mọi khoản thuế quan
thông thường vượt quá mức đã nêu trong Biểu đó. Các sản phẩm đó sẽ được
miễn mọi khoản thuế hay khoản thu dưới bất cứ dạng nào áp dụng vào thời
điểm nhập khẩu hay liên quan tới nhập khẩu vượt quá mức đã áp dụng vào
ngày ký Hiệp định này cũng như vượt quá mức các loại thuế hay các khoản thu

2
luật định trực tiếp hay áp đặt theo thẩm quyền luật định trên lãnh thổ nhập
khẩu vào ngày đó hay sau đó.

(c) Các sản phẩm của các lãnh thổ quan thuế mô tả ở phần II của Biểu liên quan
tới bất cứ bên ký kết nào có đủ điều kiện theo Điều I để được hưởng đối xử ưu
đãi khi nhập khẩu vào lãnh thổ mà Biểu đó có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều
kiện điều khoản hay yêu cầu nêu trong Biểu đó sẽ được miễn phần thuế quan
thông thường vượt trên thuế xuất đã quy định tại phần II của Biểu. Các sản
phẩm đó cũng sẽ được miễn mọi khoản thuế hay khoản thu thuộc bất kỳ loại
nào vượt quá mức thuế hay mức thu quy định áp dụng với quan hệ thuộc dạng
nhập khẩu vào ngày ký Hiệp định này hay sẽ áp dụng theo quy định trực tiếp
của pháp luật hay được luật pháp của lãnh thổ nhập khẩu có hiệu lực vào ngày
đó hay quy định sẽ thu sau ngày nêu trên. Không một nội dung nào thuộc điều
khoản này ngăn cản một bên ký kết duy trì các quy định về điều kiện được
hưởng đãi ngộ thuế quan ưu đãi đã có vào ngày ký kết Hiệp định này.

2. Không có nội dung nào thuộc điều khoản này ngăn cản một bên ký kết áp dụng vào
bất kỳ thời kỳ nào với nhập khẩu bất cứ sản phẩm nào:

(a) một khoản thu tương đương với một khoản thuế nội địa áp dụng phù hợp với
các quy định của khoản 2 của Điều III* với sản phẩm nội địa tương tự hoặc với
một mặt hàng được sử dụng toàn bộ hay một phần để chế tạo ra sản phẩm nhập
khẩu.

(b) bất cứ một khoản thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng nào áp dụng phù
hợp với các quy định của Điều VI.*

(c) các khoản lệ phí hay khoản thu khác phù hợp với giá thành của dịch vụ đã cung
cấp.

3. Không một bên ký kết nào sẽ điều chỉnh phương pháp xác định trị giá tính thuế hay
chuyển đổi đồng tiền dẫn tới kết quả là làm suy giảm các nhân nhượng đã đạt được tại Biểu
tương ứng là phụ lục của Hiệp định này.

4. Nếu một bên ký kết nào định ra hay duy trì hay cho phép, chính thức hay áp dụng
trong thực tế một sự độc quyền trong nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào đã ghi trong
Biểu nhân nhượng là phụ lục của Hiệp định này hay đã được các bên tham gia đàm phán ban
đầu thỏa thuận ở văn bản khác sự độc quyền đó sẽ không được vận dụng tạo thành sự bảo
hộ có mức trung bình cao hơn mức đã quy định tại Biểu nhân nhượng đó. Quy định của
khoản này không hạn chế một bên ký kết áp dụng bất cứ hinh thức trợ giúp nào với các nhà
sản xuất trong nước được các quy định của Hiệp định này cho phép.*

5. Nếu bất kỳ bên ký kết nào thấy rằng một sản phẩm không nhận được ở một bên ký
kết khác sự đãi ngộ mà mình cho rằng đấng lẽ phải được hưởng theo nhân nhượng tại Biểu
tương ứng, bên ký kết đó sẽ nêu vấn đề lên với các bên ký kết khác. Nếu bên ký kết đang áp
dụng mức đãi ngộ nêu trên thấy rằng yêu cầu của bên ký kết đó là đúng nhưng không thể
cho hưởng sự đãi ngộ đó vì không thể làm trái ý chí của một toà án hay một cơ quan quyền

3
lực thích ứng nào đó vì có phán quyết rằng hàng hoá đó không được phân loại theo luật
thuế của bên ký kết để có thể áp dụng sự đãi ngộ nêu trong Hiệp định này, hai bên ký kết
cùng với bất kỳ bên ký kết nào khác có quyền lợi đáng kể sẽ khẩn trương tiến hành đàm
phán nhằm điều chỉnh bù đắp cho quyền lợi đó.

6. (a) Các thuế và khoản thu cụ thể thuộc Biểu của các bên ký kết là Thành viên của
Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) và biên độ ưu đãi trong mức thuế và khoản thu cụ
thể được các bên ký kết đó áp dụng được thể hiện bằng đồng tiền tương ứng
tính theo trị giá quy đổi được Quỹ chấp nhận và tạm thời thừa nhận vào thời
điểm ký kết Hiệp định này. Theo đó, nếu trị giá quy đổi bị giảm đến hai chục
phần trăm đáp ứng các quy định của Điều lệ IMF, các thuế và khoản thu và
biên độ ưu đãi cụ thể đó có thể được điều chỉnh có tính đến mức giảm nói trên;
miễn rằng các bên ký kết đó (ví dụ Các Bên Ký kết cùng hành động theo quy
định của Điều XXV) cùng cho rằng sự điều chỉnh như vậy sẽ không làm mất đi
gía trị của các nhân nhượng đã xác định tại Biểu tương ứng hay xác định ở nơi
nào khác trong Hiệp định này, đồng thời cũng ghi nhận đầy đủ đến mọi nhân
tố có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và tính khẩn thiết của sự điều chỉnh đó.

(b) Các quy định tương tự cũng áp dụng với các bên ký kết hiện không phải là
thành viên của Quỹ tiền tệ Quốc tế-IMF, kể từ ngày bên ký kết đó gia nhâp
Quỹ và tham gia thoả thuận đặc biệt về ngoại hối theo Điều XV.

7. Các Biểu nhân nhượng kèm theo Hiệp định này là một bộ phận không thể tách rời
của Phần I Hiệp định này.

Phần II

Điều III*

Đối xử quốc gia về thuế và quy tắc trong nước

1 Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật,
hay quy tắc hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử
dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn,
chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định, không được áp dụng
với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.*

2. Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù
trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt
quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự. Hơn
nữa, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các loại thuế hay khoản thu khác trong nội địa
trái với các nguyên tắc đã nêu tại khoản 1.*

3. Với mọi khoản thuế nội địa hiện đã tồn tại trái với các quy định tại khoản 2, nhưng
có thoả thuận cụ thể cho phép duy trì căn cứ vào một hiệp định thương mại có giá trị hiệu
lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947, theo đó thuế nhập khẩu đánh vào sản phẩm chịu thuế
nội địa đã được cam kết trần, không tăng lên, bên ký kết đang áp dụng thuế đó được hoãn

4
thời hạn thực hiện các quy định tại khoản 2 áp dụng với các loại thuế nội đó cho tới khi
nghĩa vụ thuộc hiệp định đó được giải phóng và cho phép bên ký kết đó điều chỉnh thuế
quan trong chừng mực cần thiết để bù đắp cho nhân tố bảo hộ trong khoản thuế nội địa.

4. Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất
cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ
dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác
động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị
trường nội địa. Các quy định của khoản này sẽ không ngăn cản việc áp dụng các khoản thu
phí vận tải khác biệt chỉ hoàn toàn dựa vào yếu tố kinh tế trong khai thác kinh doanh các
phương tiện vận tải và không dưạ vào quốc tịch của hàng hoá.

5. Không một bên ký kết nào sẽ áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội địa
nào với pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ thể hay theo tỷ lệ,
trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi một khối lượng hay tỷ lệ nhất định của bất cứ một sản phẩm
nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc đó phải được cung cấp từ nguồn nội địa. Thêm vào đó,
không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các quy tắc định lượng trong nước theo cách nào
khác trái với các nguyên tắc đã quy định tại khoản 1.*

6. Các quy định của khoản 5 sẽ không áp dụng với những quy tắc có hiệu lực trên lãnh
thổ của bất cứ bên ký kết nào vào ngày 1 tháng 7 năm 1939, ngày 10 tháng 4 năm 1947 hay
ngày 24 tháng 3 năm 1948 tuỳ bên ký kết liên quan chọn; miễn là các quy tắc trái với quy
định của khoản 5 đó sẽ không bị điều chỉnh bất lợi hơn cho hàng nhập khẩu và chúng sẽ
được xem như là một khoản thuế quan để tiếp tục đàm phán.

7. Không một quy tắc định lượng nội địa nào điều chỉnh việc pha trộn, chế biến hay sử
dụng tính theo khối lượng hay tỷ lệ sẽ được áp dụng để phân bổ các khối lượng hay tỷ lệ
nêu trên theo xuất xứ của nguồn cung cấp.

8. (a) Các quy định của Điều khoản này sẽ không áp dụng với việc các cơ quan
chính phủ mua sắm nhằm mục đích cho tiêu dùng của chính phủ chứ không
phải để bán lại nhằm mục đích thương mại hay đưa vào sản xuất nhằm mục
đích thương mại.

(b) Các quy định của điều khoản này sẽ không ngăn cản việc chi trả các khoản trợ
cấp chỉ dành cho các nhà sản xuất nội địa, kể cả các khoản khoản trợ cấp dành
cho các nhà sản xuất nội địa có xuất xứ từ các khoản thu thuế nội địa áp dụng
phù hợp với các quy định của điều khoản này và các khoản trợ cấp thực hiện
thông qua việc chính phủ mua các sản phẩm nội địa.

9. Các bên ký kết thừa nhận rằng các biện pháp kiểm soát giá tối đa, dù rằng tuân theo
đúng các quy định khác của điều khoản này, có thể có làm tổn hại tới quyền lợi của bên ký
kết cung cấp hàng nhập. Do vậy, các bên ký kết áp dụng các biện pháp kiểm soát giá tối đa
sẽ cân nhắc đến quyền lợi của bên ký kết là bên xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa trong khuôn
khổ các biện pháp có thể tực hiện được các tác động bất lợi đó.

10. Các quy định của Điều này không ngăn cản các bên ký kết định ra hay duy trì các

5
quy tắc hạn chế số lượng nội địa liên quan tới số lượng phim trình chiếu áp dụng theo đúng
các quy định của Điều IV.

Điều IV

Các quy định đặc biệt về phim - điện ảnh

Nếu một bên ký kết đưa ra hay duy trì các quy định về số lượng phim ảnh trình
chiếu, các quy tắc này sẽ có hình thức hạn ngạch về thời gian trình chiếu và đáp ứng các quy
định dưới đây:

(a) Hạn ngạch về thời gian trình chiếu sẽ quy định thời gian chiếu phim có xuất xứ nội
địa quy định tỷ trọng tối thiểu trong tổng số thời gian thực trình chiếu phim với mục
đích thương mại từ mọi xuất xứ trong một thời kỳ không dưới một năm, và sẽ tính
trên cơ sở thời gian thực chiếu mỗi năm hoặc tương ứng tính theo từng rạp;

(b) Ngoại trừ thời gian được hạn ngạch quy định dành cho phim có xuất xứ quốc gia,
thờì gian trình chiếu kể cả thời gian chính quyền không sử dụng trong số hạn ngạch
dành cho phim trong nước sẽ không bị phân bổ một cách chính thức hay thực tế theo
nguồn cung cấp phim;

(c) Không ảnh hưởng tới các quy định nêu trong tiểu khoản (b) của Điều này, bất cứ
bên ký kết nào cũng có thể duy trì hạn ngạch trình chiếu phù hợp với các yêu cầu
nêu tại tiểu khoản (a) của Điều khoản này, dành một phần tối thiểu trong thời gian
trình chiếu để chiếu phim từ một xuất xứ nhất định không phải là xuất xứ của bên ký
kết áp dụng hạn ngạch; miễn là phần thời gian đó không vượt quá phần thực chiếu
phim đó vào ngày 10 tháng 4 năm 1947;

(d) Hạn ngạch trình chiếu sẽ là đối tượng đàm phán nhằm hạn chế phạm vi áp dụng, mở
rộng hạn ngạch hay triệt tiêu hoàn toàn.

Điều V

Quyền tự do quá cảnh

1. Hàng hoá (kể cả hành lý), cũng như tàu biển và các phương tiện vận tải khác sẽ
được coi là quá cảnh qua lãnh thổ một bên ký kết khi việc chuyển qua lãnh thổ, dù có
chuyển tải, lưu kho, tách lô hàng rời hay thay đổi phương thức vận tải hay không nhưng vẫn
chỉ là một phần của toàn chặng vận tải được bắt đầu và kết thúc bên ngoài biên giới của bên
ký kết có hàng đi qua lãnh thổ. Chuyên chở thuộc loại này gọi là vận tải quá cảnh.

2. Các bên tự do chuyên chở hàng quá cảnh qua lãnh thổ của mỗi bên ký kết, qua
tuyến đường tiện lợi nhất cho quá cảnh quốc tế, cho vận tải quá cảnh đi, đến hay xuất phát
từ lãnh thổ của một bên ký kết khác. Không có sự phân biệt nào được thực thi căn cứ vào
phương tiện treo cờ nào hay xuất xứ từ đâu, nơi đi, nơi đến hay ra vào cảng nào hay trong
bất kỳ trường hợp nào liên quan tới quyền sở hữu với hàng hoá, với tàu hay phương tiện vận
chuyển.

6
3. Bất cứ một bên ký kết nào có thể yêu cầu hàng vận chuyển quá cảnh qua lãnh thổ
của mình vào một trạm hải quan thích hợp. Tuy nhiên, trừ trường hợp không tuân thủ các
luật hay quy tắc hải quan thông thường, vận chuyển quá cảnh đi đến hay xuất phát từ lãnh
thổ của các bên ký kết khác sẽ không bị làm chậm chễ hay bị hạn chế không cần thiết và sẽ
được miễn mọi khoản thuế quan áp đặt với quá cảnh, trừ các chi phí vận tải hay các chi phí
phát sinh tương ứng về hành chính, về chuyển tải hay chi phí dịch vụ đã được cung cấp.

4. Mọi chi phí và quy tắc được các bên ký kết áp dụng với vận tải quá cảnh đi từ hay đi
đến lãnh thổ của các bên ký kết khác sẽ ở mức hợp lý, có xem xét đến điều kiện vận chuyển.

5. Với mọi chi phí, quy tắc hay các thủ tục liên quan tới quá cảnh, mỗi bên ký kết sẽ
dành cho vận tải quá cảnh đi từ hay có xuất xứ từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào
khác sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn sự đối xử dành cho vận tải quá cảnh đi tới
hay xuất phát từ lãnh thổ của bất cứ bên thứ ba nào khác.

6. Mỗi bên ký kết sẽ dành cho hàng hoá đã qua vận tải quá cảnh trên lãnh thổ của một
bên ký kết nào khác sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn sự đối xử lẽ ra sẽ dành cho
hàng hoá đó như hàng được vận tải từ nơi xuất phát tới nơi đến cuối cùng không quá cảnh
lãnh thổ một bên ký kết nói trên. Tuy nhiên bất cứ một bên ký kết nào cũng có thể duy trì
các yêu cầu về việc gửi hàng trực tiếp đã tồn tại vào ngày ký Hiệp định này, áp dụng với bất
cứ hàng hoá nào được quy định phải là gửi hàng trực tiếp mới đủ điều kiện nhập hàng qua
cửa khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi hay liên quan tới phương pháp định giá được một
bên ký kết quy định nhằm mục đích áp dụng thuế quan.

7. Các quy định của điều khoản này sẽ không áp dụng với máy bay quá cảnh nhưng lại
áp dụng với hàng hoá quá cảnh kể cả với hành lý.

Điều VI

Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng

1. Các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, tức là việc sản phẩm của một nước được
đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị
thông thường của sản phẩm, phải bị xử phạt nếu việc đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại
đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm chễ
sự thành lập một ngành sản xuất trong nước. Nhằm vận dụng điều khoản này, một sản phẩm
được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn
giá trị thông thường của hàng hoá đó nếu giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang
nước khác

(a) thấp hơn giá có thể so sánh trong điều kiện thương mại thông thường với một
sản phẩm tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc

(b) trường hợp không có một giá nội địa như vậy, thấp hơn một trong hai mức

(i) giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến bất

7
cứ một nước thứ ba nào trong điều kiện thương mại thông thường, hoặc

(ii) giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một mức
hợp lý chi phí bán hàng và lợi nhuận.

Trong mỗi trường hợp trên, sẽ có xem xét điều chỉnh một cách thoả đáng đối với các khác
biệt về điều kiện và điều khoản bán hàng, khác biệt về chế độ thuế hay những sự chênh lệch
khác có tác động tới việc so sánh giá.*

2. Nhằm mục đích triệt tiêu tác dụng hay ngăn ngừa việc bán phá giá, một bên ký kết
có thể đánh vào bất cứ một sản phẩm được bán phá giá nào một khoản thuế chống bán phá
giá nhưng không lớn hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm đó. Trong khuôn khổ Điều này,
biên độ bán phá giá được coi là sự chênh lệch về giá được xác định phù hợp với các quy
định tại khoản 1.*

3. Thuế đối kháng không được phép đánh vào một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ
của một bên ký kết được nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác ở mức vượt quá
mức tương ứng với khoản hỗ trợ hay trợ cấp đã xác định là đã được cấp trực tiếp hay gián
tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu của sản phẩm đó tại nước xuất xứ hay nước xuất
khẩu, trong đó bao gồm cả các khoản trợ cấp đặc biệt cho việc chuyên chở sản phẩm đó.
Thuật ngữ thuế đối kháng được hiểu là một khoản thuế đặc biệt áp dụng nhằm mục đích
triệt tiêu mọi khoản ưu đãi hay trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho công đoạn chế biến,
sản xuất hay xuất khẩu bất cứ hàng hoá nào.

4 Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh
thổ của một bên ký kết khác sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với lý do
đã được miễn thuế mà một sản phẩm tương tự phải trả khi tiêu thụ tại nước xuất xứ hoặc
xuất khẩu, hay vì lí do đã được hoàn lại các thuế đó.

5. Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh
thổ của một bên ký kết khác sẽ cùng lúc phải chịu cả thuế bán phá giá và thuế đối kháng
cho cùng một hoàn cảnh bán phá giá hay trợ cấp xuất khẩu.

6. (a) Không một bên ký kết nào sẽ đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng
với hàng nhập khẩu xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết khác trừ khi đã xác
định, tuỳ theo trường hợp cụ thể, thực sự đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt
hại đáng kể cho một ngành sản xuất trong nước đã được thiết lập hay làm
chậm đáng kể việc lập nên một ngành sản xuất trong nước.

(b) Các Bên Ký Kết có thể cho phép miễn thực hiện các yêu cầu của điểm (a)
đoạn này, cho phép một bên ký kết áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế
đối kháng với việc nhập khẩu bất cứ sản phẩm nào nhằm mục đích triệt tiêu
việc bán phá giá hay trợ cấp đã gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể với
một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết khác là bên xuất khẩu sản
phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm đã nói trên.
Các Bên Ký Kết sẽ miễn thực hiện các yêu cầu của điểm (a) thuộc khoản này,
cho phép một bên ký kết áp dụng thuế đối kháng trong trường hợp nhận thấy

8
rằng việc trợ cấp đang gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một
ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết khác cũng xuất khẩu sản
phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm.

(c) Tuy nhiên trong các tình huống đặc biệt, nếu việc trì hoãn có thể gây ra tổn hại
khó có thể khắc phục được, một bên ký kết có thể đánh thuế đối kháng với
mục đích như đã nêu tại điểm (b) của khoản này mà không cần được Các Bên
Ký Kết thông qua trước; miễn rằng phải thông báo lại ngay cho Các Bên Ký
Kết biết và khi Các Bên Ký Kết không tán thành thì sẽ rút bỏ ngay việc áp
dụng thuế này.

7. Một hệ thống ổn định giá trong nước hay ổn định sự hoàn vốn cho các nhà sản xuất
sản phẩm sơ cấp trong nước, không phụ thuộc vào biến động giá cả trong xuất khẩu có khi
dẫn tới bán hàng cho xuất khẩu với giá thấp hơn giá so sánh dành cho người mua trên thị
trường trong nước, sẽ không được suy diễn là dẫn tới tổn hại đáng kể hiểu theo ý của khoản
6 nếu giữa các bên ký kết có quyền lợi đáng kể với sản phẩm này sau khi tham vấn thấy
rằng:

(a) hệ thống đó cũng dẫn đến kết quả là sản phẩm được bán cho xuất khẩu với giá
cao hơn giá so sánh bán sản phẩm tương tự cho người mua trong nước, và

(b) hệ thống cũng vận hành như vậy, hoặc trong điều chỉnh thực tế sản xuất, hoặc
một lý do nào khác, không dẫn tới hệ quả là thúc đẩy không chính đáng xuất
khẩu hay làm tổn hại nghiêm trọng quyền lợi của các bên ký kết khác.

Điều VII

Xác định trị giá tính thuế quan

1. Các bên ký kết thừa nhận hiệu lực của các nguyên tắc chung về xác định trị giá tính
thuế quan nêu tại các khoản tiếp theo của Điều này và cam kết thực thi các nguyên tắc đó
với mọi sản phẩm phải chịu thuế quan và phụ thu* hoặc chịu các hạn chế về nhập khẩu và
xuất khẩu căn cứ vào hoặc điều chỉnh theo trị giá bằng bất cứ cách nào. Ngoài ra, ngay khi
một bên ký kết khác có yêu cầu, các bên sẽ xem xét lại việc vận dụng bất cứ luật hay quy
chế nào liên quan tới trị giá tính thuế quan căn cứ vào các nguyên tắc nêu ở đây. Các Bên
Ký Kết có thể yêu cầu (những) bên ký kết có báo cáo về các bước đi đã được áp dụng theo
quy định của điều khoản này.

2. (a) Trị giá tính thuế quan với hàng nhập phải dựa vào giá trị thực của hàng nhập
khẩu làm cơ sở tính thuế quan, hoặc trị giá thực của hàng tương tự, không
được phép căn cứ vào trị giá của hàng có xuất xứ nội hay trị giá mang tính áp
đặt hoặc được đưa ra một cách vô căn cứ.

(b) "Giá trị thực" sẽ là giá cả hàng hoá đó hay hàng hoá tương tự được bán hay
chào bán vào một thời điểm và tại một địa điểm được xác định theo luật pháp
nước nhập khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường trong điều kiện

9
cạnh tranh đầy đủ. Trong chừng mực hàng hoá đó hay hàng tương tự bị chi phối
bởi số lượng gắn liền với một dịch vụ nhất định, giá cả đưa ra xem xét sẽ được
căn cứ vào những điều kiện như vậy với (i) số lượng so sánh được hoặc các số
lượng xác định không kém phần thuận lợi cho nhà nhập khẩu tính theo giá lô
hàng nhập khẩu lớn nhất trong quan hệ thương mại giữa nước xuất khẩu và
nước nhập khẩu.

(c) Khi trị giá thực không xác định được theo quy định tại điểm (b) của khoản này,
trị giá dùng để tính thuế quan sẽ là trị giá gần nhất tương đương với trị giá nói
trên.*

3. Trị giá để tính thuế quan của bất cứ sản phẩm nhập khẩu nào sẽ không bao gồm bất
cứ khoản thuế nội địa nào, đã được nước xuất xứ hoặc xuất khẩu đã cho hoặc sẽ cho hàng
đó được miễn thuế hay hoàn thuế.

4. (a) Trừ khi có quy định khác trong khoản này, để một bên ký kết vận dụng các quy
định của khoản 2 của Điều này vào việc quy đổi giá hàng tính bằng đồng tiền
của một nước khác sang nội tệ, tỷ giá quy đổi sẽ dựa trên trị giá tương ứng tuân
thủ quy định tại Các Điều khoản Thoả thuận của Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoặc theo
tỷ giá quy đổi được Quỹ công nhận, hoặc theo trị giá tương ứng xác định phù
hợp với một thoả thuận ngoại hối đặc biệt tuân thủ theo Điều XV của Hiệp
định này.

(b) Khi không có chuẩn mực về trị giá tương ứng, hay tỷ giá được thừa nhận đó, tỷ
giá quy đổi sẽ phản ảnh đúng giá trị giao dịch thương mại của đồng tiền hiện
thời.

(c) Các Bên Ký Kết, cùng thoả thuận với Quỹ tiền tệ Quốc tế, sẽ xây dựng quy tắc
điều chỉnh việc các bên ký kết áp dụng cơ chế nhiều tỷ giá quy đổi tiền tệ cho
phù hợp với nội dung Điều khoản Thoả thuận của Quỹ tiền tệ Quốc tế. Bất cứ
bên ký kết nào cũng có quyền áp dụng các quy tắc này trong quy đổi ngoại tệ
nhằm các mục đích đã nêu tại khoản 2 của điều khoản này thay cho trị giá tương
ứng. Trong khi chờ đợi Các Bên Ký Kết thông qua các quy tắc đó, bất cứ một
bên ký kết nào cũng có thể sử dụng các quy tắc chuyển đổi nhằm mục đích như
nêu tại Điều 2 của điều khoản này đã được xây dựng để phản ảnh đúng giá trị
thương mại của các ngoại tệ đó.

(d) Không một quy định nào trong điều khoản này được lập ra để đòi hỏi bất kỳ
một bên ký kết nào thay đổi các nguyên tắc có hiệu lực trên lãnh thổ của mình
vào ngày ký Hiệp định này, nếu sự thay đổi đó có tác dụng nâng mức thuế trung
bình đánh vào hàng nhập khẩu.

5. Cơ sở và phương pháp xác định trị giá sản phẩm chịu thuế quan hay các khoản thu
khác hoặc chịu các hạn chế dựa vào hay chịu sự điều chỉnh về trị giá theo bất cứ cách nào sẽ
phải ổn định, công bố rộng rãi đủ để thương nhân có thể ước tính được trị giá để tính thuế
với mức độ hợp lý về tính chắc chắn.

10
Điều VIII
Phí và các thủ tục liên quan đến Xuất Nhập Khẩu*

1. (a) Mọi khoản phí và khoản thu khác với bất cứ tính chất nào (không phải là thuế
xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các khoản thuế quy định tại điều III) được
các bên ký kết áp dụng nhằm vào hay liên quan tới hàng nhập khẩu hay hàng
xuất khẩu sẽ chỉ giới hạn trong chừng mực đủ bù các chi phí cung cấp dịch vụ
và không mang tính chất bảo hộ gián tiếp cho sản phẩm nội địa hay là thuế đánh
vào xuất nhập khẩu với mục đích thu ngân sách.

(b) Các bên ký kết thừa nhận nhu cầu giảm số lượng và chủng loại các khoản phí và
khoản thu nêu tại tiểu mục (a).

(c) Các bên ký kết cũng thừa nhận nhu cầu hạn chế xuống tối thiểu các tác động
cũng như tính phức tạp của các thủ tục về xuất nhập khẩu và nhu cầu giảm bớt
và đơn giản hoá yêu cầu về chứng từ làm thủ tục xuất nhập khẩu.*

2. Khi có yêu cầu của một bên ký kết khác hay của Các Bên Ký Kết, một bên ký kết sẽ
xem xét lại thực tế áp dụng luật pháp và quy tắc của mình theo tinh thần của điều khoản
này.

3. Không một bên ký kết nào sẽ áp dụng những khoản phạt đáng kể với những vi phạm
nhỏ về quy tắc hải quan hay các yêu cầu về thủ tục. Đặc biệt, với các lỗi sơ suất hay lỗi về
chứng từ hải quan có thể đính chính dễ dàng và vi phạm không cố ý gian trá hay không do
các sơ suất lớn sẽ không bị phạt quá mức cần thiết để cảnh cáo.

4. Các quy định của điều khoản này sẽ được áp dụng cả với các khoản phí, thủ tục và
các yêu cầu của cơ quan chính phủ về xuất nhập khẩu, kể cả các yêu cầu liên quan tới:
(a) dịch vụ của cơ quan lãnh sự như là cấp hoá đơn hay giấy chứng nhận lãnh sự;
(b) hạn chế định lượng;
(c) cấp phép;
(d) kiểm soát ngoại hối;
(e) dịch vụ thống kê;
(f) lập chứng từ, cung cấp chứng từ và chứng nhận / công chứng;
(g) phân tích và giám định; và
(h) vệ sinh dịch tễ và hun trùng.

Điều IX

Nhãn xuất xứ

1. Mỗi bên ký kết sẽ dành cho hàng hoá xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết khác
sự đãi ngộ về quy định đối với nhãn hàng hoá không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ
dành cho sản phẩm tương tự của một nước thứ 3 khác.

11
2. Các bên ký kết thừa nhận rằng, khi vận dụng và thực thi luật và các quy tắc về nhãn
xuất xứ, các biện pháp áp dụng có thể gây khó khăn và bất tiện cho thương mại và công
nghiệp của nước xuất khẩu cần được giảm thiểu hết mức, đồng thời quan tâm đúng mức tới
quyền lợi của người tiêu dùng chống lại các ký hiệu man trá và gây hiểu lầm.

3. Khi có điều kiện hành chính để thực hiện, các bên ký kết cần cho phép các nhãn xuất
xứ dán sẵn tại thời điểm nhập khẩu.

4. Luật lệ và quy tắc của các bên ký kết về nhãn hàng hoá nhập khẩu cần cho phép
tuân thủ mà không gây tổn hại lớn tới sản phẩm, hoặc thực sự làm giảm giá trị hay làm tăng
chi phí không cần thiết.

5. Như một quy tắc chung, các bên ký kết sẽ không áp đặt thuế riêng hay phạt với việc
không đáp ứng các yêu cầu về nhãn hàng trước khi nhập khẩu trừ khi không có những biện
pháp sửa chữa kịp thời hợp lý, hay đã cố ý không dán nhãn hàng.

6. Các bên ký kết sẽ cùng nhau hợp tác nhằm ngăn ngừa việc sử dụng thương danh
theo cách làm hiểu lầm xuất xứ của sản phẩm, làm tổn hại đến các tên sản phẩm theo địa
danh hay theo khu vực của một bên ký kết đã được luật pháp bảo hộ. Mỗi bên ký kết sẽ
nhìn nhận đầy đủ, thuận lợi, khi xem xét các yêu cầu của một bên ký kết về việc thực thi các
cam kết nêu tại câu ngay trước đây thuộc khoản này áp dụng với tên sản phẩm đã được các
bên ký kết khác thông báo.

Điều X
Công bố và quản lý các quy tắc thương mại

1. Các luật, quy tắc, quyết định pháp luật và quy tắc hành chính có hiệu lực chung,
được bất cứ bên ký kết nào áp dụng liên quan tới việc phân loại hay định trị giá sản phẩm
nhằm mục đích thuế quan, hay liên quan tới suất thuế quan, thuế hay phí, hay tới các yêu
cầu, các hạn chế hay cấm nhập khẩu hay xuất khẩu hay thanh toán tiền hàng xuất nhập
khẩu, hay có tác động tới việc bán, phân phối, vận tải, bảo hiểm, lưu kho, giám định, trưng
bày, chế biến, pha trộn hay sử dụng hàng hoá theo cách nào khác sẽ được công bố khẩn
trương bằng cách nào đó để các chính phủ hay các doanh nhân biết. Các hiệp định có tác
động tới thương mại quốc tế đang có hiệu lực giữa chính phủ hay cơ quan chính phủ với
chính phủ hay cơ quan chính phủ của bất cứ bên ký kết nào cũng sẽ được công bố. Các quy
định của Điều này sẽ không yêu cầu bất cứ một bên ký kết nào phải điểm lộ thông tin mật
có thể gây trở ngại cho việc thực thi pháp luật, hoặc trái với quyền lợi chung hoặc gây tổn
hại quyền lợi thương mại chính đáng của một doanh nghiệp nào đó dù là quốc doanh hay tư
nhân.

2. Các Bên ký kết sẽ không thực thi trước khi công bố chính thức bất cứ biện pháp nào
có phạm vi áp dụng chung mang tính chất nâng suất thuế quan hay nâng các khoản thu khác
đánh vào hàng nhập thuộc diện đang thực hiện thống nhất và đã mặc định, hoặc áp đặt ở
mức cao hơn một yêu cầu, một hạn chế nhập khẩu hay hạn chế về chuyển tiền thanh toán
hàng nhập khẩu.

12
3. (a) Mỗi bên ký kết sẽ quản lý luật pháp, quy tắc, các quyết định hay quy chế đã nêu
tại khoản 1 của điều khoản này một cách thống nhất, vô tư và hợp lý.

(b) Mỗi bên ký kết sẽ duy trì hay thiết lập, sớm nhất có thể, các toà án và thủ tục về
chấp pháp, trọng tài hay hành chính cũng như các nội dung khác, có mục đích
xem xét và điều chỉnh khẩn trương các hành vi hành chính trong lĩnh vực hải
quan. Các cơ quan xét xử và các thủ tục đó sẽ độc lập với các cơ quan hành
chính được giao nhiệm vụ thực thi và các quyết định xét xử sẽ được các cơ quan
hành chính đó thi hành và có hiệu lực điều chỉnh hành vi chính quyền, trừ khi có
kháng án trong cùng thời hạn kháng án áp dụng với các nhà nhập khẩu; miễn là
cấp thẩm quyền trung ương của cơ quan đó có thể có phương thức để xem xét
lại vấn đề theo một quy trình khác nếu có lý do chính đáng để tin rằng quyết
định đó không đáp ứng các nguyên tắc pháp luật đã hình thành và thực tế vụ
việc.

(c) Các quy định của điểm (b) thuộc khoản này sẽ không yêu cầu phải triệt tiêu hay
thay thế các thủ tục có hiệu lực trên lãnh thổ của một bên ký kết vào ngày Hiệp
định này được ký kết mà trong thực tế đã xem xét khách quan và vô tư các hành
vi của chính quyền dẫu rằng các thủ tục đó không hoàn toàn hoặc về hình thức
không độc lập với các cơ quan được giao nhiệm vụ thực thi hành chính. Khi
được yêu cầu bất kỳ bên ký kết nào áp dụng chính sách biện pháp nêu trên sẽ
cung cấp cho Các Bên Ký Kết thông tin đầy đủ về các biện pháp đó, để Các
Bên Ký Kết có thể định đoạt rằng các thủ tục đó có đáp ứng các yêu cầu của
tiểu doạn này hay không.

Điều XI
Triệt tiêu chung các hạn chế định lượng

1. Không một sự cấm hay hạn chế nào khác ngoại trừ thuế quan và các khoản thu
khác, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp
khác sẽ được bất cứ một bên ký kết nào định ra hay duy trì nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh
thổ của bất kỳ bên ký kết nào hay nhằm vào việc xuất khẩu hay bán hàng để xuất khẩu đến
lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào.

2. Các quy định của khoản 1 trong điều khoản này sẽ không được áp dụng với các
trường hợp dưới đây:

(a) Cấm hay hạn chế xuất khẩu tạm thời áp dụng nhằm ngăn ngừa hay khắc phục
sự khan hiếm trầm trọng về lương thực hay các sản phẩm khác mang tính
trọng yếu đối với với Bên ký kết đang xuất khẩu;

(b) Cấm hay hạn chế xuất khẩu cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy chế
về phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trên thị trường quốc tế;

(c) Hạn chế nhập khẩu nông sản hay thuỷ sản dù nhập khẩu dưới bất cứ hình thức
nào nhằm triển khai các biện pháp của chính phủ được áp dụng:

13
(i) để hạn chế số lượng các sản phẩm nội địa tương tự được phép tiêu thụ
trên thị trường hay sản xuất, hoặc là nếu không có một nền sản xuất
trong nước đáng kể, thì để hạn chế số lượng một sản phẩm nội địa có thể
bị sản phẩm nhập khẩu trực tiếp thay thế; hoặc

(ii) để loại trừ tình trạng dư thừa một sản phẩm nội địa tương tự, hoặc nếu
không có nền sản xuất một sản phẩm nội địa tương tự, để loại trừ tình
trạng dư thừa một sản phẩm nhập khẩu trực tiếp thay thế, bằng cách
đem số lượng dư thừa để phục vụ một nhóm người tiêu dùng miễn phí
hay giảm giá dưới giá thị trường; hoặc

(iii) để hạn chế số lượng cho phép sản xuất với một súc sản mà việc sản xuất
lại phụ thuộc trực tiếp một phần hay toàn bộ vào một mặt hàng nhập
khẩu, nếu sản xuất mặt hàng đó trong nước tương đối nhỏ.

Bất cứ một bên ký kết nào khi áp dụng hạn chế nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào theo
nội dung điểm (c) của khoản này sẽ công bố tổng khối lượng hay tổng trị giá của sản phẩm
được phép nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định trong tương lai và mọi thay đổi về số
lượng hay trị giá nói trên. Hơn thế nữa, bất cứ sự hạn chế nào được áp dụng theo nội dung
mục (i) nói trên cũng không nhằm hạn chế tổng khối lượng nhập khẩu trong tương quan với
tổng khối lượng được sản xuất trong nước, so với tỷ trọng hợp lý có thể có trong điều kiện
không có hạn chế. Khi xác định tỷ trọng này bên ký kết đó cần quan tâm đúng mức tới tỷ
trọng đã có trong một thời gian đại diện trước đó hay quan tâm tới một nhân tố riêng biệt
nào đó có thể đã hay đang ảnh hưởng tới sản phẩm liên quan.

Điều XII*
Hạn chế để bảo vệ cán cân thanh toán

1. Không trái với quy định tại khoản 1 của Điều XI, bất cứ bên ký kết nào, để bảo vệ
tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán, có thể hạn chế số lượng hay trị giá hàng
hoá cho phép nhập khẩu, theo quy định tại các khoản dưới đây của điều khoản này.

2. (a) Các hạn chế nhập khẩu được định ra, duy trì hay mở rộng theo quy định của
điều khoản này sẽ không vượt quá mức cần thiết:

(i) để ngăn ngừa mối đe doạ hay để ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng dự
trữ ngoại hối.
(ii) trong trường hợp một bên ký kết có dự trữ ngoại hối rất thấp, để nâng dự
trữ ngoại hối lên một mức hợp lý.

Trong cả hai trường hợp cần có sự quan tâm đúng mức đến bất cứ nhân tố đặc biệt
nào có thể tác động đến dự trữ hay nhu cầu về dự trữ của một bên ký kết, trong đó có tín
dụng đặc biệt vay nước ngoài hay những nguồn khác có thể tiếp cận, nhu cầu sử dụng thích
hợp tín dụng hay các nguồn đó.

(b) Các bên ký kết khi áp dụng các hạn chế nêu tại đoạn (a) của khoản này sẽ nới
lỏng các hạn chế đó khi các điều kiện dẫn tới hạn chế được cải thiện, chỉ duy

14
trì các hạn chế đó ở mức độ các điều kiện đã nêu tại đoạn đó còn chứng minh
được sự cần thiết phải áp dụng. Họ sẽ loại bỏ các hạn chế khi các điều kiện
không còn chứng minh được việc định ra hay duy trì các biện pháp đó theo
như quy định tại điểm (a) đó.

3. (a) Các bên ký kết chấp nhận, trong khi thực hành chính sách trong nước, sẽ quan
tâm đúng mức đến nhu cầu duy trì hoặc lập lại sự thăng bằng cán cân thanh
toán trên một cơ sở lành mạnh và lâu dài và tới mong muốn tránh việc sử dụng
phi kinh tế các nguồn lực sản xuất. Các bên thừa nhận rằng nhằm đạt tới các
mục đích này, trong chừng mực cao nhất có thể cần vận dụng các biện pháp có
tính chất mở rộng thương mại hơn là các biện pháp ngăn cản thương mại.

(b) Các bên ký kết áp dụng các hạn chế theo điều khoản này có thể xác định tác
động của các hạn chế lên việc nhập khẩu các sản phẩm hay nhóm sản phẩm
khác nhau để ưu tiên cho việc nhập khẩu các sản phẩm trọng yếu hơn.

(c) Các bên ký kết áp dụng các hạn chế theo điều khoản này cam kết:

(i) tránh gây tổn hại không cần thiết cho quyền lợi thương mại và kinh tế của
bất kỳ bên ký kết nào.
(ii) không áp dụng các hạn chế nhằm ngăn ngừa bất hợp lý việc nhập khẩu bất
kỳ sản phẩm nào có số lượng thương mại tối thiểu, nếu loại trừ số lượng
đó có thể làm đảo lộn các kênh thương mại bình thường.

(d) Các bên ký kết thừa nhận rằng việc một bên ký kết áp dụng chính sách nội địa
hướng tới đạt được và tạo đủ công ăn việc làm và phát triển nguồn lực kinh tế
có thể dẫn tới việc bên ký kết đó có nhu cầu cao về nhập khẩu bao gồm cả
mối đe doạ với dự trữ ngoại hối như đã nêu tại khoản 2 (a) của điều khoản
này. Do vậy, một bên ký kết khi đã tuân thủ đầy đủ các quy định khác của
điều khoản này sẽ không phải huỷ bỏ hay điều chỉnh các hạn chế, bởi vì nếu có
sự điều chỉnh chính sách thì các các hạn chế áp dụng theo điều khoản này sẽ
trở thành không cần thiết.

4. (a) Bất kỳ bên ký kết nào khi áp dụng các hạn chế mới hay nâng mức hạn chế của
các biện pháp đang áp dụng sẽ tham vấn ngay (hoặc nếu có thể thì tham vấn
trước) Các Bên Ký Kết về tính chất của các khó khăn về cán cân thanh toán,
các biện pháp có thể được vận dụng thay thế và các tác động có thể của các
hạn chế với nền kinh tế của các bên ký kết khác.

(b) Các Bên Ký Kết sẽ xem xét lại, vào một ngày sẽ được các bên ký kết xác định
sau này, mọi hạn chế cho tới khi đó vẫn còn được áp dụng theo quy định của
điều khoản này. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày nêu trên, các bên ký kết còn
áp dụng các hạn chế với hàng nhập khẩu theo tinh thần của điều khoản này,
theo sẽ tiến hành tham vấn hàng năm với Các Bên Ký Kết vơi hình thức đã nêu
tại điểm (a) của khoản này.

(c) (i) Nếu khi tham vấn căn cứ theo quy định tại điểm (a) hoặc điểm (b) nêu

15
trên, Các Bên Ký Kết thấy rằng các hạn chế không tương thích với các
quy định tại điều khoản này hay các quy định của Điều VIII (với bảo lưu
phù hợp các quy định của điều XIV), họ sẽ chỉ ra tính chất bất cập và có
thể kiến nghị việc điều chỉnh các hạn chế cho phù hợp.
(ii) Nếu mặc dù đã tham vấn, Các Bên Ký Kết xác định rằng các hạn chế đã
được áp dụng dẫn tới trái nghiêm trọng với các quy định của Điều này
hoậc các quy định của Điều XIII (với các bảo lưu tại Điều XIV) và các
biện pháp đó dẫn tới làm thiệt hại hay đe doạ làm thiệt hại cho thương mại
của một bên ký kết, Các Bên Ký Kết sẽ thông báo ý kiến cho bên ký kết
đang áp dụng hạn chế biết đồng thời có khuyến nghị thích hợp để trong
một thời gian nhất định bên ký kết đó tuân thủ các quy định liên quan đã
nêu. Nếu bên ký kết đó vẫn không tuân thủ các khuyến nghị đó, Các Bên
Ký Kết có thể cho phép bất kỳ một bên ký kết nào bị ảnh hưởng của các
hạn chế đó được miễn bất kỳ nghĩa vụ nào đối với bên ký kết áp dụng hạn
chế đó, thuộc phạm vi của Hiệp định này được Các Bên Ký Kết coi là
thích hợp, tuỳ theo tình huống cụ thể.

(d) Các bên ký kết sẽ mời bất kỳ bên ký kết nào hiện đang áp dụng các hạn chế
theo tinh thần của điều khoản này, tham vấn khi một bên ký kết có yêu cầu và
thấy có biểu hiện áp dụng các hạn chế không phù hợp với các quy định của
điều khoản này hay của Điều XIII (với bảo lưu phù hợp các quy định của điều
XIV) và làm thiệt hại cho thương mại của một bên ký kết. Tuy nhiên, Các
Bên Ký Kết chỉ đưa ra đề nghị tham vấn chung khi thấy rằng tham vấn trực
tiếp giữa các bên ký kết có liên quan đã không thành. Nếu không đạt được
một thoả thuận tại các cuộc tham vấn với Các Bên Ký Kết và Các Bên Ký Kết
xác định rằng các hạn chế đã được áp dụng một cách không phù hợp với các
quy định nêu trên và dẫn tới thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại cho thương mại
của bên ký kết nào đặt vấn đề tham vấn, Các Bên Ký Kết sẽ khuyến nghị rút
bỏ hay điều chỉnh các hạn chế đó. Nếu các hạn chế không được rút bỏ hay
điều chỉnh trong thời hạn đã được Các Bên Ký Kết quy định đó, Các Bên Ký
Kết có thể miễn cho bên ký kết đã khởi đầu các thủ tục tham vấn các nghĩa vụ
thuộc phạm vi Hiệp định này được coi là thích đáng, tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể
được Các Bên Ký Kết xác định, đối với bên ký kết đang áp dụng các hạn chế.

(e) Khi tiến hành các thủ tục theo quy định của khoản này, Các Bên Ký Kết sẽ
tính đến mọi nhân tố bên ngoài có tính chất đặc biệt làm thiệt hại cho xuất
khẩu của bên ký kết đang áp dụng các hạn chế.*

(f) Những đánh giá nêu trên cần được tiến hành nhanh chóng và nếu có thể được
cần tiến hành trong vòng 60 ngày kể từ ngày bắt đầu tham vấn.

5. Trong trường hợp các hạn chế số lượng được áp dụng với hàng nhập khẩu theo tinh
thần của điều khoản này có tính chất kéo dài và có thể dẫn tới sự mất thăng bằng chung làm
giảm khối lượng thương mại quốc tế, Các Bên Ký Kết sẽ tiến hành thảo luận để xem xét
việc các biện pháp khác có thể được các bên ký kết đang có cán cân thanh toán chịu tác
động bất lợi hay các bên ký kết đang có cán cân thanh toán đặc biệt thuận lợi hoặc mọi tổ
chức liên chính phủ có khả năng thi hành nhằm xoá bỏ nguyên nhân căn bản của sự mất

16
thăng bằng cán cân đó. Khi được Các Bên Ký Kết mời, mỗi bên ký kết sẽ tham dự đàm
phán như đã nêu trên.

Điều XIII*
áp dụng các hạn chế số lượng một cách không phân biệt đối xử

1. Không một sự cấm hay hạn chế nào sẽ được bất kỳ một bên ký kết nào áp dụng với
việc nhập khẩu bất kỳ một sản phẩm nào có xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết khác
hay với một sản phẩm xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ một bên ký kết khác, trừ khi những
sự cấm đoán hạn chế tương tự cũng được áp dụng với sản phẩm tương tự có xuất xứ từ một
nước thứ ba hay với một sản phẩm tương tự xuất khẩu đi một nước thứ ba.

2. Khi áp dụng các hạn chế với nhập khẩu một sản phẩm nào đó, các bên ký kết sẽ cố
gắng đạt đến sự phân bổ về thương mại sản phẩm đó gần nhất với thực trạng thương mại
của sản phẩm đó mà các bên ký kết khác nhau có thể có được trong hoàn cảnh không có
các hạn chế đó, và các bên ký kết sẽ tuân thủ các quy định sau:

(a) Khi có thể tiến hành được, tổng hạn ngạch cho phép nhập khẩu (dù có phân bổ
giữa cho các nhà cung cấp hay không) sẽ được xác định và công bố theo quy
định của điểm b) khoản 3 của Điều này.

(b) Khi không thể xác định được tổng hạn ngạch, các hạn chế có thể được áp
dụng bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu không có tổng khối lượng.

(c) Trừ khi vận dụng hạn ngạch phân bổ phù hợp với điểm d) thuộc khoản này,
các bên ký kết sẽ không đưa ra quy định rằng giấy phép nhập khẩu được sử
dụng để nhập khẩu một sản phẩm xác định có xuất xứ từ một nước hay một
nguồn cụ thể nào.

(d) Trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước cung cấp, bên ký
kết đang áp dụng hạn ngạch có thể thoả thuận với các bên ký kết có quyền lợi
đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm đó về mức được phân bổ. Trong những
trường hợp phương thức nêu trên không hợp lý, bên ký kết nói trên sẽ phân
chia hạn ngạch thành các phần tương ứng cho các bên ký kết có quyền lợi
đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm đó theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên ký
kết trong nhập khẩu một hàng đó trong một thời kỳ trước đó có tính đại diện,
có tính đến mọi nhân tố đặc biệt có thể tác động đến thương mại của sản phẩm
đó. Không một điều kiện hay thủ tục riêng nào mang tính chất ngăn cản một
bên ký kết sử dụng hết phần hạn ngạch đã được phân bổ, được đặt ra với điều
kiện hàng được nhập khẩu trong thời hạn đã quy định trong giấy phép sử dụng
hạn ngạch.

3. (a) Trong trường hợp áp dụng việc cấp phép nhập khẩu khi hạn chế nhập khẩu,
khi các bên ký kết quan tâm tới việc nhập khẩu sản phẩm nói trên có yêu cầu,
bên ký kết đang áp dụng hạn chế sẽ cung cấp các thông tin hữu ích liên quan
tới việc áp dụng các hạn chế, các giấy phép đã cấp trong thời gian gần đó và

17
việc phân bổ giấy phép giữa các nước cung cấp, tuy nhiên không phải cung
cấp tên các nhà nhập khẩu hay nhà cung cấp.

(b) Trong trường hợp hạn chế nhập khẩu thông qua hạn ngạch, bên ký kết đang áp
dụng hạn chế sẽ công bố tổng khối lượng và tổng trị giá của sản phẩm được
phép nhập khẩu trong thời kỳ sắp tới cũng như công bố mọi thay đổi liên quan.
Nếu một sản phẩm nào đó đang trên đường vận chuyển khi việc hạn chế được
công bố, hàng hoá sẽ không bị từ chối nhập khẩu khi tới cảng. Tuy nhiên được
phép khấu trừ, trong chừng mực có thể, trong số lượng cho phép nhập khẩu
trong thời kỳ có hạn chế số lượng nêu trên và nếu cần, khấu trừ trong số
lượng cho phép nhập khẩu vào thời kỳ tiếp theo. Ngoài ra nếu một bên ký kết,
theo thông lệ, miễn áp dụng hạn chế sản phẩm với các sản phẩm được hoàn
thành thủ tục hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố Danh mục hạn
chế được coi là thoả mãn hoàn toàn các quy định của điểm này.

(c) Trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước cung cấp, bên ký
kết áp dụng hạn chế sẽ thông báo trong thời hạn ngắn nhất tất cả các bên ký
kết quan tâm đến việc cung cấp sản phẩm liên quan về phần hạn ngạch được
phân bổ cho các nước cung cấp khác nhau, tính theo khối lượng và trọng
lượng, thời hạn có hiệu lực và công bố mọi thông tin hữu ích liên quan.

4. Với các hạn chế áp dụng phù hợp với khoản 2 d) của Điều này hay khoản 2 c) của
Điều XI, trước tiên Bên ký kết áp dụng các hạn chế tự mình chọn thời kỳ đại diện cho mỗi
sản phẩm cũng như bất kỳ nhân tố đặc biệt nào tác động đến thương mại của sản phẩm đó.
Tuy nhiên, khi một Bên ký kết có quyền lợi đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm đó yêu
cầu hay Các Bên Ký Kết có yêu cầu, bên ký kết nói trên sẽ tham vấn không chậm trễ với
bên ký kết kia hoặc Các Bên Ký Kết về việc cần xem xét lại tỷ lệ phần trăm đã phân bổ hay
thời kỳ đại diện đã được chọn hay đánh giá về các nhân tố đặc biệt mới đã được đưa vào
tính toán, hay loại bỏ các điều kiện, thủ tục, hay các quy định khác được đưa ra một cách
đơn phương và có liên quan tới việc phân bổ hạn ngạch cho thích hợp hay việc sử dụng hạn
ngạch không bị hạn chế.

5. Các quy định của Điều này cũng được áp dụng với hạn ngạch thuế quan được một
bên ký kết đặt ra hay duy trì; hơn nữa, trong chừng mực có thể, các nguyên tắc này cũng
được áp dụng với các biện pháp hạn chế xuất khẩu.

Điều XIV*
Ngoại lệ của quy tắc không phân biệt đối xử

1. Một bên ký kết đang áp dụng các hạn chế theo điều XII hoặc theo điểm B của điều
XVIII, khi vận dụng các hạn chế này có thể làm trái các quy định tại điều XIII trong chừng
mực làm trái có tác động tương ứng với các hạn chế về thanh toán và chuyển tiền liên quan
tới các giao dịch quốc tế vãng lai mà bên ký kết đó được phép vận dụng cùng với hay theo
quy định của điều XIV Điều lệ Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF), hoặc theo các quy định tương
ứng của một Hiệp định đặc biệt được ký kết chiểu theo khoản 6 của điều XV*.

2. Một bên ký kết đang áp dụng các hạn chế nhập khẩu theo điều XII hoặc theo điểm

18
B của điều XVIII khi được sự thoả thuận của Các Bên Ký Kết có thể tạm thời làm trái với
các quy định của điều XIII với một phần nhỏ trong tổng lượng ngoại thương của mình nếu
mặt lợi đem lại cho bên ký kết đó hay các bên ký kết liên quan vượt một cách đáng kể trên
mức độ thiệt hại do việc làm trái có thể gây ra cho các bên ký kết khác*.

3. Các quy định của điều XIII không ngăn cản một nhóm lãnh thổ trong khuôn khổ của
Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF), sử dụng chung một hạn ngạch tại IMF, áp dụng các hạn chế
nhập khẩu với các nước ngoài nhóm mà không hạn chế các trao đổi giữa họ với nhau, phù
hợp với các quy định của điều XII hoặc của điểm B) điều XII, với điều kiện và xét về các
mặt khác phải phù hợp với các quy đinh của điều XIII.

4. Các quy định của điều XI và XV hoặc của điểm B) điều XIII của Hiệp định này
không ngăn cản một một bên ký kết đang áp dụng các hạn chế nhập khẩu phù hợp với các
quy định của điều XII hoặc của mục B điều XIII, áp dụng các biện pháp nhằm định hướng
xuất khẩu nhằm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cần có mà không trái với quy định của điều
XIII.

5. Các quy định của điều XI và XV hoặc của điểm B điều XIII của Hiệp định này
không ngăn cản một một bên ký kết áp dụng:

a) các hạn chế số lượng có tác dụng tương ứng với các hạn chế ngoại hối đươc
phép áp dụng theo tinh thần của điểm 3b) điều VII của Điều lệ Quỹ Tiền Tệ
Quốc tế ( (IMF);

b) hoặc các hạn chế số lượng phù hợp với các thoả thuận ưu đãi đã dự kiến tại
Phụ lục A của Hiệp định này, trong khi chờ đợi kết quả của chính sách cuộc
thương lượng nêu tại phụ lục đó.

Điều XV
Các thoả thuận về ngoại hối

1. Các Bên Ký Kết sẽ cố gắng phối hợp với Quỹ Tiền Tệ Quốc tế nhằm duy trì chính
sách có sự điều phối chung về những vấn đề ngoại hối thuộc thẩm quyền của Quỹ Tiền Tệ
Quốc tế (IMF) và các hạn chế số lượng hay các biện pháp thương mại khác thuộc thẩm
quyền của Các Bên Ký Kết.

2. Trong mọi trường hợp khi Các Bên Ký Kết cần xem xét hay giải quyết những vấn đề
có liên quan tới dự trữ tiền tệ, tới cán cân thanh toán hay các quy định có liên quan tới ngoại
hối, Các Bên sẽ tham vấn chặt chẽ với Quỹ. Trong quá trình tham vấn, Các Bên Ký Kết sẽ
chấp nhận kết luận của Quỹ về thực tế hay số liệu về dự trữ ngoại hối hay cán cân thanh
toán; Các Bên cũng sẽ chấp nhận kết luận của quỹ về tính phù hợp của các biện pháp về
ngoại hối đã được một bên ký kết vận dụng, so với Điều lệ của Quỹ hay các quy định của
hiệp định đặc biệt được ký kết giữa bên ký kết đó và Các Bên Ký Kết. Khi phải có quyết
định cuối cùng trong trường hợp cần xem xét đến các tiêu thức nêu tại điểm a) khoản 2 điều
XII hoặc khoản 9 điều XVIII, Các Bên Ký Kết sẽ chấp nhận các kết luận của Quỹ riêng về
các yếu tố để xác định liệu dự trữ ngoại hối của một bên ký kết đã có sự suy giảm nghiêm
trọng hay không, liệu hiện dự trữ đó có đang ở mức rất thấp hay không hay dự trữ đang

19
tăng dần với mức hợp lý, cũng như những mặt tài chính của các vấn đề mà Các Bên sẽ xem
xét trong các trường hợp tương tự.

3. Các Bên Ký Kết sẽ cùng Quỹ thoả thuận về thủ tục tham vấn như đã nêu tại khoản 2
điều khoản này.

4. Các bên ký kết sẽ không áp dụng các biện pháp ngoại hối trái với mục tiêu được quy
định tại Hiệp định này và mọi biện pháp thương mại trái với mục tiêu được quy định tại Điều
lệ của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế).

5. Nếu vào một thời điểm nào đó Các Bên Ký Kết cho rằng một bên ký kết đang áp
dụng các hạn chế về thanh toán và về chuyển tiền liên quan tới nhập khẩu, không phù hợp
với những ngoại lệ về hạn chế số lượng đã dự kiến tại Hiệp định này, Các Bên sẽ gửi báo
cáo tới Quỹ.

6. Mọi bên ký kết không phải thành viên của Quỹ sẽ phải tham vấn và trở thành thành
viên của Quỹ trong thời hạn do Các Bên Ký Kết xác định hoặc nếu không sẽ phải thoả
thuận với Các Bên Ký Kết một hiệp định đặc biệt về ngoại hối. Một bên ký kết khi không
còn là thành viên của Quỹ sẽ phải ký ngay với chính Các Bên Ký Kết một hiệp định đặc biệt
về ngoại hối. Mọi hiệp định đặc biệt về ngoại hối được một bên ký kết ký theo nội dung của
khoản này sẽ có hiệu lực là một bộ phận của các cam kết ràng buộc bên ký kết đó theo các
điều khoản của Hiệp định này.

7. a) Mọi Hiệp dịnh đặc biệt về ngoại hối ký kết giữa một bên ký kết và Các Bên
Ký Kết theo tinh thần khoản 6 của điều khoản này sẽ có các điều khoản mà
Các Bên Ký Kết thấy cần thiết để các biện pháp về ngoại hối được bên ký kết
đó áp dụng sẽ không trái với nội dung Hiệp định này.

b) Các điều khoản của một hiệp định như vậy nhìn chung sẽ không áp đặt với
một bên ký kết những nghĩa vụ hạn chế hơn các nghĩa vụ của các thành viên
Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) theo điều lệ của Quỹ.

8. Mỗi bên ký kết không phải là thành viên của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) sẽ cung
cấp cho Các Bên Ký Kết mọi thông tin mà Các Bên có thể yêu cầu trong khuôn khổ chung
của mục 5 điều VIII điều lệ Quỹ, nhằm thực hiện các chức năng của mình nêu tại Hiệp định
này.

9. Không một quy định nào của Hiệp định này nhằm ngăn cấm:

a) một bên ký kết áp dụng các biện pháp kiểm soát hay hạn chế về ngoại hối phù
hợp với Điều lệ của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) hoặc hiệp định đặc biệt ký kết
giữa bên ký kết đó với Các Bên Ký Kết;

b) cũng như việc một bên ký kết áp dụng các hạn chế hay kiểm soát với xuất
khẩu hay nhập khẩu, ngoài các tác động được phép nêu tại điều XI, XII, XIII
và XV, chỉ có tác dụng đảm bảo thực thi việc kiểm soát hay hạn chế có tính
chất như vậy.

20
Điều XVI
Trợ cấp

Điểm A - Trợ cấp nói chung

1. Nếu bất kỳ bên ký kết nào hiện dành hay duy trì trợ cấp, bao gồm mọi hình thức hỗ
trợ thu nhập hay trợ giá, trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động làm tăng xuất khẩu một sản
phẩm từ lãnh thổ của bên ký kết đó hay làm giảm nhập khẩu vào lãnh thổ của mình, bên ký
kết đó sẽ thông báo bằng văn bản cho Các Bên Ký Kết về mức độ, tính chất của việc trợ
cấp đó, các tác động để có cơ sở đánh giá số lượng của sản phẩm hay các sản phẩm xuất
khẩu hay nhập khẩu chịu tác động của trợ cấp đó và đánh giá hoàn cảnh dẫn đến nhu cầu
cần phải trợ cấp. Trong mọi trường hợp, khi xác định được việc trợ cấp đó gây ra hay đe
doạ gây ra tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của một bên ký kết khác, khi được yêu cầu, bên
ký kết đang áp dụng trợ cấp sẽ cùng bên ký kết kia hoặc các bên ký kết có liên quan hoặc
Các Bên Ký Kết thảo luận khả năng hạn chế trợ cấp.

Mục B - Các quy định bổ sung về trợ cấp xuất khẩu.

2. Các Bên Ký Kết thừa nhận rằng việc một bên ký kết có trợ cấp cho xuất khẩu một
sản phẩm có thể dẫn tới hậu quả gây thiệt hại cho các bên ký kết khác, dù là với nước nhập
khẩu hay xuất khẩu; và rằng việc đó có thể gây rối loạn không thuận tới quyền lợi thương
mại thông thường và gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu được đề ra trong Hiệp
định này.

3. Do vậy, các bên ký kết phải cố gắng tránh sử dụng trợ cấp xuất khẩu đối với các sản
phẩm sơ cấp. Tuy nhiên, nếu một bên ký kết cho hưởng trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp dưới
một hình thức nào đó, có tác dụng tăng xuất khẩu một sản phẩm sơ cấp từ lãnh thổ của
mình, trợ cấp đó cũng không được áp dụng để dẫn tới việc tăng thị phần của bên áp dụng
trợ cấp lên trên mức hợp lý của tổng xuất khẩu sản phẩm đó trong thương mại quốc tế, có
tính đến thị phần đã có của bên ký kết đó trong một thời kỳ có tính đại diện trước đó cũng
như mọi nhân tố đặc biệt có thể tác động đến thương mại sản phẩm đó.*

4. Ngoài ra, kể từ năm ngày 1 tháng 1 năm 1958 hay vào thời hạn sớm nhất sau ngày
đó, các bên ký kết sẽ ngừng việc trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp cho xuất khẩu dưới bất kỳ
hình thức nào cho bất kỳmột sản phẩm nào có tác dụng giảm giá bán xuất khẩu sản phẩm
này xuống dưới mức giá bán sản phẩm tương tự cho người mua trên thị trường trong nước.
Từ nay tới ngày 31 tháng 12 năm 1957, không một bên ký kết nào mở rộng diện thực thi trợ
cấp như trên quá mức đã áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 1955, bằng cách áp dụng trợ cấp
mới hay mở rộng diện trợ cấp hiện hành.

5. Các Bên Ký Kết sẽ định kỳ tiến hành xem xét tổng thể việc thực thi các quy định của
điều khoản này nhằm xác định, rút kinh nghiệm, xem các quy định đó có thực sự đóng góp
hữu hiệu cho việc thực hiện mục tiêu của Hiệp định này và có cho phép thực sự tránh được
việc trợ cấp gây tổn hại nghiêm trọng tới thương mại hay tới quyền lợi của các bên ký kết.

Điều XVII

21
Doanh nghiệp thương mại nhà nước

1.* a) Mỗi bên ký kết cam kết rằng khi lập ra một doanh nghiệp thương mại nhà
nước, khi phân bổ hoặc dành cho một doanh nghiệp độc quyền hay đặc quyền
thương mại* theo luật pháp hay trong thực tế, doanh nghiệp đó khi tiến hành
mua bán thông qua xuất khẩu hay nhập khẩu sẽ tuân thủ các nguyên tắc chung
về không phân biệt đối xử đã nêu trong Hiệp định này đối với các biện pháp
của chính phủ tác động tới hoạt động nhập khẩu hay xuất khẩu của các doanh
nghiệp tư nhân.

b) Các quy định của điểm a) thuộc khoản này phải được hiểu là đòi hỏi các doanh
nghiệp nói trên nhìn nhận đúng mức các quy định khác của Hiệp định này và
khi tiến hành mua bán như vậy chỉ xem xét quyết định chỉ căn cứ vào các tiêu
chí thương mại* như giá cả, chất lượng, kả năng sẵn có, khả năng cung cấp,
vận tải và các điều kiện mua bán khác, cũng như được hiểu là phải dành cho
các doanh nghiệp của các bên ký kết khác khả năng thích hợp tham gia vào
hoạt động mua bán này trong các điều kiện tự do cạnh tranh và phù hợp với
tập quán thương mại thông thường.

c) Không một bên ký kết nào ngăn cản các doanh nghiệp (dù là doanh nghiệp
được đề cập ở điểm a) khoản này hay không chịu sự điều chỉnh của luật pháp
nước mình) hành động phù hợp với các nguyên tắc đã nêu tại điểm a) và điểm
b) của khoản này.

2. Các quy định của khoản 1 điều khoản này không áp dụng với việc nhập khẩu sản
phẩm dành cho tiêu dùng ngay hay cuối cùng được tiêu dùng bởi các cơ quan chính quyền
hay do chính quyền thanh toán mà không được bán lại hoặc được dùng để sản xuất hàng
hoá* nhằm mục đích bán lại. Với các hoạt động thương mại này mỗi bên ký kết sẽ dành sự
đãi ngộ công bằng với các bên ký kết khác.

3. Các bên ký kết thừa nhận rằng các doanh nghiệp thuộc loại được định nghĩa tại điểm
a) của khoản 1 điều khoản này có thể được sử dụng theo cách có thể dẫn tới gây trở ngại
nghiêm trọng cho thương mại, do vậy để đảm bảo cho sự phát triển của thương mại quốc tế,
vấn đề quan trọng là tiến hành đàm phán trên cơ sở có đi có lại và các bên cùng có lợi,
nhằm giới hạn hay giảm bớt các trở ngại đó.*

4. a) Các bên ký kết sẽ thông báo cho Các Bên Ký Kết các sản phẩm được nhập
khẩu hoặc xuất khẩu từ lãnh thổ của mình do các doanh nghiệp thuộc loại đã
định nghĩa tại tiểu mục 1 của điều khoản này tiến hành.

b) Bên ký kết đặt ra hay cho phép một sự độc quyền nhập khẩu một sản phẩm
không thuộc diện nhân nhượng (thuế quan) theo nội dung điều khoản II, khi
có yêu cẩu của một bên ký kết đang mua/bán ở mức đáng kể sản phẩm này, sẽ
thông báo cho Các Bên Ký Kết biết chênh lệch giá nhập khẩu của sản phẩm đó
trong một thời kỳ đại diện gần nhất và hoặc, khi có thể, cho biết giá bán ra của
sản phẩm đó.

22
c) Khi một bên ký kết có yêu cầu và có lý do để tin rằng quyền lợi của mình
trong khuôn khổ Hiệp định này đang bị tổn hại do hoạt động của các doanh
nghiệp thuộc loại đã định nghĩa tại điểm a) của khoản 1, Các Bên Ký Kết có
thể yêu cầu bên ký kết đang lập ra, duy trì hay cho phép một doanh nghiệp
như vậy cung cấp các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp đó liên quan
tới việc tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định này.

d) Các quy định của khoản này không buộc các bên ký kết phải điểm lộ các
thông tin không phổ biến mà nếu được điểm lộ sẽ gây khó khăn cho việc thực
thi pháp luật hay làm tổn hại đến quyền lợi thương mại chính đáng của những
doanh nghiệp nhất định.

Điều XVIII*

Trợ giúp của Nhà nước cho phát triển kinh tế

1. Các bên ký kết thừa nhận rằng các mục tiêu của Hiệp định này sẽ được thực hiện
thuận lợi hơn nhờ vào sự phát triển dần nền kinh tế của mỗi nước, nhất là trong trường hợp
các bên ký kết đang có một nền kinh tế chỉ đủ khả năng đảm bảo một mức sống thấp và
đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.*

2. Ngoài ra, các bên ký kết cũng thừa nhận rằng với các bên ký kết đã đề cập đến ở
khoản 1 có thể cần thực hiện các chương trình và chính sách phát triển kinh tế hướng tới
việc nâng cao mức sống chung của nhân dân, cần có các biện pháp bảo hộ hay các biện
pháp tác động đến nhập khẩu và chừng nào việc thực hiện các mục tiêu được nêu trong
Hiệp định này nhờ đó có thêm thuận lợi thì việc áp dụng các biện pháp như vậy còn là đúng
đắn. Các Bên cho rằng cần dự kiến trước những điều kiện thuận lợi cho các bên ký kết nói
trên để họ (1) có thể duy trì cơ cấu thuế quan có sự mềm dẻo đủ để có một sự bảo hộ thông
qua thuế quan cần thiết cho việc tạo dựng một ngành sản xuất nhất định* và kiến lập các
hạn chế số lượng nhằm bảo hộ cho cán cân thanh toán theo cách để có tính toán đầy đủ đến
mức nhu cầu nhập khẩu cao và ngày càng tăng có thể phát sinh do việc thực hiện các
chương trình phát triển kinh tế.

3. Các bên ký kết thừa nhận sau cùng rằng, với các thuận lợi bổ sung có được như nêu
taị mục A và B của điều khoản này, thông thường các quy định của Hiệp định này sẽ đủ
điều kiện để các bên ký kết đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên Các
Bên cũng thừa nhận rằng trong thực tế cũng có những trường hợp không thể đặt ra các biện
pháp tương thích với các quy định này, là biện pháp cho một bên ký kết đang phát triển kinh
tế dành sự giúp đỡ của Nhà nước cần có để tạo thuận lợi để tạo lập những ngành sản xuất
xác định có tác dụng nâng cao mức sống chung của nhân dân. Tại điểm C và D có quy định
thủ tục dành cho các trường hợp như vậy.

4. a) Do vậy tất cả các bên ký kết có nền kinh tế chỉ đảm bảo được một mức sống
thấp cho nhân dân* và đang ở chặng đầu của sự phát triển * có thể tạm thời
làm trái với các quy định của các điêù khoản khác thuộc Hiệp định này, nội
dung đã dự kiến tại các mục A, B, C của điều khoản này nhằm mục đích đó.

23
b) Mỗi bên ký kết có nền kinh tế đang phát triển nhưng không thuộc tiểu khoản
a) nêu trên có thể đề nghị Các Bên Ký Kết cho phép áp dụng theo quy định
của điểm D tại điều khoản này.

5. Các bên ký kết thừa nhận rằng thu nhập từ xuất khẩu của các bên ký kết có nền kinh
tế thuộc diện đã được mô tả ở điểm a) và b) của khoản 4 và thu nhập đó phụ thuộc vào một
số ít các sản phẩm sơ cấp có thể bị giảm nguồn thu nghiêm trọng do suy giảm xuất khẩu các
sản phẩm đó. Do vậy, khi xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp của bên ký kết đó bị ảnh hưởng
nghiêm trọng bởi các biện pháp được một bên ký kết khác áp dụng, bên ký kết đó có thể
vận dụng các quy định của điều XXII thuộc Hiệp định này để tham vấn.

6. Các Bên Ký Kết hàng năm sẽ xem xét lại tất cả các biện pháp được áp dụng theo
tinh thần các quy định của mục C và D của điều khoản này.

Mục A

7 a) Nếu một bên ký kết thuộc diện nêu tại điểm a của khoản 4 điều khoản này
thấy cần điều chỉnh hay rút bỏ các nhân nhượng thuế quan trong Biểu các nhân nhượng thuế
quan thuộc phụ lục của Hiệp định này để tạo thuận lợi cho việc tạo dựng một ngành sản
xuất xác định và nâng cao mức sống chung của nhân dân, bên ký kết đó sẽ thông báo cho
Các Bên Ký Kết biết và tiến hành đàm phán với bất kỳ bên ký kết nào ban đầu đã đàm phán
với mình về nhân nhượng thuế quan đó và với tất cả các bên ký kết được Các Bên Ký Kết
thừa nhận là có quyền lợi đáng kể liên quan. Nếu đạt được một thoả thuận giữa các bên ký
kết liên quan, việc điều chỉnh và rút bỏ nhân nhượng thuế quan trong Biểu các nhân nhượng
thuế quan (tương ứng trong phụ lục của Hiệp định này) không có trở ngại gì, nhằm thực
hiện thoả thuận nói trên, kể cả những điều chỉnh để bù đắp có phát sinh.

b) Nếu các bên không đạt được thoả thuận trong vòng sáu mươi ngày tính từ
ngày gửi thông báo như nêu tại điểm a) trên đây, bên ký kết đưa ra đề nghị có thể đưa vấn
đề ra trước Các Bên Ký Kết và Các Bên sẽ xem xét nhanh chóng. Nếu Các Bên Ký Kết thấy
rằng bên ký kết có đề nghị điều chỉnh hay rút bỏ nhân nhượng đã làm hết khả năng để đạt
tới một thoả thuận và sự đền bù đã đưa ra là thoả đáng, bên ký kết đó được quyền điều
chỉnh hay rút bỏ nhân nhượng, với điều kiện phải đồng thời thực thi sự đền bù. Nếu Các
Bên Ký Kết thấy rằng sự đền bù được bên ký kết có đề nghị điều chỉnh hay rút bỏ nhân
nhượng đưa là không thoả đáng, nhưng bên ký kết đó đã làm hết những gì hợp lý thuộc khả
năng của mình để có được một sự đền bù thoả đáng, bên ký kết đó có thể thực thi sự điều
chỉnh hay rút bỏ đó. Khi một biện pháp như vậy đã được áp dụng, mọi bên ký kết khác nói
ở điểm a) trên đây có thể điều chỉnh hay rút bỏ những nhân nhượng đáng kể tương ứng đã
đàm phán ban đầu với bên ký kết đã áp dụng các biện pháp nói trên*.

Mục B

8. Các bên ký kết thừa nhận rằng những bên ký kết thuộc diện nêu tại tiểu khoản a)
khoản 4 điều khoản này khi đang trong giai khoản phát triển nhanh để thăng bằng cán cân
thanh toán có thể gặp khó khăn chủ yếu bắt nguồn từ các cố gắng mở rộng thị trường trong
nước cũng như có sự không ổn định về ngoại hối.

24
9. Đề bảo vệ vị thế tài chính đối ngoại và bảo đảm đủ mức dự trữ ngoại hối nhằm thực
hiện các chương trình phát triển kinh tế, một bên ký kết thuộc diện nêu tại điểm a) của
khoản 4. điều khoản này có thể, với điều kiện đáp ứng các quy định của khoản 10 và 12,
điều chỉnh tổng mức nhập khẩu bằng cách giới hạn khối lượng và trị giá của hàng hoá được
phép nhập khẩu, với điều kiện là các hạn chế nhập khẩu đặt ra hay duy trì không quá mức
cần thiết.

a) để đối phó với sự suy giảm đáng kể dự trữ tiền tệ hay chấm dứt tình trạng này;
hoặc
b) để nâng mức dự trữ tiền tệ với tốc độ hợp lý, trong trường hợp dự trữ đó đang ở
mức thiếu hụt.

Trong cả hai trường hợp, cần phải tính đến mọi nhân tố đặc biệt có thể tác động đến
dự trữ tiền tệ của bên ký kết đó hay nhu câù của bên ký kết đó về dự trữ tiền tệ và nhất là
khi đang được sử dụng các khoản tín dụng đặc biệt hay nguồn khác, cần tính đến khả năng
sử dụng thích hợp các khoản tín dụng và các nguồn như vậy.

10. Khi áp dụng các hạn chế đó, bên ký kết nói trên có thể xác định tác động của các
biện pháp đó lên các sản phẩm khác nhau hay các chủng loại sản phẩm khác nhau sao cho
có sự ưu tiên với nhập khẩu các sản phẩm cần thiết để thực thi chính sách phát triển kinh tế
của mình; tuy nhiên các hạn chế phải được áp dụng sao cho tránh không làm tổn hại quyền
lợi kinh tế thương mại của bất kỳ bên ký kết nào khác một cách không cần thiết và không
gây trở ngại cho việc nhập khẩu những khối lượng hàng hoá có tính chất thương mại tối
thiểu thuộc bất cứ loại nào mà nếu ngừng nhập khẩu hoàn toàn sẽ dẫn đến trở ngại cho tiến
trình thương mại thông thường; ngoài ra, các hạn chế nói trên sẽ không được áp dụng dẫn
đến gây trở ngại cho việc nhập khẩu mẫu hàng trong thương mại hay hay với việc tuân thủ
các thủ tục liên quan tới bản quyền sáng chế, nhãn hàng, quyền tác giả hay các thủ tục
tương tự.

11. Khi thực hiện chính sách trong nước của mình, bên ký kết liên quan cũng phải tính
toán đúng mức đến sự cần thiết phải lập lại thăng bằng cán cân thanh toán dựa trên một cơ
sở lành mạnh bền vững và chú trọng sử dụng một cách kinh tế các nguồn lực sản xuất. Khi
tình trạng trên dần dần được cải thiện, bên ký kết đó sẽ giảm nhẹ dần các hạn chế được áp
dụng theo tinh thần của mục này và chỉ duy trì chúng ở mức cần thiết, có tính toán đến các
quy định của khoản 9 điều khoản này; bên ký kết đó sẽ loại bỏ các hạn chế khi tình huống
đó không chứng tỏ sự cần thiết phải duy trì các biện pháp đó nữa; Tuy nhiên không một bên
ký kết nào phải huỷ bỏ hay điều chỉnh các hạn chế với lý do là sự thay đổi trong chính sách
phát triển của mình đã làm mất tính cần thiết của các hạn chế đang áp dụng theo tinh thần
của điểm này*.

12. a) Bất kỳ bên ký kết nào đang áp dụng các hạn chế mới hay nâng mức chung
hạn chế so với trươc đó thông qua tăng cường đáng kể các biện pháp đã áp dụng theo tinh
thần của điểm này, ngay sau khi đã đưa ra các hạn chế mới hay tăng cường biện pháp hạn
chế, hoặc trong trường hợp có thể tham vấn trước khi tiến hành sẽ phải bắt đầu tham vấn
với Các Bên Ký Kết về tính chất các khó khăn đang tác động lên cán cân thanh toán và các
biện pháp điều chỉnh khác nhau dẫn đến lựa chọn các biện pháp đang áp dụng cũng như các
tác động có thể của các biện pháp đó với nền kinh tế của các bên ký kết khác.

25
b) Vào một ngày do Các Bên xác định sau, Các Bên Ký Kết sẽ xem xét lại mọi
hạn chế còn đang được áp dụng vào ngày đó. Khi hết thời hạn hai năm kể từ ngày nói trên,
các bên ký kết vẫn đang áp dụng các hạn chế theo tinh thần của điểm này sẽ tiến hành tham
vấn với Các Bên Ký Kết định kỳ khoảng nhưng không ngắn hơn hai năm theo phương thức
đã nêu tại điểm c) trên đây, theo chương trình sẽ do Các Bên Ký Kết xác định hàng năm;
Tuy nhiên trong thời hạn hai năm kể từ khi kết thúc tham vấn mang tính tổng thể theo bất
kỳ một quy định nào khác thuộc khoản này, không tiến hành một cuộc tham vấn nào sớm
hơn.

c) (i) Nếu trong khi tiến hành tham vấn với một bên ký kết đúng theo quy
định của điểm a) và điểm b) thuộc khoản này, Các Bên Ký Kết thấy rằng các hạn chế không
tương thích với các quy định tại điểm này hay không phù hợp với các quy định của điều XIII
(với các điều kiện quy định tại điều XIV), Các Bên sẽ chỉ ra những điểm còn khác biệt và có
thể đề xuất những điều chỉnh thích hợp với những hạn chế đang được áp dụng.

(ii) Tuy nhiên, nếu sau khi đã tham vấn, Các Bên Ký Kết xác định rằng
các hạn chế đang được áp dụng theo cách không phù hợp với các quy định của điểm này và
các quy định tại Điều khoản XIII (với các điều kiện quy định tại điều XIV) ở mức nghiêm
trọng và do vậy dẫn tới tổn hại hay đe doạ tổn hại tới thương mại của một bên ký kết, Các
Bên sẽ thông báo cho bên ký kết đang áp dụng hạn chế và có khuyến nghị thích hợp nhằm
đảm bảo việc tuân thủ các quy định liên quan trong một thời hạn hợp lý. Nếu bên ký kết đó
không tuân thủ các khuyến nghị nói trên trong thời hạn đã định, Các Bên Ký Kết có thể cho
phép bên ký kết có nền thương mại bị tác động bởi các hạn chế đó khỏi bị ràng buộc với
mọi nghĩa vụ được tự xác định là thích hợp, đối với bên ký kết đang áp dụng hạn chế có tính
đến tình huống cụ thể.

d) Các Bên Ký Kết sẽ mời mọi bên ký kết hiện đang áp dụng hạn chế theo tinh
thần của mục này tiến hành tham vấn với Các Bên khi bất kỳ một bên ký kết nào đã xác
định rằng các hạn chế không tương thích với các quy định của mục này và các quy định tại
Điều XIII (với các điều kiện quy định tại Điều XIV) và nền thương mại của mình có bị tổn
hại. Tuy nhiên việc mời tham vấn chỉ tiến hành sau khi Các Bên Ký Kết nhận thấy rằng các
cuộc đàm phán trực tiếp giữa các bên ký kết liên quan đã không đạt kết quả. Nếu sau khi đã
tham vấn với Các Bên Ký Kết nhưng vẫn không đạt được thoả thuận, và một khi Các Bên
Ký Kết xác định được rằng việc áp dụng hạn chế không phù hợp các quy định nêu trên và
dẫn đến tổn hại hay đe doạ tổn hại cho thương mại của bên ký kết đã tiến hành thủ tục tham
vấn, Các Bên sẽ khuyến nghị huỷ bỏ hay điều chỉnh các hạn chế. Nếu các hạn chế không
được huỷ bỏ hay điều chỉnh trong thời hạn được Các Bên Ký Kết có thể xác định xác định,
Các Bên có thể cho phép bên ký kết đã tiền hành thủ tục tham vấn khỏi bị ràng buộc với
mọi nghĩa vụ được tự xác định là thích hợp, đối với bên ký kết đang áp dụng các hạn chế có
tính đến tình huống cụ thể.

e) Nếu một bên ký kết thấy một biện pháp đã được áp dụng với mình phù hợp
với câu cuối cùng của điểm c) ii và điểm d) của khoản này, thắy rằng việc Các Bên Ký Kết
miễn trách nghĩa vụ cho một bên ký kết như vậy làm hại đến việc thực hiện chương trình và
chính sách phát triển kinh tế của mình, trong vong 60 ngày từ ngày biện pháp nói trên được

26
áp dụng, bên ký kết đó có quyền thông báo bằng văn bản cho Thư ký điều hành* của Các
Bên Ký Kết biết ý định từ bỏ tham gia Hiệp định này. Sự từ bỏ đó có hiệu lực trong vòng
60 ngày kể từ ngày Thư ký điều hành nhận được thông báo nói trên.

f) Trong mọi tiến trình thực hiện đúng theo điều khoản này, Các Bên Ký Kết sẽ
tính một cách hợp thức đến các nhân tố đã nêu tại khoản 2 của điều khoản này. Những xác
định đã đề cập tại khoản này cần được tiến hành nhanh chóng và nếu có thể, trong thời hạn
60 ngày kể từ ngày bắt đầu tham vấn.

Mục C

13. Nếu một bên ký kết thuộc diện nêu tại điểm 4 a) của điều khoản này thấy rằng Nhà
nước cần có sự giúp đỡ tạo thuận lợi cho việc tạo dựng một ngành sản xuất nhất định* có
tác dụng nâng cao mức sống chung của nhân dân, nhưng lại không thể vận dụng được các
biện pháp thich hợp với các quy định của Hiệp định này, bên ký kết đó có quyền vận dụng
các quy định và thủ tục của điểm này*.

14. Bên ký kết đó thông báo cho Các Bên Ký Kết biết những khó khăn đặc biệt gặp
phải khi thực hiện mục tiêu nêu tại khoản 13 của điều khoản này và nêu rõ biện pháp tác
động tới nhập khẩu mà mình định áp dụng để khắc phục được các khó khăn nêu trên. Bên
ký kết đó sẽ không đưa vào áp dụng biện pháp đó trước khi hết thời hạn như nêu tại khoản
15 hoặc khoản 17, tuỳ theo từng trường hợp, hoặc nếu biện pháp đó ánh hưởng đến nhập
khẩu một sản phẩm đã đưa vào Biểu nhân nhượng thuế quan tương ứng thuộc phụ lục của
Hiệp định này, trừ khi được Các Bên Ký Kết chấp thuận phù hợp với các quy định của
khoản 18; tuy nhiên, nếu ngành sản xuất nhận sự giúp dỡ của Nhà nước đã đi vào hoạt
động, sau khi đã thông báo cho Các Bên Ký Kết biết, bên ký kết đó có thể có các biện pháp
cần thiết để tránh nhập khẩu (các) sản phẩm liên quan không vượt quá mức bình thường*,
trong thời gian đó.

15. Nếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo về biện pháp nói trên, Các Bên Ký
Kết không mời bên ký kết đó tham vấn với Các Bên*, bên ký kết đó có thể làm trái với các
quy định của Hiệp định này, áp dụng với vấn đề cụ thể này, và áp dụng biện pháp đã dự kiến
trong chừng mực cần thiết.

16. Nếu Các Bên Ký Kết*có yêu cầu tham vấn, bên ký kết đó sẽ tham vấn với Các Bên
về đối tượng của biện pháp đã dự kiến, về các biện pháp khác nhau có thể lựa chọn trong
khuôn khổ của Hiệp định này, cũng như các tác động có thể có của biện pháp đã dự kiến
với quyền lợi thương mại hay quyền lợi kinh tế của các bên ký kết khác. Nếu sau khi đã
tham vấn, Các Bên Ký Kết nhận thấy rằng trong thực tế không thể đưa ra biện pháp tương
thich với các quy định khác của Hiệp định này để thực hiện mục tiêu đã xác định tại khoản
13 điều khoản này và nếu được Các Bên chấp nhận* biện pháp đã dự kiến, bên ký kết đó
được miễn các nghĩa vụ thuộc các Điều khoản khác của Hiệp định này áp dụng với vấn đề
cụ thể này trong chừng mực cần thiết để thực thi biện pháp đó.

17. Nếu trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi thông báo về biện pháp đã đự kiến, phù
hợp với các quy định của khoản 14 điều khoản này, Các Bên Ký Kết không bày tỏ ý kiến

27
với biện pháp đã dự kiến, bên ký kết liên quan có thể áp dụng biện pháp đó sau khi đã thông
báo cho Các Bên Ký Kết biết.

18. Nếu biện pháp dự kiến đó ảnh hưởng đến một sản phẩm thuộc Biểu cam kết tương
ứng trong phụ lục của Hiệp định này, bên ký kết liên quan sẽ tiến hành tham vấn với bất kỳ
bên ký kết nào khác đã tham gia đàm phán về nhân nhượng đó và bất kỳ bên ký kết nào
khác có quyền lợi đáng kể liên quan tới nhân nhượng thuế quan đó được Các Bên Ký Kết
thừa nhận. Các Bên sẽ thể hiện sự đồng ý* với biện pháp dự kiến nếu họ thừa nhận rằng
trong thực tế không thể áp dụng những biện pháp tương thích với các quy định của Hiệp
định này để thực hiện các mục tiêu đã xác định tại khoản 13 của điều khoản này và nếu Các
Bên có sự đảm bảo rằng:

(a) đã đạt được một thoả thuận với các bên ký kết liên quan sau khi tham vấn như
đã nêu trên,

(b) hoặc nếu không đạt được thoả thuận nào trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Các
Bên Ký Kết nhận được thông báo như quy định tại khoản 14, bên ký kết vận
dụng các quy định của điều khoản này đã làm tất cả những gì hợp lý, có thể làm
được để đạt tới một thoả thuận như vậy và quyền lợi của các bên ký kết khác đã
được bảo vệ đúng mức*.

Bên ký kết vận dụng các quy định của mục này đến lúc đó được miễn các nghĩa vụ theo các
quy định của các điều khoản khác của Hiệp định này áp dụng với nội dung của vấn đề cụ
thể nói đến ở đây, trong chừng mực cần thiết để tiến hành biện pháp đã nêu.

19 Nếu một biện pháp đã dự kiến thuộc loại đã định nghĩa ở khoản 13 của điều khoản
này liên quan tới một ngành sản xuất trong thời kỳ đầu đã được tạo điều kiện thuận lợi nhờ
vào sự bảo hộ phụ trợ có được do các hạn chế được bên ký kết đó áp dụng nhằm bảo hộ sự
thăng bằng cán cân thanh toán theo quy định của Hiệp định này áp dụng vào vấn đề cụ thể
liên quan, bên ký kết đó có thể vận dụng các quy định và thủ tục của mục này, với điều kiện
bên đó không áp dụng các biện pháp dự kiến khi chưa được các bên ký kết* tán thành*.

20. Không một quy định nào của các khoản trước thuộc mục này cho phép làm trái các
quy định của các Điều thứ nhất, II, XIII của Hiệp định này. Các bảo lưu của khoản 10 của
điều khoản này có hiệu lực với mọi hạn chế là đối tượng điều chỉnh của điểm này.

21. Trong thời kỳ một biện pháp được áp dụng theo quy định của khoản 17 điều khoản
này, vào bất kỳ lúc nào, bất kỳ bên ký kết nào chịu tác động đáng kể của biện pháp đó
cũng có thể tạm ngừng việc cho bên ký kết đã vận dụng các quy định của mục này hưởng
những nhân nhượng hay được miễn những nghĩa vụ đáng kể tương đương trong phạm vi
Hiệp định này và không bị Các Bên Ký Kết có ý kiến ngược lại, với điều kiện có sự báo
trước dành cho Các Bên Ký Kết một thời hạn 60 ngày, không chậm hơn sáu tháng kể từ
ngày biện pháp được áp dụng hay điều chỉnh nhằm vào bên ký kết chịu tổn hại đó. Bên ký
kết này sẽ tạo điều kiện để tham vấn phù hợp với các quy định của điều XXII của Hiệp định
này.

Mục D

28
22. Bất kỳ bên ký kết nào thuộc diện nêu tại điểm 4 b) điều khản này và để tạo thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế của mình mong muốn kiến lập một biện pháp thuộc loại nêu tại
khoản 13 điều khoản này về việc tạo lập một ngành sản xuất nhất định, có quyền đề nghị
Các Bên Ký Kết thông qua một biện pháp như vậy. Các Bên Ký Kết sẽ nhanh chóng tham
vấn với bên ký kết đó và trong quá trình ra quyết định họ sẽ căn cứ vào nội dung đã quy
định tại khoản 16. Nếu được Các Bên Ký Kết* đồng tình với biện pháp nêu trên, bên ký kết
đó sẽ được miễn các nghĩa vụ nêu tại các Điều khoản khác của Hiệp định này, trong chừng
mực cần thiết để tiến hành biện pháp đã nêu. Nếu biện pháp dự kiến tác động đến một sản
phẩm là đói tượng của nhân nhượng thuế quan trong Biểu tương ứng kèm theo phụ lục của
Hiệp định này, các quy định của khoản 18 sẽ có hiệu lực.*

23. Mọi biện pháp áp dụng theo tinh thần của mục này phải phù hợp với các quy định
của khoản 20 điều khoản này.

Điều XIX

Biện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nhất định

1. a) Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả
của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo
Hiệp định này, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng
gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng
cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong
nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ
hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để
ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó.

b) Nếu một bên ký kết đã chấp nhận một sự nhân nhượng liên quan tới một sự
ưu đãi và sản phẩm là đối tượng ưu đãi được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết có tình
huống như nêu tại điểm a) của khoản này tới mức mà nhập khẩu đó đã gây tổn hại hoặc đe
doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp
cạnh tranh là các nhà sản xuất trên lãnh thổ của bên ký kết đang được hưởng hay đã được
hưởng sự ưu dãi đó, bên ký kết này có thể đề nghị bên ký kết đang nhập khẩu và bên ký kết
đang nhập khẩu có quyền tạm ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ
hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để
ngăn ngừa và khắc phục tổn hại đó.

2. Trước khi một bên ký kết áp dụng những biện pháp phù hợp với các quy định của
khoản đầu điều khoản này, bên đó sẽ thông báo trước bằng văn bản sớm nhất có thể cho
Các Bên Ký Kết biết. Bên ký kết đó sẽ dành cho Các Bên Ký Kết cũng như các bên ký kết
khác với tư cách là nước xuất khẩu các sản phẩm nói trên cơ hội cùng xem xét các biện
pháp được dự kiến áp dụng. Nếu thông báo về một nhân nhượng liên quan tới một ưu đãi,
trong thông báo sẽ nêu rõ tên bên ký kết đã đề nghị áp dụng biện pháp đó. Trong các hoàn
cảnh khó khăn mà mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến những hậu quả khó có thể khắc phục được,
các biện pháp đã dự kiến tại khoản đầu tiên của điều khoản này có thể được tạm thời áp
dụng mà không cần tham vấn trước, với điều kiện là tham vấn được tiến hành ngay sau khi

29
các biện pháp được áp dụng.

3. a) Nếu các bên ký kết liên quan không đi đến nhất trí, bên ký kết đề nghị áp
dụng và duy trì biện pháp đó có quyền tiếp tục hành động. Nếu hành động đó được áp dụng
hay tiếp tục được áp dụng, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày các biện pháp được áp dụng
và sau 30 ngày kể từ khi Các Bên Ký Kết nhận được thông báo trước bằng văn bản, các
bên ký kết chịu tác động của các biện pháp đó có quyền ngừng không cho thương mại của
bên ký kết đang áp dụng các biện pháp đó hoặc trong trường hợp đã dự liệu tại điểm b) của
khoản đầu tiên điều khoản này không cho thương mại của bên ký kết đã yêu cầu áp dụng
các biện pháp đó hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ tương ứng đáng kể khác
thuộc Hiệp định này và việc ngừng đó sẽ không bị Các Bên Ký Kết phản đối.

b) Không làm tổn hại đến các quy định của điểm a) thuộc khoản này, nếu các
biện pháp đã áp dụng theo tinh thần khoản 2 điều khoản này, không có tham vấn trước, gây
thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước, trên lãnh
thổ của một bên ký kết khác chịu tác động của các biện pháp đó, khi mỗi sự chậm trễ có thể
gây ra những thiệt hại khó có thể khắc phục được, bên ký kết này có quyền ngừng cho
hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ khác trong thời hạn cần thiết để ngăn ngừa
hay khắc phục thiệt hại đó, có hiệu lực ngay từ khi các biện pháp nói trên được áp dụng hay
trong suốt thời kỳ tham vấn.

Điều XX
Các ngoại lệ chung

Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách tạo ra công cụ
phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra
một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế, không có quy định nào trong Hiệp định này
được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp:
a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng;
b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hay thực
vật;
c) liên quan đến xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc;
d) cần thiết để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với các
quy định của Hiệp định này, ví dụ như các quy định liên quan tới việc áp dụng
các biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độc quyền tuân thủ
đúng theo khoản 4 Điều II và Điều XVII, liên quan tới bảo hộ bản quyền,
nhãn hiệu thương mại và quyền tác giả và các biện pháp thích hợp để ngăn
ngừa các hành vi thương mại gian lận;
e) liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân;
f) áp đặt để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ;
g) liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các biện
pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước;
h) được thi hành theo nghĩa vụ của một hiệp định liên chính phủ về một hàng hoá
cơ sở ký kết phù hợp với các tiêu thức đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị

30
Các Bên phản đối hay chính hiệp định đó đã trình ra Các Bên Ký Kết và không
bị các bên bác bỏ.*
i) bao hàm các hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu do trong nước sản xuất và cần
thiết có đủ số lượng thiết yếu nguyên liệu đó để đảm bảo hoạt động chế tác
trong thời kỳ giá nội được duy trì dưới giá ngoại nhằm thực hiện một kế hoạch
ổn định kinh tế của chính phủ, với bảo lưu rằng các hạn chế đó không dẫn tới
tăng xuất khẩu hay tăng cường mức bảo hộ với ngành công nghiệp trong nước
và không vi phạm các quy định của Hiệp định này về không phân biệt đối xử;
j) thiết yếu để có được hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm trong
cả nước hay tại một địa phương; tuy nhiên các biện pháp đó phải tương thích
với các nguyên tắc theo đó mỗi bên ký kết phải có một phần công bằng trong
việc quốc tế cung cấp các sản phẩm đó và các biện pháp không tương thích
với các quy định khác của Hiệp định này sẽ được xoá bỏ ngay khi hoàn cảnh
dẫn tới lý do áp dụng đã không còn tồn tại nữa. Ngày 30 tháng 6 năm 1960 là
muộn nhất Các Bên Ký Kết sẽ xem xét lại tính cần thiết của quy định thuộc
tiểu khoản này.

Điều XXI
Ngoại lệ về an ninh

Không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là

a) áp đặt với một bên ký kết nghĩa vụ phải cung cấp những thông tin mà bên
đó cho rằng nếu bị điểm lộ sẽ đi ngược lại quyền lợi thiết yếu của về an ninh của
mình; hoặc

b) để ngăn cản một bên ký kết có các biện pháp được cho là cần thiết để bảo vệ
các quyền lợi thiết yếu tơí an ninh của mình:

(i) liên quan tới chất phóng xạ hay các chất dùng vào việc chế tạo chúng;

(ii) liên quan tới mua bán vũ khí, đạn dược và vật dụng chiến tranh và mọi
hoạt động thương mại các hàng hoá khác và vật dụng trực tiếp hay
gián tiếp được dùng để cung ứng cho quân đội;

(iii) được áp dụng trong thời kỳ chiến tranh hoặc các tình huống khẩn cấp
trong quan hệ quốc tế khác; hoặc

c) để ngăn cản một bên ký kết có những biện pháp thực thi các cam kết nhân
danh Hiến Chương Liên hợp Quốc, nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Điều XXII
Tham vấn

1. Mỗi bên ký kết sẽ quan tâm xem xét những vấn đề có thể được một bên ký kết khác
đề cập về tác động đến sự thực thi Hiệp định này và sẽ dành các khả năng thích ứng để tham

31
vấn giải quyết các vấn đề đó.

2. Theo yêu cầu của một bên ký kết, Các Bên Ký Kết sẽ có thể tiến hành tham vấn với
một hay nhiều bên ký kết về một vấn đề, tham vấn sẽ được tiến hành theo phương thức đã
nêu tại khoản 1.

Điều XXIII
Sự vô hiệu hoá hay vi phạm cam kết

1. Trong trường hợp một bên ký kết nhận thấy một lợi ích thu được một cách trực tiếp
hay gián tiếp từ Hiệp định này bị vô hiệu hay vi phạm và việc thực hiện một trong các mục
tiêu của Hiệp định vì thế bị trở ngại là kết quả của:

a) một bên ký kết không hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ
Hiệp định này; hoặc
b) một bên ký kết khác áp dụng một biện pháp nào đó, dù biện pháp này có trái
với quy định của Hiệp định này hay không;
c) sự tồn tại một tình huống bất kỳ nào khác.

để có thể giải quyết thoả đáng vấn đề, Bên ký kết đó có thể nêu vấn đề hay đề nghị bằng
văn bản với bên kia hay với (các) bên ký kết khác, được coi là liên quan. Khi được yêu cầu
như vậy mọi bên ký kết sẽ quan tâm xem xét những vấn đề đã được nêu lên.

2. Nếu trong thời hạn hợp lý các bên liên quan vẫn không giải quyết được thoả đáng
hoặc trong trường hợp khó khăn thuộc diện đã nêu tại điểm c) khoản đầu của điều khoản
này, có thể nêu vấn đề ra trước Các Bên Ký Kết. Các Bên sẽ tiến hành ngay việc điều tra về
mọi vấn đề đặt ra cho Các Bên và tuỳ trường hợp sẽ đề xuất quy tắc giải quyết với các bên
ký kết được Các Bên coi là bên gây ra hay sẽ nghị sự về vấn đề đó. Khi thấy cần thiết, Các
Bên Ký Kết có thể tham vấn một số bên ký kết, Uỷ ban Kinh tế và xã hội của Liên hợp
Quốc và bất kỳ tổ chức liên chính phủ thích hợp nào khác. Nếu Các Bên thấy rằng tình
huống đã đủ nghiêm trọng để có biện pháp cần thiết, Các Bên có thể cho phép một hay
nhiều bên ký kết ngừng việc cho bất kỳ một bên ký kết nào được hưởng các nhân nhượng
hay việc ngừng việc thực hiện nghĩa vụ thuộc Hiệp định Chung với các bên đó mà Các Bên
coi là có lý, phù hợp với hoàn cảnh. Khi thực sự có sự ngừng áp dụng nhân nhượng hay
thực hiện nghĩa vụ với một bên ký kết, trong thời hạn 60 ngày kể từ khi việc ngừng có hiệu
lực, bên ký kết có quyền thông báo bằng văn bản cho Thư ký điều hành* của Các Bên Ký
Kết ý định từ bỏ Hiệp định chung; Sự từ bỏ đó có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày Thư ký
điều hành của Các Bên Ký Kết nhận được thông báo nói trên.

Phần thứ III

Điều XXIV

Áp dụng theo lãnh thổ - Hàng hoá biên mậu


Liên Minh quan thuế và Khu vực mậu dịch tự do

32
1. Các quy định của Hiệp định này áp dụng với lãnh thổ quan thuế chính quốc của các
bên ký kết cũng như với mọi lãnh thổ quan thuế mà theo điều khoản XXVI của Hiệp định
này và theo tinh thần của điều XXXIII hoặc chiểu theo Nghị định thư về việc Tạm thời thi
hành (Hiệp định GATT). Mỗi lãnh thổ quan thuế sẽ được coi là một bên ký kết, chỉ thuần
tuý nhằm mục đích thực thi Hiệp định này theo lãnh thổ, với bảo lưu rằng các quy định của
Hiệp định này không được hiểu là tạo ra với một bên ký kết đơn lẻ nào quyền hay nghĩa vụ
như giữa hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế đã chấp nhận hiệu lực của Hiệp định này theo tinh
thần của điều khoản XXVI hoặc áp dụng theo tinh thần điều khoản XXXIII hay phù hợp
với Nghị định thư về việc Tạm thời áp dụng.

2. Nhằm mục đích áp dụng Hiệp định này, thuật ngữ lãnh thổ quan thuế được hiểu là
bất cứ lãnh thổ nào có áp dụng một biểu thuế quan riêng biệt, hoặc có những quy chế
thương mại riêng biệt được áp dụng với một phần đáng kể trong thương mại với các lãnh
thổ khác.

3. Các quy định của Hiệp định này không thể được hiểu là ngăn cản

(a) một bên ký kết dành lợi thế cho các nước có chung đường biên giới nhằm tạo
thuận lợi cho trao đổi vùng biên giới;

(b) các nước lân cận với Lãnh thổ Tự do vùng Triesta dành cho vùng này những
lợi thế thương mại, với điều kiện là không trái với các quy định tại các hiệp
ước hoà bình được ký sau Thế Chiến II.

4. Các bên ký kết thừa nhận lòng mong muốn thương mại được tự do hơn, thông qua
các hiệp định được ký kết tự nguyện, nhờ đó phát triển sự hội nhập hơn nữa kinh tế các
nước tham gia các hiệp định đó. Các Bên cũng thừa nhận rằng việc lập ra một liên minh
quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do phải nhằm mục tiêu là tạo thuận lợi cho thương
mại giữa các lãnh thổ thành viên và không tạo thêm trở ngại cho thương mại của các thành
viên khác với các lãnh thổ này.

5. Do vậy, các quy định của Hiệp định này không gây trở ngại cho việc thành lập một
liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do hay chấp nhận một hiệp định tạm thời cần
thiết để lập ra một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành
viên, với bảo lưu rằng

(a) trong trường hợp một liên minh quan thuế hay một hiệp định tạm thời nhằm
lập ra một liên minh quan thuế, thuế quan áp dụng khi lập ra liên minh quan
thuế hay khi ký kết hiệp định tạm thời xét về tổng thể không dẫn tới mức thuế
cao hơn cũng không tạo ra những quy tắc chặt chẽ hơn so với mức thuế hay
quy tắc có hiệu lực vào thời điểm trước khi lập ra liên minh hay hiệp định được
ký kết, tại các lãnh thổ tạo thành liên minh dành cho thương mại với các bên
ký kết không phải là thành viên của liên minh hay không tham gia hiệp định.

(b) trong trường hợp lập ra một khu vực mậu dịch tự do hay một hiệp định tạm
thời nhằm lập ra một khu vực mậu dịch tự do, thuế quan duy trì tại mỗi lãnh

33
thổ thành viên và được áp dụng với thương mại của các bên ký kết không
tham gia khu vực mậu dịch hay hiệp định đó, vào thời điểm khu vực mậu dịch
hay ký kết hiệp định sẽ không cao hơn, cũng như các quy tắc điều chỉnh
thương mại cũng không chặt chẽ hơn mức thuế quan hay quy tắc tương ứng
hiện hành tại mỗi lãnh thổ thành viên trước khi lập ra khu vực mậu dịch hay ký
hiệp định tạm thời, tuỳ theo từng trường hợp; và

(c) mọi hiệp định tạm thời nói đến tại các điểm a) và b) phải bao gồm một kế
hoạch và một chương trình thành lập liên minh quan thuế hay khu vực mậu
dịch tự do trong một thời hạn hợp lý.

6. Nếu khi đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm 5a), một bên ký kết đề nghị nâng mức
thuế một cách không phù hợp với các quy định của điều II, thủ tục đã được dự kiến tại điều
XVIII sẽ được áp dụng. Việc điều chỉnh cân đối tính đúng mức đến sự bù đắp có được do
mức giảm thuế tương ứng với thuế quan của các lãnh thổ khác tham gia liên minh.

7. a) Khi quyết định tham gia một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch
tự do hay một hiệp định tạm thời được ký nhằm lập ra một liên minh hay một khu vực mậu
dịch như vậy, bất kỳ bên ký kết nào cũng sẽ thông báo không chậm trễ cho Các Bên Ký Kết
biết và cung cấp mọi thông tin cần thiết về liên minh hoặc khu vực mậu dịch để Các Bên có
thể có báo cáo hay khuyến nghị cần thiết tới các bên ký kết nêú Các Bên thấy cần thiết.

b) Nếu sau khi nghiên cứu kế hoạch và chương trình thuộc hiệp định tạm thời
đã nêu tại khoản 5, có tham vấn với các bên tham gia hiệp định này và sau khi cân nhắc
đúng mức đến các thông tin đã được cung cấp theo quy định tại điểm a), Các Bên Ký Kết đi
đến kết luận là hiệp định không thuộc loại dẫn đến thành lập một liên minh quan thuế hay
một khu vực mậu dịch tự do trong thời hạn đã được các bên dự liệu hay thời hạn được các
bên ký kết hiệp định dự tính là không hợp lý, Các Bên sẽ có khuyến nghị với các bên tham
gia hiệp định. Nếu không sắn sàng điều chỉnh cho phù hợp với các khuyến nghị đó, các bên
tham gia hiệp định sẽ không duy trì hiệp định hoặc không triển khai hiệp định nữa.

c) Bất kỳ sự điều chỉnh đáng kể nào trong kế hoạch hay chương trình đã nêu tại
điểm c) của khoản 5 phải được thông báo cho Các Bên Ký Kết, Các Bên có thể yêu cầu các
bên ký kết liên quan tham vấn, khi sự điều chỉnh thể hiện khả năng thoả hiệp hay làm chậm
trễ không chính đáng sự hình thành liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do.

8. Trong Hiệp định này, các thuật ngữ được hiểu:

a) liên minh quan thuế là sự thay thế hai hay nhiêu lãnh thổ quan thuế bằng một
lãnh thổ quan thuế khi sự thay thế đó có hệ quả là

(i) thuế quan và các quy tắc điều chỉnh thương mại có tính chất hạn chế
(ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy
định của các điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ
bản trong trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ hợp thành liên minh,
hoặc ít nhất cũng được loại trừ về cơ bản với trao đổi hàng hoá có xuất
xứ từ các lãnh thổ này;

34
(ii) với bảo lưu như các quy định tại khoản 9, thuế quan và các quy tắc được
từng thành viên của liên minh áp dụng trong thương mại với các lãnh thổ
bên ngoài là thống nhất về nội dung;

b) khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hay nhiều lãnh thổ
quan thuế mà thuế quan và các quy tắc hạn chế thương mại (ngoại trừ, trong chừng
mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII,
XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại các sản phẩm
có xuất xứ từ các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do.

9. Các ưu đãi đã nêu tại khoản 2 của điều khoản đầu tiên sẽ không chịu tác động của
việc thành lập liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do; các ưu đãi đó có thể bị triệt
tiêu hay điều chỉnh bằng cách thoả thuận với các bên ký kết liên quan.* Thủ tục đàm phán
với các bên ký kết liên quan đó sẽ áp dụng trước hết với việc triệt tiêu các ưu đãi cần thiết
để cho các quy định của các khoản (a)(i) và 8 (b) được tuân thủ.

10. Bằng một quyết định trên cơ sở đa số hai phần ba, Các Bên Ký Kết có thể chấp nhận
những đề nghị có thể không hoàn toàn phù hợp với các quy định tại các khoản 5 đến 9 với
điều kiện quyết định như vậy đi đến việc thành lập một liên minh quan thuế hay một khu vực
mậu dịch tự do đúng ý nghĩa của điều khoản này.

11. Căn cứ vào những hoàn cảnh ngoại lệ dẫn tới kết quả là sự thành lập hai nhà nước
độc lập và thừa nhận rằng hai Nhà nước này từ lâu đã tạo thành một thể thống nhất về kinh
tế, các bên ký kết đồng ý rằng các quy định của Hiệp định này không ngăn cản hai nước ký
những hiệp định đặc biệt về thương mại song biên, trong khi chờ đợi quan hệ thương mại
của hai nước được thiết lập chính thức.*

12. Mỗi bên ký kết sẽ có những biện pháp hợp lý và trong phạm vi quyền hạn của mình
để các chính phủ hay chính quyền địa phương trên lãnh thổ của mình tuân thủ các quy định
của Hiệp định này.

Điều XXV

Hành động tập thể của các bên ký kết

1. Các đại diện của các bên ký kết sẽ họp định kỳ nhằm đảm bảo thực hiện các quy
định của Hiệp định này bao gồm sự hành động tập thể và nói chung đề tạo thuận lợi cho
Hiệp định này được thực thi cũng như cho phép đạt được các mục tiêu của Hiệp định. Khi
tất cả các bên ký kết của Hiệp định này hành động tập thể được ghi nhận với danh nghĩa
Các Bên Ký Kết.

2. Tổng Thư ký của Liên hợp Quốc được mời triệu tập phiên hop đầu tiên của Các Bên
Ký Kết, được tiến hành chậm chất vào ngày 1 tháng3 năm 1948.

3. Mỗi bên ký kết chỉ có quyền có một phiếu trong mọi phiên họp của Các Bên Ký
Kết.

35
4. Trừ khi có quy định khác của Hiệp định này, các quyết định của Các Bên Ký Kết có
hiệu lực với đa số phiếu bầu.

5. Trong các trường hợp ngoại lệ ngoài những trường hợp quy định trong Hiệp định
này, Các Bên Ký Kết có thể giải phóng một bên ký kết khỏi một nghĩa vụ theo quy định của
Hiệp định này với điều kiện quyết định đó được đa số hai phần ba phiếu bầu tán thành và đa
số đó chiếm quá bán tổng số bên ký kết. Với quy định về phiếu bầu như trên, Các Bên Ký
Kết cũng có thể

(i) xác định loại tình huống ngoại lệ theo đó các điều kiện bỏ phiếu khác có thể
vận dụng để miễn cho một bên ký kết một hoặc nhiều nghiã vụ,

(ii) xác định các tiêu thức cần thiết để áp dụng khoản này.

Điều XXVI

Chấp nhận, hiệu lực và đăng ký

1. Hiệp định này ký ngày 30 tháng 10 năm 1947.

2. Hiệp định này này được để ngỏ để mọi bên ký kết chấp nhận cho tới ngày 1 tháng 5
năm 1955, là một bên ký kết hay đàm phán gia nhập Hiệp định.

3. Hiệp định này được lập thành một một bản tiếng Pháp, một bản tiếng Anh, cả hai
văn bản đều có hiệu lực và sẽ được đăng ký với Tổng Thư ký Liên hợp Quốc, Tổng Thư ký
sẽ luân chuyển tới các chính phủ liên quan một bản sao có xác nhận.

4. Mỗi chính phủ chấp nhận Hiệp định này phải trình văn bản chấp nhận tới Thư ký
điều hành của Các Bên Ký Kết, Thư ký điều hành sẽ thông tin tới các chính phủ liên quan
ngày nhận được văn bản chấp nhận và ngày Hiệp định này có hiệu lực đúng theo quy định
của khoản 6 điều khoản này.

5 a) Mỗi chính phủ khi chấp nhận Hiệp định này, là chấp nhận cho cả lãnh thổ
chính quốc và các lãnh thổ mà chính phủ đó đại diện trên trường quốc tế, ngoại trừ các lãnh
thổ quan thuế được chính phủ đó có văn bản thông báo rõ cho Thư ký điều hành của Các
Bên Ký Kết vào thời điểm nộp văn bản chấp nhận.

b) Mọi chính phủ sau khi đã chuyển tới Thư ký điều hành một thông báo, phù
hợp với các ngoại lệ nêu tại điểm a) khoản này, có thể thông báo bất kỳ lúc nào rằng kể từ
khi đó sự chấp nhận bao hàm cả một lãnh thổ quan thuế riêng biệt đã được chấp nhận trước
đây; thông báo đó sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi tiếp theo ngày Thư ký điều hành
nhận được. (5)

c) Nếu một lãnh thổ quan thuế trước đó đã được một bên ký kết chấp nhận hiệu
lực áp dụng Hiệp định này được quyền tự chủ đầy đủ để tự duy trì các quan hệ thương mại
đối ngoại cũng như giải quyết các vấn đề khác thuộc nội dung của Hiệp định này, hoặc lãnh
thổ đó dành được quyền tự chủ, lãnh thổ đó sẽ được coi như một bên ký kết nếu bên ký kết

36
chịu trách nhiệm ban đầu tuyên bố quyền tự chủ đó kèm theo các bằng chứng nêu trên.

6. Hiệp định này có hiệu lực giữa các chính phủ nào đã tuyên bố chấp nhận kể từ ngày
rhức 30 tiếp theo ngày Thư ký điều hành của Các Bên Ký Kết nhạn được công cụ chấp nhận
của các chính phủ nêu tại phụ lục H có tổng khối lượng thương mại chiếm 85% tổng thương
mại của các chính phủ ghi trong danh mục nói trên. Công cụ chấp nhận của các chính phủ sẽ
có hiệu lực kể từ ngày thứ 30 tiếp theo ngày nộp.

7. Liên hợp Quốc được phép đăng ký Hiệp định này kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

Điều XXVII

Ngừng áp dụng hay rút bỏ các nhân nhượng

Mọi bên ký kết có quyền ngừng áp dụng hay rút bỏ toàn bộ hay một phần một nhân
nhượng thuộc Biểu tương ứng ở phần phụ lục vào bất cứ khi nào với lý do nhân nhượng đó
ban đầu đã được đàm phán với một chính phủ đã không trở thành hoặc không còn là bên ký
kết. Bên ký kết áp dụng một biện pháp như vậy sẽ thông báo ngay cho các bên ký kết và khi
được yêu cầu sẽ tham vấn cùng các bên ký kết có quyền lợi đáng kể với sản phẩm đó.

Điều XXVIII*

Điều chỉnh Biểu nhân nhượng

1. Ngày đầu tiên của mỗi thời kỳ 3 năm, thời kỳ đầu tiên bắt đầu ngày 1 tháng 1 năm
1958 (hoặc ngày đầu tiên của bất kỳ thời kỳ nào có thể được Các Bên Ký Kết xác định
thông qua bỏ phiếu với hai phân ba số phiếu có chính kiến) bất kỳ bên ký kết nào (dưới đây
gọi là 'bên yêu cầu') có thể điều chỉnh hay rút bỏ một nhân nhượng thuộc Biểu tương ứng ở
phần phụ lục của Hiệp định này, sau khi đã đàm phán và đạt được thoả thuận với mỗi bên
ký kết đã tham gia đàm phán ban đầu cũng như với bất kỳ bên ký kết nào khác có quyền lợi
như là đối tác cung cấp chủ yếu* được Các Bên Ký Kết công nhận (cả hai loại bên ký kết
cũng như bên yêu cầu trong điều khoản này sẽ được gọi là 'bên ký kết có quan tâm trước
hết') và với bảo lưu là bên ký kết đó đã tham vấn bất kỳ bên ký kết nào khác có quyền lợi
đáng kể* với nhân nhượng đó* được điều chỉnh hay rút bỏ một nhân nhượng thuộc Biểu là
phụ lục của Hiệp định này.

2. Tiến trình đàm phán và thoả thuận có thể bao gồm những nhân nhượng nhằm điều
chỉnh bù đắp bằng nhân nhượng về những sản phẩm khác, các bên ký kết liên quan sẽ cố
gắng duy trì một mức nhân nhượng chung đối đẳng và cùng có lợi không kém phần thuận
lợi hơn cho thương mại so với mức đã có được theo Hiệp định này trước các cuộc đàm phán
đó.

3. (a) Nếu các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu không đạt được một thoả thuận
trước ngày 1 tháng 5 năm 1958 hoặc trước khi kết thúc một thời kỳ nêu trong khoản đầu
của điều khoản này, bên ký kết có đề nghị điều chỉnh hoặc rút bỏ các nhân nhượng có thể
thực hiện như đã đề nghị và nếu bên ký kết đó thực thi một biện pháp như vậy, bất kỳ bên
ký kết nào đã tham gia đàm phán ban đầu về nhân nhượng cụ thể đó, bất kỳ bên ký kết nào

37
có quyền lợi là nước cung cấp chủ yếu được thừa nhận theo quy định tại khoản đầu tiên
cũng như bất kỳ bên ký kết nào có quyền lợi đáng kể được thừa nhận theo quy định tại
khoản nói trên trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày biện pháp đó được áp dụng và sau 30 ngày
kể từ ngày Các Bên Ký Kết nhận được thông báo trước bằng văn bản có thể rút bỏ những
nhân nhượng đáng kể tương đương đã được đàm phán ban đầu với bên yêu cầu.

(b) Nếu các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu đạt được một thoả thuận nhưng
không thoả đáng với một bên ký kết khác có quyền lợi đáng kể đã được thừa nhận như đã
quy định tại khoản đầu tiên, bên ký kết này, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày biện pháp đạt
được trong thoả thuận đó được áp dụng và sau 30 ngày kể từ ngày Các Bên Ký Kết nhận
được thông báo trước bằng văn bản có thể rút bỏ những nhân nhượng đáng kể tương đương
đã được đàm phán ban đầu với bên yêu cầu.

4. Bất kỳ lúc nào và trong những hoàn cảnh đặc biệt, Các Bên Ký Kết có thể cho
phép* một bên ký kết tiên hành đàm phán nhằm điều chỉnh hay rút bỏ một nhân nhượng
trong Biểu tương ứng thuộc phụ lục của Hiệp định này, theo những thủ tục và điều kiện
dưới đây:

(a) Các cuộc đàm phán đó* cũng như mọi tham vấn liên quan sẽ được tiến hành
phù hợp với các quy định tại khoản 1 và 2 của điều khoản này.

(b) Nếu đàm phán đạt đến được một thoả thuận giữa các bên ký kết có quyền lợi
đáng kể chủ yếu, sẽ áp dụng các quy định của khoản 3b) của điều khoản này.

(c) Nếu không đạt được một thoả thuận giữa các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu
trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được phép tiến hành đàm phán hoặc trong
thời hạn nào đó dài hơn thế đã được Các Bên Ký Kết xác định, bên yêu cầu có
thể đưa vấn đề ra Các Bên Ký Kết giải quyết.

(d) Nếu được yêu cầu như vậy, Các Bên Ký Kết sẽ phải nhanh chóng xem xét và
thông báo ý kiến của mình cho các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu biết để giải
quyết vấn đề. Nếu không giải quyết được, các quy định của khoản 3b) sẽ được
áp dụng như là trường hợp các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu đã đạt được
thoả thuận. Nếu giữa các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu không đạt được thoả
thuận, bên yêu cầu có thể điều chỉnh hay rút bỏ các nhân nhượng, trừ khi Các
Bên Ký Kết xác định rằng bên ký yêu cầu chưa làm hết những gì hợp lý và có
thể để đưa ra một sự bù đắp đúng mức*, Nếu một biện pháp như vậy được áp
dụng, mọi bên ký kết đã tham gia đàm phán ban đầu, mọi bên ký kết có quyền
lợi như là nước cung cấp chủ yếu được thừa nhận như quy định tại khoản 4a)
và tất cả các bên ký kết có quyền lợi đáng kể được thừa nhận như quy định tại
khoản 4a) trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày biện pháp đó được áp dụng và sau
30 ngày kể từ ngày Các Bên Ký Kết nhận được thông báo trước bằng văn bản
có thể rút bỏ những nhân nhượng đáng kể tương đương đã được đàm phán ban
đầu với bên yêu cầu.

5. Trước ngày 1 tháng 1 năm 1958 và trước mỗi thời kỳ đã đề cập tại khoản đầu tiên,
mọi bên ký kết đều có thể, bằng cách gửi thông báo trước bằng văn bản, dành quyền điều

38
chỉnh Biểu tương ứng trong thời kỳ sắp đến, với điều kiện đáp ứng các thủ tục đã nêu tại
khoản từ 1 đến 3. Nếu một bên ký kết sử dụng đến quyền này, bất cứ bên ký kết nào khác
cũng có quyền điều chỉnh hay rút bỏ bất kỳ nhân nhượng nào đã đàm phán ban đầu với bên
ký kết đó, với điều kiện đáp ứng cùng các thủ tục nêu trên.

Điều XXVIII (B)

Đàm phán thuế quan

1. Các bên ký kết thừa nhận rằng thuế quan thường vẫn là trở ngại lớn với thương mại;
do vậy các cuộc đàm phán nhằm giảm đáng kể mức chung của thuế quan và thuế hay khoản
thu khác đánh vào hàng nhập khẩu hay xuất khẩu, đặc biệt nhằm giảm các khoản thuế quan
có suất thuế cao đến triệt tiêu nhập khẩu dù số lượng nhỏ, và tiến hành có tính toán đúng
mức đến mục tiêu của Hiệp định này cũng như các nhu cầu khác nhau của mỗi bên ký kết,
chúng sẽ có tầm quan trọng lớn với việc mở rộng thương mại quốc tế. Do vậy, Các Bên Ký
Kết có thể tổ chức những đợt đàm phán như vậy theo từng thời kỳ.

2. a) Các cuộc đàm phán thực hiện phù hợp với các quy định của Điều khoản này có thể
tiến hành theo từng sản phẩm hay dựa trên những thủ tục được chấp nhận bởi nhiều bên liên
quan. Các cuộc đàm phán đó có thể nhằm vào giảm thuế quan hay đạt được cam kết thuế
trần ở mức hiện có khi đàm phán hay cam kết không nâng những loại thuế quan cụ thể nào
đó sẽ không vượt quá một mức nhất định, hay mức thuế quan trung bình đánh vào một
chủng loại sản phẩm nhất định sẽ không vượt quá một mức nhất định. Các cam kết thuế
quan trần ở mức thấp hoặc bằng 0% được thừa nhận về nguyên tắc là các nhân nhượng
ngang bằng như giảm thuế áp dụng với những mặt hàng có thuế suất cao.

b) Các bên ký kết thừa nhận rằng nhìn chung thành công của các cuộc đàm
phán đa biên tuỳ thuộc vào sự tham gia của tất cả các bên ký kết có khối lượng trao
đổi thương mại lớn với các bên ký kết khác trong nền ngoại thương của mình.

3. Các cuộc đàm phán sẽ được tiến hành trên một cơ sở cho phép tạo cơ hội thích hợp
để tính đến

a) các nhu cầu của mỗi bên ký kết và của mỗi ngành sản xuất;

b) nhu cầu của các nước chậm phát triển cần vận dụng thuế quan linh hoạt để bảo
hộ nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và các nhu cầu đặc biệt của
các nước này duy trì thuế quan nhằm đảm bảo nguồn thu.

c) mọi tình huống khác có thể cần được xem xét, kể cả nhu cầu của các bên ký
kết về nguồn thu* và các nhu cầu phát triển, chiến lược và các nhu cầu khác.

Điều XXIX

Mối quan hệ của Hiệp định này với Hiến chương Havana

39
1 Các bên ký kết cam kết, đến hết mức quyền hành pháp của mình cho phép, tuân thủ
các nguyên tắc chung nêu tại các chương từ I đến VI và chương IX của Hiến Chương
Havana, cho tới khi họ chấp nhận Hiến Chương theo những thủ tục hợp hiến.*

2. Phần hai của Hiệp định này tạm thời chưa áp dụng cho tới khi Hiến CHương Havana
có hiệu lực.

3. Nếu đến ngày 30 tháng 9 năm 1949 Hiến Chương Havana chưa có hiệu lực, các bên
ký kết sẽ họp vào ngày 31 tháng 12 năm 1949 để thoả thuận xem Hiệp định này có được
điều chỉnh, cần thay thế hay vẫn tiếp tục duy trì.

4. Nếu vào một thời điểm nào đấy, Hiệp định Havana không còn hiệu lực, Các Bên Ký
Kết sẽ họp sớm nhất có thể sau khi thoả thuận xem Hiệp định này có cần được điều chỉnh
hay tiếp tục duy trì. Cho tới ngày một hiệp định về chủ đề này được ký kết, Phần II chủa
Hiệp định này này lại sẽ có hiệu lực, mặc nhiên hiểu là các quy định của Phần II, ngoại trừ
điều XIII, sẽ được thay thế nguyên văn, bằng nội dung có trong Hiến Chương Havana; và
mặc nhiên hiểu rằng không một bên ký kết nào sẽ bị ràng buộc bởi các quy định không có
tính ràng buộc bên ký kết đó vào thời điểm Hiến Chương hết hiệu lực.

5. Nếu một bên ký kết đã không chấp nhận Hiến Chương Havana khi Hiến Chương có
hiệu lực, Các Bên Ký Kết sẽ trao đổi để thống nhất xem Hiệp định này sẽ được hoàn chỉnh
hay điều chỉnh theo cách nào trong chừng mực việc đó tác động đến quan hệ giữa bên ký
kết không chấp nhận Hiến Chương và các bên ký kết khác. Cho tới ngày có một thoả thuận
khác về vấn đề này, các quy định của Phần II Hiệp định này vẫn được áp dụng giữa bên ký
kết đó và các bên ký kết khác, không phụ thuộc vào các quy định của khoản 2 Hiệp định
này.

6. Các bên ký kết, thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế sẽ không viện các quy
định của Hiệp định này để ngăn cản thi hành một quy định nào đó của Hiến Chương
Havana. Việc áp dụng nguyên tắc nêu tại khoản này với một bên ký kết không phải là thành
viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế sẽ được thoả thuận đúng theo các quy định của
khoản 5 điều khoản này.

Điều XXX

Điều chỉnh

1. Trừ những trương hợp có những quy định cụ thể khác về sửa đổi Hiệp định này,
những điều chỉnh với phần I của Hiệp định này cũng như với những quy định của điều khoản
XXIX hoặc điều khoản này sẽ có hiệu lực kể từ khi được sư đồng ý của tất cả các bên ký
kết và những điều chỉnh với các quy định khác của Hiệp định này sẽ có hiệu lực với những
bên ký kết đã chấp nhận chúng, sau khi được hai phần ba các bên ký kết chấp nhận và tiếp
sau đó là sau khi được sự chấp nhận của mỗi bên ký kết còn lại kể từ khi họ chấp nhận.

2. Mỗi bên ký kết khi chấp nhận một sự sửa đổi Hiệp định này sẽ nộp công cụ chấp
nhận cho Tổng Thư ký Liên hợp Quốc trong thời hạn do Các Bên Ký Kết quy định. Các

40
Bên có thể quyết định việc một sự điều chỉnh có hiệu lực theo điều kiện của điều khoản này
mang nội dung sao cho bất kỳ bên ký kết nào có thể rút lui thôi không tham gia Hiệp định
khi không chấp nhận sự điều chỉnh đó trong thời hạn quy định hay được tiếp tục tham gia
khi được Các Bên Ký Kết ưng thuận.

Điều XXXI

Rút bỏ

Không làm tổn hại đến các quy định của khoản 12 điều XVIII, của điều XXIII, hoặc
của khoản 2 điều XXX, bất kỳ bên ký kết nào cũng có thể rút bỏ việc tham gia Hiệp định
này hay rút bỏ nhân danh một hay nhiều lãnh thổ quan thuế được bên ký kết đó đại diện trên
trường quốc tế và vào thời điểm rút bỏ đang có quyền tự chủ hoàn toàn trong quan hệ ngoại
thương và trong các vấn đề khác được Hiệp định này điều chỉnh. việc rút bỏ sẽ có hiệu lực
khi kết thúc thời hạn 6 tháng kể từ ngày Tổng Thư ký Liên hợp Quốc nhận được thông báo
rút bỏ bằng văn bản.

Điều XXXII

Các bên ký kết

1. Những chính phủ thi hành đúng các quy định nêu tại điều XXVI, tại điều XXXIII
hoặc theo tinh thần Nghị định Thư về việc tạm thời áp dụng sẽ được coi là bên ký kết của
Hiệp định này.

2. Vào bất kỳ thời điểm nào sau khi Hiệp định này có hiệu lực căn cứ vào khoản 6,
điều XXVI, các bên ký kết đã chấp nhận Hiệp định này phù hợp với khoản 4 điều XXVI,
bất kỳ lúc nào kể từ sau khi Hiệp định này đã có hiệu lực, có thể quyết định việc một bên ký
kết đã không chấp nhận Hiệp định này theo đúng tiến trình đó không còn là bên ký kết Hiệp
định.

Điều XXXIII

Gia nhập

Bất cứ chính phủ nào không phải là một bên của Hiệp định này hay bất cứ chính phủ
nào hành động nhân danh một lãnh thổ quan thuế riêng biệt có quyền tiến hành quan hệ
ngoại thương và các vấn đề khác được Hiệp định này điều chỉnh, có thể tự mình hay nhân
danh lãnh thổ đó tham gia Hiệp định này, theo những điều kiện được chính phủ đó và Các
Bên Ký Kết xác định. Các Bên Ký Kết sẽ có Quyết định kết nạp theo khoản này được tiến
hành trên cơ sở đồng thuận đa số hai phần ba.

Điều XXXIV

Phụ lục

Các phụ lục của Hiệp định này này làm thành bộ phận gắn liền của Hiệp định này.

41
Điều XXXV

Không áp dụng Hiệp định giữa các bên ký kết nhất định

1. Hiệp định này hay điều II của Hiệp định này sẽ không áp dụng giữa một bên ký kết
và một bên ký kết khác

a) nếu cả hai bên ký kết không tiến hành đàm phán thuế quan với nhau,

b) nếu một trong hai bên không tán thành việc áp dụng nêu trên khi một trong hai
bên gia nhập

phần IV*

Thương mại và phát triển

Điều XXXVI

Nguyên tắc và mục tiêu

1*. Các bên ký kết,

a) ý thức rằng các mục tiêu cơ bản của Hiệp định này bao gồm việc nâng cao
mức sống và dần dần phát triển nền kinh tế của tất cả các bên ký kết, và xét
thấy rằng việc thực hiện mục tiêu này đặc biệt khẩn thiết với các bên ký kết
kém phát triển hơn;

b) Xét thấy rằng thu nhập qua xuất khẩu của các bên ký kết có nền kinh tế kém
phát triển hơn có thể đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế của
mình, và rằng sự đóng góp đó có tầm quan trọng thế nào còn tuỳ thuộc vào
giá cả mà các bên ký kết đã phải trả cho việc nhập khẩu các sản phẩm thiết
yểu, vào khối lượng xuất khẩu và giá cả có được nhờ xuất khẩu;

c) ghi nhận có sự chênh lệch lớn giữa mức sống của các nước chậm phát triển và
mức sống ở các nước khác;

d) thừa nhận rằng hành động riêng và tập thể là không thể thiếu để tạo thuận lợi
cho sự phát triển nền kinh tế của các bên ký kết kém phát triển hơn và bảo
đảm nâng cao nhanh chóng mức sống của các nước này.

e) thừa nhận tăng thương mại quốc tế được coi là công cụ phục vụ tiến bộ xã hội
phải được điều chỉnh theo quy tắc và thủ tục và các biện pháp phù hợp với các
quy tăc và thủ tục như vậy thích ứng với các mục tiêu đã nêu trên;

f) ghi nhận rằng Các Bên Ký Kết có thể cho phép các bên ký kết chậm phát triển

42
được sử dụng những biện pháp đặc biệt để tạo thuận lợi cho thương mại và
phát triển của mình;

thoả thuận như dưới đây.

2. Cần thiết đảm bảo sự tăng trưởng nhanh và liên tục thu nhập từ xuất khẩu của các
bên ký kết chậm phát triển hơn.

3. Cần thiết phải có những cố gắng tích cực được đảm bảo cho các bên ký kết chậm
phát triển hơn có được một phần trong sự tăng trưởng của thương mại quốc tế tương xứng
với sự cần thiết phát triển kinh tế của họ.

4. Do vì nhiều bên ký kết chậm phát triển vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu những sản
phẩm sơ cấp*, cần đảm bảo cho các sản phẩm này những điều kiện thuận lợi và có thể chấp
nhận được để thâm nhập thị trườg thế giới trong chừng mực có thể và nếu có thể, nghiên
cứu các biện pháp nhằm ổn định và cải thiện tình hình thị trường thế giới các sản phẩm này,
đặc biệt là các biện pháp nhằm ổn định giá cả ở mức bù đắp thích đáng, cho phép mở rộng
thương mại thế giới, và mở rộng nhu cầu, và tạo sự tăng trưởng năng động và liên tục cho
thu nhập xuất khẩu thực tế của các nước này, cho phép các nước đó ngày càng có nhiều
nguồn phục vụ cho phát triển kinh tế.

5. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các bên ký kết chậm phát triển sẽ được
thuận lợi hơn nhờ các biện pháp đa dạng hoá* cơ cấu kinh tế và tránh sự phụ thuộc quá mức
vào xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp. Do vậy cần bảo đảm đến mức cao nhất có thể, và trong
những điều kiện thuận lợi, cơ hội xâm thị tốt hơn cho các sản phẩm chế biến và chế tác mà
các nước kém phát triển hơn có quyền lợi hoặc có thể quan tâm xuất khẩu.

6. Vì các bên ký kết kém phát triển hơn thiếu nghiêm trọng thu nhập ngoại tệ cũng như
các nguồn thu khác, có sự liên quan chặt chẽ giữa thương mại và viện trợ phát triển. Do vậy
cần có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa Các Bên Ký Kết và các tổ chức quốc tế
cho vay nhằm đóng góp có hiệu quả nhất làm giảm nhẹ gánh nặng của các bên ký kết kém
phát triển hơn để phát triển kinh tế của các nước này.

7. Cần có sự phối hợp giữa Các Bên Ký Kết, các tổ chức liên chính phủ khác và các cơ
quan và các thể chế thuộc Liên hợp Quốc hoạt động trong những lĩnh vực liên quan tới phát
triển thương mại và kinh tế của các nước kém phát triển hơn.

8. Các bên ký kết phát triển không chờ đợi sự đãi ngộ đối đẳng khi cam kết trong đàm
phán thương mại, qua giảm bớt hay triệt tiêu thuế quan và các trở ngại khác với thương mại
của các bên ký kết kém phát triển hơn.

9. Các bên ký kết sẽ cố gắng có ý thức và kiên quyết tự mình hành động cũng như
hành động tập thể nhằm thực thi những nguyên tắc và mục tiêu nêu trên.

Điều XXXVII

Cam kết

43
1. Các bên ký kết phát triển trong chừng mực có thể - có nghĩa là trừ khi có lý do bắt
buộc ngăn cản, có thể bao gồm cả những lý do pháp lý- sẽ làm hết sức mình đẻ thực hiện
các quy định sau:

a) dành ưu tiên cao cho việc giảm và triệt tiêu các trở ngại với thương mại các
sản phẩm hiện nay hay có thể sau này đặc biệt được các bên ký kết kém phát
triển hơn quan tâm, kể cả thuế quan hay các hạn chế khác tạo nên sự khác biệt
phi lý giữa sản phẩm sơ cấp và cũng các sản phẩm đó đã chế biến;*

b) Tự kiếm chế việc đặt ra thêm hay tăng thêm thuế quan hoặc các trở ngại phi
thuế với nhập khẩu các sản phẩm mà hiện nay hay có thể sau này đặc biệt được
các bên ký kết kém phát triển hơn quan tâm xuất khẩu;

c) (i) Tự kiềm chế việc đặt ra các biện pháp thuế khác,

(ii) trong khi điều hành cơ chế thuế dành sự ưu tiên cao cho việc giảm
hay triệt tiêu các biện pháp thu hiện hành,

có thể dẫn tới giảm bớt hay kìm hãm đáng kể sự phát triển nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm sơ cấp hay đã chế biến xuất xứ toàn bộ hay một phần từ lãnh thổ các bên ký
kết kém phát triển hơn, khi các biện pháp đó được áp dụng riêng với các sản phẩm
này.

2. a) Khi thấy một trong những quy định của điểm a), b) hay c) của khoản đầu
tiên không đem kết quả, hoặc bên ký kết không thực thi các quy định tương ứng với
khả năng hoặc bất kỳ một bên ký kết nào khác sẽ báo cho Các Bên Ký Kết biết.

b) i) Theo yêu cầu của bất kỳ bên ký kết nào quan tâm và không phụ
thuộc vào các tham vấn song biên có thể đang được tiến hành, Các Bên Ký
Kết sẽ tiến hành tham vấn về chủ đề nói trên với bên ký kết hữu quan và với
bất kỳ bên ký kết nào quan tâm nhằm đạt tới một giải pháp thoả đáng cho tất
cả các bên ký kết hữu quan, để thực hiện các mục tiêu nêu tại điều XXXVI.
Trong khi tiến hành tham vấn, Các Bên sẽ xem xét những lý do được đưa ra
cho trường hợp các quy định nêu tại điểm a), b) hay c) của khoản đầu tiên
không đem lại kết quả,

ii) Do vì việc các bên ký kết hành động riêng lẻ để thực thi những quy
định của điểm a), b) hay c) của khoản đầu tiên, trong một số trường hợp có
thể sẽ dễ dàng hơn khi có một hành động tập thể tiến hành chung với các
bên ký kết khác đã phát triển, khi thấy thích hợp có thể tổ chức tham vấn để
đạt tới mục tiêu nói trên.

iii) Khi thấy thích hợp, tham vấn giữa Các Bên Ký Kết cũng có thể nhằm
thực hiện một thoả thuận về hành động tập thể để đạt được những mục tiêu
của Hiệp định này, như đã dự kiến tại khoản đầu tiên của điều XXV.

44
3. Các bên ký kết đã phát triển sẽ:

(a) làm hết sức mình nhằm duy trì chênh lệch thương mại ở mức thoả đáng trong
những trường hợp giá bán những hàng hoá được sản xuất toàn bộ hay một phần tại lãnh thổ
cuả các bên ký kết kém phát triển hơn do chính phủ trực tiếp hoặc gián tiếp định đoạt;

(b) tích cực nghiên cứu áp dụng các biện pháp* có tác dụng mở rộng khả năng
tăng nhập khẩu từ các bên ký kết kém phát triển hơn và phối hợp hành động quốc tế thích
hợp nhằm mục đích này.

(c) nhìn nhận một cách đặc biệt quyền lợi thương mại của các bên ký kết kém
phát triển hơn khi chuẩn bị áp dụng những biện pháp khác để giải quyết những vấn đề riêng
biệt được Hiệp định này này cho phép, đồng thời khai thác mọi khả năng khắc phục có tính
chất xây dựng trước khi thực thi các biện pháp nói trên, nếu đấy là những biện pháp có thể
làm tổn hại tới quyền lợi cơ bản của các bên ký kết kém phát triển hơn.

4. Mỗi bên ký kết kém phát triển hơn chấp nhận tiến hành các biện pháp thích hợp để
thực hiện các quy định của Phần IV vì quyền lợi của các bên ký kết khác cũng kém phát
triển hơn, trong chừng mực những biện pháp đó tương thích với nhu cầu hiện nay cũng như
trong tương lai vì sự phát triển, khả năng tài chính và nền thương mại của mình, có tính đến
diễn tiến của trao đổi thương mại trong quá khứ cũng như quyền lợi thương mại tổng thể
của các bên ký kết kém phát triển hơn.

5. Khi thực thi những cam kết đã nêu tại các khoản từ 1 đến 4, mỗi bên ký kết sẽ nhanh
chóng dành cho bất kỳ một hay nhiều bên ký kết nào khác có quan tâm mọi thuận lợi trong
tham vấn theo các thủ tục thông thường của Hiệp định này về bất kỳ vấn đề nào hay bất kỳ
khó khăn nào có thể phát sinh.

Điều XXXVIII

Hành động tập thể

1. Các bên ký kết khi hành động tập thể sẽ phối hợp trong khuôn khố cũng như bên
ngoài Hiệp định này, tuỳ hoàn cảnh thích hợp, nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã
nêu tại Điều XXXIV.

2. Đặc biệt, Các Bên Ký Kết sẽ phải:

a) trong những trường hợp thích hợp, hành động thông qua thoả thuận quốc tế
nhằm đảm bảo những điều kiện xâm thị tốt nhất có thể chấp nhận được dành
cho các sản phẩm sơ cấp mang ý nghĩa đặc biệt với các bên ký kết kém phát
triển hơn và nhằm xem xét những biện pháp nhằm ổn định và và cải thiện tình
hình thị trường những sản phẩm này trên thế giới, kể cả các biện pháp nhằm vào
ổn định giá cả xuất khẩu các sản phẩm đó ở mức công bằng và bù đắp thoả
đáng.

b) cố gắng phối hợp thích đáng với Liên hợp Quốc cũng như các cơ quan và tổ

45
chức thuộc Liên hợp Quốc, kể cả các thể chế có thể sẽ được lập ra theo khuyến
nghị của Hội nghị Liên hợp Quốc về Thương mại và Phát triển trong hoạch định
chính sách thương mại và chính sách phát triển;

c) phối hợp trong phân tích cả kế hoạch và chính sách phát triển của từng nước
trong các bên ký kết kém phát triển hơn và xem xét mối quan hệ giữa thương
mại và viện trợ, nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể tạo thuận lợi cho việc phát
triển các tiềm năng xuất khẩu và tạo thuận lợi cho các sản phẩm thuộc các
ngành mới được mở rộng có cơ hội xâm thị và phối hợp thích đáng với các
chính phủ và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về tài trợ cho phát triển kinh tế
về mặt này để tiến hành ngiên cứu có hệ thống mối quan hệ giữa thương mại và
viện trợ cho từng bên ký kết kém phát triển hơn riêng biệt nhằm xác định rõ
tiềm năng xuất khẩu, triển vọng thị trường và bất kỳ hành động nào có thể được
yêu cầu;

d) thường xuyên theo dõi diễn biến của thương mại quốc tế, đồng thời nắm chắc tỷ
lệ tăng trưởng thương mại của các bên ký kết kém phát triển hơn và có những
khuyến nghị thích hợp với hoàn cảnh với các bên ký kết;

e) phối hợp tìm kiếm những phương pháp thực tế để mở rộng thương mại nhằm
phát triển kinh tế qua hài hoà và quy hoạch trên quy mô quốc tế về chính sách
và quy tắc quốc gia bằng cách áp dụng các chỉ tiêu kỹ thuật và thương mại
trong sản xuất, vận tải, và thương mại hoá cũng như xúc tiến xuất khẩu nhờ việc
tạo nên một cơ chế cho phép đẩy mạnh phổ biến thông tin thương mại và nghiên
cứu thị trường; và

f) đưa ra những thoả thuận về thể chế có thể cần thiết để đạt được những mục tiêu
đã nêu tại điều XXXVI và thực thi các quy định của Hiệp định này.

46
Phụ lục A

Danh mục những lãnh thổ đã nêu tại


điểm (A) khoản 2 Điều khoản đầu tiên

Vương quốc Anh và Bắc Ai-len


Các lãnh thổ phụ thuộc vào Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
Ca-na-đa
Liên Bang úc và các lãnh thổ phụ thuộc vào Liên Bang úc
Tân Tây lan và các lãnh thổ phụ thuộc vào Tân Tây lan
Liên Hiệp Nam Phi kể cả Tây Nam Phi
Ai- len
ấn độ (kể từ ngày 10 tháng 4 năm 1947)
Đất mới
Nam Rhodesia
Miến điện
Xây- lan

Trong một số lãnh thổ nêu trên, có tồn tại hai hay nhiều thuế xuất ưu đãi áp dụng
với một vài sản phẩm. Thông qua thoả thuận với các bên ký kết là bên cung cấp chủ yếu các
sản phẩm nói trên trong số các bên được hưởng suất thuế đãi ngộ tối huệ quốc, các lãnh thổ
này có thể thay thế các ưu đãi đó bằng một thuế suất ưu đãi duy nhất mà về tổng thể không
kém thuận lợi hơn cho các bên cung cấp được hưởng sự đãi ngộ này so với trước khi có sự
thay thế đó.

Việc chuyển một biên độ ưu đãi thuế quan tương ứng sang một khoản thuế hay
khoản thu khác thay cho biên độ ưu đãi đã có trong chế độ thuế trong nước, có hiệu lực vào
ngày 10 tháng 4 năm 1947 chỉ áp dụng riêng giữa các hai hay nhiều lãnh thổ đã nêu trong
phụ lục này sẽ không được coi là một sự tăng mức độ ưu đãi thuế quan.

Những thoả thuận ưu đãi nêu tại khoản 5 b) điều XIV là những thoả thuận có hiệu
lực tại Vương Quốc Anh vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 theo tinh thần các hiệp định đã ký
với Ca-Na-đa, úc và Niu-di-lân về thịt bò siêu đông và cấp đông, thịt cừu và dê siêu đông,
thịt lợn siêu đông và cấp đông, và mỡ. Đã có dự kiến, không làm tổn hại đến bất kỳ một
biện pháp nào thi hành điểm h) điều XX, là những thoả thuận này sẽ được triệt tiêu hay thay
thế bằng ưu đãi thuế quan và việc đàm phán sẽ được các nước liên quan trực tiếp hay gián
tiếp đến những sản phẩm này tiến hành sớm nhất có thể.

Thuế (nội địa) áp dụng với việc thuê phim có hiệu lực tại Niu di lân vào ngày 10
tháng 4 năm 1947, đề thực hiện Hiệp định này sẽ được coi là một khoản thuế quan theo nội
dung điều thứ nhất. Hạn chế số lượng áp dụng với những người cho thuê phim ở Niu-di-lân
vào ngày 10 tháng 4 năm 1947, để áp dụng Hiệp định này, sẽ được coi hạn mức trình chiếu

47
tại điều khoản IV.

Vùng Dominion của ấn Độ và Pa-kit-xtan không được nêu riêng biệt trong danh
mục nêu trên, vì các vùng đó chưa tồn tại độc lập vào ngày 10 tháng 4 năm 1947.

Phụ lục B

Danh mục những lãnh thổ thuộc liên hiệp PHáp nêu tại điểm b) khoản 2 điều khoản đầu tiên

Pháp
Phi xích đạo thuộc Pháp (lòng chảo thoả thuận của Congo và lãnh thổ khác)
Đông phi thuộc Pháp
Ca-mê-run dưới sự bảo trợ của Pháp
Bờ biển Sô-ma-li thuộc Pháp và những lãnh thổ phụ thuộc
Những lãnh thổ thuộc Pháp tại Châu Đại Dương
Những lãnh thổ thuộc Pháp tại Công- đô-ni vùng Hebride
Đông Dương
Ma-đa-gat-ca và những lãnh thổ phụ thuộc
Ma-rốc
Ca-le-đô-ni mới và lãnh thổ phụ thuộc
Vùng Thánh Pi-e và Mi-cơ-lông
Tô-gô dưới sự bảo trợ của Pháp
Tuy-ni-di

48
Phụ lục C

Danh mục những lãnh thổ nêu tại điểm 2b) điều khoản đầu tiên về liên minh quan thuế giữa
Bỉ, Lục-xâm-bảo và hà- lan

Liên minh kinh tế Bỉ-Lúc xăm bua


Côn-gô thuộc Bỉ
Ru-an-đa-U-run-đi
Hà lan
Tân Gui-nê
Su-ri-nam
Quần đảo An-ti thuộc Hà lan
Cộng hoà In-đô-nê-xi-a
Chỉ áp dụng với nhập khẩu vào những lãnh thổ hợp thành Liên minh Quan thuế.

Phụ lục D

Danh mục những lãnh thổ nêu tại khoản 2b) điều khoản đầu tiên liên quan tới Hoa Kỳ

Hoa kỳ (lãnh thổ quan thuế)


Những lãnh thổ phụ thuộc vào Hoa kỳ
Cộng hoà Phi-lip-pin

Việc chuyển một biên độ ưu đãi thuế quan tương ứng sang một khoản thuế hay
khoản thu khác thay cho biên độ ưu đãi đã có trong chế độ thuế trong nước, có hiệu lực vào
ngày 10 tháng 4 năm 1947 chỉ áp dụng riêng giữa các hai hay nhiều lãnh thổ đã nêu trong
phụ lục này sẽ không được coi là một sự tăng mức độ ưu đãi thuế quan.

Phụ lục E

Danh mục những lãnh thổ có hiệp định ưu đãi giữa Chi-lê và các nước láng giềng nêu tại
khoản 2d) điều khoản đầu tiên

49
Ưu đãi chỉ có hiệu lực riêng giữa một bên là Chi-lê và một bên là

1. Ac-hen-ti-na
2. Bô-li-vi-a
3. Pê-ru

Phụ lục F

Danh mục những lãnh thổ có hiệp định ưu đãi giữa Li-bi và liban với các nước láng giềng
nêu tại khoản 2d) điều khoản đầu tiên

Ưu đãi chỉ có hiệu lực riêng giữa một bên là liên minh quan thuế Li-ban-Sy-ri và một
bên là

1. Pa-let-xtin

2. Jóc-da-ni

Phụ lục G

Ngày cụ thể để xác định biên độ ưu đãi tối đa nêu tại khoản 4 điều khoản đầu tiên

Úc ...................................................................................... 15 tháng 10 năm 1946

Ca-na-đa ............................................................................ 1 tháng 7 năm 1939

Pháp ............................................................. ..................... 1 tháng 1 năm 1939

Nam Ro-đê-di .................................................................... 1 tháng 5 năm 1941

Liên minh quan thuế Li-băng-Sy-ri.............. ..................... 30 tháng 10 năm 1939

Liên hiệp Nam phi ............................................................. 1 tháng 7 năm 1938


Nam Rho-de-si-a 1 tháng 5 năm 1941

Phụ lục H

Tỷ lệ phần trăm tổng lượng thương mại dùng để tính phần trăm như đã quy định tại điều
XXVI
(trung bình của thời kỳ năm 1949-1953)

50
Nếu, trước khi Chính phủ Nhật bản gia nhập Hiệp định Chung, Hiệp định này đã
được các bên ký kết có khối lượng thương mại như nêu tại cột 1 thể hiện mức phần trăm
thương mại xác định tại khoản 6 điều XXVI, cột 1 sẽ có giá trị để thi hành quy định của
khoản đã nêu. Nếu Hiệp định này không được chấp nhận như nêu trên trước khi Chính phủ
Nhật bản gia nhập, cột II sẽ có giá trị để thi hành quy định của khoản đã nêu.

Cột I Cột II
(bên ký kết 1/3/ (1/3/1955 và
1955) Nhật bản)
Úc 3,1 3,0
Áo 0,9 0,8
Bỉ-Lúc xăm bua 4,3 4.2
Miến-điện 0,3 0,3
Bra-sil 2,5 2,4
Canada 6,7 6,5
Xây-lan 0,5 0,5
Chi-lê 0,6 0,6
Cuba 1,1 1,1
Đan-mạch 1,4 1,4
Hoa kỳ 20,6 20,1
Phần-lan 1,0 1,0
Đức (Liên bang) 5,3 5,2
Pháp 8,7 8,5
Hy lạp 0,4 0,4
Ha-i-ti 0,1 0,1
ấn độ 2,4 2,4
In-đô-nê-si-a 1,3 1,3
I-ta li-a 2,9 2,8
Nicaragua 0,l 0,l
Na-uy 1,1 1,1
Niu-di-lân 1,0 1,0
Pakistan 0,9 0,8
Hà lan 4,7 4,6
Pê-ru 0,4 0,4
Cộng hoà Đô-mi-níc 0,l 0,l
Rô-đê-di và Ny-a-sa-lan 0,6 0,6
Anh (Vương Quốc) 20,3 19,8
Thuỵ điển 2,5 2,4
Tiệp khắc 1,4 1,4
Thổ nhĩ kỳ 0,6 0,6
Liên hiệp Nam phi 1,8 1,8
Uruguay 0,4 0,4
Nhật bản - 2,3
_____ _____
100,0 100,0

51
Ghi chú: các tỷ lệ trên được tính toán có tính đến thương mại của mọi lãnh thổ mà Hiệp định
chung có hiệu lực thi hành.

52
Phụ lục I

Ghi chú và các quy định bổ sung

Bổ sung điều khoản đầu tiên


Khoản đầu tiên

Nghĩa vụ nêu tại khoản đầu tiên điều khoản đầu tiên có tham chiếu khoản 2 và
khoản 4 của điều III cũng như các nghĩa vụ nêu tại điểm 2 b) điều II có tham chiếu điều VI
sẽ được coi là bộ phận của Phần II nhằm thực hiện Nghị định thư về việc tạm thời áp dụng
Hiệp định chung.

Những tham chiếu tới các khoản 2 và 4 điều III, nêu trong khoản trên cũng như
khoản đầu tiên của điều khoản đầu tiên, sẽ chỉ được áp dụng khi điều III đã được điều chỉnh
bằng việc điều chỉnh đã dự kiến tại Nghị định thư có nội dung sửa đổi phần II và sửa đổi
điều XXVI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ký ngày 14 tháng 9 năm
1948 (10) có hiệu lực.

Bổ sung điều khoản đầu tiên Khoản 4

Thuật ngữ "biên độ ưu đãi" được hiểu là sự khác biệt tuyệt đối giữa suất thuế quan
áp dụng theo đãi ngộ tối huệ quốc - MFN và thuế suất ưu đãi áp dụng với cùng một sản
phẩm, mà không phải tương quan giữa hai thuế suất. Lấy ví dụ:

1) Nếu thuế suất thuộc đãi ngộ tối huệ quốc - MFN là 36% trị giá gia tăng và thuế
suất theo đãi ngộ ưu đãi là 24% trị giá gia tăng, biên độ ưu đãi ở trường hợp này
sẽ là 12% trị giá gia tăng chứ không phải là một phần ba của đãi ngộ tối huệ
quốc.

2) Nếu thuế suất thuế quan theo đãi ngộ tối huệ quốc - MFN là 36% và thuế suất
ưu đãi được ghi là hai phần ba của đãi ngộ tối huệ quốc, biên độ ưu đãi ở đây
được hiểu là 12% trị giá gia tăng.

3) Nếu thuế quan theo đãi ngộ tối huệ quốc - MFN ở mức 2,00FF trên một kg và
thuế ưu đãi là 1,5FF trên một kg, biên độ ưu đãi sẽ là 0.5FF trên một kg.

Các biện pháp hải quan sau đây, áp dụng đúng theo thủ tục thống nhất đã định, sẽ
không được coi là trái với cam kết mức biên độ ưu đãi tối đa:

i) tái áp dụng với một sản phẩm nhập khẩu một hạng mục phân loại thuế hay một
thuế suất thông thường áp dụng với sản phẩm đó, trong những trường hợp việc
áp dụng mức phân loại hay thuế suất đó đã được tạm ngừng vào ngày 10 tháng
4 năm 1947;

ii) Phân loại một sản phẩm theo một dòng thuế khác với dòng thuế áp dụng cho
sản phẩm đó vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 trong trường hợp hệ thống lập
pháp có quy định rõ ràng rằng sản phẩm đó có thể được phân loại theo nhiều

53
dòng thuế.

Bổ sung Điều II
Khoản 2 a)

Việc tham chiếu tới khoản 2 điều III nêu tại khoản 2 a) điều II chỉ được áp dụng khi
điều III đã được sửa đổi với sự điều chỉnh đã dự kiến trong Nghị định thư có nội dung sửa
đổi Phần II và sửa đổi điều XXVI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
GATT ký ngày 14 tháng 9 năm 1948 (11) đã có hiệu lực.

Khoản 2 b)

Xem phần ghi chú về khoản đầu tiên của điều khoản đầu tiên.

Khoản 4

Trừ khi có thoả thuận khác rõ ràng của các bên ký kết đã đàm phán các nhân
nhượng thuế quan ban đầu, các quy định của khoản 4 sẽ được áp dụng có tính đến các quy
định của điều 31 Hiến chương Havana.

Bổ sung Điều III

Mọi khoản thuế hay khoản thu nội địa hoặc mọi luật lệ, quy tắc hoặc quy định nêu
tại khoản đầu tiên, áp dụng với sản phẩm nhập khẩu cũng như với sản phẩm nội tương tự và
được đánh -với sản phẩm nhập khẩu- vào lúc và tại nơi nhập khẩu không vì thế mà không
được coi là một khoản thuế hay khoản thu nội địa hoặc mọi luật lệ, quy tắc hoặc quy định
nêu tại khoản đầu tiên và do vậy sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định của điều III.

Khoản 1

Việc áp dụng khoản đầu tiên vào thuế nội địa được các chính phủ hay chính quyền
địa phương của các lãnh thổ một bên ký kết áp dụng được điều chỉnh bởi các quy định của
khoản cuối cùng điều XXIV. Thuật ngữ "các biện pháp hợp lý trong quyền hạn của mình"
không được hiểu, ví dụ, là buộc các bên ký kết lẩn tránh nền lập pháp quốc gia đang cho
phép các chính quyền địa phương quyền được đánh những khoản thuế nội địa xét về hình
thức thì trái với lời văn điều khoản đó mà về nội dung trong thực tế lại không trái với tinh
thần điều khoản đó, nếu sự lẩn tránh đó sẽ dẫn đến những khó khăn tài chính nặng nề cho
chính phủ và chính quyền địa phương liên quan. Với những khoản thuế do các chính phủ và
chính quyền địa phương thu trái với điều III cả về câu chữ và tinh thần, thuật ngữ "các biện
pháp hợp lý trong quyền hạn của mình" cho phép một bên ký kết triệt tiêu từng bước các
khoản thuế này trong thời kỳ chuyển đổi, nếu triệt tiêu ngay có thể gây ra những khó khăn
về hành chính và tài chính.

Khoản 2

54
Một khoản thuế thoả mãn các quy định tại câu đầu tiên khoản 2 chỉ coi là không
tương thích với câu thứ hai trong trường hợp có sự cạnh tranh giữa một bên là sản phẩm và
bên kia là một sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hay một sản phẩm có thể trực tiếp thay thế
nhưng lại không phải chịu một khoản thuế tương tự.

Khoản 5

Một quy tắc tương thích với các quy định của câu đầu tiên của khoản 5 sẽ không
được coi là trái với các quy định tại câu thứ hai nếu nước áp dụng quy tắc đó có sản xuất
với số lượng đáng kể mọi sản phẩm và các sản phẩm đó đều phải chịu khoản thuế đó.
Không thể viện dẫn rằng trong khi phân định những phần tỷ lệ hay số lượng xác định cho
mỗi sản phẩm chịu sự điều chỉnh của quy tắc, người ta đã duy trì một tương quan thoả đáng
giữa sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm nội địa, để bảo vệ rằng một quy tắc đã đáp ứng
các quy định tại câu thứ hai.

Bổ sung điều V

Khoản 5

Liên quan tới chi phí vận tải, nguyên tắc nêu tại khoản 5 áp dụng với những sản
phẩm tương tự được vận chuyển cùng một lịch trình và trong những điều kiện như nhau.

Bổ sung điều VI

Khoản 1

1. Việc các doanh nghiệp thông đồng bán phá giá (có nghĩa là nhà nhập khẩu bán hàng
với giá hàng tương ứng với giá ghi trên hoá đơn xuất khẩu của nhà xuất khẩu có liên kết với
nhà nhập khẩu, và giá xuất khẩu đó vẫn thấp hơn giá thực tế tại nước xuất khẩu) là một hình
thức bán phá giá; với loại hình này, biên độ phá giá có thể được tính toán dựa trên giá bán
lại sản phẩm tại nước nhập khẩu.

2. Thừa nhận rằng trong trường hợp nhập khẩu từ một nước mà thương mại hoàn toàn
mang tính chất độc quyền hay hầu như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do Nhà nước
định đoạt, việc xác định tính so sánh của giá cả nhằm mục đích nêu tại khoản đầu tiên có thể
có những khó khăn đặc biệt và trong những trường hợp đó, các bên ký kết là bên nhập khẩu
có thể thấy cần tính đến khả năng rằng việc so sánh chúnh xác với giá cả trong nước của
nước đó không phải lúc nào cũng thích đáng.

Khoản 2 và 3

1. Lý do là trong thực tế hải quan thường xảy ra việc một bên ký kết có thể đòi hỏi có
sự đảm bảo hợp lý (bảo lãnh hay đặt cọc bằng tiền để thanh toán thuế chống bán phá giá hay
thuế đối kháng trong khi chờ kết quả điều tra cuối cùng theo thực tế, khi nghi ngờ có bán
phá giá hay trợ cấp.

2. Việc thực hành đa tệ trong một số trường hợp có thể dẫn đến trợ cấp cho xuất khẩu

55
và có thể là đối tượng đánh thuế đối kháng theo các điều khoản tại khoản 3, hay tạo nên
một hình thức bán phá giá thông qua chỉ phá giá một phần đồng tiền của một nước, và có
thể là đối tượng đều chỉnh của các biện pháp nêu tại khoản 2. Thuật ngữ "thực hàmh đa tệ"
nhằm vào những thực hành được chính phủ áp dụng hay chấp nhận cho áp dụng.

Khoản 6 b)

Mọi sự khiển trách các quy định tại khoản 6 b) sẽ chỉ được xem xét theo của bên ký
kết có đề nghị đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng.

Bổ sung điều VII

Khoản 1

Thuật ngữ "những khoản thuế khác" sẽ không được coi là bao gồm cả những khoản
thuế nội địa hay thuế tương ứng thu vào thời điểm nhập khẩu hay liên quan tới nhập khẩu.

Khoản 2

1. Sẽ được coi là đáp ứng yêu cầu của điều VII khi kết luận rằng "giá trị thực" có thể
thể hiện bằng giá ghi trên hoá đơn, có bổ sung mọi yếu tố tương ứng chính đáng không tính
trên giá ghi hoá đơn và thực sự tạo nên những kết cấu của "giá trị thực", cũng như mọi
khoản chiết khấu không bình thường tính theo giá thông thường cạnh tranh.

2. Một bên ký kết tuân thủ đúng điểm 2 b) điều VII khi hiểu thuật ngữ "theo tiến trình
thương mại thông thường trong điều kiện cạnh tranh đầy đủ" như là ngoại trừ mọi giao dịch
trong đó người mua và người bán không độc lập với nhau và giá cả không phải là điều kiện
duy nhất.

3. Quy tắc "những điều kiện cạnh tranh đầy đủ" cho phép một bên ký kết không xem
xét giá bán trong đó gồm có những chiết khấu đặc biệt chỉ dành cho các đại diện toàn
quyền.

4. Nội dung cáđiểm a) và b) cho phép các bên ký kết xác định trị giá thuế quan một
cách thống nhất hoặc 1) trên cơ sở giá của một nhà xuất khẩu riêng biệt của hàng nhập
khẩu, hoặc 2) trên cơ sở mức giá chung của các sản phẩm tương tự.

Bổ sung Điều VIII

1. Trong khi điều VIII không bao trùm việc sử dụng đa tỷ giá hối đoái theo đúng nghĩa
của nó, khoản 1 và khoản 4 lên án việc sử dụng phí và thu đánh vào tỷ giá như là một công
cụ để sử dụng đa tỷ giá. Tuy nhiên nếu một bên ký kết sử dụng phí đa tỷ giá để thăng bằng
cán cân thanh toán và đã được Quỹ tiền tệ quốc tế chấp nhận, các quy định tại khoản 9(a)
của Điều XV vẫn bảo vệ trọn vẹn cho sự vận dụng của bên ký kết đó.

2. Sẽ được coi là phù hợp các quy định của khoản 1 nếu khi hàng được nhập khẩu từ

56
lãnh thổ của một bên ký kết vào lãnh thổ của một bên ký kết khác, việc yêu cầu xuất trình
cấp chứng nhận xuất xứ chỉ được đặt ra ở mức thật sự cần thiết.

Bổ sung điều XI, XII, XIII, XIV và XVIII

Trong các Điều XI, XII, XIII, XIV và XVIII, các thuật ngữ "hạn chế nhập khẩu"
hay "hạn chế xuất khẩu" cũng nhằm vào các hạn chế được thi hành thông qua các hoạt động
của thương mại nhà nước.

Bổ sung điều XI

Khoản 2 c)

Thuật ngữ " nhập khẩu dưới bất cứ hình thức nào "phải được hiểu là áp dụng với
những sản phẩm như nhau, còn đang ở giai đoạn chế biến ít, dễ hư hỏng, trực tiếp cạnh
tranh với những sản phẩm tươi sống và nếu các sản phẩm đó được tự do nhập khẩu, có xu
hướng làm cho các hạn chế được áp dụng với sản phẩm tươi sống mất hiệu lực trong thực
tế.

Khoản 2 điểm cuối cùng

Thuật ngữ "nhân tố đặc biệt" bao gồm sự biến động năng xuất liên quan tới sản
phẩm nội và ngoại, nhưng không phải sự biến động nhân tạo liên quan tới những phương
tiện khác mà hiệp định không chi phối.

Bổ sung điều XII

Các Bên Ký Kết sẽ áp dụng mọi biện pháp hữu ích để đảm bảo rằng các cuộc tham
vấn tiến hành theo quy định của điều khoản này được đảm bảo bí mật.

Khoản 3 c) i)

Các bên ký kết đang áp dụng những hạn chế có nghĩa vụ cố gắng tránh gây ra tổn
hại nặng cho xuất khẩu một sản phẩm sơ cấp mà nền kinh tế cuả một bên ký kết phụ thuộc
nhiều.

Khoản 4 b)

Thoả thuận rằng ngày đó sẽ nằm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày những điều
chỉnh của điều khoản này nêu trong Nghị định thư có nội dung điều chỉnh khoản mở đầu và
các Phần II và III của Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu Các Bên Ký Kết
cho rằng trong những điều kiện vào thời điểm dự kiến không thích hợp với áp dụng các quy
định của điều khoản này, Các Bên có thể định ra một ngày trong tương lai sau đó; tuy nhiên
ngày mới xác định này phải nằm trong vòng 30 ngày kể từ cuối thời hạn mà nghiã vụ nêu tại
mục 2, 3, 4 điều VIII Điều lệ Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) quy định được áp dụng cho các

57
bên ký kết là Thành viên của Quỹ có tổng khối lượng thương mại của họ chiếm ít nhất là
một nửa tổng khối lượng thương mại của các bên ký kết.

Khoản 4 c)

Được thoả thuận là đọan 4 a) không đặt ra thêm chỉ thức nào cho việc định ra hay
duy trì các hạn chế số lượng nhằm bảo hộ thăng bằng cán cân thanh toán. ở đây chỉ đảm bảo
rằng khi mọi nhân tố bên ngoài như là những thay đổi trong điều kiện, điều khoản trao đổi
thương mại hạn chế số lượng, thuế quan quá cao và trợ cấp là những nhân tố có thể góp
phần làm mất thăng bằng cán cân thanh toán của bên ký kết đang áp dụng hạn chế được tính
toán đến một cách đầy đủ.

Bổ sung điều XIII

Khoản 2 d)

Các bên đã không chấo nhận sự xem xét mang tính chất thương mại như là một chỉ
tiêu phân bổ hạn nghạch, bởi vì không phải lúc nào các chính phủ cũng có thể dựa vào
những đánh giá này. Mặc khác, trong những trường hợp có thể vận dụng cách làm này, một
bên ký kết có thể vận dụng tiêu thức này khi cần đạt đến một thỏa thuận, phù hợp với quy
tắc chung nêu tại câu đầu tiên khoản 2.

Khoản 4

Xem bị chú về các "nhân tố đặc biệt", liên quan tới tiểu khoản cuối cùng khoản 2
điều I.

Bổ sung Điều khoản XIV

Khoản đầu tiên

Các quy định của khoản này sẽ không được hiểu như là ngăn cản Các Bên Ký Kết,
trong quá trình tham vấn dự kiến tại khoản 4 của điều XII và tại khoản 2 điều XVIII, tính
toán đầy đủ đến tính chất, các tác động và lý do của mọi sự phân biệt trong hạn chế nhập
khẩu.

Khoản 2

Một trong các trường hợp đã tính đến tại điều 2 là trường hợp một bên ký kết có
nguồn tín dụng, sau một hoạt động thương mại thông thường, nhưng sẽ không thể sử dụng
được nếu không vận dụng biện pháp phân biệt đối xử.

Bổ sung điều khoản XV

Khoản 4

58
Các thuật ngữ "(có thể) trái với" trước hết có ý nghĩa rằng các biện pháp kiểm soát
ngoại hối sẽ có thể trái với lời văn của một điều khoản trong Hiệp định này nếu không đi
chệch quá nhiều với tinh thần của Hiệp định sẽ không bị coi là vi phạm Hiệp định này. Như
vậy, một bên ký kết chiểu theo nội dung một trong những biện pháp kiếm soát ngoại hối
được áp dụng đúng theo Điều lệ của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) quy định hàng xuất khẩu
được thanh toán bằng nội tệ hoặc bằng đồng tiền của một trong những đồng tiền của một
Nhà nước thành viên của Quỹ sẽ không vì thế bị coi gây trở ngại với việc thực hiện các quy
định của điều XI và điều XIII. Ta có thể lấy ví dụ trường hợp một bên ký kết ghi trong giấy
phép nhập khẩu hàng hoá được phép nhập từ nước nào, không hề nhằm vào phân biệt đối
xử trong việc cấp phép nhập khẩu mà nhằm thực hiện các biện pháp được phép tiến hành
trong quản lý ngoại hối.

Bổ sung Điều khoản XVI

Việc miễn cho một sản phẩm xuất khẩu những khoản thuế đánh vào sản phẩm tương
tự được tiêu dùng nội địa hay việc hoàn trả các khoản thuế nhưng không vượt quá mức thuế
phải hay đã nộp sẽ không bị coi là một khoản trơ cấp

điểm B

1. Không một quy định nào của điểm B ngăn cản một bên ký kết áp dụng đa tỷ giá phù
hợp với Điều lệ của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế.

2. Để áp dụng điểm B, thuật ngữ "sản phẩm sơ cấp" được hiểu là bao gồm nông sản,
lâm sản, sản phẩm nghề cá và mọi khoáng sản, dù đó là một sản phẩm dưới dạng tự nhiên
hay đã qua chế biến mà thương mại quốc tế đòi hỏi phải giao dịch với số lượng lớn.

Khoản 3

1. Việc một bên ký kết trước đây không xuất khẩu một sản phẩm được đề cập đến ở
khoản này không làm mất quyền của bên ký kết đó có được một phần trong thương mại sản
phẩm này.

2. Một hệ thống nhằm vào hoặc ổn định giá cả một sản phẩm sơ cấp trong nước, hoặc
ổn định thu nhập của các nhà sản xuất trong nước sản phẩm đó, độc lập với giá cả xuất
khẩu- việc đó có lúc dẫn đến việc một sản phẩm được xuất khẩu với giá thấp hơn so với giá
có thể so sánh thực hành với người mua trên thị trường nội địa, sản phẩm tương tự sẽ không
được coi là một hình thức trợ cấp xuất khẩu theo nghĩa của khoản 3, nếu Các Bên Ký Kết
xác định được:

Không phụ thuộc vào sự xác định của Các Bên Ký Kết về vấn đề này, các biện pháp
phát sinh trong thực hiện một hệ thống như vậy sẽ được xét theo quy định của khoản 3 khi
nguồn tài trợ được nhà sản xuất sản phẩm đó đóng góp một phần hay toàn bộ, ngoài sự
đóng góp của các nhà sản xuất các sản phẩm đó.

a) rằng hệ thống đó cũng dẫn đến hay được lập ra theo cách để đạt tới sản phẩm này
được bán xuất khẩu với giá cao hơn giá thực hành với người mua trên thị trường nội địa, sản

59
phẩm tương tự;

b) và rằng hệ thống đó khi được vận dụng thực tế với sản xuất, hay vì bất kỳ một lý do
nào khác, được áp dụng hay lập ra theo cách không phải là để khuyến khích xuất khẩu một
cách không chính đáng hay không dẫn đến sự tổn hại nghiêm trọng nào với quyền lợi của
các bên ký kết khác.

Khoản 4

Đối tượng của khoản 4 là làm cho các bên ký kết cố gắng đạt được một thoả thuận
chậm nhất là cuối năm 1957 để đến ngày 1 tháng 1 năm 1958 loại bỏ mọi khoản trợ cấp vẫn
còn tồn tại hoặc nếu không đạt được một thoả thuận như vậy cũng đạt được một thoả thuận
về việc tiếp tục duy trì hiện trạng cho tới một ngày gần nhất trong tương lai, với hy vọng đạt
được một thoả thuận như vậy.

Bổ sung Điều khoản XVII

Khoản đầu tiên

Hoạt động của các văn phòng giao dịch thương mại, hoạt động mua bán được các
bên ký kết thành lập chịu sự điều chỉnh của các quy định nêu tại các tiểu khoản a) và b).

Hoạt động của các văn phòng giao dịch thương mại được các bên ký kết thành lập,
không hoạt động mua bán, nhưng có định ra những quy tắc áp dụng với thương mại tư
nhân, chịu sự điều chỉnh của các quy định thích hợp của Điều khoản này.

Các quy định của Điều khoản này không ngăn cản một doanh nghiệp Nhà nước bán
một sản phẩm với gíá khác nhau trên những thị trường khác nhau, với điều kiện thực hành
như vậy chỉ dựa vào những lý do thương mại, để đáp ững tương quan cung-cầu trên thị
trường xuất khẩu.

Khoản 1a)

Những biện pháp được chính phủ áp dụng nhằm đảm bảo tôn trọng những chỉ tiêu
chất lượng và năng xuất nhất định trong hoạt động thương mại, hoặc còn vì những đặc
quyền trong khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, nhưng không cho phép chính
phủ kiểm soát các hoạt động thương mại của doanh nghiệp đó sẽ không được coi là "độc
quyền hay đặc quyền thương mại".

Khoản 1b)

Một bên ký kết được hưởng một "khoản vay đặc biệt?" có quyền được sử dụng
khoản tiền vay này theo "đánh giá thương mại" khi mua sắm sản phẩm từ nước ngoài.

Khoản 2)

60
Các thuật ngữ "sản phẩm" và "hàng hoá" chỉ áp dụng với sản phẩm theo nghĩa của
các thuật ngữ này trong thực hành thương mại và không được hiểu là áp dụng với việc mua
hay đặt cung cấp dịch vụ.

Khoản 3)

Các cuộc đàm phán được các bên ký kết chấp nhận tiến hành, phù hợp với nội dung
khoản này, có thể là đàm phán về giảm thuế và các khoản thu khác với nhập khẩu và xuất
khẩu hay về việc ký kết một thoả thuận nào khác thoả đáng với các bên và phù hợp với các
quy định của Hiệp định này. (xem khoản 4 của điều II và phần ghi chú liên quan tới khoản
này).

Khoản 4 b)

Thuật ngữ "nâng giá nhập khẩu" tại khoản này chỉ phần kết cấu trong giá tại cảng
xếp hàng được cơ quan độc quyền nhập khẩu nâng lên trong xác lập giá căn cứ cho nhu cầu
về sản phẩm liên quan (ngoại trừ các khoản thuế trong nước thuộc nội dung điều III, giá
thành vận tải và phân phối cũng như các chi phí khác gắn với việc bán, mua hay chế biến
thêm và một biên độ lãi hợp lý).

Bổ sung điều khoản XVIII

Các Bên Ký Kết và các bên ký kết liên quan sẽ tuân thủ việc đảm bảo bí mật cao
nhất với mọi vấn đề đặt ra theo tại Điều khoản này.

1. Khi Các Bên Ký Kết xem xét việc nền kinh tế của một bên ký kết "chỉ có thể đảm
bảo một mức sống thấp", Các Bên sẽ xem xét đến vị trí thông thường của nền kinh tế đó
chứ không ra xác định trên cơ sở những hoàn cảnh ngoại lệ chẳng hạn như những hoàn cảnh
là kết quả của những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho việc xuất khẩu một sản phẩm hay
nhiều sản phẩm chính xuất khẩu của nền kinh tế này.

2. Câu "trong thời kỳ đầu phát triển" không chỉ hàm ý áp dụng với các bên ký kết mới
chỉ vừa bắt đầu thời kỳ phát triển kinh tế mà cũng áp dụng với các bên ký kết có nền kinh tế
đang trên một tiến trình công nghiệp hoá để khắc phục sự phụ thuộc thái quá vào sản xuất
sản phẩm sơ chế.

Khoản 2, 3, 7, 13 và 22)

Khái niệm tạo lập một ngành sản xuất xác định nói đến ở đây không chỉ nhằm vào
việc lập nên một ngành sản xuất mới mà cả tạo lập một ngành sản xuất trong khuôn khổ
một ngành sản xuất đang tồn tại, và phát triển thêm một bước đáng kể một ngành đang tồn
tại nhưng hiện chỉ thoả mãn được nhu cầu trong nước ở mức thấp. Khái niệm cũng nhằm
vào việc xây dựng lại một ngành sản xuất đã bị huỷ hoại hay tổn thất đáng kể do những
hành động thù địch hay thiên tai.

Khoản 7 b)

61
Mọi sự sửa đổi hay rút bỏ, theo khoản 7b), được một bên ký kết không phải là bên
ký kết đòi hỏi áp dụng, như nêu tại khoản 7a) phải bắt đầu trong vòng 6 tháng kể từ ngày
bên ký kết đòi hỏi thực thi biện pháp của mình, sự điều chỉnh hay rút bỏ đó sẽ có hiệu lực
sau 30 ngày kể từ ngày Các Bên Ký Kết nhận được thông báo về việc đó.

Khoản 11

Câu thứ hai của khoản 11 sẽ không được hiểu là buộc một bên ký kết phải giảm bớt
hay loại bỏ các hạn chế nếu việc giảm bớt hay loại bỏ lại minh chứng cho một tình huống
cần tăng cường hay lập ra, tuỳ từng trường hợp, các hạn chế theo khoản 9 của điều XVIII.

Khoản 12 b)

Ngày nêu tại khoản 12 b) sẽ là ngày được Các Bên Ký Kết định ra phù hợp với các
quy định của khoản 4 b) điều XII của Hiệp định này.

Khoản 13 và 14

Thừa nhận rằng trước khi đưa ra một biện pháp và thông báo biện pháp đó cho Các
Bên Ký Kết, theo đúng quy định của khoản 14, một bên ký kết có thể cần có thời gian nhất
định để xác định hiện trạng của ngành sản xuất liên quan, dưới cách nhìn cạnh tranh.

Đạon 15 và 16

Thoả thuận rằng Các Bên Ký Kết sẽ mời một bên ký kết có đề nghị áp dụng biện
pháp theo mục C cùng tham vấn phù hợp với các quy định tại khoản 16, khi bên ký kết có
nền thương mại chịu ảnh hưởng đáng kể của biện pháp nói đến ở đây có yêu cầu.

Khoản 16,18, 19 và 22

1. Thoả thuận rằng Các Bên Ký Kết có thể chấp nhận một biện pháp đã dự kiến với
bảo lưu theo các điều kiện hay các giới hạn đã được Các Bên chỉ ra, Nếu biện pháp được áp
dụng không tuân thủ những dự kiến được chấp nhận, sẽ được coi là biện pháp không được
Các Bên Ký Kết cho phép trong khuôn khổ hoàn cảnh dẫn tới chấp nhận biện pháp đó. Nếu
Các Bên Ký Kết đã chấp nhận một biện pháp trong một thời gian xác định, nhưng bên ký
kết liên quan thấy rằng cần duy trì biện pháp đó thêm một thời gian để thực hiện mục tiêu
đã đề ra ban đầu, bên ký kết đó có thể đề nghị Các Bên Ký Kết kéo dài thời gian, phù hợp
với các quy định và thủ tục tại khoản C và D, tuỳ từng trường hợp.

2. Thông thường Các Bên Ký Kết sẽ tự kiềm chế khi góp ý trước yêu cầu cho phép áp
dụng một biện pháp có khả năng dẫn tới tổn hại nghiêm trọng đến xuất khẩu một sản phẩm
mà nền kinh tế của một bên ký kết đang phụ thuộc nhiều.

Khoản 18 và 22

Sử dụng khoản "và quyền lợi của các bên ký kết khác đã được bảo vệ đúng mức "
nhằm tạo ra một quyền hành động đủ để xem xét xem trong mỗi trường hợp phương pháp

62
nào thích hợp nhất để bảo vệ các quyền lợi này. Ví dụ phương pháp thích hợp nhất đó có
thể mang hình thức bên ký kết đã vận dụng các quy định của mục C hay mục D dành cho
một nhân nhượng bổ sung trong thời kỳ các biện pháp trái với các quy định của Hiệp định
này có hiệu lực, hoặc bất kỳ bên ký kết nào khác nêu tại khoản 18 sẽ tạm ngừng một nhân
nhượng đáng kể tương ứng với tổn hại do việc áp dụng biện pháp đã nêu trên gây ra. Bên ký
kết đó sẽ có quyền bảo hộ những quyền lợi của mình bằng cách tạm thời ngừng áp dụng
một nhân nhượng; tuy nhiên, chỉ thực thi quyền này khi, trong trường hợp một biện pháp
được một bên ký kết áp dụng trong khuồn khổ điểm a) khoản 4 được Các Bên Ký Kết xác
định có mức bù đắp không thoả đáng.

Khoản 19

Các quy định của khoản 19 được áp dụng trong trường hợp một ngành sản xuất vẫn
tiếp tục tồn tại quá một "thời hạn hợp lý" đã nêu trong bị chú liên quan tới khoản 13 và 14;
các quy định này không được hiểu là tước bỏ quyền của một bên ký kết đang trong diện nêu
tại điểm a) khoản 4 điều XVIII quyên được vận dụng các quy định khác của mục C, kể cả
các quy định của khoản 17, nói về một ngành sản xuất mới được thành lập, cho dù ngành
này đã được hưởng sự bảo hộ phụ trợ nhờ sự hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ cán cân thanh
toán.

Khoản 21

Mọi biện pháp được áp dụng theo tinh thần của khoản 21 sẽ được rút bỏ ngay lập
tức nếu các biện pháp đã được áp dụng theo các quy định của khoản 17 cũng đã được rút
bỏ hoặc Các Bên Ký Kết đã đồng tình với biện pháp đã dự kiến sau thời hạn 90 ngày đã nêu
tại khoản 17.

Điều XX

điểm h)

Ngoại lệ nêu tại điểm này được mở rộng ra mọi sản phẩm cơ sở phù hợp với các
nguyên tắc đã được Hội đồng kinh tế và xã hội thông qua trong nghị quyết số 30 (IV) ngày
28 tháng 3 năm 1947.

Bổ sung điều XXIV

Khoản 9

Thoả thuận rằng, căn cứ vào các quy định của điều khoản đẩu tiên, khi một sản
phẩm đã được nhập khẩu vào lãnh thổ của một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch
tự do với thuế suất ưu đãi được tái xuất khẩu vào lãnh thổ một thành viên khác của liên
minh hay khu vực đó, thành viên này phải thu thêm một khoản thuế bằng mức chênh lệch
giữa thuế đã thu và thuế suất cao nhất lẽ ra phải đánh vào sản phẩm khi sản phẩm được
nhập khẩu trực tiếp vào lãnh thổ của mình.

63
Khoản 11

Khi các hiệp định thương mại chính thức được ký kết giữa ấn độ và Pa-ki-xơ-tan,
các biện pháp có thể được các nước này áp dụng nhằm thực hiện các hiệp định này có thể
trái với một số điều khoản thuộc Hiệp định này nhưng không được trái với mục tiêu của
Hiệp định.

Bổ sung Điều khoản XXVIII

Các Bên Ký Kết và bất kỳ bên ký kết nào liên quan phải có những quy định cần thiết
để đảm bảo bí mật cao nhất trong quá trình đàm phán và tham vấn, nhằm tránh để những
thông tin liên quan tới điều chỉnh thuế quan dự kiến cho thời kỳ sắp tới bị tiết lộ khi chưa
chín muồi. Các Bên Ký Kết sẽ phải được thông tin ngay về mọi sửa đổi có thể được một
bên ký kết thực hiện với biểu thuế của mình, là kết quả của việc thực hiện theo các quy định
của Điều khoản này.

Khoản 1

1. Nếu Các Bên Ký Kết định một thời kỳ khác không phải là thời kỳ 3 năm, bất kỳ bên
ký kết nào có thể vận dụng các quy định của khoản đầu của hay khoản 3 điêù khoản
XXVIII kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng cuả thời kỳ khác nói trên, và trừ khi Các Bên
Ký Kết lại không định một thời kỳ khác, mọi thời kỳ tiếp theo của một thời kỳ khác được
định ra như nêu ở đây sẽ là thời kỳ 3 năm.

2. Quy định nói rằng ngày 1 tháng 1 năm 1958 và kể từ những ngày khác được xác
định phù hợp với khoản đầu tiên một bên ký kết "có thể sửa đổi hay rút bỏ một nhân
nhượng" phải được hiểu là vào ngày này và kể từ ngày đầu tiên tiếp theo ngày cuối cùng
của mỗi thời kỳ nghĩa vụ pháp lý được điều II áp đặt với bên ký kết đó sẽ được sửa đổi; quy
định này không có nghĩa là các sửa đổi với biểu thuế suất nhất thiết phải có hiệu lực kể từ
ngày này. Nếu việc áp dụng các điều chỉnh thuế suất, kết quả của các cuộc đàm phán tiến
hành theo điều XXVIII, được lùi lại, sự đền bù cũng có thể được chậm thực thi.

3. Dài nhất là sáu tháng và ngắn nhất là ba tháng trước ngày 1 tháng 1 năm 1958 hoặc
trước ngày kết thúc một thời kỳ tiếp theo kể từ ngày đó, bên ký kết có đề nghị điều chỉnh
hoặc rút bỏ một nhân nhượng thuộc Biểu tương ứng sẽ phải thông báo ý định cho Các Bên
Ký Kết biết. Khi đó Các Bên Ký Kết sẽ xác định bên ký kết hay các bên ký kết nào sẽ tham
gia đàm phán hay tham vấn như nêu tại khoản đầu tiên. bất kỳ bên ký kết nào đã được xác
định như trên sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán đó hoặc tham vấn với bên ký kết có yêu
cầu để đạt tới một thoả thuận trước khi kết thúc thời kỳ đó. Mọi sự gia hạn sau này của thời
kỳ củng cố các Biểu nhằm vào các Biểu đã được các cuộc đàm phán điều chỉnh, phù hợp
với khoản đầu tiên, khoản 2 và 3 của điều XXVIII. Nếu Các Bên Ký Kết có quy định các
cuôc đàm phán được tiến hành trong sáu tháng trước ngày 1 tháng 1 năm 1958 hoặc trước
bất cứ ngày nào được định ra theo Điều đầu tiên, tại quy định đó Các Bên sẽ phải dự kiến
giải quyết thoả đáng các cuộc đàm phán nêu tại khoản này.

4. Các quy định dự kiến việc không chỉ các bên ký kết đã đàm phán ban đầu về một
nhân nhượng mà cả bất kỳ bên ký kết nào liên quan như là nhà cung cấp chính là nhằm đảm

64
bảo cho một bên ký kết sau này có thể nắm giữ được một thị phần trong thương mại một
sản phẩm đã là đối tượng đàm phán nhân nhượng lớn hơn thị phần của bên ký kết đã tham
gia đàm phán ban đầu, có thể thực sự bảo vệ quyền lợi của mình theo Hiệp định chung.
Ngược lại, vấn đề không phải là mở rộng đàm phán theo cách để tạo ra những khó khăn
không cần thiết cho đàm phán và đạt tới những thoả thuận như nêu tại điều XXVIII. cũng
không phải để làm phức tạp thêm trong tương lai khi áp dụng điêù khoản này với những
nhân nhượng đạt được tại các cuộc đàm phán được tổ chức phù hợp với điều khoản đó. Do
vậy, Các Bên Ký Kết chỉ thừa nhận quyền lợi của một bên ký kết như là bên ký kết chính
nếu bên đó nắm giữ một thị phần, trên thị trường của bên ký kết có yêu cầu- trong một thời
kỳ hợp lý trước khi diễn ra đàm phán, lớn hơn thị phần của một bên ký kết đã tham gia đàm
phán ban đầu, hoặc lẽ ra đã có thị phần lớn hơn nếu không bị bên ký kết có yêu cầu áp dụng
những hạn chế số lượng một cách phân biệt đối sử. Do vậy, sẽ không thích đáng nếu Các
Bên Ký Kết thừa nhận quá một bên ký kết, hoặc giả khi có hai bên ký kết có vị trí hầu như
ngang bằng nhau, thì không quá hai bên ký kết là nhà cung cấp chính.

5. Không phụ thuộc vào định nghĩa quyền lợi nhà cung cấp chính nêu tại bị chú 4 liên
quan tới khoản đầu tiên, Các Bên Ký Kết có thể xác định như là một ngoại lệ rằng một bên
ký kết có quyền lợi như là nhà cung cấp chính nếu nhân nhượng đó tác động đến hoạt động
thương mại chiếm một phần quan trọng trong xuất khẩu của bên ký kết đó.

6. Các quy định về việc bất kỳ bên ký kết nào có quyền lợi như là nhà cung cấp chính
tham gia đàm phán và việc bất kỳ bên ký kết nào có quyền lợi đáng kể với nhân nhượng mà
bên ký kết đòi hỏi đề nghị điều chỉnh hay rút bỏ tham gia tham vấn sẽ không được dẫn đến
bắt buộc bên ký kết đòi hỏi phải chấp nhận một sự đền bù lớn hơn và phải chịu sự trả đũa
nghiêm khắc hơn là việc rút bỏ hay điều chỉnh đã đưa ra, căn cứ vào điều kiện thương mại
vào thời điểm sự rút bỏ hay sửa đổi đó được đưa ra và có tính đến các hạn chế số lượng
mang tính phân biệt đối sử được bên ký kết có yêu cầu áp dụng.

7. Thuật ngữ "quyền lợi đáng kể" không có định nghĩa chính xác; do vậy, thuật nghữ
có thể gây khó khăn cho Các Bên Ký Kết. Tuy nhiên cần hiểu thuật ngữ này như là chỉ nói
đến các bên ký kết đang nắm giữ hoặc lẽ ra sẽ có thể nắm giữ, nếu không có các hạn chế số
lượng mang tính chất phân biệt đối xử làm tổn hại đến xuất khẩu của các bên ký kết đó, một
thị phần đáng kể trên thị trường của bên ký kết đưa ra đề nghị sửa đổi hay rút bỏ nhân
nhượng.

Khoản 4

1. Mọi đề nghị được tham dự đàm phán phải kèm theo mọi số liệu và thông số cần
thiết. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nộp đề nghị, Các Bên Ký Kết sẽ có quyết định về
việc này.

2. Thừa nhận rằng, nếu ta cho phép một số bên ký kết có mức phụ thuộc cao vào một
số lượng tương đối ít các sản phẩm cơ sở và trông đợi rất nhiều vào vai trò của thuế quan
để đa dạng hoá nền kinh tế và tạo nguồn thu tài chính,chỉ đàm phán bình thường nhằm sửa
đổi hay rút bỏ nhân nhượng theo quy định của khoản đầu tiên, điều XXVIII, ta có thể qua
đó kích thích họ tiến hành sửa đổi hay rút bỏ, xét về lâu dài lại vô tác dụng. Để tránh tình
trạng đó và căn cứ vào khoản 4 điều XXVIII, Các Bên Ký Kết sẽ cho phép các bên ký kết

65
nói trên tham gia đàm phán, trừ khi họ cho rằng đàm phán như vậy sẽ dẫn tới tăng mức thuế
quan hoặc góp phần là tăng mức thuế quan một cách đáng kể và sẽ dẫn tới đảo lộn sự ổn
định của các danh mục thuộc phụ lục của Hiệp định này và làm đảo lộn thương mại quốc tế
một cách không cần thiết.

3. Dự kiến rằng các cuộc đàm phán được phép tiến hành phù hợp với khoản 4 nhằm
sửa đổi hay rút bỏ một dòng thuế hay một nhóm rất hạn chế những dòng thuế có thể tiến
hành thành công trong vòng 60 ngày. Tuy nhiên, thừa nhận rằng thời hạn 60 ngày sẽ không
đủ cho đàm phán về sửa đổi hay rút bỏ một số lượng nhiều dòng thuế hơn; trong trường
hợp này, Các Bên Ký Kết sẽ có nghĩa vụ xác định một thời hạn dài hơn.

4. Sự xác định thuộc trách nhiệm của Các Bên Ký Kết đã dự kiến tại khoản 4 d) điều
XXVIII sẽ phải được kết luận trong vòng 30 ngày tiếp theo ngày vấn đề được đặt ra, trừ khi
bên ký kết đòi hỏi chấp nhận một thời hạn dài hơn.

5. Thoả thuận rằng khi đi đến xác định như đã nêu, phù hợp với khoản 4 d) điều
XXVIII, nếu bên ký kết có yêu cầu vẫn chưa làm hết những gì hợp lý và có thể làm được để
đưa ra một sự bù đắp thoả đáng, Các Bên Ký Kết sẽ tính đúng mức đến tình huống đặc biệt
của một bên ký kết đã cam kết mức thuế trần rất thấp với chiếm một tỷ trọng lớn trong thuế
quan của mình và do vậy bên ký kết đó không có điều kiện rộng rãi như các bên ký kết khác
để đưa ra một đề nghị về đền bù.

Bổ sung Điều khoản XXVIII (b)

Khoản 3

Thoả thuận rằng việc đề cập đến nhu cầu về tài chính trước hết nhằm nói tới khía
cạnh tài chính của thuế quan và riêng về thuế quan có tác dụng đảm bảo nguồn thu thuế,
đánh vào nhập khẩu các sản phẩm có thể được những sản phẩm khác có mức thuế quan rất
thấp hay không phải chịu thuế quan thay thế.

Bổ sung Điều khoản XXIV

Khoản đầu tiên

Lời văn của khoản đầu tiên không chiểu đến các chương VII và VIII của Hiến
chương Havana, do vì các chương này chỉ quy định những nét chung liên quan tới tổ chức,
vai trò và thủ tục của Tổ chức Thương mại Quốc tế.

Bổ sung Phần IV

Các thuật ngữ "bên ký kết phát triển" và "bên ký kết kém phát triển hơn" được sử
dụng trong Phần IV nhằm chỉ các nước phát triển và các nước kém /chậm phát triển là thành
viên của hiệp định Chung về Thuế quan va Thương mại-GATT.

Bổ sung Điều XXXVI

66
Khoản 1

Điều khoản này dựa trên các mục tiêu đã được nêu lên tại Điêu khoản đầu tiên với
những sửa đổi tại điểm A) của khoản đầu tiên Nghị định thư sửa đổi Phần 1 và các Điều
XXIX và XXX kể từ khi Nghị định Thư này có hiệu lực.12

Khoản 4

Thuật ngữ "sản phẩm sơ cấp" bao trùm nông sản; xem khoản 2 của bị chú giải thích
về điểm B điều khoản XVI.

Khoản 5

Một chương trình đa dạng hoá thông thường bao gồm sự đẩy mạnh các hoạt đông
chế biến các sản phẩm sơ cấp và phát triển các ngành thuộc khu vực chế tác, có cân nhắc
đến vị trí của bên ký kết đó và viễn cảnh sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm khác nhau trên
thế giới.

Khoản 8

Thoả thuận rằng thuật ngữ "không chờ đợi sự tương hỗ" có nghĩa rằng, phù hợp với
các mục tiêu nêu tại điêù khoản này, không trông đợi ở một bên ký kết kém phát triển hơn
có sự đóng góp không tương thích với các nhu cầu của sự phát triển, của nền tài chính và
thương mại của mình trong tiến trình đàm phán thương mại, có tính đến sự tiến triển của
thương mại của bên ký kết đó trong thời gian qua.

Khoản này được áp dụng trong trường hợp các biện pháp được áp dụng căn cứ vào
điểm A điều XVIII, điều XXVIII, điều XVIII B (sau này trở thành điều XXIX khi sự điều
chỉnh thuộc điểm A khoản đầu tiên của Nghị định thư sửa đôỉ phần I và các điều khoản
XXIX và XXX 13), điều XXXIII, hoặc theo bất kỳ thủ tục nào được lập ra phù hợp với
Điều khoản này.

Bổ sung Điều khoản XXXII

Khoản đầu tiên, điểm a)

Khoản này sẽ áp dụng trong đàm phán nhằm giảm hay triệt tiêu thuế quan hoặc các
quy tắc hạn chế thương mại khác theo tinh thần, Điều XXVIII, Điều XVIII B (sau này trở
thành Điều XXIX khi sự điều chỉnh thuộc điểm A khoản đầu tiên của Nghị định thư sửa đôỉ
Phần I và các Điều XXIX và XXX 13), Điều XXXIII, và trong mối liên hệ với mọi hành
động khác có thể được một bên ký kết áp dụng nhằm thực thi việc giảm hay triệt tiêu như
vậy.

Khoản 3 b)

Các biện pháp khác nói đến tại khoản này có thể bao gồm các quy định cụ thể nhằm

67
thúc đẩy sự sửa đổi cơ cấu nội bộ, khích lệ tiêu thụ những sản phẩm riêng biệt, hoặc kiến
lập những biện pháp xúc tiến thương mại.

68
PHỤ LỤC 1B

HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

PHẦN I PHẠM VI VÀ ĐỊNH NGHĨA

Điều I: Phạm vi và định nghĩa

PHẦN II CÁC NGHĨA VỤ VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều II Đối xử tối huệ quốc


Điều III Tính minh bạch
Điều III bis Tiết lộ thông tin bí mật
Điều IV Tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển
Điều V Hội nhập kinh tế
Điều V bis Các Hiệp định hội nhập thị trường lao động
Điều VI Quy định trong nước
Điều VII Công nhận
Điều VIII Độc quyền và những người cung cấp dịch vụ độc quyền
Điều IX Thông lệ kinh doanh
Điều X Các biện pháp tự vệ khẩn cấp
Điều XI Các khoản thanh toán và chuyển tiền ra nước ngoài
Điều XII Hạn chế để bảo vệ cán cân thanh toán
Điều XIII Mua sắm chính phủ
Điều XIV Những ngoại lệ chung
Điều XIV bis Ngoại lệ về an ninh
Điều XV Các trợ cấp

PHẦN III NHỮNG CAM KẾT CỤ THỂ

Điều XVI Tiếp cận thị trường


Điều XVII Đối xử quốc gia
Điều XVIII Những cam kết bổ sung

PHẦN IV TỰ DO HÓA TỪNG BƯỚC

Điều XIX Đàm phán các cam kết cụ thể


Điều XX Danh mục cam kết cụ thể
Điều XXI Sửa đổi các Danh mục

PHẦN V NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỂ CHẾ


1
Điều XXII Tham vấn
Điều XXIII Giải quyết tranh chấp và thi hành
Điều XXIV Hội đồng thương mại dịch vụ
Điều XXV Hợp tác kỹ thuật
Điều XXVI Quan hệ với các Tổ chức quốc tế khác

PHẦN VI ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều XXVII Khước từ quyền lợi


Điều XXVIII Các định nghĩa
Điều XXIX Các phụ lục

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II


Phụ lục về di chuyển của thể nhân cung cấp dịch vụ theo Hiệp định
Phụ lục về các dịch vụ vận tải hàng không
Phụ lục về các dịch vụ tài chính
Phụ lục hứ hai về các dịch vụ tài chính
Phụ lục về đàm phán các dịch vụ vận tải đường biển
Phụ lục về Viễn thông Phụ lục về đàm phán các dịch vụ về viễn thông cơ bản.

2
PHỤ LỤC 1B

HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

Các Thành viên,

Thừa nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại dịch vụ đối với sự
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới;

Mong muốn thiết lập một khuôn khổ đa biên cho những nguyên tắc và quy tắc
của thương mại dịch vụ nhằm mở rộng thương mại trong lĩnh vực này trong điều kiện
minh bạch và từng bước tự do hóa và như là một công cụ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh
tế của tất cả các đối tác thương mại và vì sự phát triển của các nước đang phát triển;

Mong muốn sớm đạt được tự do hóa thương mại dịch vụ ở mức ngày càng cao
bằng việc liên tục đàm phán đa biên nhằm tăng cường lợi ích của các bên tham gia
trên cơ sở cùng có lợi và đảm bảo sự cân bằng chung về quyền và nghĩa vụ, đồng thời
tôn trọng các mục tiêu chính sách quốc gia;

Thừa nhận quyền của các Thành viên trong việc điều chỉnh và ban hành những
quy định mới về cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của mình nhằm đạt được mục tiêu
chính sách quốc gia và xuất phát từ sự chênh lệch hiện tại về trình độ phát triển của
các quy định về dịch vụ tại các nước khác nhau và nhu cầu cụ thể của các nước đang
phát triển đối với việc thực thi quyền này;

Mong muốn tạo thuận lợi để các nước đang phát triển tham gia ngày càng nhiều
vào thương mại dịch vụ và mở rộng xuất khẩu dịch vụ của mình, trong đó có phần nhờ
vào việc tăng cường năng lực dịch vụ trong nước, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của
các nước này;

Chú trọng đặc biệt đến những khó khăn nghiêm trọng của các nước chậm phát
triển nhất do hòan cảnh kinh tế, sự phát triển, nhu cầu thương mại và tài chính đặc biệt
của họ;

Bằng Hiệp định này, thỏa thuận như sau:

PHẦN I

PHẠM VI VÀ ĐỊNH NGHĨA


3
Điều I

Phạm vi và định nghĩa

1. Hiệp định này áp dụng đối với các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ
của các Thành viên.

2. Theo Hiệp định này, thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp dịch
vụ:

(a) từ lãnh thổ của một Thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một Thành viên
nào khác;

(b) trên lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất
kỳ Thành viên nào khác;

(c) bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên, thông qua sự hiện
diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;

(d) bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện
diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;

3. Theo Hiệp định này:

(a) “biện pháp của các Thành viên” là các biện pháp được áp dụng bởi:

(i) chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền trung ương, khu vực
hoặc địa phương; và

(ii) các cơ quan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn được
chính quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương ủy
quyền.

Khi thực hiện các nghĩa vụ và cam kết theo Hiệp định này, mỗi Thành viên phải
thực hiện những biện pháp hợp lý có thể để đảm bảo việc tuân thủ của chính
quyền và các cơ quan có thẩm quyền khu vực, địa phương và các cơ quan phi
chính phủ trên lãnh thổ của mình;

(b) "dịch vụ " bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả cáclĩnh vực, trừ các
dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ;

(c) " Các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ" là
bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại, và cũng
4
không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.

5
PHẦN II

CÁC NGHĨA VỤ VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều II

Đối xử tối huệ quốc

1. Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi
Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung
cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự
đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của
bất kỳ nước nào khác.

2. Các Thành viên có thể duy trì biện pháp không phù hợp với quy định tại
khoản 1 của Điều này, với điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các
điều kiện của Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II.

3. Các quy định của Hiệp định này không được hiểu là để ngăn cản bất kỳ một
Thành viên nào dành cho các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc
trao đổi dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới.

Điều III

Tính minh bạch

1. Các Thành viên phải nhanh chóng công bố mọi biện pháp có liên quan hoặc
tác động đến việc thi hành Hiệp định này, chậm nhất trước khi các biện pháp đó có
hiệu lực thi hành, trừ những trường hợp khẩn cấp. Những Hiệp định quốc tế có liên
quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia cũng phải
được công bố.

2. Trong trường hợp việc công bố quy định tại khoản 1 của Điều này không thể
thực hiện được, các thông tin đó phải được công khai theo cách thức khác.

3. Các Thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho
Hội đồng thương mại dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào
trong các luật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương
mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này.

4. Mỗi Thành viên phải trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một
Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp
dụng chung hoặc hiệp định quốc tế nêu tại khoản 1. Mỗi Thành viên cũng sẽ thành lập
6
một hoặc nhiều điểm cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu của các Thành viên khác
về những vấn đề nêu trên cũng như những vấn đề thuộc đối tượng được yêu cầu thông
báo quy định tại khoản 3. Các điểm cung cấp thông tin này sẽ được thành lập trong
vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO ( theo Hiệp định này gọi là "Hiệp
định WTO") có hiệu lực. Mỗi nước Thành viên đang phát triển có thể thỏa thuận thời
hạn linh hoạt thích hợp cho việc thành lập các điểm cung cấp thông tin đó. Các điểm
cung cấp thông tin không nhất thiết phải là nơi lưu trữ các văn bản pháp luật.

5. Các Thành viên có thể thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ bất kỳbiện
pháp nào do một Thành viên khác áp dụng được coi là có tác động đến việc thực thi
Hiệp định này.

Điều III bis

Tiết lộ thông tin bí mật

Không một quy định nào trong Hiệp định này đòi hỏi bất kỳ Thành viên nào
phải cung cấp thông tin bí mật mà việc tiết lộ thông tin đó có thể gây cản trở đến việc
thi hành pháp luật, hoặc trái với lợi ích công cộng, hoặc làm phương hại đến quyền lợi
thương mại hợp pháp của một doanh nghiệp cụ thể, dù là doanh nghiệp nhà nước hoặc
tư nhân.

Điều IV

Tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển

1. Sự tham gia ngày càng tăng của các Thành viên đang phát triển vào thương mại
thế giới sẽ được tạo thuận lợi thông qua việc đàm phán các cam kết cụ thể giữa các
Thành viên phù hợp với Phần III và IV của Hiệp định này, liên quan đến:

(a) tăng cường năng lực, hiệu quả và tính cạnh tranh của các ngành dịch vụ
trong nước, trong đó có việc tiếp cận công nghệ trên cơ sở thương mại;

(b) cải thiện khả năng của các nước này trong việc tiếp cận các kênh phân
phối và hệ thống thông tin; và

(c) tự do hóa tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực và phương thức
cung cấp mà các nước này quan tâm xuất khẩu .

2. Trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, các Thành viên
phát triển và các Thành viên khác, trong chừng mực có thể, sẽ thành lập các đầu mối
liên hệ để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên đang
phát triển tiếp cận thông tin liên quan tới thị trường của các nước đó. :
7
(a) các khía cạnh thương mại và kỹ thuật của việc cung cấp dịch vụ;

(b) đăng ký, công nhận và tiếp thu các tiêu chuẩn chuyên môn; và

(c) sẵn sàng cung cấp công nghệ dịch vụ.

3. Các Thành viên chậm phát triển được ưu tiên đặc biệt trong việc thực hiện
khoản 1 và 2. Những khó khăn nghiêm trọng của các nước chậm phát triển trong việc
chấp nhận các cam kết cụ thể đã được đàm phán, có tính đến tình trạng kinh tế đặc
biệt, nhu cầu phát triển, thương mại và tài chính của họ.

Điều V

Hội nhập kinh tế

1. Hiệp định này không ngăn cản bất kỳ Thành viên nào gia nhập hoặc ký kết một
Hiệp định tự do hóa thương mại dịch vụ giữa hai hoặc nhiều Thành viên, với điều kiện
là hiệp định đó:

(a) có phạm vi thuộc về lĩnh vực chủ yếu1, và

(b) không quy định hoặc xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử giữa hai hoặc
nhiều bên, theo tinh thần của Điều XVII, trong những lĩnh vực được nêu
tại điểm (a), thông qua:

(i) xóa bỏ những biện pháp phân biệt đối xử hiện có, và/hoặc

(ii) cấm những biện pháp phân biệt đối xử mới hoặc áp dụng thêm các
biện pháp này

dù là tại thời điểm hiệp định đó có hiệu lực hoặc trên cơ sở một lộ trình
hợp lý, ngoại trừ những biện pháp được phép áp dụng theo các Điều XI,
XII, XIV và XIV bis .

2. Khi đánh giá xem các điều kiện nêu tại điểm 1 (b) có được đáp ứng không, có
thể xem xét mối quan hệ giữa hiệp định với tiến trình hội nhập kinh tế hoặc tự do hóa
thương mại rộng hơn giữa các nước liên quan.

3. (a) Trong trường hợp những nước đang phát triển là thành viên của một hiệp
định thuộc loại nêu tại khoản 1, thì những điều kiện nêu tại khoản 1, đặc biệt là những

1
Điều kiện này được hiểu theo số các ngành, kim ngạch thương mại chịu tác động và các hình thức
cung cấp. Để đáp ứng được điều kiện này, các hiệp định sẽ không được đưa ra suy diễn loại trừ về bất kỳ một
hình thức cung cấp nào. 8
điều kiện liên quan tới điểm (b) của khoản này, , có thể được xem xét một cách linh
hoạt phù hợp với trình độ phát triển của những nước liên quan, cả về tổng thể, trong
từng lĩnh vực và tiểu lĩnh vực.

(b) Cho dù có các quy định tại khoản 6, trong trường hợp một hiệp định
thuộc loại nêu tại khoản 1 chỉ liên quan đến các nước đang phát triển thì sự đối xử
thuận lợi hơn có thể dành cho các pháp nhân thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các thể
nhân thuộc các bên tham gia hiệp định này.

4. Bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 sẽ được xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho
thương mại giữa các bên tham gia hiệp định và không tạo ra mức trở ngại chung cao
hơn mức đã áp dụng trước khi các hiệp định đó được ký kết trong thương mại dịch vụ
với bất kỳ Thành viên nào không tham gia hiệp định, dù trong từng ngành hoặc phân
ngành dịch vụ.

5. Khi ký kết, mở rộng hoặc sửa đổi cơ bản bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản
1, Thành viên có ý định rút lại hoặc sửa đổi cam kết cụ thể trái với các cam kết đã nêu
tại Danh mục của mình, thì Thành viên đó phải thông báoít nhất 90 ngày trước khi rút
lại hoặc sửa đổi, và sẽ áp dụng các thủ tục quy định tại khoản 2, 3 và 4 của Điều XXI.

6. Nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, là pháp nhân thành lập
theo luật pháp của một bên tham gia một Hiệp định nêu tại khoản 1 được hưởng sự
đối xử theo Hiệp định nói trên, với điều kiện là nhà cung cấp dịch vụ đó có hoạt động
kinh doanh đáng kể trên lãnh thổ của các bên tham gia hiệp định này.

7. (a) Thành viên là các Bên tham gia vào bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản
1 phải ngay lập tức thông báo về các hiệp định đó và về bất kỳ sự mở rộng nào hoặc
bất kỳ sửa đổi cơ bản nào của hiệp định này cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ. Khi
Hội đồng yêu cầu, các Thành viên đó phải cung cấp ngay các thông tin liên quan. Hội
đồng có thể thành lập một nhóm công tác để xem xét hiệp định này hoặc mở rộng hoặc
sửa đổi của hiệp định và báo cáo với Hội đồng về sự phù hợp của hiệp định đó với
Điều này.

(b) Các Thành viên là các bên tham gia vào bất kỳ hiệp định nào nêu tại
khoản 1 thực hiện trên cơ sở một lịch trình, thì Thành viên đó phải báo cáo định kỳ
cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về việc thực hiện hiệp định nói trên. Trong trường
hợp xét thấy cần thiết, Hội đồng có thể thành lập ban công tác để xem xét các báo cáo
đó.

(c) Trên cơ sở báo cáo của ban công tác nêu tại điểm (a) và (b), Hội đồng có
thể đưa ra khuyến nghị với các bên, nếu xét thấy phù hợp.

8. Một Thành viên là bên tham gia bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 không
được yêu cầu đền bù đối với những quyền lợi thương mại mà bất kỳ một Thành viên
nào khác có được từ hiệp định đó.
9
Điều V (b)

Các hiệp định về hội nhập thị trường lao động

Hiệp định này không ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào trở thành thành viên
của một hiệp định về thiết lập thị trường lao động hội nhập hoàn toàn2 giữa các thành
viên của hiệp định, với điều kiện là hiệp định này:

(a) miễn áp dụng yêu cầu liên quan tới cư trú và giấy phép lao động đối với
công dân của các bên tham gia hiệp định;

(b) được thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ.

Điều VI

Các quy định trong nước

1. Trong những lĩnh vực đã cam kết cụ thể, mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng tất
cả các biện pháp áp dụng chung tác động đến thương mại dịch vụ được quản lý một
cách hợp lý, khách quan và bình đẳng.

2. (a) Ngay khi có thể, mỗi Thành viên phải duy trì hoặc thành lập các tòa án tư
pháp, trọng tài hoặc tòa án hành chính hoặc thủ tục để xem xét nhanh chóng và đưa ra
các biện pháp khắc phục đối với các quyết định hành chính có tác động đến thương
mại dịch vụ theo yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ chịu tác động. Khi những thủ tục
này không độc lập với cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định hành chính có liên
quan, Thành viên này phải đảm bảo rằng các thủ tục trên thực tế được xem xét một
cách khách quan và bình đẳng.

(b) Các quy định của điểm (a) không được hiểu là nhằm yêu cầu các Thành
viên phải thành lập những tòa án hoặc thủ tục trái với thể chế hoặc bản chất hệ thống
pháp luật của Thành viên đó.

3. Trong trường hợp thủ tục phê duyệt được yêu cầu đối với việc cung cấp một
dịch vụ đã có cam kết cụ thể thì sau khi nhận được đơn xin cấp phép được coi là đầy
đủ theo quy định của pháp luật trong nước, cơ quan có thẩm quyền của một Thành viên
sẽ thông báo cho người nộp đơn về quyết định của mình trong khoảng thời gian hợp lý.

2
Tính đặc trưng của sự hội nhập này là dành cho công dân của các bên liên quan quyền tự do tham
gia các thị trường lao động của các bên và bao gồm cả các biện pháp liên quan đến điều kiện thanh toán, các
điều kiện tuyển dụng khác và phúc lợi xã hội. 10
Nếu người nộp đơn có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền của Thành viên đó sẽ phải cung
cấp không chậm trễ thông tin về hiện trạng của đơn xin phép.

4. Nhằm đảm bảo để các biện pháp liên quan tới yêu cầu chuyên môn, thủ tục, tiêu
chuẩn kỹ thuật và yêu cầu cấp phép không tạo ra những trở ngại không cần thiết cho
thương mại dịch vụ, thông qua những cơ quan thích hợp có thể được thành lập, Hội
đồng Thương mại Dịch vụ sẽ phát triển bất kỳ nguyên tắc cần thiết nào. Những
nguyên tắc đó nhằm đảm bảo rằng các yêu cầu này:

(a) dựa trên những tiêu chí khách quan và minh bạch, như năng lực và
khả năng cung cấp dịch vụ;

(b) không phiền hà hơn mức cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ;

(c) trong trường hợp áp dụng thủ tục cấp phép, không trở thành hạn chế
về cung cấp dịch vụ.

5. (a) Trong những lĩnh vực mà Thành viên đã cam kết cụ thể, thì trong thời
gian chưa áp dụng các nguyên tắc được đề ra trong những lĩnh vực này phù hợp với
khoản 4, Thành viên đó không được áp dụng các yêu cầu về cấp phép và chuyên môn
và các tiêu chuẩn kỹ thuật làm vô hiệu hoặc giảm bớt mức cam kết đó theo cách thức:

(i) không phù hợp với các tiêu chí đã được nêu tại điểm 4(a), (b) hoặc
(c); và

(ii) tại thời điểm các cam kết cụ thể trong các lĩnh vực đó được đưa ra,
các Thành viên đã không có ý định áp dụng các biện pháp này

(b) Khi xác định liệu một Thành viên có tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại
điểm5(a) hay không, cần tính đến các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế liên quan3
được Thành viên đó áp dụng.

6. Trong những lĩnh vực có các cam kết cụ thể liên quan đến dịch vụ nghề nghiệp,
mỗi Thành viên phải quy định những thủ tục phù hợp để kiểm tra năng lực chuyên môn
của người cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của các Thành viên khác.

Điều VII

Công nhận

1. Nhằm mục đích thực hiện toàn bộ hoặc một phần các tiêu chuẩn, tiêu chí đối
với việc phê duyệt, cấp phép hoặc chứng nhận của các nhà cung cấp dịch vụ và theo

3
Thuật ngữ "các tổ chức quốc tế có lên quan" đề cập đến các cơ quan quốc tế mà tư cách hội viên để
ngỏ cho các cơ quan có liên quan của ít nhất là tất cả các Thành viên WTO. 11
các quy định của khoản 3, một Thành viên có thể công nhận trình độ học vấn, kinh
nghiệm, khả năng đáp ứng các yêu cầu, giấy phép hoặc chứng chỉ do một nước cụ thể
cấp. Việc công nhận này có thể đạt được thông qua một quá trình hài hòa hóa hoặc nếu
không có thể dựa trên một hiệp định hoặc thỏa thuận với nước có liên quan hoặc mặc
nhiên cho hưởng .

2. Thành viên là một bên của hiệp định hoặc thỏa thuận được nêu tại khoản 1, bất
kể Hiệp định hoặc thỏa thuận đó đang có hiệu lực hoặc sẽ có hiệu lực trong tương lai,
phải tạo cơ hội đầy đủ cho những Thành viên có quan tâm khác được đàm phán gia
nhập hiệp định hoặc thỏa thuận này hoặc đàm phán về những hiệp định tương đương.
Nếu một Thành viên mặc nhiên cho hưởng sự công nhận, Thành viên đó sẽ tạo cơ hội
thích hợp cho bất kỳ Thành viên nào khác chứng minh rằng trình độ học vấn, kinh
nghiệm, giấy phép, chứng chỉ hoặc việc đáp ứng các yêu cầu mà phải được công nhận
tại lãnh thổ của Thành viên khác.

3. Khi áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí để cấp phép hoặc chứng nhận người cung
cấp dịch vụ, Thành viên sẽ không cho hưởng việc công nhận theo cách mà có thể tạo ra
sự phân biệt đối xử, hoặc hạn chế trá hình với thương mại dịch vụ.

12
4. Mỗi Thành viên sẽ:

(a) trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với
Thành viên đó, thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về các biện
pháp công nhận hiện hành và nêu rõ các biện pháp đó có dựa trên cơ sở
những hiệp định hoặc thỏa thuận được nêu tại khoản 1 hay không;

(b) thông báo trước càng sớm càng tốt cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về
việc bắt đầu tiến hành đàm phán hiệp định hoặc thỏa thuận nêu tại khoản
1, nhằm tạo cơ hội thích hợp cho bất kỳ Thành viên khác nào thể hiện ý
định tham gia đàm phán trước khi các cuộc đàm phán đi vào giai đoạn
chi tiết;

(c) khẩn trương thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về việc áp
dụng một biện pháp công nhận mới hoặc điều chỉnh đáng kể những biện
pháp hiện hành và nêu rõ biện pháp đó có dựa trên cơ sở những hiệp định
hoặc thỏa thuận được nêu tại khoản 1 hay không;

5. Khi có điều kiện thích hợp, việc công nhận sẽ được căn cứ vào các tiêu chí đa
biên được thừa nhận. Khi thích hợp, các Thành viên sẽ phối hợp với các tổ chức quốc
tế và tổ chức phi chính phủ liên quan để xây dựng và thông qua những tiêu chuẩn, tiêu
chí quốc tế chung đối với việc công nhận và những tiêu chuẩn quốc tế chung đối với
việc hành nghề thương mại dịch vụ và nghề nghiệp có liên quan.

Điều VIII

Độc quyền và các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền

1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ độc quyền nào
trên lãnh thổ của mình không hành động trái với các nghĩa vụ của Thành viên đó theo
quy định tại Điều II và các cam kết cụ thể, khi cung cấp dịch vụ độc quyền trên thị
trường liên quan.

2. Nếu một nhà cung cấp dịch vụ độc quyền cạnh tranh, trực tiếp hoặc thông qua
các công ty trực thuộc trong việc cung cấp dich vụ ngoài phạm vi độc quyền của mình
và thuộc các cam kết cụ thể của Thành viên đó, thì Thành viên đó sẽ đảm bảo rằng
nhà cung cấp dịch vụ sẽ không lạm dụng vị trí độc quyền của họ để tiến hành hoạt
động trái với các cam kết trên lãnh thổ của Thành viên đó.

3. Theo yêu cầu của một Thành viên có lý do để tin rằng một người cung cấp dịch
vụ độc quyền của bất kỳ một Thành viên nào khác đang hành động không phù hợp với
quy định tại khoản 1 và 2, Hội đồng Thương mại Dịch vụ có thể yêu cầu Thành viên đã
thành lập, duy trì hoặc cho phép người cung cấp dịch vụ này thông báo những thông
tin cụ thể về các hoạt động liên quan.
13
14
4. Kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, nếu một Thành viên cho phép độc
quyền về cung cấp một dịch vụ trong danh mục cam kết cụ thể, thì Thành viên đó phải
thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ chậm nhất là ba tháng trước khi dự kiến
thực hiện việc cho phép độc quyền và sẽ áp dụng các quy định tại các khoản 2, 3 và 4.

5. Các quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp của
người cung cấp dịch vụ độc quyền, trong trường hợp một Thành viên, chính thức hoặc
thực tế, (a) cho phép hoặc thành lập một số lượng nhỏ những người cung cấp dịch vụ
và (b) hạn chế đáng kể sự cạnh tranh giữa những người cung cấp đó trên lãnh thổ của
mình.

Điều IX

Thông lệ kinh doanh

1. Các Thành viên thừa nhận rằng việc hành nghề kinh doanh nhất định của các
nhà cung cấp dịch vụ, trừ những thông lệ được nêu tại Điều VIII, có thể hạn chế sự
cạnh tranh và qua đó hạn chế thương mại dịch vụ.

2. Khi có yêu cầu của Thành viên khác, một Thành viên phải tham gia quá trình
tham vấn để xoá bỏ những thông lệ nêu tại khoản 1. Thành viên này phải xem xét các
yêu cầu một cách đầy đủ cảm thông và sẽ hợp tác thông qua việc cung cấp những
thông tin không phổ biên có liên quan tới vấn đề đã được công bố công khai. Thành
viên được yêu cầu cũng phải cung cấp các thông tin khác sẵn có cho Thành viên yêu
cầu theo pháp luật của mình và theo thỏa thuận thoả đáng về việc Thành viên yêu cầu
phải đảm bảo tính bảo mật thông tin đó.

Điều X

Các biện pháp tự vệ khẩn cấp

1. Sẽ có các cuộc đàm phán đa biên về các biện pháp tự vệ khẩn cấp được tiến
hành dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Kết quả của các cuộc đàm phán này
sẽ có hiệu lực chậm nhất là ba năm, kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO có hiệu lực.

2. Trong thời gian trước khi các kết quả đàm phán nêu tại khoản 1 có hiệu lực, bất
kỳ Thành viên nào có thể thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về ý định sửa
đổi hoặc rút lại một cam kết cụ thể sau thời gian một năm, kể từ ngày cam kết đó có
hiệu lực' các quy định của khoản 1 điều XXI không áp dụng trong trường hợp này; với
điều kiện Thành viên đó phải chứng minh với Hội đồng rằng việc sửa đổi hoặc rút lại
cam kết không thể chờ đến khi hết thời hạn ba năm quy định tại khoản 1 Điều XXI.

3. Các quy định của khoản 2 sẽ được ngừng áp dụng sau ba năm, kể từ ngày Hiệp
15
định WTO có hiệu lực.

Điều XI

Các khoản thanh toán và chuyển tiền ra nước ngoài

1. Trừ các trường hợp được quy định tại Điều XII, một Thành viên không được áp
dụng những hạn chế đối với việc chuyển tiền quốc tếvà thanh toán các giao dịch vãng
lai liên quan tới các cam kết cụ thể.

2. Các quy định của Hiệp định này không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của
các thành viên Quỹ tiền tệ quốc tế theo Điều lệ của Quỹ, gồm cả việc sử dụng các hoạt
động ngoại hối phù hợp với Điều lệ, với điều kiện Thành viên đó không áp đặt các hạn
chế đối với về bất kỳ giao dịch vốn nào trái với các cam kết cụ thể liên quan đến giao
dịch này, trừ trường hợp được quy định tại Điều XII hoặc theo yêu cầu của Quỹ.

Điều XII

Hạn chế để bảo vệ cán cân thanh toán

1. Trong trường hợp cán cân thanh toán và tài chính đối ngoại gặp khó khăn
nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gặp khó khăn nghiêm trọng, một Thành viên có thể thông
qua hoặc duy trì các hạn chế về thương mại dịch vụ trong những lĩnh vực đã cam kết
cụ thể, bao gồm cả việc thanh toán hoặc chuyển tiền trong các giao dịch liên quan đến
các cam kết cụ thể đó. Thừa nhận rằng trong quá trình phát triển hoặc chuyển đổi kinh
tế, những sức ép nhất định đối với cán cân thanh toán có thể dẫn tới sự cần thiết phải
sử dụng các hạn chế để đảm bảo việc duy trì mức độ dự trữ tài chính phù hợp với yêu
cầu thực hiện các chương trình phát triển kinh tế hoặc chuyển đổi kinh tế.

2. Những hạn chế nêu tại khoản 1:

(a) không được phân biệt đối xử giữa các Thành viên;

(b) phải phù hợp với Điều lệ của Quỹ tiền tệ quốc tế;

(c) không được gây tổn hại không cần thiết cho lợi ích thương mại, kinh tế
và tài chính của bất kỳ Thành viên nào khác;

(d) không được vượt quá mức cần thiết để giải quyết những trường hợp được
mô tả tại khoản 1,

(e) chỉ mang tính chất tạm thời và được loại bỏ dần khi những trường hợp
nêu tại khoản 1 đã được cải thiện.

16
3. Khi xác định tác động của những hạn chế đó, các Thành viên có thể dành ưu
tiên cho việc cung cấp dịch vụ có tính chất trọng yếu hơn đối với các chương trình kinh
tế hoặc phát triển của mình. Tuy nhiên, các hạn chế đó sẽ không được thông qua hoặc
duy trì nhằm mục đích bảo hộ một ngành dịch vụ cụ thể.

4. Các hạn chế được thông qua hoặc duy trì theo khoản 1, hoặc bất kỳ sự thay đổi
nào phải được thông báo kịp thời cho Đại hội đồng.

5. (a) Các Thành viên áp dụng các những quy định của Điều này phải khẩn
trương tham vấn về các hạn chế áp dụng theo Điều này với Hội đồng về các hạn chế
cán cân thanh toán.

(b) Hội nghị Bộ Trưởng sẽ xây dựng các thủ tục4 tham vấn định kỳ với mục
đích đưa ra những khuyến nghị đó với Thành viên liên quan trong trường hợp xét thấy
cần thiết.

(c) Các cuộc tham vấn này sẽ đánh giá tình trạng cán cân thanh toán của
Thành viên liên quan và các hạn chế được thông qua hoặc duy trì theo quy định của
Điều này, có xét đến các yếu tố như:

(i) bản chất và mức độ của cán cân thanh toán và các khó khăn về tài
chính đối ngoại;

(ii) môi trường thương mại và kinh tế đối ngoại của Thành viên tham
vấn;

(iii) các biện pháp khắc phục khác có thể áp dụng.

(d) Các cuộc tham vấn xem xét sự phù hợp của các hạn chế với yêu cầu của
khoản 2, đặc biệt là việc từng bước xóa bỏ các hạn chế phù hợp với đoạn 2(e).

(e) Trong các cuộc tham vấn đó, tất cả các số liệu thống kê hoặc dữ liệu khác
liên quan đến ngoại hối, dự trữ tiền tệ và cán cân thanh toán do Quỹ tiền tệ quốc tế
trình bày, sẽ được chấp nhận và kết luận được dựa trên cơ sở sự đánh giá của Quỹ về
cán cân thanh toán và tình trạng tài chính đối ngoại của Thành viên tham vấn.

6. Trong trường hợp một Thành viên không phải là thành viên của Quỹ tiền tệ
quốc tế muốn áp dụng các quy định của Điều này, thì Hội nghị Bộ Trưởng quy định về
trình tự xem xét và các thủ tục cần thiết khác.

Điều XIII

Mua sắm của Chính phủ

4
Được hiểu là các thủ tục theo khoản 5 sẽ giống như các thủ tục trong GATT 1994. 17
1. Điều II, XVI và XVII sẽ không áp dụng đối với các luật, quy định hoặc yêu cầu
điều chỉnh việc mua sắm của các cơ quan chính phủ về các dịch vụ phục vụ cho hoạt
động của chính phủ và không nhằm mục đích thương mại hoặc dùng cho việc cung
cấp dịch vụ mang tính thương mại.

2. Sẽ có các cuộc đàm phán đa biên về mua sắm Chính phủ trong dịch vụ theo
Hiệp định này trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.

Điều XIV

Những ngoại lệ chung

Theo các yêu cầu về việc không áp dụng các biện pháp có thể tạo ra sự phân
biệt đối xử tùy tiện và không có cơ sở giữa các nước hoặc trở thành một hạn chế trá
hình trong thương mại dịch vụ, không có qui định nào của Hiệp định này ngăn cản các
Thành viên thông qua hoặc thực thi các biện pháp:

(a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng5;

(b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hoặc
thực vật;

(c) cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ luật pháp hoặc quy định không trái với
các quy định của Hiệp định này, bao gồm cả các quy định liên quan đến:

(i) ngăn ngừa các hành vi lừa đảo và gian lận hoặc để giải quyết hậu
quả của việc không thanh toán hợp đồng dịch vụ;

(ii) bảo vệ bí mật đời tư của những cá nhân trong việc xử lý hoặc phổ
biến những thông tin cá nhân và đảm bảo tính bảo mật lý lịch hoặc
tài khoản của cá nhân;

(iii) an toàn;

(d) không phù hợp với Điều XVII, miễn là sự đối xử khác biệt nhằm đảm
bảo thực hiện việc đánh thuế hoặc thu thuế trực tiếp một cách công bằng
và hiệu quả6 đối với dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành
viên khác;

5
Ngoại lệ về trật tự công cộng chỉ có thể được viện dẫn khi có những đe dọa thực sự nghiêm trọng đối
với một trong số các lợi ích cơ bản của cộng đồng.
6
Các biện pháp nhằm đảm báo việc đánh thuế và thu thuế trực tiếp một cách công bẳng và hiệu quả mà
một Thành viên tiến hành trong hệ thống thuế của mình mà: 18
(e) không phù hợp với Điều II, với điều kiện sự đối xử khác biệt là kết quả
của một hiệp định về tránh đánh thuế hai lần hoặc các quy định của bất
kỳ hiệp định hoặc thỏa thuận quốc tế nào về tránh đánh thuế hai lần có
giá trị ràng buộc đối với Thành viên đó.

Điều XIV bis

Ngoại lệ về an ninh

1. Không có quy định nào của Hiệp định này được hiểu là:

(a) đòi hỏi bất kỳ Thành viên nào phải cung cấp thông tin mà việc tiết lộ được
coi là trái với các lợi ích an ninh thiết yếu của mình;

(b) ngăn cản bất kỳ Thành viên nào thực hiện bất kỳ hành động nào được coi
là cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của mình:

(i) liên quan tới việc cung cấp những dịch vụ được thực hiện trực tiếp
hoặc gián tiếp nhằm mục đích, hậu cần cho một cơ sở quân sự;

(ii) liên quan tới việc tách hoặc làm giàu vật liệu hạt nhân hoặc những
vật liệu có chứa hạt nhân;

(iii) thực hiện trong thời kỳ chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khác
trong quan hệ quốc tế; hoặc

(i) áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ không thường trú với một thực tế rằng nghĩa vụ thuế
của những nhà cung cấp dịch vụ không thường trú được xác định bằng các danh mục chịu
thuế có nguồn hoặc nằm trong lãnh thổ của Thành viên đó; hoặc
(ii) áp dụng cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ không thường trú nhằm đảm bảo việc áp thuế và
thu thuế trong lãnh thổ Thành viên đó; hoặc
(iii) áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ không thường trú hoặc thường trú nhằm ngăn cản việc
trốn thuế hoặc lậu thuế, bao gồm cả các biện pháp phù hợp; hoặc
(iv) áp dụng cho những người tiêu dùng dịch vụ trong hoặc từ lãnh thổ của một nước Thành viên
khác nhằm đảm bảo việc áp thuế hoặc thu thuế đối với những người tiêu dùng này từ các
nguồn trong lãnh thổ của Thành viên đó; hoặc
(v) phân biệt các nhà cung cấp dịch vụ chịu thuế đối với các danh mục chịu thuế trên toàn thế
giới với các nhà cung cấp dịch vụ khác, thừa nhận sự khác biệt về bản chất cơ sở thuế giữa
chúng; hoặc
(vi) xác định, phân bổ thu nhập, lợi nhuận, lỗ, khấu trừ hoặc tín dụng của các cá nhân thường trú
hoặc các chi nhánh, hoặc giữa các ca nhân liên quan hoặc các chi nhánh của cùng một cá
nhân nhằm đảm bảo cơ sở thuế của Thành viên.
Các thuật ngữ về thuế trong đoạn (d) của Điều XIV và trong chú giải này được định nghĩa phù hợp với
các đinh nghĩa và khái niệm về thuế hoặc các định nghĩa và khái niệm tương đương, theo luật pháp trong nước
của Thành viên áp dụng biện pháp này. 19
(c) ngăn cản bất kỳ Thành viên nào áp dụng bất kỳ hành động nào phù hợp
với các nghĩa vụ theo Hiến chương Liên Hợp Quốc về gìn giữ hòa bình và
an ninh quốc tế.

2. Hội đồng Thương mại Dịch vụ phải được thông báo đầy đủ nhất trong phạm vi
có thể về những biện pháp được áp dụng theo quy định của điểm 1(b) và (c) và về việc
chấm dứt các biện pháp đó.

Điều XV

Trợ cấp

1. Các Thành viên thừa nhận rằng, trong những trường hợp nhất định, trợ cấp có
thể có tác động bóp méo thương mại dịch vụ. Các Thành viên phải tham gia đàm phán
nhằm phát triển những nguyên tắc đa biên cần thiết để ngăn ngừa những tác động bóp
méo thương mại7. Các cuộc đàm phán đó cũng sẽ đề cập đến tính thích hợp của thủ tục
đối kháng. Các cuộc đàm phán đó công nhận vai trò của trợ cấp đối với các chương
trình phát triển của các nước đang phát triển và có tính đến nhu cầu của các Thành
viên, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển, về sự linh hoạt trong lĩnh vực này. Để
tiến hành các cuộc đàm phán, các Thành viên phải trao đổi thông tin về mọi khoản trợ
cấp liên quan tới thương mại dịch vụ được dành cho những người cung cấp dịch vụ
trong nước.

2. Bất kỳ Thành viên nào cho rằng mình bị làm tổn hại bởi trợ cấp của Thành viên
khác có thể yêu cầu tham vấn với Thành viên áp dụng trợ cấp về vấn đề này. Những
yêu cầu này phải được xem xét một cách cảm thông.

PHẦN III

CAM KẾT CỤ THỂ

Điều XVI

Tiếp cận thị trường

1. Đối với việc tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại
Điều I, mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các
Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự sự đối xử theo những điều

7
Một chương trình làm việc tương lai sẽ xác định các cuộc đàm phán về các nguyên tắc đa biên này
sẽ được tiến hành như thế nào và với lộ trình nào 20
kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ
thể8.

2. Trong những lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị trường, các Thành viên không
được duy trì hoặc ban hành những biện pháp sau đây, dù là ở quy mô vùng hoặc trên
toàn lãnh thổ, trừ trường hợp có quy định khác trong Danh mục cam kết:

(a) hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo
số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng
nhu cầu kinh tế;

(b) hạn chế tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức
hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế;

(c) hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra
tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu
cầu kinh tế9;

(d) hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực
dịch vụ cụ thể hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần
thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới
hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;

(e) các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc
liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ;

(f) hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định tỷ lệ
phần trăm tối đa cổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư
nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp.

Điều XVII

Đối xử quốc gia

1. Trong những lĩnh vực được nêu trong Danh mục cam kết, và tùy thuộc vào các
điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong Danh mục đó, liên quan tới tất cả các biện
pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ và
người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận

8
Khi một Thành viên cam kết mở cửa thị trường cung cấp dịch vụ thông qua phương thức cung cấp
được nêu tại điểm 2(a) của Điều I và nếu di chuyển vốn qua biên giới là một phần thiết yếu của dịch vụ này,
thì Thành viên đó sẽ cam kết cho phép sự di chuyển vốn này. Khi một Thành viên cam kết mở cửa thị
trường đối với cung cấp dịch vụ thông qua phương thức cung cấp được nêu tại điểm 2(c) của Điều I, Thành
viên đó sẽ cho phép chuyển vốn liên quan vào lãnh thổ của mình.
9
Điểm 2(c) không điều chỉnh các biện pháp của một Thành viên hạn chế đầu vào cung cấp dich vụ. 21
lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của
mình10.

2. Một Thành viên có thể đáp ứng những yêu cầu quy định tại khoản 1 bằng cách
dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ một Thành viên nào khác một
sự đối xử tương tự về hình thức hoặc sự đối xử khác biệt về hình thức mà thành viên
đó dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của mình.

3. Sự đối xử tương tự hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn
nếu nó làm thay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ
của Thành viên đó so với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ
Thành viên nào khác.

10
Các cam kết cụ thể theo Điều này sẽ không được hiểu là yêu cầu bất kỳ Thành viên nào bồi thường
các bất lợi cạnh tranh cố hữu do đặc tính nước ngoài của các dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ liên quan gây
ra. 22
Điều XVIII

Cam kết bổ sung

Các Thành viên có thể đàm phán những cam kết về các biện pháp có tác động
tới thương mại dịch vụ không thuộc phạm vi danh mục nêu tại Điều XVI và XVII, kể
cả các cam kết về tiêu chuẩn chuyên môn, chuẩn mực hoặc những vấn đề liên quan tới
cấp phép. Những cam kết đó được ghi vào Danh mục cam kết của mỗi Thành viên.

PHẦN IV

TỰ DO HÓA TỪNG BƯỚC

Điều XIX

Đàm phán về những cam kết cụ thể

1. Phù hợp với những mục tiêu của Hiệp định này, các Thành viên sẽ tiến hành
những vòng đàm phán liên tiếp, bắt đầu không chậm hơn năm năm kể từ ngày Hiệp
định WTO có hiệu lực và định kỳ sau đó, nhằm đạt được mức độ tự do hóa ngày càng
cao hơn. Các cuộc đàm phán đó sẽ hướng tới việc giảm hoặc triệt tiêu các tác động có
hại đối với thương mại dịch vụ của các biện pháp như là công cụ để thực hiện việc tiếp
cận thị trường thực tế. Tiến trình đó được tiến hành nhằm tăng lợi ích của tất cả các
bên tham gia trên cơ sở cùng có lợi và đảm bảo cân bằng tổng thể giữa quyền lợi và
nghĩa vụ.

2. Tiến trình tự do hóa được tiến hành với sự quan tâm đúng mức đến các mục tiêu
chính sách quốc gia và trình độ phát triển của mỗi Thành viên riêng biệt, xét cả tổng
thể nền kinh tế hoặc trong từng lĩnh vực riêng biệt. Sự linh hoạt thích đáng cho các
Thành viên đang phát triển trong việc mở cửa thị trường với ít lĩnh vực hơn, tự do hóa
ít loại hình giao dịch hơn, dần dần mở rộng việc tiếp cận thị trường phù hợp với tình
hình phát triển, và khi mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, đi
kèm với các điều kiện để tiếp cận thị trường trên nhằm đạt được những mục tiêu nêu
tại Điều IV.

3. Đối với mỗi vòng đàm phán, hướng dẫn và thủ tục đàm phán sẽ được xây dựng.
Để xây dựng được những hướng dẫn đó, Hội đồng Thương mại Dịch vụ thực hiện
đánh giá tổng thể và theo từng lĩnh vực thương mại dịch vụ trên cơ sở mục tiêu của
Hiệp định này, kể cả những mục tiêu được nêu tại khoản 1 của Điều IV. Hướng dẫn
đàm phán phải thiết lập các phương thức thực hiện việc tự do hóa do các Thành viên
chủ động tiến hành kể từ các vòng đàm phán trước đó, cũng như việc đối xử đặc biệt
dành cho các Thành viên kém phát triển nhất theo quy định tại khoản 3 Điều IV.

23
4. Tiến trình tự do hóa từng bước được đẩy mạnh thông qua từng vòng đàm phán
bằng cả đàm phán song phương, nhiều bên hoặc đa biên theo hướng tăng mức độ
chung của các cam kết cụ thể được các Thành viên đưa ra theo Hiệp định này.

Điều XX

Danh mục các cam kết cụ thể

1. Các Thành viên sẽ đưa ra danh mục các cam kết cụ thể theo quy định tại Phần
III của Hiệp định này. Mỗi Danh mục cam kết, trong những lĩnh vực cụ thể phải quy
định:

(a) điều khoản, giới hạn và điều kiện tiếp cận thị trường;

(b) điều kiện và tiêu chuẩn về đối xử quốc gia;

(c) việc thực hiện những cam kết bổ sung;

(d) lộ trình thực hiện các cam kết đó, nếu có thể; và

(e) thời hạn các cam kết đó có hiệu lực.

2. Các biện pháp không phù hợp với cả hai Điều XVI và XVII được ghi vào cột
dành cho Điều XVI. Trong trường hợp này hạng mục đó cũng được coi là đặt một điều
kiện hoặc tiêu chuẩn cho Điều XVII.

3. Danh mục các cam kết cụ thể được kèm theo Hiệp định này và là một bộ phận
không thể tách rời của Hiệp định.

Điều XXI

Sửa đổi các Danh mục

1. (a) Các Thành viên (trong Điều này gọi là "Thành viên sửa đổi") có thể sửa
đổi hoặc rút lại bất kỳ cam kết nào trong Danh mục của mình, vào bất kỳ thời điểm nào
sau ba năm, kể từ ngày các cam kết đó có hiệu lực, phù hợp với các quy định của Điều
này.

(b) Thành viên sửa đổi phải thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về
ý định sửa đổi hoặc rút lại một cam kết theo quy định của Điều này chậm nhất là ba
tháng trước ngày dự định thực hiện việc sửa đổi hoặc rút lại.

2. (a) Theo yêu cầu của bất kỳ Thành viên nào có thể bị thiệt hại về quyền lợi
theo Hiệp định này (trong Điều này được gọi là "Thành viên bị thiệt hại") do ý định
24
sửa đổi hoặc rút lại thông báo theo quy định của đoạn 1 (b), Thành viên sửa đổi phải
tiến hành đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận về việc điều chỉnh đền bù cần thiết.
Trong các cuộc đàm phán và thỏa thuận đó, các Thành viên có liên quan phải cố gắng
để mức độ tổng thể các cam kết có lợi chung không kém thuận lợi hơn cho thương mại
so với các mức cam kết trong Danh mục đã có được trước phiên đàm phán đó.

(b) Những điều chỉnh đền bù đó được áp dụng trên cơ sở đối xử tối huệ
quốc.

3. (a) Nếu không đạt được một thỏa thuận giữa Thành viên sửa đổi và Thành
viên bị thiệt hại trước khi kết thúc thời hạn quy định để đàm phán, Thành viên bị thiệt
hại có thể đưa vấn đề ra cơ quan trọng tài. Bất kỳ Thành viên bị thiệt hại nào muốn
thực thi quyền có thể được hưởng đền bù phải tham dự phiên trọng tài này.

(b) Nếu không có Thành viên bị thiệt hại nào yêu cầu giải quyết tại trọng tài,
Thành viên sửa đổi được tự do thực hiện việc sửa đổi hoặc rút lại cam kết.

4. (a) Thành viên sửa đổi không được sửa đổi hay rút lại cam kết của mình cho
đến khi đã thực hiện việc điều chỉnh đền bù phù hợp với kết luận của trọng tài.

(b) Nếu Thành viên sửa đổi thực hiện việc sửa đổi hay rút lại và không tuân
thủ đúng với kết luận của trọng tài thì bất kỳ Thành viên bị thiệt hại nào đã tham gia
phiên trọng tài có thể sửa đổi hay rút lại những lợi ích tương đương đáng kể phù hợp
với kết qủa trọng tài. Cho dù có các quy định của Điều II, việc sửa đổi hay rút lại cam
kết này có thể chỉ áp dụng duy nhất với bên sửa đổi.

5. Hội đồng Thương mại Dịch vụ sẽ thiết lập những thủ tục để điều chỉnh hay sửa
đổi các Danh mục. Bất kỳ Thành viên nào đã thực hiện sửa đổi hay rút lại cam kết nêu
trong Danh mục theo Điều này sẽ điều chỉnh Danh mục của mình theo thủ tục đó.

25
PHẦN V

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỂ CHẾ

Điều XXII

Tham vấn

1. Các Thành viên phải xem xét một cách cảm thông tới, và tạo điều kiện đầy đủ
cho, quá trình tham vấn có sự kháng nghị của bất kỳ một Thành viên nào khác về bất
kỳ vấn đề gì tác động đến việc thực thi Hiệp định này. Thỏa thuận về Giải quyết Tranh
chấp (DSU) sẽ được áp dụng cho những tham vấn nêu trên.

2. Hội đồng Thương mại Dịch vụ hoặc Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB), khi
được một Thành viên yêu cầu, có thể tham vấn với bất kỳ một hay nhiều Thành viên
nào về các vấn đề chưa thể tìm được giải pháp thỏa đáng thông qua tham vấn theo quy
định của khoản 1.

3. Các Thành viên không thể viện dẫn Điều XVII, dù là theo Điều này hay Điều
XXIII, đối với một biện pháp được một Thành viên khác áp dụng trong khuôn khổ hiệp
định quốc tế giữa họ về tránh đánh thuế hai lần. Trong trường hợp các Thành viên
không nhất trí rằng liệu biện pháp đó có thuộc diện điều chỉnh của hiệp định về tránh
đánh thuế hai lần giữa họ hay không, các bên có thể đưa vấn đề ra giải quyết tại Hội
đồng Thương mại Dịch vụ11. Hội đồng sẽ đưa vấn đề ra trọng tài giải quyết. Quyết
định của trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các Thành viên.

Điều XXIII

Giải quyết tranh chấp và thi hành quyết định

1. Nếu một Thành viên cho rằng bất kỳ Thành viên nào khác không tiến hành
nghĩa vụ hoặc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này, Thành viên đó, với mục đích đạt
được một giải pháp hai bên cùng nhất trí, có thể đưa vấn đề ra DSB.

2. Nếu xét thấy tình huống đã nghiêm trọng tới mức cần có một hành động, DSB
có thể cho phép (các) Thành viên đình chỉ việc thực thi những nghĩa vụ và cam kết cụ
thể theo quy định tại Điều 22 của DSU.

3. Nếu bất kỳ một Thành viên nào cho rằng bất kỳ lợi ích nào mà mình có thể
được hưởng một cách hợp lý từ những cam kết cụ thể của một Thành viên khác theo
Phần III của Hiệp định này đã bị triệt tiêu hay suy giảm mà nguyên nhân là do việc áp

11
Liên quan đến các hiệp định về chống đánh thuế hai lần tồn tại đến ngày Hiệp đinh WTO có hiệu lực,
vấn đề như thế có thể được đưa ra trước Hội đồng Thương mại Dịch vụ chỉ khi có sự nhất trí của cả hai bên
tham gia hiệp định đó. 26
dụng bất kỳ biện pháp nào dù không trái với các quy định Hiệp định này, thì Thành
viên đó có thể khiếu nại lên DSB. Nếu DSB xác định rằng biện pháp đó đã triệt tiêu
hoặc làm suy giảm quyền lợi như đã trình bầy, Thành viên bị thiệt hại có quyền được
hưởng sự điều chỉnh hai bên cùng nhất trí trên cơ sở khoản 2 Điều XXII, sự điều chỉnh
đó có thể bao gồm cả việc sửa đổi hoặc rút lại biện pháp đó. Trong trường hợp không
đạt được thỏa thuận giữa các Thành viên liên quan, Điều 22 của DSU sẽ được áp dụng.

Điều XXIV

Hội đồng Thương mại Dịch vụ

1. Hội đồng Thương mại Dịch vụ thực hiện những chức năng được giao để tạo
thuận lợi cho việc thực hiện Hiệp định này và thúc đẩy những mục tiêu đề ra. Hội đồng
có thể thiết lập những cơ quan trực thuộc nếu thấy thích hợp để hòan thành các chức
năng được giao một cách hiệu quả.

2. Trừ khi Hội đồng quyết định khác, các Thành viên có thể cử đại diện tham gia
Hội đồng và các cơ quan của Hội đồng.

3. Chủ tịch Hội đồng do các Thành viên bầu ra.

Điều XXV

Hợp tác kỹ thuật

1. Các nhà cung cấp dịch vụ của các Thành viên có nhu cầu được trợ giúp kỹ
thuật sẽ có thể tiếp cận dịch vụ của những điểm liên lạc được được nêu tại khoản 2
Điều IV.

2. Trợ giúp kỹ thuật đối với các nước đang phát triển sẽ được thực hiện theo cấp
độ đa biên do Ban Thư ký tiến hành và sẽ được Hội đồng Thương mại Dịch vụ quyết
định.

Điều XXVI

Quan hệ với các tổ chức quốc tế khác

Đại Hội đồng tiến hành những thoả thuận thích hợp về tham vấn và hợp tác với
Liên Hợp Quốc và các cơ quan chức năng của Liên Hợp Quốc, cũng như các tổ chức
quốc tế liên chính phủ liên quan tới dịch vụ.

27
PHẦN VI

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều XXVII

Khước từ quyền lợi

Một Thành viên có thể khước từ những quyền lợi của Hiệp định này:

(a) đối với việc cung cấp dịch vụ, nếu Thành viên đó chứng minh được rằng
dịch vụ được cung cấp từ hoặc trên lãnh thổ của một nước không phải
Thành viên hoặc của một Thành viên mà Thành viên khước từ quyền lợi
không áp dụng Hiệp định WTO ;

(b) trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải biển, nếu Thành viên đó chứng
minh được rằng dịch vụ được cung cấp:

(i) bởi tàu được đăng ký theo pháp luật của một nước không phải là
Thành viên hoặc của một Thành viên mà Thành viên khước từ
quyền lợi không áp dụng Hiệp định WTO, và

(ii) bởi một người vận hành và/hoặc sử dụng một phần hay toàn bộ tàu
của nước không phải là Thành viên hoặc của một Thành viên mà
Thành viên khước từ quyền lợi không áp dụng Hiệp định WTO .

(c) đối với nhà cung cấp dịch vụ là một pháp nhân, nếu chứng minh được
rằng người cung cấp dịch vụ đó không thuộc một nước Thành viên khác
hoặc thuộc một nước Thành viên mà Thành viên khước từ quyền lợi
không áp dụng Hiệp định WTO .

Điều XXVIII

Các định nghĩa

Theo Hiệp định này:

(a) "biện pháp" là bất kỳ một biện pháp nào được một Thành viên thi hành,
dù dưới hình thức luật pháp, quy định, quy tắc, , thủ tục, quyết định, hoạt
động qủan lý hoặc bất kỳ hình thức nào khác,

(b) "cung cấp một dịch vụ" bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán
hoặc giao một dịch vụ,

28
(c) "biện pháp của các Thành viên tác động đến thương mại dịch vụ" bao
gồm các biện pháp về:

(i) việc mua, thanh toán hay sử dụng một dịch vụ;

(ii) tiếp cận hay sử dụng các dịch vụ gắn liền với việc cung cấp dịch vụ
mà các dịch vụ được các Thành viên yêu cầu phải đưa ra phục vụ
công chúng một cách phổ biến;

(iii) sự hiện diện, bao gồm cả hiện diện thương mại, của những người
thuộc một Thành viên để cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một
Thành viên khác;

(d) "hiện diện thương mại" là bất kỳ loại hình kinh doanh hay tổ chức nghề
nghiệp nào, bao gồm :

(i) việc thiết lập , mua lại hay duy trì một pháp nhân, hoặc

(ii) thành lập hay duy trì một chi nhánh hoặc văn phòng đại diện,

trên lãnh thổ của một Thành viên nhằm mục đích cung cấp dịch vụ,

(e) "lĩnh vực" dịch vụ là:

(i) liên quan đến một cam kết cụ thể, một hoặc nhiều hoặc tất cả hoặc các
ngành trong lĩnh vực dịch vụ đó được liệt kê tại Danh mục cam kết
của một Thành viên,

(ii) trong những trường hợp khác, toàn bộ lĩnh vực dịch vụ đó, bảo gồm
tất cả các ngành dịch vụ.

(f) "dịch vụ của một Thành viên khác" là dịch vụ được cung cấp,

(i) từ hoặc trên lãnh thổ của Thành viên khác, hoặc trong trường hợp dịch
vụ vận tải biển, do một con tầu được đăng ký theo luật pháp của
Thành viên khác đó, hoặc do một người thuộc Thành viên đó cung cấp
dịch vụ thông qua hoạt động của một con tàu và/hoặc sử dụng toàn bộ
hay một phần con tàu đó; hoặc,

(ii) của một người cung cấp dịch vụ thuộc Thành viên khác, trong trường
hợp việc cung cấp dịch vụ đó thông qua sự hiện diện thương mại hoặc
sự hiện diện thể nhân;

29
(g) " nhà cung cấp dịch vụ" là bất kỳ người nào thực hiện cung cấp một dịch
vụ;12

(h) " nhà cung cấp dịch vụ độc quyền" là bất kỳ người nào, dù thuộc khu vực
công hay tư nhân, được một Thành viên cho phép, hay được thành lập một
cách chính thức hay trên thực tế là nhà cung cấp dịch vụ duy nhất dịch vụ
đó, trong phạm vi thị trường tương ứng của lãnh thổ Thành viên này;

(i) "người tiêu dùng dịch vụ" là bất kỳ người nào nhận hoặc sử dụng một dịch
vụ;

(j) "người" bao gồm pháp nhân và thể nhân;

(k) "thể nhân của một Thành viên khác" là một thể nhân thường trú trên lãnh
thổ của Thành viên đó hoặc bất kỳ Thành viên nào khác, mà theo luật pháp
của Thành viên này người đó:

(i) là công dân của Thành viên khác đó hoặc;

(ii) có quyền cư trú lâu dài trên lãnh thổ của Thành viên khác đó, trong
trường hợp của một Thành viên:

1. không có quốc tịch; hoặc

2. đang dành đáng kể sự đối xử dành cho những người thường


trú như đối xử với công dân của mình về các biện pháp có tác
động đến thương mại dịch vụ, được thông báo khi chấp nhận
hoặc gia nhập Hiệp định WTO, miễn là không một Thành viên
nào bị buộc phải dành cho những người thường trú sự đối xử
thuận lợi hơn sự đối xử được Thành viên khác đó dành cho
những người thường trú trên lãnh thổ của họ. Những thông
báo này bao gồm cả việc bảo đảm của một Thành viên trong
việc chịu trách nhiệm đối với người thường trú như trách
nhiệm của thành viên đó đối với công dân của mình phù hợp
với luật pháp và quy định của thành viên đó;

(l) "pháp nhân" là bất kỳ thực thể pháp lý nào được thành lập hay tổ chức
hợp pháp theo pháp luật hiện hành, dù có hoạt động vì lợi nhuận hay
không, và thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, bao gồm công ty,
công ty tín thác, hợp danh, liên doanh, công ty một chủ hay hiệp hội.

(m) "pháp nhân của Thành viên khác" là những pháp nhân hoặc:

12
Khi một dịch vụ không được các thể nhân cung cấp một cách trực tiếp mà thông qua các hình thức
hiện diện thương mại khác như chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, người cung cấp dịch vụ (là pháp nhân) sẽ
thông qua sự đối xử dành cho nhà cung cấp dịch vụ của sự hiện diện đó theo Hiệp định này. Sự đối xử này sẽ
được mở rộng cho hiện diện thông qua nó dịch vụ được cung cấp và không cần thiết phải mở rộng cho các nhà
cung cấp dịch vụ khác ở ngoài phạm vi lãnh thổ dịch vụ đó được cung cấp. 30
(i) được thành lập hay tổ chức theo luật pháp của Thành viên khác đó,
và đã tham gia một cách đáng kể vào những giao dịch kinh doanh
trên lãnh thổ của Thành viên đó hoặc bất kỳ Thành viên nào khác;
hoặc

(ii) trong trường hợp việc cung cấp dịch vụ được thực hiện thông qua
hiện diện thương mại, được sở hữu hoặc kiểm soát bởi những người
sau đây:

1. thể nhân của Thành viên đó; hoặc

2. pháp nhân của Thành viên khác được xác định theo quy định
tại điểm (i),

(n) pháp nhân là:

(i) do nhiều người thuộc một Thành viên sở hữu, nếu trên 50% lợi ích
cổ phần thuộc sở hữu của những người thuộc Thành viên đó;

(ii) do nhiều người thuộc một Thành viên kiểm soát, nếu những người đó
có quyền để cử đa số Thành viên của ban lãnh đạo hoặc điều hành
các hoạt động của pháp nhân đó một cách hợp pháp;

(iii) trực thuộc một người khác, nếu kiểm soát, hoặc bị kiểm soát bởi
người khác đó, hoặc khi pháp nhân đó và người khác cùng chịu sự
kiểm soát của cùng một người; và

(o) "thuế trực thu" bao gồm mọi loại thuế đánh vào tổng thu nhập, tổng vốn
hoặc đánh vào các phần thu nhập hoặc phần vốn , kể cả thuế đánh vào
những thu nhập từ việc bán tài sản, thuế đánh vào bất động sản, thừa kế và
quà biếu, thuế đánh vào tổng tiền công, tiền lương do doanh nghiệp trả,
cũng như thuế đánh vào giá trị vốn tăng thêm.

Điều XXIX

Các Phụ lục

Các Phụ lục của Hiệp định này là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định.

31
CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II

Phạm vi

1. Phụ lục này quy định những điều kiện, theo đó một Thành viên được miễn thực
hiện những nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều II, kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực.

2. Các ngoại lệ mới áp dụng sau ngày Hiệp định WTO có hiệu lực được điều chỉnh
theo khoản 3 Điều IX của Hiệp định này.

Rà soát

3. Hội đồng Thương mại Dịch vụ thực hiện việc rà soát lại các ngoại lệ được áp
dụng trong thời gian hơn năm năm. Việc rà soát lần đầu được tiến hành không chậm
hơn 5 năm, kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.

4. Trong quá trình rà soát, Hội đồng Thương mại Dịch vụ phải:

(a) xem xét liệu các điều kiện cần thiết để được áp dụng ngoại lệ có còn tồn
tại không;

(b) xác định thời hạn tiến hành việc rà soát tiếp theo.

Chấm dứt áp dụng

5. Việc miễn thực hiện nghĩa vụ của một Thành viên theo khoản 1 Điều II của
Hiệp định này đối với một biện pháp cụ thể sẽ chấm dứt vào ngày được quy định trong
ngoại lệ đó.

6. Về nguyên tắc, các ngoại lệ này không được vượt quá thời hạn 10 năm. Trong
mọi trường hợp, các ngoại lệ phải được đàm phán tại các vòng đàm phán tiếp theo về
tự do hóa thương mại.

7. Các Thành viên phải thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ vào thời
điểm chấm dứt thời hạn áp dụng ngoại lệ rằng biện pháp không phù hợp này đã tuân
thủ các quy định tại khoản 1 Điều II của Hiệp định này.

Danh mục các ngoại lệ đối với Điều II

[Danh mục các ngoại lệ theo khoản 2 Điều II là một bộ phận của Phụ lục này trong
Hiệp định WTO.]

32
Phụ lục
Về di chuyển của thể nhân cung cấp dịch vụ theo Hiệp định này

1. Phụ lục này áp dụng đối với những biện pháp có tác động đến thể nhân là những
người cung cấp dịch vụ của một Thành viên, và những thể nhân được một người cung
cấp dịch vụ của một Thành viên tuyển dụng, để thực hiện việc cung cấp dịch vụ.

2. Hiệp định này không áp dụng đối với các biện pháp tác động đến các thể nhân
tìm kiếm cơ hội trên thị trường việc làm của một Thành viên, và cũng không áp dụng
đối với các biện pháp liên quan tới quốc tịch, cư trú hoặc tuyển dụng trên cơ sở thường
xuyên.

3. Theo quy định tại Phần III và IV của Hiệp định này, các Thành viên có thể đàm
phán về những cam kết cụ thể áp dụng cho việc di chuyển tất cả các loại thể nhân thực
hiện cung cấp dịch vụ theo Hiệp định này. Thể nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của một
cam kết cụ thể được phép cung cấp dịch vụ phù hợp với các điều kiện của cam kết đó.

4. Hiệp định này cũng không ngăn cản một Thành viên áp dụng những biện pháp
để kiểm soát việc nhập cảnh hoặc tạm trú của các thể nhân trên lãnh thổ của mình, kể
cả những biện pháp cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, và để đảm bảo sự di
chuyển có trật tự của các thể nhân qua biên giới, miễn là những biện pháp đó không
được áp dụng theo cách thức có thể dẫn đến triệt tiêu hay làm suy giảm những lợi ích
mà các Thành viên được hưởng theo các điều kiện của cam kết cụ thể.13

Phụ lục về dịch vụ vận tải hàng không

1. Phụ lục này áp dụng đối với các biện pháp có tác động đến thương mại trong
dịch vụ vận tải hàng không, dù có thuộc danh mục cam kết hay không. Khẳng định
rằng bất kỳ cam kết cụ thể hay nghĩa vụ nào trong khuôn khổ Hiệp định này không làm
giảm hay thay đổi nghĩa vụ của một Thành viên trong các hiệp định song biên hay đa
biên đã có hiệu lực từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.

2. Hiệp định này, gồm cả thủ tục giải quyết tranh chấp, sẽ không áp dụng đối với
các biện pháp có tác động tới:

(a) quyền chuyên chở, dù được cấp quyền như thế nào; hoặc

(b) các dịch vụ trực tiếp liên quan tới thực hiện quyền chuyên trở, ngoại trừ
những quy định cụ thể tại khoản 3 của Phụ lục này.

13
Lý do thực tế đòi hỏi việc cấp thị thực cho thể nhân của các Thành viên nhất định và không cho thê
nhân của các nước khác sẽ không được làm giảm hoặc triệt tiêu những lợi ích trong cam kết cụ thể. 33
3. Hiệp định này được áp dụng đối với các biện pháp có tác động tới:

(a) sửa chữa máy bay và dịch vụ bảo trì;

(b) việc bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hành không;

(c) các dịch vụ có liên quan đến hệ thống đặt vé máy bay qua mạng điện toán
(CRS).

4. Thủ tục giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này chỉ có thể được áp dụng khi
một Thành viên liên quan thừa nhận nghĩa vụ hoặc một cam kết cụ thể và khi thủ tục
giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ hiệp định hoặc thỏa thuận song biên và đa biên
đã được tận dụng tối đa.

5. Hội đồng Thương mại dịch vụ sẽ thực hiện rà soát định kỳ, và ít nhất năm năm
một lần, sự phát triển của lĩnh vực vận tải hàng không và việc thực thi Phụ lục này
nhằm xem xét khả năng triển khai Hiệp định này thêm một bước nữa trong lĩnh vực
hàng không.

6. Định nghĩa:

(a) "Dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy bay" là các hoạt động được tiến hành
với một máy bay hoặc một bộ phận của máy bay khi máy bay không hoạt
động dịch vụ và không bao gồm dịch vụ được gọi là bảo trì trên đường
bay.

(b) "Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không" là việc dành những cơ hội
cho các nhà chuyên chở hàng không bán và tiếp thị các dịch vụ của mình
một cách tự do, bao gồm tất cả các khía cạnh của tiếp thị như nghiên
cứu thị trường, quảng cáo và phân phối. Các hoạt động này không bao
gồm việc định giá dịch vụ vận tải hàng không và những điều kiện có thể
áp dụng.

(c) "Các dịch vụ có liên quan đến hệ thống đặt vé máy bay qua mạng điện
toán (CRS)" là những dịch vụ được cung cấp thông qua những hệ thống
mạng vi tính có chứa những thông tin về lịch trình máy bay chuyên chở,
về việc còn chỗ hay trọng tải, giá cước và quy tắc về cước chuyên chở,
mà thông qua hệ thống đó có thể đặt chỗ hay phát hành vé.

(d) "Quyền chuyên chở" là quyền ,được đưa vào hay không đưa vào danh
mục cam kết hoạt động và/hoặc chuyên chở hành khách, hàng hóa và
bưu phẩm để được trả công hay thuê, xuất phát từ, đi đến hay thực hiện
bên trong hoặc trên lãnh thổ của một Thành viên, kể cả những điểm
được phục vụ, chặng đường bay qua, loại phương thức chuyên chở, trọng
tải cung cấp, mức thuế phải thu và các điều kiện liên quan, và các tiêu
34
thức để chỉ định hàng không, kể cả những tiêu thức như số hiệu, chủ sở
hữu và kiểm soát.

Phụ lục về các dịch vụ tài chính

1. Phạm vi và định nghĩa

(a) Phụ lục này áp dụng đối với các biện pháp tác động đến việc cung cấp
dịch vụ tài chính. Cung cấp dịch vụ tài chính nêu tại phụ lục này là việc cung cấp một
dịch vụ được định nghĩa tại khoản 2 Điều I của Hiệp định này.

(b) Theo điểm 3(b) Điều I của Hiệp định này, "dịch vụ được cung cấp khi
thi hành quyền hạn của cơ quan chính phủ" được hiểu như sau:

(i) các hoạt động do ngân hàng trung ương, cơ quan có thẩm quyền
quản lý tiền tệ thực hiện hoặc do bất kỳ một tổ chức công nào thực
hiện phù hợp với chính sách tài chính và tỷ giá hối đoái;

(ii) các hoạt động tạo thành một bộ phận của hệ thống luật pháp về an
sinh hay các chương trình hưu trí công; và

(iii) các hoạt động khác do một tổ chức công tiến hành được
Chính phủ tài trợ, bảo lãnh hoặc sử dụng nguồn tài chính
của Chính phủ.

(c) Theo điểm 3(b) Điều I của Hiệp định này, nếu một Thành viên cho phép
nhà cung cấp dịch vụ tài chính của mình tiến hành bất kỳ một hoạt động nào nêu tại
điểm (b)(ii) hoặc (b)(iii) của khoản này và cạnh tranh với một tổ chức công hoặc
một người cung cấp dịch vụ tài chính, thì thuật ngữ “dịch vụ” được hiểu là bao gồm cả
những hoạt động đó.

(d) Điểm 3(c) Điều I của Hiệp định này sẽ không áp dụng đối với các dịch
vụ được nêu tại Phụ lục này.

2. Quy định trong nước:

(a) Dù có các quy định khác trong Hiệp định này, một Thành viên không
bị cản trở trong việc thực hiện những biện pháp vì lý do thận trọng, bao gồm các biện
pháp để bảo hộ nhà đầu tư, người gửi tiền, người nắm giữ hợp đồng bảo hiểm hoặc
những người nắm chứng từ tài chính đáo hạn thuộc sở hữu của một người cung cấp
dịch vụ tài chính, hoặc để đảm bảo tính thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính.
35
Khi các biện pháp nói trên trái với các quy định của Hiệp định này, thì các biện pháp
đó không được sử dụng như một phương tiện để lẩn tránh các cam kết hoặc nghĩa vụ
theo Hiệp định này.

(b) Không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là nhằm yêu cầu
một Thành viên phải tiết lộ những thông tin liên quan tới công việc hoặc tài khoản
của những khách hàng cá nhân hoặc bất kỳ một thông tin bí mật hay các thông tin mật
về tài sản thuộc quyền chiếm hữu của các tổ chức công .

3. Công nhận

(a) Một Thành viên có thể công nhận các biện pháp thận trọng của bất kỳ
một nước nào khác khi xác định những biện pháp của một Thành viên khác về dịch vụ
tài chính được áp dụng như thế nào. Việc công nhận đó có thể được tiến hành thông
qua hài hòa hóa hoặc theo một cách khác, dựa trên thỏa thuận hoặc hiệp định với nước
liên quan hoặc có thể được tự động chấp nhận .

(b) Thành viên là một bên của một hiệp định hoặc thỏa thuận được nêu tại
điểm (a), dù là thỏa thuận hiện tại hoặc trong tương lai, phải tạo cơ hội thích hợp cho
những Thành viên quan tâm được đàm phán tham gia hiệp định hoặc thỏa thuận đó,
hoặc đàm phán về thỏa thuận hoặc hiệp định tương đương trong trường hợp có những
quy tắc, bối cảnh và việc thực hiện tương đương, và nếu có thể, những thủ tục liên
quan đến chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia hiệp định hoặc thỏa thuận đó. Khi
một Thành viên thực hiện việc công nhận một cách tự động, Thành viên đó phải dành
cơ hội đầy đủ cho bất kỳ một Thành viên nào khác trình bày về sự tồn tại của những
trường hợp đó.

(c) Trong trường hợp một Thành viên dự định thực hiện việc công nhận
những biện pháp thận trọng của bất kỳ một nước nào khác, thì điểm 4(b) của Điều VII
không được áp dụng.

4. Giải quyết tranh chấp

Hội đồng giải quyết tranh chấp về những vấn đề mang tính chất thận trọng và
các vấn đề tài chính khác phải có kiến thức chuyên môn cần thiết về dịch vụ tài chính
chuyên ngành đang bị tranh chấp.

5. Các định nghĩa

Theo Phụ lục này:

(a) Dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính do một nhà
cung cấp dịch vụ tài chính của một Thành viên thực hiện. Dịch vụ tài chính bao gồm
mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và
36
dịch vụ tài chính khác ( trừ bảo hiểm). Các dịch vụ tài chính bao gồm các dịch vụ dưới
đây:

Dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm

(i) Bảo hiểm trực tiếp (kể cả đồng bảo hiểm):


(A) nhân thọ
(B) phi nhân thọ

(ii) Tái bảo hiểm và tái nhượng bảo hiểm;

(iii) Trung gian bảo hiểm, như môi giới và đại lý;

(iv) Dịch vụ phụ trợ cho bảo hiểm, như tư vấn, dịch vụ đánh giá xác
xuất và rủi ro và dịch vụ giải quyết khiếu nại.

Ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác ( trừ bảo hiểm)

(v) Nhận tiền gửi hoặc đặt cọc và các khoản tiền có thể thanh toán khác của
công chúng;

(vi) Cho vay dưới các hình thức , bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng
thế chấp, bao tiêu nợ và tài trợ các giao dịch
thương mại;

(vii) Thuê mua tài chính;

(viii) Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ
thanh toán và báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng;

(ĩx) Bảo lãnh và cam kết;

(x) Kinh doanh tài khoản của mình hoặc của khách hàng,
dù tại sở giao dịch và trên thị trường không chính thức, hoặc các giao
dịch khác về:

(A) công cụ thị trường tiền tệ ( gồm séc, hóa đơn, chứng chỉ tiền gửi);

(B) ngoại hối;

(C) các sản phẩm tài chính phái sinh, bao gồm nhưng không hạn chế
các hợp đồng kỳ hạn (futures) hoặc hợp đồng chọn (options) ;

(D) các sản phẩm dựa trên tỷ giá hối đoái và lãi suất, gồm các sản
phẩm như hoán vụ (swarps), hợp đồng tỷ giá kỳ hạn;
37
(E) chứng khoán có thể chuyển nhượng;

(F) các công cụ có thể chuyển nhượng khác và tài sản tài chính, kể cả
kim khí quý.

(xi) Tham gia vào việc phát hành mọi loại chứng khoán, kể cả bảo lãnh
phát hành và chào bán như đại lý ( dù công khai hoặc theo thỏa thuận riêng) và
cung cấp dịch vụ liên quan tới việc phát hành đó;

(xii) Môi giới tiền tệ;

(xiii) Quản lý tài sản , như tiền mặt hoặc quản lý danh mục đầu tư , mọi hình
thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, dịch vụ bảo quản, lưu giữ và tín
thác;

(xiv) Các dịch vụ thanh toán và quyết toán tài sản tài chính, bao gồm chứng
khoán, các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ thanh toán khác;

(xv) Cung cấp và chuyển thông tin về tài chính, xử lý dữ liệu tài chính và
phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác;

(xvi) Các dịch vụ về tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ
trợ khác liên quan đến các hoạt động nêu từ điểm (v) đến (xv), kể cả
tham khảo và phân tích tín dụng, nghiên cứu , tư vấn đầu tư và
danh mục đầu tư , tư vấn mua sắm và về cơ cấu lại hoặc chiến
lược doanh nghiệp.

(b) Nhà cung cấp dịch vụ tài chính là pháp nhân hoặc thể nhân của một
Thành viên muốn cung cấp hoặc đang cung cấp những dịch vụ tài chính nhưng thuật
ngữ “ nhà cung cấp dịch vụ tài chính” không bao gồm tổ chức công .

(c) “ Tổ chức công ” nghĩa là:

(i) chính phủ, ngân hàng trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền
qủan lý tiền tệ của một Thành viên, hoặc một thực thể do một
Thành viên sở hữu hoặc kiểm soát, chủ yếu thực hiện chức năng
chính phủ hoặc các hoạt động vì mục đích của chính phủ, không
bao gồm pháp nhân chủ yếu cung cấp những dịch vụ tài chính
trên cơ sở những điều kiện thương mại; hoặc

(ii) một thực thể tư nhân, thực hiện các chức năng thông thường
vẫn do một Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan có thẩm quyền
qủan lý tiền tệ thực hiện..

38
Phụ lục thứ hai về dịch vụ tài chính

1. Dù có các quy định tại Điều II của Hiệp định này và các khoản 1 và 2 của Phụ
lục về các Ngoại lệ đối với Điều II, một Thành viên có thể liệt kê trong Phụ lục này
các biện pháp liên quan tới các dịch vụ tài chính trái với khoản 1 Điều II Hiệp định
này trong vòng 60 ngày của 4 tháng đầu tiên sau khi Hiệp định về WTO có hiệu lực.

2. Dù có các quy định của Điều XXI của Hiệp định này, trong thời hạn 60 ngày
của bốn tháng đầu tiên sau ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, một Thành viên có thể
mở rộng, sửa đổi hoặc rút lại toàn bộ hoặc một phần những cam kết cụ thể về dịch vụ
tài chính được nêu tại Danh mục của mình.

3. Hội đồng Thương mại Dịch vụ sẽ quy định các thủ tục cần thiết để áp dụng
khoản 1 và 2.

Phụ lục về đàm phán dịch vụ vận tải biển

1. Điều II và Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II, bao gồm các yêu cầu liệt kê
trong Phụ lục các biện pháp không phù hợp với đối xử tối huệ quốc mà một Thành
viên sẽ tiếp tục duy trì, chỉ có hiệu lực đối với vận tải biển quốc tế, các dịch vụ phụ trợ
và việc cập cảng hoặc sử dụng những dịch vụ cảng:

(a) vào ngày thực hiện được xác định theo khoản 4 Quyết định Bộ trưởng về
đàm phán dịch vụ vận tải biển; hoặc

(b) vào ngày lập báo cáo cuối cùng của Nhóm đàm phán về các dịch vụ v0ận
tải biển quy định tại Quyết định nói trên, nếu các cuộc đàm phán không
thành.

2. Khoản 1 không được áp dụng đối với bất kỳ cam kết cụ thể nào về dịch vụ vận
tải biển được nêu trong Danh mục cam kết của các Thành viên.

3. Kể từ ngày kết thúc các cuộc đàm phán nêu tại khoản 1, và trước ngày thực
hiện, một Thành viên có thể mở rộng, sửa đổi hoặc rút lại toàn bộ hoặc một phần các
cam kết cụ thể trong lĩnh vực này mà không phải đền bù dù có các quy định của Điều
XXI.

Phụ lục về thông tinviễn thông


39
1. Mục tiêu

Thừa nhận tính đặc thù của lĩnh vực dịch vụ thông tin viễn thông và, đặc biệt,
vai trò kép của lĩnh vực này với tư cách là một lĩnh vực hoạt động kinh tế riêng biệt và
một phương tiện truyền tải thiết yếu với các hoạt động kinh tế khác, các Thành viên
thỏa thuận về các Phụ lục dưới đây với mục tiêu chi tiết hóa những quy định trong
Hiệp định này về các biện pháp có tác động đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
và mạng lưới truyền tải thông tin viễn thông công cộng. Do vậy, bản Phụ lục này giải
thích và quy định bổ sung cho Hiệp định.

2. Phạm vi điều chỉnh

(a) Phụ lục này áp dụng đối với mọi biện pháp của một Thành viên có tác
động đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ và mạng lưới truyền tải thông
tin viễn thông công cộng14.

(b) Phụ lục này không được áp dụng đối với các biện pháp có tác động đến
cáp hoặc phát sóng các chương trình phát thanh và truyền hình.

(c) Không có quy định nào của Phụ lục này được hiểu là:

(i) để yêu cầu một Thành viên cho phép một nhà cung cấp dịch vụ của
bất kỳ một Thành viên nào khác thiết lập, xây dựng, mua lại, thuê,
hoạt động, hoặc cung cấp những dịch vụ hoặc mạng lưới truyền tải
thông tin viễn thông, vượt quá khuôn khổ các những nội dung cam
kết cụ thể trong Danh mục; hoặc

(ii) yêu cầu một Thành viên (hoặc yêu cầu một Thành viên bắt buộc
người cung cấp dịch vụ chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước
mình) thiết lập, xây dựng, mua lại, thuê, hoạt động, hoặc cung cấp
những dịch vụ hoặc mạng lưới truyền tải thông tin liên lạc thông
thường không đưa ra phục vụ công cộng.

3. Định nghĩa

Theo Phụ lục này:

(a) " Thông tin viễn thông" là việc truyền hoặc tiếp nhận tín hiệu bằng bất kỳ
phương tiện điện từ trường nào.

14
Đoạn này được hiểu là mỗi Thành viên sẽ đảm bảo rằng các nghĩa vụ của Phụ lục này được áp dụng
với các nhà cung cấp mạng lưới và dịch vụ truyền tải thông tin viễn thông công cộng bằng bất cứ biện pháp
nào cần thiết. 40
(b) "Dịch vụ truyền tải thông tin viễn thông công cộng" là bất kỳ một dịch vụ
truyền tải thông tin viễn thông nào được một Thành viên yêu cầu, nêu rõ hoặc trong
thực tế được đưa ra phục vụ chung cho công chúng. Các dịch vụ đó có thể bao gồm,
ngoài những dịch vụ khác, điện tín, điện thoại, telex, truyền dữ liệu đặc trưng liên quan
đến thời gian thực tế chuyển các thông tin cho khách hàng giữa hai hoặc nhiều điểm
mà không thay đổi nội dung thông tin của khách hàng giữa hai điểm truyền và nhận tin.

(c) "Mạng truyền tải thông tin viễn thông công cộng" là kết cấu hạ tầng thông
tin viễn thôngcông cộng cho phép liên lạc giữa hai hoặc nhiều điểm xác định trong
mạng gồm những máy cuối.

(d) " Liên lạc trong nội bộ công ty" là sự liên lạc được một công ty sử dụng
trong nội bộ hoặc với các chi nhánh hoặc giữa các công ty con, các chi nhánh các
công ty trực thuộc tùy thuộc vào luật và quy định trong nước của một Thành viên.
Nhằm mục đích nói trên, "các công ty con", "các chi nhánh" và trong những trường
hợp có thể là các "công ty trực thuộc" sẽ do mỗi Thành viên tự đưa ra định nghĩa. "
Liên lạc trong nội bộ công ty" trong Phụ lục này không bao gồm các dịch vụ thương
mại hoặc phi thương mại được cung cấp cho các công ty mà không phải là những công
ty con, chi nhánh hoặc công ty trực thuộc liên quan, hoặc những dịch vụ được chào
cho các khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng.

(e) Mọi vấn đề liên quan đến khoản hoặc điểm của Phụ lục này bao gồm cả
những phần cấu thành chúng.

4. Tính minh bạch

Khi thi hành Điều III của Hiệp định này, mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng
những thông tin liên quan đến những điều kiện có tác động đến việc tiếp cận và sử
dụng dịch vụ và mạng vận chuyển thông tin viễn thông công cộng sẽ sẵn sàng để cho
mọi người được sử dụng, kể cả thuế cũng như những điều kiện và điều khoản về dịch
vụ; các quy định về chỉ số kỹ thuật của những mạng và dịch vụ đó; thông tin về những
cơ quan chịu trách nhiệm chuẩn bị và thông qua những tiêu chuẩn có tác động đến việc
tiếp cận và sử dụng mạng hoặc dịch vụ; những điều kiện được áp dụng cho việc gắn
với mạng hoặc thiết bị khác; và thông báo, đăng ký hoặc yêu cầu cấp phép, nếu có.

5. Tiếp cận và sử dụng dịch vụ và hệ thống thông tin viễn thông công cộng.

(a) Mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào của
bất kỳ Thành viên nào sẽ được tiếp cận và sử dụng dịch vụ và hệ thống thông tin viễn
thông công cộng với những điều kiện và điều khoản hợp lý và không phân biệt đối xử,
để cung cấp một dịch vụ được nêu trong Danh mục cam kết của mình. Nghĩa vụ này
sẽ được áp dụng, ngoài những quy định khác, theo những quy định được nêu tại điểm
(b) đến điểm (f)15.

15
Thuật ngữ "không phân biệt đối xử", trong Hiệp định này được hiểu là đối xử tối huệ quốc và đối xử
quốc gia, nó cũng phản ánh việc sử dụng trong một số lĩnh vực cụ thể "điều kiện và điều khoản không kém 41
(b) Mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ
một Thành viên nào khác sẽ được tiếp cận và sử dụng dịch vụ và hệ thống thông tin
viễn thông công cộng được cung cấp trong và qua toàn bộ lãnh thổ của Thành viên đó,
kể cả những mạch cho thuê tư nhân, và kết quả này sẽ đảm bảo rằng những người cung
cấp dịch vụ đó sẽ được phép, tùy thuộc vào các quy định từ điểm (e) đến điểm (f):

(i) mua hoặc thuê và nối các đầu máy hoặc các thiết bị khác giao diện
với mạng và cần thiết cho người cung cấp cung cấp dịch vụ;

(ii) được nối mạch thuê hoặc sở hữu tư nhân với dịch vụ hoặc mạng
thông tin viễn thông công cộng hoặc với các mạch được những người
cung cấp dịch vụ khác thuê hoặc sở hữu;

(iii) sử dụng các bảng kế hoạch khai thác do các nhà cung cấp dịch vụ tự
chọn trong việc cung cấp dịch vụ, không chỉ giới hạn ở những gì vẫn
được các dịch vụ và mạng vận chuyển thông tin viễn thông công cộng
cung cấp một cách phổ biến.

(c) Mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ
Thành viên nào khác có thể sử dụng được các dịch vụ và mạng vận chuyển thông tin
viễn thông công cộng để chuyển thông tin bên trong và qua biên giới, kể cả thông tin
nội bộ công ty của các nhà cung cấp dịch vụ đó, và được tiếp cận thông tin có trong
những cơ sở dữ liệu hoặc được lưu trữ dưới hình thức đọc được trên máy trong phạm
vi trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào. Bất kỳ biện pháp nào mới hoặc mới được
một Thành viên sửa đổi có tác động đáng kể đến việc sử dụng như nêu trên sẽ được
thông báo và chấp nhận tham vấn, phù hợp với những quy định của Hiệp định này.

(d) Dù có các quy định tại khoản trên, một Thành viên có thể thực hiện
biện pháp cần thiết để đảm bảo tính an toàn và bảo mật của những thông điệp, với điều
kiện là một biện pháp như vậy không áp dụng theo cách tạo nên một sự phân biệt đối
xử tùy tiện hoặc không có cơ sở hoặc hạn chế trá hình với thương mại dịch vụ.

(e) Mỗi Thành viên phải bảo đảm không đặt điều kiện với việc tiếp cận và
sử dụng các dịch vụ và mạng vận chuyển thông tin viễn thông công cộng quá mức cần
thiết:

(i) để bảo vệ những trách nhiệm với dịch vụ công cộng của nhà cung
cấp dịch vụ và mạng vận chuyển thông tin viễn thông công cộng,
đặc biệt là khả năng đảm bảo để mạng hoặc dịch vụ sẵn sàng phục
vụ công chúng nói chung; hoặc

thuận lợi hơn với " điều kiện và điều khoản" dành cho bất kỳ một người sử dụng nào khác của dịch vụ hoặc
mạng lưới vận chuyển thông tin viễn thông tương tự trong các điều kiện tương tự". 42
(ii) để bảo hộ tính thống nhất kỹ thuật của các dịch vụ và mạng vận
chuyển thông tin viễn thông công cộng; hoặc

(iii) để đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ một Thành
viên nào cũng không cung cấp dịch vụ vượt quá khuôn khổ được
phép như đã nêu trong Danh mục cam kết của một Thành viên.0

(f) Khi một thành viên đã đáp ứng các tiêu chuẩn nêu tại đoạn (e) nói
trên, điều kiện để tiếp cận và sử dụng các dịch vụ và mạng vận chuyển thông tin viễn
thông công cộng có thể bao gồm:

(i) hạn chế việc bán lại hoặc sử dụng chung các dịch vụ;

(ii) một yêu cầu về sử dụng giao diện kỹ thuật cụ thể, kể cả những sơ
đồ nối mạch, để tiếp nối với những mạng và dịch vụ như vậy;

(iii) khi cần thiết, yêu cầu tính đảm bảo hoạt động giữa những dịch vụ
được cung cấp đó và để khuyến khích hòan thành các mục đích
được đặt ra tại khỏan 7(a);

(iv) đồng nhất hóa các đầu máy cuối hoặc các thiết bị được sử dụng để
hòa mạng và quy định những yêu cầu kỹ thuật về gắn đặt những
thiết bị đó vào những mạng như vậy;

(v) những hạn chế về hòa mạng với những mạch do tư nhân thuê hoặc
sở hữu vào những dịch vụ hoặc mạng, hoặc với những mạch do
những người cung cấp dịch vụ khác thuê hoặc sở hữu; hoặc

(vi) thông báo, đăng ký và cấp phép.

(g) Dù có các khoản trên đây của phần này, một Thành viên đang phát
triển, phù hợp với trình độ phát triển của mình, có thể đặt ra những điều kiện hợp lý để
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ và mạng vận chuyển thông tin viễn thông công cộng
cần thiết để tăng cường năng lực dịch vụ và cơ sở hạ tầng và để tăng khả năng tham gia
vào thương mại quốc tế về dịch vụ thông tin viễn thông. Những điều kiện như vậy sẽ
được quy định chi tiết trong Danh mục của Thành viên.

6. Hợp tác kỹ thuật

(a) Các Thành viên thừa nhận rằng cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông tiên
tiến và hiệu quả ở các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển, là nền tảng để mở
rộng các ngành thương mại dịch vụ của họ. Nhằm mục tiêu đó, Các Thành viên chấp
thuận và khuyến khích sự tham gia đến mức tối đa có thể của những nước phát triển
và đang phát triển và của các nhà cung cấp dịch vụ và mạng vận chuyển thông tin viễn
thông công cộng và các pháp nhân khác vào các chương trình của các tổ chức quốc tế
43
và khu vực, kể cả Liên hiệp thông tin viễn thông quốc tế, Chương trình phát triển của
Liên hợp quốc, và Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển.

(b) Các Thành viên sẽ khuyến khích và hỗ trợ sự hợp tác về thông tin viễn
thông giữa các nước đang phát triển ở quy mô quốc tế, khu vực và tiểu khu vực.

(c) Trong hợp tác với các tổ chức quốc tế liên quan, trong trường hợp có
thể , các Thành viên luôn dành cho các nước đang phát triển những thông tin về dịch
vụ thông tin viễn thông và sự phát triển trong thông tin viễn thông và công nghệ thông
tin viễn thông để giúp họ củng cố khu vực dịch vụ thông tin viễn thông trong nước.

(d) Các Thành viên đặc biệt xem xét những cơ hội cho các nước chậm phát
triển nhất nhằm khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ thông tin viễn thông nước
ngoài hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ, đào tạo và các hoạt động khác hỗ trợ cho sự
phát triển hạ tầng cơ sở thông tin viễn thông và mở rộng thương mại dịch vụ thông tin
viễn thông của họ.

7. Quan hệ với các Tổ chức và Hiệp định quốc tế

(a) Các Thành viên thừa nhận tầm quan trọng của các tiêu chuẩn quốc tế để
có một tính tương thích toàn cầu và tính phối hợp thao tác trong dịch vụ và mạng thông
tin viễn thông và tiến hành thúc đẩy các tiêu chuẩn đó thông qua công việc của các cơ
quan quốc tế liên quan, kể cả Liên hiệp thông tin viễn thông quốc tế và Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế.

(b) Các Thành viên thừa nhận vai trò của các tổ chức liên quốc gia và phi
chính phủ và các hiệp định trong việc đảm bảo hoạt động có hiệu quả của dịch vụ
thông tin viễn thông quốc gia và toàn cầu, đặc biệt Liên hiệp thông tin viễn thông quốc
tế. Các Thành viên có những thỏa thuận thích hợp, thỏa đáng, để tham vấn với các tổ
chức đó về những vấn đề phát sinh trong khi thực thi Phụ lục này.

Phụ lục về đàm phán về thông tin viễn thông cơ bản

1. Điều II và Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II, bao gồm yêu cầu liệt kê
trong Phụ lục bất kỳ biện pháp nào trái với đối xử tối huệ quốc mà một Thành viên
tiếp tục duy trì, sẽ chỉ có hiệu lực đối với viễn thông cơ bản:

(a) vào ngày thực hiện được xác định theo khoản 5 của Quyết định Bộ
trưởng về đàm phán viễn thông cơ bản;

(b) hoặc nếu các cuộc đàm phán không thành công, vào ngày có báo cáo cuối
cùng của Nhóm đàm phán về viễn thông cơ bản được quy định tại
Quyết định đó.

2. Khoản 1 không áp dụng đối với bất kỳ một cam kết cụ thể nào về viễn thông
44
cơ bản nêu trong Danh mục cam kết của một Thành viên.

45
PHỤ LỤC 1C


HIỆP ĐỊNH VỀ
CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI
CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

 

Các Thành viên,


Với mong muốn giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong hoạt động
thương mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu
quả và toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ, và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục
thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt động thương mại
hợp pháp;
Thừa nhận rằng để đạt được mục tiêu nói trên cần phải có các quy định và
nguyên tắc mới liên quan đến:
a) khả năng áp dụng các nguyên tắc cơ bản của GATT 1994 và của các Thoả
ước, Công ước quốc tế thích hợp về sở hữu trí tuệ;
b) việc quy định các tiêu chuẩn và nguyên tắc đầy đủ liên quan đến khả năng đạt
được, phạm vi và việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương
mại;
c) việc quy định các biện pháp hữu hiệu và phù hợp nhằm thực thi các quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, có tính đến sự khác biệt giữa các hệ
thống pháp luật quốc gia;
d) việc quy định các thủ tục hữu hiệu và nhanh chóng nhằm ngăn ngừa và giải
quyết đa phương các tranh chấp giữa các chính phủ; và
e) các quy định chuyển tiếp nhằm đạt được sự tham gia đầy đủ nhất vào kết quả
của các cuộc đàm phán;

1
f) Thừa nhận sự cần thiết phải có một cơ cấu đa phương các nguyên tắc, quy tắc
và trật tự nhằm xử lý hoạt động thương mại quốc tế liên quan đến hàng giả;
Thừa nhận rằng các quyền sở hữu trí tuệ là các quyền tư hữu;
Thừa nhận những mục tiêu sách lược xã hội cơ bản của các hệ thống quốc gia về
việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có các mục tiêu phát triển và công nghệ;
Thừa nhận cả những nhu cầu đặc biệt của những Thành viên là nước kém phát
triển đối với sự linh hoạt tối đa trong việc áp dụng trong nước các luật và các quy định
để các nước này có thể tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có khả năng phát
triển;
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm bớt sự căng thẳng bằng cách đưa ra
những cam kết đủ mạnh để giải quyết các tranh chấp về các vấn đề sở hữu trí tuệ liên
quan đến thương mại thông qua các thủ tục đa phương;
Với Mong muốn thiết lập mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa WTO và Tổ chức Sở
hữu Trí tuệ Thế giới (trong Hiệp định này được gọi là "WIPO") cũng như các tổ chức
quốc tế liên quan khác;
Thoả thuận như sau:

PHẦN I
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Điều 1
Cơ sở và phạm vi của các nghĩa vụ

1. Các Thành viên phải thi hành các điều khoản của Hiệp định này. Các Thành
viên có thể, nhưng không bị bắt buộc, áp dụng trong luật của mình việc bảo hộ mạnh
hơn so với các yêu cầu của Hiệp định này, miễn là việc bảo hộ đó không trái với các
điều khoản của Hiệp định này. Các Thành viên sẽ tự do quyết định phương pháp thích
hợp nhằm thi hành các điều khoản của Hiệp định này trong hệ thống pháp luật và thực
tiễn của mình.
2. Nhằm các mục tiêu của Hiệp định này, thuật ngữ "sở hữu trí tuệ" có nghĩa là
tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ nêu tại các mục từ mục 1 đến mục 7 của Phần II.
3. Các Thành viên phải chấp nhận cách đối xử được quy định trong Hiệp định
này đối với các công dân của các Thành viên khác1. Đối với từng loại quyền sở hữu trí

1
Đối với một Thành viên của WTO có lãnh thổ hải quan riêng, thuật ngữ "công dân" được đề cập trong Hiệp
định này có nghĩa là thể nhân hoặc pháp nhân cư trú, hoặc có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực sự và hoạt
động có hiệu quả trong lãnh thổ hải quan đó.

2
tuệ tương ứng, các công dân của các Thành viên khác được hiểu là những thể nhân và
pháp nhân nào đáp ứng các điều kiện để nhận được sự bảo hộ quy định trong Công ước
Paris (1967), Công ước Berne (1971), Công ước Rome và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ
đối với mạch tích hợp, như thể tất cả các Thành viên của WTO đều là Thành viên của
các Công ước, Hiệp ước đó2. Bất kỳ Thành viên nào sử dụng khả năng quy định trong
khoản 3 Điều 5 hoặc khoản 2 Điều 6 Công ước Rome đều phải thông báo như đã nêu
trong các điều khoản nói trên cho Hội đồng về những khía cạnh liên quan đến thương
mại của quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là "Hội đồng TRIPS").

Điều 2
Các Công ước về sở hữu trí tuệ

1. Đối với các Phần II, III, và IV của Hiệp định này, các Thành viên phải tuân
theo các Điều từ Điều 1 đến Điều 12 và Điều 19 của Công ước Paris (1967).
2. Không một quy định nào trong các phần từ phần I đến phần IV của Hiệp định
này làm ảnh hưởng đến các nghĩa vụ đang tồn tại mà các Thành viên có thể có đối với
nhau theo Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome và Hiệp ước về sở hữu trí
tuệ đối với mạch tích hợp.

Điều 3
Đối xử quốc gia

1. Mỗi Thành viên phải chấp nhận cho công dân của các Thành viên khác sự đối
xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử của Thành viên đó đối với công dân của
mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ3, trong đó có lưu ý tới các ngoại lệ đã được quy
định tương ứng trong Công ước Paris (1967), Công ước Berne (1971), Công ước Rome
và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp. Đối với những người biểu diễn,
người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình, nghĩa vụ này chỉ áp

2
Trong Hiệp định này, "Công ước Paris" có nghĩa là công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp; "Công ước
Paris (1967)" có nghĩa là Văn bản Stockholm của Công ước đó, ký kết ngày 14.7.1967, "Công ước Berne" có
nghĩa là Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật; "Công ước Berne 1971" có nghĩa là Văn
bản Paris của Công ước đó, ký kết ngày 24.7.1971; "Công ước Rome" có nghĩa là Công ước quốc tế về bảo hộ
những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình, được thông qua tại
Rome ngày 26.10.1961; "Hiệp ước về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp" (Hiệp ước IPIC) có nghĩa là
Hiệp ước về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp được thông qua tại Washington ngày 26.4.1989; "Hiệp
định WTO" là Hiệp định Thành lập WTO.

3
Trong các Điều 3 và 4 của Hiệp định này, "bảo hộ" phải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được,
việc đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề ảnh
hưởng đến việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ được quy định rõ trong Hiệp định này.

3
dụng đối với các quyền được quy định tại Hiệp định này. Bất kỳ Thành viên nào sử
dụng các quy định tại Điều 6 Công ước Berne và khoản 1(b) Điều 16 Công ước Rome
cũng phải thông báo như đã nêu trong các điều khoản nói trên cho Hội đồng TRIPS.
2. Các Thành viên chỉ có thể sử dụng các ngoại lệ nêu tại khoản 1 liên quan đến
các thủ tục xét xử và hành chính, kể cả việc chỉ định địa chỉ dịch vụ hoặc bổ nhiệm đại
diện trong phạm vi quyền hạn của một Thành viên, nếu những ngoại lệ đó là cần thiết
để bảo đảm thi hành đúng các luật và quy định không trái với các quy định của Hiệp
định này và nếu cách tiến hành các hoạt động đó không là một sự hạn chế trá hình hoạt
động thương mại.

Điều 4
Chế độ đối xử tối huệ quốc

Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền
hoặc miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác
cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên
khác. Được miễn nghĩa vụ này bất kỳ sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ
nào mà một Thành viên dành cho nước khác:

(a) trên cơ sở các thoả ước quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thực
thi luật theo nghĩa tổng quát chứ không giới hạn riêng biệt về bảo hộ sở
hữu trí tuệ;
(b) phù hợp với các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước
Rome, theo đó sự đãi ngộ không phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi
ngộ áp dụng tại một nước khác;
(c) đối với các quyền của người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các
tổ chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định này quy định;
(d) trên cơ sở các thoả ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ
đã có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các
thoả ước đó được thông báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự
phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc bất hợp lý đối với công dân của các Thành
viên khác.

4
Điều 5
Các thoả thuận đa phương về việc đạt được hoặc duy trì hiệu lực bảo hộ

Các nghĩa vụ quy định tại các Điều 3 và 4 không áp dụng cho các thủ tục quy
định trong các Thoả ước đa phương được ký kết dưới sự bảo trợ của WIPO liên quan
đến việc đạt được và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 6
Trạng thái đã khai thác hết

Nhằm mục đích giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, phù hợp với quy định
tại các Điều 3 và 4, không được sử dụng một quy định nào trong Hiệp định này để đề
cập đến trạng thái đã khai thác hết của quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 7
Mục tiêu

Việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy việc cải
tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo
ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và
tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ.

Điều 8
Nguyên tắc

1. Trong việc ban hành hoặc sửa đổi các luật và quy định pháp luật của mình,
các Thành viên có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm vấn đề y tế và dinh
dưỡng cho nhân dân, thúc đẩy lợi ích công cộng trong những lĩnh vực có tầm quan
trọng sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và công nghệ của mình, với điều
kiện là các biện pháp đó không được trái với các quy định của Hiệp định này.
2. Có thể cần đến những biện pháp phù hợp, miễn là không trái với các quy định
của Hiệp định này, để ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ bởi những
người nắm quyền hoặc ngăn chặn các hành vi gây cản trở hoạt động thương mại một
cách bất hợp lý hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao công nghệ quốc tế.

5
PHẦN II
CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC, PHẠM VI
VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Mục 1: Bản quyền và các quyền có liên quan

Điều 9
Mối quan hệ với Công ước Berne

1. Các Thành viên phải tuân thủ các Điều từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục của
Công ước Berne (1971). Tuy nhiên, các Thành viên không có các quyền và nghĩa vụ
theo Hiệp định này đối với các quyền được cấp theo hoặc phát sinh trên cơ sở Điều
6bis của Công ước đó.
2. Phạm vi bảo hộ bản quyền bao gồm sự thể hiện, và không bao gồm các ý
tưởng, trình tự, phương pháp tính hoặc các khái niệm toán học.

Điều 10
Các chương trình máy tính và các bộ sưu tập dữ liệu

1. Các chương trình máy tính, dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy, đều phải
được bảo hộ như tác phẩm văn học theo Công ước Berne (1971).
2. Các bộ sưu tập dữ liệu hoặc tư liệu khác, dù dưới dạng đọc được bằng máy
hay dưới dạng khác, mà việc tuyển chọn hoặc sắp xếp nội dung chính là thành quả của
hoạt động trí tuệ đều phải được bảo hộ. Việc bảo hộ này, với phạm vi không bao hàm
chính các dữ liệu hoặc tư liệu đó, không được làm ảnh hưởng tới bản quyền đang tồn
tại đối với chính dữ liệu hoặc tư liệu đó.

Điều 11
Quyền cho thuê

Ít nhất là đối với chương trình máy tính và tác phẩm điện ảnh, mỗi Thành viên
phải dành cho tác giả và người thừa kế hợp pháp của họ quyền cho phép hoặc cấm cho
công chúng thuê bản gốc hoặc bản sao các tác phẩm bản quyền của họ nhằm mục đích
thương mại. Các Thành viên được miễn nghĩa vụ này đối với tác phẩm điện ảnh, nếu
hoạt động cho thuê đó không dẫn đến tình trạng sao chép rộng rãi các tác phẩm đó,
khiến cho độc quyền sao chép dành cho tác giả và người thừa kế hợp pháp của họ ở
nước Thành viên đó bị suy giảm về giá trị vật chất. Liên quan đến chương trình máy
6
tính, nghĩa vụ này không áp dụng đối với hoạt động cho thuê nếu bản thân chương
trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê.

Điều 12
Thời hạn bảo hộ

Trừ tác phẩm nhiếp ảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, nếu thời hạn bảo hộ
tác phẩm không được tính theo đời người, thời hạn bảo hộ đó không được dưới 50 năm
kể từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố một cách hợp pháp, hoặc
50 năm tính từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được sáng tạo nếu tác phẩm
này không được công bố một cách hợp pháp trong vòng 50 năm kể từ ngày tạo ra tác
phẩm.

Điều 13
Hạn chế và ngoại lệ

Các Thành viên phải giới hạn những hạn chế và ngoại lệ đối với các độc quyền
trong những trường hợp đặc biệt nhất định, không mâu thuẫn với việc khai thác bình
thường một tác phẩm và không làm tổn hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp
của người nắm quyền.

Điều 14
Bảo hộ người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm
và các tổ chức phát thanh, truyền hình

1. Đối với việc ghi âm chương trình biểu diễn, những người biểu diễn phải được
ngăn cấm các hành vi sau đây nếu thực hiện mà không được họ cho phép: ghi âm lần
đầu buổi biểu diễn của họ và sao chép bản ghi đó. Người biểu diễn cũng phải được
ngăn cấm những hành vi sau đây nếu thực hiện mà không được họ cho phép: phát qua
phương tiện vô tuyến truyền hình và truyền cho công chúng buổi biểu diễn trực tiếp
của họ.
2. Người sản xuất bản ghi âm phải có quyền cho phép hoặc cấm việc sao chép
trực tiếp hoặc gián tiếp các bản ghi âm của họ.
3. Các tổ chức phát thanh truyền hình có quyền cấm các hành vi sau đây nếu
thực hiện mà không được họ cho phép: ghi, sao chép bản ghi và phát lại qua phương
tiện vô tuyến truyền hình cũng như truyền hình cho công chúng các chương trình.
Những Thành viên nào không dành các quyền đó cho các tổ chức phát thanh truyền
hình đều phải dành cho chủ bản quyền của các đối tượng trong chương trình phát thanh

7
truyền hình khả năng ngăn cấm các hành vi nói trên, phù hợp với các quy định của
Công ước Berne (1971).
4. Quy định tại Điều 11 đối với chương trình máy tính phải được áp dụng, với
những sửa đổi thích hợp, cho người sản xuất bản ghi âm và bất kỳ người nắm giữ
quyền nào khác đối với bản ghi âm theo quy định trong luật quốc gia của mỗi Thành
viên. Vào ngày 14/4/1994, Thành viên nào đang áp dụng hệ thống quy định về tiền thù
lao hợp lý cho những người nắm giữ quyền cho thuê bản ghi âm đều có thể duy trì chế
hệ thống đó, với điều kiện là việc cho thuê bản ghi âm nhằm mục đích thương mại
không làm cho độc quyền sao chép của người nắm quyền bị suy giảm về giá trị vật
chất.
5. Thời hạn bảo hộ theo Hiệp định này đối với người biểu diễn và người sản
xuất bản ghi âm phải kéo dài ít nhất là đến hết thời hạn 50 năm tính từ khi kết thúc
năm dương lịch mà việc ghi âm hoặc buổi biểu diễn được tiến hành. Thời hạn bảo hộ
theo khoản 3 trên đây phải kéo dài ít nhất là 20 năm tính từ khi kết thúc năm dương
lịch mà chương trình phát thanh truyền hình được thực hiện.
6. Liên quan đến các quyền nêu tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 3 trên, bất
kỳ Thành viên nào cũng có thể quy định các điều kiện, hạn chế, ngoại lệ và bảo lưu
trong phạm vi cho phép của Công ước Rome. Tuy nhiên, quy định tại Điều 18 Công
ước Berne (1971) cũng phải được áp dụng, với những sửa đổi thích hợp, cho quyền đối
với bản ghi âm của người biểu diễn và người sản xuất bản ghi âm.

Mục 2: Nhãn hiệu hàng hoá


Điều 15
Đối tượng có khả năng bảo hộ

1. Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt
hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh
nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể
cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc cũng như
tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng
hoá. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc
dịch vụ tương ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ
thuộc vào tính phân biệt được xác định thông qua việc sử dụng. Các Thành viên có thể
quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy
được.
2. Khoản 1 trên đây không có nghĩa là cấm các Thành viên từ chối đăng ký
nhãn hiệu hàng hoá dựa vào những căn cứ khác, miễn là những căn cứ khác đó không
trái với quy định của Công ước Paris (1967).

8
3. Các Thành viên có thể quy định khả năng được đăng ký phụ thuộc vào việc
sử dụng. Tuy nhiên, không được coi việc sử dụng thực tế nhãn hiệu hàng hoá là điều
kiện để nộp đơn đăng ký. Không được từ chối đơn đăng ký với lý do duy nhất là dự
định sử dụng không được thực hiện trước khi kết thúc thời hạn 3 năm kể từ ngày nộp
đơn.
4. Bản chất của hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ mang nhãn hiệu hàng hoá không ảnh
hưởng tới khả năng được đăng ký của nhãn hiệu hàng hoá đó.
5. Các Thành viên phải công bố từng nhãn hiệu hàng hoá trước hoặc ngay sau
khi nhãn hiệu được đăng ký và phải dành cơ hội hợp lý cho việc nộp đơn yêu cầu hủy
bỏ việc đăng ký đó. Ngoài ra, các Thành viên có thể quy định cơ hội để được phản đối
việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

Điều 16
Các quyền được cấp

1. Chủ sở hữu một nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký phảI có độc quyền ngăn cấm
những người không được phép của mình sử dụng trong hoạt động thương mại các dấu
hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa
hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy
cơ gây nhầm lẫn. Việc sử dụng cùng một dấu hiệu cho cùng một loại hàng hóa hoặc
dịch vụ phải bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn. Các quyền nói trên sẽ không làm tổn
hại đến bất kỳ quyền nào tồn tại trước, cũng không cản trở các Thành viên cấp các
quyền trên cơ sở sử dụng.
2. Điều 6bis Công ước Paris (1967) phải được áp dụng, với những sửa đổi thích
hợp, đối với các dịch vụ. Để xác định một nhãn hiệu hàng hoá có nổi tiếng hay không,
phải xem xét danh tiếng của nhãn hiệu hàng hoá đó trong bộ phận công chúng có liên
quan, kể cả danh tiếng tại nước Thành viên tương ứng đạt được nhờ hoạt động quảng
cáo nhãn hiệu hàng hoá đó.
3. Điều 6bis Công ước Paris (1967) phải được áp dụng, với những sửa đổi thích
hợp, đối với hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ được
đăng ký kèm theo một nhãn hiệu hàng ho, với điều kiện là việc sử dụng nhãn hiệu hàng
hoá đó cho hàng hóa hoặc dịch vụ nói trên có khả năng làm người ta hiểu rằng có sự
liên quan giữa hàng hóa hoặc dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đã đăng
ký và với điều kiện là lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký có nguy
cơ bị việc sử dụng nói trên gây tổn hại.

9
Điều 17
Ngoại lệ
Các Thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với các quyền được
cấp liên quan đến một nhãn hiệu hàng hoá, chẳng hạn như việc sử dụng với mục đích
lành mạnh các thuật ngữ mang tính chất mô tả, với điều kiện là những ngoại lệ đó
không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và của các
bên thứ ba.

Điều 18
Thời hạn bảo hộ

Đăng ký lần đầu và mỗi lần gia hạn đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá phải có thời
hạn hiệu lực không dưới 7 năm. Hiệu lực đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá phải có khả
năng được gia hạn không giới hạn số lần gia hạn.

Điều 19
Yêu cầu sử dụng

1. Nếu việc sử dụng là điều kiện để duy trì hiệu lực đăng ký thì đăng ký chỉ có
thể bị đình chỉ hiệu lực sau một thời gian liên tục, ít nhất là 3 năm, không sử dụng, và
chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không nêu được những lý do chính đáng cản trở việc
sử dụng. Những điều kiện khách quan gây trở ngại cho việc sử dụng nhãn hiệu hàng
hoá, như việc hạn chế nhập khẩu hoặc các yêu cầu khác của Chính phủ đối với hàng
hóa hoặc dịch vụ được bảo hộ thông qua nhãn hiệu hàng hoá đó, phải được coi là lý do
chính đáng đối với việc không sử dụng.
2. Việc một người khác sử dụng nhãn hiệu hàng hoá dưới sự kiểm soát của chủ
sở hữu nhãn hiệu hàng hoá phải được công nhận là sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó
nhằm duy trì hiệu lực đăng ký.

Điều 20
Các yêu cầu khác

Không được đưa ra các yêu cầu đặc biệt gây cản trở một cách bất hợp lý đến việc
sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trong hoạt động thương mại, chẳng hạn như yêu cầu sử
dụng kết hợp với một nhãn hiệu hàng hoá khác, sử dụng dưới hình thức đặc biệt hoặc
sử dụng theo một cách nào đó làm hại đến khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ
của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Điều này
không loại trừ yêu cầu buộc nhãn hiệu hàng hoá dùng để chỉ dẫn doanh nghiệp sản

10
xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ phải được sử dụng đồng thời với, nhưng không
nhất thiết phải gắn liền với, nhãn hiệu hàng hoá dùng để phân biệt từng hàng hóa hoặc
dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp đó.

Điều 21
Cấp li-xăng (chuyển giao quyền sử dụng) và chuyển nhượng quyền sở hữu

Các Thành viên có thể quy định các điều kiện cấp li-xăng (chuyển giao quyền sử
dụng) và chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, trong đó không được quy
định việc cấp li-xăng không tự nguyện đối với nhãn hiệu hàng hoá và chủ sở hữu nhãn
hiệu hàng hoá đã đăng ký phải có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng
hoá có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh có nhãn hiệu hàng
hoá đó.

Mục 3: Chỉ dẫn địa lý

Điều 22
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

1. Trong Hiệp định này, chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn
từ lãnh thổ của một Thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có
chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định.
2. Liên quan đến chỉ dẫn địa lý, các Thành viên phải quy định những biện pháp
pháp lý để các bên liên quan ngăn ngừa:
a) việc sử dụng bất kỳ phương tiện nào để gọi tên hoặc giới thiệu hàng hóa
nhằm chỉ dẫn hoặc gợi ý rằng hàng hóa đó bắt nguồn từ một khu vực địa
lý khác với xuất xứ thực, với cách thức lừa dối công chúng về xuất xứ
địa lý của hàng hóa;
b) bất kỳ hành vi sử dụng nào cấu thành một hành vi cạnh tranh không lành
mạnh theo ý nghĩa của Điều 10 bis Công ước Paris (1967).
3. Mỗi Thành viên phải, mặc nhiên nếu pháp luật quốc gia cho phép như vậy
hoặc theo yêu cầu của bên liên quan, từ chối hoặc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá có chứa hoặc được cấu thành bằng một chỉ dẫn địa lý dùng cho hàng hóa
không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng, nếu việc sử dụng chỉ dẫn đó trên nhãn hiệu
hàng hoá cho những hàng hóa như vậy tại nước Thành viên đó khiến công chúng hiểu
sai về xuất xứ thực.

11
4. Quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 trên đây phải được áp dụng đối
với cả các chỉ dẫn địa lý mặc dù đúng theo nghĩa đen về lãnh thổ, khu vực hoặc địa
phương là nơi xuất xứ của hàng hóa, nhưng lại làm công chúng hiểu là hàng hóa đó bắt
nguồn từ lãnh thổ khác.

Điều 23
Bảo hộ bổ sung đối với các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang và rượu mạnh.

1. Mỗi Thành viên phải quy định những biện pháp pháp lý để các bên liên quan
ngăn ngừa việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý của các rượu vang cho những loại rượu
vang không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó hoặc sử dụng chỉ
dẫn địa lý của rượu mạnh cho những loại rượu mạnh không bắt nguồn từ lãnh thổ
tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật của
hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch hoặc được sử dụng kèm
theo các từ như "loại", "kiểu", "dạng", "phỏng theo" hoặc những từ tương tự như vậy4.
2. Việc đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá dùng cho rượu vang, có chứa hoặc
được cấu thành bằng chỉ dẫn địa lý của rượu vang, hoặc nhãn hiệu hàng hoá dùng cho
rượu mạnh, có chứa hoặc được cấu thành bằng chỉ dẫn địa lý của rượu mạnh phải bị từ
chối hoặc bị hủy bỏ hiệu lực, một cách mặc nhiên nếu pháp luật quốc gia của Thành
viên cho phép như vậy, hoặc theo yêu cầu của bên liên quan, đối với những loại rượu
vang hoặc rượu mạnh không có xuất xứ tương ứng.
3. Mỗi chỉ dẫn địa lý trong số các chỉ dẫn địa lý đồng âm dùng cho rượu vang
đều được bảo hộ phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 22. Mỗi Thành viên phải xác
định các điều kiện thực tế để các chỉ dẫn đồng âm được phân biệt với nhau, trong đó
phải bảo đảm đối xử công bằng với các nhà sản xuất và bảo đảm để người tiêu dùng
không bị lừa dối.
4. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu
vang, Hội đồng TRIPS phải tiến hành các cuộc đàm phán về việc thành lập một hệ
thống đa phương để thông báo và đăng ký các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang cần
được bảo hộ tại các nước Thành viên tham gia hệ thống đó.

4
Bất kể câu đầu tiên của Điều 42, liên quan đến các nghĩa vụ này, các Thành viên có thể quy định việc thực thi
quyền bằng thủ tục hành chính thay vì các thủ tục tư pháp.

12
Điều 24
Đàm phán quốc tế, Ngoại lệ

1. Các Thành viên thoả thuận sẽ tham gia các cuộc đàm phán nhằm tăng cường
việc bảo hộ từng chỉ dẫn địa lý cụ thể theo Điều 23. Không Thành viên nào được sử
dụng các quy định tại các khoản từ 4 đến 8 dưới đây để từ chối tham gia đàm phán
hoặc ký kết các thoả thuận song phương hoặc đa phương. Trong các cuộc đàm phán
đó, các Thành viên phải có thiện chí xem xét khả năng tiếp tục áp dụng các quy định
nói trên đối với từng chỉ dẫn địa lý cụ thể mà việc sử dụng các chỉ dẫn đó là nội dung
đàm phán.
2. Hội đồng TRIPS phải thường xuyên xem xét lại việc áp dụng các quy định tại
Mục này; lần rà soát thứ nhất phải được thực hiện trong vòng 2 năm từ khi Hiệp định
WTO có hiệu lực. Bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ theo
các quy định đó đều có thể được Hội đồng xem xét. Theo yêu cầu của một Thành viên,
Hội đồng phải trao đổi ý kiến với một hoặc nhiều Thành viên bất kỳ về vấn đề không
thể có giải pháp thoả đáng thông qua những cuộc thương lượng song phương hoặc đa
phương giữa các Thành viên liên quan. Hội đồng phải tiến hành các hoạt động theo
thoả thuận có thể có giữa các Thành viên nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và đẩy
mạnh các mục tiêu của Mục này.
3. Để thi hành Mục này, không một Thành viên nào được giảm nhẹ việc bảo hộ
chỉ dẫn địa lý đã tồn tại trong nước ngay trước thời điểm Hiệp định WTO bắt đầu có
hiệu lực.

4. Không một quy định nào trong Mục này buộc một Thành viên phải cấm công
dân hoặc cư dân nước mình không được tiếp tục sử dụng hoặc sử dụng theo cách thức
tương tự một chỉ dẫn địa lý cụ thể về rượu vang hoặc rượu mạnh của một Thành viên
khác cho hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu những người này đã liên tục sử dụng trong lãnh
thổ của Thành viên đó chỉ dẫn địa lý đó cho hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại hoặc liên
quan (a) trong thời gian ít nhất là 10 năm trước ngày 15/4/1994 hoặc; (b) một cách có
thiện ý trước thời điểm đó.
5. Đối với nhãn hiệu hàng hoá đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng kỳ
một cách có thiện ý hoặc đối với các quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá đạt được thông
qua việc sử dụng có thiện ý thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
a) trước thời điểm thi hành các quy định này ở nước Thành viên đó như quy
định tại Phần VI dưới đây; hoặc
b) trước khi chỉ dẫn địa lý liên quan được bảo hộ ở nước xuất xứ;
Các biện pháp được áp dụng để thi hành quy định tại Mục này không được làm
ảnh hưởng đến khả năng được đăng ký hoặc hiệu lực đăng ký của nhãn hiệu

13
hàng hoá, hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, với lý do nhãn hiệu hàng
hoá nói trên trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý.
6. Không một quy định nào tại Mục này buộc mỗi Thành viên phải áp dụng các
quy định của mình cho một chỉ dẫn địa lý của bất kỳ một Thành viên nào khác dùng
cho hàng hóa hoặc dịch vụ nếu chỉ dẫn đó trùng với thuật ngữ mà theo ngôn ngữ phổ
thông trong lãnh thổ của Thành viên khác đó có nghĩa là tên gọi thông thường của
hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Không một quy định nào trong Phần này buộc mỗi Thành
viên phải áp dụng các quy định của mình cho một chỉ dẫn địa lý của bất kỳ một Thành
viên nào khác dùng cho các sản phẩm của cây nho, nếu chỉ dẫn đó trùng với tên gọi
thông thường của một giống nho quả đã có trong lãnh thổ của Thành viên khác đó vào
thời điểm Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.
7. Một Thành viên có thể quy định rằng bất kỳ một đề nghị nào theo quy định
của Mục này về việc sử dụng hoặc đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá đều phải được đề
đạt trong vòng 5 năm kể từ khi việc sử dụng đối nghịch nói trên của chỉ dẫn được bảo
hộ đã được biết đến rộng rãi tại nước Thành viên đó hoặc sau ngày nhãn hiệu hàng hoá
được đăng ký tại nước Thành viên đó với điều kiện nhãn hiệu hàng hoá đã được công
bố vào ngày đăng ký, nếu ngày đó sớm hơn ngày mà việc sử dụng đối nghịch trên đã
được biết đến một cách rộng rãi tại nước Thành viên đó, với điều kiện là chỉ dẫn địa lý
này được sử dụng hoặc đăng ký một cách có thiện ý.
8. Các quy định của Mục này không được làm ảnh hưởng đến quyền của bất kỳ
người nào được sử dụng trong hoạt động thương mại tên của mình hoặc tên của người
chuyển nhượng hoặc để thừa kế doanh nghiệp cho mình, trừ trường hợp tên đó được sử
dụng theo cách thức lừa dối công chúng.
9. Thoả ước này không quy định nghĩa vụ bảo hộ những chỉ dẫn địa lý không
được bảo hộ hoặc đã bị đình chỉ bảo hộ, hoặc không còn được sử dụng ở nước xuất xứ
của những chỉ dẫn đó.

Mục 4: Kiểu dáng công nghiệp

Điều 25
Các yêu cầu bảo hộ

1. Các Thành viên phải bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp mới hoặc nguyên gốc
được tạo ra một cách độc lập. Các Thành viên có thể quy định rằng kiểu dáng công
nghiệp không được coi là mới hoặc nguyên gốc nếu không khác biệt cơ bản với những
kiểu dáng đã biết hoặc với tổ hợp các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng đã biết. Các

14
Thành viên có thể quy định rằng việc bảo hộ đó không áp dụng cho những kiểu dáng
mà hình dáng chủ yếu do các đặc tính kỹ thuật và chức năng quyết định.
2. Mỗi Thành viên phải bảo đảm rằng các tiêu chuẩn bảo hộ đối với các kiểu
dáng hàng dệt, đặc biệt là yêu cầu về lệ phí, xét nghiệm hoặc công bố, không làm giảm
một cách bất hợp lý cơ hội tìm kiếm và đạt được sự bảo hộ đó. Các Thành viên được tự
do chọn áp dụng luật kiểu dáng công nghiệp hoặc luật bản quyền để thực hiện nghĩa vụ
này.

Điều 26
Bảo hộ

1. Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ phải có quyền cấm những
người không được phép của mình sản xuất, bán hoặc nhập khẩu những sản phẩm mang
hoặc thể hiện một kiểu dáng là bản sao, hoặc về cơ bản là một bản sao, của kiểu dáng
được bảo hộ đó, nếu các hành vi nói trên được thực hiện nhằm mục đích thương mại.
2. Các Thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với việc bảo hộ
kiểu dáng công nghiệp, với điều kiện là các ngoại lệ này không mâu thuẫn với việc
khai thác bình thường các kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và không làm tổn hại
một cách bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng được bảo hộ, và lợi
ích hợp pháp của bên thứ ba.
3. Thời hạn bảo hộ theo quy định tối thiểu là 10 năm.

Mục 5: Patent

Điều 27
Đối tượng có khả năng được cấp Patent

1. Tuỳ thuộc vào quy định tại các khoản 2 và khoản 3 sau đây, patent phải được
cấp cho bất kỳ một sáng chế nào, dù là sản phẩm hoặc quy trình, thuộc mọi lĩnh vực
công nghệ, với điều kiện sáng chế đó phải mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp
dụng công nghiệp5. Tuỳ thuộc vào khoản 4 Điều 65, khoản 8 Điều 70 và khoản 3 Điều
này, các patent phải được cấp và các quyền patent phải được hưởng không phân biệt
nơi tạo ra sáng chế, lĩnh vực công nghệ và bất kể các sản phẩm được nhập khẩu hoặc
được sản xuất trong nước.

5
Trong Điều này, các thuật ngữ "trình độ sáng tạo" và "khả năng áp dụng công nghiệp" có thể được mỗi Thành
viên coi là đồng nghĩa với các thuật ngữ "không hiển nhiên" và "hữu ích".

15
2. Các Thành viên có thể loại trừ không cấp patent cho những sáng chế cần phải
bị cấm khai thác nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổ của mình để bảo vệ trật tự
công cộng hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người
và động vật hoặc thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường,
với điều kiện những ngoại lệ đó được quy định không chỉ vì lý do duy nhất là việc khai
thác các sáng chế tương ứng bị pháp luật của nước đó ngăn cấm.
3. Các Thành viên cũng có thể loại trừ không cấp patent cho:
a) các phương pháp chẩn đoán bệnh, phương pháp nội và ngoại khoa để
chữa bệnh cho người và động vật;
b) thực vật và động vật không phải là các chủng vi sinh, các quy trình sản
xuất thực vật và động vật, chủ yếu mang tính chất sinh học và không phải
là các quy trình phi sinh học hoặc vi sinh. Tuy nhiên, các Thành viên phải
bảo hộ giống cây bằng hệ thống patent hoặc bằng một hệ thống riêng hữu
hiệu, hoặc bằng sự kết hợp giữa hai hệ thống đó dưới bất kỳ hình thức
nào. Các quy định tại điểm này phải được xem xét lại sau 4 năm kể từ khi
Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.

Điều 28
Các quyền được cấp

1. Patent phải xác nhận các độc quyền sau đây của chủ sở hữu patent:
a) nếu đối tượng của patent là một sản phẩm, cấm các bên thứ ba thực hiện
các hành vi sau đây nếu không được phép của chủ sở hữu: chế tạo, sử
dụng, chào bán, bán hoặc nhập khẩu6 sản phẩm đó để thực hiện các mục
đích trên;
b) nếu đối tượng của patent là một quy trình, cấm các bên thứ ba thực hiện
hành vi sử dụng quy trình đó và các hành vi sau đây nếu không được
phép của chủ sở hữu: sử dụng, chào bán, bán hoặc nhập khẩu nhằm các
mục đích trên ít nhất đối với các sản phẩm đã được tạo ra trực tiếp bằng
quy trình đó.
2. Chủ sở hữu patent cũng phải có quyền chuyển nhượng, để thừa kế quyền sở
hữu patent đó và ký kết các hợp đồng li-xăng.

6
Quyền này, cũng như các quyền khác theo Hiệp định này đối với việc sử dụng, bán, nhập khẩu hàng hóa hoặc
phân phối hàng hóa dưới hình thức khác, phải tuân thủ quy định tại Điều 6.

16
Điều 29
Điều kiện đối với người nộp đơn xin cấp patent

1. Các Thành viên phải yêu cầu người nộp đơn xin cấp patent trình bày sáng chế
một cách rõ ràng và đầy đủ đến mức căn cứ vào đó một chuyên gia trong lĩnh vực kỹ
thuật tương ứng có thể thực hiện sáng chế và có thể yêu cầu người nộp đơn chỉ ra cách
thức tối ưu trong số cách thức thực hiện sáng chế mà tác giả sáng chế biết tính đến
ngày nộp đơn, hoặc tính đến ngày ưu tiên của đơn nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
2. Các Thành viên có thể yêu cầu người nộp đơn xin cấp patent cung cấp thông
tin liên quan đến đơn và patent tương ứng tại nước ngoài của người nộp đơn đó.

Điều 30
Ngoại lệ đối với các quyền được cấp

Các Thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với các độc quyền
được cấp trên cơ sở patent với điều kiện là các ngoại lệ đó không mâu thuẫn với việc
khai thác bình thường patent này và không làm tổn hại một cách bất hợp lý tới lợi ích
hợp pháp của chủ sở hữu patent, và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.

Điều 31
Các hình thức sử dụng khác không được phép của người nắm giữ quyền

Trường hợp luật của một Thành viên quy định việc cấp phép sử dụng đối tượng
patent dưới hình thức khác7 khi không được phép của người nắm giữ quyền, bao gồm
cả việc sử dụng do Chính phủ hoặc các bên thứ ba được Chính phủ cho phép thực hiện,
các quy định sau đây phải được tuân thủ:
(a) việc cấp phép sử dụng phải được xem xét theo tình huống cụ thể;
(b) chỉ được cấp phép sử dụng nếu, trước khi sử dụng, người có ý định sử
dụng đã cố gắng để được người nắm giữ quyền cấp phép với giá cả và
các điều kiện thương mại hợp lý nhưng sau một thời gian hợp lý, những
cố gắng này vẫn không đem lại kết quả. Yêu cầu này có thể được một
Thành viên bỏ qua trong tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các trường
hợp đặc biệt cấp bách khác hoặc trong các trường hợp sử dụng vào mục
đích công cộng, không nhằm mục đích thương mại. Tuy nhiên, trong
những trường hợp có tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các trường hợp
đặc biệt cấp bách khác, người nắm quyền phải được thông báo ngay khi

7
Các hình thức "sử dụng khác" có nghĩa là hình thức sử dụng không thuộc trường hợp cho phép tại Điều 30.

17
điều kiện thực tế cho phép. Trong trường hợp sử dụng vào mục đích công
cộng, không nhằm mục đích thương mại, nếu Chính phủ hoặc người
được Chính phủ uỷ thác, mặc dù không tiến hành tra cứu sáng chế, nhưng
biết hoặc có căn cứ rõ ràng để biết rằng Chính phủ hoặc người được
Chính phủ uỷ thác đang hoặc sẽ sử dụng một patent đang có hiệu lực thì
người nắm quyền phải được thông báo ngay;
(c) phạm vi và thời gian sử dụng được giới hạn trong việc thực hiện mục
đích cấp phép sử dụng; đối với công nghệ bán dẫn, chỉ được cấp phép sử
dụng vào mục đích công cộng, không nhằm mục đích thương mại hoặc
nhằm chế tài những hoạt động bị cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành
chính coi là chống cạnh tranh;
(d) quyền sử dụng này phải là không độc quyền;
(e) quyền sử dụng này phải là quyền không chuyển nhượng được, trừ trường
hợp chuyển nhượng cùng với bộ phận của doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh
doanh được hưởng quyền sử dụng đó;
(f) chỉ được cấp phép sử dụng chủ yếu nhằm cung cấp cho thị trường nội địa
của Thành viên cấp phép;
(g) việc cho phép sử dụng phải có khả năng bị đình chỉ khi các điều kiện dẫn
đến việc cấp phép chấm dứt tồn tại và không có khả năng tái hiện nhưng
phải bảo vệ một cách thoả đáng lợi ích hợp pháp của những người được
cấp phép sử dụng. Khi được yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền phải được
quyền xem xét lại sự tiếp tục tồn tại của các điều kiện đó;
(h) trong mọi trường hợp, người nắm giữ quyền phải được trả tiền đền bù
thoả đáng tuỳ theo giá trị kinh tế của quyền sử dụng đã cấp;
(i) hiệu lực pháp lý của mọi quyết định cấp phép sử dụng đều phải là đối
tượng có thể bị xem xét lại theo thủ tục tư pháp hoặc theo thủ tục độc lập
khác tại cơ quan cấp cao hơn tại nước Thành viên đó;
(j) mọi quyết định liên quan đến khoản tiền đền bù cho việc sử dụng đều
phải là đối tượng có thể bị xem xét lại theo thủ tục tư pháp hoặc theo thủ
tục độc lập khác tại cơ quan cấp cao hơn tại nước Thành viên đó;
(k) các Thành viên không có nghĩa vụ phải áp dụng các điều kiện quy định
tại các điểm (b) và (f) trong trường hợp cấp phép sử dụng nhằm chế tài
những hoạt động bị cơ quan xét xử hoặc hành chính coi là chống cạnh
tranh. Để xác định số lượng tiền đền bù trong những trường hợp nêu trên,
có thể dựa vào mức độ cần thiết phải chấn chỉnh các hoạt động chống
cạnh tranh. Cơ quan có thẩm quyền chỉ có quyền từ chối việc đình chỉ
quyền sử dụng khi các điều kiện dẫn đến việc cấp phép sử dụng có khả
năng tái hiện;

18
(l) trường hợp cấp phép sử dụng patent ("patent thứ nhất") để tạo điều kiện
khai thác một patent khác ("patent thứ hai"), là patent không thể khai thác
được nếu không xâm phạm patent thứ nhất, phải áp dụng các điều kiện
bổ sung sau đây:
(i) sáng chế thuộc patent thứ hai phải là một bước tiến bộ kỹ thuật
quan trọng có ý nghĩa kinh tế lớn so với sáng chế thuộc patent thứ
nhất;
(ii) chủ sở hữu patent thứ nhất phải được cấp li-xăng ngược lại với
những điều kiện hợp lý để sử dụng sáng chế thuộc patent thứ hai; và
(iii) quyền sử dụng sáng chế thuộc patent thứ nhất phải là quyền không
chuyển nhượng được, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với
việc chuyển nhượng quyền sở hữu patent thứ hai.

Điều 32
Hủy bỏ/Đình chỉ

Phải quy định một cơ hội để mọi quyết định hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực patent
đều có thể được xem xét lại theo thủ tục tư pháp.

Điều 33
Thời hạn bảo hộ

Thời hạn bảo hộ theo quy định không được kết thúc trước khi hết 20 năm tính từ
ngày nộp đơn8.
.
Điều 34
Các sáng chế quy trình: nghĩa vụ dẫn chứng

1. Trong thủ tục tố tụng dân sự đối với việc vi phạm các quyền của chủ sở hữu
quy định tại khoản 1(b) Điều 28, nếu đối tượng của patent là quy trình chế tạo một loại
sản phẩm, các cơ quan xét xử phải có quyền yêu cầu bị đơn chứng minh rằng quy trình
được áp dụng để thu được chính loại sản phẩm đó không phải là quy trình đã được cấp
patent. Vì vậy, ít nhất trong trường hợp thuộc một trong hai trường hợp sau đây, các
Thành viên phải quy định rằng mọi sản phẩm loại đó được sản xuất mà không có sự

8
Điều này được hiểu là những Thành viên nào không có một hệ thống cấp patent gốc đều có thể quy định rằng
thời hạn bảo hộ được tính từ ngày nộp đơn vào hệ thống cấp patent gốc tương ứng.

19
đồng ý của chủ sở hữu patent đều phải bị coi là sản phẩm thu được bằng quy trình đã
được cấp patent trừ khi chứng minh được điều ngược lại:
(a) nếu loại sản phẩm thu được bằng quy trình đã được cấp patent là loại sản
phẩm mới;
(b) nếu có một khả năng lớn là chính loại sản phẩm đó thu được chế tạo bằng
quy trình được cấp patent và chủ sở hữu patent dù đã có những cố gắng
hợp lý vẫn không thể xác định được quy trình thực sự đã được sử dụng.
2. Mỗi Thành viên đều được tự do quy định rằng nghĩa vụ chứng minh nêu tại
khảon 1 chỉ ràng buộc bị đơn trong trường hợp thoả mãn điều kiện quy định tại điểm
(a) hoặc điểm (b).
3. Khi yêu cầu chứng minh điều ngược lại, phải xét đến lợi ích hợp pháp của bị
đơn trong việc bảo hộ các bí mật sản xuất và kinh doanh.

Mục 6: Thiết kế bố trí (topograph) mạch tích hợp

Điều 35
Mối quan hệ với Hiệp ước IPIC
(Hiệp định về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp)

Các Thành viên thoả thuận bảo hộ thiết kế bố trí (topograph) mạch tích hợp
(trong Hiệp định này gọi là "thiết kế bố trí") phù hợp với các Điều từ Điều 2 đến Điều
7 (không kể khoản 3 Điều 6), Điều 12 và khoản 3 Điều 16 Hiệp ước về sở hữu trí tuệ
đối với mạch tích hợp, và đồng thời phù hợp với các quy định dưới đây.

Điều 36
Phạm vi bảo hộ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37, các Thành viên phải coi những hành vi sau
đây là bất hợp pháp, nếu thực hiện mà không được phép của người nắm giữ quyền9:
nhập khẩu, bán, hoặc phân phối dưới hình thức khác nhằm mục đích thương mại thiết
kế bố trí đang được bảo hộ, mạch tích hợp thể hiện thiết kế bố trí đang được bảo hộ
hoặc sản phẩm chứa mạch tích hợp như vậy, chừng nào sản phẩm đó vẫn còn chứa
thiết kế bố trí bị sao chép bất hợp pháp.

9
Thuật ngữ "chủ thể quyền" (right holder) trong Mục này phải được hiểu là đồng nghĩa với thuật ngữ "chủ thể
quyền" (holder of the right) tại Hiệp ước IPIC.

20
Điều 37
Hành vi không cần phải có phép của người nắm giữ quyền

1. Bất kể Điều 36, không một Thành viên nào được coi việc là bất hợp pháp
việc thực hiện bất kỳ hành vi nào nêu tại Điều đó đối với mạch tích hợp chứa thiết kế
bố trí bị sao chép bất hợp pháp hoặc bất kỳ sản phẩm nào chứa mạch tích hợp như vậy,
nếu tại thời điểm tiếp nhận mạch tích hợp hoặc sản phẩm chứa mạch tích hợp đó người
thực hiện hoặc khiến người khác thực hiện những hành vi nói trên không biết hoặc
không có căn cứ hợp lý để biết rằng trong đó chứa thiết kế bố trí bị sao chép bất hợp
pháp. Các Thành viên phải quy định rằng kể từ thời điểm có đủ thông tin rằng thiết kế
bố trí đó bị sao chép bất hợp pháp, người đó có thể thực hiện bất kỳ hành vi nào nói
trên đối với hàng hóa đã tiếp nhận hoặc đã đặt trước thời điểm đó, nhưng phải trả cho
người nắm quyền một khoản tiền tương đương với khoản tiền bản quyền thoả đáng như
là thanh toán theo một li-xăng tự nguyện đối với thiết kế bố trí đó.
2. Các điều kiện quy định tại các điểm từ điểm (a) đến điểm (k) Điều 31 phải
được áp dụng, với những sửa đổi thích hợp, đối với bất kỳ li-xăng không tự nguyện
nào về thiết kế bố trí đó, hoặc việc sử dụng thiết kế bố trí đó mà không được phép của
người nắm giữ quyền do Chính phủ thực hiện hoặc do người khác thực hiện cho Chính
phủ.
Điều 38
Thời hạn bảo hộ

1. Tại các nước Thành viên quy định rằng đăng ký là điều kiện bảo hộ, thời hạn
bảo hộ thiết kế bố trí sẽ không được kết thúc trước khi kết thúc 10 năm tính từ ngày
nộp đơn đăng ký hoặc từ ngày việc khai thác nhằm mục đích thương mại xảy ra lần
đầu tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
2. Tại những nước Thành viên không quy định đăng ký là điều kiện để bảo hộ,
các thiết kế bố trí phải được bảo hộ trong thời hạn không dưới 10 năm tính từ ngày
việc khai thác nhằm mục đích thương mại xảy ra lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế
giới.
3. Bất kể khoản 1 và khoản 2 trên đây, Thành viên có thể quy định rằng thời hạn
bảo hộ chấm dứt khi hết 15 năm kể từ khi tạo ra thiết kế bố trí.

21
Mục 7: Bảo hộ thông tin bí mật
Điều 39

1. Để bảo đảm chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hữu hiệu theo quy
định tại Điều 10bis của Công ước Paris (1967), các Thành viên phải bảo hộ thông tin
bí mật theo quy định tại khoản 2 sau đây và bảo hộ các dữ liệu được trình nộp cho các
Chính phủ hoặc các cơ quan Chính phủ theo quy định tại khoản 3 sau đây.
2. Các thể nhân và pháp nhân phải có được khả năng ngăn chặn để thông tin mà
mình kiểm soát một cách hợp pháp không bị tiết lộ cho những người không được mình
đồng ý, không bị những người đó chiếm đoạt hoặc sử dụng theo cách thức trái với hoạt
động thương mại trung thực10, nếu thông tin đó:
(a) có tính chất bí mật với nghĩa là những người thường xuyên xử lý loại
thông tin đó nói chung không biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận
thông tin đó dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo
trật tự chính xác mọi chi tiết của thông tin đó;
(b) có giá trị thương mại vì có tính chất bí mật; và
(c) được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữ bí mật bằng những biện
pháp phù hợp thực tế.
3. Nếu các Thành viên quy định rằng điều kiện để được phép tiếp thị dược phẩm
hoặc sản phẩm hóa nông có chứa các thành phần hóa học mới là phải nộp kết quả thử
nghiệm hoặc các dữ liệu bí mật khác thu được nhờ những nỗ lực lớn, thì phải bảo hộ
để các dữ liệu đó không bị sử dụng trong thương mại một cách không lành mạnh.
Ngoài ra, các Thành viên phải bảo hộ để các dữ liệu đó không bị tiết lộ, trừ trường hợp
cần bảo vệ công chúng hoặc trừ khi có thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm để các
dữ liệu đó không bị sử dụng trong thương mại một cách không lành mạnh.

Mục 8: Khống chế các hoạt động chống cạnh tranh


trong các hợp đồng li-xăng

Điều 40

1. Các Thành viên thừa nhận rằng một số hoạt động hoặc điều kiện cấp li-xăng
gắn liền với các quyền sở hữu trí tuệ có tính chất hạn chế cạnh tranh có thể ảnh hưởng

10
Trong quy định này, "cách thức trái với hoạt động thương mại trung thực" ít nhất phải có nghĩa là những hành
vi như phá vỡ hợp đồng, làm lộ bí mật và xui khiến người khác làm lộ bí mật, kể cả hành vi tiếp nhận thông tin bí
mật nếu đã biết, hoặc do cẩu thả nên không biết rằng thông tin đó thu được bằng các hành vi trên.

22
xấu đến hoạt động thương mại và có thể cản trở việc chuyển giao và phổ biến công
nghệ.
2. Không một quy định nào trong Hiệp định này cấm các Thành viên không
được cụ thể hóa trong luật pháp quốc gia của mình các hoạt động hoặc điều kiện cấp li-
xăng có thể bị coi là lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động
cạnh tranh trên thị trường tương ứng trong những trường hợp nhất định. Như quy định
trên đây, một Thành viên có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa hoặc
khống chế các hoạt động kể trên, trong đó có thể bao gồm điều kiện cấp ngược (buộc
Bên nhận cấp cho Bên giao) li-xăng độc quyền, điều kiện nhằm ngăn cấm việc không
thừa nhận hiệu lực và việc cấp li-xăng trọn gói, phù hợp với các quy định của Thoả
ước này và phù hợp với luật pháp tương ứng của Thành viên đó.
3. Theo yêu cầu của bất kỳ Thành viên nào có lý do để cho rằng chủ sở hữu
quyền sở hữu trí tuệ là công dân hoặc cư dân của Thành viên khác đang thực hiện các
hành vi vi phạm quy định pháp luật của mình liên quan đến đối tượng của Mục này và
mong muốn bảo đảm sự tuân thủ quy định pháp luật đó, mỗi thành viên được yêu cầu
đều phải thương lượng với Thành viên đưa ra yêu cầu, nhưng không ảnh hưởng đến
bất kỳ hoạt động nào theo quy định pháp luật đó và toàn quyền tự quyết của mỗi Thành
viên. Thành viên được yêu cầu phải quan tâm một cách đầy đủ và có thiện ý, và phải
tạo cơ hội thích hợp để thương lượng với Thành viên đưa ra yêu cầu, và phải hợp tác
thông qua việc cung cấp thông tin công khai về vấn đề được xem xét và các thông tin
khác mà Thành viên đó biết, phù hợp với luật quốc gia và việc ký kết các thoả thuận về
nghĩa vụ giữ bí mật các thông tin đó của Thành viên đưa ra yêu cầu.
4. Một Thành viên có công dân hoặc cư dân là đương sự của các vụ kiện tại một
nước Thành viên khác về việc vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến đối tượng
của Mục này của Thành viên thứ hai, nếu đưa ra yêu cầu phải được Thành viên thứ hai
tạo cơ hội để thương lượng với những điều kiện được nêu tại khoản 3.

PHẦN III
THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Mục 1: Các nghĩa vụ chung


Điều 41

1. Các Thành viên phải bảo đảm rằng các thủ tục thực thi quyền nêu tại Phần
này phải được quy định trong luật quốc gia của mình để tạo khả năng khiếu kiện có
hiệu quả đối với mọi hành vi vi phạm các loại quyền sở hữu trí tuệ được đề cập trong
Hiệp định này, trong đó có những biện pháp chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành

23
vi vi phạm và những biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn không để các hành vi vi phạm
tiếp diễn. Các thủ tục đó phải được áp dụng theo cách thức nhằm tránh tạo ra các hàng
rào cản trở hoạt động thương mại hợp pháp và nhằm quy định các biện pháp bảo đảm
cho các thủ tục đó không bị lạm dụng.
2. Các thủ tục liên quan đến việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải đúng đắn
và công bằng. Các thủ tục đó không được phức tạp hoặc tốn kém quá mức, không được
quy định những thời hạn bất hợp lý hoặc việc trì hoãn vô thời hạn.
3. Các quyết định phán xử vụ việc nên được thể hiện bằng văn bản và nêu rõ lý
do. Các quyết định đó ít nhất phải được trao cho các bên tham gia khiếu kiện mà không
chậm trễ quá mức. Quyết định phán xử vụ việc chỉ được dựa vào chứng cứ mà các bên
đều đã tạo cơ hội trình bày ý kiến về chứng cứ đó.
4. Các bên tham gia khiếu kiện phải có quyền yêu cầu cơ quan tư pháp xem xét
lại các quyết định hành chính cuối cùng và, theo quy định trong luật quốc gia của
Thành viên về thẩm quyền tài phán theo mức độ nghiêm trọng của vụ án, ít nhất là xem
xét lại các khía cạnh pháp lý của các quyết định xét xử vụ việc ở cấp sơ thẩm. Tuy
nhiên, các Thành viên không có nghĩa vụ phải quy định quyền yêu cầu xem xét lại
những tuyên bố tha bổng trong các vụ án hình sự.
5. Cần hiểu Phần này không quy định nghĩa vụ thiết lập một hệ thống tư pháp để
thực thi các quyền sở hữu trí tuệ tách biệt với hệ thống tư pháp để thực thi luật nói
chung, cũng không làm ảnh hưởng đến năng lực của các Thành viên trong việc thực thi
luật của mình nói chung. Không một quy định nào tại Phần này ràng buộc nghĩa vụ
phân chia các nguồn lực giữa việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và việc thực thi luật
pháp nói chung.
Mục 2: Các thủ tục và biện pháp chế tài dân sự và hành chính

Điều 42
Các thủ tục đúng đắn và công bằng

Các Thành viên phải quy định cho chủ thể quyền11 được tham gia các thủ tục tố
tụng dân sự liên quan đến việc thực thi bất kỳ loại quyền sở hữu trí tuệ nào quy định tại
Hiệp định này. Bị đơn phải có quyền được thông báo bằng văn bản một cách kịp thời
và chi tiết, trong đó nêu cả căn cứ của các yêu cầu. Các bên phải được phép có cố vấn
pháp luật độc lập làm đại diện, và các thủ tục không được đòi hỏi quá mức việc đương
sự phải buộc phải có mặt tại toà. Các bên tham gia tố tụng phải có quyền biện minh

11
Trong Phần này, thuật ngữ "chủ thể quyền" bao gồm cả liên đoàn và hiệp hội đủ tư cách pháp lý để hưởng các
quyền đó.

24
cho yêu cầu của mình và có quyền đưa ra mọi chứng cứ thích hợp. Thủ tục đó phải có
phương tiện để nhận biết và bảo hộ thông tin bí mật, trừ khi điều này trái với các quy
định của hiến pháp hiện hành.

Điều 43
Chứng cứ

1. Trong trường hợp một bên đã đưa ra chứng cứ có thể có được một cách hợp
lý, đủ để biện minh cho những yêu cầu của mình và đã chỉ ra chứng cứ thích hợp để
biện minh cho các yêu cầu đó của mình nhưng nằm dưới sự kiểm soát của bên kia, các
cơ quan có thẩm quyền xét xử phải có quyền ra lệnh cho bên kia đưa ra chứng cứ đó,
nhưng phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm việc bảo hộ thông tin bí mật trong những
trường hợp cần thiết.
2. Trong trường hợp một bên tham gia tố tụng tự ý và không có lý do xác đáng
từ chối không cho tiếp cận, hoặc bằng cách khác không cung cấp thông tin cần thiết
trong một thời hạn hợp lý, hoặc gây trở ngại đáng kể cho thủ tục tố tụng liên quan đến
việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, một Thành viên có thể cho các cơ quan xét xử được
quyền ra quyết định tạm thời và quyết định cuối cùng, khẳng định hoặc phủ định, dựa
trên cơ sở những thông tin được đệ trình, kể cả đơn tố cáo hoặc đơn kiện của bên chịu
bất lợi vì bị từ chối không được tiếp cận thông tin, nhưng phải tạo cho các bên cơ hội
được trình bày ý kiến về lý lẽ hoặc chứng cứ đã được đưa ra.

Điều 44
Lệnh của toà án

1. Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh chấm dứt hành vi vi phạm nhằm,
ngoài các mục đích khác, ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
vào lưu thông trong các kênh thương mại thuộc phạm vi quyền hạn của mình ngay sau
khi số hàng nhập khẩu này hoàn thành thủ tục hải quan. Các Thành viên không có
nghĩa vụ phải quy định thẩm quyền đó đối với đối tượng được bảo hộ do một người
tiếp nhận hoặc đặt hàng trước khi biết hoặc có căn cứ để biết rằng kinh doanh đối
tượng đó sẽ dẫn đến việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Không phụ thuộc vào các quy định khác của Phần này, và với điều kiện tuân
thủ các quy định riêng về việc sử dụng do Chính phủ, hoặc những người được Chính
phủ cho phép, thực hiện mà không được phép của người nắm quyền nêu tại Phần II,
các Thành viên có thể giới hạn những biện pháp chế tài theo quy định đối với việc sử
dụng đó trong việc trả thù lao theo quy định tại điểm (h) Điều 31. Trong trường hợp

25
khác, các biện pháp chế tài theo Phần này phải được áp dụng, hoặc phải quy định việc
tuyên án và buộc bồi thường thoả đáng, nếu các biện pháp chế tài đó mâu thuẫn với
luật quốc gia của Thành viên.

Điều 45
Đền bù thiệt hại

1. Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc người vi phạm phải trả cho
chủ thể quyền khoản đền bù thoả đáng để bồi thường thiệt hại mà chủ thể quyền sở hữu
trí tuệ phải gánh chịu do hành vi vi phạm của người thực hiện hành vi xâm phạm
quyền khi đã biết hoặc có cơ sở để biết điều đó.
2. Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc người vi phạm phải trả cho
người nắm quyền các phí tổn, trong đó có thể bao gồm cả phí đại diện thích hợp. Trong
những trường hợp thích hợp, các Thành viên có thể cho các cơ quan xét xử được quyền
rah lệnh thu hồi các khoản lợi nhuận và/hoặc trả các khoản đền bù thiệt hại đã ấn định
trước, kể cả trường hợp người vi phạm đã thực hiện hành vi vi phạm khi không biết
hoặc không có căn cứ để biết điều đó.
Điều 46
Các biện pháp chế tài khác

Để ngăn chặn một cách hữu hiệu các hành vi vi phạm, cơ quan xét xử phải có
quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc những hàng
hóa vi phạm do các cơ quan đó phát hiện phải xử lý bên ngoài các kênh thương mại
theo cách thức tránh gây bất cứ thiệt hại nào cho chủ thể quyền hoặc phải bị tiêu hủy
trừ trường hợp việc tiêu hủy trái với quy định của hiến pháp hiện hành. Cơ quan xét xử
cũng phải có quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc
các vật liệu và phương tiện đã được sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hóa vi phạm
phải xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo cách thức nhằm giảm đến mức tối thiểu
nguy cơ tiếp diễn hành vi vi phạm. Khi xem xét các yêu cầu đó, phải chú ý đến sự cần
thiết phải có tính tương xứng giữa các biện pháp chế tài và mức độ nghiêm trọng của
hành vi vi phạm, cũng như phải chú ý đến lợi ích của các bên thứ ba. Đối với hàng hóa
mang nhãn hiệu hàng hoá giả mạo, trừ những trường hợp ngoại lệ, việc đơn thuần gỡ
bỏ nhãn hiệu gắn trên hàng hóa một cách bất hợp pháp không đủ để cho phép hàng hóa
đó được vào lưu thông trong các kênh thương mại.

26
Điều 47
Quyền được thông tin

Các Thành viên có thể quy định rằng cơ quan xét xử có quyền, trừ trường hợp
điều này không tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, ra lệnh
buộc người vi phạm phải thông tin cho chủ thể quyền biết về những người tham gia
vào việc sản xuất hoặc phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ vi phạm và về các kênh phân
phối của những người này.

Điều 48
Bồi thường cho bị đơn

1. Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc bên đã đưa ra yêu cầu thực
hiện các biện pháp chế tài và đã lạm dụng các thủ tục thực thi phải trả cho bên đã bị áp
dụng các biện pháp đó hoặc bị hạn chế một cách sai trái khoản bồi thường tương xứng
với thiệt hại do hành vi lạm dụng đó gây ra. Các cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra
lệnh buộc nguyên đơn phải trả cho bị đơn các chi phí, trong đó có thể bao gồm cả phí
đại diện thích hợp.
2. Đối với việc điều hành bất cứ luật nào liên quan đến việc bảo hộ hoặc thực
thi các quyền sở hữu trí tuệ, các Thành viên chỉ được miễn trách nhiệm pháp lý cho cả
các cơ quan và viên chức nhà nước không phải chịu những biện pháp chế tài tương
ứng nếu các hành vi được thực hiện hoặc được dự định thực hiện một cách có thiện ý
nhằm điều hành các luật đó.

Điều 49
Các thủ tục hành chính

Trong phạm vi mà các thủ tục hành chính xử lý vụ việc có thể buộc áp dụng bất
kỳ biện pháp chế tài dân sự nào, các thủ tục đó phải phù hợp với các nguyên tắc về cơ
bản tương đương với những nguyên tắc quy định tại Mục này.

Mục 3: Các biện pháp tạm thời

Điều 50

1. Các cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra lệnh áp dụng một cách khẩn cấp và
hữu hiệu các biện pháp tạm thời:

27
(a) nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm bất kỳ loại quyền sở hữu trí tuệ nào, và
đặc biệt nhằm ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vào các kênh thương mại
thuộc phạm vi quyền hạn của mình ngay sau khi hoàn thành thủ tục hải
quan;
(b) nhằm bảo tồn các chứng cứ liên quan đến hành vi bị khiếu kiện là vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Trong trường hợp cần thiết, đặc biệt, nếu bất kỳ một sự chậm trễ nào cũng có
nguy cơ gây hậu quả không khắc phục được cho chủ thể quyền, hoặc nếu có thể thấy
rằng chứng cứ có nguy cơ bị thủ tiêu, cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra lệnh áp
dụng các biện pháp tạm thời trước khi nghe bị đơn trình bày ý kiến.
3. Các cơ quan xét xử cũng phải có quyền yêu cầu nguyên đơn cung cấp bất kỳ
chứng cứ nào có thể có được một cách hợp lý, đủ sức thuyết phục rằng nguyên đơn là
chủ thể quyền và quyền của nguyên đơn đang bị hoặc rõ ràng có nguy cơ bị vi phạm và
buộc nguyên đơn phải nộp khoản bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương để bảo vệ bị
đơn và ngăn chặn sự lạm dụng.
4. Trường hợp đã ra lệnh áp dụng biện pháp tạm thời trước khi nghe bị đơn trình
bầy ý kiến, bên bị áp dụng biện pháp tạm thời này phải được thông báo ngay, chậm
nhất là sau khi thi hành các biện pháp đó. Trong một thời hạn hợp lý kể từ khi thông
báo lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời, căn cứ vào yêu cầu của bị đơn, lệnh áp dụng
biện pháp tạm thời phải được xem xét lại, trong đó có cả việc nghe bị đơn trình bày ý
kiến để đi đến quyết định sửa đổi, hủy bỏ hoặc giữ nguyên các biện pháp đó.
5. Nguyên đơn có thể được cơ quan sẽ thi hành các biện pháp tạm thời yêu cầu
cung cấp thông tin khác cần thiết để xác định hàng hóa có liên quan.
6. Không ảnh hưởng đến khoản 4, theo yêu cầu của bị đơn, các biện pháp tạm
thời được áp dụng theo các khoản 1 và khoản 2 phải bị hủy bỏ hoặc bị đình chỉ hiệu
lực dưới hình thức khác, nếu thủ tục tố tụng để xét xử vụ việc không được tiến hành
trong thời hạn hợp lý, do cơ quan xét xử đã ra lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời ấn
định nếu luật pháp quốc gia của Thành viên cho phép như vậy, hoặc không quá 20
ngày làm việc hoặc 31 ngày theo lịch, tính theo thời hạn nào dài hơn, nếu luật quốc gia
không cho phép ấn định thời hạn đó.
7. Nếu các biện pháp tạm thời bị hủy bỏ hoặc bị đình chỉ hiệu lực vì bất cứ hành
vi hay thiếu sót nào của nguyên đơn, hoặc nếu sau đó thấy rằng quyền sở hữu trí tuệ
không bị vi phạm hoặc không có nguy cơ bị vi phạm, theo yêu cầu của bị đơn, cơ quan
xét xử cũng phải có quyền ra lệnh buộc nguyên đơn phải trả cho bị đơn khoản bồi
thường thoả đáng đối với bất kỳ thiệt hại nào do biện pháp tạm thời gây ra.

28
8. Trong phạm vi mà các thủ tục hành chính xử lý vụ việc có thể buộc áp dụng
bất kỳ biện pháp tạm thời nào, các thủ tục đó phải phù hợp với các nguyên tắc về cơ
bản tương đương với các nguyên tắc quy định tại Mục này.

Mục 4: Các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp
kiểm soát biên giới12

Điều 51
Đình chỉ thông quan tại các Cơ quan hải quan

Các Thành viên phải ban hành, một cách phù hợp với các quy định sau đây, các
thủ tục13 cho phép chủ thể quyền, khi có những căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng việc
nhập khẩu các hàng hoá mang nhãn hiệu giả mạo hoặc vi phạm bản quyền14 có thể xảy
ra, được đệ đơn cho các cơ quan có thẩm quyền - cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét
xử - yêu cầu đình chỉ thông quan tại cơ quan hải quan để ngăn chặn hàng hóa đó vào
lưu thông tự do. Các Thành viên có thể cho phép đệ đơn như vậy đối với hàng hóa vi
phạm các loại quyền sở hữu trí tuệ khác, với điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu của
Mục này. Các Thành viên cũng có thể quy định các thủ tục tương ứng về việc đình chỉ
thông quan tại các cơ quan hải quan đối với những hàng hóa vi phạm được tập kết để
xuất khẩu ra ngoài lãnh thổ của mình.

12
Thành viên nào đã xoá bỏ về cơ bản mọi hoạt động kiểm soát việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới của mình
với một Thành viên khác, mà cả hai đều thuộc một Liên minh hải quan, thì không phải áp dụng các quy định của
Mục này tại biên giới đó.

13
Điều này được hiểu là các Thành viên không có nghĩa vụ phải áp dụng các thủ tục đó đối với việc nhập khẩu
hàng hóa đã được chủ thể quyền hoặc người được sự đồng ý của chủ thể quyền đồng ý đưa ra thị trường của một
nước khác hoặc đối với hàng hóa quá cảnh.

14
Trong Hiệp định này:

(a) "hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo" phải có nghĩa là bất cứ hàng hóa nào, kể cả bao bì, mang nhãn
hiệu hàng hoá trùng với nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký hợp pháp cho hàng hoá đó, hoặc không thể phân
biệt với nhãn hiệu đó về những khía cạnh cơ bản, mà không được phép và do vậy vi phạm các quyền của chủ sở
hữu nhãn hiệu hàng hoá đó theo luật của nước nhập khẩu;
(b) " hàng hóa vi phạm bản quyền" phải có nghĩa là bất kỳ hàng hoá nào là bản sao được làm ra mà
không có sự đồng ý của người nắm giữ quyền hoặc người được phép của người nắm giữ quyền ở nước sản xuất
và hàng hóa đó được làm ra trực tiếp hoặc gián tiếp từ một sản phẩm mà việc làm bản sao sản phẩm đó cấu thành
hành vi vi phạm bản quyền hoặc quyền liên quan theo luật của nước nhập khẩu.

29
Điều 52
Đơn

Bất kỳ chủ thể quyền nào tiến hành các thủ tục quy định tại Điều 51 trên đây đều
phải cung cấp chứng cứ thích hợp để chứng minh với các cơ quan có thẩm quyền rằng,
theo luật của nước nhập khẩu, hiển nhiên có sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và phải
cung cấp một bản mô tả hàng hóa chi tiết đến mức các cơ quan hải quan có thể dễ dàng
nhận biết những hàng hóa đó. Trong thời hạn hợp lý, các cơ quan có thẩm quyền phải
thông báo cho nguyên đơn về việc đơn có được chấp nhận hay không và về thời hạn
mà các cơ quan hải quan sẽ hành động nếu điều này được cơ quan có thẩm quyền ấn
định thời hạn đó.

Điều 53
Khoản bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương

1. Các cơ quan có thẩm quyền phải có quyền yêu cầu nguyên đơn nộp khoản
bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương đủ để bảo vệ bị đơn và các cơ quan có thẩm
quyền và để ngăn chặn sự lạm dụng. Khoản bảo đảm hoặc vật bảo chứng tương đương
đó không được cản trở một cách bất hợp lý việc vận dụng các thủ tục đó.
2. Nếu thể theo đơn yêu cầu được nộp theo quy định của Mục này, việc thông
quan đối với hàng hóa liên quan đến các kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố
trí hoặc thông tin bí mật để đưa vào lưu thông tự do bị đình chỉ tại các cơ quan hải
quan theo quyết định không phải của một cơ quan xét xử hoặc một cơ quan độc lập
khác, nếu thời hạn quy định tại Điều 55 đã kết thúc mà cơ quan có thẩm quyền không
ra quyết định áp dụng biện pháp tạm thời và nếu mọi điều kiện khác đối với việc nhập
khẩu đều được thoả mãn thì hàng hóa đó của chủ sở hữu, người nhập khẩu, hoặc người
nhập khẩu theo uỷ thác phải được thông quan nếu những người này nộp khoản bảo
đảm với một số lượng đủ để bảo vệ chủ thể quyền đối với bất kỳ sự vi phạm nào. Việc
nộp khoản bảo đảm đó không được ảnh hưởng đến bất cứ biện pháp chế tài nào khác
mà chủ thể quyền có thể vận dụng. Điều này được hiểu là khoản bảo đảm phải được
hoàn trả nếu chủ thể quyền không thực hiện quyền tố tụng trong một thời hạn hợp lý.

Điều 54
Thông báo về việc đình chỉ

Người nhập khẩu và nguyên đơn phải được thông báo ngay về việc đình chỉ
thông quan đối với hàng hóa theo Điều 51 trên đây.

30
Điều 55
Thời hạn đình chỉ

Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nguyên đơn được thông báo
về việc đình chỉ thông quan, nếu các cơ quan hải quan không được thông báo rằng thủ
tục để xét xử vụ việc đã được một bên không phải là bị đơn tiến hành, hoặc rằng cơ
quan có thẩm quyền đã quyết định áp dụng các biện pháp tạm thời để kéo dài thời hạn
đình chỉ việc thông quan đối với hàng hóa, thì hàng hóa đó phải được thông quan, nếu
đáp ứng mọi điều kiện khác đối với việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu; trong trường hợp
thích hợp, thời hạn này có thể được gia hạn thêm 10 ngày làm việc. Nếu thủ tục tố tụng
để xét xử vụ việc đó đã được tiến hành, thì theo yêu cầu của bị đơn việc xem xét lại,
bao gồm cả việc nghe bị đơn trình bầy ý kiến, phải được thực hiện, trong một thời hạn
hợp lý, để ra quyết định sửa đổi, hủy bỏ hoặc giữ nguyên những biện pháp đó. Không
phụ thuộc vào các quy định trên, trường hợp việc đình chỉ thông quan hàng hóa được
thực hiện hoặc được tiếp tục thực hiện theo một biện pháp xét xử tạm thời, các quy
định tại khoản 6 Điều 50 phải được áp dụng.

Điều 56
Bồi thường cho người nhập khẩu và chủ sở hữu hàng hóa

Các cơ quan hữu quan phải có quyền buộc nguyên đơn phải trả cho người nhập
khẩu, người nhập khẩu theo uỷ thác hoặc chủ sở hữu hàng hóa khoản bồi thường thoả
đáng đối với bất cứ thiệt hại nào mà người đó phải gánh chịu do việc ngăn giữ hàng
hóa một cách sai trái hoặc do việc ngăn giữ hàng hóa đã được thông quan theo Điều 55
trên.

Điều 57
Quyền kiểm tra và thông tin

Với điều kiện không làm ảnh hưởng tới việc bảo hộ thông tin bí mật, các Thành
viên phải cho các cơ quan có thẩm quyền quyền dành cơ hội cho người nắm quyền
được yêu cầu tiến hành kiểm tra bất kỳ hàng hóa nào bị cơ quan hải quan ngăn giữ để
chứng minh yêu cầu của mình. Cơ quan có thẩm quyền cũng phải có quyền tạo cơ hội
tương đương cho người nhập khẩu yêu cầu tiến hành kiểm tra bất kỳ hàng hóa nào như
vậy. Đối với trường hợp vụ việc được phán quyết thuận theo yêu cầu của chủ thể
quyền, các Thành viên có thể quy định cho các cơ quan có thẩm quyền quyền thông

31
báo cho chủ thể quyền biết về tên và địa chỉ của người gửi hàng, người nhập khẩu và
người nhập khẩu theo uỷ thác và về số lượng của hàng hóa đó.

Điều 58
Hành động mặc nhiên

Nếu các Thành viên yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền phải chủ động hành động
và phải đình chỉ thông quan những hàng hóa mà các cơ quan đó đã thu được chứng cứ
hiển nhiên về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ:
(a) bất kỳ lúc nào các cơ quan có thẩm quyền cũng có thể yêu cầu người nắm
quyền cung cấp những thông tin có thể giúp họ thực hiện các quyền lực
đó;
(b) người nhập khẩu và chủ thể quyền phải được thông báo ngay về việc
đình chỉ thông quan. Trường hợp người nhập khẩu đã nộp đơn cho các
cơ quan có thẩm quyền khiếu nại về việc đình chỉ thông quan, việc đình
chỉ này phải tuân thủ, với những sửa đổi thích hợp, các điều kiện quy
định tại Điều 55 trên ;
(c) Các Thành viên chỉ được miễn trách nhiệm pháp lý cho cơ quan và viên
chức Nhà nước không bị áp dụng các biện pháp chế tài tương ứng nếu
những hành vi được thực hiện hoặc được dự định thực hiện một cách có
thiện ý.

Điều 59
Các biện pháp chế tài

Với điều kiện không làm ảnh hưởng tới các quyền khiếu kiện dành cho chủ thể
quyền và quyền của bị đơn được yêu cầu cơ quan xét xử xem xét lại vụ việc của bị
đơn, các cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh tiêu hủy hoặc xử lý hàng hóa vi
phạm theo các nguyên tắc nêu tại Điều 46 trên. Đối với hàng hóa mang nhãn hiệu giả
mạo, các cơ quan có thẩm quyền không được cho phép cho tái xuất hàng hóa vi phạm
vẫn giữ nguyên trạng hoặc xử lý chúng theo thủ tục hải quan khác, trừ những trường
hợp ngoại lệ.

Điều 60
Nhập khẩu với số lượng nhỏ

Các Thành viên có thể không áp dụng các quy định trên đối với những hàng hóa
phi thương mại với số lượng nhỏ, là hành lý cá nhân hoặc hàng gửi với số lượng nhỏ.
32
Mục 5: Các thủ tục hình sự
Điều 61

Các Thành viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình phạt
để áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hoá hoặc vi
phạm bản quyền với quy mô thương mại. Các biện pháp chế tài theo quy định phải bao
gồm cả phạt tù và/hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa vi phạm, tương ứng với mức phạt
được áp dụng cho các tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong những
trường hợp thích hợp, các biện pháp chế tài cũng bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu và
tiêu hủy hàng hóa vi phạm, bất cứ vật liệu và phương tiện nào khác được sử dụng chủ
yếu để thực hiện tội phạm. Các Thành viên có thể quy định các thủ tục hình sự và hình
phạt áp dụng cho các trường hợp khác vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trường
hợp cố ý vi phạm và vi phạm với quy mô thương mại.

PHẦN IV
CÁC THỦ TỤC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC VÀ DUY TRÌ CÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
VÀ THỦ TỤC LIÊN QUAN THEO YÊU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Điều 62

1. Các Thành viên có thể quy định rằng một trong những điều kiện để đạt được
hoặc duy trì các quyền sở hữu trí tuệ nêu tại các Mục từ Mục 2 đến Mục 6 Phần II
Hiệp định này, là phải tuân thủ các trình tự và thủ tục thích hợp. Các trình tự và thủ tục
này phải phù hợp với các quy định của Hiệp định này.
2. Trường hợp việc đạt được quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào thủ tục cấp
quyền hoặc đăng ký quyền đó, các Thành viên phải bảo đảm rằng các thủ tục cấp hoặc
đăng ký quyền, phụ thuộc vào việc đáp ứng các điều kiện về bản chất đối tượng sở hữu
trí tuệ, được hoàn thành trong một thời hạn hợp lý nhằm tránh rút ngắn một cách tuỳ
tiện thời hạn bảo hộ.
3. Điều 4 của Công ước Paris (1967) phải được áp dụng, với những sửa đổi
thích hợp, cho nhãn hiệu dịch vụ.
4. Các thủ tục liên quan đến việc đạt được và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ và
thủ tục hành chính về hủy bỏ hiệu lực và, nếu luật quốc gia quy định, các thủ tục theo
yêu cầu của bên liên quan như phản đối, hủy bỏ, và đình chỉ hiệu lực, đều phải phù hợp
với các nguyên tắc chung quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 41.

33
5. Các quyết định hành chính cuối cùng theo bất kỳ thủ tục nào quy định tại
khoản 4 trên đều phải có thể bị xem xét lại tại cơ quan xét xử hoặc cơ quan tương
đương với cơ quan xét xử. Tuy nhiên, các Thành viên không có nghĩa vụ phải quy định
khả năng xem xét lại nói trên đối với các quyết định từ chối đơn phản đối hoặc đơn yêu
cầu hủy bỏ bằng thủ tục hành chính, với điều kiện là đối tượng của đơn phản đối hoặc
yêu cầu hủy bỏ đó có thể bị tuyên bố vô hiệu theo thủ tục khác.

PHẦN V
NGĂN NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Điều 63
Tính minh bạch

1. Các luật và các quy định, các quyết định xét xử và các quyết định hành chính
cuối cùng để áp dụng chung, do Thành viên ban hành, liên quan đến đối tượng của
Hiệp định này (khả năng đạt được, phạm vi, việc đạt được, thực thi và ngăn ngừa sự
lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ) phải được công bố, hoặc nếu việc công bố đó
không có khả năng thực hiện, phải tiếp cận được một cách công khai, bằng ngôn ngữ
quốc gia, theo cách thức để các Chính phủ và người người nắm quyền tác có thể biết rõ
về các Văn bản đó. Các Thoả ước liên quan đến đối tượng của Hiệp định này, có hiệu
lực giữa Chính phủ hoặc một cơ quan Chính phủ của một Thành viên với Chính phủ
hoặc một cơ quan Chính phủ của một Thành viên khác cũng phải được công bố.
2. Các Thành viên phải thông tin về các luật và các quy định nêu tại khoản 1
trên đây cho Hội đồng TRIPS để giúp Hội đồng đánh giá việc thi hành Hiệp định này.
Hội đồng phải cố gắng giảm đến mức tối thiểu nghĩa vụ này cho các Thành viên và có
thể quyết định miễn nghĩa vụ thông tin về các luật và các quy định đó trực tiếp cho
Hội đồng nếu việc thương lượng với WIPO về việc thành lập một hệ thống chung để
đăng ký các luật và quy định pháp luật đó đạt kết quả. Hội đồng cũng phải xem xét bất
kỳ hoạt động thông tin nào bắt buộc phải tiến hành để thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp
định này xuất phát từ các quy định của Điều 6 ter Công ước Paris (1967).
3. Theo yêu cầu bằng văn bản của một Thành viên, mỗi Thành viên khác phải
sẵn sàng cung cấp thông tin về các vấn đề được quy định tại khoản 1 trên đây. Thành
viên nào có lý do để tin rằng tồn tại một quyết định xét xử hoặc quyết định hành chính
hoặc thoả thuận song phương trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ ảnh hưởng đến các
quyền của mình theo Hiệp định này, cũng có thể yêu cầu bằng văn bản để được tiếp
cận với hoặc được thông tin chi tiết về những quyết định xét xử hoặc quyết định hành
chính hoặc các thoả thuận song phương như vậy.

34
4. Không quy định nào tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 3 trên đây buộc các
Thành viên tiết lộ những thông tin bí mật có thể cản trở việc thực thi luật hoặc trái với
lợi ích xã hội hoặc có thể gây tổn hại cho lợi ích thương mại hợp pháp của doanh
nghiệp cụ thể nào đó, thuộc khu vực nhà nước hoặc tư nhân.

Điều 64
Giải quyết tranh chấp

1. Các quy định tại Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1994 được chi tiết hoá
và áp dụng trong Thoả thuận về giải quyết tranh chấp phải được áp dụng đối với việc
thương lượng và giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, nếu không có quy định cụ
thể khác trong Hiệp định này.
2. Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, không
được áp dụng các điểm 1(b) và 1(c) Điều XXIII của GATT 1994 để giải quyết các
tranh chấp theo Hiệp định này.
3. Trong suốt thời hạn được quy định tại khoản 2, Hội đồng TRIPS phải nghiên
cứu phạm vi và thể thức đơn kiện thuộc loại quy định tại các điểm 1(b) và 1(c) điều
XXIII của GATT nộp theo Hiệp định này, và đề xuất ý kiến để Hội nghị Bộ trưởng
thông qua. Hội nghị Bộ trưởng chỉ được ra quyết định thông qua ý kiến đề xuất đó
hoặc quyết định kéo dài thời hạn nêu tại khoản 2 trên cơ sở nhất trí, và ý kiến đề xuất
đã được thông qua phải có hiệu lực đối với tất cả các Thành viên mà không phải qua
bất kỳ một thủ tục chấp nhận nào khác.

PHẦN VI
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP

Điều 65
Các điều khoản chuyển tiếp

1. Căn cứ vào các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4, không Thành viên
nào có nghĩa vụ phải thi hành Hiệp định này trước khi kết thúc thời hạn chung, kéo dài
một năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.
2. Bất kỳ Thành viên nào là nước đang phát triển cũng được phép hoãn thời hạn
thi hành các quy định của Hiệp định này, trừ các Điều 3, Điều 4 và Điều 5, thêm 4 năm
so với thời hạn quy định tại khoản 1.
3. Bất kỳ Thành viên nào khác đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do và đang tiến hành cải tổ cơ cấu

35
hệ thống sở hữu trí tuệ và gặp những khó khăn đặc biệt trong việc soạn thảo để ban
hành và thi hành luật và quy định về sở hữu trí tuệ, cũng có thể được hưởng thời hạn trì
hoãn quy định tại khoản 2 trên.
4. Nếu Thành viên là nước đang phát triển bị Hiệp định này ràng buộc nghĩa vụ
mở rộng việc bảo hộ patent cho sản phẩm sang những lĩnh vực công nghệ chưa được
bảo hộ trong lãnh thổ của mình vào ngày Thành viên phải thi hành Hiệp định này theo
thời hạn chung quy định tại khoản 2 thì Thành viên đó có thể được hoãn thêm 5 năm
nữa việc thi hành các quy định về các patent cho sản phẩm nêu tại Mục 5, Phần II
Hiệp định này đối với những lĩnh vực công nghệ đó.
5. Bất kỳ Thành viên nào sử dụng thời hạn chuyển tiếp theo các khoản 1, khoản
2, khoản 3 hoặc khoản 4 trên đây đều phải bảo đảm rằng bất kỳ thay đổi nào trong luật,
quy định và thực tiễn áp dụng luật của mình được thực hiện trong thời gian đó không
làm giảm mức độ phù hợp với các quy định của Hiệp định này.
Điều 66
Những Thành viên là nước kém phát triển nhất

1. Do những nhu cầu và yêu cầu đặc biệt, những nhu cầu bức bách về kinh tế,
tài chính và hành chính và nhu cầu cần có sự linh hoạt để tạo ra một nền tảng công
nghệ bền vững của các Thành viên là nước kém phát triển, các Thành viên này không
bị buộc phải thi hành các quy định của Hiệp định này, trừ các Điều 3, Điều 4 và Điều
5, trước khi hết 10 năm kể từ thời hạn chung quy định tại khoản 1 Điều 65 trên. Hội
đồng TRIPS phải gia hạn thời hạn này theo yêu cầu chính đáng của Thành viên là nước
kém phát triển.
2. Những Thành viên là nước phát triển phải tạo động lực để khuyến khích các
doanh nghiệp và các tổ chức trong lãnh thổ của mình chuyển giao công nghệ cho
những Thành viên là nước kém phát triển để giúp họ tạo ra một nền tảng công nghệ
bền vững và có khả năng phát triển.

Điều 67
Hợp tác kỹ thuật

Để tạo điều kiện thi hành Hiệp định này, theo yêu cầu và với nội dung và điều
kiện cùng thoả thuận, những Thành viên là nước phát triển phải hợp tác về kỹ thuật và
tài chính để giúp những Thành viên là nước đang phát triển và kém phát triển. Sự hợp
tác đó phải bao gồm cả sự trợ giúp trong việc soạn thảo để ban hành luật và quy định
quốc gia về bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ cũng như ngăn ngừa việc lạm
dụng các quyền này, và phải bao gồm cả sự hỗ trợ việc thành lập và củng cố các cơ

36
quan và tổ chức trong nước liên quan đến các vấn đề đó, trong đó có cả nội dung đào
tạo nhân sự.

PHẦN VII
CÁC QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ; ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 68
Hội đồng về những vấn đề liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ

Hội đồng TRIPS phải điều hành Hiệp định này, đặc biệt là việc tuân thủ nghĩa vụ
theo Hiệp định này của các Thành viên và phải tạo cho các Thành viên cơ hội thương
lượng về những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Hội đồng
phải thực hiện các nghĩa vụ khác do các Thành viên giao phó và đặc biệt phải đáp ứng
mọi yêu cầu trợ giúp của các Thành viên trong các thủ tục giải quyết tranh chấp. Khi
thực hiện các chức năng của mình, Hội đồng có thể tham khảo và tìm kiếm thông tin
từ bất cứ nguồn nào mà Hội đồngcho là thích hợp. Trong việc thương lượng với
WIPO, trong vòng một năm kể từ cuộc họp Hội đồng lần thứ nhất, Hội đồng phải tìm
cách thiết lập cơ chế phù hợp để hợp tác với các cơ quan của WIPO.

Điều 69
Hợp tác quốc tế

Các Thành viên thoả thuận hợp tác với nhau nhằm loại trừ hoạt động thương mại
quốc tế liên quan đến hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để đạt được mục đích
đó, các Thành viên phải thiết lập và thông báo các điểm liên lạc thuộc hệ thống các cơ
quan hành chính quốc gia và sẵn sàng trao đổi thông tin về việc buôn bán hàng hóa vi
phạm. Đặc biệt, các Thành viên phải đẩy mạnh việc trao đổi thông tin và hợp tác giữa
các cơ quan hải quan trong vấn đề chống buôn bán hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo
và hàng hóa vi phạm bản quyền.

Điều 70
Bảo hộ các đối tượng đang tồn tại

1. Hiệp định này không làm phát sinh các nghĩa vụ đối với những hành vi xảy ra
trước thời điểm áp dụng Hiệp định này cho Thành viên tương ứng.
2. Trừ trường hợp được quy định khác trong Hiệp định này, Hiệp định này làm
phát sinh các nghĩa vụ đối với tất cả các đối tượng đang tồn tại vào thời điểm áp dụng

37
Hiệp định này cho các Thành viên tương ứng và đang được bảo hộ tại nước Thành viên
đó tại thời điểm nói trên, hoặc đáp ứng hoặc sau đó đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo
các điều khoản của Hiệp định này. Liên quan đến các quy định tại khoản này và các
khoản 3, khoản 4 sau đây, các nghĩa vụ về bản quyền đối với các tác phẩm đã sáng tác
chỉ được xác định theo Điều 18 Công ước Berne (1971), và các nghĩa vụ đối với các
quyền của người sản xuất bản ghi âm và người biểu diễn đối với các bản ghi âm đang
phát hành chỉ được xác định theo Điều 18 của Công ước Berne (1971) như quy định tại
khoản 6 Điều 14 của Hiệp định này.
3. Hiệp định này không ràng buộc nghĩa vụ khôi phục việc bảo hộ các đối tượng
mà vào thời điểm áp dụng Hiệp định này cho Thành viên tương ứng đã trở thành tài
sản toàn dân.
4. Đối với bất kỳ hành vi liên quan đến vật cụ thể có chứa đối tượng được bảo
hộ, trở nên hành vi vi phạm theo các quy định luật pháp phù hợp với Hiệp định này, và
đã bắt đầu được tiến hành, hoặc được đầu tư cơ bản từ trước thời điểm một Thành
viên phê chuẩn Hiệp định WTO, Thành viên đó có thể quy định giới hạnốch những
biện pháp chế tài mà người nắm quyền có thể vận dụng đối với việc tiếp tục thực hiện
các hành vi này sau thời điểm áp dụng Hiệp định này cho Thành viên đó. Tuy nhiên,
trong những trường hợp như vậy, Thành viên đó ít nhất phải quy định việc trả khoản
tiền bồi thường thoả đáng.
5. Một Thành viên không có nghĩa vụ phải thi hành các quy định của Điều 11 và
khoản 4 Điều 14 đối với các bản gốc và các bản sao được mua trước ngày Thành viên
đó thi hành Hiệp định này.
6. Đối với việc sử dụng không được phép của người nắm quyền, các Thành viên
không bắt buộc phải thi hành Điều 31, hoặc quy định tại khoản 1 Điều 27 về khả năng
hưởng các quyền patent không phân biệt lĩnh vực công nghệ, nếu việc cấp phép sử
dụng đã được Chính phủ thực hiện trước thời điểm Hiệp định này được biết đến.
7. Đối với những quyền sở hữu trí tuệ mà đăng ký là một điều kiện để được bảo
hộ, những đơn xin bảo hộ chưa được giải quyết trước thời điểm Thành viên thi hành
Hiệp định này đều được phép sửa đổi để yêu cầu hưởng mức bảo hộ cao hơn theo quy
định tại Hiệp định này. Nội dung sửa đổi đó không được hàm chứa các vấn đề mới.
8. Nếu đến thời điểm Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực mà một Thành viên vẫn
chưa quy định việc bảo hộ patent cho dược phẩm và các sản phẩm hóa nông tương ứng
với các nghĩa vụ của Thành viên đó theo Điều 27, thì Thành viên phải:
(a) quy định phương thức nộp đơn xin cấp patent cho các sáng chế nói trên
từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, bất kể các quy định thuộc
Phần VI;

38
(b) đối với các đơn nói trên, áp dụng các tiêu chuẩn cấp patent quy định
trong Hiệp định này từ ngày thi hành Hiệp định này như thể các tiêu
chuẩn này được áp dụng từ ngày nộp đơn tại nước Thành viên đó, hoặc
từ ngày ưu tiên của đơn, nếu có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và đơn
có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; và
(c) quy định sự bảo hộ patent phù hợp với Hiệp định này từ thời điểm cấp
patent cho đến hết thời hạn bảo hộ tính từ ngày nộp đơn theo Điều 33 của
Hiệp định này, đối với những đơn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nêu tại
diểm (b) trên đây.
9. Đối với sản phẩm là đối tượng của đơn xin cấp patent tại một nước Thành viên
theo quy định tại khoản 8 trên đây, bất kể các quy định tại Phần VI, Thành viên
này phải cấp độc quyền tiếp thị sản phẩm trong vòng 5 năm kể từ khi được phép
tiếp thị tại nước Thành viên đó, hoặc kéo dài đến khi có quyết định cấp hoặc từ
chối cấp patent cho sản phẩm ở nước Thành viên đó, tuỳ thuộc thời hạn nào
ngắn hơn, với điều kiện là, sau khi Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực đơn xin
cấp patent đã được nộp và một patent đã được cấp cho sản phẩm này ở một
nước Thành viên khác và sản phẩm được phép tiếp thị tại nước Thành viên khác
này.

Điều 71
Xem xét lại và sửa đổi

1. Hội đồng TRIPS phải đánh giá việc thi hành Hiệp định này sau khi kết thúc
thời hạn chuyển tiếp quy định tại khoản 2 Điều 65. Dựa trên những kinh nghiệm rút ra
từ việc thi hành Hiệp định này, sau 2 năm kể từ thời điểm nói trên và tiếp đó cứ 2 năm
một lần, Hội đồng phải xem xét lại việc thi hành Hiệp định. Hội đồng cũng có thể đánh
giá việc thi hành Hiệp định trên cơ sở xem xét những diễn biến mới liên quan có khả
năng dẫn đến việc điều chỉnh hoặc sửa đổi Hiệp định này.

2. Những sửa đổi chỉ nhằm thích ứng với việc bảo hộ ở mức cao hơn các quyền
sở hữu trí tuệ đã đạt được và đang có hiệu lực trong các Thoả ước đa phương khác và
được tất cả các Thành viên của WTO chấp nhận theo các Thoả ước đó, có thể được
chuyển cho Hội nghị Bộ trưởng xử lý phù hợp với khoản 6 Điều X Hiệp định WTO
dựa trên đề xuất được nhất trí của Hội đồng TRIPS.

39
Điều 72
Bảo lưu

Những bảo lưu liên quan đến bất kỳ quy định nào của Hiệp định này đều không
được ghi nhận nếu không được tất cả các Thành viên khác nhất trí.

Điều 73
Những ngoại lệ về an ninh

Không một quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là:
(a) buộc một Thành viên cung cấp bất cứ thông tin nào mà việc bộc lộ thông
tin đó bị Thành viên đó coi là trái với các lợi ích cơ bản của an ninh quốc
gia; hoặc
(b) cấm một Thành viên thực hiện bất cứ hành động nào Thành viên đó thấy
là cần thiết để bảo vệ các lợi ích cơ bản của an ninh quốc gia
(i) liên quan đến các chất có thể phân rã hạt nhân hoặc những chất từ
đó có thể thu được các chất có thể phân rã hạt nhân;
(ii) liên quan đến việc buôn bán vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến
tranh và liên quan đến việc buôn bán hàng hóa và những đồ vật
khác để trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp cho căn cứ quân sự;
(iii) được thực hiện trong chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khác
trong quan hệ quốc tế; hoặc
(c) cấm Thành viên thực hiện bất cứ hành động nào phù hợp với nghĩa vụ
của mình theo Hiến chương Liên hợp quốc về việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.

 

40
HiÖp ®Þnh vÒ c¸c biÖn ph¸p ®Çu t-
liªn quan ®Õn th-¬ng m¹i

C¸c Thµnh viªn,

XÐt tíi viÖc c¸c Bé tr-ëng ®· nhÊt trÝ trong Tuyªn bè


Punta del Este r»ng "sau khi xem xÐt viÖc thùc hiÖn c¸c
§iÒu kho¶n cña HiÖp ®Þnh GATT liªn quan ®Õn nh÷ng t¸c ®éng
bãp mÐo vµ h¹n chÕ th-¬ng m¹i cña c¸c biÖn ph¸p ®Çu t-,
c¸c cuéc ®µm ph¸n ph¶i x©y dùng thªm c¸c qui ®Þnh thÝch
hîp cÇn thiÕt ®Ó tr¸nh c¸c t¸c ®éng cã h¹i ®èi víi th-¬ng
m¹i ";

Mong muèn thóc ®Èy viÖc më réng vµ tù do ho¸ h¬n n÷a


th-¬ng m¹i thÕ giíi vµ t¹o thuËn lîi cho ®Çu t- qua biªn
giíi quèc tÕ nh»m môc ®Ých t¨ng møc t¨ng tr-ëng kinh tÕ
cña tÊt c¶ c¸c ®èi t¸c tham gia th-¬ng m¹i, ®Æc biÖt lµ
cña c¸c Thµnh viªn ®ang ph¸t triÓn, ®ång thêi vÉn ®¶m b¶o
®-îc c¹nh tranh tù do;

Cã tÝnh ®Õn c¸c nhu cÇu cô thÓ vÒ th-¬ng m¹i, ph¸t


triÓn vµ tµi chÝnh cña c¸c Thµnh viªn ®ang ph¸t triÓn,
®Æc biÖt lµ nh÷ng n-íc chËm ph¸t triÓn ;

Thõa nhËn r»ng mét sè biÖn ph¸p ®Çu t- nhÊt ®Þnh cã


thÓ g©y ra c¸c t¸c ®éng bãp mÐo hoÆc h¹n chÕ th-¬ng m¹i;

B»ng HiÖp ®Þnh nµy tho¶ thuËn nh- sau:

§iÒu 1

Ph¹m vi

HiÖp ®Þnh nµy chØ ¸p dông ®èi víi c¸c biÖn ph¸p ®Çu
t- liªn quan ®Õn th-¬ng m¹i hµng ho¸ (trong HiÖp ®Þnh nµy
®-îc gäi lµ "TRIMs").

§iÒu 2

§èi xö quèc gia vµ nh÷ng h¹n chÕ vÒ sè l-îng

1. Kh«ng lµm ph-¬ng h¹i ®Õn quyÒn lîi vµ nghÜa vô qui


®Þnh t¹i GATT 1994, kh«ng mét Thµnh viªn nµo ®-îc phÐp ¸p

1
dông TRIMs tr¸i víi c¸c qui ®Þnh t¹i §iÒu III hoÆc §iÒu XI
cña GATT 1994.

2. Mét danh môc minh häa TRIMs kh«ng phï hîp víi c¸c
nghÜa vô vÒ ®èi xö quèc gia qui ®Þnh t¹i Kho¶n 4, §iÒu
III cña GATT 1994 vµ nghÜa vô lo¹i bá chung c¸c biÖn ph¸p
h¹n chÕ vÒ sè l-îng qui ®Þnh t¹i kho¶n 1 §iÒu XI cña
GATT 1994 ®-îc nªu t¹i Phô lôc cña HiÖp ®Þnh nµy.

§iÒu 3

C¸c ngo¹i lÖ

Trong tr-êng hîp thÝch hîp, tÊt c¶ c¸c ngo¹i lÖ qui


®Þnh t¹i GATT 1994 ®-îc ¸p dông ®èi víi c¸c qui ®Þnh cña
HiÖp ®Þnh nµy.

§iÒu 4

C¸c Thµnh viªn ®ang ph¸t triÓn

Thµnh viªn ®ang ph¸t triÓn ®-îc phÐp t¹m thêi lµm
kh¸c víi c¸c qui ®Þnh cña §iÒu 2 trong chõng mùc vµ theo
c¸ch thøc mµ §iÒu XVIII GATT 1994, B¶n DiÔn gi¶i c¸c quy
®Þnh vÒ c¸n c©n thanh to¸n cña GATT 1994 vµ Tuyªn bè vÒ
c¸c biÖn ph¸p th-¬ng m¹i ®-îc ¸p dông cho c¸c môc ®Ých vÒ
c¸n c©n thanh to¸n th«ng qua ngµy 28 th¸ng 11 n¨m 1979
(BISD 26S/205-209), cho phÐp Thµnh viªn lµm kh¸c víi c¸c
qui ®Þnh cña §iÒu III vµ XI GATT 1994.

§iÒu 5

Th«ng b¸o vµ c¸c tho¶ thuËn vÒ thêi kú qu¸ ®é

1. C¸c Thµnh viªn, trong vßng 90 ngµy kÓ tõ ngµy HiÖp


®Þnh WTO cã hiÖu lùc, ph¶i th«ng b¸o cho Héi ®ång th-¬ng
m¹i hµng ho¸ tÊt c¶ c¸c TRIMs ®ang ¸p dông kh«ng phï hîp
víi qui ®Þnh cña HiÖp ®Þnh nµy. C¸c TRIMs nµy, dï ®-îc ¸p
dông chung hay ¸p dông trong mét sè tr-êng hîp cô thÓ,
ph¶i ®-îc th«ng b¸o cïng víi c¸c ®Æc ®iÓm chÝnh cña c¸c
biÖn ph¸p ®ã.1

2. Mçi n-íc Thµnh viªn ph¶i lo¹i bá c¸c TRIMs ®· th«ng


b¸o theo kho¶n 1 trong vßng hai n¨m kÓ tõ ngµy HiÖp

1 NÕu TRIMs ®-îc ¸p dông tuú tiÖn theo thÈm quyÒn th× ph¶i th«ng b¸o
tõng tr-êng hîp ¸p dông cô thÓ. C¸c th«ng tin cã kh¶ n¨ng ph-¬ng h¹i ®Õn
lîi Ých th-¬ng m¹i hîp ph¸p cña doanh nghiÖp nhÊt ®Þnh nµo ®ã kh«ng cÇn
ph¶i tiÕt lé. 2
®Þnh WTO cã hiÖu lùc ®èi víi c¸c Thµnh viªn ph¸t triÓn,
trong vßng n¨m n¨m ®èi víi Thµnh viªn ®ang ph¸t triÓn
vµ trong vßng bÈy n¨m ®èi víi Thµnh viªn kÐm ph¸t
triÓn.

3. Khi ®-îc yªu cÇu, Héi ®ång th-¬ng m¹i hµng ho¸ cã
thÓ kÐo dµi thêi h¹n qu¸ ®é ®Ó lo¹i bá TRIMs ®· th«ng b¸o
theo kho¶n 1 ®èi víi Thµnh viªn ®ang ph¸t triÓn (bao gåm
c¶ n-íc kÐm ph¸t triÓn ) nÕu nh÷ng n-íc nµy cã thÓ chøng
tá lµ ®ang gÆp ph¶i nh÷ng khã kh¨n ®Æc biÖt trong qu¸
tr×nh thùc thi HiÖp ®Þnh nµy. Trong qu¸ tr×nh xem xÐt c¸c
yªu cÇu trªn, Héi ®ång th-¬ng m¹i hµng ho¸ sÏ tÝnh ®Õn
nhu cÇu ph¸t triÓn, tµi chÝnh vµ th-¬ng m¹i cña Thµnh viªn
®ang ®-îc xem xÐt.

4. Trong thêi kú qu¸ ®é, mét Thµnh viªn kh«ng ®-îc phÐp
söa ®æi néi dung TRIMs ®· th«ng b¸o theo kho¶n 1, kh¸c
víi néi dung ®· ¸p dông tr-íc ngµy HiÖp ®Þnh WTO ®Ó lµm
t¨ng thªm møc ®é kh«ng phï hîp víi c¸c qui ®Þnh cña §iÒu
2. TRIMs ®-îc ®-a ra trong vßng 180 ngµy tr-íc ngµy HiÖp
®Þnh WTO cã hiÖu lùc sÏ kh«ng ®-îc h-ëng thêi gian qu¸ ®é
qui ®Þnh t¹i kho¶n 2.

5. Cho dï cã c¸c qui ®Þnh t¹i §iÒu 2, mét Thµnh viªn cã


thÓ ¸p dông trong thêi kú qu¸ ®é TRIMs t-¬ng tù cho c¸c dù
¸n ®Çu t- míi nh»m môc ®Ých kh«ng t¹o bÊt lîi cho c¸c
doanh nghiÖp ®· ®-îc thµnh lËp tr-íc ®©y ®· ph¶i tu©n thñ
qui ®Þnh cña TRIMs ®-îc th«ng b¸o theo kho¶n 1 trong c¸c
tr-êng hîp sau:

(i) c¸c s¶n phÈm cña dù ¸n ®Çu t- míi lµ c¸c s¶n


phÈm t-¬ng tù víi c¸c s¶n phÈm cña doanh nghiÖp ®·
®-îc thµnh lËp; vµ

(ii) khi cÇn thiÕt ¸p dông ®Ó tr¸nh bãp mÐo, lµm sai
lÖch c¸c ®iÒu kiÖn c¹nh tranh gi÷a c¸c dù ¸n ®Çu
t- míi vµ c¸c doanh nghiÖp ®· ®-îc thµnh lËp.

BÊt kú TRIMs nµo ®-îc ¸p dông cho c¸c dù ¸n ®Çu t-


míi ®Òu ph¶i ®-îc th«ng b¸o cho Héi ®ång th-¬ng m¹i hµng
ho¸. Néi dung cña TRIMs nµy ph¶i cã ¶nh h-ëng t-¬ng ®-¬ng
víi néi dung ¸p dông cho doanh nghiÖp ®· ®-îc thµnh lËp
vµ TRIMs nµy sÏ ph¶i ®-îc lo¹i bá ®ång thêi.

§iÒu 6

Minh b¹ch hãa


3
1. §èi víi c¸c TRIMs, c¸c Thµnh viªn kh¼ng ®Þnh l¹i cam
kÕt thùc hiÖn nghÜa vô vÒ minh b¹ch hãa vµ th«ng b¸o t¹i
§iÒu X cña GATT 1994, vÒ viÖc thùc thi "Th«ng b¸o" qui
®Þnh t¹i B¶n DiÔn gi¶i vÒ th«ng b¸o, tham vÊn, gi¶i quyÕt
tranh chÊp vµ gi¸m s¸t ®-îc th«ng qua ngµy 28 th¸ng 11 n¨m
1979 vµ t¹i QuyÕt ®Þnh cña c¸c Bé tr-ëng vÒ c¸c thñ tôc
th«ng b¸o th«ng qua ngµy 15 th¸ng 4 n¨m1994.

2. Mçi Thµnh viªn ph¶i th«ng b¸o cho Ban Th- ký vÒ c¸c
Ên phÈm trong ®ã cã thÓ t×m thÊy c¸c biÖn ph¸p TRIMs, bao
gåm c¶ c¸c biÖn ph¸p ®-îc chÝnh quyÒn khu vùc hoÆc chÝnh
quyÒn ®Þa ph-¬ng ¸p dông t¹i ®Þa ph-¬ng m×nh.

3. Mçi Thµnh viªn sÏ xem xÐt mét c¸ch th©n thiÖn c¸c yªu
cÇu vÒ th«ng tin vµ dµnh c¬ héi tham vÊn nh- nhau liªn
quan ®Õn c¸c vÊn ®Ò ph¸t sinh tõ HiÖp ®Þnh nµy khi mét
Thµnh viªn kh¸c ®-a ra. Phï hîp víi §iÒu X cña GATT 1994,
kh«ng Thµnh viªn nµo bÞ yªu cÇu c«ng bè c¸c th«ng tin nÕu
viÖc c«ng bè ®ã cã thÓ ng¨n c¶n viÖc thùc thi ph¸p luËt
hoÆc vi ph¹m lîi Ých c«ng céng hoÆc g©y ph-¬ng h¹i ®Õn
lîi Ých th-¬ng m¹i hîp ph¸p cña mét sè doanh nghiÖp nhÊt
®Þnh, dï doanh nghiÖp ®ã lµ doanh nghiÖp t- nh©n hay doanh
nghiÖp quèc doanh.

§iÒu 7

Uû ban vÒ c¸c biÖn ph¸p ®Çu t- liªn quan ®Õn th-¬ng m¹i

1. Uû ban vÒ c¸c biÖn ph¸p ®Çu t- liªn quan ®Õn th-¬ng


m¹i (trong HiÖp ®Þnh nµy ®-îc gäi lµ "Uû ban") ®-îc thµnh
lËp theo HiÖp ®Þnh vµ sÏ ®Ó ngá cho tÊt c¶ c¸c Thµnh viªn
tham gia. Uû ban sÏ bÇu ra Chñ tÞch vµ Phã Chñ tÞch Uû
ban vµ sÏ häp Ýt nhÊt mçi n¨m mét lÇn vµ häp trong tr-êng
hîp cã yªu cÇu cña bÊt kú Thµnh viªn nµo.

2. Uû ban sÏ thùc thi c¸c tr¸ch nhiÖm do Héi ®ång th-¬ng


m¹i hµng ho¸ giao phã vµ t¹o c¬ héi cho c¸c n-íc Thµnh
viªn ®-îc tham vÊn vÒ bÊt kú vÊn ®Ò nµo liªn quan ®Õn
ho¹t ®éng vµ thùc thi HiÖp ®Þnh nµy.

3. Uû ban sÏ gi¸m s¸t qu¸ tr×nh ho¹t ®éng vµ thùc thi


HiÖp ®Þnh nµy vµ sÏ b¸o c¸o ®Þnh kú hµng n¨m cho Héi ®ång
th-¬ng m¹i hµng ho¸.

4
§iÒu 8

Tham vÊn vµ gi¶i quyÕt tranh chÊp

C¸c qui ®Þnh cña §iÒu XXII vµ §iÒu XXIII HiÖp ®Þnh
GATT 1994 ®-îc chi tiÕt hãa vµ ¸p dông t¹i B¶n DiÔn gi¶i
vÒ gi¶i quyÕt tranh chÊp sÏ ®-îc ¸p dông cho viÖc tham vÊn
vµ gi¶i quyÕt nh÷ng tranh chÊp ph¸t sinh tõ HiÖp ®Þnh nµy.

§iÒu 9

Rµ so¸t cña Héi ®ång tTh-¬ng m¹i hµng ho¸

Kh«ng muén h¬n 5 n¨m kÓ tõ ngµy HiÖp ®Þnh WTO cã hiÖu


lùc, Héi ®ång th-¬ng m¹i hµng ho¸ sÏ rµ so¸t l¹i qu¸ tr×nh
ho¹t ®éng cña HiÖp ®Þnh nµy vµ nÕu cÇn thiÕt sÏ ®Ò nghÞ
lªn Héi nghÞ Bé tr-ëng söa ®æi v¨n b¶n cña HiÖp ®Þnh nµy.
Trong qu¸ tr×nh rµ so¸t, Héi ®ång th-¬ng m¹i hµng ho¸ sÏ
xem xÐt liÖu cã cÇn bæ sung thªm vµo HiÖp ®Þnh nµy c¸c
qui ®Þnh vÒ chÝnh s¸ch ®Çu t- vµ chÝnh s¸ch c¹nh tranh hay
kh«ng.

Phô lôc

danh môc minh ho¹

1. TRIMs kh«ng phï hîp víi c¸c nghÜa vô vÒ ®èi xö quèc


gia ®-îc qui ®Þnh t¹i §iÒu III cña GATT 1994 bao gåm nh÷ng
biÖn ph¸p mang tÝnh b¾t buéc hoÆc ®-îc thùc thi th«ng qua
luËt trong n-íc vµ c¸c quyÕt ®Þnh mang tÝnh hµnh chÝnh
hoÆc c¸c ®iÒu kiÖn mµ chØ khi tu©n thñ c¸c ®iÒu kiÖn nµy
víi ®-îc h-ëng mét -u ®·i nµo ®ã vµ biÖn ph¸p nµy qui
®Þnh:

(a) doanh nghiÖp ph¶i mua hoÆc sö dông c¸c s¶n phÈm
cã xuÊt xø trong n-íc hoÆc tõ mét nguån cung cÊp
trong n-íc, dï yªu cÇu ®ã ®-îc x¸c ®Þnh theo s¶n
phÈm nhÊt ®Þnh, theo sè l-îng hoÆc gi¸ trÞ s¶n
phÈm hoÆc theo tû lÖ vÒ sè l-îng hoÆc gi¸ trÞ cña
s¶n xuÊt trong n-íc; hoÆc

(b) doanh nghiÖp chØ ®-îc mua hoÆc sö dông c¸c s¶n
phÈm nhËp khÈu ®-îc giíi h¹n trong mét tæng sè
5
tÝnh theo sè l-îng hoÆc gi¸ trÞ s¶n phÈm néi ®Þa
mµ doanh nghiÖp nµy xuÊt khÈu.

2. TRIMs kh«ng phï hîp víi nghÜa vô lo¹i bá chung c¸c


biÖn ph¸p h¹n chÕ vÒ sè l-îng ®-îc qui ®Þnh t¹i kho¶n 1,
§iÒu XI cña GATT 1994 bao gåm nh÷ng biÖn ph¸p mang tÝnh
b¾t buéc hoÆc ®-îc thùc thi th«ng qua luËt trong n-íc vµ
c¸c quyÕt ®Þnh mang tÝnh hµnh chÝnh hoÆc c¸c ®iÒu kiÖn mµ
chØ khi tu©n thñ víi c¸c ®iÒu kiÖn nµy míi ®-îc h-ëng mét
-u ®·i nµo ®ã vµ biÖn ph¸p nµy h¹n chÕ:

(a) viÖc doanh nghiÖp nhËp khÈu s¶n phÈm ®Ó sö dông


cho hoÆc liªn quan ®Õn s¶n xuÊt trong n-íc d-íi
h×nh thøc h¹n chÕ chung hoÆc h¹n chÕ trong mét
tæng sè liªn quan ®Õn sè l-îng hoÆc gi¸ trÞ s¶n
xuÊt trong n-íc mµ doanh nghiÖp ®ã xuÊt khÈu;

(b) viÖc doanh nghiÖp nhËp khÈu s¶n phÈm ®Ó sö dông


cho hoÆc liªn quan ®Õn s¶n xuÊt trong n-íc b»ng
c¸ch h¹n chÕ kh¶ n¨ng tiÕp cËn ®Õn nguån ngo¹i hèi
liªn quan ®Õn nguån thu ngo¹i hèi cña doanh nghiÖp
nµy;

(c) viÖc doanh nghiÖp xuÊt khÈu hoÆc b¸n ®Ó xuÊt


khÈu c¸c s¶n phÈm, mÆc dï ®-îc qui ®Þnh d-íi h×nh
thøc s¶n phÈm cô thÓ hay d-íi h×nh thøc sè l-îng
hoÆc gi¸ trÞ s¶n phÈm hoÆc theo mét tû lÖ vÒ sè
l-îng hoÆc gi¸ trÞ s¶n xuÊt trong n-íc cña doanh
nghiÖp.

6
HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

HiÖp ®Þnh thùc thi ®iÒu VI cña


HiÖp ®Þnh chung vÒ thuÕ quan vµ th-¬ng m¹i 1994

C¸c Thµnh viªn d-íi ®©y tho¶ thuËn nh- sau:

PhÇn I

§iÒu 1

C¸c nguyªn t¾c

Mét biÖn ph¸p chèng ph¸ gi¸ chØ ®-îc ¸p dông trong tr-êng
hîp ®-îc qui ®Þnh t¹i §iÒu VI cña GATT 1994 vµ ph¶i tu©n theo
c¸c thñ tôc ®iÒu tra ®-îc b¾t ®Çu1 vµ tiÕn hµnh theo ®óng c¸c
qui ®Þnh cña HiÖp ®Þnh nµy. C¸c qui ®Þnh sau ®©y ®iÒu tiÕt
viÖc ¸p dông §iÒu VI cña GATT 1994 khi cã mét hµnh ®éng ®-îc
thùc thi theo luËt hoÆc c¸c qui ®Þnh vÒ chèng b¸n ph¸ gi¸.

§iÒu 2

X¸c ®Þnh viÖc b¸n ph¸ gi¸

2.1 Trong ph¹m vi HiÖp ®Þnh nµy, mét s¶n phÈm bÞ coi lµ b¸n
ph¸ gi¸ (tøc lµ ®-îc ®-a vµo l-u th«ng th-¬ng m¹i cña mét n-íc
kh¸c thÊp h¬n trÞ gi¸ th«ng th-êng cña s¶n phÈm ®ã) nÕu nh-
gi¸ xuÊt khÈu cña s¶n phÈm ®-îc xuÊt khÈu tõ mét n-íc nµy sang
mét n-íc kh¸c thÊp h¬n møc gi¸ cã thÓ so s¸nh ®-îc cña s¶n
phÈm t-¬ng tù ®-îc tiªu dïng t¹i n-íc xuÊt khÈu theo c¸c ®iÒu
kiÖn th-¬ng m¹i th«ng th-êng.

2.2 Trong tr-êng hîp kh«ng cã c¸c s¶n phÈm t-¬ng tù ®-îc b¸n
trong n-íc theo c¸c ®iÒu kiÖn th-¬ng m¹i th«ng th-êng t¹i thÞ
tr-êng n-íc xuÊt khÈu hoÆc trong tr-êng hîp viÖc b¸n trong
n-íc ®ã kh«ng cho phÐp cã ®-îc sù so s¸nh chÝnh x¸c do ®iÒu
kiÖn ®Æc biÖt cña thÞ tr-êng ®ã hoÆc do sè l-îng hµng b¸n t¹i
thÞ tr-êng trong n-íc cña n-íc xuÊt khÈu hµng hãa qu¸ nhá2,
biªn ®é b¸n ph¸ gi¸ sÏ ®-îc x¸c ®Þnh th«ng qua so s¸nh víi møc
gi¸ cã thÓ so s¸nh ®-îc cña s¶n phÈm t-¬ng tù ®-îc xuÊt khÈu
sang mét n-íc thø 3 thÝch hîp, víi ®iÒu kiÖn lµ møc gi¸ cã thÓ
so s¸nh ®-îc nµy mang tÝnh ®¹i diÖn, hoÆc ®-îc x¸c ®Þnh th«ng
qua so s¸nh víi chi phÝ s¶n xuÊt t¹i n-íc xuÊt xø hµng hãa

1 Tõ "b¾t ®Çu" ®-îc sö dông trong HiÖp ®Þnh nµy mang ý nghÜa lµ mét
hµnh ®éng mang tÝnh thñ tôc theo ®ã mét Thµnh viªn chÝnh thøc b¾t ®Çu mét
cuéc ®iÒu tra nh- ®-îc qui ®Þnh t¹i §iÒu 5.
2 Sè l-îng s¶n phÈm t-¬ng tù ®-îc dµnh ®Ó tiªu thô trong n-íc t¹i n-íc
xuÊt khÈu th«ng th-êng ®-îc coi lµ ®ñ lín ®Ó x¸c ®Þnh gi¸ trÞ th«ng th-êng
nÕu doanh sè b¸n hµng ®ã chiÕm 5% hoÆc cao h¬n sè l-îng s¶n phÈm ®ang xem
xÐt ®ã b¸n vµo n-íc nhËp khÈu víi ®iÒu kiÖn lµ tû lÖ thÊp h¬n còng ph¶i
®-îc chÊp nhËn nÕu nh- cã b»ng chøng cho thÊy r»ng tiªu thô trong n-íc ë
tû lÖ thÊp nh- vËy vÉn ®ñ lín ®Ó cã thÓ so s¸nh mét c¸ch hîp lý.

1
céng thªm mét kho¶n hîp lý chi phÝ qu¶n lý, chi phÝ b¸n hµng,
c¸c chi phÝ chung vµ lîi nhuËn.

2.2.1 ViÖc b¸n c¸c s¶n phÈm t-¬ng tù t¹i thÞ


tr-êng néi ®Þa cña n-íc xuÊt khÈu hoÆc b¸n sang mét
n-íc thø ba víi gi¸ thÊp h¬n chi phÝ s¶n xuÊt theo
®¬n vÞ s¶n phÈm (bao gåm chi phÝ cè ®Þnh vµ chi phÝ
biÕn ®æi) céng víi c¸c chi phÝ qu¶n trÞ, chi phÝ b¸n
hµng vµ c¸c chi phÝ chung cã thÓ ®-îc coi lµ gi¸ b¸n
kh«ng theo c¸c ®iÒu kiÖn th-¬ng m¹i th«ng th-êng vÒ
gi¸ vµ cã thÓ kh«ng ®-îc xem xÐt tíi trong qu¸ tr×nh
x¸c ®Þnh gi¸ trÞ th«ng th-êng cña s¶n phÈm chØ khi
c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn3 quyÕt ®Þnh r»ng viÖc b¸n
hµng ®ã ®-îc thùc hiÖn trong mét kho¶ng thêi gian
kÐo dµi4 víi mét khèi l-îng ®¸ng kÓ5 vµ ®-îc b¸n víi
møc gi¸ kh«ng ®ñ bï ®¾p chi phÝ trong mét kho¶ng
thêi gian hîp lý. NÕu nh- møc gi¸ b¸n thÊp h¬n chi
phÝ t¹i thêi ®iÓm b¸n hµng nh-ng l¹i cao h¬n møc chi
phÝ b×nh qu©n gia quyÒn cho mçi s¶n phÈm trong
kho¶ng thêi gian tiÕn hµnh ®iÒu tra th× møc gi¸ ®ã
®-îc coi lµ ®ñ ®Ó bï ®¾p cho c¸c chi phÝ trong mét
kho¶ng thêi gian hîp lý.

2.2.1.1 Theo kho¶n 2 nµy, c¸c chi phÝ ®-îc tÝnh


to¸n th«ng th-êng trªn c¬ së sæ s¸ch cña nhµ
xuÊt khÈu hoÆc nhµ s¶n xuÊt lµ ®èi t-îng ®ang
®-îc ®iÒu tra víi ®iÒu kiÖn lµ sæ s¸ch nµy phï
hîp víi c¸c nguyªn t¾c kÕ to¸n ®-îc chÊp nhËn
réng r·i t¹i n-íc xuÊt khÈu vµ ph¶n ¸nh mét
c¸ch hîp lý c¸c chi phÝ ®i kÌm víi viÖc s¶n
xuÊt vµ b¸n hµng hãa ®ang ®-îc xem xÐt. C¸c c¬
quan cã thÈm quyÒn sÏ xem xÐt tÊt c¶ c¸c b»ng
chøng s½n cã vÒ viÖc ph©n bæ chi phÝ, trong ®ã
bao gåm c¶ c¸c b»ng chøng do nhµ xuÊt khÈu hoÆc
nhµ s¶n xuÊt cung cÊp trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra
víi ®iÒu kiÖn lµ viÖc ph©n bæ trªn thùc tÕ ®·
®-îc nhµ xuÊt khÈu hoÆc nhµ s¶n xuÊt sö dông
trong qu¸ khø, ®Æc biÖt lµ sö dông trong viÖc
x©y dùng thêi gian khÊu hao thÝch hîp vµ h¹n
møc cho phÐp chi tiªu x©y dùng c¬ b¶n vµ c¸c
chi phÝ ph¸t triÓn kh¸c. Trõ khi ®· ®-îc ph¶n
¸nh trong sù ph©n bæ chi phÝ theo qui ®Þnh t¹i
môc nµy, c¸c chi phÝ sÏ ®-îc ®iÒu chØnh mét
c¸ch thÝch hîp ®èi víi c¸c h¹ng môc chi phÝ

3 Khi côm tõ "c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn" ®-îc sö dông trong HiÖp ®Þnh
nµy, côm tõ ®ã ®-îc hiÓu lµ c¸c c¬ quan cã ®ñ thÈm quyÒn ë møc phï hîp.
4 Th«ng th-êng, kho¶ng thêi gian kÐo dµi lµ 1 n¨m vµ trong mäi tr-êng
hîp kh«ng ®-îc Ýt h¬n 6 th¸ng.
5 ViÖc b¸n hµng d-íi møc chi phÝ cho tõng s¶n phÈm ®-îc thùc hiÖn víi
khèi l-îng ®¸ng kÓ khi c¸c c¬ quan cã thÈm quyÓn x¸c ®Þnh r»ng møc gi¸ b¸n
b×nh qu©n gia quyÒn cña giao dÞch ®ang ®-îc xem xÐt ®Ó quyÕt ®Þnh gi¸ trÞ
th«ng th-êng ë møc thÊp h¬n chi phÝ b×nh qu©n gia quyÒn cho mçi s¶n phÈm,
hoÆc khi x¸c ®Þnh r»ng khèi l-îng b¸n d-íi møc chi phÝ cho tõng s¶n phÈm
kh«ng nhá h¬n 20% khèi l-îng ®-îc b¸n trong giao dÞch ®ang ®-îc xem xÐt ®Ó
x¸c ®Þnh gi¸ trÞ th«ng th-êng.

2
kh«ng th-êng xuyªn ®-îc sö dông ®Ó lµm lîi cho
ho¹t ®éng s¶n xuÊt trong t-¬ng lai vµ/hoÆc
hiÖn t¹i, hoÆc trong tr-êng hîp c¸c chi phÝ
trong thêi gian ®iÒu tra bÞ ¶nh h-ëng bëi c¸c
ho¹t ®éng khi b¾t ®Çu s¶n xuÊt.6

2.2.2 Nh»m thùc hiÖn kho¶n 2, tæng sè tiÒn chi phÝ cho
qu¶n lý, b¸n hµng vµ c¸c chi phÝ chung kh¸c sÏ ®-îc
x¸c ®Þnh dùa trªn c¸c sè liÖu thùc tÕ liªn quan ®Õn
qu¸ tr×nh s¶n xuÊt vµ b¸n s¶n phÈm t-¬ng tù theo
®iÒu kiÖn th-¬ng m¹i th«ng th-êng cña nhµ xuÊt khÈu
hoÆc nhµ s¶n xuÊt ®ang bÞ ®iÒu tra ®ã. Khi sè tiÒn
trªn kh«ng thÓ x¸c ®Þnh theo c¸ch nµy th× sè tiÒn ®ã
®-îc x¸c ®Þnh trªn c¬ së nh- sau:

(i) sè tiÒn thùc tÕ ph¸t sinh vµ ®-îc nhµ xuÊt khÈu


hoÆc nhµ s¶n xuÊt nµy chi tiªu trong qu¸ tr×nh
s¶n xuÊt vµ b¸n hµng thuéc nhãm s¶n phÈm gièng
hÖt t¹i thÞ tr-êng cña n-íc xuÊt xø hµng hãa;

(ii) b×nh qu©n gia quyÒn cña sè tiÒn thùc tÕ ph¸t


sinh vµ ®-îc nhµ xuÊt khÈu hoÆc s¶n xuÊt kh¸c
chi tiªu trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt vµ b¸n s¶n
phÈm t-¬ng tù t¹i thÞ tr-êng cña n-íc xuÊt xø
hµng hãa;

(iii) bÊt kú biÖn ph¸p hîp lý nµo kh¸c víi ®iÒu kiÖn
lµ møc lîi nhuËn ®-îc ®Þnh ra theo c¸ch ®ã
kh«ng ®-îc v-ît qu¸ møc lîi nhuËn c¸c nhµ xuÊt
khÈu hoÆc nhµ s¶n xuÊt kh¸c thu ®-îc khi b¸n
hµng thuéc nhãm s¶n phÈm gièng hÖt hµng hãa
trªn t¹i thÞ tr-êng cña n-íc xuÊt xø hµng hãa.

2.3 Trong tr-êng hîp kh«ng tån t¹i møc gi¸ xuÊt khÈu hoÆc c¬
quan cã thÈm quyÒn thÊy r»ng møc gi¸ xuÊt khÈu kh«ng ®¸ng tin
cËy v× lý do nhµ xuÊt khÈu vµ nhµ nhËp khÈu hoÆc mét bªn thø
ba nµo ®ã cã quan hÖ víi nhau hoÆc cã tho¶ thuËn vÒ bï trõ,
gi¸ xuÊt khÈu cã thÓ ®-îc diÔn gi¶i trªn c¬ së møc gi¸ khi s¶n
phÈm nhËp khÈu ®-îc b¸n l¹i lÇn ®Çu cho mét ng-êi mua hµng ®éc
lËp, hoÆc nÕu nh- s¶n phÈm ®ã kh«ng ®-îc b¸n l¹i cho mét ng-êi
mua hµng ®éc lËp hoÆc kh«ng ®-îc b¸n l¹i theo c¸c ®iÒu kiÖn
gièng víi ®iÒu kiÖn nhËp khÈu hµng hãa th× møc gi¸ cã thÓ ®-îc
x¸c ®Þnh trªn mét c¬ së hîp lý do c¬ quan cã thÈm quyÒn tù
quyÕt ®Þnh.

2.4 Gi¸ xuÊt khÈu sÏ ®-îc so s¸nh mét c¸ch c«ng b»ng víi gi¸
trÞ th«ng th-êng. ViÖc so s¸nh trªn ®-îc tiÕn hµnh ë cïng mét
kh©u thèng nhÊt cña qu¸ tr×nh mua b¸n, th-êng lµ t¹i kh©u xuÊt
x-ëng vµ so s¸nh viÖc b¸n hµng vµo cïng thêi ®iÓm hoÆc thêi

6 ViÖc ®iÒu chØnh chi phÝ cho phï hîp víi ho¹t ®éng khi b¾t ®Çu s¶n
xuÊt sÏ ph¶n ¸nh c¸c chi phÝ vµo thêi ®iÓm cuèi cña giai ®o¹n b¾t ®Çu s¶n
xuÊt hoÆc, trong tr-êng hîp giai ®o¹n b¾t ®Çu s¶n xuÊt dµi h¬n giai ®o¹n
tiÕn hµnh ®iÒu tra, th× ph¶i ph¶n ¸nh ®-îc c¸c chi phÝ gÇn ®ã nhÊt mµ c¸c
c¬ quan cã thÈm quyÒn cã thÓ xem xÐt trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra.

3
®iÓm cµng gièng nhau cµng tèt. §èi víi tõng tr-êng hîp cô thÓ,
cã thÓ cã sù chiÕu cè hîp lý vÒ nh÷ng sù kh¸c biÖt cã thÓ ¶nh
h-ëng ®Õn viÖc so s¸nh gi¸, trong ®ã bao gåm sù kh¸c biÖt vÒ
®iÒu kiÖn b¸n hµng, thuÕ, dung l-îng th-¬ng m¹i, khèi l-îng,
®Æc tÝnh vËt lý vµ bÊt kú sù kh¸c biÖt nµo kh¸c cã biÓu hiÖn
¶nh h-ëng ®Õn viÖc so s¸nh gi¸.7 Trong tr-êng hîp ®-îc ®Ò cËp
®Õn t¹i kho¶n 3, ®-îc phÐp tÝnh ®Õn c¸c chi phÝ, bao gåm c¸c
lo¹i thuÕ vµ phÝ ph¸t sinh trong giai kho¶n tõ khi nhËp khÈu
®Õn lóc b¸n l¹i vµ lîi nhuËn thu ®-îc. NÕu nh- sù so s¸nh gi¸
bÞ ¶nh h-ëng trong c¸c tr-êng hîp nh- trªn, c¸c c¬ quan cã
thÈm quyÒn sÏ x¸c ®Þnh trÞ gi¸ th«ng th-êng ë mét møc ®é
th-¬ng m¹i t-¬ng ®-¬ng víi møc mµ gi¸ thµnh xuÊt khÈu ®-îc x©y
dùng hoÆc cã thÓ khÊu trõ thÝch hîp nh- ®-îc cho phÐp t¹i
kho¶n nµy. C¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn ph¶i cho c¸c bªn h÷u quan
biÕt râ nh÷ng th«ng tin nµo cÇn thiÕt ph¶i cã ®Ó cã thÓ so
s¸nh mét c¸ch c«ng b»ng vµ kh«ng ®-îc phÐp ¸p ®Æt v« lý tr¸ch
nhiÖm ®-a ra chøng cí ®èi víi c¸c bªn h÷u quan.

2.4.1 Khi sù so s¸nh ®-îc nªu t¹i kho¶n 4 ®ßi hái cÇn cã
sù chuyÓn ®æi ®ång tiÒn, viÖc chuyÓn ®æi ph¶i sö
dông tû gi¸ t¹i thêi ®iÓm b¸n hµng8 víi ®iÒu kiÖn lµ
nÕu ngo¹i hèi thu ®-îc tõ viÖc b¸n hµng xuÊt khÈu
®-îc b¸n trªn thÞ tr-êng kú h¹n th× tû gi¸ trong
th-¬ng vô b¸n ngo¹i hèi kú h¹n ®ã sÏ ®-îc sö dông.
Nh÷ng biÕn ®éng cña tû gi¸ hèi ®o¸i sÏ ®-îc bá qua
vµ trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra, c¸c c¬ quan cã thÈm
quyÒn sÏ cho phÐp c¸c nhµ xuÊt khÈu cã ®-îc Ýt nhÊt
60 ngµy ®Ó ®iÒu chØnh gi¸ xuÊt khÈu cña hä ®Ó ph¶n
¸nh nh÷ng bxu h-íng bÒn v÷ng cña tû gi¸ tiÒn tÖ
trong thêi gian ®iÒu tra.

2.4.2 Thùc hiÖn c¸c qui ®Þnh ®iÒu chØnh sù so s¸nh c«ng
b»ng t¹i kho¶n 4, viÖc x¸c ®Þnh cã tån t¹i biªn ®é
ph¸ gi¸ hay kh«ng trong suèt giai ®o¹n ®iÒu tra,
th«ng th-êng sÏ dùa trªn c¬ së so s¸nh gi÷a gi¸ trÞ
b×nh qu©n gia quyÒn th«ng th-êng víi gi¸ b×nh qu©n
gia quyÒn cña tÊt c¶ c¸c giao dÞch xuÊt khÈu cã thÓ
so s¸nh ®-îc hoÆc th«ng qua so s¸nh gi÷a gi¸ trÞ
th«ng th-êng víi gi¸ xuÊt khÈu trªn c¬ së tõng giao
dÞch. Gi¸ trÞ th«ng th-êng x¸c ®Þnh trªn c¬ së b×nh
qu©n gia quyÒn cã thÓ ®-îc ®em so s¸nh víi víi gi¸
cña tõng giao dÞch xuÊt khÈu cô thÓ nÕu nh- c¸c c¬
quan cã thÈm quyÒn x¸c ®Þnh r»ng c¬ cÊu gi¸ xuÊt
khÈu ®èi víi nh÷ng ng-êi mua kh¸c nhau, khu vùc kh¸c
nhau vµ thêi ®iÓm kh¸c nhau cã sù chªnh lÖch ®¸ng kÓ
vµ khi cã thÓ ®-a ra gi¶i thÝch vÒ viÖc t¹i sao sù
kh¸c biÖt nµy kh«ng thÓ ®-îc tÝnh to¸n mét c¸ch ®Çy
®ñ khi so s¸nh b»ng ph-¬ng ph¸p sö dông b×nh qu©n

7 C¸c nh©n tè trªn cã kh¶ n¨ng trïng l¾p nhau, do ®ã c¬ quan cã thÈm
quyÒn ph¶i ®¶m b¶o kh«ng lÆp l¹i nh÷ng ®iÒu chØnh ®· thùc hiÖn theo nh-
qui ®Þnh t¹i ®iÒu nµy.
8 Th«ng th-êng, ngµy b¸n hµng cã thÓ lµ ngµy cña hîp ®ång, ngµy cña
®¬n mua hµng, ngµy x¸c nhËn ®¬n ®Æt hµng hoÆc ngµy cña hãa ®¬n, tuú theo
ngµy nµo lµ ngµy thùc tÕ t¹o lËp nªn ®iÒu kiÖn b¸n hµng.

4
gia quyÒn so víi b×nh qu©n gia quyÒn hoÆc giao dÞch
so víi giao dÞch.

2.5 Trong tr-êng hîp s¶n phÈm kh«ng ®-îc nhËp khÈu trùc tiÕp
tõ n-íc xuÊt xø hµng hãa mµ ®-îc xuÊt khÈu sang l·nh thæ Thµnh
viªn nhËp khÈu hµng hãa ®ã tõ mét n-íc trung gian, gi¸ cña
hµng hãa khi ®-îc b¸n tõ n-íc xuÊt khÈu sang n-íc nhËp khÈu
th«ng th-êng sÏ ®-îc so s¸nh víi møc gi¸ cã thÓ so s¸nh ®-îc
t¹i n-íc xuÊt khÈu. Tuy nhiªn, cã thÓ ®em so s¸nh víi møc gi¸
t¹i n-íc xuÊt xø hµng hãa, vÝ dô nh- trong tr-êng hîp s¶n phÈm
chØ ®¬n thuÇn chuyÓn c¶ng qua n-íc xuÊt khÈu hoÆc s¶n phÈm ®ã
kh«ng ®-îc s¶n xuÊt t¹i n-íc xuÊt khÈu hoÆc khi kh«ng cã møc
gi¸ t-¬ng ®-¬ng nµo cã thÓ ®em ra so s¸nh t¹i n-íc xuÊt khÈu
hµng hãa.

2.6 Trong toµn bé HiÖp ®Þnh nµy, kh¸i niÖm "s¶n phÈm t-¬ng
tù" sÏ ®-îc hiÓu lµ s¶n phÈm gièng hÖt, tøc lµ s¶n phÈm cã tÊt
c¶ c¸c ®Æc tÝnh gièng víi s¶n phÈm ®ang ®-îc xem xÐt, hoÆc
trong tr-êng hîp kh«ng cã s¶n phÈm nµo nh- vËy th× lµ s¶n phÈm
kh¸c mÆc dï kh«ng gièng ë mäi ®Æc tÝnh nh-ng cã nhiÒu ®Æc ®iÓm
gÇn gièng víi s¶n phÈm ®-îc xem xÐt.

2.7 §iÒu nµy kh«ng ¶nh h-ëng g× ®Õn §iÒu kho¶n Bæ sung thø 2
®èi víi kho¶n 1, §iÒu VI t¹i Phô lôc I cña GATT 1994.

§iÒu 3

X¸c ®Þnh Tæn h¹i9

3.1 ViÖc x¸c ®Þnh tæn h¹i nh»m thùc hiÖn §iÒu VI cña GATT
1994 ph¶i ®-îc tiÕn hµnh dùa trªn b»ng chøng x¸c thùc vµ th«ng
qua ®iÒu tra kh¸ch quan vÒ c¶ hai khÝa c¹nh: (a) khèi l-îng
hµng hãa nhËp khÈu ®-îc b¸n ph¸ gi¸ vµ ¶nh h-ëng cña hµng hãa
®-îc b¸n ph¸ gi¸ ®Õn gi¸ trªn thÞ tr-êng néi ®Þa cña c¸c s¶n
phÈm t-¬ng tù vµ (b) hËu qu¶ cña viÖc nhËp khÈu nµy ®èi víi
c¸c nhµ s¶n xuÊt c¸c s¶n phÈm trªn ë trong n-íc.

3.2 §èi víi khèi l-îng hµng nhËp khÈu ®-îc b¸n ph¸ gi¸, c¬
quan ®iÒu tra ph¶i xem xÐt liÖu hµng nhËp khÈu ®-îc b¸n ph¸
gi¸ cã t¨ng lªn ®¸ng kÓ hay kh«ng, viÖc t¨ng nµy cã thÓ lµ
t¨ng tuyÖt ®èi hoÆc t-¬ng ®èi khi so s¸nh víi møc s¶n xuÊt
hoÆc nhu cÇu tiªu dïng t¹i n-íc nhËp khÈu. VÒ t¸c ®éng cña
hµng nhËp khÈu ®-îc b¸n ph¸ gi¸ ®èi víi gi¸, c¬ quan ®iÒu tra
ph¶i xem xÐt cã ph¶i lµ hµng ®-îc b¸n ph¸ gi¸ ®· ®-îc gi¶m
®¸ng kÓ gi¸ cña s¶n phÈm t-¬ng tù t¹i n-íc nhËp khÈu hay
kh«ng, hoÆc xem xÐt cã ®óng lµ hµng nhËp khÈu ®ã lµm gh×m gi¸
ë møc ®¸ng kÓ hoÆc ng¨n kh«ng cho gi¸ t¨ng ®¸ng kÓ, ®iÒu lÏ ra
®· x¶y ra nÕu kh«ng b¸n ph¸ gi¸ hµng nhËp ®ã. Kh«ng mét hoÆc

9 Theo HiÖp ®Þnh nµy, ngo¹i trõ nh÷ng chç ®-îc chØ râ kh¸c ®i, kh¸i
niÖm "tæn h¹i" ®-îc hiÓu lµ thiÖt h¹i vËt chÊt ®èi víi mét ngµnh s¶n xuÊt
trong n-íc, ®e däa g©y ra thiÖt h¹i vËt chÊt víi mét ngµnh s¶n xuÊt trong
n-íc hoÆc lµm chËm qu¸ tr×nh h×nh thµnh mét ngµnh s¶n xuÊt vµ ®-îc diÔn
gi¶i theo ®óng c¸c qui ®Þnh cña §iÒu nµy.

5
mét sè nh©n tè nµo trong tÊt c¶ c¸c nh©n tè trªn ®ñ ®Ó cã thÓ
®-a ®Õn kÕt luËn mang tÝnh quyÕt ®Þnh.

3.3 Khi cã nhiÒu cuéc ®iÒu tra chèng b¸n ph¸ gi¸ vÒ cïng mét
s¶n phÈm ®-îc nhËp khÈu tõ nhiÒu n-íc kh¸c nhau, c¬ quan ®iÒu
tra cã thÓ ®¸nh gi¸ ¶nh h-ëng mét c¸ch tæng hîp cña hµng nhËp
khÈu nµy chØ trong tr-êng hîp c¬ quan nµy x¸c ®Þnh ®-îc r»ng:
(a) biªn ®é b¸n ph¸ gi¸ ®-îc x¸c ®Þnh ®èi víi hµng nhËp khÈu
tõ mçi n-íc v-ît qu¸ møc tèi thiÓu cã thÓ bá qua (de minimis)
®-îc qui ®Þnh t¹i kho¶n 8 §iÒu 5 vµ sè l-îng hµng nhËp khÈu tõ
mçi n-íc kh«ng ë møc cã thÓ bá qua ®-îc; (b) viÖc ®¸nh gi¸ gép
c¸c ¶nh h-ëng cña hµng nhËp khÈu lµ thÝch hîp nÕu xÐt ®Õn ®iÒu
kiÖn c¹nh tranh gi÷a c¸c s¶n phÈm nhËp khÈu víi nhau vµ ®iÒu
kiÖn c¹nh tranh gi÷a c¸c s¶n phÈm nhËp khÈu vµ s¶n phÈm t-¬ng
tù trong n-íc.

3.4 ViÖc kiÓm tra ¶nh h-ëng cña hµng nhËp khÈu ®-îc b¸n ph¸
gi¸ ®èi víi ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc cã liªn quan ph¶i bao
gåm viÖc ®¸nh gi¸ tÊt c¶ c¸c nh©n tè vµ chØ sè cã ¶nh h-ëng
®Õn t×nh tr¹ng cña ngµnh s¶n xuÊt, trong ®ã bao gåm møc suy
gi¶m thùc tÕ vµ tiÒm Èn cña doanh sè, lîi nhuËn, s¶n l-îng,
thÞ phÇn, n¨ng suÊt, tØ lÖ l·i ®èi víi ®Çu t-, tØ lÖ n¨ng lùc
®-îc sö dông; c¸c nh©n tè ¶nh h-ëng ®Õn gi¸ trong n-íc, ®é lín
cña biªn ®é b¸n ph¸ gi¸; ¶nh h-ëng xÊu thùc tÕ hoÆc tiÒm Èn
®èi víi chu chuyÓn tiÒn mÆt, l-îng l-u kho, c«ng ¨n viÖc lµm,
tiÒn l-¬ng, t¨ng tr-ëng, kh¶ n¨ng huy ®éng vèn hoÆc nguån ®Çu
t-. Danh môc trªn ch-a ph¶i lµ ®Çy ®ñ, dï cã mét hoÆc mét sè
nh©n tè trong c¸c nh©n tè trªn còng kh«ng nhÊt thiÕt ®-a ra
kÕt luËn mang tÝnh quyÕt ®Þnh.

3.5 CÇn ph¶i chøng minh r»ng s¶n phÈm ®-îc b¸n ph¸ gi¸ th«ng
qua c¸c ¶nh h-ëng cña viÖc b¸n ph¸ gi¸ nh- ®-îc qui ®Þnh t¹i
kho¶n 2 vµ 4 g©y ra tæn h¹i theo nh- c¸ch hiÓu cña HiÖp ®Þnh
nµy. ViÖc chøng minh mèi quan hÖ nh©n qu¶ gi÷a hµng nhËp khÈu
®-îc b¸n ph¸ gi¸ vµ tæn h¹i ®èi víi s¶n xuÊt trong n-íc ®-îc
dùa trªn viÖc kiÓm tra tÊt c¶ c¸c b»ng chøng cã liªn quan
tr-íc c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn. C¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn
còng ph¶i tiÕn hµnh ®iÒu tra c¸c nh©n tè ®-îc biÕt ®Õn kh¸c
còng ®ång thêi g©y tæn h¹i ®Õn ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc vµ
tæn h¹i g©y ra bëi nh÷ng nh©n tè ®ã sÏ kh«ng ®-îc tÝnh vµo ¶nh
h-ëng do hµng bÞ b¸n ph¸ gi¸ g©y ra. Bªn c¹nh nh÷ng yÕu tè
kh¸c, c¸c yÕu tè cã thÓ tÝnh ®Õn trong tr-êng hîp nµy bao gåm:
sè l-îng vµ gi¸ cña nh÷ng hµng hãa nhËp khÈu kh«ng bÞ b¸n ph¸
gi¸, gi¶m sót cña nhu cÇu hoÆc thay ®æi vÒ h×nh thøc tiªu
dïng, c¸c hµnh ®éng h¹n chÕ th-¬ng m¹i hoÆc c¹nh tranh gi÷a
nhµ s¶n xuÊt trong n-íc vµ n-íc ngoµi, ph¸t triÓn cña c«ng
nghÖ, kh¶ n¨ng xuÊt khÈu vµ n¨ng suÊt cña ngµnh s¶n xuÊt trong
n-íc.

3.6 ¶nh h-ëng cña hµng nhËp khÈu ®-îc b¸n ph¸ gi¸ sÏ ®-îc
®¸nh gi¸ trong mèi t-¬ng quan víi s¶n xuÊt trong n-íc cña s¶n
phÈm t-¬ng tù nÕu nh- c¸c sè liÖu cã ®-îc cho phÐp ph©n biÖt
râ rµng ngµnh s¶n xuÊt ®ã trªn c¬ së c¸c tiªu chÝ vÒ qui tr×nh
s¶n xuÊt, doanh sè vµ lîi nhuËn cña nhµ s¶n xuÊt. NÕu nh- viÖc
ph©n biÖt râ rµng ngµnh s¶n xuÊt ®ã kh«ng thÓ tiÕn hµnh ®-îc,

6
th× ¶nh h-ëng cña hµng nhËp khÈu ®-îc b¸n ph¸ gi¸ sÏ ®-îc ®¸nh
gi¸ b»ng c¸ch ®¸nh gi¸ viÖc s¶n xuÊt cña mét nhãm hoÆc dßng
s¶n phÈm ë ph¹m vi hÑp nhÊt, trong ®ã vÉn bao gåm s¶n phÈm
t-¬ng tù, ®Ó cã thÓ cã ®-îc c¸c th«ng tin cÇn thiÕt vÒ nhãm
s¶n phÈm nµy.

3.7 ViÖc x¸c ®Þnh sù ®e do¹ ra thiÖt h¹i vÒ vËt chÊt hay
kh«ng ph¶i ®-îc tiÕn hµnh dùa trªn c¸c chøng cø thùc tÕ vµ
kh«ng ®-îc phÐp chØ c¨n cø vµo pháng ®o¸n, suy diÔn hoÆc mét
kh¶ n¨ng m¬ hå. Sù thay ®æi trong hoµn c¶nh cã thÓ g©y tæn h¹i
do viÖc b¸n ph¸ gi¸ ph¶i trong ph¹m vi cã thÓ dù ®o¸n ®-îc mét
c¸ch ch¾c ch¾n vµ sÏ diÔn ra trong t-¬ng lai gÇn.10 Khi quyÕt
®Þnh xem cã tån t¹i nguy c¬ g©y tæn h¹i vËt chÊt hay kh«ng, c¬
quan cã thÈm quyÒn ph¶i tiÕn hµnh xem xÐt c¸c nh©n tè bao gåm,
nh-ng kh«ng chØ giíi h¹n bëi c¸c yÕu tè sau:

(i) tØ lÖ gia t¨ng ®¸ng kÓ hµng nhËp khÈu ®-îc b¸n ph¸
gi¸ vµo thÞ tr-êng trong n-íc vµ ®ã lµ dÊu hiÖu cho
thÊy rÊt cã kh¶ n¨ng nhËp khÈu sÏ gia t¨ng ë møc
lín;

(ii) n¨ng lùc s¶n xuÊt cña nhµ xuÊt khÈu ®ñ lín hoÆc cã
sù gia t¨ng ®¸ng kÓ trong t-¬ng lai gÇn vÒ n¨ng lùc
s¶n xuÊt cña nhµ xuÊt khÈu vµ ®©y lµ dÊu hiÖu cho
thÊy cã nhiÒu kh¶ n¨ng sÏ cã sù gia t¨ng ®¸ng kÓ cña
hµng xuÊt khÈu ®-îc b¸n ph¸ gi¸ sang thÞ tr-êng cña
Thµnh viªn nhËp khÈu sau khi ®· tÝnh ®Õn kh¶ n¨ng
c¸c thÞ tr-êng xuÊt khÈu kh¸c cã thÓ tiªu thô thªm
®-îc mét l-îng xuÊt khÈu nhÊt ®Þnh;

(iii) liÖu hµng nhËp khÈu ®-îc nhËp víi møc gi¸ cã t¸c
®éng lµm gi¶m hoÆc k×m h·m ®¸ng kÓ gi¸ trong n-íc vµ
cã thÓ lµm t¨ng nhu cÇu ®èi víi hµng nhËp khÈu thªm
n÷a hay kh«ng;

(iv) sè thùc tån kho cña s¶n phÈm ®-îc ®iÒu tra.

Kh«ng mét nh©n tè nµo trong sè c¸c nh©n tè nªu trªn tù m×nh cã
®ñ tÝnh quyÕt ®Þnh ®Ó dÉn ®Õn kÕt luËn nh-ng tæng hîp c¸c nh©n
tè trªn sÏ dÉn ®Õn kÕt luËn lµ viÖc tiÕp tôc xuÊt khÈu ph¸ gi¸
lµ tiÒm tµng vµ nÕu nh- kh«ng ¸p dông hµnh ®éng b¶o hé th× tæn
h¹i vËt chÊt sÏ x¶y ra.

3.8. Trong nh÷ng tr-êng hîp hµng nhËp khÈu b¸n ph¸ gi¸ ®e däa
g©y ra thiÖt h¹i, th× viÖc ¸p dông c¸c biÖn ph¸p chèng b¸n ph¸
gi¸ sÏ ®-îc ®Æc biÖt quan t©m xem xÐt vµ quyÕt ®Þnh.

§iÒu 4

§Þnh nghÜa vÒ Ngµnh s¶n xuÊt Trong n-íc

10 Mét vÝ dô, mÆc dï kh«ng ph¶i lµ duy nhÊt, lµ khi cã ®-îc lý do mang
tÝnh thuyÕt phôc r»ng, trong t-¬ng lai gÇn, sÏ cã sù gia t¨ng ®¸ng kÓ cña
hµng hãa nhËp khÈu t¹i møc gi¸ ®-îc b¸n ph¸ gi¸.

7
4.1 Nh»m thùc hiÖn HiÖp ®Þnh nµy, kh¸i niÖm "ngµnh s¶n xuÊt
trong n-íc" ®-îc hiÓu lµ dïng ®Ó chØ tËp hîp chung c¸c nhµ s¶n
xuÊt trong n-íc s¶n xuÊt c¸c s¶n phÈm t-¬ng tù hoÆc ®Ó chØ
nh÷ng nhµ s¶n xuÊt cã tæng s¶n phÈm chiÕm phÇn lín tæng s¶n
xuÊt trong n-íc cña c¸c s¶n phÈm ®ã, trõ c¸c tr-êng hîp:

(i) khi cã nh÷ng nhµ s¶n xuÊt cã quan hÖ11 víi nhµ xuÊt
khÈu hoÆc nhµ nhËp khÈu hoÆc chÝnh hä lµ ng-êi nhËp
khÈu hµng hãa ®ang bÞ nghi lµ ®-îc b¸n ph¸ gi¸ th×
kh¸i niÖm "ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc" cã thÓ ®-îc
hiÓu lµ dïng ®Ó chØ tÊt c¶ c¸c nhµ s¶n xuÊt cßn l¹i;

(ii) trong tr-êng hîp biÖt lÖ khi l·nh thæ cña Thµnh viªn
cã ngµnh s¶n xuÊt ®ang ®-îc xem xÐt bÞ ph©n chia
thµnh hai hay nhiÒu thÞ tr-êng c¹nh tranh nhau vµ
c¸c nhµ s¶n xuÊt t¹i mçi thÞ tr-êng cã thÓ ®-îc coi
lµ ngµnh s¶n xuÊt ®éc lËp nÕu nh- (a) c¸c nhµ s¶n
xuÊt t¹i thÞ tr-êng ®ã b¸n tÊt c¶ hoÆc hÇu nh- tÊt
c¶ s¶n phÈm ®ang ®-îc xem xÐt t¹i thÞ tr-êng ®ã, vµ
(b) nhu cÇu t¹i thÞ tr-êng ®ã kh«ng ®-îc cung øng ë
møc ®é ®¸ng kÓ bëi c¸c nhµ s¶n xuÊt s¶n phÈm ®ang
®-îc xem xÐt n»m ngoµi l·nh thæ trªn. Trong tr-êng
hîp trªn, cã thÓ ®-îc coi lµ cã tæn h¹i ngay c¶ khi
phÇn lín ngµnh s¶n xuÊt kh«ng bÞ tæn h¹i víi ®iÒu
kiÖn lµ cã sù tËp trung nhËp khÈu hµng ®-îc b¸n ph¸
gi¸ vµo thÞ tr-êng biÖt lËp ®ã vµ ®iÒu kiÖn n÷a lµ
hµng nhËp khÈu ®-îc b¸n ph¸ gi¸ g©y tæn h¹i ®èi víi
c¸c nhµ s¶n xuÊt s¶n xuÊt ra toµn bé hoÆc gÇn nh-
toµn bé l-îng s¶n xuÊt t¹i thÞ tr-êng ®ã.

4.2 Khi "ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc" ®-îc hiÓu lµ c¸c nhµ s¶n
xuÊt t¹i mét khu vùc, tøc lµ mét thÞ tr-êng nhÊt ®Þnh nh- ®-îc
qui ®Þnh t¹i kho¶n 1(ii), thuÕ chèng ph¸ gi¸ sÏ chØ ®-îc
®¸nh12 vµo c¸c s¶n phÈm ®-îc dµnh riªng ®Ó tiªu thô t¹i thÞ
tr-êng ®ã. NÕu nh- luËt ph¸p cña Thµnh viªn nhËp khÈu kh«ng
cho phÐp viÖc ®¸nh thuÕ chèng ph¸ gi¸ nh- trªn, Thµnh viªn
nhËp khÈu hµng cã thÓ ®¸nh thuÕ chèng ph¸ gi¸ mét c¸ch kh«ng
h¹n chÕ chØ khi (a) c¸c nhµ xuÊt khÈu ®-îc t¹o c¬ héi ®Ó cã
thÓ ®×nh chØ viÖc xuÊt khÈu víi møc gi¸ ®-îc coi lµ ph¸ gi¸
vµo khu vùc nãi trªn hoÆc b»ng mét c¸ch kh¸c nµo ®ã cã thÓ ®-a
ra ®¶m b¶o theo ®óng qui ®Þnh t¹i §iÒu 8 ®· kh«ng ®-a ra ®¶m

11 Nh»m thùc hiÖn kho¶n nµy, c¸c nhµ s¶n xuÊt ®-îc coi lµ cã quan hÖ
víi nhµ xuÊt khÈu hoÆc nhµ nhËp khÈu chØ trong c¸c tr-êng hîp sau: (a) mét
trong sè hä bÞ bªn kia kiÓm so¸t trùc tiÕp hoÆc gi¸n tiÕp; hoÆc (b) c¶ hai
bÞ mét ng-êi thø ba kiÓm so¸t trùc tiÕp hoÆc gi¸n tiÕp; hoÆc (c) hä cïng
nhau kiÓm so¸t trùc tiÕp hoÆc gi¸n tiÕp mét ng-êi thø ba, víi ®iÒu kiÖn lµ
cã lý do ®Ó tin hoÆc nghi ngê r»ng mèi quan hÖ ®ã cã thÓ lµm cho nhµ s¶n
xuÊt cã liªn quan c- xö kh¸c víi c¸c nhµ s¶n xuÊt kh«ng cã mèi quan hÖ nh-
vËy. Trong kho¶n nµy, mét bªn ®-îc coi lµ kiÓm so¸t bªn kia khi bªn kiÓm
so¸t cã kh¶ n¨ng ph¸p lý thùc tÕ h¹n chÕ hoÆc chØ ®¹o bªn bÞ kiÓm so¸t.
12 Khi ®-îc sö dông trong HiÖp ®Þnh nµy, "®¸nh thuÕ" ®-îc hiÓu lµ viÖc
®Þnh møc hoÆc thu mét kho¶n thuÕ mét c¸ch døt kho¸t hoÆc mang tÝnh ph¸p lý
cuèi cïng.

8
b¶o thÝch ®¸ng; vµ (b) thuÕ chèng ph¸ gi¸ trªn chØ ®¸nh vµo
s¶n phÈm cña nhµ s¶n xuÊt cô thÓ ®ang cung cÊp cho khu vùc nãi
trªn.

4.3 Trong tr-êng hîp hai hoÆc nhiÒu n-íc ®· ®¹t ®Õn møc ®é
héi nhËp theo nh- qui ®Þnh t¹i kho¶n 8(a) §iÒu XXIV cña HiÖp
®Þnh GATT vµ c¸c n-íc nµy cã ®-îc nh÷ng ®Æc tÝnh cña mét thÞ
tr-êng thèng nhÊt, ngµnh s¶n xuÊt trong toµn bé khu vùc ®· héi
nhËp víi nhau sÏ ®-îc hiÓu lµ ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc ®-îc
qui ®Þnh t¹i kho¶n 1.

4.4 C¸c qui ®Þnh t¹i kho¶n 6 cña §iÒu 3 còng ®-îc ¸p dông cho
§iÒu nµy.

§iÒu 5

B¾t ®Çu vµ Qu¸ tr×nh §iÒu tra TiÕp theo

5.1 Trõ phi cã qui ®Þnh kh¸c t¹i kho¶n 6 d-íi ®©y, mét cuéc
®iÒu tra ®Ó quyÕt ®Þnh xem thùc sù cã tån t¹i viÖc b¸n ph¸ gi¸
kh«ng còng nh- quyÕt ®Þnh møc ®é vµ ¶nh h-ëng cña tr-êng hîp
®ang bÞ nghi ngê lµ b¸n ph¸ gi¸ sÏ ®-îc b¾t ®Çu khi cã ®¬n yªu
cÇu b»ng v¨n b¶n cña ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc hoÆc cña ng-êi
nh©n danh cho ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc.

5.2 §¬n yªu cÇu ®-îc nh¾c ®Õn t¹i kho¶n 1 sÏ bao gåm b»ng
chøng cña: (a) viÖc b¸n ph¸ gi¸, (b) sù tæn h¹i theo ®óng c¸ch
hiÓu cña §iÒu VI cña HiÖp ®Þnh GATT 1994 vµ ®-îc diÔn gi¶i t¹i
HiÖp ®Þnh nµy vµ (c) mèi quan hÖ nh©n qu¶ gi÷a hµng nhËp khÈu
®-îc b¸n ph¸ gi¸ vµ tæn h¹i ®ang nghi ngê x¶y ra. ViÖc kh¼ng
®Þnh ®¬n thuÇn mµ kh«ng ®-îc cô thÓ hãa b»ng c¸c b»ng chøng
x¸c ®¸ng sÏ kh«ng ®-îc coi lµ ®¸p øng ®ñ c¸c ®iÒu kiÖn ®Ò ra
t¹i kho¶n nµy. §¬n yªu cÇu sÏ bao gåm nh÷ng th«ng tin hîp lý
mµ ng-êi nép ®¬n cã ®-îc vÒ c¸c vÊn ®Ò sau:

(i) tªn cña ng-êi nép ®¬n, m« t¶ vÒ sè l-îng vµ gi¸ trÞ


cña s¶n phÈm t-¬ng tù mµ ng-êi nép ®¬n s¶n xuÊt
trong n-íc. Khi ®¬n yªu cÇu ®-îc lµm nh©n danh ngµnh
s¶n xuÊt trong n-íc, ®¬n yªu cÇu ®ã ph¶i chØ râ
ngµnh s¶n xuÊt mµ ®¬n ®ã ®øng danh b»ng c¸ch liÖt kª
tÊt c¶ c¸c nhµ s¶n xuÊt lµm ra s¶n phÈm t-¬ng tù ë
trong n-íc ®-îc biÕt ®Õn (hoÆc c¸c hiÖp héi cña c¸c
nhµ s¶n xuÊt s¶n phÈm t-¬ng tù ë trong n-íc) vµ
trong ph¹m vi cã thÓ, m« t¶ vÒ sè l-îng vµ gi¸ trÞ
cña s¶n xuÊt trong n-íc cña s¶n phÈm t-¬ng tù ®ã do
c¸c nhµ s¶n xuÊt nµy lµm ra.

(ii) m« t¶ ®Çy ®ñ vÒ s¶n phÈm bÞ nghi ngê lµ b¸n ph¸ gi¸,


tªn n-íc xuÊt xø cña hµng hãa ®ã, tªn cña c¸c nhµ
xuÊt khÈu vµ s¶n xuÊt hµng hãa ®ã ë n-íc ngoµi vµ
nh÷ng nhµ nhËp khÈu hµng hãa ®ã.

(iii) th«ng tin vÒ gi¸ b¸n hµng hãa ®ang ®-îc xem xÐt khi
®-îc tiªu thô trong n-íc t¹i n-íc xuÊt xø hoÆc n-íc

9
xuÊt khÈu hµng hãa ®ã (hoÆc, trong tr-êng hîp thÝch
hîp, th«ng tin vÒ gi¸ b¸n khi hµng hãa ®-îc b¸n tõ
n-íc xuÊt xø hoÆc xuÊt khÈu hµng hãa ®ã sang n-íc
thø ba hoÆc th«ng tin vÒ gi¸ trÞ cÊu thµnh cña s¶n
phÈm ®ã) vµ th«ng tin vÒ gi¸ xuÊt khÈu hoÆc trong
tr-êng hîp thÝch hîp th× lµ gi¸ khi s¶n phÈm ®ã ®-îc
b¸n l¹i lÇn ®Çu tiªn cho mét ng-êi mua ®éc lËp t¹i
l·nh thæ cña Thµnh viªn nhËp khÈu hµng ®ã.

(iv) th«ng tin vÒ diÔn tiÕn khèi l-îng nhËp khÈu cña hµng
bÞ nghi lµ b¸n ph¸ gi¸, ¶nh h-ëng cña hµng nhËp khÈu
nµy ®Õn gi¸ cña hµng hãa t-¬ng tù trªn thÞ tr-êng
néi ®Þa vµ hËu qu¶ cña hµng nhËp khÈu ®èi víi ngµnh
s¶n xuÊt trong n-íc, c¸c th«ng tin trªn ®-îc biÓu
hiÖn d-íi h×nh thøc c¸c nh©n tè vµ chØ sè cã quan hÖ
®Õn t×nh tr¹ng cña ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc, vÝ dô
nh- c¸c nh©n tè ®-îc liÖt kª t¹i kho¶n 2 vµ 4 cña
§iÒu 3.

5.3 C¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn sÏ ®iÒu tra møc ®é x¸c thùc vµ
®Çy ®ñ cña c¸c b»ng chøng ®-îc ®-a ra t¹i ®¬n yªu cÇu ®Ó quyÕt
®Þnh xem liÖu ®· cã ®-îc c¸c b»ng chøng ®Çy ®ñ ®Ó b¾t ®Çu qu¸
tr×nh ®iÒu tra hay kh«ng.

5.4 Mét cuéc ®iÒu tra sÏ kh«ng ®-îc b¾t ®Çu c¨n cø theo kho¶n
1 trõ phi c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn, trªn c¬ së ®¸nh gi¸ møc
®é ñng hé hoÆc ph¶n ®èi13 víi ®¬n yªu cÇu cña c¸c nhµ s¶n xuÊt
s¶n phÈm t-¬ng tù trong n-íc, ®· quyÕt ®Þnh ®-îc r»ng ®¬n ®óng
lµ ®-îc ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc yªu cÇu hoÆc ®-îc yªu cÇu
thay mÆt cho ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc.14 §¬n yªu cÇu sÏ ®-îc
coi lµ ®-îc yªu cÇu bëi ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc hoÆc ®¹i
diÖn cho ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc nÕu nh- ®¬n nµy ®-îc ñng hé
bëi c¸c nhµ s¶n xuÊt chiÕm tèi thiÓu 50% tæng s¶n l-îng cña
s¶n phÈm t-¬ng tù ®-îc lµm bëi c¸c nhµ s¶n xuÊt ®· bÇy tá ý
kiÕn t¸n thµnh hoÆc ph¶n ®èi ®¬n yªu cÇu ®ã. Tuy nhiªn, ®iÒu
tra sÏ kh«ng ®-îc b¾t ®Çu nÕu nh- c¸c nhµ s¶n xuÊt bÇy tá ý
t¸n thµnh ®iÒu tra chiÕm Ýt h¬n 25% tæng s¶n l-îng cña s¶n
phÈm t-¬ng tù ®-îc ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc lµm ra.

5.5 Trõ phi quyÕt ®Þnh b¾t ®Çu ®iÒu tra ®· ®-îc ®-a ra, c¸c
c¬ quan cã thÈm quyÒn sÏ tr¸nh kh«ng c«ng bè ®¬n yªu cÇu b¾t
®Çu ®iÒu tra. Tuy nhiªn, sau khi ®· nhËn ®-îc ®¬n kÌm theo c¸c
tµi liÖu hîp lÖ vµ tr-íc khi tiÕn hµnh b¾t ®Çu qu¸ tr×nh ®iÒu
tra, c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn ph¶i th«ng b¸o cho chÝnh phñ
cña Thµnh viªn xuÊt khÈu hµng hãa cã liªn quan.

13 Trong tr-êng hîp c¸c ngµnh s¶n xuÊt ph©n t¸n bao gåm sè l-îng qu¸
lín c¸c nhµ s¶n xuÊt, c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn cã thÓ quyÕt ®Þnh møc ®é
ñng hé hoÆc ph¶n ®èi víi ®¬n ®ã b»ng c¸ch sö dông kü thuËt chän mÉu thèng
kª hîp lý.
14 C¸c Thµnh viªn nhËn thøc ®-îc r»ng t¹i l·nh thæ cña mét sè Thµnh
viªn nhÊt ®Þnh, nh©n c«ng cña c¸c nhµ s¶n xuÊt trong n-íc lµm c¸c s¶n phÈm
t-¬ng tù hoÆc ®¹i diÖn cña c¸c nh©n c«ng nµy cã thÓ tù nép ®¬n yªu cÇu
hoÆc ñng hé ®¬n yªu cÇu ®iÒu tra theo nh- qui ®Þnh cña kho¶n 1.

1
0
5.6 Trong tr-êng hîp ®Æc biÖt, nÕu nh- c¸c c¬ quan h÷u quan
quyÕt ®Þnh b¾t ®Çu mét cuéc ®iÒu tra mÆc dï kh«ng cã ®¬n yªu
cÇu tiÕn hµnh ®iÒu tra cña hay ®¹i diÖn cho ngµnh s¶n xuÊt
trong n-íc, c¸c c¬ quan nµy chØ tiÕn hµnh ®iÒu tra khi cã ®Çy
®ñ c¸c b»ng chøng vÒ viÖc ph¸ gi¸ vÒ thiÖt h¹i vµ mèi quan hÖ
nh©n qu¶ nh- ®-îc qui ®Þnh t¹i kho¶n 2 ®Ó biÖn minh cho hµnh
®éng b¾t ®Çu ®iÒu tra.

5.7 B»ng chøng cña viÖc ph¸ gi¸ vµ tæn h¹i sÏ ®-îc xem xÐt
®ång thêi (a) ®Ó ®-a ra quyÕt ®Þnh cã b¾t ®Çu ®iÒu tra hay
kh«ng vµ (b) trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra sau ®ã b¾t ®Çu tÝnh tõ
ngµy kh«ng muén h¬n ngµy ®Çu tiªn ¸p dông c¸c biÖn ph¸p t¹m
thêi theo c¸c qui ®Þnh cña HiÖp ®Þnh nµy.

5.8 Mét ®¬n yªu cÇu nh- ®-îc qui ®Þnh t¹i kho¶n 1 sÏ bÞ tõ
chèi vµ cuéc ®iÒu tra sÏ bÞ ®×nh chØ ngay lËp tøc nÕu nh- c¸c
c¬ quan h÷u quan thÊy r»ng kh«ng cã ®Çy ®ñ b»ng chøng vÒ viÖc
b¸n ph¸ gi¸ hoÆc vÒ tæn h¹i ®ñ ®Ó biÖn minh cho viÖc triÓn
khai ®iÒu tra tr-êng hîp ph¸ gi¸ ®ã. C¸c tr-êng hîp ®iÒu tra
còng ®-îc ®×nh chØ ngay lËp tøc trong tr-êng hîp c¬ quan cã
thÈm quyÒn x¸c ®Þnh r»ng biªn ®é b¸n ph¸ gi¸ kh«ng qu¸ møc tèi
thiÓu (de minimis) hoÆc trong tr-êng hîp khèi l-îng hµng nhËp
khÈu ®-îc b¸n ph¸ gi¸ hoÆc tæn h¹i tiÒm Èn hoÆc tæn h¹i thùc
tÕ kh«ng ®¸ng kÓ. Biªn ®é b¸n ph¸ gi¸ ®-îc coi lµ kh«ng qu¸
møc tèi thiÓu nÕu biªn ®é ®ã thÊp h¬n 2% cña gi¸ xuÊt khÈu.
Khèi l-îng hµng nhËp khÈu b¸n ph¸ gi¸ sÏ ®-îc coi lµ kh«ng
®¸ng kÓ nÕu nh- khèi l-îng hµng nhËp khÈu ®-îc b¸n ph¸ gi¸ tõ
mét n-íc cô thÓ nµo ®ã chiÕm Ýt h¬n 3% tæng nhËp khÈu c¸c s¶n
phÈm t-¬ng tù vµo n-íc nhËp khÈu, ngo¹i trõ tr-êng hîp sè
l-îng nhËp khÈu cña c¸c s¶n phÈm t-¬ng tù tõ mçi n-íc cã khèi
l-îng nhËp d-íi 3%, nh-ng tæng sè c¸c s¶n phÈm t-¬ng tù nhËp
khÈu tõ nh÷ng n-íc nµy chiÕm trªn 7% nhËp khÈu s¶n phÈm t-¬ng
tù vµo Thµnh viªn nhËp khÈu.

5.9 Qui tr×nh ®iÒu tra chèng b¸n ph¸ gi¸ kh«ng ®-îc phÐp lµm
c¶n trë thñ tôc th«ng quan.

5.10 Ngo¹i trõ nh÷ng tr-êng hîp ®Æc biÖt, qu¸ tr×nh ®iÒu tra
ph¶i ®-îc kÕt thóc trong vßng 1 n¨m vµ trong mäi tr-êng hîp
kh«ng ®-îc v-ît qu¸ 18 th¸ng kÓ tõ ngµy b¾t ®Çu ®iÒu tra.

§iÒu 6

B»ng chøng

6.1 TÊt c¶ c¸c bªn liªn quan ®Õn mét cuéc ®iÒu tra chèng b¸n
ph¸ gi¸ ph¶i ®-îc th«ng b¸o vÒ nh÷ng th«ng tin mµ c¬ quan cã
thÈm quyÒn yªu cÇu vµ ph¶i cã ®Çy ®ñ c¬ héi ®Ó cã thÓ cung cÊp
b»ng v¨n b¶n c¸c c¸c b»ng chøng mµ hä cho r»ng cã liªn quan
®Õn cuéc ®iÒu tra ®ã.

6.1.1 C¸c nhµ xuÊt khÈu hoÆc c¸c nhµ s¶n xuÊt n-íc ngoµi
ph¶i cã ®-îc Ýt nhÊt 30 ngµy ®Ó tr¶ lêi b¶ng c©u hái

1
1
®-îc sö dông trong ®iÒu tra chèng b¸n ph¸ gi¸15. BÊt
kú yªu cÇu nµo vÒ viÖc kÐo dµi thêi h¹n 30 ngµy trªn
ph¶i ®-îc xem xÐt mét c¸ch hîp lý cã tÝnh ®Õn nguyªn
nh©n ®-îc ®-a ra vµ viÖc kÐo dµi thêi gian ph¶i ®-îc
chÊp thuËn nÕu cã thÓ thùc thi ®-îc.

6.1.2 NÕu nh- c¸c yªu cÇu vÒ b¶o vÖ th«ng tin mËt cho
phÐp, c¸c b»ng chøng ®-îc mét bªn ®Ö tr×nh b»ng v¨n
b¶n sÏ ®-îc cung cÊp cho c¸c bªn kh¸c còng quan t©m
vµ tham gia vµo qu¸ tr×nh ®iÒu tra.

6.1.3 Ngay sau khi b¾t ®Çu tiÕn hµnh ®iÒu tra, c¸c c¬ quan
cã thÈm quyÒn ph¶i cung cÊp toµn bé v¨n b¶n cña ®¬n
yªu cÇu ®iÒu tra hä nhËn ®-îc theo nh- kho¶n 1 §iÒu
5 cho c¸c nhµ xuÊt khÈu ®· biÕt16 vµ cho c¬ quan cã
thÈm quyÒn cña Thµnh viªn xuÊt khÈu hµng hãa ®ã còng
nh- s½n sµng cung cÊp cho c¸c bªn h÷u quan kh¸c khi
®-îc yªu cÇu. Yªu cÇu vÒ viÖc b¶o vÖ c¸c th«ng tin
bÝ mËt sÏ ®-îc c©n nh¾c mét c¸ch hîp lý theo nh- qui
®Þnh t¹i kho¶n 5.

6.2 Trong suèt qu¸ tr×nh ®iÒu tra chèng b¸n ph¸ gi¸, c¸c bªn
quan t©m ®Òu ph¶i ®-îc t¹o ®Çy ®ñ c¬ héi ®Ó cã thÓ b¶o vÖ lîi
Ých cña m×nh. §Ó ®¹t ®-îc ®iÒu ®ã, c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn,
khi ®-îc yªu cÇu, ph¶i t¹o ®iÒu kiÖn cho tÊt c¶ c¸c bªn quan
t©m ®-îc gÆp gì víi c¸c bªn cã lîi Ých tr¸i víi hä ®Ó c¸c bªn
cã thÓ tr×nh bÇy quan ®iÓm ®èi lËp nhau còng nh- nh÷ng lËp
luËn ph¶n b¸c quan ®iÓm cña nhau. Khi bè trÝ nh- trªn, cÇn
tÝnh ®Õn yªu cÇu b¶o vÖ th«ng tin mËt vµ t¹o thuËn tiÖn cho
c¸c bªn. C¸c bªn kh«ng cã nghÜa vô buéc ph¶i tham dù cuéc gÆp
gì trªn vµ viÖc kh«ng tham dù cuéc gÆp gì trªn sÏ kh«ng lµm
¶nh h-ëng ®Õn lîi Ých cña bªn ®ã trong vô ®iÒu tra. C¸c bªn
quan t©m, khi cã ®ñ lý lÏ biÖn minh, cã quyÒn ®-îc tr×nh bÇy
c¸c th«ng tin b»ng miÖng.

6.3 C¸c th«ng tin ®-îc tr×nh bÇy b»ng miÖng nh- ®-îc qui ®Þnh
t¹i kho¶n 2 chØ ®-îc c¬ quan cã thÈm quyÒn xem xÐt nÕu nh- sau
®ã c¸c th«ng tin nµy ®-îc cung cÊp d-íi d¹ng v¨n b¶n vµ s½n
sµng cung cÊp cho c¸c bªn quan t©m nh- ®-îc qui ®Þnh t¹i ®o¹n
1.2.

6.4 Trong tr-êng hîp cã thÓ thùc hiÖn ®-îc, c¸c c¬ quan cã
thÈm quyÒn ph¶i t¹o c¬ héi kÞp thêi cho c¸c bªn liªn quan xem
tÊt c¶ c¸c th«ng tin kh«ng mang tÝnh b¶o mËt nh- qui ®Þnh t¹i

15 Nh×n chung, thêi gian tèi ®a cho c¸c nhµ xuÊt khÈu ®-îc tÝnh tõ ngµy
nhËn ®-îc b¶ng c©u hái vµ trong hiÖp ®Þnh nµy c¸c nhµ xuÊt khÈu ®-îc coi
lµ ®· nhËn ®-îc b¶ng c©u hái mét tuÇn sau khi b¶ng c©u hái ®ã ®-îc göi cho
ng-êi nhËn hoÆc ®-îc chuyÓn cho c¬ quan ®¹i diÖn ngo¹i giao thÝch hîp cña
Thµnh viªn xuÊt khÈu hµng hãa hoÆc trong tr-êng hîp Thµnh viªn ®ã cña WTO
lµ mét l·nh thæ h¶i quan ®éc lËp th× lµ c¬ quan ®¹i diÖn chÝnh thøc cho
l·nh thæ xuÊt khÈu hµng hãa ®ã.
16 C¸c bªn hiÓu r»ng trong tr-êng hîp cã qu¸ nhiÒu nhµ xuÊt khÈu, ®¬n
yªu cÇu ®iÒu tra ®Çy ®ñ d-íi d¹ng v¨n b¶n sÏ chØ ®-îc cung cÊp cho c¸c c¬
quan cã thÈm quyÒn cña n-íc xuÊt khÈu hoÆc cña hiÖp héi th-¬ng m¹i cã liªn
quan.

1
2
kho¶n 5, liªn quan ®Õn viÖc tr×nh bÇy tr-êng hîp cña hä vµ
®-îc c¬ quan cã thÈm quyÒn sö dông trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra vµ
®Ó cho hä cã thÓ chuÈn bÞ tr×nh bÇy trªn c¬ së c¸c th«ng tin
®ã.

6.5 BÊt kú th«ng tin nµo cã tÝnh b¶o mËt (vÝ dô nh- th«ng tin
khi ®-îc c«ng bè sÏ ®em l¹i lîi thÕ c¹nh tranh ®¸ng kÓ cho c¸c
®èi thñ c¹nh tranh hoÆc th«ng tin khi ®-îc c«ng bè sÏ cã ¶nh
h-ëng xÊu ®Õn ng-êi cung cÊp th«ng tin hoÆc ng-êi mµ ng-êi
cung cÊp th«ng tin thu thËp th«ng tin) hoÆc th«ng tin ®-îc c¸c
bªn cã liªn quan ®Õn qu¸ tr×nh ®iÒu tra cung cÊp trªn c¬ së
b¶o mËt ph¶i ®-îc c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn xö lý theo ®óng
tÝnh chÊt cña th«ng tin ®ã khi lý do b¶o mËt ®-îc thÊy râ.
Nh÷ng th«ng tin nµy sÏ kh«ng ®-îc c«ng bè nÕu nh- bªn cung cÊp
th«ng tin nµy ch-a cho phÐp mét c¸ch cô thÓ.17

6.5.1 C¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn sÏ yªu cÇu c¸c bªn h÷u
quan cung cÊp c¸c th«ng tin b¶o mËt ®Ó cã ®-îc tãm
t¾t kh«ng mang tÝnh b¶o mËt cña nh÷ng th«ng tin nµy.
C¸c b¶n tãm t¾t trªn ®ñ chi tiÕt ®Ó cã thÓ cho phÐp
mäi ng-êi hiÓu ®-îc hîp lý vÒ néi dung cña c¸c th«ng
®-îc cung cÊp d-íi d¹ng mËt. Trong hoµn c¶nh ®Æc
biÖt, c¸c bªn cã thÓ chØ râ rµng c¸c th«ng tin nµy
kh«ng thÓ ®em tãm t¾t ®-îc. Trong tr-êng hîp ®Æc
biÖt ®ã, bªn ®ã ph¶i cung cÊp mét b¶n tuyªn bè chØ
râ lý do t¹i sao kh«ng thÓ tiÕn hµnh tãm t¾t ®-îc.

6.5.2 NÕu nh- c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn thÊy r»ng yªu cÇu
®-îc b¶o mËt th«ng tin lµ kh«ng hîp lý vµ nÕu nh-
ng-êi cung cÊp th«ng tin kh«ng muèn phæ biÕn th«ng
tin ®ã hoÆc kh«ng muèn c«ng bè b¶ng tãm t¾t hoÆc
b¶ng kh¸i qu¸t c¸c th«ng tin, c¬ quan cã thÈm quyÒn
cã thÓ bá qua kh«ng xem xÐt c¸c th«ng tin ®ã trõ phi
c¸c nguån hîp lý kh¸c cho thÊy lµ c¸c th«ng tin trªn
lµ chÝnh x¸c.18

6.6 Trõ tr-êng hîp ®-îc qui ®Þnh t¹i kho¶n 8, c¸c c¬ quan cã
thÈm quyÒn trong qu¸ tr×nh tiÕn hµnh ®iÒu tra sÏ tù x¸c ®Þnh
møc ®é hµi lßng ®èi víi ®é chÝnh x¸c cña c¸c th«ng tin do c¸c
bªn h÷u quan cung cÊp vµ ®-îc lÊy lµm c¨n cø ®Ó ®-a ra kÕt
luËn.

6.7 §Ó cã thÓ x¸c minh c¸c th«ng tin ®-îc cung cÊp hoÆc ®Ó
thu thËp thªm c¸c th«ng tin chi tiÕt, c¬ quan cã thÈm quyÒn cã
thÓ tiÕn hµnh ®iÒu tra trªn l·nh thæ cña c¸c Thµnh viªn kh¸c
nÕu nh- c¸c c«ng ty liªn quan ®ång ý vµ sau khi ®· tiÕn hµnh
th«ng b¸o cho ®¹i diÖn chÝnh phñ cña Thµnh viªn vµ Thµnh viªn
nµy kh«ng ph¶n ®èi viÖc ®iÒu tra ®ã. C¸c thñ tôc ®-îc m« t¶
t¹i Phô lôc I sÏ ®-îc ¸p dông cho tiÕn tr×nh ®iÒu tra ®-îc

17 C¸c Thµnh viªn nhËn thøc ®-îc r»ng t¹i l·nh thæ cña mét sè Thµnh
viªn nhÊt ®Þnh, viÖc cung cÊp th«ng tin cã thÓ ®-îc yªu cÇu tu©n thñ theo
lÖnh b¶o vÖ th«ng tin ®-îc x¸c ®Þnh mét c¸ch chÆt chÏ.
18 C¸c Thµnh viªn nhÊt trÝ r»ng kh«ng ®-îc phÐp tõ chèi c¸c yªu cÇu b¶o
mËt th«ng tin mét c¸ch tuú tiÖn.

1
3
thùc hiÖn trªn l·nh thæ cña Thµnh viªn kh¸c. Kh«ng lµm ¶nh
h-ëng ®Õn yªu cÇu b¶o mËt th«ng tin, c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn
sÏ c«ng khai hoÆc c«ng bè kÕt qu¶ cña c¸c cuéc ®iÒu tra nµy
cho c¸c c«ng ty h÷u quan vµ c«ng khai kÕt qu¶ nµy cho bªn yªu
cÇu tiÕn hµnh ®iÒu tra theo ®óng víi qui ®Þnh t¹i kho¶n 9.

6.8 Trong tr-êng hîp bÊt kú bªn nµo ®ã tõ chèi kh«ng cho tiÕp
cËn th«ng tin hoÆc tõ chèi kh«ng cung cÊp c¸c th«ng tin trong
mét kho¶ng thêi gian hîp lý hoÆc ng¨n c¶n ®¸ng kÓ c«ng t¸c
®iÒu tra, quyÕt ®Þnh s¬ bé vµ quyÕt ®Þnh cuèi cïng, dï kh¼ng
®Þnh hay tõ chèi, ®Òu cã thÓ ®-îc ®-a ra dùa trªn c¬ së c¸c
chøng cø s½n cã. C¸c qui ®Þnh t¹i Phô lôc II sÏ ®-îc tu©n thñ
khi ¸p dông kho¶n nµy.

6.9 Tr-íc khi ®-a ra quyÕt ®Þnh cuèi cïng, c¬ quan cã thÈm
quyÒn sÏ th«ng b¸o cho tÊt c¶ c¸c bªn liªn quan vÒ c¸c chøng
cø chñ chèt ®-îc xem xÐt lµm c¬ së cho viÖc quyÕt ®Þnh liÖu cã
¸p dông c¸c biÖn ph¸p nhÊt ®Þnh nµo ®ã kh«ng. ViÖc th«ng b¸o
trªn sÏ ®-îc tiÕn hµnh ®ñ sím ®Ó c¸c bªn cã thÓ b¶o vÖ quyÒn
lîi cña m×nh.

6.10 Th«ng th-êng, c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn sÏ quyÕt ®Þnh mét
biªn ®é ph¸ gi¸ cho mçi nhµ xuÊt khÈu hoÆc nhµ s¶n xuÊt ®-îc
biÕt ®Õn lµ ng-êi cung cÊp s¶n phÈm ®ang bÞ ®iÒu tra. Trong
tr-êng hîp khã cã thÓ ®-a ra mét quyÕt ®Þnh kh¶ thi do liªn
quan ®Õn qu¸ nhiÒu nhµ xuÊt khÈu, nhµ s¶n xuÊt, nhµ nhËp khÈu
hay lo¹i hµng hãa, c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn cã thÓ h¹n chÕ
ph¹m vi kiÓm tra trong mét sè l-îng hîp lý c¸c bªn liªn quan
hoÆc giíi h¹n s¶n phÈm b»ng c¸ch sö dông mÉu ®-îc chÊp nhËn
theo lý thuyÕt thèng kª trªn c¬ së th«ng tin mµ c¸c c¬ quan
nµy cã ®-îc t¹i thêi ®iÓm chän mÉu hoÆc h¹n chÕ ë tû lÖ lín
nhÊt cña khèi l-îng hµng xuÊt khÈu tõ n-íc ®ang ®-îc ®iÒu tra
mµ c¬ quan nµy cã thÓ tiÕn hµnh ®iÒu tra ®-îc.

6.10.1 ViÖc lùa chän c¸c nhµ xuÊt khÈu, nhµ nhËp khÈu,
nhµ s¶n xuÊt hoÆc lo¹i s¶n phÈm ®-îc ®Ò cËp ®Õn t¹i
kho¶n nµy sÏ ®-îc tiÕn hµnh dùa trªn c¬ së tham vÊn
vµ sau khi cã ®-îc sù nhÊt trÝ cña nhµ xuÊt khÈu,
nhµ s¶n xuÊt hoÆc nhµ nhËp khÈu liªn quan.

6.10.2 Trong tr-êng hîp c¬ quan cã thÈm quyÒn giíi h¹n


ph¹m vi ®iÒu tra cña m×nh nh- ®-îc qui ®Þnh t¹i
kho¶n nµy, hä vÉn sÏ x¸c ®Þnh biªn ®é ph¸ gi¸ cho
mçi nhµ xuÊt khÈu hoÆc mçi nhµ s¶n xuÊt dï ch-a ®-îc
lùa chän ban ®Çu nh-ng ®· cung cÊp th«ng tin cÇn
thiÕt kÞp thêi ®Ó cã thÓ xem xÐt trong qu¸ tr×nh
®iÒu tra. Trõ khi sè l-îng nhµ xuÊt khÈu hoÆc nhµ
s¶n xuÊt qu¸ lín lµm cho c«ng t¸c ®iÒu tra ®èi víi
tõng tr-êng hîp ®¬n lÎ trë nªn qu¸ nÆng ®èi víi c¬
quan cã thÈm quyÒn vµ c¶n trë kh¶ n¨ng c¬ quan nµy
cã thÓ hoµn thµnh qu¸ tr×nh ®iÒu tra ®óng thêi gian
®· ®Þnh. ViÖc tù nguyÖn tr¶ lêi sÏ ®-îc khuyÕn
khÝch.

6.11 Trong HiÖp ®Þnh nµy, "c¸c bªn liªn quan" bao gåm:

1
4
(i) mét nhµ xuÊt khÈu hoÆc mét nhµ s¶n xuÊt n-íc ngoµi
hoÆc mét nhµ nhËp khÈu cña s¶n phÈm ®ang ®-îc ®iÒu
tra hoÆc lµ mét hiÖp héi ngµnh nghÒ, hiÖp héi kinh
doanh mµ ®¹i ®a sè thµnh viªn cña hiÖp héi ®ã lµ nhµ
s¶n xuÊt, nhµ xuÊt khÈu, nhµ nhËp khÈu s¶n phÈm ®ã;

(ii) chÝnh phñ cña Thµnh viªn xuÊt khÈu; vµ

(iii) nhµ s¶n xuÊt c¸c s¶n phÈm t-¬ng tù t¹i n-íc nhËp
khÈu hoÆc mét hiÖp héi th-¬ng m¹i, hiÖp héi kinh
doanh mµ ®¹i ®a sè thµnh viªn cña hiÖp héi ®ã lµ nhµ
s¶n xuÊt s¶n phÈm t-¬ng tù trªn l·nh thæ cña Thµnh
viªn nhËp khÈu.

Danh s¸ch c¸c bªn liªn quan nªu trªn kh«ng lo¹i trõ kh¶ n¨ng
Thµnh viªn cã thÓ ®-a thªm vµo c¸c bªn liªn quan trong n-íc
hoÆc n-íc ngoµi kh¸c c¸c bªn ®· ®-îc nªu ë trªn.

6.12 C¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn ph¶i t¹o c¬ héi cho ng-êi tiªu
dïng c«ng nghiÖp cña hµng hãa ®ang bÞ ®iÒu tra hoÆc cho hiÖp
héi ng-êi tiªu dïng trong tr-êng hîp s¶n phÈm ®ã ®-îc b¸n lÎ
réng r·i, cung cÊp c¸c th«ng tin vÒ hµnh ®éng ph¸ gi¸, vÒ tæn
h¹i vµ mèi liªn hÖ nh©n qu¶ cã liªn quan ®Õn qu¸ tr×nh ®iÒu
tra.

6.13 C¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn sÏ cøu xÐt ®Çy ®ñ tíi nh÷ng khã
kh¨n mµ c¸c bªn liªn quan, ®Æc biÖt lµ ®èi víi c¸c c«ng ty nhá
gÆp ph¶i trong qu¸ tr×nh cung cÊp th«ng tin vµ ph¶i hç trî khi
cã thÓ.

6.14 C¸c thñ tôc ®-îc ®Ò ra ë trªn kh«ng nh»m môc ®Ých ng¨n
c¶n c¬ quan cã thÈm quyÒn tiÕn hµnh nhanh chãng c¸c b-íc b¾t
®Çu ®iÒu tra, ®-a ra quyÕt ®Þnh s¬ bé vµ quyÕt ®Þnh cuèi cïng,
dï quyÕt ®Þnh ®ã mang tÝnh kh¼ng ®Þnh hay phñ ®Þnh nghi ngê
ban ®Çu, hoÆc ¸p dông c¸c biÖn ph¸p t¹m thêi hay cuèi cïng
theo ®óng c¸c qui ®Þnh cña HiÖp ®Þnh nµy.

§iÒu 7

C¸c biÖn ph¸p t¹m thêi

7.1 C¸c biÖn ph¸p t¹m thêi chØ ®-îc phÐp ¸p dông nÕu:

(i) viÖc ®iÒu tra ®· ®-îc b¾t ®Çu theo ®óng qui ®Þnh t¹i
§iÒu 5, viÖc nµy ®· ®-îc th«ng b¸o cho c«ng chóng vµ
c¸c bªn h÷u quan ®· ®-îc t¹o ®Çy ®ñ c¬ héi ®Ó ®Ö
tr×nh th«ng tin vµ ®-a ra nhËn xÐt;

(ii) kÕt luËn s¬ bé ®· x¸c nhËn r»ng cã viÖc b¸n ph¸ gi¸
vµ cã dÉn ®Õn g©y tæn h¹i cho ngµnh s¶n xuÊt trong
n-íc; vµ

1
5
(iii) c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn h÷u quan kÕt luËn r»ng cÇn
¸p dông c¸c biÖn ph¸p nµy ®Ó ng¨n chÆn tæn h¹i ®ang
x¶y ra trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra.

7.2 C¸c biÖn ph¸p t¹m thêi cã thÓ ®-îc ¸p dông d-íi h×nh thøc
thuÕ t¹m thêi hoÆc tèi -u h¬n lµ ¸p dông d-íi h×nh thøc ®¶m
b¶o - b»ng tiÒn ®Æt cäc hoÆc tiÒn ®¶m b¶o - t-¬ng ®-¬ng víi
møc thuÕ chèng ph¸ gi¸ ®-îc dù tÝnh t¹m thêi vµ kh«ng ®-îc cao
h¬n biªn ®é ph¸ gi¸ ®-îc dù tÝnh t¹m thêi. ViÖc ®×nh chØ ®Þnh
gi¸ tÝnh thuÕ còng lµ mét biÖn ph¸p t¹m thêi thÝch hîp víi
®iÒu kiÖn ph¶i chØ râ møc thuÕ th«ng th-êng vµ møc thuÕ chèng
b¸n ph¸ gi¸ ®-îc dù tÝnh vµ viÖc t¹m ®×nh chØ ®Þnh gi¸ tÝnh
thuÕ nµy còng ph¶i tu©n thñ theo c¸c ®iÒu kiÖn ®-îc ¸p dông
cho c¸c biÖn ph¸p t¹m thêi kh¸c.

7.3 C¸c biÖn ph¸p t¹m thêi kh«ng ®-îc phÐp ¸p dông sím h¬n 60
ngµy kÓ tõ ngµy b¾t ®Çu ®iÒu tra.

7.4 ViÖc ¸p dông c¸c biÖn ph¸p t¹m thêi sÏ ®-îc h¹n chÕ ë mét
kho¶ng thêi gian cµng ng¾n cµng tèt vµ kh«ng qu¸ 4 th¸ng; khi
cã yªu cÇu cña c¸c nhµ xuÊt khÈu ®¹i diÖn cho mét tØ lÖ ®¸ng
kÓ khèi l-îng th-¬ng m¹i liªn quan, c¬ quan cã thÈm quyÒn cã
thÓ quyÕt ®Þnh kÐo dµi thêi gian ¸p dông kh«ng qu¸ 6 th¸ng.
Trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra, nÕu nh- c¬ quan cã thÈm quyÒn kiÓm
tra xem liÖu mét møc thuÕ thÊp h¬n biªn ®é ph¸ gi¸ cã thÓ lo¹i
bá tæn h¹i ph¸t sinh hay kh«ng, kho¶ng thêi gian trªn cã thÓ
t-¬ng øng lµ 6 vµ 9 th¸ng.

7.5 Khi ¸p dông c¸c biÖn ph¸p t¹m thêi, cÇn tu©n thñ c¸c qui
®Þnh liªn quan t¹i §iÒu 9.

§iÒu 8

Cam kÕt vÒ gi¸

8.1 C¸c thñ tôc cã thÓ19 ®-îc ®×nh chØ hoÆc chÊm døt mµ kh«ng
¸p dông bÊt cø biÖn ph¸p t¹m thêi hay thuÕ chèng ph¸ gi¸ nµo
nÕu nh- c¸c nhµ xuÊt khÈu cã cam kÕt ë møc tho¶ ®¸ng sÏ ®iÒu
chØnh gi¸ cña m×nh hoÆc ®×nh chØ hµnh ®éng b¸n ph¸ gi¸ vµo khu
vùc ®ang ®iÒu tra ®Ó c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn thÊy ®-îc r»ng
tæn h¹i do viÖc b¸n ph¸ gi¸ g©y ra ®· ®-îc lo¹i bá. Kho¶n gi¸
t¨ng thªm khi cam kÕt vÒ gi¸ nh- vËy kh«ng ®-îc cao h¬n møc
cÇn thiÕt ®Ó cã thÓ lo¹i bá biªn ®é b¸n ph¸ gi¸. KhuyÕn khÝch
viÖc chØ yªu cÇu møc t¨ng gi¸ thÊp h¬n biªn ®é b¸n ph¸ gi¸ nÕu
nh- møc ®ã ®ñ ®Ó lo¹i bá tæn h¹i ®èi víi s¶n xuÊt trong n-íc.

8.2 Kh«ng ®-îc phÐp yªu cÇu hoÆc chÊp nhËn cam kÕt vÒ gi¸ cña
c¸c nhµ xuÊt khÈu trõ khi c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn cña Thµnh
viªn nhËp khÈu ®· cã quyÕt ®Þnh s¬ bé kh¼ng ®Þnh cã viÖc b¸n
ph¸ gi¸ vµ cã tæn h¹i do viÖc b¸n ph¸ gi¸ ®ã g©y ra.

19 Tõ "cã thÓ" kh«ng ®-îc phÐp hiÓu cã nghÜa lµ cho phÐp võa tiÕp tôc
c¸c thñ tôc, võa ¸p dông cam kÕt vÒ gi¸ trõ phi ®-îc qui ®Þnh kh¸c ®i t¹i
kho¶n 4.

1
6
8.3 Cam kÕt gi¸ ®-îc ®-a ra cã thÓ kh«ng ®-îc chÊp nhËn nÕu
nh- c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn xÐt thÊy viÖc chÊp nhËn ®ã kh«ng
mang tÝnh thùc tÕ, vÝ dô nh- v× lý do sè l-îng c¸c nhµ xuÊt
khÈu thùc sù hoÆc tiÒm n¨ng qu¸ lín hoÆc v× c¸c lý do kh¸c,
bao gåm c¶ c¸c lý do liªn quan ®Õn chÝnh s¸ch chung. NÕu nh-
tr-êng hîp ®ã x¶y ra vµ nÕu nh- cã thÓ thùc hiÖn ®-îc, c¸c c¬
quan cã thÈm quyÒn sÏ cho c¸c nhµ xuÊt khÈu biÕt lý do t¹i sao
hä l¹i coi viÖc chÊp nhËn ®Ò nghÞ ®ã lµ kh«ng thÝch hîp vµ
trong chõng mùc cã thÓ sÏ t¹o c¬ héi cho c¸c nhµ xuÊt khÈu
®-îc ph¶n biÖn.

8.4 NÕu nh- mét cam kÕt ®-îc chÊp nhËn th× qu¸ tr×nh ®iÒu tra
vÒ b¸n ph¸ gi¸ vµ tæn h¹i sÏ vÉn ®-îc hoµn thµnh nÕu nh- nhµ
xuÊt khÈu muèn vµ c¬ quan cã thÈm quyÒn quyÕt ®Þnh nh- vËy.
Trong tr-êng hîp ®ã, nÕu nh- kÕt luËn lµ kh«ng cã viÖc b¸n ph¸
gi¸ hoÆc kh«ng cã tæn h¹i th× cam kÕt vÒ gi¸ sÏ tù ®éng kÕt
thóc, trõ khi kÕt luËn ®ã lµ kÕt qu¶ cña cam kÕt vÒ gi¸ hiÖn
hµnh. Trong tr-êng hîp ®ã, c¬ quan cã thÈm quyÒn cã thÓ yªu
cÇu duy tr× cam kÕt trong mét kho¶ng thêi gian hîp lý phï hîp
víi c¸c qui ®Þnh cña HiÖp ®Þnh nµy. Trong tr-êng hîp quyÕt
®Þnh kh¼ng ®Þnh cã viÖc b¸n ph¸ gi¸ vµ tæn h¹i, cam kÕt vÒ gi¸
sÏ ®-îc tiÕp tôc phï hîp víi c¸c qui ®Þnh cña HiÖp ®Þnh nµy.

8.5 C¬ quan cã thÈm quyÒn cña Thµnh viªn nhËp khÈu cã thÓ gîi
ý cho nhµ xuÊt khÈu ®-a ra cam kÕt vÒ gi¸, tuy nhiªn nhµ xuÊt
khÈu sÏ kh«ng bÞ buéc ph¶i ®-a ra cam kÕt vÒ gi¸. ViÖc c¸c nhµ
xuÊt khÈu kh«ng ®-a ra cam kÕt hoÆc kh«ng chÊp nhËn ®Ò nghÞ
®-a ra cam kÕt sÏ kh«ng ¶nh h-ëng g× ®Õn viÖc xem xÐt tr-êng
hîp ®ã. Tuy nhiªn, c¬ quan cã thÈm quyÒn cã quyÒn cho r»ng ®e
do¹ g©y ra tæn h¹i sÏ lín h¬n nÕu nh- viÖc b¸n ph¸ gi¸ hµng
nhËp khÈu ®-îc tiÕp tôc.

8.6 C¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn cña Thµnh viªn nhËp khÈu cã thÓ
yªu cÇu c¸c nhµ xuÊt khÈu ®· cã cam kÕt gi¸ ®-îc chÊp nhËn
ph¶i cung cÊp c¸c th«ng tin ®Þnh kú liªn quan ®Õn viÖc hoµn
thµnh cam kÕt ®ã vµ viÖc x¸c ®Þnh ®é x¸c thùc cña c¸c th«ng
tin liªn quan. Trong tr-êng hîp cã vi ph¹m ®èi víi cam kÕt,
c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn t¹i Thµnh viªn nhËp khÈu cã quyÒn sö
dông c¸c th«ng tin tèt nhÊt s½n cã ®Ó nhanh chãng ¸p dông c¸c
hµnh ®éng, trong ®ã bao gåm ¸p dông ngay c¸c biÖn ph¸p t¹m
thêi theo ®óng c¸c qui ®Þnh cña HiÖp ®Þnh nµy. Trong tr-êng
hîp ®ã, thuÕ ë møc nhÊt ®Þnh cã thÓ ®-îc ¸p dông theo ®óng
HiÖp ®Þnh nµy ®èi víi c¸c s¶n phÈm ®-îc ®-a vµo tiªu thô kh«ng
sím h¬n 90 ngµy tr-íc khi b¾t ®Çu ¸p dông c¸c biÖn ph¸p t¹m
thêi, víi ®iÒu kiÖn viÖc ¸p dông håi tè nh- vËy kh«ng ®-îc ¸p
dông cho hµng ®-îc nhËp khÈu tr-íc khi cã vi ph¹m cam kÕt vÒ
gi¸.

§iÒu 9

§¸nh thuÕ vµ thu thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸

9.1 QuyÕt ®Þnh vÒ viÖc cã ®¸nh thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸ hay
kh«ng sau khi tÊt c¶ c¸c ®iÒu kiÖn ®Ó cã thÓ ®¸nh thuÕ ®· ®-îc

1
7
®¸p øng vµ quyÕt ®Þnh xem liÖu møc thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸ sÏ
t-¬ng ®-¬ng hay thÊp h¬n biªn ®é ph¸ gi¸ sÏ do c¬ quan cã thÈm
quyÒn cña Thµnh viªn nhËp khÈu quyÕt ®Þnh. ViÖc ®¸nh thuÕ trªn
l·nh thæ cña tÊt c¶ c¸c Thµnh viªn, kh«ng nªn cøng nh¾c vµ nªn
¸p dông møc thuÕ thÊp h¬n biªn ®é ph¸ gi¸ nÕu nh- møc thuÕ
thÊp h¬n nµy ®ñ ®Ó lo¹i bá tæn h¹i ®èi víi s¶n xuÊt trong
n-íc.

9.2 Khi thuÕ chèng ph¸ gi¸ ®-îc ¸p dông ®èi víi mét s¶n phÈm
nµo ®ã, thuÕ ®ã sÏ ®-îc thu theo møc hîp lý ®èi víi mçi tr-êng
hîp, trªn c¬ së kh«ng ph©n biÖt ®èi xö ®èi víi hµng nhËp khÈu
tõ tÊt c¶ c¸c nguån bÞ coi lµ b¸n ph¸ gi¸ vµ g©y tæn h¹i, trõ
nh÷ng nguån ®· cã cam kÕt vÒ gi¸ ®-îc chÊp nhËn theo nh- qui
®Þnh t¹i HiÖp ®Þnh nµy. C¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn sÏ nªu râ
tªn c¸c nhµ cung cÊp s¶n phÈm liªn quan. Tuy nhiªn, nÕu nh- cã
nhiÒu nhµ cung cÊp tõ cïng mét n-íc vµ viÖc nªu tªn c¸c nhµ
s¶n xuÊt nµy kh«ng thùc hiÖn ®-îc, c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn
cã thÓ chØ nªu tªn n-íc liªn quan. NÕu nh- cã nhiÒu nhµ cung
cÊp tõ nhiÒu n-íc, c¬ quan cã thÈm quyÒn cã thÓ nªu tªn tÊt c¶
c¸c nhµ cung cÊp hoÆc, nÕu nh- kh«ng thÓ lµm nh- vËy, th× nªu
tªn c¸c n-íc liªn quan.

9.3 Møc thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸ kh«ng ®-îc phÐp v-ît qu¸ biªn
®é b¸n ph¸ gi¸ ®-îc x¸c ®Þnh theo nh- §iÒu 2.

9.3.1 Khi thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸ ®-îc thu trªn c¬ së håi
tè, viÖc quyÕt ®Þnh nghÜa vô nép thuÕ chèng b¸n ph¸
gi¸ cuèi cïng sÏ ®-îc thùc hiÖn cµng nhanh cµng tèt,
th«ng th-êng trong kho¶ng 12 th¸ng vµ trong mäi
tr-êng hîp kh«ng ®-îc v-ît qu¸ 18 th¸ng kÓ tõ sau
ngµy quyÕt ®Þnh ®-îc møc thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸ ph¶i
nép20. TÊt c¶ c¸c kho¶n hoµn thuÕ ®Òu ph¶i ®-îc tiÕn
hµnh nhanh chãng vµ trong kho¶ng thêi gian kh«ng
v-ît qu¸ 90 ngµy kÓ tõ ngµy x¸c ®Þnh ®-îc nghÜa vô
thuÕ cuèi cïng ph¶i nép theo nh- qui ®Þnh t¹i ®o¹n
nµy. Trong mäi tr-êng hîp, nÕu nh- viÖc hoµn thuÕ
kh«ng ®-îc thùc hiÖn trong vßng 90 ngµy th× c¸c c¬
quan cã thÈm quyÒn ph¶i gi¶i thÝch khi ®-îc yªu cÇu.

9.3.2 Khi thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸ ®-îc x¸c ®Þnh cho giai
®o¹n t-¬ng lai th× ph¶i cã qui ®Þnh hoµn thuÕ nhanh
chãng ®èi víi nh÷ng kho¶n nép v-ît qu¸ biªn ®é ph¸
gi¸ khi ®-îc yªu cÇu. ViÖc hoµn thuÕ ®èi víi kho¶n
thuÕ nép v-ît qu¸ biªn ®é ph¸ gi¸ thùc tÕ ®ã th«ng
th-êng ph¶i ®-îc tiÕn hµnh trong vßng 12 th¸ng vµ
trong mäi tr-êng hîp kh«ng ®-îc muén h¬n 18 th¸ng kÓ
tõ ngµy nhµ s¶n xuÊt s¶n phÈm chÞu thuÕ chèng b¸n
ph¸ gi¸ ®ã göi ®¬n yªu cÇu kÌm theo c¸c ®Çy ®ñ b»ng
chøng. Khi ®· ®-îc cho phÐp hoµn thuÕ, viÖc hoµn
thuÕ th«ng th-êng ph¶i ®-îc thùc hiÖn trong vßng 90
ngµy kÓ tõ ngµy ®-a ra quyÕt ®Þnh ®ã.

20 ViÖc tu©n thñ qui ®Þnh vÒ thêi h¹n ®-îc nªu t¹i kho¶n nµy vµ tiÓu
kho¶n 3.2 cã thÓ kh«ng thùc hiÖn ®-îc khi s¶n phÈm ®ang ®-îc xem xÐt ph¶i
chÞu c¸c thñ tôc rµ so¸t t- ph¸p.

1
8
9.3.3 §Ó quyÕt ®Þnh cã hoµn thuÕ hay kh«ng vµ nÕu cã th× ë
møc nµo trong tr-êng hîp gi¸ xuÊt khÈu ®-îc x©y dùng
nh- ®-îc qui ®Þnh t¹i kho¶n 3 §iÒu 2, c¸c c¬ quan cã
thÈm quyÒn ph¶i tÝnh ®Õn thay ®æi vÒ trÞ gi¸ th«ng
th-êng, vÒ chi phÝ ph¸t sinh gi÷a giai ®o¹n nhËp
khÈu vµ b¸n l¹i hµng hãa, biÕn ®éng vÒ gi¸ b¸n l¹i
mµ ®-îc ph¶n ¸nh bëi gi¸ b¸n sau ®ã, ph¶i tÝnh to¸n
gi¸ xuÊt khÈu kh«ng cã khÊu trõ ®èi víi møc thuÕ
chèng b¸n ph¸ gi¸ ®· nép nÕu nh- b»ng chøng mang
tÝnh quyÕt ®Þnh ®· ®-îc cung cÊp.

9.4 Trong tr-êng hîp c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn h¹n chÕ ph¹m
vi ®iÒu tra nh- qui ®Þnh t¹i c©u thø 2 cña kho¶n 10 §iÒu 6,
c¸c møc thuÕ ¸p dông ®èi víi hµng nhËp khÈu cña c¸c nhµ xuÊt
khÈu hoÆc nhµ s¶n xuÊt kh«ng thuéc diÖn ®iÒu tra kh«ng ®-îc
v-ît qu¸ c¸c møc sau:

(i) sè b×nh qu©n gia quyÒn cña biªn ®é ph¸ gi¸ cña c¸c
nhµ xuÊt khÈu vµ nhµ s¶n xuÊt ®-îc lùa chän ®iÒu
tra; hoÆc

(ii) trong tr-êng hîp nghÜa vô nép thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸
®-îc tÝnh to¸n trªn c¬ së trÞ gi¸ th«ng th-êng trong
t-¬ng lai th× kh«ng ®-îc v-ît møc chªnh lÖch gi÷a sè
b×nh qu©n gia quyÒn cña biªn ®é ph¸ gi¸ cña c¸c nhµ
xuÊt khÈu vµ nhµ s¶n xuÊt víi gi¸ xuÊt khÈu cña c¸c
nhµ xuÊt khÈu vµ nhµ s¶n xuÊt kh«ng thuéc diÖn ®iÒu
tra,

víi ®iÒu kiÖn lµ c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn trong qu¸ tr×nh
thùc thi qui ®Þnh t¹i kho¶n nµy sÏ kh«ng xÐt tíi c¸c tr-êng
hîp biªn ®é b¸n ph¸ gi¸ b»ng kh«ng hoÆc ë møc kh«ng ®¸ng kÓ
hoÆc møc biªn ®é ®-îc x¸c ®Þnh theo nh- kho¶n 8 §iÒu 6. C¸c c¬
quan cã thÈm quyÒn ph¶i ¸p dông møc thuÕ riªng cho mçi tr-êng
hîp hoÆc ¸p dông trÞ gi¸ th«ng th-êng ®èi víi c¸c nhµ xuÊt
khÈu vµ nhµ s¶n xuÊt kh«ng thuéc diÖn ®iÒu tra nh-ng ®· cung
cÊp c¸c th«ng tin cÇn thiÕt trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra nh- ®·
qui ®Þnh t¹i ®o¹n 10.2 §iÒu 6.

9.5 NÕu mét s¶n phÈm ph¶i chÞu thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸ t¹i
Thµnh viªn nhËp khÈu, c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn ph¶i nhanh
chãng xem xÐt l¹i ®Ó cã thÓ quyÕt ®Þnh biªn ®é ph¸ gi¸ cho
tõng tr-êng hîp ®èi víi nh÷ng nhµ xuÊt khÈu vµ nhµ s¶n xuÊt
kh«ng tiÕn hµnh xuÊt khÈu hµng hãa ®ã sang Thµnh viªn nhËp
khÈu vµo thêi gian tiÕn hµnh ®iÒu tra víi ®iÒu kiÖn lµ c¸c nhµ
xuÊt khÈu vµ nhµ s¶n xuÊt nµy ph¶i chøng minh ®-îc r»ng m×nh
kh«ng cã liªn hÖ g× víi c¸c nhµ s¶n xuÊt vµ nhµ xuÊt khÈu cña
n-íc xuÊt khÈu ®ang ph¶i chÞu thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸ nµy. ViÖc
xem xÐt l¹i nãi trªn ph¶i ®-îc tiÕn hµnh trªn c¬ së khÈn
tr-¬ng h¬n so víi viÖc ®Þnh thuÕ th«ng th-êng vµ c¸c thñ tôc
rµ so¸t t¹i Thµnh viªn nhËp khÈu. Kh«ng ®-îc phÐp ®¸nh thuÕ
chèng b¸n ph¸ gi¸ ®èi víi c¸c nhµ xuÊt khÈu vµ nhµ s¶n xuÊt
®ang thuéc diÖn xem xÐt l¹i. Tuy nhiªn c¸c c¬ quan cã thÈm
quyÒn cã quyÒn gi÷ møc ®Þnh thuÕ vµ/hoÆc yªu cÇu b¶o l·nh ®Ó

1
9
cã thÓ ®¶m b¶o ®-îc r»ng nÕu nh- viÖc xem xÐt l¹i ®-a ®Õn kÕt
qu¶ lµ ph¶i ®¸nh thuÕ ®èi víi c¸c nhµ xuÊt khÈu vµ nhµ s¶n
xuÊt nµy th× thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸ ®ã cã thÓ ®-îc thu trªn c¬
së håi tè tÝnh tõ ngµy b¾t ®Çu viÖc xem xÐt l¹i.

§iÒu 10

Håi tè

10.1 C¸c biÖn ph¸p t¹m thêi vµ thuÕ chèng ph¸ gi¸ chØ
®-îc ¸p dông ®èi víi c¸c s¶n phÈm ®-îc ®-a vµo tiªu dïng sau
thêi ®iÓm mµ quyÕt ®Þnh ®-a ra lÇn l-ît theo kho¶n 1 §iÒu 7 vµ
kho¶n 1 §iÒu 9 b¾t ®Çu cã hiÖu lùc, trõ c¸c tr-êng hîp ngo¹i
lÖ ®-îc qui ®Þnh t¹i §iÒu nµy.

10.2 Trong tr-êng hîp ®· cã x¸c ®Þnh thiÖt h¹i chÝnh thøc
(kh«ng ph¶i ë møc ®é ®e do¹ g©y thiÖt h¹i hoÆc g©y ra c¸c chËm
trÔ trong sù h×nh thµnh cña mét ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc)
hoÆc trong tr-êng hîp ®· cã thÓ x¸c ®Þnh chÝnh thøc nguy c¬
g©y thiÖt h¹i, theo ®ã t¸c ®éng cña c¸c hµng hãa nhËp khÈu
®-îc b¸n ph¸ gi¸, trong tr-êng hîp kh«ng cã c¸c biÖn ph¸p t¹m
thêi, ®· dÉn tíi viÖc x¸c ®Þnh thiÖt h¹i, thuÕ chèng ph¸ gi¸
sÏ ®-îc ¸p dông håi tè ®èi víi toµn bé thêi gian c¸c biÖn ph¸p
t¹m thêi, nÕu cã, cã hiÖu lùc.

10.3 NÕu thuÕ ®èi kh¸ng ®-îc chÝnh thøc ®-a ra cao h¬n
møc thuÕ suÊt t¹m thêi ®· nép hay ph¶i nép, hoÆc møc nép -íc
tÝnh t¹m thêi ®Ó ®Æt cäc th× sè chªnh lÖch sÏ kh«ng thu. NÕu
møc thuÕ chÝnh thøc thÊp h¬n møc thuÕ suÊt t¹m thêi ®· nép hay
ph¶i nép, hoÆc møc nép -íc tÝnh t¹m thêi ®Ó b¶o hé, th× sè
chªnh lÖch sÏ ®-îc hoµn l¹i hay sè thuÕ ph¶i nép sÏ ®-îc tÝnh
l¹i tuú tõng tr-êng hîp cô thÓ.

10.4 Trõ c¸c tr-êng hîp ®-îc quy ®Þnh trong kho¶n 2, khi
®· x¸c ®Þnh ®-îc nguy c¬ g©y thiÖt h¹i thùc sù hay lµm chËm sù
ph¸t triÓn cña ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc (mÆc dï ch-a ph¸t
sinh thiÖt h¹i) th× chØ cã thÓ ¸p dông thuÕ chèng ph¸ gi¸
chÝnh thøc b¾t ®Çu tõ ngµy x¸c ®Þnh ®-îc nguy c¬ g©y thiÖt h¹i
hay thùc sù lµm chËm sù ph¸t triÓn cña ngµnh s¶n xuÊt, mäi
kho¶n tiÒn ký quü ®· thu trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn c¸c biÖn
ph¸p t¹m thêi sÏ ®-îc hoµn l¹i vµ tÊt c¶ c¸c tµi s¶n b¶o ®¶m
sÏ ®-îc gi¶i phãng ngay.

10.5 Khi ®· chÝnh thøc x¸c ®Þnh kh«ng cã dÊu hiÖu ph¸ gi¸
th× toµn bé c¸c kho¶n tiÒn ký quü ®· thu trong thêi gian ¸p
dông c¸c biÖn ph¸p t¹m thêi sÏ ®-îc hoµn l¹i vµ tÊt c¶ c¸c
tµi s¶n b¶o ®¶m sÏ ®-îc gi¶i phãng ngay.

10.6 Møc thuÕ chèng ph¸ gi¸ chÝnh thøc sÏ ®-îc ¸p dông
®èi víi c¸c s¶n phÈm ®-îc ®-a vµo tiªu dïng trong thêi gian
kh«ng qu¸ 90 ngµy tr-íc khi ¸p dông c¸c biÖn ph¸p t¹m thêi,
khi c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn x¸c ®Þnh s¶n phÈm bÞ b¸n ph¸ gi¸
sÏ c¨n cø vµo:

2
0
(i) ®· cã tiÒn sö b¸n ph¸ gi¸ g©y thiÖt h¹i hoÆc ng-êi
nhËp khÈu ®· biÕt hoÆc sau nµy biÕt r»ng ng-êi xuÊt
khÈu ®ang b¸n ph¸ gi¸ vµ viÖc b¸n ph¸ gi¸ nµy sÏ g©y
thiÖt h¹i, vµ

(ii) thiÖt h¹i do b¸n ph¸ gi¸ hµng lo¹t ®èi víi mét s¶n
phÈm trong thêi gian t-¬ng ®èi ng¾n, nÕu xÐt vÒ thêi
gian còng nh- khèi l-îng hµng nhËp khÈu ®-îc b¸n ph¸
gi¸ vµ c¸c t×nh huèng kh¸c (nh- sù gia t¨ng nhanh
chãng l-îng hµng nhËp khÈu trong kho) cã thÓ g©y ra
c¸c thiÖt h¹i nghiªm träng ®Õn t¸c dông ®iÒu chØnh
cña thuÕ chèng ph¸ gi¸ sÏ ®-îc ¸p dông, víi ®iÒu
kiÖn lµ c¸c nhµ nhËp khÈu cã liªn quan ®· cã c¬ héi
®Ó ph¶n biÖn.

10.7 C¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn cã thÓ, sau khi ®· b¾t ®Çu
thùc hiÖn ®iÒu tra, cã c¸c biÖn ph¸p ch¼ng h¹n nh- t¹m thêi
ngõng viÖc ®Þnh gi¸, ®¸nh gi¸ tuú theo yªu cÇu cÇn thiÕt ®Ó
thu thuÕ chèng ph¸ gi¸ håi tè, theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 6, khi
c¸c c¬ quan nµy ®· cã ®ñ b»ng chøng r»ng c¸c ®iÒu kiÖn ®-îc
®-a ra t¹i kho¶n nµy ®· ®-îc ®¸p øng.

10.8 ThuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸ kh«ng ®-îc ¸p dông håi tè
theo kho¶n 6 ®èi víi c¸c s¶n phÈm ®-îc ®-a vµo tiªu dïng tr-íc
khi b¾t ®Çu tiÕn hµnh ®iÒu tra.

§iÒu 11

Thêi h¹n ¸p dông vµ viÖc xem xÐt l¹i thuÕ chèng ph¸ gi¸ vµ c¸c
cam kÕt vÒ gi¸

11.1 ThuÕ chèng ph¸ gi¸ chØ ¸p dông trong kho¶ng thêi
gian vµ møc ®é cÇn thiÕt ®Ó chèng l¹i c¸c tr-êng hîp b¸n ph¸
gi¸ g©y thiÖt h¹i trong n-íc.

11.2 C¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn sÏ xem xÐt l¹i yªu cÇu
tiÕp tôc duy tr× thuÕ chèng ph¸ gi¸ trong tr-êng hîp c¸c c¬
quan thÊy cÇn thiÕt hoÆc trªn c¬ së ®Ò nghÞ cña c¸c bªn cã
liªn quan ®· cung cÊp c¸c th«ng tin tÝch cùc ®ñ ®Ó ®Ò nghÞ xem
xÐt l¹i21, víi ®iÒu kiÖn lµ kho¶ng thêi gian hîp lý ®· hÕt kÓ
tõ khi chÝnh thøc ¸p dông thuÕ chèng ph¸ gi¸. C¸c bªn cã liªn
quan cã quyÒn ®Ò nghÞ c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn xem xÐt viÖc
tiÕp tôc ¸p dông thuÕ chèng ph¸ gi¸ cã cÇn thiÕt n÷a hay
kh«ng, liÖu c¸c t¸c h¹i cña viÖc b¸n ph¸ gi¸ cã cßn tiÕp diÔn
hay l¹i x¶y ra hay kh«ng nÕu thuÕ chèng ph¸ gi¸ ®-îc ®iÒu
chØnh hay lo¹i bá hoµn toµn. Sau khi ®· xem xÐt theo c¸c thñ
tôc nªu ra t¹i kho¶n nµy, c¸c c¬ quan h÷u quan cã thÓ quyÕt
®Þnh viÖc ¸p dông thuÕ chèng ph¸ gi¸ lµ kh«ng cßn cÇn thiÕt vµ
lo¹i thuÕ nµy sÏ ®-îc ngõng ¸p dông ngay.

21 ViÖc quyÕt ®Þnh nghÜa vô ph¶i thanh to¸n thuÕ chèng ph¸ gi¸ cuèi
cïng nh- ®-îc qui ®Þnh t¹i kho¶n 3, ®iÒu 9 b¶n th©n nã kh«ng cã nghÜa lµ
viÖc xem xÐt l¹i theo nh- c¸ch hiÓu cña §iÒu nµy.

2
1
11.3 Ngo¹i trõ c¸c quy ®Þnh cña kho¶n 1 vµ 2, thuÕ chèng
ph¸ gi¸ sÏ chÊm døt hiÖu lùc kh«ng muén h¬n 5 n¨m kÓ tõ khi
®-îc ¸p dông (hoÆc kÓ tõ ngµy tiÕn hµnh rµ so¸t gÇn nhÊt theo
kho¶n 2 nÕu viÖc rµ so¸t nµy bao gåm c¶ c¶ viÖc xem xÐt cã ph¸
gi¸ hay kh«ng vµ cã thiÖt h¹i hay kh«ng, hoÆc theo kho¶n nµy),
trõ phi c¸c c¬ quan h÷u quan ra quyÕt ®Þnh r»ng viÖc hÕt h¹n
hiÖu lùc cña thuÕ chèng ph¸ gi¸ cã thÓ dÉn tíi sù tiÕp tôc
còng nh- t¸i ph¸t sinh hiÖn t-îng ph¸ gi¸ vµ c¸c thiÖt h¹i22,
sau khi tù tiÕn hµnh rµ so¸t tr-íc ngµy nµy trªn c¬ së ®Ò nghÞ
hîp lý do ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc hoÆc c¸c ®Ò nghÞ lËp theo
uû nhiÖm cña c¸c ngµnh s¶n xuÊt nµy trong mét kho¶ng thêi gian
hîp lý tr-íc khi hÕt h¹n. ThuÕ chèng ph¸ gi¸ cã thÓ tiÕp tôc
¸p dông tïy theo kÕt qu¶ cña viÖc rµ so¸t nµy.

11.4 C¸c quy ®Þnh trong §iÒu 6 vÒ c¸c b»ng chøng vµ thñ
tôc cÇn thiÕt sÏ ®-îc ¸p dông ®èi víi tÊt c¶ c¸c lÇn rµ so¸t
theo §iÒu nµy. C¸c cuéc rµ so¸t nµy sÏ ®-îc tiÕn hµnh nhanh
gän vµ hoµn tÊt trong vßng 12 th¸ng tÝnh tõ ngµy b¾t ®Çu rµ
so¸t.

11.5 C¸c qui ®Þnh trong §iÒu nµy sÏ ®-îc ¸p dông víi c¸c
cam kÕt gi¸ ®-îc chÊp nhËn theo §iÒu 8.

§iÒu 12

Th«ng b¸o c«ng khai vµ Gi¶i thÝch c¸c quyÕt ®Þnh

12.1 Khi c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn ®· cã ®ñ c¸c b»ng


chøng cÇn thiÕt ®Ó tiÕn hµnh ®iÒu tra tr-êng hîp b¸n ph¸ gi¸
theo §iÒu 5, Thµnh viªn hay c¸c Thµnh viªn cã hµng hãa lµ ®èi
t-îng ®iÒu tra b¸n ph¸ gi¸ vµ c¸c bªn h÷u quan kh¸c ®-îc c¸c
c¬ quan ®iÒu tra biÕt lµ cã quyÒn lîi liªn quan tíi tr-êng hîp
nµy sÏ nhËn ®-îc th«ng b¸o.

12.1.1 Trong th«ng b¸o vÒ viÖc b¾t ®Çu tiÕn hµnh ®iÒu
tra, hoÆc trong mét b¸o c¸o riªng23 sÏ cã c¸c th«ng
tin ®Çy ®ñ ®èi víi c¸c môc sau:

(i) tªn n-íc hoÆc c¸c n-íc xuÊt khÈu vµ s¶n phÈm cã
liªn quan;

(ii) ngµy b¾t ®Çu ®iÒu tra;

(iii) c¬ së nghi vÊn cã tr-êng hîp b¸n ph¸ gi¸;

(iv) tãm t¾t c¸c yÕu tè t¹o c¬ së xem xÐt cã thiÖt

22 Trong tr-êng hîp thuÕ chèng ph¸ gi¸ ®-îc thu trªn c¬ së håi tè, nÕu
nh- kÕt luËn cña qu¸ tr×nh ®iÒu tra gÇn nhÊt theo thñ tôc ®-îc qui ®Þnh
t¹i tiÓu ®o¹n 3.1 cña §iÒu 9 lµ sÏ kh«ng ®¸nh thuÕ, th× b¶n th©n ®ã kh«ng
buéc c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn ph¶i chÊm døt ¸p dông thuÕ cã thêi h¹n.
23 Trong tr-êng hîp c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn cung cÊp th«ng tin vµ
diÔn gi¶i theo ®óng qui ®Þnh §iÒu nµy d-íi d¹ng mét b¸o c¸o riªng th× c¸c
c¬ quan nµy ph¶i ®¶m b¶o r»ng c«ng chóng cã kh¶ n¨ng tiÕp cËn ®-îc tíi b¶n
b¸o c¸o ®ã.

2
2
h¹i;

(v) ®Þa chØ c¸c c¬ quan ®¹i diÖn cña c¸c bªn h÷u
quan;

(vi) h¹n thêi gian dµnh cho c¸c bªn h÷u quan trong
viÖc ®ãng gãp ý kiÕn.

12.2 SÏ cã th«ng b¸o c«ng khai vÒ bÊt kú quyÕt ®Þnh t¹m


thêi còng nh- chÝnh thøc nµo, dï lµ quyÕt ®Þnh kh¼ng ®Þnh hay
phñ quyÕt, vÒ c¸c quyÕt ®Þnh chÊp nhËn cam kÕt gi¸ theo §iÒu
8, còng nh- c¸c quyÕt ®Þnh kÕt thóc c¸c thñ tôc nµy vµ viÖc
chÊm døt thùc hiÖn thuÕ chèng ph¸ gi¸. C¸c th«ng b¸o nµy sÏ
nªu râ hoÆc th«ng qua c¸c b¸o c¸o riªng ®-a ra ®Çy ®ñ chi tiÕt
vÒ c¸c kÕt qu¶ ®iÒu tra còng nh- c¸c kÕt luËn ®· ®¹t ®-îc vÒ
c¸c vÊn ®Ò cã liªn quan tíi thùc tiÔn vµ ph¸p lý mµ c¸c c¬
quan ®iÒu tra coi lµ quan träng. C¸c th«ng b¸o vµ b¸o c¸o sÏ
®-îc chuyÓn tíi (c¸c) Thµnh viªn lµ n¬i xuÊt xø cña c¸c s¶n
phÈm cã liªn quan tíi qu¸ tr×nh ®iÒu tra vµ c¸c bªn liªn quan
cã quyÒn lîi liªn quan tíi tr-êng hîp nµy.

12.2.1 Th«ng b¸o vÒ viÖc ¸p dông c¸c biÖn ph¸p t¹m thêi
sÏ nªu râ, trõ phi néi dung nµy ®-îc ®-a trong b¸o
c¸o riªng, gi¶i thÝch cô thÓ cho viÖc x¸c ®Þnh mét
c¸ch t¹m thêi viÖc b¸n ph¸ gi¸ vµ c¸c thiÖt h¹i vµ
sÏ ®Ò cËp tíi c¸c thùc tÕ vµ c¸c luËt lÖ ®Ó gi¶i
thÝch viÖc chÊp nhËn hay tõ chèi c¸c lËp luËn ®Ò ra.
C¸c th«ng b¸o hay b¸o c¸o nµy, ph¶i tu©n thñ yªu cÇu
vÒ viÖc b¶o vÖ th«ng tin bÝ mËt, sÏ cã c¸c néi dung
sau:

(i) tªn gäi cña c¸c c«ng ty cung øng hµng, hoÆc
trong tr-êng hîp kh«ng cã ®Çy ®ñ th«ng tin, tªn
n-íc cung cÊp;

(ii) m« t¶ hµng hãa ®¸p øng yªu cÇu cña h¶i quan;

(iii) møc b¸n ph¸ gi¸ vµ gi¶i thÝch ®Çy ®ñ c¸c lý do


cho c¸c ph-¬ng ph¸p ®-îc ¸p dông trong viÖc
tÝnh to¸n vµ so s¸nh gi¸ xuÊt khÈu vµ gi¸ trÞ
th«ng th-êng cña s¶n phÈm theo §iÒu 2;

(iv) sù xem xÐt cã liªn quan tíi x¸c ®Þnh thiÖt h¹i
theo yªu cÇu cña §iÒu 3;

(v) c¸c lý do chÝnh ®-a ®Õn quyÕt ®Þnh cuèi cïng.

12.2.2 Th«ng b¸o vÒ quyÕt ®Þnh hoÆc vÒ viÖc ngõng ®iÒu


tra ®èi víi c¸c tr-êng hîp ®-îc x¸c ®Þnh ¸p dông
thuÕ chèng ph¸ gi¸ hoÆc ®èi víi tr-êng hîp chÊp nhËn
cam kÕt vÒ gi¸ sÏ bao gåm, trõ phi ®-îc nªu ra trong
b¸o c¸o riªng, tÊt c¶ c¸c th«ng tin vÒ thùc tÕ hay
quy ®Þnh luËt ph¸p vµ c¸c lý do ®-a tíi viÖc thùc
hiÖn c¸c biÖn ph¸p chÝnh thøc hoÆc viÖc chÊp nhËn
cam kÕt vÒ gi¸, ®ång thêi c¸c th«ng b¸o c«ng khai

2
3
nµy còng tu©n thñ c¸c nguyªn t¾c b¶o mËt th«ng tin.
§Æc biÖt, th«ng b¸o hay b¸o c¸o sÏ ®-a ra c¸c th«ng
tin nh- m« t¶ trong ®o¹n 2.1 còng nh- c¸c lý do chÊp
nhËn hay tõ chèi c¸c lËp luËn hay kiÕn nghÞ cña nhµ
xuÊt khÈu hay nhËp khÈu vµ c¬ së cho bÊt kú quyÕt
®Þnh nµo ®-îc ®-a ra theo ®o¹n 10.2 cña §iÒu 6.

12.2.3 Th«ng b¸o c«ng khai vÒ viÖc chÊm døt hay ®×nh
chØ ®iÒu tra dùa trªn c¬ së chÊp nhËn cam kÕt gi¸
theo §iÒu 8 sÏ bao gåm, trõ phi ®-îc ®-a ra trong
b¸o c¸o riªng, nh÷ng th«ng tin vÒ c¸c phÇn kh«ng cÇn
b¶o mËt cña c¸c cam kÕt.

12.3 C¸c qui ®Þnh cña §iÒu nµy sÏ ®-îc ¸p dông víi nh÷ng
söa ®æi cÇm thiÕt cho viÖc b¾t ®Çu còng nh- hoµn tÊt c¸c qu¸
tr×nh rµ so¸t theo §iÒu 11 vµ c¸c quyÕt ®Þnh ®-îc ®-a ra theo
§iÒu 10 nh»m ¸p dông thuÕ chèng ph¸ gi¸ håi tè.

§iÒu 13

Rµ so¸t t- ph¸p

C¸c Thµnh viªn mµ ph¸p luËt trong n-íc ®· cã c¸c quy ®Þnh
vÒ biÖn ph¸p chèng b¸n ph¸ gi¸ sÏ tiÕp tôc duy tr× c¸c thñ tôc
tè tông vµ xÐt xö t- ph¸p vµ träng tµi còng nh- hµnh chÝnh
nh»m môc ®Ých rµ so¸t c¸c biÖn ph¸p hµnh chÝnh cã liªn quan
tíi c¸c quyÕt ®Þnh cuèi cïng theo néi dung cña §iÒu 11. C¸c
h×nh thøc toµ ¸n hay c¸c thñ tôc nµy sÏ ®-îc ®Æt ®éc lËp ®èi
víi c¸c c¬ quan h÷u quan chÞu tr¸ch nhiÖm ®-a ra c¸c quyÕt
®Þnh hoÆc rµ so¸t cã liªn quan.

§iÒu 14

Hµnh ®éng chèng b¸n ph¸ gi¸ nh©n danh mét n-íc thø ba

14.1 §¬n ®Ò nghÞ chèng b¸n ph¸ gi¸ nh©n danh n-íc thø ba
sÏ do c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn cña n-íc thø ba nµy thùc hiÖn.

14.2 §¬n ®Ò nghÞ nµy cÇn ph¶i ®i kÌm víi c¸c th«ng tin hç
trî liªn quan tíi gi¸ cho thÊy c¸c hµng hãa nhËp khÈu ®ang
®-îc b¸n ph¸ gi¸ vµ c¸c th«ng tin chi tiÕt cho thÊy tr-êng hîp
nghi ngê b¸n ph¸ gi¸ nµy ®ang g©y thiÖt h¹i ®Õn ngµnh s¶n xuÊt
trong n-íc cña n-íc thø ba nµy. ChÝnh phñ cña n-íc thø ba sÏ
cung cÊp c¸c hç trî cÇn thiÕt cho c¬ quan cã thÈm quyÒn cña
n-íc nhËp khÈu trong chõng mùc cã thÓ ®Ó thu thËp th«ng tin mµ
n-íc nµy quan t©m.

14.3 Trong qu¸ tr×nh xem xÐt ®¬n ®Ò nghÞ nµy, c¸c c¬ quan
cã thÈm quyÒn cña n-íc nhËp khÈu sÏ xem xÐt c¸c t¸c ®éng cña
hµnh ®éng b¸n ph¸ gi¸ ®· ®-îc x¸c ®Þnh tíi ngµnh s¶n xuÊt cã
liªn quan cña n-íc thø ba, nghÜa lµ viÖc ®¸nh gi¸ thiÖt h¹i
kh«ng chØ thùc hiÖn ®èi víi c¸c t¸c ®éng cña tr-êng hîp b¸n
ph¸ gi¸ ®èi víi xuÊt khÈu cña ngµnh nµy sang n-íc nhËp khÈu
hay thËm chÝ t¸c ®éng ®Õn toµn bé xuÊt khÈu cña ngµnh ®ã.

2
4
14.4 QuyÕt ®Þnh cã tiÕn hµnh xem xÐt vô viÖc hay kh«ng
phô thuéc hoµn toµn vµo n-íc nhËp khÈu. NÕu n-íc nhËp khÈu
quyÕt ®Þnh r»ng n-íc nµy ®· s½n sµng thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p
chèng ph¸ gi¸ th× chÝnh n-íc nhËp khÈu lµ n-íc sÏ ph¶i tr×nh
lªn Héi ®ång Th-¬ng m¹i Hµng hãa xin chÊp thuËn ®èi víi c¸c
biÖn ph¸p ®ã.

§iÒu 15

C¸c Thµnh viªn ®ang ph¸t triÓn

Còng thõa nhËn r»ng c¸c Thµnh viªn ph¸t triÓn cÇn ph¶i cã
c¸c chiÕu cè ®Æc biÖt ®Õn t×nh h×nh ®Æc thï cña c¸c Thµnh viªn
®ang ph¸t triÓn trong khi xem xÐt c¸c ®¬n ®Ò nghÞ vÒ c¸c biÖn
ph¸p chèng b¸n ph¸ gi¸ theo c¸c quy ®Þnh cña HiÖp ®Þnh nµy.
C¸c biÖn ph¸p ®iÒu chØnh mang tÝnh chÊt phèi hîp x©y dùng sÏ
®-îc ®em ra xem xÐt tr-íc khi ¸p dông thuÕ chèng ph¸ gi¸ nÕu
biÖn ph¸p nµy ¶nh h-ëng tíi lîi Ých c¬ b¶n cña c¸c Thµnh viªn
®ang ph¸t triÓn.

PhÇn II

§iÒu 16

Uû ban vÒ Thùc hµnh Chèng b¸n Ph¸ gi¸

16.1 Uû ban vÒ Thùc hµnh Chèng b¸n Ph¸ gi¸ sÏ ®-îc thµnh
lËp theo HiÖp ®Þnh nµy (®-îc nh¾c tíi víi tªn gäi Uû ban trong
HiÖp ®Þnh nµy) bao gåm ®¹i diÖn cña tõng Thµnh viªn. Uû ban sÏ
bÇu ra Chñ tÞch vµ sÏ nhãm häp Ýt nhÊt 2 lÇn trong 1 n¨m vµ
trong c¸c tr-êng hîp kh¸c, theo ®Ò xuÊt cña bÊt kú Thµnh viªn
nµo theo ®óng c¸c quy ®Þnh trong HiÖp ®Þnh. Uû ban sÏ thùc
hiÖn c¸c tr¸ch nhiÖm ®-îc giao theo tinh thÇn cña HiÖp ®Þnh
hoÆc do c¸c Thµnh viªn giao vµ Uû ban sÏ dµnh c¬ héi ®Ó c¸c
Thµnh viªn tham vÊn vÒ c¸c vÊn ®Ò liªn quan tíi ho¹t ®éng cña
HiÖp ®Þnh vµ viÖc thùc hiÖn c¸c môc tiªu cña HiÖp ®Þnh nµy.
Ban Th- ký WTO sÏ lµ ban th- ký cho Uû ban.

16.2 Uû ban sÏ thµnh lËp c¸c c¬ quan trùc thuéc nÕu cÇn
thiÕt.

16.3 Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn c¸c chøc n¨ng cña m×nh, Uû
ban vµ c¸c c¬ quan trùc thuéc sÏ tham vÊn vµ t×m th«ng tin tõ
c¸c nguån ®-îc coi lµ thÝch hîp. Tuy nhiªn, tr-íc khi Uû ban
hay c¬ quan trùc thuéc t×m kiÕm c¸c th«ng tin tõ c¸c nguån
thuéc quyÒn tµi ph¸n cña mét Thµnh viªn, c¬ quan nµy sÏ th«ng
b¸o cho Thµnh viªn liªn quan vµ xin sù ®ång ý cña Thµnh viªn
hoÆc doanh nghiÖp cÇn tham vÊn.

16.4 C¸c Thµnh viªn sÏ b¸o c¸o ngay lªn Uû ban c¸c biÖn ph¸p
chèng b¸n ph¸ gi¸ t¹m thêi hay chÝnh thøc do hä ¸p dông. C¸c
b¸o c¸o nµy sÏ ®-îc gi÷ t¹i Ban Th- ký ®Ó tiÖn cho viÖc xem
xÐt cña c¸c Thµnh viªn kh¸c. Nöa n¨m mét lÇn, c¸c Thµnh viªn

2
5
còng sÏ ®Ö tr×nh c¸c b¸o c¸o vÒ c¸c hµnh ®éng chèng b¸n ph¸
gi¸ ®-îc ®-a ra trong vßng 6 th¸ng võa qua. B¸o c¸o 6 th¸ng
nµy sÏ ®-îc nép theo mét mÉu tiªu chuÈn ®-îc c¸c n-íc nhÊt
trÝ.

16.5 Mçi Thµnh viªn sÏ th«ng b¸o víi Uû ban (a) c¬ quan cã
thÈm quyÒn nµo cña m×nh cã quyÒn b¾t ®Çu vµ thùc hiÖn ®iÒu tra
®-îc nãi ®Õn t¹i §iÒu 5 vµ (b) c¸c thñ tôc trong n-íc cña m×nh
®iÒu chØnh viÖc b¾t ®Çu vµ tiÕn hµnh nh÷ng ®iÒu tra nµy.

§iÒu 17

Tham vÊn vµ gi¶i quyÕt tranh chÊp

17.1 Trõ c¸c tr-êng hîp ®-îc quy ®Þnh kh¸c ®i d-íi ®©y,
B¶n Ghi nhí vÒ Gi¶i quyÕt Tranh chÊp sÏ ®-îc ¸p dông trong qu¸
tr×nh trao ®æi tham vÊn vµ gi¶i quyÕt c¸c tranh chÊp theo HiÖp
®Þnh nµy.

17.2 C¸c Thµnh viªn sÏ cã sù chiÕu cè xem xÐt vµ dµnh ®ñ


c¬ héi ®Ó trao ®æi tham vÊn vÒ nh÷ng ®Ò xuÊt cña Thµnh viªn
kh¸c ®èi víi c¸c vÊn ®Ò cã liªn quan tíi ho¹t ®éng cña HiÖp
®Þnh.

17.3 NÕu bÊt kú Thµnh viªn nµo thÊy r»ng c¸c lîi Ých cña
n-íc nµy, trùc tiÕp hay gi¸n tiÕp theo HiÖp ®Þnh nµy, ®ang bÞ
mÊt ®i hay gi¶m ®i hoÆc viÖc thùc hiÖn c¸c môc ®Ých ®ang bÞ
c¶n trë do Thµnh viªn hay c¸c Thµnh viªn kh¸c, th× Thµnh viªn
nµy, nh»m môc ®Ých ®¹t ®-îc mét gi¶i ph¸p tháa m·n c¶ hai bªn
vÒ vÊn ®Ò nµy, sÏ göi b»ng v¨n b¶n c¸c c©u hái tham vÊn tíi
n-íc hay c¸c Thµnh viªn cã liªn quan. C¸c Thµnh viªn sÏ dµnh
thêi gian xem xÐt cÇn thiÕt ®èi víi c¸c ®Ò nghÞ tiÕn hµnh trao
®æi tham vÊn tõ mét Thµnh viªn kh¸c.

17.4 NÕu Thµnh viªn ®-a ra ®Ò nghÞ tham vÊn xÐt thÊy viÖc
tham vÊn thùc hiÖn theo kho¶n 3 kh«ng ®¹t ®-îc mét gi¶i ph¸p
®-îc c¸c bªn cïng nhÊt trÝ vµ nÕu c¬ quan h÷u quan cña n-íc
nhËp khÈu ®· ¸p dông thuÕ chèng b¸n ph¸ gi¸ hoÆc chÊp nhËn cam
kÕt vÒ gi¸, Thµnh viªn ®ã sÏ cã thÓ ®-a vÊn ®Ò nµy ra C¬ quan
Gi¶i quyÕt Tranh chÊp (DSB). Khi mét biÖn ph¸p t¹m thêi cã ¶nh
h-ëng ®¸ng kÓ vµ Thµnh viªn ®Ò nghÞ tham vÊn xÐt thÊy biÖn
ph¸p nµy ®-îc thùc hiÖn ®i ng-îc l¹i víi c¸c quy ®Þnh trong
kho¶n 1 §iÒu 7, th× Thµnh viªn ®ã cã thÓ ®-a vÊn ®Ò nµy ra
DSB.

17.5 Theo yªu cÇu cña bªn khiÕu n¹i, DSB sÏ thµnh lËp mét
Héi ®ång ®Ó xem xÐt vÊn ®Ò nµy dùa trªn:

(i) v¨n b¶n tr×nh bÇy cña Thµnh viªn kiÕn nghÞ chØ ra
r»ng c¸c lîi Ých cña Thµnh viªn nµy, trùc tiÕp hay
gi¸n tiÕp, theo HiÖp ®Þnh ®ang bÞ mÊt ®i hay bÞ gi¶m
®i hay viÖc ®¹t ®-îc c¸c môc tiªu cña HiÖp ®Þnh ®ang
bÞ c¶n trë, vµ

2
6
(ii) c¸c th«ng tin tr×nh bµy vÒ thùc tÕ phï hîp víi c¸c
thñ tôc trong n-íc ®èi víi c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn
cña Thµnh viªn nhËp khÈu.

17.6 Khi xem xÐt c¸c vÊn ®Ò ®-îc nªu ra trong kho¶n 5:

(i) trong qu¸ tr×nh ®¸nh gi¸ c¸c sù kiÖn thùc tÕ cã liªn
quan tíi néi dung nµy, ban héi thÈm sÏ x¸c ®Þnh xem
c¸c b»ng chøng thùc tÕ ®-îc ®-a ra cã ®óng ®¾n hay
kh«ng vµ liÖu viÖc ®¸nh gi¸ c¸c b»ng chøng thùc tÕ
nµy cã c«ng b»ng vµ kh¸ch quan hay kh«ng. NÕu c¸c
b»ng chøng thùc tÕ nµy c«ng b»ng vµ kh¸ch quan, ngay
c¶ khi ban héi thÈm ®· cã kÕt luËn kh¸c th× qu¸
tr×nh thÈm ®Þnh ®¸nh gi¸ nµy sÏ kh«ng bÞ thay ®æi;

(ii) ban héi thÈm sÏ gi¶i thÝch c¸c quy ®Þnh cã liªn quan
cña HiÖp ®Þnh phï hîp víi c¸c quy t¾c tËp qu¸n trong
viÖc gi¶i thÝch c«ng ph¸p quèc tÕ. Khi ban héi thÈm
thÊy c¸c quy ®Þnh cña HiÖp ®Þnh cã thÓ ®-îc gi¶i
thÝch theo Ýt nhÊt hai c¸ch ®Òu cã thÓ ®-îc chÊp
nhËn th× ban héi thÈm sÏ x¸c nhËn biÖn ph¸p cña c¬
quan cã thÈm quyÒn lµ phï hîp víi HiÖp ®Þnh nÕu biÖn
ph¸p nµy dùa vµo mét trong c¸c c¸ch gi¶i thÝch cã
thÓ ®-îc chÊp nhËn theo HiÖp ®Þnh.

17.7 C¸c th«ng tin mËt cung cÊp cho ban héi thÈm sÏ kh«ng
®-îc tiÕt lé mµ kh«ng cã sù cho phÐp cña c¸ nh©n, tæ chøc hay
c¬ quan cung cÊp c¸c th«ng tin ®ã. Khi ban héi thÈm yªu cÇu
cung cÊp th«ng tin, nh-ng c¸c th«ng tin nµy nÕu kh«ng cã sù
chÊp thuËn th× ban héi thÈm kh«ng ®-îc tiÕt lé, th× b¶n tãm
t¾t kh«ng mËt cña c¸c th«ng tin nµy sÏ cã thÓ ®-îc ban héi
thÈm cung cÊp sau khi ®· cã sù chÊp thuËn cña c¸ nh©n, tæ chøc
hay c¬ quan cã thÈm quyÒn cña n-íc h÷u quan.

PhÇn III

§iÒu 18

§iÒu kho¶n cuèi cïng

18.1 Theo gi¶i thÝch cña HiÖp ®Þnh nµy, c¸c n-íc kh«ng
®-îc thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p chèng b¸n ph¸ gi¸ ®èi víi hµng
xuÊt khÈu cña Thµnh viªn kh¸c trõ phi c¸c biÖn ph¸p nµy tu©n
thñ theo c¸c quy ®Þnh cña GATT 1994.24

18.2 C¸c n-íc kh«ng ®-îc cã c¸c b¶o l-u ®èi víi c¸c quy
®Þnh cña HiÖp ®Þnh nµy nÕu kh«ng ®-îc sù ®ång ý chÊp thuËn cña
c¸c Thµnh viªn kh¸c.

18.3 Theo quy ®Þnh trong c¸c ®o¹n 3.1 vµ 3.2, c¸c quy

24 §iÒu nµy kh«ng ng¨n c¶n viÖc cã hµnh ®éng theo nh- c¸c ®iÒu kho¶n
kh¸c cña GATT 1994 trong tr-êng hîp thÝch hîp.

2
7
®Þnh cña HiÖp ®Þnh nµy sÏ ®-îc ¸p dông trong qu¸ tr×nh ®iÒu
tra vµ rµ so¸t c¸c biÖn ph¸p ®ang ¸p dông trong thêi ®iÓm hiÖn
t¹i ®-îc b¾t ®Çu theo ®óng c¸c ®¬n ®Ò nghÞ ®· ®-îc göi kÓ tõ
ngµy HiÖp ®Þnh WTO cã hiÖu lùc ®èi víi Thµnh viªn ®ã.

18.3.1 §èi víi viÖc tÝnh to¸n biªn ®é b¸n ph¸ gi¸ trong
c¸c thñ tôc hoµn tr¶ theo kho¶n 3 §iÒu 9, c¸c nguyªn
t¾c sö dông trong lÇn x¸c ®Þnh hay lÇn rµ so¸t
tr-êng hîp b¸n ph¸ gi¸ gÇn nhÊt sÏ ®-îc ¸p dông.

18.3.2 §Ó phôc vô cho kho¶n 3 §iÒu 11, c¸c biÖn ph¸p


chèng b¸n ph¸ gi¸ hiÖn cã sÏ ®-îc coi lµ ¸p dông vµo
thêi ®iÓm kh«ng muén h¬n ngµy HiÖp ®Þnh WTO cã hiÖu
lùc ®èi víi Thµnh viªn, trõ tr-êng hîp ph¸p luËt
trong n-íc cña Thµnh viªn cã hiÖu lùc vµo thêi ®iÓm
®ã ®· ®-a ra ®iÒu kho¶n t-¬ng tù nh- ®· ®-îc quy
®Þnh trong kho¶n ®ã.

18.4 C¸c Thµnh viªn sÏ thùc hiÖn c¸c b-íc cÇn thiÕt,
chung hay theo c¸c tr-êng hîp cô thÓ, ®Ó ®¶m b¶o sù phï hîp
cña c¸c ph¸p luËt, qui ®Þnh vµ c¸c thñ tôc hµnh chÝnh cña n-íc
nµy theo c¸c quy ®Þnh trong HiÖp ®Þnh khi ¸p dông ®èi víi c¸c
Thµnh viªn, kh«ng muén h¬n thêi ®iÓm HiÖp ®Þnh WTO cã hiÖu lùc
®èi víi Thµnh viªn ®ã.

18.5 C¸c Thµnh viªn sÏ th«ng b¸o cho Uû ban vÒ c¸c thay
®æi vÒ ph¸p luËt vµ qui ®Þnh cña m×nh cã liªn quan tíi HiÖp
®Þnh nµy vµ vÒ viÖc thùc hiÖn c¸c luËt lÖ vµ quy ®Þnh ®ã.

18.6 Uû ban sÏ rµ so¸t hµng n¨m qu¸ tr×nh triÓn khai, ¸p


dông vµ thùc hiÖn HiÖp ®Þnh nµy ®Æc biÖt lµ viÖc thùc hiÖn c¸c
môc tiªu chÝnh. Uû ban sÏ th«ng b¸o hµng n¨m cho Héi ®ång
Th-¬ng m¹i Hµng hãa tiÕn triÓn thùc hiÖn HiÖp ®Þnh trong tõng
kú rµ so¸t.

18.7 C¸c Phô lôc cña HiÖp ®Þnh sÏ lµ bé phËn kh«ng t¸ch
rêi cña HiÖp ®Þnh.

2
8
Phô lôc 1

Thñ tôc ®iÒu tra t¹i chç theo kho¶n 7 §iÒu 6

1. Sau khi b¾t ®Çu tiÕn hµnh ®iÒu tra, c¬ quan cã thÈm quyÒn
cña Thµnh viªn xuÊt khÈu vµ c¸c doanh nghiÖp cã liªn quan sÏ
®-îc th«ng b¸o vÒ ý ®Þnh tiÕn hµnh c¸c cuéc ®iÒu tra t¹i chç.

2. NÕu trong tr-êng hîp ®Æc biÖt qu¸ tr×nh ®iÒu tra sÏ bao
gåm c¸c chuyªn gia phi chÝnh phñ tham gia vµo nhãm ®iÒu tra,
doanh nghiÖp vµ c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn cña Thµnh viªn xuÊt
khÈu sÏ ®-îc th«ng b¸o vÒ viÖc nµy. C¸c chuyªn gia phi chÝnh
phñ sÏ sÏ ph¶i chÞu c¸c chÕ tµi cÇn thiÕt nÕu hä vi ph¹m
nguyªn t¾c b¶o mËt th«ng tin.

3. Theo c¸c thñ tôc chÝnh thøc, viÖc gÆp c¸c doanh nghiÖp ë
c¸c Thµnh viªn xuÊt khÈu cÇn ph¶i cã sù ®ång ý chÝnh thøc cña
doanh nghiÖp cã liªn quan.

4. Khi c¸c doanh nghiÖp cã liªn quan ®· nhÊt trÝ, c¬ quan


®iÒu tra sÏ th«ng b¸o cho c¬ quan cã thÈm quyÒn cña Thµnh viªn
xuÊt khÈu tªn vµ ®Þa chØ cña c¸c doanh nghiÖp mµ c¬ quan nµy
muèn tíi vµ ngµy th¸ng dù kiÕn nh- ®· nhÊt trÝ.

5. ViÖc gÆp c¸c doanh nghiÖp cÇn ph¶i ®-îc th«ng b¸o tr-íc.

6. ViÖc gÆp c¸c doanh nghiÖp ®Ó gi¶i thÝch vÒ b¶ng c©u hái
chØ ®-îc thùc hiÖn trªn c¬ së doanh nghiÖp ®Ò nghÞ. Cuéc viÕng
th¨m nµy sÏ ®-îc thùc hiÖn nÕu (a) c¬ quan cã thÈm quyÒn cña
n-íc nhËp khÈu th«ng b¸o cho ®¹i diÖn cña Thµnh viªn muèn ®iÒu
tra vµ (b) Thµnh viªn nµy kh«ng ph¶n ®èi.

7. Do môc ®Ých cña viÖc ®iÒu tra t¹i chç nh»m kiÓm tra c¸c
sè liÖu ®· ®-îc cung cÊp hoÆc ®Ó thu thËp thªm th«ng tin chi
tiÕt, v× vËy viÖc viÕng th¨m nµy nªn ®-îc thùc hiÖn sau khi ®·
cã tr¶ lêi ®èi víi b¶ng c©u hái trõ phi doanh nghiÖp cã liªn
quan kh«ng nhÊt trÝ vµ chÝnh phñ cña n-íc xuÊt khÈu ®· ®-îc
th«ng b¸o cña c¬ quan ®iÒu tra vÒ cuéc viÕng th¨m nµy vµ nÕu
chÝnh phñ n-íc nµy kh«ng ph¶n ®èi. Thªm vµo ®ã, cÇn ph¶i lËp
thµnh thñ tôc chÝnh thøc theo ®ã c¸c doanh nghiÖp ®-îc viÕng
th¨m cÇn ®-îc th«ng b¸o vÒ néi dung c¸c th«ng tin cÇn ®-îc
kiÓm tra hoÆc cung cÊp bæ sung, mÆc dï vËy ®iÒu nµy kh«ng lo¹i
trõ c¸c yªu cÇu cung cÊp thªm c¸c th«ng tin chi tiÕt ®-îc ®Æt
ra t¹i chç trªn c¬ së nh÷ng th«ng tin ®· cã ®-îc.

8. C¸c c©u hái vµ ®Ò nghÞ do c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn hoÆc


doanh nghiÖp cña Thµnh viªn xuÊt khÈu ®Æt ra vµ cã ý nghÜa cèt
yÕu ®èi víi qu¸ tr×nh ®iÒu tra t¹i chç cÇn ®-îc tr¶ lêi, nÕu
cã thÓ, tr-íc khi viÕng th¨m.

Phô lôc II
C¸c th«ng tin tèt nhÊt cã ®-îc theo c¸c ®iÒu kiÖn cña kho¶n 8
§iÒu 6

2
9
1. Ngay khi b¾t ®Çu qu¸ tr×nh ®iÒu tra, c¬ quan ®iÒu tra sÏ
x¸c ®Þnh c¸c th«ng tin yªu cÇu tõ c¸c bªn h÷u quan, h×nh thøc
tr¶ lêi c¸c yªu cÇu th«ng tin ®ã tõ c¸c bªn h÷u quan. C¸c c¬
quan nµy còng sÏ ®¶m b¶o ®· cho bªn h÷u quan biÕt r»ng trong
kho¶ng thêi gian hîp lý mµ bªn h÷u quan kh«ng cung cÊp c¸c
th«ng tin cÇn thiÕt th× c¬ quan ®iÒu tra sÏ ra c¸c quyÕt ®Þnh
dùa vµo c¸c th«ng tin thùc tÕ mµ c¸c c¬ quan nµy cã ®-îc, bao
gåm c¸c th«ng tin trong ®¬n ®Ò nghÞ tiÕn hµnh ®iÒu tra cña
ngµnh s¶n xuÊt trong n-íc.

2. C¬ quan cã thÈm quyÒn cã thÓ ®Ò nghÞ bªn h÷u quan tr¶ lêi
b»ng mét ph-¬ng tiÖn nµo ®ã (vÝ dô nh- qua b¨ng tõ) hay qua
c¸c ng«n ng÷ m¸y tÝnh. Trong tr-êng hîp ®Ò nghÞ nh- vËy, c¬
quan nµy cÇn ph¶i xem xÐt kh¶ n¨ng hîp lý cña bªn h÷u quan
trong viÖc tr¶ lêi th«ng qua ph-¬ng tiÖn ®-îc yªu cÇu hay qua
ng«n ng÷ m¸y tÝnh vµ c¬ quan nµy kh«ng nªn yªu cÇu bªn h÷u
quan tr¶ lêi th«ng qua hÖ thèng m¸y tÝnh kh¸c víi hÖ thèng mµ
bªn h÷u quan nµy ®ang sö dông. C¬ quan cã thÈm quyÒn kh«ng nªn
yªu cÇu bªn h÷u quan sö dông h×nh thøc tr¶ lêi b»ng m¸y tÝnh
nÕu nh- bªn h÷u quan kh«ng l-u tr÷ trªn m¸y tÝnh vµ nÕu tr¶
lêi nh- vËy cã thÓ g©y ra mét mét g¸nh nÆng bÊt hîp lý víi bªn
h÷u quan, ch¼ng h¹n nh- yªu cÇu nµy g©y ra c¸c chi phÝ vµ khã
kh¨n kh«ng hîp lý.

3. TÊt c¶ c¸c th«ng tin cã thÓ kiÓm chøng ®-îc, ®-îc cung
cÊp phï hîp ®Ó cã thÓ sö dông trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra mµ
kh«ng g©y ra c¸c khã kh¨n kh«ng cÇn thiÕt, ®-îc cung cÊp ®óng
h¹n vµ trong tr-êng hîp cã thÓ, theo c¸c ph-¬ng tiÖn hay ng«n
ng÷ m¸y tÝnh do c¬ quan cã thÈm quyÒn yªu cÇu, cÇn ph¶i ®-îc
®-a vµo xem xÐt trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra. NÕu bªn h÷u quan nµy
kh«ng tr¶ lêi theo h×nh thøc yªu cÇu hay ng«n ng÷ m¸y tÝnh nh-
yªu cÇu nh-ng c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn nhËn thÊy c¸c ®iÒu
kiÖn vÒ hoµn c¶nh nh- quy ®Þnh trong kho¶n 2 ®· ®-îc tho¶ m·n,
th× viÖc kh«ng tr¶ lêi theo h×nh thøc hay ng«n ng÷ m¸y tÝnh
nh- yªu cÇu sÏ kh«ng ®-îc xem lµ g©y c¶n trë lín tíi qu¸ tr×nh
®iÒu tra.

4. Trong tr-êng hîp c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn kh«ng cã kh¶


n¨ng xö lý c¸c th«ng tin ®-îc cung cÊp qua c¸c ph-¬ng tiÖn cô
thÓ (nh- qua b¨ng tõ), c¸c th«ng tin ®ã cÇn ®-îc cung cÊp b»ng
v¨n b¶n hoÆc c¸c h×nh thøc kh¸c mµ c¬ quan nµy chÊp nhËn.

5. MÆc dï c¸c th«ng tin cung cÊp cã thÓ kh«ng hoµn thiÖn,
nh-ng ®iÒu nµy kh«ng cã nghÜa lµ c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn l¹i
xem nhÑ c¸c th«ng tin nµy nÕu bªn h÷u quan ®· lµm hÕt kh¶ n¨ng
cña m×nh.

6. Sau khi ®· xem xÐt tíi thêi h¹n cÇn thiÕt trong qu¸ tr×nh
®iÒu tra, nÕu c¸c b»ng chøng hoÆc c¸c th«ng tin kh«ng ®-îc
chÊp nhËn, bªn cung cÊp th«ng tin cÇn nhËn ®-îc th«ng b¸o lý
do vÒ viÖc nµy vµ cÇn ®-îc cho c¬ héi cung cÊp c¸c gi¶i thÝch
trong kho¶ng thêi gian hîp lý. NÕu c¸c lêi gi¶i thÝch nµy vÉn
ch-a ®-îc c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn coi lµ tho¶ m·n th× c¸c lý
do cho viÖc kh«ng chÊp nhËn c¸c b»ng chøng hoÆc th«ng tin cÇn
ph¶i ®-îc nªu ra trong bÊt kú quyÕt ®Þnh chÝnh thøc nµo.

3
0
7. NÕu c¬ quan cã thÈm quyÒn ph¶i ®-a ra c¸c kÕt luËn, bao
gåm c¶ ®èi víi c¸c kÕt luËn vÒ gi¸ trÞ th«ng th-êng, dùa trªn
c¬ së c¸c th«ng tin tõ c¸c nguån tin thø cÊp bao gåm c¶ th«ng
tin ®-îc nªu trong ®¬n ®Ò nghÞ tiÕn hµnh ®iÒu tra, th× viÖc sö
dông c¸c th«ng tin nµy cÇn ph¶i ®-îc thùc hiÖn thËn träng.
Trong c¸c tr-êng hîp ®ã, nÕu cã thÓ, c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn
cÇn ph¶i kiÓm tra c¸c th«ng tin nµy th«ng qua c¸c nguån tin
®éc lËp cã thÓ cã, ch¼ng h¹n nh- c¸c b¶ng gi¸ ®· c«ng bè, sè
liÖu thèng kª chÝnh thøc, tê khai h¶i quan vµ tõ c¸c th«ng tin
thu ®-îc tõ c¸c bªn liªn quan kh¸c trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra.
MÆc dï vËy, râ rµng r»ng nÕu bªn h÷u quan kh«ng hîp t¸c vµ dÊu
diÕm th«ng tin th× t×nh tr¹ng nµy cã thÓ g©y ra kÕt qu¶ bÊt
lîi cho bªn h÷u quan so víi tr-êng hîp bªn nµy hîp t¸c víi c¸c
c¬ quan cã thÈm quyÒn.

3
1
HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG
Các Thành viên, bằng Hiệp định này, thoả thuận như sau:

Phần 1: Những quy định chung

Điều 1
Định nghĩa trợ cấp
1.1 Theo Hiệp định này, trợ cấp được coi là tồn tại nếu:
(a)(1) có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên
lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính
phủ”) khi:
(i) chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát,
cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như
bảo lãnh tiền vay);
(ii) các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ:
ưu đãi tài chính như miễn thuế )[1];
(iii) chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung,
hoặc mua hàng ;
(iv) chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ
chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii)
trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công
việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động
thông thuờng của chính phủ.
hoặc
(a) (2) có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI
của Hiệp định GATT 1994;

(b) một lợi ích được cấp bởi điều đó.
1.2 Trợ cấp theo định nghĩa tại khoản khoản 1 phải chịu sự điều chỉnh của các quy định tại
Phần II hoặc các quy định tại Phần III hoặc Phần V chỉ khi đó là một trợ cấp riêng theo các quy
định tại Điều 2.
Điều 2
Tính riêng biệt
2.1 Để xác định liệu một trợ cấp theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 1 có được áp dụng riêng
cho một doanh nghiệp hay một nhóm các doanh nghiệp hay ngành sản xuất ( theo Hiệp định này
gọi là “các doanh nghiệp nhất định") trong phạm vi quyền hạn của cơ quan có thẩm quyềncấp trợ
cấp hay không, các nguyên tắc sau sẽ được áp dụng:
(a) Khi cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp hay luật mà cơ quan đó thực hiện hạn
chế rõ ràng diện các doanh nghiệp nhất định được hưởng trợ cấp , thì các trợ
cấp đó sẽ mang tính riêng biệt.
(b) Khi cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp hay luật mà cơ quan đó thực hiện
đặt ra các tiêu chuẩn khách quan hoặc điều kiện[2] được trợ cấp hay giá trị
khoản trợ cấp, thì không được coi là có tính riêng biệt nếu khả năng nhận trợ
cấp được mặc nhiên áp dụng và các tiêu chuẩn, điều kiện đó được tuân thủ
chặt chẽ. Các tiêu chuẩn hoặc điều kiện đó phải được thể hiện một cách rõ ràng
trong luật, quy định hoặc tài liệu chính thức khác, để có thể nhận biết được.
(c) Cho dù bề ngoài không mang tính riêng biệt do kết qủa của việc áp dụng
các nguyên tắc nêu tại điểm (a) và (b), nhưng nếu có lý do để tin rằng, trợ cấp
đó trên thực tế mang tính riêng biệt, thì có thể xem xét đến các yếu tố khác. Các
yếu tố đó là: chỉ một số lượng có hạn các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp
trợ cấp nhiều hơn cho một số doanh nghiệp nhất định, cấp số tiền trợ cấp
chênh lệch lớn cho một số doanh nghiệp nhất định và việc này được cơ quan
có thẩm quyền thực hiện một cách tuỳ tiện khi quyết định trợ cấp[3]. Khi áp dụng
điểm này, cần tính đến mức độ của việc đa dạng hoá các hoạt động kinh tế trong
phạm vi quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp, cũng như cần tính
tới khoảng thời gian hoạt động của chương trình trợ cấp.
2. 2 Trợ cấp áp dụng hạn chế đối với các doanh nghiệp nhất định hoạt động tại một vùng
địa lý xác định thuộc quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp phải được coi là mang
tính riêng biệt. Việc chính quyền ở tất cả các cấp quy định hay thay đổi thuế suất áp dụng
chung không được coi là trợ cấp riêng biệt theo Hiệp định này.
2. 3 Bất kỳ trợ cấp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 3 sẽ được coi là trợ cấp riêng.
2. 4 Việc xác định tính riêng biệt của trợ cấp theo các quy định của Điều này phải được
chứng minh rõ ràng trên cơ sở bằng chứng thực tế.

Phần II: Trợ cấp Bị Cấm


Điều 3
Những quy định cấm
3.1 Trừ khi có quy định khác tại Hiệp định nông nghiệp, các khoản trợ cấp sau đây theo định
nghĩa tại Điều 1 sẽ bị cấm:
(a) quy định khối lượng trợ cấp, theo luật hay trong thực tế[4], dù là một điều kiện
riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả thực hiện xuất
khẩu, kể cả những khoản trợ cấp minh hoạ tại Phụ lục I[5];
(b) quy định khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những
điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại.
3.2 Mỗi Thành viên sẽ không cấp hay duy trì những khoản trợ cấp nêu tại khoản 1.
Điều 4
Các chế tài
4. 1 Mỗi khi một Thành viên có lý do để tin rằng một khoản trợ cấp bị cấm đang được một
Thành viên khác áp dụng hay duy trì, thì Thành viên đó có thể yêu cầu được tham vấn với
Thành viên kia.
4. 2 Yêu cầu tham vấn nêu tại khoản 1 phải kèm theo một bản trình bày chứng cứ hiện có về
sự tồn tại và tính chất của trợ cấp nói trên.
4. 3 Khi có yêu cầu tham vấn theo quy định tại khoản 1, Thành viên bị coi là đang áp dụng
hay duy trì trợ cấp bị cấm sẽ tiến hành tham vấn trong thời gian sớm nhất có thể được. Mục tiêu
tham vấn là nhằm làm rõ sự thật tình và đi đến một thoả thuận chung giữa các bên.
4. 4 Nếu trong vòng 30 ngày[6] kể từ ngày có yêu cầu tham vấn mà không đạt được một giải
pháp được các bên chấp nhận, thì bất kỳ Thành viên nào tham gia tham vấn cũng có thể đưa
vấn đề ra Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB "DSB") để ngay lập tức thành lập một ban hội
thẩm , trừ khi DSB nhất trí quyết định không thành lập ban hội thẩm để giải quyết vấn đề đó.
4. 5 Ngay khi được thành lập, ban hội thẩm có thể yêu cầu sự trợ giúp của Nhóm Chuyên gia
thường trực[7] ( theo Hiệp định gọi tắt là "PGE") để đánh giá xem biện pháp đang được nêu ra
có phải là trợ cấp bị cấm không. Nếu được yêu cầu, PGE sẽ tiến hành xem xét ngay các chứng
cứ về sự tồn tại và tính chất của biện pháp được nêu ra và sẽ tạo cơ hội để Thành viên đang áp
dụng hay duy trì biện pháp đó chứng minh rằng biện pháp đó không phải là trợ cấp bị cấm.
Trong thời hạn do ban hội thẩm quy định, PGE sẽ báo cáo kết luận lên ban hội thẩm. Kết luận
của PGE về việc biện pháp được nêu ra có phải là trợ cấp cấm hay không sẽ được ban hội
thẩm chấp nhận mà không được phép sửa đổi
4. 6 Ban hội thẩm sẽ nộp báo cáo cuối cùng cho các bên tranh chấp. Báo cáo sẽ được gửi
cho các Thành viên trong vòng 90 ngày, kể từ ngày ban hội thẩm được thành lập và các điều
khoản tham chiếu được chấp nhận
4. 7 Nếu biện pháp nêu ra được xác định là trợ cấp bị cấm, ban hội thẩm sẽ khuyến nghị
Thành viên đang duy trì trợ cấp bỏ ngay trợ cấp đó. Ban hội thẩm sẽ nêu rõ trong khuyến nghị
thời hạn để bỏ biện pháp đó.
4. 8 Trong vòng 30 ngày kể từ khi ban hội thẩm gửi báo cáo cho tất cả các Thành viên, DSB
sẽ thông qua báo cáo, trừ khi một bên tranh chấp thông báo chính thức với DSB về quyết định
kháng cáo của mình hoặc DSB nhất trí quyết định không thông qua bản báo cáo đó.
4. 9. Khi báo cáo của ban hội thẩm bị kháng cáo, Cơ quan Phúc thẩm sẽ có quyết định trong
vòng 30 ngày kể từ khi bên tranh chấp chính thức thông báo ý định kháng cáo. Khi Cơ quan
Phúc thẩm thấy rằng không thể có được báo cáo trong vòng 30 ngày, Cơ quan đó sẽ thông báo
bằng văn bản cho DSB về lý do chậm trễ cùng với thời gian dự kiến sẽ nộp báo cáo. Trong mọi
trường hơp, thời hạn giải quyết kháng cáo không được quá 60 ngày. Báo cáo phúc thẩm sẽ
được DSB thông qua và các bên liên quan chấp nhận một cách vô điều kiện trừ khi, trong vòng
20 ngày kể từ ngày gửi báo cáo tới các Thành viên[8], DSB nhất trí quyết định không thông qua
báo cáo phúc thẩm.
4. 10. Trong trường hợp khuyến nghị của DSB không được thực thi trong thời hạn được ban
hội thẩm đề ra, tính từ ngày thông qua báo cáo của ban hội thẩm hoặc báo cáo của Cơ quan
Phúc thẩm, DSB sẽ cho phép Thành viên có khiếu nại áp dụng biện pháp đối kháng phù hợp[9]
trừ khi DSB nhất trí quyết định từ chối yêu cầu được áp dụng biện pháp đó.
4. 11. Trong trường hợp một bên tranh chấp yêu cầu trọng tài theo khoản 6 Điều 22 của Thoả
thuận về giải quyết tranh chấp (DSU), thì trọng tài viên sẽ xác định xem biện pháp đối kháng có
thích hợp hay không[10].
4. 12. Để giải quyết các tranh chấp theo Điều này, ngoại trừ những thời hạn được quy định cụ
thể tại Điều này, thời hạn quy định để giải quyết các tranh chấp đó sẽ chỉ bằng một nửa thời hạn
quy định trong DSU.

Phần III: Trợ cấp có thể đối kháng


Điều 5
Tác động nghịch
Không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng bất kỳ trợ cấp nào nêu tại khoản 1
và 2 của Điều 1 để gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, cụ thể như:
(a) gây tổn hại cho một ngành sản xuất của một Thành viên khác[11];
(b) làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực
tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994, đặc biệt là những
quyền lợi có được từ những nhân nhượng đã cam kết theo Điều 2 của Hiệp định
GATT 1994[12];
(c) gây tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của một Thành viên khác[13].
Điều này không áp dụng với những trợ cấp được áp dụng với nông sản quy định tại Điều 12
Hiệp định nông nghiệp.
Điều 6
Tổn hại nghiêm trọng
6.1 Theo điểm (c) của Điều 5, tổn hại nghiêm trọng được coi là tồn tại trong trường hợp:
(a) tổng trị giá trợ cấp[14] cho một sản phẩm vượt quá 5%[15];
(b) trợ cấp để bù cho sự thua lỗ kéo dài trong hoạt động kinh doanh của một
ngành sản xuất;
(c) trợ cấp để bù cho các hoạt động kinh doanh thua lỗ của một doanh nghiệp, trừ
khi đó là một biện pháp nhất thời một lần và không lặp lại với doanh nghiệp đó và
được cấp chỉ thuần tuý để cho phép có thời gian tìm kiếm một giải pháp lâu dài
và tránh phát sinh một vấn đề xã hội gay gắt;
(d) trực tiếp xoá nợ như xoá một khoản nợ Nhà nước hay cấp kinh phí để thanh
toán nợ[16].
6.2 Cho dù có các quy định tại khoản 1, sẽ không coi là có tổn hại nghiêm trọng nếu Thành
viên áp dụng trợ cấp chứng minh được rằng việc trợ cấp được nêu ra không dẫn đến bất kỳ tác
động nào nêu tại khoản 3.
6.3 Tổn hại nghiêm trọng hiểu theo nghĩa của của điểm (c) Điều 5 có thể phát sinh trong
bất kỳ trường hợp nào khi:
(a) trợ cấp làm triệt thoái hay ngăn cản nhập khẩu các sản phẩm tương tự của
một Thành viên khác vào thị trường Thành viên đang áp dụng trợ cấp;
(b) trợ cấp đã làm triệt thoái hay ngăn cản xuất khẩu các sản phẩm tương tự của
một Thành viên khác từ thị trường của một nước thứ ba;
(c) trợ cấp đã làm hạ giá ở mức độ lớn của một sản phẩm được trợ cấp so với giá
của sản phẩm tương tự của một Thành viên khác trên cùng một thị trường hay
gây ra ép giá, đè giá hay giảm doanh số đáng kể trên cùng một thị trường.
(d) trợ cấp đã làm tăng thị phần trên thị trường thế giới của Thành viên đang áp
dụng trợ cấp với một sản phẩm hoặc mặt hàng chưa chế biến được trợ cấp[17]
so với mức thị phần trung bình của Thành viên đó trong ba năm trước đó hoặc
trợ cấp như vậy duy trì một tốc độ tăng đều trong thời kỳ được trợ cấp.
6. 4 Theo điểm 3(b), sự triệt thoái hay ngăn cản xuất khẩu bao gồm bất kỳ trường hợp nào
đã chứng minh được, tuỳ thuộc quy định của khoản 7, rằng có sự thay đổi tương quan thị phần
bất lợi cho một sản phẩm tương tự không được trợ cấp (trong một thời gian đủ mang tính đại
diện để chứng minh cho một xu thế tiến triển thị trường của sản phẩm liên quan, mà trong tình
huống bình thường cũng phải tối thiểu là một năm). “Sự thay đổi tương đối thị phần” bao gồm
bất kỳ một tình huống nào sau đây: (a) có sự tăng thị phần của sản phẩm được trợ cấp; (b) thị
phần của sản phẩm được trợ cấp vẫn được giữ vững trong hoàn cảnh mà nếu không có trợ cấp
sẽ bị giảm; (c) thị phần của sản phẩm được trợ cấp suy giảm, nhưng với tốc độ chậm hơn so với
trường hợp không có trợ cấp.
6. 5 Theo điểm 3(c), hạ giá bao gồm những trường hợp, mà trong đó việc hạ giá này được
chứng tỏ qua so sánh giá hàng được trợ cấp với giá của sản phẩm tương tự không được trợ cấp
cung cấp vào cùng một thị trường. So sánh phải được tiến hành với cùng mức giao thương và
với thời gian so sánh được, có tính toán đúng đến bất kỳ nhân tố nào khác tác động đến việc so
sánh giữa các loại giá. Tuy nhiên, nếu so sánh trực tiếp không thể thực hiện được, có thể chứng
minh có sự hạ giá trên cơ sở đơn giá xuất khẩu.
6. 6 Mỗi Thành viên trên thị trường được coi là có sự tổn hại nghiêm trọng sẽ, theo các quy
định của khoản 3 - Phụ lục V, sẵn sàng cung cấp cho các bên tranh chấp theo các quy định tại
Điều 7 và cho ban hội thẩm được thành lập theo khoản 4 Điều 7, mọi thông tin liên quan có thể
có về sự thay đổi thị phần của các bên tranh chấp cũng như những thông tin về giá sản phẩm
liên quan tới tranh chấp.
6. 7 Không được coi là có sự triệt thoái hay ngăn cản dẫn tới tổn hại nghiêm trọng nêu tại
khoản 3, khi có bất kỳ trường hợp nào dưới đây tồn tại[18] trong thời kỳ được xem xét:
(a) cấm hay hạn chế xuất khẩu một sản phẩm tương tự từ Thành viên có
khiếu nại hay nhập khẩu từ Thành viên có khiếu nại vào một thị trường một nước
thứ ba có liên quan;
(b) chính phủ một nước nhập khẩu áp dụng độc quyền thương mại hay thương
mại nhà nước đối với sản phẩm liên quan quyết định chuyển việc nhập khẩu, vì
những lý do phi thuơng mại, từ nước có khiếu nại sang nhập khẩu từ một hay
nhiều nước khác;
(c) có thiên tai, đình công, đình trệ giao thông hay những hoàn cảnh bất khả
kháng khác tác động đáng kể đến sản xuất, chất lượng hay giá cả của sản phẩm
dành cho xuất khẩu từ Thành viên có khiếu nại;
(d) có sự thoả thuận hạn chế xuất khẩu từ Thành viên có khiếu nại;
(e) tự nguyện giảm khối lượng hàng xuất khẩu liên quan của nước có khiếu nại
(bao gồm , nhưng không giới hạn bởi, trường hợp các hãng thuộc Thành viên có
khiếu nại chủ động phân bố lại việc xuất khẩu sản phẩm đó vào các thị trường
khác);
(f) không tuân theo các tiêu chuẩn hay yêu cầu quy định của nước nhập khẩu.
6. 8 Khi không có những tình huống nêu tại khoản 7, tổn hại nghiêm trọng có thể được xác
định trên cơ sở các thông tin mà ban hội thẩm được cung cấp hay có được, kể cả những thông
tin được cung cấp theo các quy định của Phụ lục V.
6. 9 Điều này không áp dụng đối với trợ cấp được duy trì với nông phẩm theo quy định tại
Điều 13 Hiệp định nông nghiệp.
Điều 7
Các chế tài
7. 1 i Trừ những trường hợp quy định tại Điều 13 Hiệp định nông nghiệp, bất kỳ khi nào một
Thành viên có lý do để tin rằng một khoản trợ cấp nêu tại Điều 1 được một Thành viên khác áp
dụng hay duy trì, dẫn đến thiệt hại, làm vô hiệu hoá, suy giảm hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho
một ngành sản xuất của mình, Thành viên này có thể yêu cầu tham vấn với Thành viên kia.
7. 2 Yêu cầu tham vấn nêu tại khoản 1 phải nêu rõ bằng chứng hiện có về (a) sự tồn tại và
tính chất của một khoản trợ cấp đã nêu, và (b) thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước,
hay sự vô hiệu hoá, suy giảm hoặc tổn hại nghiêm trọng[19] gây ra với quyền lợi của Thành viên
yêu cầu tham vấn.
7. 3 Khi có yêu cầu tham vấn theo khoản 1, Thành viên được coi là đang áp dụng hay duy trì
trợ cấp sẽ tiến hành tham vấn trong thời gian sớm nhất có thể . Mục đích của tham vấn là nhằm
làm rõ thực tế tình hình và đạt được một giải pháp giữa các bên.
7.4 Nếu việc tham vấn không đạt được giải pháp giữa các bên trong vòng 60 ngày[20],
bất kỳ Thành viên tham vấn nào cũng có thể đưa vấn đề ra DSB và yêu cầu lập ban hội thẩm
giải quyết trừ khi DSB nhất trí quyết định không thành lập ban hội thẩm. Thành phần và nhiệm
vụ của ban hội thẩm sẽ được xác định trong vòng 15 ngày kể từ ngày ban được thành lập.
7.5 Ban hội thẩm sẽ xem xét lại vấn đề và có báo cáo gửi các bên tranh chấp. Báo cáo
sẽ được gửi tới mọi Thành viên trong vòng 120 ngày kể từ ngày ban hội thẩm được thành lập và
điều khoản tham chiếu của ban được xác định.
7. 6 Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hội thẩm có báo cáo gửi các Thành viên, báo cáo sẽ
được DSB thông qua[21] trừ khi có một trong các bên đang tranh chấp chính thức thông báo
cho DSB về quyết định của mình sẽ kháng cáo hoặc DSB nhất trí không thông qua báo cáo.
7. 7 Khi một bản báo cáo của ban hội thẩm bị kháng cáo, Cơ quan Phúc thẩm sẽ ra quyết
định trong vòng 60 ngày kể từ ngày bên kháng cáo chính thức thông báo ý định kháng cáo. Khi
không có điều kiện quyết định trong vòng 60 ngày, Cơ quan Phúc thẩm sẽ thông báo bằng văn
bản cho DSB lý do chậm trễ cùng với thời hạn dự kiến sẽ gửi báo cáo. Trong mọi trường hợp,
thủ tục giải quyết kháng cáo cũng không quá 90 ngày. Báo cáo phúc thẩm sẽ được DSB thông
qua vô điều kiện và được các bên tranh chấp chấp nhận trừ khi DSB nhất trí không thông qua
báo cáo đó trong vòng 20 ngày kể từ ngày gửi báo cáo tới các Thành viên[22].
7. 8 Khi báo cáo của Ban hội thẩm hay báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được thông qua xác
định có tồn tại bất kỳ trợ cấp nào dẫn tới những tác động có hại tới quyền lợi của một Thành
viên khác theo nội dung của Điều 5, thì Thành viên cấp hay duy trì trợ cấp sẽ có những biện
pháp thích hợp để loại bỏ tác động có hại đó hoặc loại bỏ trợ cấp.
7. 9 Trong trường hợp một Thành viên không thực hiện những biện pháp thích hợp để loại bỏ
tác động nghịch đó hoặc loại bỏ trợ cấp trong vòng 6 tháng kể từ ngày DSB thông qua báo cáo
hội thẩm hay báo cáo phúc thẩm, và khi không có thoả thuận về đền bù, thì DSB cho phép bên
khiếu nại có biện pháp đối kháng, tương xứng với mức độ và tính chất của tác động có hại đã
xác định được, trừ khi nhất trí quyết định từ chối yêu cầu đó.
7. 10 Trong trường hợp một bên tranh chấp yêu cầu trọng tài theo quy định tại khoản 6 Điều
22 của DSU, trọng tài sẽ xác định xem biện pháp đối kháng có tương xứng với mức độ và tính
chất của tác động nghịch đã được xác định là có tồn tại không.

Phần IV: Những trợ cấp không thể đối kháng


Điều 8
Xác định những trợ cấp không thể đối kháng
8.1 Những trợ cấp dưới đây được coi là không thể đối kháng[23]:
(a) trợ cấp không mang tính chất riêng biệt nêu tại Điều 2;
(b) trợ cấp mang tính chất riêng biệt như nêu tại Điều 2 nhưng đáp ứng mọi điều
kiện nêu tại các điểm 2(a), 2(b) hoặc 2(c) dưới đây.
8.2 Cho dù có các quy định tại Phần III và V, những trợ cấp dưới đây là những trợ cấp
không thể đối kháng:
(a) hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu do các hãng hay các cơ sở đào tạo
cao học hoặc cơ sở nghiên cứu thông qua ký hợp đồng với các hãng thực hiện.
Nếu[24], [25], [26] :
sự hỗ trợ không chiếm[27] quá 75% chi phí cho nghiên cứu công nghiệp[28] hoặc 50%
chi phí cho phát triển sản phẩm tiền cạnh tranh[29], [30].
và với điều kiện là sự trợ giúp như vậy được hạn chế hoàn toàn trong:
(i) chi phí nhân sự (các nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên và cán
bộ hỗ trợ chi sử dụng cho hoạt động nghiên cứu);
(ii) chi phí công cụ, thiết bị, đất đai và nhà cửa hoàn toàn và
thường xuyên (trừ khi được sử dụng vào mục đích thương mại) sử dụng
cho hoạt động nghiên cứu;
(iii) chi phí tư vấn và các dịch vụ tương đương chỉ sử dụng hoàn
toàn cho hoạt động nghiên cứu, kể cả thanh toán cho nghiên cứu thuê
bên ngoài, hiểu biết kỹ thuật, bản quyền, v. v. ;
(iv) chi phí bổ sung phụ trội phát sinh trực tiếp là hoạt động
nghiên cứu;
(v) các chi phí điều hành khác (như là vật liệu, vật tư được cung
cấp và các thứ tương tự) phát sinh trực tiếp từ hoạt động nghiên cứu;
(b) trợ giúp cho các vùng khó khăn trên lãnh thổ của một Thành viên theo chương
trình chung phát triển vùng[31] và không mang tính chất riêng biệt (hiểu theo
nghĩa của Điều 2) trong phạm vi vùng đủ điều kiện được hưởng trợ cấp với điều
kiện là:
(i) mỗi vùng khó khăn phải được xác định ranh giới một cách
rõ ràng về địa lý với đặc điểm kinh tế và hành chính có thể làm rõ
được;
(ii) vùng đó được coi là một vùng khó khăn trên cơ sở những
tiêu chí vô tư và khách quan[32], nêu rõ ràng những khó khăn của vùng
đó phát sinh từ những nhân tố không chỉ mang tính chất nhất thời; các
tiêu thức đó phải được nêu rõ trong luật, quy định hay những văn bản
chính thức khác để có thể cho phép kiểm tra;
(iii) các tiêu trí đó bao gồm việc xác định mức độ phát triển kinh
tế dựa vào ít nhất một trong những yếu tố sau:
- một trong các chỉ tiêu thu nhập tính theo đầu người hoặc thu nhập
hộ gia đình theo đầu người hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GDP)
tính theo đầu người và chỉ tiêu đó không được vượt quá 85% thu
nhập trung bình của vùng lãnh thổ liên quan;
- chỉ số thất nghiệp, phải là mức thất nghiệp không dưới 110% mức
thất nghiệp trung bình của vùng lãnh thổ liên quan; và được tính
toán trong thời kỳ 3 năm; tuy nhiên cách tính đó có thể là một yếu
tố phức hợp hay bao gồm nhiều yếu tố khác.
(c) hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có[33] cho phù
hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt ra, làm
cho các hãng phải chịu khó khăn hoặc gánh nặng tài chính lớn hơn, với điều
kiện sự hỗ trợ đó:
(i) là một biện pháp nhất thời không kéo dài; và
(ii) giới hạn không quá 20% chi phí nâng cấp; và
(iii) không bao gồm chi phí thay thế và vận hành khoản đầu tư đã hỗ
trợ, những chi phí này phải hoàn toàn do các hãng tự chịu; và
(iv) phải có liên hệ trực tiếp tới hay tương ứng với các chương trình
giảm tiếng ồn và ô nhiễm của doanh nghiệp, và không bao gồm bất
kỳ khoản tiết kiệm chi phí sản xuất nào có thể đạt được; và
(v) được cấp cho mọi doanh nghiệp có thể ứng dụng thiết bị mới
hay quy trình sản xuất mới.
8. 3 Việc thực hiện Chương trình trợ cấp quy định tại khoản 2 phải được thông báo trước
cho ủy ban theo các quy định tại Phần VII. Mọi thông báo như vậy phải đủ mức rõ ràng để các
Thành viên khác có thể đánh giá được tính phù hợp của chương trình với các điều kiện và tiêu trí
quy định tại khoản 2. Các Thành viên hàng năm cũng sẽ thông báo cho ủy ban những cập nhật
mới nhất của các thông báo trên, và những điều chỉnh trong các chương trình đó, cụ thể là cung
cấp thông tin về tổng số chi phí toàn cầu cho mỗi chương trình đó. Các Thành viên khác có
quyền yêu cầu thông tin về những trường hợp cụ thể được trợ cấp theo những chương trình đã
thông báo[34].
8. 4 Khi một Thành viên có yêu cầu, Ban Thư ký sẽ xem xét lại thông báo được thực hiện
theo khoản 3, và khi cần thiết có thể yêu cầu Thành viên đang áp dụng trợ cấp cung cấp thêm
thông tin về các chương trình đã thông báo đang được rà soát. Ban Thư ký sẽ báo cáo kết luận
của mình cho ủy ban. Khi có yêu cầu, ủy ban sẽ nhanh chóng rà soát kết luận của Ban Thư ký
(hoặc nếu trước đó không có yêu cầu Ban Thư ký rà soát, thì xem xét chính bản thông báo),
nhằm xác định xem các điều kiện và tiêu chí nêu tại khoản 2 có được đáp ứng không. Thủ tục
quy định tại khoản này phải hoàn thành chậm nhất vào phiên họp thường lệ đầu tiên của ủy ban
tiếp theo ngày tiếp nhận thông báo về chương trình trợ cấp, với điều kiện thông báo được tiếp
nhận không dưới hai tháng trước phiên họp thường kỳ của ủy ban. Khi có yêu cầu, thủ tục rà
soát nêu tại khoản này cũng được áp dụng đối với những điều chỉnh đáng kể của chương trình
đã được thông báo cập nhật hàng năm nêu tại khoản 3.
8. 5 Khi một Thành viên có yêu cầu, sự xác định của Uỷ ban nêu tại khoản 4, hoặc khi ủy ban
không xác định được, cũng như sự vi phạm các điều kiện đã được nêu trong thông báo với mỗi
trường hợp riêng biệt sẽ được đưa ra trọng tài giải quyết và quyết định của trọng tài là ràng
buộc. Trừ khi có quy định khác tại khoản này, thì DSU sẽ được áp dụng đối với thủ tục trọng tài
được tiến hành theo khoản này.
Điều 9
Tham vấn và các chế tài được phép
9. 1 Trong quá trình thực hiện chương trình nêu tại khoản 2 Điều 8, cho dù chương trình đã
phù hợp với các tiêu chí quy định tại khoản đó, nhưng nếu một Thành viên có lý do để tin rằng
chương trình này đã dẫn tới những những tác hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước
của Thành viên đó, tới mức có thể gây thiệt hại khó có thể khắc phục được, thì Thành viên đó có
thể yêu cầu tham vấn với Thành viên đang áp dụng hoặc duy trì trợ cấp.
9. 2 Khi có yêu cầu tham vấn nêu tại khoản 1, Thành viên đang áp dụng hay duy trì chương
trình trợ cấp được nêu ra sẽ tiến hành tham vấn trong thời gian sớm nhất có thể. Mục đích của
việc tham vấn là nhằm làm rõ sự việc và để đạt tới một giải pháp có thể được các bên chấp
nhận.
9. 3 Nếu không đạt được giải pháp có thể chấp nhận trong vòng 60 ngày kể từ ngày yêu
cầu tham vấn theo quy định tại khoản 2 thì thành viên yêu cầu tham vấn có thể đưa vấn đề ra
trước ủy ban để giải quyết .
9. 4 Khi một vấn đề được đưa ra trước ủy ban, ủy ban sẽ lập tức xem xét sự việc liên quan
và các bằng chứng về tác động nêu tại khoản 1. Nếu xác định có tác động như vậy, thì ủy ban có
thể khuyến nghị với Thành viên đang áp dụng trợ cấp điều chỉnh chương trình trợ cấp sao cho
triệt tiêu được tác động đó. ủy ban phải có kết luận trong vòng 120 ngày kể từ ngày vấn đề được
đưa ra trước ủy ban như quy định tại khoản 3. Trong trường hợp các khuyến nghị nói trên không
được tuân thủ trong vòng 6 tháng, ủy ban sẽ cho phép Thành viên yêu cầu được áp dụng những
biện pháp đối kháng tương xứng với tính chất và mức độ của tác động đã được xác định.

Phần V: Các biện pháp đối kháng


Điều 10
áp dụng Điều VI GATT 1994[35]
Các Thành viên sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng việc đánh thuế
đối kháng[36] với bất kỳ sản phẩm nào của bất kỳ Thành viên nào nhập khẩu vào lãnh thổ của
một Thành viên khác phù hợp với các quy định của Điều VI Hiệp định GATT 1994 và phù hợp
với các các quy định của Hiệp định này. Các loại thuế đối kháng chỉ được áp dụng căn cứ trên
cơ sở điều tra đã được khởi tố và thực hiện[37] phù hợp với các quy định của Hiệp định này và
Hiệp định về nông nghiệp.

Điều 11
Khởi tố và tiến hành điều tra
11.1 Trừ trường hợp quy định tại khoản 6, việc điều tra để xác định sự tồn tại, mức độ và tác
động của việc được coi là trợ cấp sẽ được khởi xướng trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của
hoặc thay mặt cho một ngành sản xuất trong nước.
11. 2 Đề nghị nêu tại khoản 1 phải bao gồm những bằng chứng về sự tồn tại của: (a) khoản
trợ cấp và nếu có thể nêu rõ cả giá trị trợ cấp, (b) thiệt hại theo nghĩa của Điều VI Hiệp định
GATT 1994 được giải thích theo Hiệp định này, và (c) mối quan hệ nhân quả giữa nhập khẩu
được trợ cấp với thiệt hại được cho là đã xảy ra. Một sự khẳng định giản đơn, không thuộc về
bản chất thì không thể được coi là đủ để đáp ứng các yêu cầu của khoản này. Đơn yêu cầu sẽ
phải bao gồm những thông tin mà người yêu cầu có được một cách hợp lý về những nội dung
sau đây:
(i) Căn cứ của người yêu cầu và mô tả về khối lượng và trị giá của sản
xuất trong nước về sản phẩm tương tự của người yêu cầu . Khi đơn yêu cầu
được nộp nhân danh một ngành sản xuất trong nước, thì đơn yêu cầu đó sẽ
xác định ngành sản xuất trong nước bằng một danh sách những nhà sản xuất
trong nước sản xuất sản phẩm tương tự (hoặc hiệp hội những nhà sản xuất
trong nước về sản phẩm tương tự) và trong chừng mực có thể, mô tả khối
lượng và trị giá sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự mà những nhà
sản xuất này sản xuất ra
(ii) mô tả đầy đủ về sản phẩm bị coi là được trợ cấp, tên nước hay
những nước xuất xứ hoặc xuất khẩu sản phẩm đó, căn cứ của mỗi nhà xuất
khẩu hay nhà sản xuất nước ngoài đã biết và một danh sách những người
nhập khẩu sản phẩm đó đã biết.
(iii) bằng chứng về sự tồn tại, số lượng và tính chất của trợ cấp.
(iv) bằng chứng về thiệt hại được coi là đã xảy ra đối với ngành sản
xuất trong nước do sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp gây ra do tác động
của trợ cấp; bằng chứng đó phải có những thông tin về sự thay đổi trong
khối lượng nhập khẩu hàng có trợ cấp, tác động của nhập khẩu đó với giá cả
những sản phẩm tương tự trên thị trường trong nước và những tác động của
hàng nhập khẩu đó đối với ngành sản xuất trong nước, được chứng minh
bằng những yếu tố cùng chỉ số có liên quan thể hiện tình trạng của ngành
sản xuất trong nước, như các vấn đề nêu tại các khoản 2 và 4 Điều 15.
11. 3 Cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra lại tính đúng đắn và đầy đủ của bằng chứng được
cung cấp trong đơn để xác định xem bằng chứng đó có đủ để bắt đầu điều tra không.
11. 4 Việc điều tra theo quy định tại khoản 1 sẽ không được bắt đầu trừ khicơ quan có thẩm
quyền, trên cơ sở xem xét mức độ đồng tình hay phản đối của những nhà sản xuất trong nước
những sản phẩm tương tự với yêu cầu đã xác định rằng đơn yêu cầu đã được nộp bởi[38] hoặc
nhân danh ngành sản xuất trong nước[39]. Đơn yêu cầu được coi là được nộp bởi hoặc nhân
danh một ngành sản xuất trong nước nếu được những nhà sản xuất có chung khối lượng sản
xuất chiếm trên 50% của tổng lượng sản xuất sản phẩm tương tự của những nhà sản xuất thể
hiện sự ủng hộ hay phản đối đơn yêu cầu. Tuy nhiên, việc điều tra sẽ không được tiến hành nếu
tiếng nói của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn đó không vượt quá 25% tổng khối lượng
của ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước.
1. 5 Cơ quan có thẩm quyền sẽ tránh không công bố đơn yêu cầu bắt đầu điều tra, trừ khi đã
có quyết định bắt đầu điều tra.
11. 6 Trong trường hợp đặc biệt, khi cơ quan có thẩm quyền quyết định điều tra mà không
nhận được đơn của và nhân danh một ngành sản xuất trong nước yêu cầu tiến hành điều tra, thì
Cơ quan có thẩm quyền chỉ bắt đầu điều tra nếu đã có đủ bằng chứng về một trợ cấp, thiệt hại
và mối quan hệ nhân quả như đã nêu tại khoản 2 để chứng minh rằng việc bắt đầu tiến hành
điều tra này là cần thiết.
11. 7 Bằng chứng của cả việc trợ cấp lẫn thiệt hại sẽ được xem xét cùng một lúc: (a) khi ra
quyết định có bắt đầu điều tra không và (b) sau đó trong tiến trình điều tra, bắt đầu vào một ngày
không chậm hơn ngày sớm nhất mà một biện pháp tạm thời có thể được áp dụng theo quy định
của Hiệp định này.
11. 8 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ mà được
xuất khẩu vào Thành viên nhập khẩu thông qua một nước trung gian, các quy định của Hiệp định
này vẫn được áp dụng đầy đủ, và (những) giao dịch đó vẫn được coi là được tiến hành trực tiếp
giữa nước xuất xứ và Thành viên nhập khẩu theo Hiệp định này.
11. 9 Đơn yêu cầu nêu tại khoản 1 bị từ chối và việc điều tra bị chấm dứt ngay lập tức khi cơ
quan có thẩm quyền có liên quan thấy không đủ bằng chứng về việc tồn tại một trợ cấp hay tổn
hại để tiến hành điều tra. Trong trường hợp trợ cấp chỉ ở mức tối thiểu (de minimis) hoặc khối
lượng nhập khẩu được trợ cấp hiêệ tại hoặc trong tương lai, hoặc thiệt hại là không đáng kể, thì
việc điều tra sẽ được chấm dứt ngay lập tức. Theo khoản này, khối lượng trợ cấp được coi là ở
mức tối thiểu nếu thấp hơn 1% ị giá trị của sản phẩm.
11. 10. Việc điều tra không được làm ảnh hưởng đến thủ tục thông quan.

11. 11 Trừ trường hợp đặc biệt, thủ tục điều tra phải được kết thúc trong thời hạn một năm, và
trong mọi trường hợp không quá 18 tháng, kể từ ngày bắt đầu.

Điều 12

Bằng chứng

12.1 Những Thành viên quan tâm và tất cả các bên quan tâm đến việc điều tra thuế đối kháng
được thông báo về những thông tin mà các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và được tạo mọi cơ
hội để cung cấp mọi bằng chứng bằng văn bản mà họ cho là có liên quan đến cuộc điều tra.
12.1.1 Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất nước ngoài và các Thành viên quan tâm nhận
được phiếu hỏi được sử dụng trong điều tra về thuế đối kháng sẽ có ít nhất
30 ngày để trả lời[40]. Bất kỳ yêu cầu gia hạn trả lời thêm 30 ngày nữasẽ
được chú trọng đúng mức, và, khi có lý do chính đáng Cơ quan có thẩm
quyền sẽ được chấp nhận vào bất cứ khi nào có thể thực hiện được.
12.1.2 Tùy thuộc vào yêu cầu bảo vệ các thông tin không phổ biến, những bằng
chứng được một Thành viên quan tâm hoặc một bên có quan tâm gửi tới
bằng văn bản sẽ được sẵn sàng cung cấp nhanh chóng cho các Thành viên
quan tâm hay các bên hữu quan tham gia vào cuộc điều tra.
12.1.3 Ngay khi mở cuộc điều tra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cung cấp bản đầy đủ
đơn yêu cầu điều tra quy định tại khoản 1 Điều 11 tới các nhà xuất khẩu đã
biết[41] và tới các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu liên quan và
khi có yêu cầu, sẽ cung cấp cho các bên quan tâm liên quan. Các bên cần
chú trọng thích đáng việc giữ gìn thông tin không phổ biến quy định tại
khoản 4.
12. 2 Các Thành viên và các bên quan tâm, khi giải trình được, cũng có quyền cung cấp
những thông tin miệng. Sau khi cung cấp những thông tin miệng đó, các Thành viên và các bên
quan tâm phải nộp thông tin đó bằng văn bản. Quyết định của các cơ quan có thẩm quyền điều
tra chỉ được dựa vào những thông tin và lập luận ghi trong hồ sơ của mình và đã sẵn sàng cung
cấp cho các Thành viên và các bên quan tâm tham gia điều tra, có tính đến một cách đầy đủ yêu
cầu bảo vệ thông tin không phổ biến.
12. 3 Khi có điều kiện, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tạo cơ hội đúng lúc cho các Thành viên
và các bên có quan tâm được biết mọi thông tin liên quan tới phần trình bầy của mình, nếu
không phải là những thông tin không phổ biến quy định tại khoản 4, và là những thông tin được
các cơ quan có thẩm quyền sử dụng trong điều tra về thuế đối kháng, và để chuẩn bị trình bày
trên cơ sở thông tin đó.
12.4 Mọi thông tin mang tính chất bí mật (ví dụ nếu bị tiết lộ sẽ tạo thêm lợi thế cạnh tranh
đáng kể cho một đối thủ cạnh tranh hoặc gây ra tác hại cho cá nhân đã cung cấp thông tin đó
hay cho một người là nguồn để nhà cung cấp có được thông tin đó), hoặc thông tin được các
bên trong cuộc điều tra cung cấp trên cơ sở tin bí mật, và có lý do chính đáng để cơ quan có
thẩm quyền coi là thông tin bí mật. Các thông tin đó không được tiết lộ nếu không có sự cho
phép cụ thể của bên cung cấp[42].
12.4.1 Cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu các Thành viên và các bên quan tâm cung
cấp bản tóm tắt không mang tính chất bí mật về các thông tin bí mật đó. Bản
cung cấp sẽ mô tả chi tiết đến mức cần thiết để cho phép hiểu một cách đúng
mức về nội dung thông tin đã cung cấp được baỏ mật. Trong trường hợp
ngoại lệ này, các Thành viên hoặc bên nói trên có thể chỉ ra rằng thông tin đó
không thể tóm tắt được. Trong trường hợp ngoại lệ đó, bản trình bày về lý do
không thể tóm tắt thông tin phải được cung cấp.
12.4.2 Nếu Cơ quan có thẩm quyền thấy rằng yêu cầu cầu giữ bí mật thông tin
không được bảo đảm và nếu người cung cấp thông tin không đồng ý cho
công bố thông tin hoặc không cho phép tiết lộ dưới hình thức tóm tắt hoặc
khái quát thông tin, Cơ quan có thẩm quyền có thể bỏ qua thông tin đó trừ khi
có nguồn thích đáng chứng minh thoả đáng rằng thông tin đó là đúng[43].
12. 5 Trừ trường hợp nêu tại khoản 7, trong quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền có thể
tự mình xác định tính chính xác của thông tin được các Thành viên hay các bên cung cấp mà
căn cứ vào đó cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra các kết luận của mình.
12. 6 Cơ quan có thẩm quyền đang điều tra có thể tiến hành điều tra trên lãnh thổ của Thành
viên khác khi cần thiết, với điều kiện là phải thông báo kịp thời cho Thành viên hữu quan biết và
trừ khi Thành viên đó phản đối việc điều tra. Tiếp nữa cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành
điều tra tại trụ sở của một công ty và có thể xem xét bản lưu chứng từ của một công ty nếu: (a)
được công ty đó đồng ý và (b) Thành viên liên quan được thông báo và không phản đối. Thủ tục
nêu tại phụ lục VI áp dụng đối với các cuộc điều tra tại trụ sở một công ty. Theo yêu cầu bảo vệ
thông tin không phổ biến, cơ quan có thẩm quyền phải sẵn sàng cung cấp kết quả điều tra,
hoặc tiết lộ nội dung về cuộc điều tra, theo quy định tại khoản 8, cho các công ty có liên quan và
sẵn sàng cung cấp kết quả đó cho người nộp đơn yêu cầu điều tra.
12. 7 Trong trường hợp bất kỳ Thành viên hoặc bên có quan tâm nào từ chối cho phép tiếp
cận hoặc không cung cấp những thông tin cần thiết trong thời hạn hợp lý hoặc cản trở đáng kể
việc điều tra, thì quyết định ban đầu hay cuối cùng, mang tính khẳng định hay phủ định sẽ được
đưa ra trên cơ sở các sự việc thực tế sẵn có.
12. 8 Trước khi ra quyết định cuối cùng, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho mọi Thành
viên và bên có quan tâm về những sự việc chủ yếu đã được xem xét và là cơ sở để quyết định
việc có áp dụng một biện pháp chính thức. Thông báo đó sẽ dành một thời gian đủ để các bên
bảo vệ quyền lợi của họ.
12. 9. Theo Hiệp định này, thuật ngữ "các bên quan tâm" bao gồm:
(i) nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất nước ngoài hoặc nhà nhập khẩu
một sản phẩm là đối tượng của cuộc điều tra, hoặc hiệp hội sản xuất kinh
doanh mà đa số các thành viên là những nhà sản xuất hay xuất khẩu hoặc
nhập khẩu sản phẩm đó; và
(ii) một nhà sản xuất một sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu
hoặc hiệp hội sản xuất kinh doanh mà đa số các thành viên sản xuất sản
phẩm tương tự trên lãnh thổ của Thành viên nhập khẩu.
Danh mục này không ngăn cản các Thành viên cho phép các bên trong nước hay nước ngoài
khác với các đối tượng nêu trên được coi là bên quan tâm.
12. 10. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tạo cơ hội cho người sử dụng trong ngành sản xuất sản
phẩm đang được điều tra, và cho các tổ chức đại diện cho người tiêu dùng trong trường hợp sản
phẩm được bán lẻ rộng rãi, được cung cấp thông tin liên quan đến cuộc điều tra về trợ cấp, thiệt
hại và mối quan hệ nhân quả.
12. 11. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét một cách hợp lý bất kỳ khó khăn nào mà các bên
quan tâm gặp phải, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, trong việc cung cấp thông tin được yêu cầu,
và sẽ dành cho họ sự trợ giúp khi có thể.
12. 12 Thủ tục nêu trên không nhằm ngăn cản cơ quan có thẩm quyền của một Thành viên khẩn
trương tiến trình điều tra, ra quyết định ban đầu hay cuối cùng, mang tính chất khẳng định hay
phủ định hoặc ngăn cản việc áp dụng những biện pháp tạm thời hay cuối cùng, phù hợp với các
quy định của Hiệp định này.

Điều 13

Tham vấn

13.1 Ngay sau khi đơn yêu cầu theo quy định của Điều 11 được chấp nhận, và tại bất kỳ
thời điểm nào trước khi mở cuộc điều tra, Thành viên có sản phẩm có thể là đối tượng của cuộc
điều tra sẽ được mời tham vấn với mục đích làm sáng tỏ tình hình về những vấn đề nêu tại
khoản 2 Điều 11và đạt được giải pháp do hai bên thoả thuận.
13.2 Hơn nữa, trong giai đoạn điều tra, Thành viên có sản phẩm có thể là đối tượng của
cuộc điều tra đó sẽ được tạo cơ hội hợp lý để tiếp tục tham vấn, nhằm mục đích làm rõ tình hình
thực tế và đi đến một giải pháp do hai bên cùng thoả thuận[44].
13.3 Trên tinh thần không gây ảnh hưởng đến nghĩa vụ tạo cơ hội hợp lý để tham vấn, các
quy định về tham vấn này không nhằm ngăn cản các cơ quan có thẩm quyền của một Thành
viên khẩn trương tiến trình điều tra, đi đến những quyết định ban đầu hay cuối cùng, mang tính
định khẳng định hay phủ định hoặc ngăn cản việc áp dụng những biện pháp tạm thời hay cuối
cùng, theo các quy định của Hiệp định này.
13.4 Thành viên dự định mở cuộc điều tra hoặc đang tiến hành một cuộc điều tra, khi được
yêu cầu, sẽ cho phép (những) Thành viên có sản phẩm là đối tượng bị điều tra được tiếp cận các
bằng chứng không không phổ biến, kể cả các bản tóm tắt không phổ biến của các thông số bí
mật đang được sử dụng để bắt đầu hoặc tiến hành điều tra.
Điều 14

Tính toán tổng số trợ cấp về mặt lợi ích của người nhận

Theo Phần V, bất kỳ phương pháp nào được Cơ quan có thẩm quyền đang điều tra sử
dụng trong tính toán mức lợi ích mà người nhận trợ cấp được hưởng theo khoản 1 Điều 1 phải
được quy định trong luật quốc gia hoặc được nêu trong văn bản hướng dẫn thi hành của Thành
viên liên quan và việc vận dụng vào mỗi trường hợp cụ thể phải minh bạch và được giải thích
thích đáng. Hơn nữa, phương pháp tính toán phải phù hợp với các hướng dẫn sau đây.
(a) việc chính phủ góp vốn cổ phần không được coi là một lợi ích, trừ khi
quyết định đầu tư có thể bị coi là không phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư
thông thường (kể cả việc cấp vốn đầu tư có nhiều rủi ro) của các đầu tư tư
nhân trên lãnh thổ Thành viên;
(b) một khoản vay từ nguốn vốn chính phủ sẽ không được coi là đem lại lợi
ích, trừ khi có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà công ty được vay trả cho chính
phủ với số tiền lẽ ra phải trả cho một khoản vay thương mại tương tự có thể có
được khi vay vốn trên thị trường. Trong trường hợp có sự chênh lệch, lợi ích là
mức chênh lệch giữa hai khoản phải trả đó;
(c) bảo lãnh vay của chính phủ sẽ không được coi là đem lại lợi ích, trừ khi
có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà công ty được bảo lãnh vay trả cho khoản
vay được chính phủ bảo lãnh với số tiền lẽ ra phải trả cho một khoản vay thương
mại tương tự trong trường hợp không có sự bảo lãnh của chính phủ; Trong
trường hợp này nguồn lợi là khoản chênh lệch giữa hai khoản tiền phải trả, có
tính đến sự chênh lệch về lệ phí.
(d) việc chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ hoặc mua hàng sẽ không
được coi là đem lại lợi ích, trừ khi việc cung cấp đó được thanh toán với một số
tiền ít hơn mức thích đáng hoặc thanh toán tiền mua hàng cao hơn mức thích
đáng. Thanh toán thích đáng sẽ được xác định trong tương quan với điều kiện thị
trường phổ biến đối với hàng hoá hoặc dịch vụ tại nước cung cấp hay tiến hành
mua (kể cả giá, chất lượng, tính sẵn có, điều kiện thị trường, vận chuyển hay các
điều kiện khác về mua và bán).

Điều 15

Xác định thiệt hại[45]

15.1 Việc xác định thiệt hại theo Điều VI Hiệp định GATT 1994 phải dựa trên bằng chứng
khẳng định và với nội dung xem xét khách quan đồng thời (a) khối lượng nhập khẩu hàng có
trợ cấp và tác động của nhập khẩu được trợ cấp đối với giá cả trên thị trường trong nước
của sản phẩm tương tự[46] và (b) tác động tiếp theo của việc nhập khẩu đó với các ngành
sản xuất trong nước của các sản phẩm đó.
15.2 Đối với khối lượng nhập khẩu hàng hoá được trợ cấp, cơ quan có thẩm quyền đang
điều tra sẽ xét xem có sự tăng trưởng đáng kể nhập khẩu hàng hoá có trợ cấp hay không, hoặc
tính theo mức tuyệt đối hay tương đối, khối lượng sản xuất hoặc tiêu thụ tại Thành viên nhập
khẩu. Đối với tác động của hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp lên giá, cơ quan có thẩm quyền
đang điều tra sẽ xét xem có sự giảm giá đáng kể do hàng nhập khẩu được trợ cấp hay không so
với giá của sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu, hoặc tác động của việc nhập khẩu đó
có ép giá tới mức đáng kể hay ngăn cản giá hàng tăng lên, so với sự thay đổi giá cả bình
thường nếu trong trường hợp khác hay không. Cũng không nhất thiết là một hay nhiều nhân tố
đã kể trên đây sẽ có vai trò quyết định đối với việc xem xét nói trên.
15.3 Khi hàng nhập khẩu từ hai hay nhiều nước cùng là đối tượng điều tra chịu thuế đối
kháng, cơ quan có thẩm quyền đang điều tra có thể đánh giá tác động gộp của nhập khẩu từ các
nước đó chỉ khi đã xác định được (a) tổng số trợ cấp được áp dụng liên quan tới nhập khẩu từ
từng nước cao hơn mức tối thiểu (de minimis) nêu tại khoản 9 Điều 11và khối lượng nhập khẩu
từ từng nước đó không phải là không đáng kể và (b) căn cứ vào những điều kiện cạnh tranh giữa
hàng nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng trong nước dẫn
đến việc đánh giá gộp các tác động của hàng nhập khẩu là thích hợp.

15.4 Việc xem xét tác động của hàng nhập khẩu được trợ cấp đối với ngành sản xuất trong
nước sẽ bao gồm cả việc đánh giá mọi yếu tố và chỉ tiêu kinh tế liên quan ảnh hưởng tới tình
trạng của ngành, kể cả sự sụt giảm sản lượng, số lượng bán ra, thị phần, lợi nhuận hay năng
suất, thu hồi vốn đầu tư hay tỷ lệ khai thác công suất hiện tại hoặc tiềm tàng trong tương lai;
những yếu tố ảnh hưởng giá cả trong nước; những tác động tiêu cực đối với luân chuyển vốn,
lượng hàng dự trữ, việc làm, tiền lương, sự tăng trưởng, khả năng tăng vốn hay đầu tư, và trong
trường hợp liên quan tới nông nghiệp, sẽ đánh giá việc các chương trình hỗ trợ của chính phủ có
vì thế mà thêm nặng gánh hay không. Danh sách nêu trên chưa phải là tất cả và cũng không
nhất thiết là một hay nhiều nhân tố đã kể trên đây có vai trò quyết định đối với việc xem xét nói
trên.

15.5 Phải chỉ ra được rằng hàng nhập khẩu được trợ cấp, chính vì sự trợ cấp[47] đó đã
gây thiệt hại nói trong Hiệp định này. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập
khẩu được trợ cấp và sự tổn hại đối với một ngành sản xuất trong nước sẽ được dựa trên kết
quả xem xét mọi bằng chứng liên quan trước cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền
cũng xem xét bất kỳ yếu tố nào đã biết đến ngoài việc nhập khẩu được trợ cấp nhưng cũng gây
thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước, và những thiệt hại do các yếu tố đó gây ra sẽ không
được coi là do việc nhập khẩu được trợ cấp. Những yếu tố có thể liên quan như đề cập ở trên
sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, khối lượng và giá cả hàng cùng chủng loại không được
trợ cấp, giảm nhu cầu hay thay đổi cơ cấu tiêu thụ, việc hạn chế thương mại và cạnh tranh giữa
các nhà sản xuất trong và ngoài nước, sự phát triển của công nghệ và khả năng xuất khẩu và
năng suất của ngành sản xuất trong nước.

15.6 Tác động của nhập khẩu được trợ cấp phải được đánh giá trong tương quan với sản
lượng sản xuất trong nước một sản phẩm tương tự khi số liệu cho phép xác định sản lượng sản
xuất đó trên cơ sở những chỉ tiêu như quy trình sản xuất, tình hình bán ra và lợi nhuận của nhà
sản xuất. Nếu việc xác định sản lượng đó không thể thực hiện được, tác động của nhập khẩu
được trợ cấp sẽ được đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng của một nhóm hoặc chủng
loại nhỏ hẹp nhất của sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm tương tự mà qua đó có thể có được
thông tin cần thiết cho việc đánh giá.

15.7 Việc xác định mối đe doạ gây ra thiệt hại vật chất sẽ được dựa trên sự thật chứ
không dựa trên sự suy đoán, quy kết hay khả năng xa xôi. Sự thay đổi hoàn cảnh có thể tạo ra
một tình huống theo đó một trợ cấp có thể gây ra thiệt hại phải được nhận thấy trước một cách
rõ ràng và sát thực. Khi ra một quyết định về mối đe doạ gây thiệt hại vật chất, cơ quan có thẩm
quyền đang điều tra sẽ xem xét, nhưng không giới hạn bởi những yếu tố sau đây:

(i) tính chất của trợ cấp và những tác động về mặt thương mại có khả năng
xảy ra;

(ii) sự gia tăng đáng kể tỷ lệ nhập khẩu hàng được trợ cấp vào thị trường trong
nước cho thấy khả năng nhập khẩu tăng mạnh;
(iii) khả năng của một nhà xuất khẩu đã sẵn sàng, hay sắp hoặc đã tăng lên
đáng kể cho thấy khả năng gia tăng xuất khẩu sản phẩm được trợ cấp đến thị
trường Thành viên nhập khẩu, có tính đến sự hiện diện những khả năng của
những thị trường xuất khẩu khác trong tiếp nhận năng lực xuất khẩu bổ sung;

(iv) việc xem xét liệu nhập khẩu đang xâm thị với mức giá sẽ có khả năng gây
tác động ép giá hay loại trừ trên thị trường trong nước, và có khả năng tăng nhu
cầu nhập khẩu thêm nữa hay không; và

(v) lượng dự trữ của sản phẩm đang được điều tra.

Không nhất thiết là một hay nhiều nhân tố đã kể trên đây sẽ có vai trò quyết định, nhưng tổng thể
các nhân tố đó sẽ phải dẫn đến kết luận rằng việc tiếp tục trợ cấp rất dễ xảy ra và có thể gây ra
tổn hại vật chất, trừ khi một hành động bảo vệ được thực thi.

15.8 Đối với những trường hợp khi mà sự tổn thất bị đe doạ bởi hàng nhập khẩu được trợ
cấp, việc áp dụng thuế đối kháng sẽ được xem xét và quyết định.

Điều 16

Định nghĩa ngành trong nước

16.1 Trong Hiệp định này, ngoại trừ trường hợp được quy định tại khoản 2, thuật ngữ “ngành
sản xuất trong nước” được hiểu là nói đến những nhà sản xuất cùng một sản phẩm tương tự hay
những nhà sản xuất có sản lượng chung chiếm đa số trong tổng sản xuất trong nước của những
sản phẩm đó, trừ khi nhà sản xuất liên quan[48] tới những nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc
chính họ là nhà nhập khẩu những sản phẩm được coi là hàng nhập khẩu được trợ cấp hay nhà
nhập khẩu những sản phẩm tương tự từ một nước khác, và trong trường hợp này, thuật ngữ
“ngành sản xuất trong nước” được hiểu là các nhà sản xuất còn lại.

16.2 Trong những hoàn cảnh đặc biệt, lãnh thổ của một Thành viên có thể được phân định
thành hai hay nhiều thị trường cạnh tranh và các nhà sản xuất trong phạm vi mỗi thị trường có
thể được coi là một ngành sản xuất riêng biệt nếu (a) các nhà sản xuất trong phạm vi thị trường
đó bán toàn bộ hay hầu như toàn bộ sản lượng sản phẩm của họ trên thị trường đó, và (b) nhu
cầu của thị trường đó không được đáp ứng ở mức độ đáng kể từ nguồn sản xuất ngoài thị
trường đó trên cùng lãnh thổ . Trong những trường hợp này, có thể xác định có tổn hại ngay cả
khi phần lớn ngành sản xuất trong nước không bị tổn hại, với điều kiện là có sự tập trung nhập
khẩu được trợ cấp vào một thị trường riêng biệt như vậy và hơn nữa là nhập khẩu được trợ cấp
đó đang gây ra tổn hại cho những nhà sản xuất dại diện cho toàn bộ hay hầu như toàn bộ nền
sản xuất trên thị trường đó.

16.3 Khi ngành sản xuất trong nước được hiểu là nói đến những nhà sản xuất trong một địa
bàn nào đó, ví dụ như thị trường nói tại khoản 2, thuế đối kháng chỉ đánh vào những những sản
phẩm đã nêu và được giao cho tiêu dùng trong địa bàn đó. Khi luật hiến pháp của Thành viên
nhập khẩu không cho phép đánh thuế đối kháng dựa trên cơ sở nêu trên, Thành viên nhập khẩu
có thể đánh thuế đối kháng không hạn chế chỉ khi (a) nhà xuất khẩu trước đó đã có cơ hội để
ngừng xuất khẩu hàng vào địa bàn đó với giá có trợ cấp, hoặc là có sự bảo đảm quy định tại
Điều 18 nhưng đã không khẩn trương đưa ra sự đảm bảo đó và (b) thuế đối kháng này không
được chỉ đánh vào sản phẩm của những nhà sản xuất cụ thể cung cấp hàng cho khu vực này.

16.4 Khi hai hay nhiều nước, theo quy định tại điểm 8 (a) Điều XXIV Hiệp định GATT 1994,
đã đạt tới trình độ hội nhập đến mức có những đặc điểm của một thị trường chung, thống nhất,
ngành sản xuất của toàn bộ khu vực đó sẽ được coi là ngành sản xuất trong nước như nêu tại
khoản 1 và khoản 2.

16.5 Các quy định của khoản 6 Điều 15 sẽ được áp dụng đối với Điều này.

Điều 17

Các biện pháp tạm thời

17.1 Các biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng khi:

(a) việc điều tra được bắt đầu tiến hành phù hợp với các quy định của Điều 11, đã có
thông báo công khai về việc điều tra này và các Thành viên và các bên quan tâm
đã được tạo cơ hội thích đáng dể cung cấp thông tin và nhận xét;

(b) đã xác định sơ bộ rằng có tồn tại trợ cấp và việc nhập khẩu được trợ cấp đã gây
tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và

(c) Cơ quan có thẩm quyền liên quan cho rằng các biện pháp đó là cần thiết để ngăn
chặn thiệt hại xảy ra trong quá trình điều tra.

17.2 Các biện pháp tạm thời có thể dưới hình thức thuế đối kháng tạm thời được bảo đảm
bằng việc đặt cọc tiền tương đương với giá trị trợ cấp được tạm tính.

17.3 Các biện pháp tạm thời không được áp dụng trước quá 60 ngày, kể từ ngày bắt đầu
điều tra.

17.4 Các biện pháp tạm thời chỉ được giới hạn trong thời gian ngắn nhất có thể, không vượt
quá bốn tháng.

17.5 Các quy định có liên quan tại Điều 19 phải được tuân thủ trong quá trình áp dụng các
biện pháp tạm thời.

Điều 18

Cam kết

18.1 Quá trình điều tra[49] có thể bị đình chỉ hay chấm dứt mà không áp dụng các biện pháp
tạm thời hay thuế đối kháng ngay khi nhận được cam kết tự nguyện với nội dung:

(a) chính phủ của Thành viên xuất khẩu chấp nhận xoá bỏ hay hạn chế trợ cấp hoặc có
những biện pháp khác có cùng kết quả; hoặc

(b) nhà xuất khẩu đồng ý xem xét lại giá sao cho Cơ quan có thẩm quyền đang điều tra
thấy rằng biện pháp trợ cấp không còn gây ra thiệt hại. Việc tăng giá theo các cam kết này không
cần cao quá mức cần thiết để triệt tiêu khối lượng trợ cấp. Có thể chấp nhận mức tăng giá thấp
hơn khối lượng trợ cấp nếu thấy đã thích đáng để khắc phục thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất
trong nước.

18.2. Không được yêu cầu cam kết hay chấp nhận cam kết trừ khi cơ quan có thẩm quyền của
Thành viên đang nhập khẩu đã có sự xác định ban đầu là có trợ cấp và có thiệt hại do trợ cấp
gây ra và trong trường hợp cam kết do nhà xuất khẩu thực hiện, đã được Thành viên đang xuất
khẩu thoả thuận.
18.3 Các cam kết không cần thiết phải được chấp nhận nếu cơ quan có thẩm quyền của Thành
viên nhập khẩu thấy việc chấp nhận của mình là không thực tế, ví dụ nếu số lượng các nhà xuất
khẩu hiện tại hoặc tiềm tàng quá lớn hoặc có những lý do khác, kể cả lý do thuộc chính sách
chung. Nếu có trường hợp như vậy phát sinh và khi có điều kiện thực hiện, cơ quan có thẩm
quyền sẽ cho nhà xuất khẩu biết lý do tại sao việc chấp nhận cam kết là không thực tế, và ở mức
độ có thể, sẽ tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu trình bày ý kiến của mình.

18.4 Nếu cam kết được chấp nhận, nhưng Thành viên xuất khẩu mong muốn hoặc Thành viên
đang nhập khẩu quyết định hoàn thành cuộc điều tra thì cuộc điều tra sẽ được tiếp tục đến khi
hoàn thành. Trong trường hợp cuộc điều tra đi đến kết luận không thuận đối với trợ cấp và sự
tổn hại, bản cam kết sẽ tự động mất hiệu lực, ngoại trừ trường hợp kết luận đó chủ yếu là do có
bản cam kết. Trong trường hợp đó, cơ quan có thẩm quyền liên quan có thể yêu cầu cam kết
tiếp tục có hiệu lực một thời gian hợp lý phù hợp với các quy định của Hiệp định này. Trong
trường hợp xác định là có trợ cấp và tổn hại thì cam kết vẫn tiếp tục có hiệu lực, theo những điều
khoản của nó và các quy định của Hiệp định này.

18.5 Cơ quan có thẩm quyền của Thành viên đang nhập khẩu có thể gợi ý đưa ra cam kết về
giá, nhưng nhà xuất khẩu không bị buộc phải đưa ra cam kết đó. Việc chính phủ Thành viên hay
nhà xuất khẩu không đưa ra đề nghị có cam kết hoặc không chấp nhận lời đề nghị đó thì trong
mọi trường hợp sẽ không ảnh hưởng đến việc xem xét đánh giá về vụ việc đó. Tuy nhiên, cơ
quan có thẩm quyền được tự do xác định rằng mối đe doạ gây tổn hại sẽ càng trở nên hiện thực
nếu việc nhập khẩu được trợ cấp vẫn được tiếp tục duy trì.

18. 6. Cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu bất kỳ chính phủ hay
nhà xuất khẩu nào có cam kết đã được chấp nhận cung cấp định kỳ thông tin liên quan tới việc
thực hiện cam kết và cho phép kiểm tra lại các số liệu liên quan. Trong trường hợp vi phạm cam
kết, thì căn cứ vào Hiệp định này và các quy định của Hiệp định, cơ quan có thẩm quyền của
Thành viên nhập khẩu có thể áp dụng ngay những biện pháp tạm thời trên cơ sở thông tin tối đa
có được. Trong trường hợp đó, có thể đánh thuế đối kháng chính thức, theo Hiệp định này, đối
với hàng nhập khẩu đã được đưa vào tiêu thụ không quă 90 ngày trước khi biện pháp tạm thời
được áp dụng, ngoại trừ việc đánh giá mang tính hồi tố này không áp dụng đối với hàng nhập
khẩu được đưa vào trước khi có sự vi phạm cam kết.

Điều 19

áp thuế và thu thuế đối kháng

19.1 Nếu, sau khi đã cố gắng hợp lý để hoàn thành việc tham vấn, một Thành viên xác định
chắc chắn rằng có trợ cấp và mức trợ cấp, và rằng thông qua trợ cấp, hàng nhập khẩu được trợ
cấp đã gây ra tổn hại, thì Thành viên đó có thể đánh thuế đối kháng theo quy định của Điều này,
trừ khi việc trợ cấp được rút bỏ.

19.2 Khi mọi yêu cầu để có thể áp dụng thuế đối kháng đã được thoả mãn, thì quyết định có
đánh thuế đối kháng hay không và số tiền thuế đối kháng sẽ thu phải bằng mức trợ cấp hay thấp
hơn mức trợ cấp, do cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu đưa ra. Các Thành viên
mong muốn rằng việc đánh thuế đối kháng trên lãnh thổ của tất cả các Thành viên sẽ không
cứng nhắc và rằng mức thuế đối kháng nên thấp hơn tổng mức trợ cấp, nếu mức thuế đối kháng
thấp hơn này là đủ để khắc phục thiệt hại với ngành sản xuất trong nước, và mong muốn rằng
thủ tục lập ra cho phép các cơ quan có thẩm quyền tính toán đầy đủ đến và thể hiện được tính
đại diện quyền lợi của mọi bên trong nước[50] liên quan mà quyền lợi của họ có thể bị tổn hại do
việc áp dụng thuế đối kháng.

19.3 Khi thuế đối kháng được áp dụng đối với bất kỳ sản phẩm nào, thuế đối kháng phải
được đánh, với mức thuế phù hợp với từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử với
sản phẩm nhập khẩu từ mọi nguồn đã kết luận là có trợ cấp và gây ra thiệt hại, trừ hàng nhập
khẩu từ những nguồn đã từ bỏ việc áp dụng trợ cấp hay từ những nguồn đã có cam kết theo quy
định của Hiệp định này và đã được chấp nhận. Bất kỳ nhà xuất khẩu nào có hàng xuất khẩu phải
chính thức chịu thuế đối kháng nhưng chưa bị điều tra với lý do không phải là từ chối hợp tác
trong điều tra, sẽ có quyền yêu cầu được tiến hành xem xét lại khẩn trương để cơ quan có thẩm
quyền đang điều tra xác định ngay một mức thuế suất đối kháng cụ thể áp dụng đối với nhà xuất
khẩu đó.

19.4 Không đánh thuế đối kháng[51] đối với hàng nhập khẩu vượt quá số tiền trợ cấp đã
được kết luận là có tồn tại, tính theo đơn vị của sản phẩm được trợ cấp và xuất khẩu.

Điều 20

Hồi tố

20.1 Các biện pháp tạm thời và thuế đối kháng sẽ chỉ được áp dụng đối với các sản phẩm
đưa vào tiêu thụ sau thời điểm quyết định được đưa ra theo quy định của khoản 1 Điều 17 và
khoản 1 Điều 19 có hiệu lực, tuỳ thuộc vào những ngoại lệ quy định tại Điều này.

20.2 Khi đã xác định được có tổn hại ( không phải là mối đe doạ về một tổn hại hoặc về việc
gây chậm trễ cho việc thiết lập một ngành sản xuất trong nước), hoặc trong trường hợp đã xác
định được có mối đe doạ gây tổn hại mà nếu không có biện pháp tạm thời thì hàng nhập khẩu
được trợ cấp đã có thể bị xác định là có gây ra tổn hại, thuế đối kháng có thể được tính hồi tố đối
với thời gian đã áp dụng biện pháp tạm thời, nếu có.

20.3 Nếu mức thuế đối kháng ở mức cao hơn giá trị đã đặt cọc bảo đảm bằng tiến mặt hay
bằng bảo lãnh, sẽ không thu thêm số chênh lệch nữa. Ngược lại nếu mức thuế đối kháng thấp
hơn giá trị đã đặt cọc bằng tiền mặt hoặc bằng bảo lãnh, thì khoản chênh lệch sẽ được hoàn trả
ngay.

20.4 Trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khi đã xác định được là có mối đe doạ thiệt hại hay
thực sự gây chậm trễ cho việc thiết lập một ngành sản xuất trong nước (nhưng thiệt hại chưa
xảy ra) thuế đối kháng chính thức chỉ được áp dụng kể từ ngày xác định là có đe doạ gây thiệt
hại hoặc thực gây chậm trễ, và bất kỳ khoản bảo đảm đặt cọc bằng tiền mặt nào trong thời gian
áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hoàn trả và các bảo lãnh sẽ được giải toả ngay.

20.5 Khi có xác định cuối cùng là không có trợ cấp và thiệt hại thì bất kỳ khoản bảo đảm nào
đã đặt cọc bằng tiền mặt trong thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hoàn trả và bất
kỳ bảo lãnh, bảo đảm sẽ được giải toả nhanh chóng.

20.6 Trong những hoàn cảnh nghiêm trọng khi hàng hóa trợ cấp đã được nêu ra, cơ quan
có thẩm quyền thấy rằng thiệt hại là khó có thể khắc phục được do nhập khẩu với khối lượng lớn
trong một thời gian ngắn sản phẩm đã được trợ cấp không phù hợp các quy định của GATT
1994 và của Hiệp định này và thấy cần thiết để ngăn ngừa tình trạng đó tái diễn, thì cơ quan có
thẩm quyền có thể tính hồi tố thuế đối kháng đối với hàng nhập khẩu này, thuế đối kháng chính
thức có thể được tính đối với hàng nhập khẩu đã đưa vào tiêu dùng trước đó nhưng không quá
90 ngày kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp tạm thời.

Điều 21

Thời gian áp dụng, rà soát thuế đối kháng và các cam kết
21.1 Thuế đối kháng sẽ có hiệu lực chỉ khi và ở chừng mực cần thiết để đối kháng lại việc trợ
cấp đang gây ra thiệt hại.

21.2 Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại nhu cầu có tiếp tục đánh thuế đối kháng không,
khi tự mình thấy cần hoặc theo yêu cầu của bên quan tâm có bằng chứng thực tế chứng minh
nhu cầu cần xem xét lại việc đánh thuế với điều kiện là đã có một thời gian hợp lý kể từ khi áp
dụng thuế đối kháng. Các bên quan tâm có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét xem
liệu việc tiếp tục áp dụng thuế đối kháng có còn cần thiết để đối với việc triệt tiêu tác dụng trợ
cấp hay không, liệu tổn hại có khả năng tiếp diễn hoặc tái hiện hay không nếu như thuế đối
kháng đã ngừng hoặc thay đổi. Nếu sau khi xem xét lại theo khoản này, cơ quan có thẩm quyền
quyết định rằng thuế đối kháng không còn cơ sở, thì thuế đối kháng sẽ được chấm dứt ngay lập
tức.

21.3 Cho dù có quy định tại khoản 1 và 2, thuế đối kháng sẽ được kết thúc vào ngày không
chậm quá năm năm, kể từ ngày được áp dụng (hoặc kể từ ngày rà soát gần nhất theo quy định
tại khoản 2, nếu việc rà soát bao gồm cả thuế và tổn hại, hoặc theo quy định của khoản này) trừ
trường hợp trước khi đến ngày đó, cơ quan có thẩm quyền khi tự mình tiến hành rà soát, hoặc
theo yêu cầu có đầy đủ bằng chứng hợp lệ của hoặc thay mặt cho ngành công nghiệp trong
nước, được đưa ra trong một thời gian hợp lý trước ngày kết thúc thời hạn, quyết định rằng việc
ngừng đánh thuế có khả năng làm cho trợ cấp và tổn hại tiếp diễn hoặc tái diễn[52]. Trong thời
gian chờ kết luận của việc xem xét đó, có thể tiếp tục duy trì thuế đối kháng.

21.4 Các quy định của Điều 12 về bằng chứng và thủ tục áp dụng đối với việc rà soát phải
được thực hiện theo Điều này. Việc xem xét như vậy sẽ được tiến hành khẩn trương và thông
thuờng sẽ được kết luận trong vòng 12 tháng, kể từ ngày bắt đầu rà soát.

21.5 Các quy định của Điều này sẽ được áp dụng tương thích đối với các cam kết được chấp
nhận theo quy định của Điều 18.

Điều 22

Công bố và giải thích kết luận điều tra

22.1 Khi các cơ quan có thẩm quyền thấy rằng có đủ bằng chứng để bắt đầu việc điều tra về
trợ cấp theo Điều 11, cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố và thông báo cho (các) Thành viên có
sản phẩm là đối tượng của việc điều tra này cũng như thông báo cho các bên quan tâm khác,
mà cơ quan có thẩm quyền biết được.

22.2 Công bố về việc bắt đầu tiến hành điều tra hoặc cung cấp dưới hình thức một bản báo
cáo riêng[53], phải bao gồm những nội dung chính sau đây:

(i) tên nước xuất khẩu và sản phẩm liên quan;

(ii) ngày bắt đầu tiến hành điều tra ;

(iii) mô tả về trợ cấp sẽ bị điều tra;

(iv) tóm tắt những yếu tố tạo nên cơ sở cho rằng có thiệt hại xảy ra;

(v) địa chỉ giao dịch để liên hệ với người đại diện của Thành viên quan tâm và
bên có quan tâm;

(vi) thời hạn cho phép các Thành viên quan tâm hay các bên quan tâm có thể trình
bày quan điểm.
22.3 Việc xác định sơ bộ hoặc cuối cùng là có hay không có trợ cấp quyết định chấp nhận
cam kết nói tại Điều 18, cũng như việc xác định cam kết hết hiêu lực hay kết thúc việc áp dụng
thuế đối kháng, sẽ được thông báo công khai. Thông báo hay bản báo cáo riêng thay thế phải có
đủ những chi tiết về kết quả điều tra và kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra về cả vấn
đề áp dụng luật lẫn nội dung vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền điều tra coi là quan trọng. Thông
báo và báo cáo nói trên sẽ được gửi tới (những) Thành viên có sản phẩm đang được điều tra
hay đối tượng trong cam kết cũng như được gửi tới bên liên quan mà cơ quan có thẩm quyền
biết.

22.4 Thông báo công bố việc áp dụng các biện pháp tạm thời hoặc nếu không bằng một báo
cáo riêng biệt, phải giải thích chi tiết quyết định sơ bộ về sự tồn tại của trợ cấp và tổn hại, và
phải đề cập thực chất vấn đề và luật dẫn tới việc chấp nhận hay bác bỏ một lập luận . Bản
thông báo hay báo cáo đó sẽ lưu ý đúng mức tới yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật, và phải bao
hàm những nội dung cụ thể sau đây:

(i) tên nhà cung cấp hoặc, khi điều này không thực tế, tên nước cung cấp có
liên quan;

(ii) mô tả sản phẩm ở nước đáp ứng nội dung khai báo hải quan;

(iii) trị giá trợ cấp đã xác định được và cơ sở đã được dùng để xác định có trợ
cấp;

(iv) các cân nhắc có liên quan tới sự xác định có tổn hại như đã nêu tại Điều 15;

(i) những lý do chính đã dẫn tới kết luận.

22.5 Công bố về kết thúc hay đình chỉ điều tra trong trường hợp điều tra đã xác định là có trợ
cấp và dẫn tới đánh thuế đối kháng hay chấp nhận cam kết, hoặc nếu không phải là một công bố
dưới hình thức một báo cáo riêng biệt, sẽ có mọi thông tin có liên quan về những vấn đề áp dụng
luật hoặc nội dung vụ việc và lý do dẫn tới áp dụng biện pháp cuối cùng hay chấp nhận cam kết,
có lưu ý đúng mức đến yêu cầu bảo vệ thông tin không phổ biến. Đặc biệt, công bố hay báo cáo
sẽ có những thông tin nói tại khoản 4, cũng như lý do dẫn đến chấp nhận hay bác bỏ lập luận
hoặc khiếu nại liên quan của các Thành viên quan tâm và của người xuất khẩu và người nhập
khẩu.

22.6 Thông báo công khai về việc kết thúc hay đình chỉ điều tra sau khi chấp nhận cam kết
theo Điều 18, hoặc dưới hình thức một bản báo cáo riêng biệt, sẽ bao gồm phần nội dung không
mang tính chất bí mật của bản cam kết đó.

22.7 Các quy định của Điều này được áp dụng, với những điều chỉnh thích hợp, nếu có, với
việc bắt đầu và kết thúc việc rà soát nói tại Điều 21 và đối với những quyết định nói tại Điều 20
về hồi tố đối với thuế đối kháng.

Điều 23

Rà soát tư pháp

Trong trường hợp luật pháp quốc gia của một Thành viên có những quy định về các biện
pháp thuế đối kháng thì thành viên đó sẽ duy trì các cơ quan xét xử tư pháp, trọng tài hoặc
hành chính nhằm mục đích xem xét lại một cách nhanh chóng các quyết định hành chính liên
quan tới việc xác định cuối cùng việc có hay không có trợ cấp hoặc thiệt hại cũng như kết quả
xem xét lại việc xác định đó theo Điều 21. Các cơ quan xét xử và thủ tục này phải độc lập với cơ
quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm đánh giá hay rà soát những vấn đề là đối tượng nói đến ở
đây, và sẽ tạo cơ hội cho tất cả các bên liên quan đã tham gia vào thủ tục hành chính và chịu
tác động trực tiếp hay đơn lẻ của quyết định hành chính đó, được tham dự vào việc rà soát.

Phần Vi: các thể chế

Điều 24

Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng và các cơ quan trực thuộc

24.1 Nay thành lập Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng gồm đại diện của mỗi
Thành viên. Uỷ ban tự bầu ra Chủ tịch và họp ít nhất mỗi năm hai lần ngoài các cuộc họp theo
yêu cầu của bất kỳ Thành viên nào theo quy định của Hiệp định này. Uỷ ban sẽ thực hiện những
trách nhiệm theo quy định của Hiệp định này hoặc do các Thành viên giao phó, và tạo điều kiện
để các Thành viên có cơ hội tham vấn bất kỳ vấn đề gì liên quan tới việc triển khai Hiệp định này
và thực hiện các mục tiêu của Hiệp định. Ban Thư ký WTO sẽ là Ban thư ký cho Uỷ ban.

24.2 Uỷ ban có thể thành lập các cơ quan trực thuộc nếu thấy phù hợp.

24.3 Uỷ ban sẽ thành lập một Nhóm các Chuyên gia Thường trực (PGE) gồm năm cá nhân
độc lập, có trình độ bậc cao trong lĩnh vực trợ cấp và quan hệ thương mại. Uỷ ban sẽ bầu chọn
các chuyên gia và mỗi năm sẽ thay thế một thành viên trong nhóm. Nhóm PGE có thể được yêu
cầu hỗ trợ ban hội thẩm, như quy định tại khoản 5 Điều 4. Uỷ ban cũng có thể yêu cầu họ cho ý
kiến tư vấn về sự tồn tại hoặc tính chất của bất kỳ trợ cấp nào.

24.4 PGE có thể được bất kỳ Thành viên nào tham vấn và có thể có ý kiến tư vấn về tính chất
của bất kỳ loại trợ cấp nào mà một Thành viên dự kiến duy trì hay áp dụng mới. ý kiến tư vấn
đó không được phổ biến và không được sử dụng khi tiến hành thủ tục tố tụng nêu tại Điều 7.

24.5 Khi thực hiện chức năng của mình, Uỷ ban và các cơ quan trực thuộc đều có thể tham
vấn và tìm thông tin từ bất kỳ nguồn nào được coi là cần thiết. Tuy nhiên trước khi Uỷ ban hay
cơ quan trực thuộc tìm thông tin trong phạm vi thẩm quyền của một Thành viên, Thành viên đó
sẽ được thông báo trước.

Phần VII : Thông báo và giám sát

Điều 25

Các thông báo

25.1 Các Thành viên thoả thuận rằng, không gây ảnh hưởng đến các quy định tại khoản 1
Điều XVI Hiệp định GATT 1994, sẽ nộp thông báo về trợ cấp không chậm hơn ngày 30 tháng 6
hàng năm và sẽ tuân thủ các quy định từ khoản 2 đến khoản 6.

25.2 Các Thành viên sẽ thông báo về mọi khoản trợ cấp nêu tại khoản 1 Điều 1, thuộc loại
trợ cấp riêng biệt theo nghĩa của Điều 2, được duy trì hay áp dụng trên lãnh thổ của mình.

25.3 Nội dung thông báo phải đủ chi tiết cụ thể để các Thành viên khác có thể đánh giá tác
động thương mại của nó và hiểu về hoạt động của chương trình trợ cấp được thông báo. Về
phương diện này và không làm ảnh hưởng đến nội dung và hình thức bản các câu hỏi về trợ
cấp[54], các Thành viên sẽ đảm bảo rằng thông báo sẽ gồm những thông tin sau đây:

(i) hình thức trợ cấp (ví dụ như các khoản thu hoặc cấp, cho vay, ưu đãi về thuế);

(ii) trợ cấp tính theo đơn vị hoặc khi không thể tính cụ thể được, là tổng trị giá hay
số tiền trợ cấp cả năm ngân sách dành cho trợ cấp (nếu có thể nêu mức trợ cấp
trung bình tính theo đơn vị đã thực hiện năm trước);

(iii) mục tiêu hoặc mục đích về mặt chính sách của trợ cấp;

(iv) thời hạn trợ cấp và/ hoặc thời hạn khác gắn liền với trợ cấp;

(v) số liệu thống kê cho phép đánh giá tác động thương mại của trợ cấp.

25.4 Khi các điểm cụ thể nêu tại khoản 3 không được đề cập trong thông báo, thì cần có giải
thích lý do ngay trong thông báo đó

25.5 Nếu trợ cấp được áp dụng đối với sản phẩm cụ thể hay một khu vực kinh doanh cụ thể, thì
thông báo phải được kết cấu theo sản phẩm hay khu vực đó.

25.6 Thành viên nào thấy rằng trên lãnh thổ của mình không áp dụng các biện pháp nào cần phải
thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều XVI GATT 1994 và theo Hiệp định này, sẽ thông báo
cho Ban Thư ký bằng văn bản.

25.7 Các Thành viên thừa nhận rằng việc thông báo một biện pháp không làm tổn hại đến tính
chất pháp lý của biện pháp đó theo Hiệp định GATT 1994 và theo Hiệp định này, hiệu lực của nó
theo Hiệp định này, hay ảnh hưởng đến tính chất của biện pháp đó.

25.8 Bất kỳ lúc nào các Thành viên cũng có thể gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin về tính
chất và mức độ của bất kỳ trợ cấp nào được một Thành viên khác áp dụng hay duy trì (kể cả trợ
cấp được nêu tại Phần IV), hay yêu cầu giải thích về lý do một biện pháp cụ thể được coi không
phải là đối tượng phải thông báo.

25.9 Các Thành viên khi được yêu cầu sẽ cung cấp thông tin được yêu cầu một cách đầy đủ
và khẩn trương nhất có thể, và khi được yêu cầu sẽ sẵn sàng cung cấp bổ sung thông tin cho
Thành viên có yêu cầu. Đặc biệt, thông tin sẽ được cung cấp chi tiết đến mức có thể cho phép
Thành viên yêu cầu có thể đánh giá được tính phù hợp với nội dung của Hiệp định này. Bất kỳ
Thành viên nào thấy rằng những thông tin này chưa được cung cấp thì có thể đưa vấn đề ra
trước Uỷ ban.

25.10 Bất kỳ Thành viên nào khi thấy một biện pháp được một Thành viên khác áp dụng có tác
động như là trợ cấp nhưng không được thông báo phù hợp với các quy định của khoản 1 Điều
XVI Hiệp định GATT 1994 và Điều khoản này, thì có thể nêu vấn đề này với Thành viên đó. Nếu
sau đó biện pháp được coi là trợ cấp không được thông báo nhanh chóng, thì Thành viên đã
nêu trên có thể đưa vấn đề về biện pháp được cho là trợ cấp đó ra Uỷ ban .

25.11 Các Thành viên sẽ thông báo không chậm trễ cho Uỷ ban về mọi hành động tạm thời hay
chính thức được thực hiện liên quan tới thuế đối kháng. Mọi báo cáo sẽ được cung cấp sẵn sàng
tại Ban Thư ký để các Thành viên khác kiểm tra. Các Thành viên cũng sẽ nộp báo cáo định kỳ
nửa năm, về các biện pháp về thuế đối kháng đã áp dụng trong nửa năm qua. Báo cáo nửa năm
sẽ được nộp theo mẫu tiêu chuẩn được thoả thuận trước .
25.12 Mỗi Thành viên sẽ thông báo cho Uỷ ban (a) cơ quan nào của mình có thẩm quyền mở và
tiến hành điều tra nêu tại Điều 11 và (b) thủ tục trong nước điều chỉnh việc mở và tiến hành điều
tra đó.

Điều 26

Giám sát

26.1 Tại phiên họp đặc biệt định kỳ ba năm một lần, Uỷ ban sẽ xem xét các thông báo mới và
đầy đủ nhận được theo quy định tại khoản 1 Điều XVI Hiệp định GATT 1994 và khoản 1 Điều 25
của Hiệp định này. Các thông báo được nộp trong những năm giữa hai phiên họp (thông báo cập
nhật) sẽ được xem xét tại mỗi phiên họp thường kỳ.

26.2 Uỷ ban sẽ xem xét các báo cáo đã nộp theo quy định tại khoản 11 Điều 25 tại mỗi phiên
họp thường kỳ.

Phần viii : các Thành viên đang phát triển

Điều 27

Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển

27.1 Các Thành viên thừa nhận rằng trợ cấp có thể đóng vai trò quan trọng trong các chương
trình phát triển của các Thành viên đang phát triển.

27.2 Những quy định cấm tại điểm1 (a) Điều 3 sẽ không áp dụng đối với:

(a) các Thành viên đang phát triển nêu tại phụ lục VII.

(b) các Thành viên đang phát triển khác, trong thời gian tám năm kể từ ngày hiệp
định WTO có hiệu lực, tuỳ thuộc vào các quy định tại khoản 4.

27.3 Những quy định cấm tại điểm 1(b) Điều 3 sẽ không áp dụng với các Thành viên đang
phát triển trong thời gian năm năm, và sẽ không áp dụng với các Thành viên chậm phát triển
nhất trong thời gian tám năm, kể từ ngày hiệp định WTO có hiệu lực.

27.4 Các Thành viên đang phát triển nêu tại điểm 2(b), sẽ loại bỏ dần trợ cấp xuất khẩu
trong vòng 8 năm và tốt nhất là nên làm từng bước. Tuy nhiên, một Thành viên đang phát triển
sẽ không tăng mức trợ cấp xuất khẩu[55] của mình và sẽ loại bỏ trợ cấp đó trong thời gian ngắn
hơn thời hạn nêu tại khoản này nếu việc sử dụng trợ cấp như vậy không phù hợp với nhu cầu
phát triển của mình. Nếu một Thành viên đang phát triển thấy cần áp dụng trợ cấp đó vượt quá
thời hạn tám năm, thì không chậm hơn một năm trước khi kết thúc thời hạn tám năm đã quy
định, thì Thành viên đó sẽ tham vấn cho Uỷ ban, sau khi xem xét mọi nhu cầu kinh tế, tài chính
và phát triển liên quan của Thành viên đó, Uỷ ban sẽ xác định việc gia hạn có đủ cơ sở không.
Nếu Uỷ ban xác định rằng việc gia hạn là có cơ sở, thì Thành viên đó sẽ tiến hành tham vấn
hàng năm với Uỷ ban để xác định tính cần thiết phải duy trì trợ cấp đó. Nếu Uỷ ban không xác
định được tính cần thiết, thì Thành viên đó sẽ loại bỏ trợ cấp xuất khẩu vẫn còn áp dụng trong
vòng hai năm, kể từ ngày hết thời hạn cho phép.

27.5 Một Thành viên đang phát triển đã đạt được trình độ cạnh tranh trong xuất khẩu với bất
kỳ sản phẩm xuất khẩu nào sẽ xoá bỏ dần trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm đó trong thời hạn
hai năm. Tuy nhiên, với một Thành viên đang phát triển nêu tại phụ lục VII và đã đạt được tính
cạnh tranh trong xuất khẩu một hoặc nhiều sản phẩm, trợ cấp xuất khẩu với sản phẩm đó sẽ
được xoá bỏ trong vòng tám năm.

27.6 Được coi là có tính cạnh tranh trong một sản phẩm nếu Thành viên đang phát triển đã
xuất khẩu sản phẩm này chiếm ít nhất 3,5% thị phần của thương mại thế giới về sản phẩm đó
trong hai năm liên tục. Tính cạnh tranh trong xuất khẩu được coi là đã có (a) trên cơ sở thông
báo của Thành viên đang phát triển là họ đã đạt được tính cạnh tranh trong xuất khẩu, hoặc là
(b) trên cơ sở tính toán của Ban Thư ký theo yêu cầu của Thành viên khác. Theo khoản này, một
sản phẩm được định nghĩa là tương ứng với nhóm hàng theo hệ thống HS. Uỷ ban sẽ xem xét
lại việc thực hiện điều khoản này trong năm năm kể từ ngày hiệp định WTO có hiệu lực.

27.7 Các quy định của Điều 4 sẽ không áp dụng đối với các Thành viên đang phát triển trong
trường hợp trợ cấp xuất khẩu phù hợp với các quy định từ khoản 2 tới khoản 5. Trong trường
hợp đó, sẽ áp dụng các quy định liên quan của Điều 7.

27.8 Một khoản trợ cấp được một nước đang phát triển áp dụng sẽ không bị suy đoán là gây
ra thiệt hại nghiêm trọng theo điều kiện của khoản 1 Điều 6, theo định nghĩa của Hiệp định này.
Thiệt hại nghiêm trọng nói tại khoản 9 phải có bằng chứng khẳng định theo các quy định của các
khoản từ 3 tới 8 Điều 6.

27.9 Đối với những trợ cấp có thể đối kháng được một Thành viên là nước đang phát triển
áp dụng hay duy trì, nhưng không thuộc loại được nêu tại khoản 1 Điều 6, thì hành động đối
kháng không được phép hay thực hiện theo Điều 7, trừ khi xác định được là do có trợ cấp
thuộc loại đó mà làm mất hay giảm hiệu lực của các nhân nhượng về thuế quan hoặc những
nghĩa vụ khác theo Hiệp định GATT 1994, đến mức loại bỏ hay ngăn cản việc nhập khẩu một
sản phẩm tương tự của một Thành viên khác vào thị trường Thành viên đang phát triển đang trợ
cấp trừ khi gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước trên thị trường của Thành viên đang
nhập khẩu.

27.10 Bất kỳ việc điều tra thuế đối kháng nào áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ một
Thành viên đang phát triển sẽ bị chấm dứt ngay khi cơ quan có thẩm quyền liên quan xác định
được rằng:

(a) tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt quá 2% giá trị của nó tính theo
trị giá trên cơ sở đơn vị sản phẩm; hoặc

(b) khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chỉ chiếm dưới 4% tổng nhập khẩu
sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu, trừ khi nhập khẩu từ các Thành
viên đang phát triển có thị phần riêng dưới 4% chiếm tổng thị phấn lớn hơn 9%
tổng thị phần nhập khẩu sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu.

27.11 Đối với các Thành viên đang phát triển thuộc diện đã nêu tại điểm 2(b) đã xoá bỏ trợ cấp
xuất khẩu trước khi hết thời hạn tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, và đối
với các Thành viên đang phát triển trong phụ lục VII, con số tương ứng nêu tại điểm 10(a) sẽ là
3% thay cho 2%. Quy định này sẽ được áp dụng kể từ ngày việc xoá bỏ trợ cấp được thông báo
cho Uỷ ban, và còn được áp dụng chừng nào Thành viên đang phát triển đã thông báo không áp
dụng trợ cấp xuất khẩu. Quy định này sẽ hết hiệu lực sau tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO
bắt đầu có hiệu lực.

27.12 Các quy định của khoản 10 và 11 sẽ điều chỉnh việc xác định trợ cấp thuộc loại không
đáng kể hoặc tối thiểu (de minimis) nêu tại khoản 3 Điều 15.

27.13 Các quy định của Phần III sẽ không áp dụng đối với việc xoá nợ trực tiếp, trợ cấp nhằm
bù đắp chi phí xã hội, dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả việc miễn thu những khoản phải nộp cho
chính phủ và chuyển giao trách nhiệm khi các khoản trợ cấp đó được cấp trong khuôn khổ và
gắn liền với một chương trình tư nhân hoá của Thành viên đang phát triển với điều kiện các
chương trình đó và những trợ cấp liên quan được áp dụng trong một thời gian hạn chế và được
thông báo cho Uỷ ban và chương trình đó cuối cùng đưa đến kết quả tư nhân hoá xí nghiệp liên
quan.

27.14 Khi một Thành viên đang phát triển có quan tâm yêu cầu, Uỷ ban sẽ xem xét lại thực tế
về một trợ cấp xuất khẩu riêng tại một Thành viên đang phát triển để xác định xem việc trợ cấp
đó có phù hợp với nhu cầu phát triển của Thành viên đó hay không.

27.15 Khi một Thành viên đang phát triển có quan tâm yêu cầu, Uỷ ban sẽ xem xét lại một biện
pháp đối kháng để xác định việc biện pháp đó có phù hợp với các quy định của khoản 10 và 11
như được áp dụng đối với các Thành viên đang phát triển nêu ở đây hay không.

Phần IX: các thoả thuận chuyển tiếp

Điều 28

Các chương trình hiện có

28.1 Với các chương trình trợ cấp đã được triển khai trên lãnh thổ một Thành viên trước ngày
Thành viên đó ký Hiệp định Thành lập WTO và không phù hợp với các quy định của Hiệp định
này sẽ:

(a) được thông báo cho Uỷ ban trong vòng 90 ngày, kể từ ngày Hiệp định WTO
có hiệu lực đối với Thành viên đó; và

(b) được điều chỉnh cho phù hợp với các quy định của Hiệp định này trong vòng
ba năm, kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với Thành viên đó và cho
đến khi đó, các chương trình này sẽ không chịu sự điều chỉnh của Phần II.

28.2 Không một Thành viên nào mở rộng phạm vi của những chương trình đó và không một
chương trình nào sẽ được gia hạn thêm khi hết hạn.

Điều 29

Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường

29.1 Các Thành viên đang trong thời kỳ chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang một nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh có thể áp dụng những chương trình và biện
pháp cần thiết cho quá trình chuyển đổi.

29.2 Đối với các Thành viên nói trên, các chương trình trợ cấp thuộc diện điều chỉnh của Điều
3 và đã được thông báo phù hợp với khoản 3, sẽ được loại bỏ dần và điều chỉnh cho phù hợp
với Điều 3 trong vòng 7 năm, kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực. Trong trường hợp
này Điều 4 sẽ không được áp dụng. Ngoài ra, trong cùng thời gian đó:

(a) các chương trình trợ cấp nêu tại điểm 1(d) Điều 6 sẽ không thuộc diện có thể
dẫn tới hành động đối kháng nêu tại Điều 7;

(b) đối với các những trợ cấp có thể dẫn tới hành động đối kháng, các quy định
của khoản 9 Điều 27 sẽ được áp dụng.
29.3 Các chương trình thuộc diện nêu tại Điều 3 sẽ được thông báo cho Uỷ ban vào một
ngày gần nhất có thể được, sau ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực. Trợ cấp khác có thể
được thông báo hai năm sau ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.

29.4 Trong những trường hợp ngoại lệ, Các Thành viên nêu tại khoản 1 có thể được Uỷ ban
cho phép vận dụng khác đi trong các chương trình và biện pháp và lịch trình cụ thể của Thành
viên đó đã thông báo nếu làm như vậy là cần thiết cho các tiến trình chuyển đổi kinh tế của
Thành viên đó.

Phần X: Giải quyết tranh chấp

Điều 30

Các quy định của các Điều XXII và XXIII của Hiệp định GATT 1994 đã được chi tiết hoá
và vận dụng tại Thoả thuận về giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết
tranh chấp theo Hiệp định này, trừ khi Trong Hiệp định này có quy định khác.

Phần XI: Các quy định cuối cùng

Điều 31

áp dụng tạm thời

Các quy định của khoản 1 Điều 6 và các quy định của Điều 8 và Điều 9 sẽ được áp dụng
trong một thời hạn 5 năm, bắt đầu từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực. Không chậm hơn 180
ngày trước khi kết thúc thời hạn này,Uỷ ban sẽ xem xét lại tình hình thực thi các quy định đó,
nhằm quyết định có gia hạn việc áp dụng chúng hay không, dưới hình thức giữ nguyên nội dung
như hiện nay hay có sửa đổi cho một thời kỳ tiếp theo.

Điều 32

Các quy định cuối cùng khác

32.1 Không hành động cụ thể nào được thực hiện chống lại việc trợ cấp của Thành viên
khác, trừ khi được áp dụng theo các quy định của Hiệp định GATT 1994, được thể hiện ở Hiệp
định này[56].

32.2 Không một bảo lưu về bất kỳ một quy định nào của Hiệp định này được chấp nhận nếu
không đạt được sự đồng thuận của tất cả các Thành viên khác.

32.3 Căn cứ vào khoản 4, các quy định của Hiệp định này sẽ được áp dụng cho việc điều tra,
rà soát các biện pháp hiện tại được khởi đầu theo đơn được lập vào ngày hoặc sau ngày Hiệp
định WTO có hiệu lực đối với một Thành viên của Hiệp định WTO.

32.4 Theo khoản 3 Điều 21, các biện pháp đối kháng hiện tại sẽ được coi là áp dụng vào
ngày không chậm hơn ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với một Thành viên của Hiệp định
WTO, trừ trường hợp pháp luật trong nước của Thành viên đó có hiệu lực vào ngày nói trên đã
có thuộc loại đã quy định tại khoản 3.

32.5 Mỗi Thành viên kể từ ngày không chậm hơn ngày Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ có
những bước đi cần thiết, mang tính chất chung hoặc riêng biệt để đảm bảo mọi luật, quy định và
thủ tục hành chính của mình phù hợp với các quy định của Hiệp định này, khi được áp dụng cho
Thành viên liên quan.

32.6 Mỗi Thành viên sẽ thông báo cho Uỷ ban về bất kỳ sự thay đổi nào trong các luật và quy
định liên quan tới Hiệp định này và trong việc thi hành các luật, quy định đó.

32.7 Hàng năm, Uỷ ban sẽ xem xét lại việc thực hiện và hiệu lực của Hiệp định này, có tính
đến mục tiêu đã được đề ra tại Hiệp định. Uỷ ban sẽ thông báo hàng năm cho Hội đồng Thương
mại Hàng hoá về những tiến triển trong thời kỳ được xem xét nói trên.

32.8 Các phụ lục của Hiệp định này là một bộ phận không tách rời của Hiệp định.

Phụ lục I

Danh mục minh họa trợ cấp xuất khẩu

(a) Việc Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho một hãng hoặc một ngành sản xuất trong nước
tính theo kết quả xuất khẩu.

(b) Các chương trình giữ lại ngoại tệ hoặc việc làm tương tự có thưởng khuyến khích xuất
khẩu.

(c) Vận chuyển nội địa và cước phí giao hàng xuất khẩu, được Chính phủ cung cấp hoặc
giao quyền cung cấp, với những điều kiện thuận lợi hơn so với giao hàng nội địa.

(d) Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu, hoặc
sản xuất trong nước sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, trực tiếp hay gián tiếp thông
qua các chương trình được phép của Chính phủ, với những điều kiện thuận lợi hơn
cung cấp cho các sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hay dịch vụ
để sử dụng trong sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, nếu trong trường hợp là một sản
phẩm, các điều kiện điều khoản đó thuận lợi hơn điều kiện thương mại thông thường
sẵn có[57] trên thị trường thế giới dành cho nhà xuất khẩu của Thành viên đó.

(e) miễn, hay tạm ngừng thu toàn bộ hoặc một phần các khoản thuế trực thu[58] hay
các khoản đóng góp xã hội mà doanh nghiệp sản xuất hay thương mại[59] đã hoặc
phải thanh toán, chỉ áp dụng riêng với xuất khẩu,

(f) cho phép miễn giảm trực tiếp liên quan tới xuất khẩu hoặc kết quả xuất khẩu, vượt
quá hay cao hơn những miễn giảm dành cho sản xuất để tiêu thụ trong nước, trong
cách tính toán cơ sở để thu thuế trực tiếp.

(g) miễn hay hoàn thuế gián thu58 cao hơn mức áp dụng đối với sản xuất hay lưu thông
một sản phẩm tương tự tiêu thụ trên thị trường nội địa, đối với sản xuất hay lưu thông
xuất khẩu hàng hoá.

(h) miễn, hoàn hay chuyển thuế gián thu58 sang kỳ sau thuộc diện thu gộp cho cả các
công khoản trước đây với hàng hoá hay dịch vụ được sử dụng trong sản xuất hàng
xuất khẩu vượt quá mức được miễn, giảm hay hoãn thu với các khoản thuế gián thu
gộp đánh vào sản phẩm hay dịch vụ thuộc các giai đoạntrước đây tương ứng được tiêu
thụ trên thị trường trong nước; tuy nhiên với điều kiện là, các khoản thuế gián thu gộp
được miễn, hoàn trả hay chuyển có thể áp dụng đối với hàng đã xuất khẩu mà không
áp dụng với sản phẩm tương tự được tiêu thụ trong nước, khi các khoản thuế gián thu
gộp được đánh vào vật tư đầu vào tiêu dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu (tạo thành
hao phí thông thường)[60]. Điểm này có thể được hiểu một cách phù hợp với hướng
dẫn về tiêu thụ đầu vào trong tiến trình sản xuất nêu tại Phụ lục II.

(i) hoàn trả hay giảm các khoản thu phí nhập khẩu58 vượt quá số thu đối với hàng nhập
khẩu tiêu thụ ở đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu (tạo thành mức hao phí thông
thường); tuy nhiên, nếu trong những trường hợp riêng biệt, một hãng có thể sử dụng
một số lượng vật tư đầu vào trên thị trường trong nước ngang với hay có cùng chất
lượng và đặc điểm như đầu vào nhập khẩu để thay thế đầu vào trong nước đó để có
thể được hưởng lợi từ quy định này khi các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tương
ứng cùng phát sinh trong một thời kỳ hợp lý nhưng không quá hai năm. Điểm này có
thể được hiểu một cách phù hợp với hướng dẫn về tiêu thụ đầu vào trong quá trình sản
xuất nêu tại Phụ lục II và hướng dẫn để xác định xem chế độ giảm thuế áp dụng đối với
đầu vào sản phẩm thay thế nhập khẩu như là trợ cấp xuất khẩu nêu tại Phụ lục III.

(j) Chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt do Chính phủ quản lý) thực hiện các chương
trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, các chương trình bảo hiểm hoặc bảo lãnh nhằm
chống lại sự tăng chi phí sản phẩm xuất khẩu hay các chương trình về rủi ro ngoại hối,
với phí thu thấp không hợp lý, không đủ để chi trả cho chi phí hoạt động dài hạn hoặc
thâm hụt của các chương trình đó.

(k) Chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt trực thuộc hoặc do Chính phủ quản lý) cấp
các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp hơn mức mà họ thực tế phải trả để có
được tiền thực hiện việc này (hay lẽ ra phải trả nếu vay trên thị trường vốn quốc tế để
có được tiền với cùng thời hạn và các điều kiện tín dụng, và được tính bằng cùng một
đồng tiền của tín dụng xuất khẩu), hoặc các cơ sở đó trả cho toàn bộ hay một phần chi
phí phát sinh với nhà xuất khẩu hay với thể chế tài chính để có được tín dụng, trong
chừng mực các khoản tín dụng đó được sử dụng để bảo đảm dành cho nhà xuất khẩu
những lợi thế đáng kể trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu.

Tuy nhiên, với điều kiện là nếu một Thành viên có tham gia một liên kết quốc tế về tín
dụng xuất khẩu mà, tính đến ngày 1 tháng 1 năm 1979, ít nhất mười hai Thành viên
sáng lập của Hiệp định này là thành viên của liên kết đó (hay một hình thức kế tục của
nó được các Thành viên sáng lập thông qua), hoặc trong thực hành một Thành viên áp
dụng các quy định về lãi xuất của liên kết đó, thực hành tín dụng xuất khẩu phù hợp với
các quy định đó sẽ không bị coi là trợ cấp xuất khẩu thuộc diện cấm theo Hiệp định
này.

(l) Bất kỳ khoản thu nào từ ngân sách nhà nước tạo thành trợ cấp theo nội dung quy
định tại Điều XVI GATT 1994.

Phụ lục II

Hướng dẫn về tiêu thụ đầu vào

trong quá trình sản xuất[61]

1. Các chương trình giảm thuế gián thu có thể cho phép miễn, hoàn hay chuyển việc thu
những khoản thuế gián thu thuộc các giai đoạn trước đánh vào vật tư đầu vào được sử dụng
trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu (tính tới hao phí định mức thông thường). Tương tự như vậy,
các chương trình giảm thuế có thể cho phép hoàn hay giảm những khoản thu đối với hàng nhập
khẩu đánh vào đầu vào được tiêu thụ cho sản xuất hàng xuất khẩu (tính tới hao phí định mức
thông thường).

2. Danh mục Minh họa trợ cấp xuất khẩu tại Phụ lục I của Hiệp định này sử dụng thuật
ngữ “đầu vào được sử dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu” tại điểm (h) và (i). Theo quy định tại
điểm (h), các chương trình giảm thuế gián thu có thể tạo thành một trợ cấp xuất khẩu trong
chừng mực các chương trình đó dẫn tới việc miễn, hoàn, giảm hay chuyển các khoản thuế gián
thu vượt quá mức tương ứng thông thường vẫn đánh vào vật tư đầu vào tiêu dùng cho sản xuất
hàng xuất khẩu. Theo quy định của điểm (i), các chương trình giảm các khoản thu đánh vào
hàng nhập khẩu có thể tạo thành một trợ cấp xuất khẩu trong chừng mực các chương trình đó
dẫn tới việc hoàn, giảm hay chuyển các khoản thu vượt quá các khoản tương ứng vẫn thường
áp dụng với đầu vào tiêu dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu. Cả hai điểm trên đều quy định rằng
tỷ lệ hao phí thông thường phải căn cứ vào thực tế tiêu thụ vật tư đầu vào trong sản xuất hàng
xuất khẩu. Điểm (i) cũng quy định về những sản phẩm thay thế.

II

Khi xem xét liệu vật tư đầu vào có được tiêu dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu hay
không có phải là một nội dung điều tra về thuế đối kháng theo Hiệp định này, cơ quan có thẩm
quyền điều tra phải tiến hành theo cách thức sau:

1. Trong trường hợp nghi ngờ có một chương trình giảm thuế gián thu hay thoái thu có tính
chất trợ cấp do hoàn thuế hay thoái thu quá mức với những khoản đã thu đối với nhập khẩu đầu
vào tiêu dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền điều tra trước hết phải xác
định xem Chính phủ Thành viên đang xuất khẩu hiện có và áp dụng một chương trình hay thủ tục
như thế hay không để xác nhận được những vật tư đầu vào nào được tiêu dùng cho sản xuất
hàng xuất khẩu và với số lượng bao nhiêu . Khi đã xác định được có tồn tại một hệ thống như
vậy, cơ quan có thẩm quyền điều tra sẽ tiếp tục xem xét xem hệ thống đó có hợp lý không, có
hiệu lực để đạt mục tiêu đề ra không và có dựa trên những tập quán thương mại vẫn thường
được chấp nhận tại nước xuất khẩu không. Cơ quan có thẩm quyền điều tra khi đó có thể thấy
cần tiến hành thử nghiệm thực tế, theo đúng các quy định của khoản 6 Điều 12, nhằm xác minh
thông tin và đảm bảo rằng một chương trình hay những thủ tục nói trên đang thực sự tồn tại.

2. Khi không tồn tại một chương trình hay thủ tục như vậy, hoặc một chương trình hay thủ tục
đó không hợp lý, hoặc một chương trình hay thủ tục như vậy được coi là hợp lý nhưng trong
thực tế lại không được áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả, Thành viên xuất khẩu cần tiếp tục
tiến hành kiểm tra dựa trên lượng đầu vào thực sự sử dụng và xác định xem có thanh toán trội
hơn không. Nếu cơ quan có thẩm quyền điều tra thấy cần thiết, thì có thể tiếp tục kiểm tra theo
quy định tại khoản 1.

3. Các cơ quan có thẩm quyền điều tra phải coi các vật tư đầu vào là một khối thống nhất về
mặt vật lý nếu như các vật tư đầu vào này được sử dụng trong quá trình sản xuất và trực tiếp
hiện diện trong sản phẩm được xuất khẩu. Các Thành viên ghi nhận rằng nguyên liệu đầu vào
không nhất thiết phải hiện diện trong sản phẩm cuối cùng dưới hình thức ban đầu khi tham gia
quá trình sản xuất.

4. Khi xác định khối lượng của một loại đầu vào cụ thể được tiêu dùng để sản xuất hàng xuất
khẩu, cần tính đến “ tỷ lệ hư hao thông thường”, và mức hư hao đó cũng được tính là đã tiêu
dùng cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Thuật ngữ “hư hao” là tỷ lệ một loại đầu vào nhất định,
không được sử dụng một cách độc lập trong quá trình sản xuất, không tiêu dùng cho sản xuất
sản phẩm xuất khẩu, (với những lý do như là tính kém hiệu quả) và nhà chế tạo đó không thu hồi
lại hoặc không bán được.

5. Việc cơ quan có thẩm quyền điều tra xác định một định mức hư hao đã đưa ra có được coi
là "thông thường" hay không cần tính đến quá trình sản xuất, kinh nghiệm trung bình của ngành
sản xuất tại nước xuất khẩu, và các nhân tố kỹ thuật khác, khi thấy thích hợp. cơ quan có thẩm
quyền điều tra cần luôn ý thức rằng điều quan trọng là cơ quan có thẩm quyền tại Thành viên
xuất khẩu đã tính toán khối lượng hư hao một cách hợp lý chưa, và khi nào khối lượng hư hao
đó được tính với ý định bao hàm trong khoản miễn hay hoàn thuế, thoái thu thuế.

Phụ lục III

Hướng dẫn xác định hệ thống thoái thu

đối với sản phẩm thay thế

được coi là trợ cấp xuất khẩu

Hệ thống thoái thu có thể cho phép hoàn trả hoặc thoái thu các khoản thu nhập khẩu
đánh vào đầu vào được tiêu thụ trong quá trình sản xuất một sản phẩm khác và khi sản phẩm
này được xuất khẩu có mang một hàm lượng đầu vào có nguồn gốc trong nước có cùng chất
lượng và đặc điểm của vật tư đầu vào thay thế cho hàng nhập khẩu. Theo quy định của khoản (i)
Danh mục minh họa trợ cấp xuất khẩu nêu tại Phụ lục I, Hệ thống thoái thu áp dụng đối với sản
phẩm thay thế có thể tạo thành một khoản trợ cấp xuất khẩu trong chừng mực hệ thống đó dẫn
tới việc thoái thu vượt quá các khoản thu ban đầu đánh vào đầu vào nhập khẩu được yêu cầu
thoái thu.

II

Khi xem xét các hệ thống thoái thu với hàng thay thế với tính cách là một phần của cuộc
điều tra về thuế đối kháng theo quy định của Hiệp định này, cơ quan có thẩm quyền điều tra cần
tiến hành theo phương pháp sau.

1. Đoạn (i) của Danh mục minh họa quy định rằng đầu vào nguồn trong nước có thể thay
thế đầu vào nguồn nhập khẩu trong sản xuất một sản phẩm dành cho xuất khẩu với điều kiện
đầu vào từ hai nguồn này được tiêu thụ với số lượng ngang nhau và có cùng chất lượng và tính
chất với đầu vào nhập khẩu được thay thế. Sự tồn tại của một hệ thống hay thủ tục kiểm tra là
quan trọng bởi vì nó cho phép Chính phủ Thành viên xuất khẩu đảm bảo và chứng minh được
rằng số lượng vật tư đầu vào yêu cầu được thoái thu không vượt quá số lượng sản phẩm tương
tự đã xuất khẩu, dù dưới hình thức nào, và không có tình trạng thoái thu những khoản phí đánh
vào hàng nhập khẩu vượt quá số đã thu ban đầu với hàng nhập khẩu liên quan.

2. Khi có lập luận cho rằng một hệ thống thoái thu dẫn tới một khoản trợ cấp, cơ quan có
thẩm quyền điều tra trước hết phải tiến hành xác định xem chính phủ Thành viên xuất khẩu có và
đang sử dụng một hệ thống hay thủ tục kiểm tra hay không. Khi đã xác định được có một hệ
thống hay thủ tục như vậy đang được áp dụng, cơ quan có thẩm quyền điều tra sẽ tiến hành tiếp
xem xét thủ tục kiểm tra có hợp lý, có hữu hiệu với mục tiêu được đặt ra, và có dựa trên những
tập quán thương mại thông thường vẫn được chấp nhận tại nước xuất khẩu hay không. Trong
chừng mực mà những thủ tục đó được xác định là đáp ứng yêu cầu kiểm tra và thực sự hữu
hiệu, thì sẽ được coi là không có tồn tại trợ cấp (xuất khẩu). Cơ quan có thẩm quyền điều tra có
thể tự thấy cần thiết phải tiến hành một số thử nghiệm thực tế, theo quy định tại khoản 6 Điều 12,
nhằm kiểm tra thông tin và tự mình đánh giá xem thủ tục kiểm tra có thực sự được áp dụng
không.
3. Có thể được coi là trợ cấp, khi không tồn tại thủ tục kiểm tra, hoặc những thủ tục đó
không hợp lý, hoặc những thủ tục đó có tồn tại và được coi là hợp lý nhưng trong thực tế được
xác định là không được áp dụng hoặc áp dụng một cách không có hiệu quả. Trong những trường
hợp đó, Thành viên xuất khẩu cần tiến hành kiểm tra trên cơ sở các giao dịch thực tế liên quan
để xác dịnh xem có trả vượt mức không. Nếu cơ quan có thẩm quyền điều tra thấy cần thiết, thì
cần tiếp tục kiểm tra theo quy định tại khoản 2.

4. Sự tồn tại của một quy định về thoái thu đối với hàng thay thế (nhập khẩu) cho phép nhà
xuất khẩu lựa chọn những chuyến hàng nhập khẩu và yêu cầu được thoái thu căn cứ vào các
chuyến hàng đó chỉ tự nó không được coi là tạo thành một trợ cấp.

5. Thoái thu trội những khoản thu với hàng nhập khẩu theo nội dung khoản (i) được coi là
có tồn tại khi một chính phủ thanh toán lãi cho bất kỳ khoản tiền thoái thu nào được trả trong
khuôn khổ chương trình đó, với mức độ tương ứng những khoản đã hoặc có thể được thanh
toán trội đó.

Phụ lục IV

Tính toán giá trị gia tăng trong trợ cấp

( điểm1(a) Điều 6)[62]

1. Giá trị của trợ cấp theo điểm 1(a) Điều 6 phải được tính theo chi phí mà Chính phủ
cấp trợ cấp phải trả.

2. Trừ những quy định từ khoản 3 đến khoản 5, khi xác định xem tổng mức trợ cấp có
vượt quá 5% giá trị của sản phẩm hay không, thì giá trị của sản phẩm sẽ được tính toán như
là tổng doanh số của công ty nhận trợ cấp[63] trong 12 tháng gần nhất trước thời kỳ trợ cấp[64]
được cấp mà trong giai đoạn này số liệu về doanh số là sẵn có.

3. Khi việc trợ cấp được gắn với việc sản xuất hay bán ra một sản phẩm nhất định, giá trị
của sản phẩm sẽ được tính toán như là tổng trị giá doanh số bán của sản phẩm đó của công ty
nhận trợ cấp trong mười hai tháng gần nhất trước thời kỳ được cấp trợ cấp mà trong thời kỳ này
số liệu về doanh số là sẵn có.

4. Nếu công ty tiếp nhận trợ cấp đang trong giai đoạn khởi đầu, tổn hại nghiêm trọng được
coi là có tồn tại khi tổng mức trợ cấp vượt quá 15% của tổng vốn đầu tư. Theo khoản này, thời
kỳ khởi đầu không được kéo dài quá một năm đầu bắt đầu sản xuất[65].

5. Nếu công ty nhận trợ cấp hoạt động tại một nước có nền kinh tế lạm phát cao, thì trị giá
của sản phẩm sẽ được tính toán trên tổng doanh số của công ty nhận trợ cấp (hoặc doanh số
của sản phẩm liên quan nếu trợ cấp là ràng buộc với sản phẩm đó) trong năm dương lịch trước
đó tính theo mức lạm phát trong mười hai tháng trước khi được trợ cấp.
6. Khi tính tổng mức trợ cấp trong một năm, các khoản trợ cấp theo các chương trình khác
nhau từ nguồn của các cơ quan có thẩm quyền khác nhau trên cùng lãnh thổ sẽ được tính gộp
lại.

7. Những trợ cấp được cấp trước ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, mà lợi ích có được từ
những trợ cấp này thuộc thời kỳ sản xuất trong tương lai, sẽ được tính vào trong tổng mức trợ
cấp.

8. Những khoản trợ cấp không dẫn tới hành động đối kháng theo những quy định liên quan
trong Hiệp định này sẽ không được tính vào mức trợ cấp theo điểm 1(a) Điều 6.

Phụ lục V

tiến trình thu thập thông tin

về tổn hại nghiêm trọng

1. Mọi Thành viên sẽ hợp tác trong thu thập thông tin về các bằng chứng đưa ra xem xét tại
ban hội thẩm trong tiến trình quy định từ khoản 4 đến khoản 6 Điều 7. Các bên tranh chấp hoặc
bất kỳ Thành viên thứ ba nào liên quan sẽ thông báo cho Cơ quan giải quyết tranh chấp, ngay
khi các quy định của khoản 4 Điều 7 được tham chiếu, về tổ chức chuyên trách cung cấp thông
tin này trên lãnh thổ của Thành viên đó và các thủ tục cần tiến hành để được cung cấp thông tin.

2. Trường hợp những vấn đề được đưa ra DSB thuộc nội dung của khoản 4 Điều 7, khi
được yêu cầu, DSB sẽ lập tức bắt đầu thủ tục để có được thông tin liên quan do Chính phủ của
Thành viên đang áp dụng trợ cấp cung cấp cần thiết để xác định sự tồn tại và mức độ của trợ
cấp, giá trị tổng doanh số của công ty được trợ cấp, cũng như những thông tin cần thiết khác để
phân tích những tác hại do sản phẩm được trợ cấp gây ra[66]. Tiến trình này có thể bao gồm,
nếu thấy cần thiết, đưa ra những câu hỏi cho Chính phủ của Thành viên áp dụng trợ cấp và
Chính phủ có khiếu nại để thu thập thông tin, cũng như để làm sáng tỏ và đánh giá về những
thông tin mà các bên tranh chấp hiện có thông qua thủ tục thông báo đã nêu tại Phần VII[67].

3. Trong trường hợp gây tác động đến thị trường một nước thứ ba, một bên tranh chấp có
thể thu thập thông tin, kể cả thông qua việc đặt ra những câu hỏi với Chính phủ Thành viên thứ
ba, cần thiết để phân tích tác động nghịch mà không thể có được từ Thành viên áp dụng trợ cấp
hay có khiếu nại. Thủ tục này phải được tiến hành sao cho không tạo nên gánh nặng không cần
thiết bất hợp lý cho Thành viên thứ ba đó, nhất là khi Thành viên đó không có ý định tiến hành
phân tích thị trường hay giá cả vì mục tiêu điều tra. Việc cung cấp thông tin chỉ dừng lại ở những
thông tin sẵn có, hoặc Thành viên đó có thể có ngay được (ví dụ như những thông tin gần nhất
hiện có đã được tập hợp bởi các cơ quan thống kê liên quan nhưng chưa được công bố, số liệu
hải quan về nhập khẩu, giá trị đã khai báo của sản phẩm liên quan v. v. ). Tuy nhiên, nếu một
bên trong tranh chấp tự chịu chi phí để tiến hành phân tích thị trường chi tiết, Thành viên thứ ba
đó sẽ tạo thuận lợi cho cá nhân hay hãng nhận tiến hành phân tích đó và cá nhân đó hay hãng
đó sẽ được phép tiếp cận mọi thông tin thông thường không thuộc diện được Chính phủ coi là
thông tin bí mật.
4. DSB sẽ chỉ định một đại diện có chức năng tạo thuân lợi cho việc thu thập thông tin. Mục
đích duy nhất của đại diện là đảm bảo thu thập đúng hạn thông tin cần thiết để tạo thuân lợi cho
việc xem xét trong khuôn khổ đa biên vấn đề tranh chấp. Đặc biệt, đại diện có thể gợi ý cách
thức hiệu quả nhất có được thông tin cần thiết cũng như khích lệ các bên hợp tác cung cấp
thông tin.

5. Tiến trình thu thập thông tin nêu từ khoản 2 đến khoản 4 sẽ được hoàn thành trong
vòng 60 ngày kể từ ngày vấn đề được đưa ra DSB theo khoản 4 Điều 7, thông tin có được trong
tiến trình đó sẽ được cung cấp cho ban hội thẩm, do DSB thành lập theo quy định tại Phần X.
Thông tin đã nêu sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, số liệu về tổng trợ cấp liên quan, (và
khi có điều kiện thích hợp, gồm cả giá trị tổng doanh số của công ty được trợ cấp), giá cả sản
phẩm được trợ cấp, giá cả của sản phẩm không được trợ cấp, giá cả của các nhà cung cấp khác
trên thị trường, thay đổi về khả năng cung của sản phẩm được trợ cấp trên thị trường liên quan
và thay đổi thị phần. Thông tin đó cũng cần nêu rõ các bằng chứng biện giải, cũng như các thông
tin bổ sung mà ban hội thẩm thấy liên quan trong quá trình đi đến một kết luận.

6. Nếu một Thành viên đã áp dụng trợ cấp hay một nước thứ ba không hợp tác trong việc
thu thập thông tin nói trên, thì Thành viên đang khiếu nại sẽ trình bày lập luận của mình về sự tồn
tại của một tổn hại nghiêm trọng dựa vào những nhân tố chứng minh có được cũng như sự việc
và tình trạng bất hợp tác của Thành viên đang áp dụng trợ cấp hay của Thành viên thứ ba.
Trong trường hợp thông tin không sẵn có vì các Thành viên này bất hợp tác, ban hội thẩm có thể
hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu dựa vào những thông tin có được từ các nguồn khác.

7. Khi có quyết định về việc xác định, ban hội thẩm phải loại trừ ảnh hưởng của việc suy
diễn bất lợi do sự bất hợp tác của một bên tham dự trong tiến trình thu thập thông tin.

8. Khi xác định là cần phải sử dụng thông tin tốt nhất có được hay những suy diễn về
trường hợp bất hợp tác, ban hội thẩm sẽ lấy ý kiến của đại diện DSB đã được chỉ định theo
khoản 4 về tính chất hợp lý của yêu cầu cung cấp thông tin và những cố gắng đã có của các bên
nhằm trả lời một cách kịp thời và trên tinh thần hợp tác.

9. Không có quy định nào về việc thu thập thông tin hạn chế khả năng của ban hội thẩm
trong việc tìm kiếm thông tin bổ sung được cho là thiết yếu cho việc giải quyết tranh chấp một
cách thoả đáng và là những thông tin chưa được yêu cầu hay chưa thu thập được một cách đầy
đủ. Tuy nhiên, thông thường ban hội thẩm không nên yêu cầu những thông tin bổ sung để hoàn
chỉnh hồ sơ trong trường hợp những thông tin đó tăng cường vị trí cho một bên cụ thể và việc
không có thông tin là kết quả của sự bất hợp tác phi lý của bên đó trong việc thu thập thông tin.

Phụ lục VI

Thủ tục điều tra tại chỗ

theo quy định của khoản 6 Điều 12

1. Ngay khi bắt đầu một cuộc điều tra, cơ quan có thẩm quyền của Thành viên xuất khẩu
và các doanh nghiệp rõ ràng có liên quan sẽ phải được thông báo về ý định tiến hành điều tra tại
chỗ.

2. Trong những trường hợp ngoại lệ, nếu có dự kiến đưa các chuyên gia không thuộc
Chính phủ tham gia vào nhóm điều tra viên, các doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền của
Thành viên xuất khẩu phải được thông báo. Các chuyên gia này phải thực sự chịu trách nhiệm
nếu vi phạm yêu cầu không tiết lộ thông tin.
3. Tập quán thông thường là phải được sự đồng ý rõ ràng của các doanh nghiệp liên quan
của Thành viên xuất khẩu trước khi định ngày tới thăm và thu thập thông tin.

4. Cơ quan có thẩm quyền điều tra, ngay khi nhận được sự chấp nhận của các doanh
nghiệp liên quan, phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Thành viên xuất khẩu biết tên
và địa chỉ của các doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin kể cả ngày dự kiến đã định.

5. Các doanh nghiệp liên quan phải được báo trước một thời gian hợp lý.

6. Việc gặp gỡ trực tiếp các doanh nghiệp để làm rõ các câu hỏi chỉ được tiến hành khi
được các doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu. Trong trường hợp đó, cơ quan có thẩm quyền điều
tra có thể sẵn sàng phục vụ các doanh nghiệp đó, buổi gặp chỉ được tiến hành khi (a) cơ quan có
thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu đã thông báo cho đại diện chính quyền của Thành viên
liên quan về việc đó, và (b) chính quyền Thành viên liên quan không phản đối.

7. Vì mục tiêu chính của cuộc điều tra tại chỗ là nhằm kiểm tra thông tin đã được cung cấp
hoặc tìm kiếm thông tin chi tiết hơn, nên cuộc điều tra này chỉ được tiến hành sau khi đã nhận
được các câu trả lời về các câu hỏi đã đặt ra, trừ khi doanh nghiệp chấp nhận khác , và nếu
chính quyền của Thành viên xuất khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm điều
tra thông báo trước về cuộc gặp hoặc cuộc điều tra và đã không phản đối; ngoài ra tập quán thực
hành thông thường yêu cầu là trước khi đến doanh nghiệp, phải thông báo cho họ biết tính chất
chung của thông tin cần kiểm tra và cần được cung cấp, nhưng điều đó không hạn chế việc yêu
cầu những chi tiết bổ sung cho những thông tin có được khi làm việc tại chỗ.

8. Các câu hỏi hay yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp của Thành
viên xuất khẩu cần thiết cho việc tiến hành điều tra tại chỗ phải được biết vào bất cứ khi nào có
thể trước khi tiến hành cuộc gặp .

Phụ lục VII

Các thành viên đang phát triển

nêu tại khoản 2 Điều 27

Các Thành viên đang phát triển không chịu sự điều chỉnh của các quy định tại điểm 1 (a)
Điều 3 theo các điều kiện quy định tại khoản 2 (a) Điều 27 gồm những nước sau đây:

a) Các nước chậm phát triển theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc là Thành viên
WTO.

b) Từng nước đang phát triển dưới đây là Thành viên WTO sẽ chịu sự điều chỉnh
áp dụng đối với những Thành viên đang phát triển khác theo khoản 2 Điều 27 khi
thu nhập quốc dân tính theo đầu[68] người đạt mức 1000 USD mỗi năm: Bolivia,
Cameroon, Congo, Bờ biển Ngà (Côte d’ Ivoire), Cộng hoà Dominica, Hy lạp,
Ghana, Guyana, ấn độ, Indonesia, Kenya, Ma-rốc, Nicaragua, Nigeria, Pakistan,
Phillipines, Senegal, Sri Lanca, và Zimbabue.

 

[1] Phù hợp với các quy định của Điều XVI GATT 1994 ( Ghi chú Điều XVI) và các quy định
của Phụ lục từ I đến III thuộc Hiệp định này, việc miễn thuế xuất khẩu hay các loại thuế khác cho
các sản phẩm tương tự tiêu dùng trong nước, hoặc thoái thu thuế xuất khẩu hay thuế khác
không vượt qúa các khoản đã nộp, sẽ không bị coi là trợ cấp.

[2] Các tiêu chí và điều kiện khách quan nêu ở đây là những tiêu chí và điều kiện tự nhiên,
không ưu ái cho một số doanh nghiệp hơn một số doanh nghiệp khác, là những biện pháp mang
tính chất kinh tế, áp dụng chung như số lượng nhân viên hay quy mô doanh nghiệp.

[3] Về vấn đề này, cần tính đến các thông tin về mức độ thường xuyên một trợ cấp được
chấp nhận hay từ chối và lý do của quyết định đó.

[4] Tiêu chuẩn này được đáp ứng khi thực tế cho thấy rằng việc cấp trợ cấp, dù không
được áp dụng theo luật dựa trên kết quả xuất khẩu, nhưng lại gắn với tình hình xuất khẩu hiện
tại hoặc trong tương lai hay những thu nhập về xuất khẩu. Thực tế là việc trợ cấp được cấp cho
các doanh nghiệp xuất khẩu không vì thế mà có thể bị coi là trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa
của Điều này.

[5] Các biện pháp nêu tại Phụ lục I không thuộc loại trợ cấp xuất khẩu sẽ không bị cấm
theo quy định này hay bất kỳ quy định nào của Hiệp định này.

[6] Mọi thời hạn nêu tại Điều này có thể được gia hạn nếu được các bên thoả thuận.

[7] Như quy định tại Điều 24.

[8] Nếu cuộc họp của DSB không không tổ chức trong thời gian này, thì cuộc họp như
vậy sẽ tổ chức.

[9] Cách diễn đạt này không nhằm cho phép áp dụng các biện pháp đối kháng không
tương xứng với thực tế nội dung trợ cấp bị cấm theo các quy định này.
[10] Cách diễn đạt này không nhằm cho phép áp dụng các biện pháp đối kháng không
tương xứng với thực tế nội dung trợ cấp bị cấm theo các quy định này.

[11] Thuật ngữ “gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước” được sử dụng ở đây có cùng
nghĩa như quy định tại Phần V.

[12] Thuật ngữ ‘làm suy giảm hoặc vô hiệu’ được sử dụng trong Hiệp định này có cùng
nghĩa như các quy định liên quan của Hiệp định GATT 1994, và sự tồn tại của những “suy giảm
hoặc vô hiệu” như vậy sẽ được định rõ phù hợp với việc thi hành các quy định này.

[13] Thuật ngữ “tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của một Thành viên khác” được sử dụng
trong Hiệp định này có cùng nghĩa như quy định tại khoản 1 Điều XVI của GATT 1994, và kể cả
mối đe doạ tổn hại nghiêm trọng.

[14] Tổng trị giá trợ cấp sẽ được tính toán phù hợp với các quy định của Phụ lục IV.

[15] Vì biết trước rằng máy bay dân dụng sẽ được điều chỉnh theo quy định riêng thuộc hệ
thống đa biên giới hạn này không áp dụng với máy bay dân dụng.

[16] Các Thành viên thừa nhận rằng khi trợ cấp trên cơ sở phí trả định kỳ cho chương trình
về máy bay dân dụng không được hoàn trả hết do mức bán ra hiện tại thấp hơn mức dã dự kiến,
thì việc này tự nó không tạo ra thiệt hại nghiêm trọng nêu tại điểm này.

[17] Trừ khi có thoả thuận đa biên về các quy tắc cụ thể áp dụng đối với sản phẩm hay
hàng hoá đã nêu ra.

[18] Việc khoản này đề cập đến một số tình huống nhất định không tự nó tạo nên nâng
lực pháp lý dù theo GATT 1994 hay theo Hiệp định này. Những tình huống đó không mang tính
chất đơn lẻ, nhất thời hay phi ý nghĩa theo một cách khác.

[19] Trong trường hợp yêu cầu liên quan tới một trợ cấp được coi là dẫn đến tổn thất
nghiêm trọng hiểu theo nghĩa của khoản 1 Điều 6, thì tính sẵn có của bằng chứng gây ra tổn hại
nghiêm trọng có thể chỉ giới hạn ở những bằng chứng về việc có đáp ứng được những điều kiện
nêu tại khoản 1 Điều 6 hay không.

[20] Bất kỳ thời hạn nào nêu tại Điều này cũng có thể được gia hạn nếu được các bên cùng
chấp nhận.

[21] Nếu cuộc họp của DSB không được tổ chức trong thời gian này, một cuộc họp như
vậy sẽ được tổ chức.

[22] Nếu cuộc họp của DSB không được tổ chức trong thời gian này, một cuộc họp như
vậy sẽ được tổ chức.

[23] Thừa nhận rằng các Thành viên thực hiện một cách rộng rãi sự hỗ trợ của Chính phủ
nhằm những mục đích khác nhau và rằng sự hỗ trợ thuần tuý như vậy có thể không được coi là
trợ cấp không dẫn tới hành động đối kháng theo các quy định của Điều này không hạn chế khả
năng của các Thành viên áp dụng những hỗ trợ đó.

[24] Vì biết trước rằng máy bay dân dụng được điều chỉnh theo quy định riêng thuộc hệ
thống đa biên , giới hạn này không áp dụng đối với máy bay dân dụng.
[25] Không chậm hơn 18 tháng, kể từ ngày hiệp định WTO có hiệu lực, Uỷ ban về trợ cấp
và các biện pháp đối kháng quy định tại Điều 24 (trong Hiệp định này gọi tắt là “Uỷ ban’) phải
xem xét việc thi hành các quy định của điểm 2(a) nhằm có những sửa đổi cần thiết để các quy
định này thi hành tốt hơn. Khi xem xét sửa đổi , Uỷ ban sẽ cân nhắc cẩn thận những gì đã được
xác định thuộc loại nêu trong khoản này dựa trên những kinh nghiệm của các Thành viên khi
thực thi các chương trình nghiên cứu và công việc của các tổ chức quốc tế liên quan.

[26] Các quy định của Hiệp định này không áp dụng đối với các hoạt động nghiên cứu cơ
bản do hệ thống giáo dục cao cấp hay các thiết chế (cơ quan chuyên nghiên cứu) tiến hành độc
lập. Thuật ngữ nghiên cứu cơ bản mang ý nghĩa mở rộng hiểu biết về khoa học và kỹ thuật/ công
nghệ chung không gắn với mục tiêu công nghiệp và thương mại.

[27] Mức cho phép với những hỗ trợ không đối kháng nêu tại điểm này sẽ được tính trên cơ
sở tham khảo tổng chi phí phát sinh trong thời gian tiến hành từng dự án.

[28] Thuật ngữ "nghiên cứu công nghiệp" là việc tìm kiếm những kiến thức mới nhằm sử
dụng hữu ích trong phát triển những sản phẩm mới, quy trình hay dịch vụ mới, hoặc cải tiến đáng
kể sản phẩm mới, quy trình hay dịch vụ mới.

[29] Thuật ngữ “ các hoạt động phát triển sản phẩm tiền cạnh tranh” nghĩa là việc chuyển
kết quả nghiên cứu công nghiệp thành kế hoạch, bản thiết kế, bản vẽ của những sản phẩm, quy
trình hay dịch vụ, mới được điều chỉnh cải tiến, dù là nhằm mục đích bán ra hay để sử dụng, kể
cả việc bản vẽ mẫu ban đầu, không có tính chất sử dụng thương mại. ở đây có thể bao gồm cả
việc hình thành ý tưởng, thiết kế sản phẩm, quy trình hay dịch vụ, sự thể hiện hay đề án thử
nghiệm hay trung gian hay, miễn là chính những đề án vẫn giữ nguyên như vậy không được
chuyển đổi trực tiếp hay sử dụng cho ứng dụng công nghiệp hay khai thác thương mại. ở đây
không bao gồm những công việc sửa đổi điều chỉnh thường nhật hay định kỳ đối với sản phẩm
hiện có, những dây chuyền sản xuất, quy trình chế tác, dịch vụ hay những hoạt động đang được
thực hiện dù rằng những sửa đổi điều chỉnh này có thể là những cải tiến.

[30] Đối với những chương trình bao gồm cả nghiên cứu công nghiệp và phát triển sản
phẩm tiền cạnh tranh, mức cho phép trợ giúp không dẫn đến khởi kiện không cao hơn mức cho
phép trợ giúp không dẫn tới khởi kiện trung bình áp dụng cho hai chủng loại nêu trên, tính trên cơ
sở mọi chi phí tương ứng như nêu tại điểm (i) đến điểm (v) của khoản này.

[31] Một "chương trình chung phát triển vùng" có nghĩa là những chương trình trợ cấp vùng
là bộ phận của một chính sách phát triển vùng đồng bộ từ bản thân chính sách và được áp dụng
chung, và là trợ cấp phát triển vùng không được cấp cho một địa điểm địa lý riêng biệt không
đem lại hay về thực chất không đem lại tác động đến sự phát triển của vùng.

[32] “Các tiêu chí trung lập và khách quan” nghĩa là những tiêu chí không ưu đãi một vùng
nhất định quá mức thích hợp để loại trừ hay giảm bớt sự khác biệt giữa các vùng trong khuôn
khổ chính sách phát triển vùng. Về vấn đề này, các chương trình trợ cấp vùng sẽ bao gồm
những giới hạn tối đa về giá trị trợ giúp có thể được cấp cho mỗi dự án được trợ cấp. Các giới
hạn tối đa đó phải khác nhau căn cứ vào trình độ phát triển khác biệt giữa các vùng được trợ cấp
và được thể hiện theo chi phí đầu tư hay chi phí tạo việc làm. Trong phạm vi của những giới hạn
đó, sự phân bổ trợ giúp sẽ phải đủ mức rộng và đồng đều để tránh việc chỉ một số doanh nghiệp
nhất định sử dụng chủ yếu trợ cấp hoặc việc cấp một cách thiên lệch những khoản lớn trợ cấp
cho một số doanh nghiệp như quy định tại Điều 2.

[33] Thuật ngữ “những điều kiện hạ tầng hiện có” nghĩa là những điều kiện hạ tầng đã hoạt
động được ít nhất hai năm trước khi những yêu cầu về môi trường được áp dụng.
[34] Thừa nhận rằng không có gì trong các quy định về thông báo yêu cầu phải cung cấp
thông tin không phỏ biến, kể cả những thông tin về kinh doanh.

[35] Các quy định của Phần II hay Phần III có thể được áp dụng cùng với những quy định
tại Phần V; tuy nhiên, với những tác động của một trợ cấp nhất định trên thị trường trong nước
của Thành viên nhập khẩu, chỉ được vận dụng một hình thức tu chỉnh (hoặc là thuế đối kháng
nếu đáp ứng được những yêu cầu của phần V, hoặc là biện pháp đối kháng được quy định tại
Điều 4 hoặc 7). Các quy định của Phần III và V sẽ không được áp dụng đối với những biện pháp
được coi là không thể đối kháng theo quy định tại Phần IV. Tuy nhiên những biện pháp nêu tại
điểm 1(a) Điều 8 cũng có thể được điều tra để xác định xem chúng có mang tính chất riêng biệt
theo quy định của Điều 2. Ngoài ra trong trường hợp trợ cấp nêu tại khoản 2 Điều 8 được áp
dụng theo một chương trình chưa được thông báo theo khoản 3 Điều 8, có thể áp dụng các quy
định của các Phần từ III đến V, nhưng những trợ cấp đó sẽ được xem như là không thể đối
kháng nếu chúng phù hợp với những tiêu chuẩn nêu tại khoản 2 Điều 8.

[36] Thuật ngữ "thuế đối kháng" được hiểu là một khoản thuế riêng biệt áp dụng nhằm mục
đích triệt tiêu trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất hoặc xuất khẩu bất
kỳ sản phẩm hàng hoá, như quy định tại khoản 3 Điều VI GATT 1994.

[37] Thuật ngữ "bắt đầu" như được sử dụng kể từ khoản này trở đi nghĩa là những thủ tục
mà một Thành viên khởi đầu việc điều tra nêu tại Điều 11.

[38] Đối với những ngành sản xuất trong nước phân tán bao gồm một số lượng lớn bất
thường những nhà sản xuất, thì Cơ quan có thẩm quyền có thể xác định tiếng nói ủng hộ hay
phản đối căn cứ vào kỹ thuật lấy mẫu thống kê có hiệu lực.

[39] Các Thành viên ý thức rằng trên lãnh thổ của một số Thành viên, nhân viên của các
nhà sản xuất trong nước sản xuất sản phẩm tương tự hoặc đại diện của những nhân viên này có
thể đưa ra hay ủng hộ một đề nghị điều tra theo khoản 1.

[40] Quy tắc chung là, giới hạn thời gian đối với nhà xuất khẩu sẽ được tính từ khi nhận
được danh mục các câu hỏi, và thời điểm nhận được sẽ được tính là sau một tuần, kể từ ngày
được gửi cho người nhận hoặc kể từ ngày danh mục đó được chuyển cho đại diện ngoại giao
thích hợp của Thành viên xuất khẩu, hoặc trong trường hợp liên quan tới một lãnh thổ thuế quan
Thành viên WTO, thì kể từ ngày được chuyển cho đại diện của lãnh thổ đang xuất khẩu.

[41] Hiểu rằng, khi số lượng các nhà xuất khẩu quá lớn, nội dung đầy đủ của bản đề nghị
sẽ chỉ được chuyển tới cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc các tổ chức xuất khẩu
liên quan và họ sẽ phải chuyển tiếp bản sao cho những nhà xuất khẩu liên quan.

[42] Các Thành viên cũng ý thức rằng trên lãnh thổ của những Thành viên nhất định việc
phổ biến thông tin có thể phải tuân thủ những quy định bảo hộ thông tin chặt chẽ.

[43] Các Thành viên nhất trí rằng yêu cầu bảo đảm không tiết lộ thông tin không thể bị gạt
bỏ một cách độc đoán, các Thành viên cũng nhất trí rằng cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều
tra có thể yêu cầu bỏ tính không tiết lộ thông tin chỉ đối với những thông tin liên quan đến việc
điều tra.

[44] Căn cứ theo các quy định của khoản này, vấn đề đặc biệt quan trọng là khi chưa tạo cơ
hội tham vấn hợp lý, không thể có sự xác định khẳng định dù có là xác định sơ bộ hay xác định
cuối cùng. Những tham vấn như vậy có thể tạo ra cơ sở để tiến hành theo các quy định của Phần
II, III, X.
[45] Theo Hiệp định này, thuật ngữ “tổn hại”, nếu không có quy định gì khác, sẽ được hiểu
là tổn hại vật chất gây ra cho ngành sản xuất trong nước, đe doạ gây tổn hại vật chất cho ngành
sản xuất trong nước hoặc gây chậm trễ thực sự cho việc thiết lập một ngành sản xuất trong nước
và sẽ được hiểu phù hợp với các quy định của Điều này.

[46] Trong toàn bộ Hiệp định này, thuật ngữ "sản phẩm tương tự" được hiểu là một sản
phẩm giống hệt ví dụ như giống hệt sản phẩm đang được xem xét về mọi mặt hoặc nếu không
tồn tại một sản phẩm như vậy, một sản phẩm khác dù không tương đồng về mọi mặt, nhưng có
những đặc điểm tính chất rất giống sản phẩm đang được xem xét.

[47] Như đã nêu tại khoản 2 và 4.

[48] Theo khoản này, nhà sản xuất sẽ được coi là có liên quan đến những nhà xuất khẩu
hay nhập khẩu nếu (a) một trong hai kiểm soát bên còn lại một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; (b)
của hai cùng chịu sự kiểm soát của một bên thứ ba một cách trực tiếp hay gián tiếp; hoặc (c) cả
hai cùng kiểm soát một bên thứ ba một cách trực tiếp hay gián tiếp và có cơ sở để cho rằng hoặc
nghi ngờ rằng mối liên hệ đó có tác động dẫn đến nguyên nhân nhà sản xuất liên quan ứng xử
khác so với những nhà sản xuất không có mối liên hệ. Theo khoản này, một người/hãng được coi
là kiểm soát hãng khác khi người/ hãng đó ở vị trí pháp lý hay trong hoạt động có thể hạn chế
hay chỉ đạo với người/hãng kia.

[49] Thuật ngữ “có thể” sẽ được hiểu là cho phép tiếp tục đồng thời những tiến trình triển
khai cam kết, trừ những quy định tại khoản 4.

[50] Theo khoản này, thuật ngữ “các bên trong nước quan tâm” sẽ bao gồm cả những
người tiêu dùng, người sử dụng trong công nghiệp sản phẩm nhập khẩu đang bị điều tra.

[51] Khi sử dụng trong Hiệp định này, thuật ngữ ‘đánh thuế’ sẽ được hiểu là sự đánh giá về
pháp lý đã xác định hoặc cuối cùng việc thu các khoản thuế hải quan, thuế nội địa hoặc các
khoản khác.

[52] Khi giá trị thuế đối kháng được đánh giá trên cơ sở hồi tố, kết quả trong cuộc điều tra
gần nhất là không dánh thuế đối kháng (duty) tự nó không là yêu cầu đòi hỏi cơ quan có thẩm
quyền chấm dứt áp dụng thuế chính thức.

[53] Khi cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin và giải thích theo quy định của Điều
này tại một báo cáo riêng, họ sẽ đảm bảo rằng báo cáo đó sẽ sẵn sàng được cung cấp cho công
chúng.

[54] Uỷ ban sẽ lập ra một Nhóm công tác để xem xét nội dung và hình thức danh mục câu
hỏi như thuộc nội dung bản BISD -194.

[55] Đối với một Thành viên đang phát triển hoặc không có trợ cấp xuất khẩu vào thời điểm
Hiệp định WTO có hiệu lực, khoản này sẽ áp dụng trên cơ sở mức áp dụng trợ cấp vào năm
1986.

[56] Khoản này không nhằm ngăn cản các hành động theo những quy định khác của Hiệp
định GATT 1994, khi thích hợp.

[57] Thuật ngữ “thương mại thông thường sẵn có” nghĩa là sự lựa chọn giữa sản phẩm
trong nước và nhập khẩu không bị hạn chế và chỉ dựa vào sự xem xét thuần tuý thương mại.

[58] Theo Hiệp định này:


 thuật ngữ "thuế trực thu" là thuế đánh vào tiền lương, lợi nhuận, lãi tiền vay, ,
tiền thu được từ việc cho thuê, thuế tài nguyên, và mọi hình thức thu nhập khác
và các khoản thuế đánh vào quyền sở hữu bất động sản;

 thuật ngữ “khoản thu đối với hàng nhập khẩu” là thuế quan, thuế và các
khoản thu về thuế nội địa, phí khác không nêu rõ tại những mục khác trong mục
giải thích này được đánh vào hàng nhập khẩu.

 thuật ngữ “thuế gián thu” là các loại thuế bán hàng, thuế hàng hoá, thuế
doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế đại lý mượn danh, lệ phí , chuyển tiền, thuế
với hàng dự trữ trong kho và thiết bị, phí tại biên giới và mọi loại thu khác không
phải là thuế trực thu hay khoản thu với hàng nhập khẩu;

 thuế gián thu “công đoạn trước ” là thuế đánh vào sản phẩm hay dịch vụ
được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong chế tạo sản phẩm.

 thuế gián thu “gộp” là thuế trong nhiều công đoạn được đánh khi không có
công cụ để tách thuế riêng biệt khi hàng hoá hoặc dịch vụ chịu thuế tại một giai
đoạn sản xuất được sử dụng cho những công đoạn liên tiếp trong sản xuất;

 "thoái thu thuế" là hoàn trả hoặc giảm một phần thuế;

 "thoái thu hoặc hoàn thuế" bao gồm cả miễn toàn bộ hay một phần hoặc cho
lui việc nộp những khoản thu khi nhập khẩu;

[59] Các Thành viên thừa nhận rằng việc cho lùi thời gian nộp thuế không nhất thiết sẽ dẫn
đến trợ cấp xuất khẩu, ví dụ trong trường hợp có thu lãi xuất với số tiến chậm trả. Các Thành viên
khẳng định nguyên tắc rằng giá cả hàng hoá trong giao dịch giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và
người mua nước ngoài dưới sự kiểm soát của họ hay dưới cùng một sự kiểm soát sẽ là, nhằm
mục đích thu thuế, giá giao dịch giữa những doanh nghiệp độc lập trong diện thường giao dịch.
Bất kỳ Thành viên nào cũng có thể lưu ý một Thành viên khác trước những hành vi hành chính
hay hành vi khác có thể đi ngược lại nguyên tắc này và có thể dẫn đến kết quả là giảm thuế trực
thu với giao dịch xuất khẩu. Trong những trường hợp đó các Thành viên thông thường cố gắng
giải quyết sự khác biệt đó bằng cách khai thác cơ chế hiện có trong các hiệp ước song biên hay
các cơ chế quốc tế riêng, không tổn hại đến quyền và nghĩa vụ Thành viên của GATT 1994, kể
cả quyền tham vấn có được trong quy định của câu trước câu này.

Điểm (e) không có ý định hạn chế một Thành viên áp dụng những biện pháp để tránh đánh thuế
hai lần những khoản thu nhập từ nước ngoài của các doanh nghiệp của nước mình hay của một
Thành viên khác.

[60] Điểm (h) không áp dụng với thuế trị giá gia tăng và điều chỉnh thuế biên tại cửa khẩu,
vấn đề thoái thu phần vượt trội thuế trị giá gia tăng chỉ chịu sự điều chỉnh của điểm (g).

[61] Đầu vào tiêu thụ trong quá trình sản xuất là những đầu vào thống nhất về mặt vật lý,
như năng lượng, chất đốt, dầu sử dụng cho công đoạn sản xuất và những chất xúc tác trong quá
trình được sử dụng để có được sản phẩm đã xuất khẩu.

[62] Khi cần thiết giữa các Thành viên cần có sự thông cảm về những vấn đề không được
quy định trong Phụ lục này hoặc những vấn đề cần được làm sáng tỏ nhằm mục đích nêu tại
điểm 1(a) Điều 6.

[63] Công ty tiếp nhận trợ cấp là một công ty nằm trên lãnh thổ của Thành viên áp dụng trợ
cấp.
[64] Trong trường hợp trợ cấp liên quan tới thuế, giá trị của sản phẩm sẽ được tính toán
như là tổng trị giá doanh số của công ty tiếp nhận trợ cấp trong năm tài chính có được biện pháp
liên quan đến thuế đó.

[65] Tình huống mới bắt đầu kinh doanh bao gồm những công đoạncó cam kết tài chính để
phát triển sản phẩm hay xây dựng điều kiện hạ tầng để chế biến sản phẩm được hưởng trợ cấp,
dù là sản xuất chưa bắt đầu.

[66] Trong trường hợp cần chứng minh có sự tổn hại nghiêm trọng.

[67] Khi tiến hành thu thập thông tin, DSB sẽ tính đến nhu cầu bảo vệ thông tin không phổ
biến hay được một Thành viên liên quan tới tiến trình cung cấp trên cơ sở không được tiết lộ.

[68] Việc đưa một Thành viên đang phát triển vào danh sách nêu tại khoản (b ) dựa phải
trên số liệu gần nhất của Ngân hàng Thế giới về thu nhập quốc dân trên đầu người.
HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

Các Thành viên,

Ghi nhớ rằng mục đích chung của các Thành viên là thúc đẩy và tăng cường hệ thống
thương mại quốc tế dựa trên GATT 1994;

Thừa nhận sự cần thiết phải làm rõ và củng cố các nguyên tắc của GATT 1994, và đặc
biệt là các quy định tại Điều 19 (Hành động khẩn cấp về nhập khẩu một số sản phẩm đặc biệt),
nhằm thiết lập lại sự giám sát đa phương trên cơ sở các biện pháp tự vệ và triệt tiêu các biện
pháp nhằm né tránh sự giám sát này;

Thừa nhận tầm quan trọng của việc điều chỉnh cơ cấu và sự cần thiết phải tăng cường
chứ không phải làhạn chế cạnh tranh trên thị trường quốc tế; và

Thừa nhận hơn nữa, nhằm thực hiện những mục đích này, về một hiệp định toàn diện,
áp dụng cho tất cả các Thành viên và dựa trên những nguyên tắc cơ bản của GATT 1994,

Bằng Hiệp định này, thoả thuận như sau:

Điều 1

Quy định chung

Hiệp định này thiết lập các quy tắc áp dụng các biện pháp tự vệ được hiểu theo nghĩa
các biện pháp được quy định tại Điều 19 của GATT 1994.

Điều 2

Các điều kiện

1. Một Thành viên[1] có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi Thành
viên đó đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập
vào lãnh thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội
địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp
nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hozc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.
2. Các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng đối với một sản phẩm nhập khẩu bất kể từ nguồn
nào.

Điều 3

Điều tra

1. Một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ chỉ sau khi cơ quan có thẩm quyền của
Thành viên đó tiến hành điều tra theo thủ tục được xây dựng và công bố phù hợp với Điều 10
của Hiệp định GATT 1994. Việc điều tra sẽ bao gồm việc thông báo công khai cho tất cả các bên
liên quan, thẩm vấn công khai hoặc các biện pháp thích hợp khác để nhà nhập khẩu, nhà xuất
khẩu, và các bên có liên quan có thể đưa chứng cứ, quan điểm của họ, bao gồm cả cơ hội được
phản biện lý lẽ của bên kia và đưa ra quan điểm của mình nhằm xem xét việc áp dụng biện pháp
này có phù hợp với lợi ích chung không. Cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố báo cáo kết quả
điều tra của mình và các kết luận thỏa đáng trên cơ sở các vấn đề thực tế và pháp lý.

2. Mọi thông tin có tính chất bí mật hoặc được cung cấp trên cơ sở bí mật phải được các
cơ quan có thẩm quyền bảo quản tuyệt mật, dựa trên nguyên nhân được đưa ra. Thông tin này
không được tiết lộ nếu không được phép của bên cung cấp thông tin. Theo yêu cầu, các bên
cung cấp thông tin bí mật có thể đưa ra bản tóm tắt không bí mật những thông tin này, hoặc nếu
không đáp ứng được yêu cầu này thì phải đưa ra lý do. Tuy nhiên, nếu cơ quan có thẩm quyền
thấy yêu cầu tuyệt mật không được đảm bảo và nếu bên liên quan cũng không muốn tiết lộ hoặc
cho phép tiết lộ công khai dưới dạng khái quát hoặc tóm tắt thông tin này, thì cơ quan chức năng
có thể không xem xét đến thông tin này trừ khi nó thể hiện được tính đúng đắn của thông tin.

Điều 4

Xác định tổn hại nghiêm trọng và đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng

1. Theo Hiệp định này:

(a) "tổn hại nghiêm trọng" được hiểu là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của
ngành công nghiệp nội địa.

(b) "đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng" được hiểu là tổn hại nghiêm trọng rõ ràng
sẽ xảy ra, phù hợp với các quy định tại khoản 2. Việc xác định nguy cơ tổn hại
nghiêm trọng phải dựa trên cơ sở thực tế chứ không phải là phỏng đoán, viện
dẫn hoặc khả năng xa; và
(c) trong khi xác định thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại, một "ngành sản xuất nội
địa" được hiểu là toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm trực tiếp
cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ một Thành viên, hoặc tập hợp các nhà sản xuất mà đầu
ra của sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh của họ chiếm phần lớn trong tổng số
sản xuất nội địa của loại sản phẩm này.

2. (a) Trong khi điều tra để xác định xem hàng nhập khẩu gia tăng có gây ra hoặc đe
dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với sản xuất trong nước theo các quy định của Hiệp định này
không, cơ quan chức năng sẽ đánh giá tất cả các yếu tố liên quan tới đối tượng và có thể định
lượng dựa trên tình hình sản xuất của ngành này, đặc biệt là tốc độ và số lượng gia tăng nhập
khẩu của sản phẩm có liên quan một cách tương đối hay tuyệt đối, thị phần trong nước của phần
gia tăng nhập khẩu này, sự thay đổi mức bán hàng, sản xuất, năng suất, công suất sử dụng, lợi
nhuận, lỗ và việc làm.

(b) Việc xác định được đề cập tại điểm (a) sẽ không được thực hiện, trừ khi việc
điều tra này, trên cơ sở những chứng cứ khách quan, cho thấy có mối liên hệ nhân quả giữa việc
gia tăng nhập khẩu một loại hàng hóa có liên quan và tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra
tổn hại nghiêm trọng. Khi có các yếu tố khác không phải là sự gia tăng nhập khẩu, xuất hiện cùng
một thời gian, gây ra tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với
ngành công nghiệp trong nước thì những tổn hại này sẽ không được coi là do sự gia tăng nhập
khẩu.

(c) Phù hợp với quy định tại Điều 3, các cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố ngay
lập tức một bản đánh giá chi tiết về vụ việc được điều tra cũng như trình bày các nhân tố liên
quan được xem xét.

Điều 5

Áp dụng biện pháp tự vệ

1. Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng biện pháp tự vệ trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay
khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh. Nếu một biện pháp hạn
chế định lượng được sử dụng, thì biện pháp này sẽ không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới
mức nhập khẩu trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, trừ khi có sự biện
minh rõ ràng rằng cần có một mức khác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng.
Các Thành viên sẽ chọn biện pháp thích hợp nhất để thực hiện được các mục tiêu này.
2. (a) Trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước xuất khẩu, Thành viên
áp dụng hạn chế này có thể tìm kiếm một thỏa thuận liên quan tới việc phân bổ hạn ngạch cho
tất cả các Thành viên có lợi ích cung cấp chính yếu đối với sản phẩm. Trong trường hợp không
áp dụng được phương pháp này, Thành viên nhập khẩu sẽ phân bổ cho các Thành viên có lợi
ích cung cấp chủ yếu đối với sản phẩm này theo thị phần, tính theo tổng giá trị hay số lượng sản
phẩm được nhập từ các Thành viên này trong một thời gian đại diện trước đó và có tính đến bất
cứ một yếu tố đặc biệt nào đã hoặc có thể ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa này.

(b) Một Thành viên có thể không thực hiện các quy định tại điểm (a), với điều kiện
việc tham vấn theo khoản 3 Điều 12 đã được thực hiện dưới sự giám sát của Uỷ ban về các
biện pháp tự vệ được quy định tại khoản 1 Điều 13 và chứng minh rõ ràng cho Uỷ ban rằng (i)
nhập khẩu từ một số Thành viên xác định gia tăng với một tỷ lệ không tương ứng với gia tăng
tổng kim ngạch nhập khẩu của sản phẩm đó trong thời kỳ đại diện, (ii) lý do của việc không thực
hiện các quy định tại điểm (a) được giải thích chính đáng, (iii) điều kiện không thực hiện các quy
định này là công bằng cho tất cả các nước xuất khẩu sản phẩm liên quan. Thời hạn thực hiện bất
kỳ biện pháp nào không được vượt quá thời hạn quy định ban đầu nêu tại khoản 1 Điều 7. Việc
không thực hiện này sẽ không được chấp nhận trong trường hợp đe dọa gây ra tổn hại nghiêm
trọng.

Điều 6

Biện pháp tự vệ tạm thời

Trong trường hợp nghiêm trọng mà sự chậm trễ có thể gây ra thiệt hại khó có thể khắc
phục được, một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dựa trên xác định sơ bộ
rằng có chứng cứ rõ ràng chứng tỏ gia tăng nhập khẩu đã gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại
nghiêm trọng. Thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời không được quá 200 ngày và trong suốt
thời hạn đó các yêu cầu từ Điều 2 đến 7 và Điều 12 phải được tuân thủ. Các biện pháp này được
áp dụng dưới hình thức tăng thuế và sẽ được hoàn trả ngay nếu điều tra sau đó, như quy định
tại khoản 2 Điều 4 xác định rằng sự gia tăng nhập khẩu không gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn
hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa. Thời gian áp dụng bất kỳ biện pháp tạm thời
nào sẽ được tính vào thời gian ban đầu và được gia hạn theo quy định tại khoản 1, khoản 2,
khoản 3 của Điều 7.

Điều 7

Thời hạn và rà soát các biện pháp tự vệ


1. Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ trong tời hạn cần thiết để ngăn chặn
hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện điều chỉnh. Thời gian này không được vượt
quá 4 năm, trừ khi được gia hạn theo khoản 2.

2. Thời hạn nêu tại khoản 1 có thể kéo dài với điều kiện cơ quan có thẩm quyền của
Thành viên nhập khẩu xác định, phù hợp với các thủ tục được nêu tại điều 2, Điều 3, Điều 4 và
Điều 5, rằng biện pháp này vẫn cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và
có chứng cứ rằng ngành công nghiệp này đang được điều chỉnh, với điều kiện phải tuân thủ các
quy định của Điều 8 và Điều 12.

3. Toàn bộ thời gian áp dụng một biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm
thời, thời gian bắt đầu áp dụng và bất kỳ sự gia hạn nào không được vượt quá 8 năm.

4. Nhằm tạo điều kiện điều chỉnh trong trường hợp thời hạn áp dụng một biện pháp tự vệ
theo các quy định khoản 1 Điều 12 vượt quá 1 năm, Thành viên áp dụng sẽ từng bước nới lỏng
biện pháp này trong khoảng thời gian áp dụng. Nếu thời gian áp dụng vượt quá 3 năm, Thành
viên áp dụng biện pháp này sẽ rà soát thực tế trong thời hạn không muộn hơn trung kỳ của biện
pháp, và nếu thích hợp, có thể loại bỏ hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hóa. Một biện pháp, khi được
gia hạn thêm theo khoản 2 không được hạn chế hơn và phải tiếp tục được nới lỏng.

5. Không biện pháp tự vệ nào được áp dụng lại đối với việc nhập khẩu một sản phẩm đã bị
áp dụng một biện pháp này sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực trong thời hạn bằng thời hạn mà
biện pháp đó đã được áp dụng trước đây, với điều kiện thời hạn không áp dụng phải ít nhất là
2 năm.

6. Cho dù có các quy định tại khoản 5, có thể áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với việc
nhập một sản phẩm trong thời hạn 180 ngày hay ít hơn nếu:

(a) ít nhất 1 năm sau khi biện pháp tự vệ này đã được áp dụng đối với việc nhập
khẩu của sản phẩm đó; và

(b) biện pháp tự vệ này chưa được áp dụng hơn hai lần cho cùng một sản phẩm
trong vòng 5 năm ngay trước ngày áp dụng biện pháp này.

Điều 8

Mức độ nhượng bộ và các nghĩa vụ khác


1. Phù hợp với các quy định tại khoản 3 Điều 12, một Thành viên đề xuất áp dụng biện
pháp tự vệ hay tìm cách mở rộng biện pháp này sẽ cố gắng duy trì một mức độ nhượng bộ và
các nghĩa vụ khác tương đương với các nhượng bộ và nghĩa vụ được quy định trong GATT
1994 giữa nước đó với các Thành viên xuất khẩu bị ảnh hưởng của biện pháp này. Để đạt được
mục đích này, các Thành viên có liên quan có thể thoả thuận về một hình thức đền bù thương
mại thoả đáng đối với những tác động tiêu cực của biện pháp này tới thương mại của họ.

2. Nếu không đạt được một thoả thuận trong vòng 30 ngày của quá trình tham vấn theo
khoản 3 Điều 12, không quá 90 ngày sau khi biện pháp được áp dụng, thì các Thành viên xuất
khẩu bị ảnh hưởng sẽ được tự do đình chỉ việc áp dụng các nhượng bộ và các nghĩa vụ khác
tương đương theo GATT 1994, trong vòng 30 ngày kể từ ngày Hội đồng thương mại hàng hóa
nhận được văn bản thông báo việc đình chỉ đó và Hội đồng thương mại hàng hóa không phản
đối việc đình chỉ này, đối với thương mại của Thành viên áp dụng biện pháp tự vệ.

3. Quyền đình chỉ nêu tại khoản 2 không được thực hiện trong ba năm đầu kể từ khi biện
pháp tự vệ có hiệu lực, với điều kiện biện pháp tự vệ đã được áp dụng khi có sự gia tăng nhập
khẩu tuyệt đối và biện pháp này được áp dụng phù hợp với các quy định của Hiệp định này.

Điều 9

Các Thành viên đang phát triển

1. Các biện pháp tự vệ không được áp dụng để chống lại hàng hóa có xuất xứ từ một
Thành viên đang phát triển, nếu thị phần hàng hóa có liên quan được nhập từ Thành viên này
không vượt quá 3%, với điều kiện là tổng số thị phần nhập khẩu từ các Thành viên đang phát
triển, có thị phần nhập khẩu riêng lẻ nhỏ hơn 3%, không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu
nhập khẩu của hàng hóa liên quan[2].

2. Một Thành viên đang phát triển có quyền kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trong
thời hạn không quá 2 năm sau khi hết thời hạn tối đa quy định tại khoản 3 Điều 7. Cho dù có
các quy định tại khoản 5 Điều 7, một Thành viên đang phát triển có quyền áp dụng lại một biện
pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu hàng hóa đã chịu sự áp dụng của biện pháp này, sau khi Hiệp
định WTO có hiệu lực, sau thời gian bằng một nửa thời gian mà biện pháp này được áp dụng
trước đây, với điều kiện là thời gian không áp dụng ít nhất là 2 năm.

Điều 10

Các biện pháp tồn tại trước trong Điều XIX


Các Thành viên phải chấm dứt việc áp dụng tất cả các biện pháp tự vệ quy định tại
Điều XIX GATT 1947 đã áp dụng cho tới khi Hiệp định WTO có hiệu lực không muộn hơn 8
năm sau khi áp dụng lần đầu tiên hoặc 5 năm kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực, tuỳ thuộc
thời hạn nào đến sau.

Điều 11

Cấm và hạn chế một số biện pháp cụ thể

1. (a) Một Thành viên sẽ không áp dụng hoặc tìm kiếm bất cứ hành động khẩn cấp nào
trong việc nhập khẩu hàng hóa cụ thể theo quy định tại Điều XIX GATT 1994 trừ khi hành động
này phù hợp với những quy định của Điều này được áp dụng phù hợp với Hiệp định này.

(b) Hơn nữa, một Thành viên sẽ không tìm kiếm, áp dụng hay duy trì bất cứ một hạn
chế xuất khẩu tự nguyện nào, thoả thuận phân chia thị trường hay bất cứ biện pháp tương tự
nào khác đối với việc xuất khẩu và nhập khẩu[3],[4]. Những biện pháp này bao gồm những hành
động do một Thành viên đơn phương áp dụng cũng như là những hành động theo các thoả
thuận, hiệp định hay hiểu biết giữa hai hay nhiều Thành viên. Bất cứ một biện pháp nào như thế
được áp dụng vào thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực phải được thực hiện phù hợp với Hiệp
định này hay từng bước loại bỏ theo quy định tại khoản 2.

(c) Hiệp định này không áp dụng đối với những biện pháp do Thành viên tìm kiếm,
áp dụng hay duy trì theo các quy định của GATT 1994 mà không phải Điều XIX, và các Hiệp
định thương mại đa biên trong Phụ lục 1A mà không phải là Hiệp định này, hay tuân thủ theo
những nghị định thư và hiệp định, hay những thoả thuận được nêu ra trong khuôn khổ GATT
1994.

2. Việc từng bước loại bỏ các biện pháp nêu tại điểm 1(b) sẽ được thực hiện theo lịch
trình do Thành viên có liên quan đệ trình cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ không muộn hơn
180 ngày sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Lịch trình này sẽ thể hiện tất cả các biện pháp
được loại bỏ từng bước hay đưa vào các nguyên tắc của Hiệp định này nêu tại khoản 1 trong
thời hạn không quá 4 năm sau ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, tuỳ thuộc vào không quá một
biện pháp cụ thể cho mỗi Thành viên nhập khẩu[5]. Thời gian thực hiện sẽ không kéo dài qúa
ngày 31/12/1999. Bất kỳ ngoại lệ nào phải được các Thành viên có liên quan trực tiếp nhất trí
với nhau và thông báo cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ để Uỷ ban rà soát và chấp thuận trong
vòng 90 ngày tính từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực. Phụ lục của Hiệp định này chỉ ra rằng một
biện pháp đã được chấp nhận nằm trong ngoại lệ này.
3. Các Thành viên không được khuyến khích hay ủng hộ việc thông qua hay duy trì các
biện pháp phi chính phủ do các doanh nghiệp công cộng hay tư nhân đưa ra tương tục với
những biện pháp nêu tại khoản 1.

Điều 12

Thông báo và tham vấn

1. Một Thành viên sẽ thông báo ngay lập tức cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ về:

(a) việc tiến hành điều tra liên quan tới tổn hại nghiêm trọng hay đe dọa gây ra tổn
hại nghiêm trọng và các nguyên nhân;

(b) kết luận về tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng do sự
gia tăng nhập khẩu; và

(c) quyết định áp dụng hoặc mở rộng biện pháp tự vệ.

2. Khi đưa ra thông báo nêu tại các điểm 1(b) và 1 (c), Thành viên dự kiến áp dụng hay mở
rộng biện pháp tự vệ phải cung cấp tất cả thông tin cần thiết cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ,
bao gồm các chứng cứ về sự tổn hại nghiêm trọng hay đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng do
sự gia tăng nhập khẩu, mô tả rõ ràng loại sản phẩm liên quan, biện pháp dự kiến, thời điểm áp
dụng dự kiến và tiến độ thực hiện tự do hóa biện pháp này. Trong trường hợp gia hạn biện pháp
tự vệ thì phải chứng minh được ngành công nghiệp liên quan đang được điều chỉnh. Hội đồng
thương mại hàng hóa hay Uỷ ban có thể yêu cầu Thành viên dự định áp dụng hay mở rộng biện
pháp tự vệ cung cấp thêm thông tin nếu thấy cần thiết.

3. Một Thành viên dự định áp dụng hoặc mở rộng một biện pháp tự vệ phải dành những cơ
hội thích hợp để tham vấn trước với các Thành viên có quyền lợi cung cấp chủ yếu như nhà
xuất khẩu sản phẩm có liên quan, nhằm rà soát thông tin được cung cấp tại khoản 2, trao đổi
các quan điểm về biện pháp áp dụng và đạt được một sự hiểu biết về những phương thức nhằm
đạt được mục tiêu đề ra tại khoản 1 Điều 8.

4. Một Thành viên sẽ thông báo cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ trước khi áp dụng một
biện pháp tự vệ tạm thời nêu tại Điều 6. Việc tham vấn phải được bắt đầu ngay sau khi biện
pháp này được áp dụng.

5. Kết quả tham vấn nêu tại khoản này, cũng như các kết quả rà soát trung kỳ nêu tại
khoản 4 Điều 7, bất kỳ hình thức bồi thường nào theo khoản 1 Điều 7, và các đề xuất đình chỉ
nhượng bộ và các nghĩa vụ khác tại khoản 2 Điều 8 sẽ được các Thành viên có liên quan thông
báo ngay lập tức cho Hội đồng thương mại hàng hóa.

6. Các Thành viên sẽ thông báo ngay lập tức cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ về pháp
luật, quy định và thủ tục hành chính của mình có liên quan tới các biện pháp tự vệ này cũng như
những sửa đổi của chúng.

7. Các Thành viên đang duy trì các biện pháp được nêu tại Điều 10 và khoản 1 Điều 11 còn
tồn tại khi Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ phải thông báo các biện pháp đó cho Uỷ ban về các
biện pháp tự vệ không chậm hơn 60 ngày sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực.

8. Một Thành viên có thể thông báo cho Uỷ ban về các Biện pháp Tự vệ về pháp luật, quy
chế, thủ tục hành chính và bất kỳ một biện pháp hay hành động nào như trong Hiệp định này mà
các Thành viên khác, theo Hiệp định này, đáng lẽ phải thông báo nhưng lại chưa thông báo.

9. Một Thành viên có thể thông báo cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ về bất cứ một biện
pháp phi chính phủ nào được nêu tại khoản 3 Điều 11.

10. Uỷ ban về các biện pháp tự vệ có trách nhiệm thông báo thông tin được quy định trong
Hiệp định này cho Hội đồng thương mại hàng hóa.

11. Các quy định về thông báo theo Hiệp định này không đòi hỏi bất kỳ Thành viên nào phải
tiết lộ thông tin bí mật mà việc tiết lộ này có thể ngăn cản việc thực thi pháp luật hay nói cách
khác là đi ngược lại lợi ích chung và lợi ích thương mại của các doanh nghiệp nhà nước hay tư
nhân cụ thể.

Điều 13

Giám sát

1. Uỷ ban về các biện pháp tự vệ được thành lập, trực thuộc Hội đồng thương mại hàng
hóa, sẽ để ngỏ cho bất kỳ Thành viên nào có nguyện vọng tham gia vào Uỷ ban này. Uỷ ban có
các chức năng như sau :

(a) theo dõi và báo cáo hàng năm cho Hội đồng về tình hình thực hiện Hiệp định này
và đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện tình hình;

(b) theo yêu cầu của Thành viên bị ảnh hưởng, điều tra sự tuân thủ của biện pháp tự
vệ với các yêu cầu về mặt thủ tục của Hiệp định này và báo cáo kết quả cho Hội
đồng;
(c) hỗ trợ các Thành viên, nếu họ yêu cầu, trong quá trình tham vấn theo các quy
định của Hiệp định;

(d) kiểm tra các biện pháp nêu tại Điều 10 và khoản 1 Điều 11, giám sát tiến độ
thực hiện của các biện pháp này và báo cáo khi thích hợp cho Hội đồng thương
mại hàng hoá;

(e) theo yêu cầu của Thành viên áp dụng biện pháp tự vệ, rà soát xem liệu các đề
nghị đình chỉ các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác có phải "cơ bản tương
đương" không và khi thích hợp báo cáo cho Hội đồng thương mại hàng hoá;

(f) thu thập và xem xét lại tất cả các thông báo quy định tại Hiệp định này và khi
thích hợp báo cáo cho Hội đồng thương mại hàng hoá;

(g) thực hiện chức năng khác có liên quan tới Hiệp định này do Hội đồng thương mại
hàng hóa quyết định.

2. Để hỗ trợ Uỷ ban thực hiện chức năng giám sát của mình, Ban Thư ký sẽ chuẩn bị báo
cáo hàng năm về thực tế thực hiện Hiệp định này dựa trên các thông báo và các thông tin tin
cậy.

Điều 14

Giải quyết tranh chấp

Các quy định của Điều 22 và Điều 23 Hiệp định GATT 1994 được Bản Diễn giải về giải
quyết tranh chấp chi tiết hóa và áp dụng sẽ được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh
các chấp phát sinh theo Hiệp định này.

Phụ lục

Những loại trừ nêu tại khoản 2 Điều 11

Thành viên có liên quan Sản phẩm Kết thúc


EC/ Nhật bản Xe khách, xe tải hạng nặng, xe tải thương 31/12/1999
mại loại nhẹ, xe tải hạng nhẹ (không quá 5
tấn), những loại xe tải tương tự dưới dạng
CKD

[1] Một liên minh thuế quan có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho toàn bộ lãnh thổ của
liên minh hay đại diện cho một thành viên. Khi một liên minh thuế quan áp dụng biện pháp tự vệ
cho toàn bộ lãnh thổ của liên minh, các yêu cầu về việc xác định thiệt hại nghiêm trọng hay đe
dọa gây thiệt hại nghiêm trọng theo Hiệp định này phải dựa trên các điều kiện đang tồn tại trong
toàn bộ liên minh thuế quan này. Khi áp dụng biện pháp tự vệ thay cho một quốc gia thành viên,
các yêu cầu về việc xác định thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng phải
dựa trên các điều kiện đang tồn tại ở quốc gia thành viên đó và biện pháp đó chỉ giới hạn áp
dụng trên lãnh thổ của quốc gia đó. Không một quy định nào trong Hiệp định này cản trở việc giải
thích mối quan hệ giữa Điều XIX và khoản 8 Điều XXIV của GATT 1994.

[2] Thành viên sẽ ngay lập tức thông báo hành động được thực hiện theo đoạn 1 Điều 9
cho Uỷ ban về các Biện pháp Tự vệ.

[3] Hạn ngạch nhập khẩu đang được áp dụng như một biện pháp tự vệ phù hợp với các
quy định liên quan của GATT 1994 và Hiệp định này, có thể do nước xuất khẩu Thành viên thực
hiện, trên cơ sở cùng thoả thuận.

[4] Ví dụ về các biện pháp tương tự bao gồm: việc điều hoà xuất khẩu, hệ thống giám sát
giá xuất khẩu,, nhập khẩu, giám sát xuất nhập khẩu, đầu mối nhập khẩu bắt buộc và hệ thống
cấp phép xuất nhập khẩu tuỳ tiện,, bất kỳ sự bảo vệ nào khác.

[5] Ngoại lệ này duy nhất dành cho Cộng đồng chung Châu Âu đã được đề cập trong Phụ
lục của Hiệp định này.
HIỆP ĐỊNH VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG
THƯƠNG MẠI
Các Thành viên,
Xét đến các cuộc Đàm phán Thương mại Đa biên tại Vòng Đàm phán Urugoay;
Mong muốn nâng cao hơn nữa các mục tiêu của GATT 1994;
Thừa nhận đóng góp quan trọng về vấn đề này của các tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống đánh giá
tính phù hợp bằng cách tăng cường hiệu quả sản xuất và tạo thuận lợi cho tiến hành thương mại quốc
tế;
Mong muốn khuyến khích sự phát triển của các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánh giá tính
phù hợp này;
Tuy nhiên, mong muốn đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, bao gồm các yêu cầu
về bao bì, ký mã hiệu, nhãn hiệu và các thủ tục đánh giá sự phù hợp với các quy định và các tiêu chuẩn
kỹ thuật không tạo ra các trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế;
Thừa nhận rằng, không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để
đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người,
động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động gian lận, ở mức độ mà nước đó
cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây
ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện
giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù
hợp với các quy định của Hiệp định này;
Thừa nhận rằng, không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để
bảo vệ các lợi ích thiết thực về an ninh;
Thừa nhận đóng góp của tiêu chuẩn hóa quốc tế đối với việc chuyển giao công nghệ từ các nước
phát triển sang các nước đang phát triển;
Thừa nhận rằng các nước đang phát triển có thể gặp phải các khó khăn đặc biệt trong việc xây
dựng và áp dụng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp với các quy
định và tiêu chuẩn kỹ thuật và mong muốn hỗ trợ các nước đang phát triển trong lĩnh vực này;
Dưới đây thoả thuận như sau:
Điều 1
Các quy định chung
1.1. Các thuật ngữ chung về tiêu chuẩn hóa và các thủ tục đánh giá tính phù hợp cần phải được định
nghĩa đúng với các định nghĩa theo hệ thống của Liên Hợp Quốc và các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế,
xét đến bối cảnh của chúng và xét đến đối tượng và mục đích của Hiệp định này.
1.2. Tuy nhiên, nhằm thực hiện Hiệp định này, định nghĩa được áp dụng ở đây được nêu trong Phụ
lục 1.
1.3. Tất cả các sản phẩm, kể cả các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp đều là đối tượng của các
quy định của Hiệp định này.
1.4. Quy cách cụ thể về mua sắm của các cơ quan chính phủ cho các nhu cầu về sản xuất và tiêu
dùng không phải là đối tượng của các quy định của Hiệp định này nhưng được đề cập đến trong Hiệp
định về Mua sắm Chính phủ, tuỳ thuộc vào diện điều chỉnh của Hiệp định đó.

1.5. Các quy định của Hiệp định này không áp dụng cho các biện pháp kiểm dịch động-thực vật như
được định nghĩa tại Phụ lục A của Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động-thực vật.
1.6 Tất cả các tham chiếu trong Hiệp định này đối với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ
tục đánh giá tính phù hợp cần phải được hiểu rằng bao gồm tất cả các sửa đổi và bổ sung đối với các
quy định hoặc phạm vi bao trùm của sản phẩm, ngoại trừ các sửa đổi và bổ sung không quan trọng.

CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT


Điều 2
Chuẩn bị, thông qua và áp dụng các quy định kỹ thuật của các cơ quan
chính phủ
Đối với các cơ quan chính phủ:
2.1. Các Thành viên đảm bảo rằng, đối với các quy định kỹ thuật, các sản phẩm nhập khẩu từ lãnh
thổ của bất cứ Thành viên nào đều được đối xử không kém phần ưu đãi hơn so với hàng hóa tương tự
được sản xuất trong nước của Thành viên đó và hàng hóa tương tự có xuất xứ từ bất kỳ nước nào khác.
2.2. Các Thành viên đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật không được chuẩn bị, thông qua và áp dụng
với mục đích tạo ra các cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế. Với mục đích này, các quy định
về kỹ thuật không được gây hạn chế cho thương mại hơn mức cần thiết để hoàn tất một mục tiêu hợp
pháp, có tính đến các rủi ro có thể nảy sinh từ sự không hoàn tất. Các mục tiêu hợp pháp đó là: các yêu
cầu về an ninh quốc gia; việc ngăn ngừa các hoạt động gian lận, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con
người, động thực vật hoặc môi trường. Khi đánh giá các rủi ro này, các yếu tố liên quan trong số các yếu
tố cần xem xét là: các thông tin khoa học và kỹ thuật hiện có, công nghệ chế biến có liên quan hoặc mục
đích sử dụng cuối cùng theo dự tính của các sản phẩm.
2.3. Các quy định kỹ thuật không được duy trì nếu hoàn cảnh và mục đích để áp dụng các quy định
kỹ thuật này không còn tồn tại nữa hoặc các hoàn cảnh và mục tiêu đã thay đổi có thể được giải
quyết bằng cách thức ít gây trở ngại cho thương mại hơn.
2.4. Khi có yêu cầu áp dụng các quy định kỹ thuật và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan đã tồn tại
hoặc sắp được hoàn chỉnh, các Thành viên sẽ sử dụng chúng, hoặc một phần thích hợp của chúng, để
làm cơ sở cho các quy định kỹ thuật của mình trừ khi các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan hoặc một phần
nào đó của các tiêu chuẩn này là các cách thức không có hiệu quả hoặc không phù hợp cho việc thực
hiện các mục tiêu hợp pháp đang đeo đuổi, ví dụ như các yếu tố cơ bản về khí hậu hoặc địa lý hoặc các
vấn đề cơ bản về công nghệ.
2.5. Một Thành viên khi chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng một quy định có thể gây ảnh hưởng đáng
kể đến thương mại của các Thành viên khác, khi được một nước Thành viên khác yêu cầu, sẽ phải giải
trình về quy định kỹ thuật đó theo yêu cầu của khoản 2 đến 4. Khi một quy định kỹ thuật được chuẩn bị,
thông qua hoặc áp dụng cho một trong những mục tiêu hợp pháp đã được đề cập đến trong khoản 2, và
phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan thì quy định này sẽ được coi là không tạo ra cản trở
không cần thiết cho thương mại quốc tế.
2.6. Với mục đích hài hòa các quy định kỹ thuật trên cơ sở rộng rãi nhất có thể được, các Thành viên
sẽ tham gia đầy đủ, theo khả năng của mình, vào quá trình chuẩn bị các tiêu chuẩn quốc tế của các cơ
quan tiêu chuẩn hóa quốc tế với các sản phẩm mà các quy định kỹ thuật đã được các Thành viên chấp
nhận hoặc dự tính chấp nhận.
2.7. Các Thành viên sẽ tích cực xem xét để chấp nhận các quy định kỹ thuật tương ứng của các
Thành viên khác, cho dù các quy định này khác với các quy định của nước mình, nếu như các Thành
viên đó thấy rằng các quy định này đáp ứng đầy đủ mục tiêu đặt ra cho các quy định của chính mình.
2.8. Khi thấy thích hợp, các Thành viên sẽ cụ thể hóa các quy định kỹ thuật dựa trên tính năng của
sản phẩm chứ không phải là yêu cầu về kiểu dáng hoặc đặc tính mô tả của sản phẩm đó.
2.9. Khi một tiêu chuẩn quốc tế có liên quan không tồn tại hoặc nội dung kỹ thuật của một quy định kỹ
thuật được dự kiến không phù hợp với nội dung kỹ thuật của các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, và có
thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại của các Thành viên khác, các Thành viên phải:
2.9.1. công bố trên một ấn phẩm vào thời điểm đủ sớm để các bên hữu quan ở các Thành
viên khác được biết rằng mình dự định đưa vào áp dụng một quy định kỹ thuật cụ thể
nào đó;
2.9.2. qua Ban Thư ký thông báo cho các Thành viên khác về các sản phẩm dự kiến sẽ phải
áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, cùng với chỉ dẫn ngắn gọn về các mục tiêu và lý do áp
dụng. Thông báo này sẽ sớm được đưa ra để có thể sửa đổi và xem xét các ý kiến
đóng góp;
2.9.3. khi được yêu cầu, phải cung cấp cho các Thành viên khác bản sao của quy định kỹ
thuật dự định áp dụng và, khi cần thiết, làm rõ những phần nội dung của quy định đó
có sự khác biệt với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan;
2.9.4. trên cơ sở không phân biệt đối xử, dành thời gian hợp lý cho các Thành viên khác góp
ý kiến bằng văn bản, thảo luận về các góp ý này khi được yêu cầu và có xem xét đến
các ý kiến đóng góp và kết quả của các cuộc thảo luận này.
2.10. Tuỳ thuộc các quy định nêu tại phần bắt đầu khoản 2.9 khi nảy sinh hoặc đe doạ nảy sinh các
vấn đề khẩn cấp về bảo vệ an toàn, sức khỏe, môi trường hoặc an ninh quốc gia đối với một Thành viên
nào đó, thì Thành viên này có thể bỏ qua các bước được nêu cụ thể trong khoản 9, được xem là cần
thiết. Tuy nhiên, ngay sau khi thông qua một tiêu chuẩn kỹ thuật, Thành viên này sẽ:
2.10.1. ngay lập tức thông báo cho các Thành viên khác thông qua Ban Thư ký về quy định kỹ
thuật cụ thể đó và các sản phẩm là đối tượng của quy định này với chỉ dẫn ngắn gọn
về mục tiêu và lý do áp dụng quy định kỹ thuật này, trong đó có nêu thực trạng của
các vấn đề khẩn cấp;
2.10.2. khi được yêu cầu, cung cấp cho các Thành viên khác bản sao của quy định kỹ thuật;
2.10.3. trên cơ sở không phân biệt đối xử, cho phép các Thành viên khác góp ý bằng văn bản,
thảo luận về các ý kiến đó khi được yêu cầu và có xem xét đến các ý kiến đóng góp
và kết quả của các cuộc thảo luận này.
2.11. Các Thành viên đảm bảo rằng các tiêu chuẩn kỹ thuật đã thông qua phải được công bố ngay
hoặc được chuẩn bị sẵn sàng để tạo điều kiện cho các bên quan tâm của các Thành viên khác được
biết.
2.12. Trừ các trường hợp khẩn cấp được đề cập đến trong khoản 10, các Thành viên cần tạo ra một
khoảng thời gian hợp lý giữa thời điểm công bố các tiêu chuẩn kỹ thuật và thời điểm các quy định đó bắt
đầu có hiệu lực để có thời gian cho các nhà sản xuất của các Thành viên xuất khẩu khác điều chỉnh các
sản phẩm hoặc phương pháp sản xuất cho phù hợp với các yêu cầu của các Thành viên nhập khẩu.
Điều 3
Chuẩn bị, thông qua và áp dụng các quy định kỹ thuật của các cơ quan của chính quyền địa phương và
các cơ quan phi chính phủ
Đối với các cơ quan chính quyền địa phương và các cơ quan phi chính phủ trong phạm vi lãnh
thổ của mình:
3.1. Các Thành viên có các biện pháp hợp lý có thể để đảm bảo các cơ quan nói trên tuân thủ các
quy định nêu tại Điều 2, ngoại trừ nghĩa vụ thông báo như được nêu tại các khoản 9.2 và 10.1 của Điều
2.
3.2. Các Thành viên đảm bảo rằng quy định kỹ thuật của các cơ quan chính quyền địa phương trực
tiếp dưới cấp trung ương được thông báo theo như các quy định của các khoản 9.2 và 10.1 của Điều 2,
tuy nhiên các quy định kỹ thuật sẽ không cần phải thông báo nếu như nội dung kỹ thuật của chúng cơ
bản giống với nội dung của các quy định kỹ thuật của các cơ quan chính phủ tại các nước Thành viên
hữu quan đã được thông báo từ trước.
3.3. Các Thành viên có thể yêu cầu liên hệ với các Thành viên khác về những nội dung trong đó có
thông báo, cung cấp thông tin, góp đóng ý kiến, và thảo luận như được nêu tại khoản các 9 và 10 của
Điều 2, tiến hành thông qua chính phủ.
3.4. Các Thành viên không được tiến hành các biện pháp nhằm yêu cầu hoặc khuyến khích các cơ
quan chính quyền địa phương hoặc các tổ chức phi chính phủ trong lãnh thổ của mình hành động theo
một cách thức nào mâu thuẫn với các quy định của Điều 2.
3.5. Các Thành viên hoàn toàn chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định của Điều 2 theo Hiệp định này.
Các Thành viên sẽ xây dựng và thực hiện các biện pháp và cơ chế tích cực để hỗ trợ các cơ quan không
phải của chính phủ tuân thủ các quy định của Điều 2.
Điều 4
Chuẩn bị, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn
4.1. Các Thành viên đảm bảo rằng các cơ quan tiêu chuẩn hóa của chính phủ chấp nhận và tuân thủ
Quy tắc Thực hành đúng (Code of Good Practice) để chuẩn bị, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn
được nêu tại Phụ lục 3 của Hiệp định này (trong Hiệp định này được gọi là "Quy tắc Thực hành đúng").
Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp hợp lý có thể để đảm bảo rằng các cơ quan tiêu chuẩn hóa
của chính quyền địa phương và các tổ chức tiêu chuẩn hóa phi chính phủ trong lãnh thổ của mình, cũng
như các cơ quan tiêu chuẩn hóa trong khu vực mà các Thành viên đó hoặc một hoặc nhiều cơ quan
đóng trên lãnh thổ của Thành viên trong vùng đó là thành viên, chấp nhận và thuân thủ Quy tắc Thực
hành đúng này. Ngoài ra, các Thành viên không được tiến hành các biện pháp gây ra tác động, dù trực
tiếp hoặc gián tiếp, yêu cầu hoặc khuyến khích các cơ quan tiêu chuẩn hóa này hành động theo cách
thức nào mâu thuẫn với Quy tắc Thực hành đúng. Các Thành viên cần thực hiện nghĩa vụ về đảm bảo
sự tuân thủ các quy định của Quy tắc Thực hành đúng của các cơ quan tiêu chuẩn hóa bất kể các cơ
quan tiêu chuẩn hóa đó có chấp nhận Quy tắc Thực hành đúng này hay không.
4.2. Các cơ quan tiêu chuẩn hóa đã chấp thuận và tuân thủ Quy tắc Thực hành đúng sẽ được các
Thành viên công nhận là tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định này.

SỰ PHÙ HỢP VỚI CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT


Điều 5
Thủ tục đánh giá tínhphù hợp của các cơ quan
chính phủ
5.1. Các Thành viên đảm bảo rằng, trong trường có hợp yêu cầu sự đảm bảo về tính phù hợp với các
quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, các cơ quan chính phủ sẽ áp dụng các quy định sau đối với các sản
phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của nước Thành viên khác:
5.1.1. các thủ tục đánh giá tính phù hợp cần được chuẩn bị, thông qua và áp dụng sao cho
các nhà cung cấp các sản phẩm tương tự có xuất xứ từ lãnh thổ nước Thành viên
khác được hưởng các đối xử không kém phần ưu đãi hơn các đối xử dành cho các
nhà cung cấp các sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước hoặc các sản phẩm
tương tự có xuất xứ từ bất kỳ nước nào khác trong các hoàn cảnh tương đương;
dành quyền cho các nhà cung cấp chịu sự đánh giá tính phù hợp theo các quy tắc
của thủ tục đó, bao gồm, nếu thấy trong thủ tục cho phép, khả năng để các hoạt động
đánh giá tính phù hợp được tiến hành tại cơ sở và khả năng được cấp nhãn hiệu phù
hợp của hệ thống đó;
5.1.2. các thủ tục đánh giá tính phù hợp không được chuẩn bị, thông qua hoặc áp dụng với
mục đích hoặc với kết quả tạo ra các trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc
tế. Điều đó có nghĩa là, các thủ tục đánh giá sự phù hợp không được nghiêm ngặt
hơn, hay là được áp dụng nghiêm ngặt hơn mức cần thiết để tạo cho nước Thành
viên nhập khẩu niềm tin đúng mức rằng các sản phẩm tuân thủ các yêu cầu và tiêu
chuẩn kỹ thuật đang áp dụng, có tính đến rủi ro mà sự không phù hợp có thể gây ra.
5.2. Khi thực hiện các quy định của khoản 1, các Thành viên cần đảm bảo rằng:
5.2.1. các thủ tục đánh giá tính phù hợp cần được tiến hành và hoàn thành càng nhanh
chóng càng tốt và phải dành ưu đãi cho các sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ nước
Thành viên khác tương tự như ưu đãi dành cho các sản phẩm tương tự được sản
xuất trong nước;
5.2.2. giai đoạn xử lý tiêu chuẩn của mỗi thủ tục đánh giá phù hợp được công bố hoặc giai
đoạn đánh giá được dự đoán trước phải được thông báo cho người nộp đơn khi có
yêu cầu; khi nhận được đơn yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền phải ngay lập tức
nghiên cứu tính đầy đủ của các tài liệu và thông báo cho người nộp đơn một cách đầy
đủ và chính xác về tất cả các thiếu sót của các tài liệu này; cơ quan có thẩm quyền
thông báo cho người nộp đơn các kết quả đánh giá tính phù hợp một cách đầy đủ và
chính xác để các biện pháp sửa chữa có thể thực hiện kịp thời; ngay cả khi hồ sơ
không đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền cũng phải tiến hành đánh giá tính phù hợp tới
mức thực tiễn cho phép khi có yêu cầu của người nộp đơn và khi người nộp đơn có
yêu cầu, sẽ được thông báo về tiến trình của thủ tục và được giải thích về bất cứ trì
hoãn nào;
5.2.3. các yêu cầu về thông tin được giới hạn ở mức cần thiết để đánh giá tính phù hợp và
xác định mức phí;
5.2.4. tính bảo mật của thông tin về các sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của nước Thành
viên khác nảy sinh trong quá trình thực hiện các thủ tục đánh giá tính phù hợp sẽ
được giữ bí mật tương tự như các sản phẩm sản xuất trong nước sao cho các lợi ích
thương mại hợp pháp được bảo vệ;
5.2.5. bất kỳ các khoản thu phí nào với việc đánh giá tính phù hợp của các sản phẩm có xuất
xứ từ lãnh thổ của các Thành viên khác đều công bằng so với phí thu cho việc đánh
giá tính phù hợp của các sản phẩm tương tự có xuất xứ từ nước sở tại hoặc từ bất cứ
nước nào khác, trong đó có tính đến chi phí thông tin, giao thông và các chi phí khác
nảy sinh do sự khác nhau về vị trí giữa trụ sở của người nộp đơn và các cơ quan
đánh giá tính phù hợp;
5.2.6. việc chọn địa điểm của cơ sở vật chất sử dụng cho các thủ tục đánh giá tính phù hợp
và việc chọn mẫu không được gây ra sự phiền phức không cần thiết cho người nộp
đơn hoặc đại lý của họ;
5.2.7. khi quy cách phẩm chất của một sản phẩm được thay đổi sau khi đã có kết quả đánh
giá tính phù hợp của sản phẩm đó đối với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật được
áp dụng, thủ tục đánh giá tính phù hợp cho các sản phẩm đã thay đổi này được giới
hạn ở mức cần thiết để xác định rằng liệu sản phẩm đó có còn đáp ứng được các quy
định và tiêu chuẩn có liên quan hay không;
5.2.8. duy trì thủ tục để xem xét các khiếu nại liên quan đến việc thực hiện thủ tục đánh giá
tính phù hợp và tiến hành hành động điều chỉnh khi khiếu nại đó được giải quyết.
5.3. Không có quy định nào trong khoản 1 và 2 của Điều 5 có thể ngăn cản các Thành viên tiến hành
việc kiểm tra hợp lý tại hiện trường trong phạm vi lãnh thổ của mình.
5.4. Trong trường hợp đòi hỏi có bảo đảm rằng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn hoặc quy định
kỹ thuật và các hướng dẫn hoặc khuyến nghị có liên quan hiện hành hoặc sắp được ban hành của các
cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế, các Thành viên cần đảm bảo rằng các cơ quan chính phủ sử dụng toàn
bộ hoặc một phần các quy định, tiêu chuẩn, các hướng dẫn hoặc khuyến nghị đó làm cơ sở cho các thủ
tục đánh giá tính phù hợp của mình, trừ khi các Thành viên giải thích một cách hợp lý khi được yêu cầu,
rằng các hướng dẫn hoặc khuyến nghị đó, hoặc một bộ phận nào đó có liên quan của chúng được các
Thành viên coi là không phù hợp, ví dụ với các lý do như yêu cầu về an ninh quốc gia; việc ngăn ngừa
các hoạt động gian lận; bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người, bảo vệ sức khỏe động, thực vật hoặc
bảo vệ môi trường; các yếu tố cơ bản về khí hậu và địa lý; các vấn đề cơ bản về kỹ thuật hoặc cơ sở hạ
tầng.
5.5. Với mục tiêu hài hòa hóa các thủ tục đánh giá tính phù hợp trên phạm vi rộng, các Thành viên
cần đóng góp hết sức, trong khả năng của mình, vào việc chuẩn bị các hướng dẫn và khuyến nghị về
các tiêu chuẩn đánh giá tính phù hợp của các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế.
5.6. Khi bất kỳ một hướng dẫn hoặc các khuyến nghị liên quan nào đó do một cơ quan tiêu chuẩn
hóa đề ra không còn tồn tại hoặc nội dung kỹ thuật của thủ tục đánh giá tính phù hợp được đề nghị
không phù hợp với các hướng dẫn và khuyến nghị tương ứng của các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế
và nếu thủ tục đánh giá tính phù hợp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại của các Thành
viên khác, thì các Thành viên sẽ:
5.6.1. công bố trên các ấn phẩm vào thời điểm sớm để thông báo cho các bên hữu quan của
các Thành viên khác biết rằng nước mình dự định thực hiện một thủ tục đánh giá tính
phù hợp cụ thể nào đó;
5.6.2. thông báo cho các Thành viên khác, qua Ban Thư ký, về các sản phẩm sẽ phải áp
dụng thủ tục dự kiến về đánh giá tính phù hợp kèm theo, cùng với chỉ dẫn ngắn gọn
về mục đích và lý do áp dụng. Thông báo này cần được thực hiện sớm để có thời
gian thực hiện các sửa đổi và xem xét các ý kiến đóng góp;
5.6.3. khi được yêu cầu, phải cung cấp cho các Thành viên khác bản sao của thủ tục dự định
áp dụng và, khi cần thiết, làm rõ những phần trong quy định này về bản chất khác với
các hướng dẫn và khuyến nghị tương ứng của các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế;
5.6.4. trên cơ sở không phân biệt đối xử, dành thời gian hợp lý cho các Thành viên khác góp
ý kiến bằng văn bản, thảo luận về các góp ý này khi được yêu cầu và có xem xét đến
các ý kiến đóng góp và kết quả của các cuộc thảo luận này.
5.7. Nếu trong khi áp dụng các quy định nêu từ khoản 5.1 đến khoản 5.6 mà nảy sinh hoặc đe doạ
nảy sinh các vấn đề khẩn cấp về bảo vệ an toàn, sức khỏe và môi trường hoặc an ninh quốc gia đối với
một Thành viên nào đó, thì Thành viên này có thể bỏ qua các bước được nêu cụ thể trong khoản 6 nếu
Thành viên này cho là cần thiết, tuy nhiên ngay sau khi thông qua thủ tục, Thành viên này sẽ:
5.7.1. ngay lập tức thông báo cho các Thành viên khác, qua Ban Thư ký, về thủ tục cụ thể đó
và các sản phẩm là đối tượng của thủ tục này với chỉ dẫn ngắn gọn về mục tiêu và lý
do áp dụng thủ tục, trong đó có nêu thực trạng của các vấn đề khẩn cấp;
5.7.2. khi được yêu cầu, cung cấp cho các Thành viên khác bản sao về các quy định của thủ
tục;
5.7.3. trên cơ sở không phân biệt đối xử, cho phép các Thành viên khác góp ý bằng văn bản,
thảo luận về các góp ý đó khi được yêu cầu và có xem xét đến các ý kiến đóng góp và
kết quả của các cuộc thảo luận này.
5.8. Các Thành viên đảm bảo rằng tất cả các thủ tục đánh giá tính phù hợp được thông qua và công
bố ngay hoặc được chuẩn bị sẵn sàng để tạo điều kiện cho các bên quan tâm của các Thành viên khác
được biết.
5.9. Trừ các trường hợp khẩn cấp được đề cập đến trong khoản 7, các Thành viên cần tạo ra một
khoảng thời gian hợp lý giữa thời điểm công bố các thủ tục đánh giá tính phù hợp và thời điểm các quy
định đó bắt đầu có hiệu lực để có thời gian cho các nhà sản xuất ở các Thành viên xuất khẩu và đặc biệt
là ở các nước Thành viên đang phát triển điều chỉnh các sản phẩm và phương pháp sản xuất cho phù
hợp với các yêu cầu của Thành viên nhập khẩu.
Điều 6
Công nhận sự đánh giá tính phù hợp của các cơ quan chính phủ
Đối với các cơ quan chính phủ:
6.1. Không ảnh hưởng đến các quy định của khoản 3 và 4, khi có thể, các Thành viên sẽ bảo đảm
các kết quả của các thủ tục đánh giá tính phù hợp của các Thành viên khác được chấp nhận, thậm chí
ngay cả khi các thủ tục đó khác với các thủ tục của nước mình, nếu nước Thành viên đó cảm thấy hài
lòng rằng các thủ tục này phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đang áp dụng tương ứng với
các thủ tục của nước mình thừa nhận. Các cuộc tham vấn trước được công nhận là có thể cần thiết để
đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, đặc biệt là đối với:
6.1.1. năng lực kỹ thuật tương xứng và lâu dài của các cơ quan đánh giá tính phù hợp của
nước Thành viên xuất khẩu, dẫn đến sự tin cậy đối với các kết quả đánh giá tính phù
hợp; ví dụ sự tuân thủ các hướng dẫn và khuyến nghị tương ứng của các tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế cần được xem như một tiêu chí về đủ năng lực kỹ thuật;
6.1.2. hạn chế về chấp nhận các kết quả đánh giá tính phù hợp đối với các sản phẩm được
sản xuất bởi các cơ quan được chỉ định ở nước Thành viên xuất khẩu.
6.2. Các Thành viên đảm bảo rằng các thủ tục đánh giá tính phù hợp của họ cho
phép, trên quy mô rộng, việc thực hiện các quy định của khoản 1.
6.3. Các Thành viên được khuyến khích, khi các Thành viên khác có yêu cầu, sẵn sàng đàm phán để
ký kết các hiệp định công nhận lẫn nhau về kết quả của các thủ tục đánh giá tính phù hợp của mỗi Thành
viên. Các Thành viên có thể đòi hỏi các thoả thuận này phải đảm bảo các tiêu chuẩn của khoản 1 và đem
lại sự thoả mãn giữa các bên về khả năng tạo thuận lợi hóa cho thương mại các sản phẩm có liên quan.
6.4. Các Thành viên được khuyến khích cho phép các cơ quan đánh giá tính phù hợp nằm trên lãnh
thổ của các Thành viên khác tham gia vào các thủ tục đánh giá tính phù hợp của mình với những đối xử
không kém phần ưu đãi hơn các đối xử dành cho các tổ chức nằm trên lãnh thổ của mình hoặc lãnh thổ
của bất cứ nước nào khác.
Điều 7
Các thủ tục đánh giá sự tính phù hợp của các cơ quan chính quyền địa phương
Đối với các cơ quan chính quyền địa phương trong lãnh thổ của mình:
7.1. Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp sẵn có để đảm bảo các cơ quan này tuân
thủ các quy định của Điều 5 và 6, trừ nghĩa vụ thông báo như nêu trong khoản 6.2 và 7.1 của Điều 5.
7.2. Các Thành viên đảm bảo rằng các thủ tục đánh giá tính phù hợp của chính quyền địa phương
cấp dưới trực tiếp của chính phủ ở các nước Thành viên được thông báo theo các quy định của khoản
6.2 và 7.1 của Điều 5, tuy nhiên thủ tục đánh giá tính phù hợp sẽ không cần phải thông báo nếu như nội
dung kỹ thuật của chúng cơ bản giống với nội dung của các thủ tục đánh giá tính phù hợp của các cơ
quan chính phủ tại các nước Thành viên hữu quan đã được thông báo từ trước.
7.3. Các Thành viên có thể có yêu cầu liên hệ với các Thành viên khác về các nội dung trong đó có
nghĩa vụ thông báo, cung cấp thông tin, góp đóng ý kiến, và thảo luận như được nêu tại khoản 6 và 7
của Điều 5, thông qua chính phủ.
7.4. Các Thành viên không được tiến hành các biện pháp nhằm yêu cầu hoặc khuyến khích các cơ
quan của chính quyền địa phương trong lãnh thổ của mình hành động theo một cách thức nào đó mâu
thuẫn với các quy định của Điều 5 và 6.
7.5. Các Thành viên hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện các quy định của Điều 5 và 6 theo Hiệp
định này. Các Thành viên cần phải thiết lập và thực hiện các biện pháp và cơ chế tích cực để hỗ trợ các
cơ quan không phải của chính phủ trung ương thực hiện các quy định của Điều 5 và 6.
Điều 8
Các thủ tục đánh giá tính phù hợp của các tổ chức phi chính phủ
8.1. Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng các tổ chức phi chính
phủ trên lãnh thổ của mình thực hiện các thủ tục đánh giá tính phù hợp tuân thủ các quy định của Điều 5
và 6, trừ nghĩa vụ thông báo các thủ tục dự kiến về đánh giá tính phù hợp. Ngoài ra, các Thành viên
không được tiến hành các biện pháp có tác động dù trực tiếp hay gián tiếp đến việc yêu cầu hoặc khuyến
khích tổ chức này hành động theo cách thức nào mâu thuẫn với các quy định của Điều 5 và 6.
8.2. Các Thành viên sẽ đảm bảo rằng các cơ quan chính phủ trung ương của mình chỉ sử dụng các
thủ tục đánh giá tính phù hợp của các tổ chức phi chính phủ khi các tổ chức này tuân thủ các quy định
của Điều 5 và 6, ngoại trừ nghĩa vụ thông báo các thủ tục đánh giá tính phù hợp đó.
Điều 9
Các hệ thống quốc tế và khu vực
9.1. Khi có yêu cầu bảo đảm về tính phù hợp với quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, các Thành viên sẽ,
khi nào thực tế cho phép, xây dựng hoặc chấp nhận các hệ thống quốc tế về đánh giá tính phù hợp và
trở thành Thành viên, hoặc tham gia vào các hệ thống này.
9.2. Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp hợp lý có thể để đảm bảo rằng các hệ thống về đánh
giá tính phù hợp của quốc tế và khu vực mà các cơ quan có liên quan nằm trên lãnh thổ của mình là
thành viên hoặc bên tham gia tuân thủ các quy định của Điều 5 và 6. Ngoài ra, các Thành viên không
được tiến hành các biện pháp có tác động dù trực tiếp hay gián tiếp đến việc yêu cầu hoặc khuyến khích
các hệ thống này hành động theo cách thức nào mâu thuẫn với các quy định của Điều 5 và 6.
9.3. Các Thành viên cần đảm bảo rằng các cơ quan chính phủ trung ương của mình chỉ sử dụng các
hệ thống đánh giá tính phù hợp chỉ khi các hệ thống này tuân thủ các quy định của Điều 5 và 6.
THÔNG TIN VÀ TRỢ GIÚP
Điều 10
Các thông tin về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật
và các thủ tục đánh giá sự tính phù hợp
10.1. Các Thành viên sẽ đảm bảo rằng sẽ có một điểm hỏi đáp có khả năng trả lời tất cả các thắc mắc
hợp lý của các Thành viên khác và các bên quan tâm của các Thành viên đó cũng như cung cấp các tài
liệu có liên quan về:
10.1.1. bất cứ các quy định kỹ thuật nào được thông qua hoặc đề nghị bởi các cơ quan chính
quyền trung ương hoặc địa phương, các tổ chức phi chính phủ tại lãnh thổ của mình
mà có thẩm quyền buộc thi hành một quy định kỹ thuật, hoặc bởi các tổ chức tiêu
chuẩn hóa khu vực mà các cơ quan này là thành viên hoặc bên tham gia;
10.1.2. bất cứ tiêu chuẩn nào được thông qua hoặc đề nghị bởi các cơ quan chính quyền
trung ương hoặc địa phương, hoặc bởi các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực mà các
cơ quan này là thành viên hoặc bên tham gia;
10.1.3. bất cứ thủ tục đánh giá tính phù hợp nào hoặc các thủ tục dự kiến đánh giá tính phù
hợp nào được thực hiện bởi các cơ quan chính quyền trung ương hoặc địa phương,
hoặc các cơ quan phi chính phủ tại lãnh thổ của mình mà có thẩm quyền buộc thi
hành một quy định kỹ thuật, hoặc bởi các tổ chức khu vực mà các cơ quan này là
thành viên hoặc bên tham gia;
10.1.4. tư cách thành viên và bên tham gia của một Thành viên hoặc của các cơ quan của
chính quyền trung ương hoặc địa phương có liên quan tại lãnh thổ của nước Thành
viên đó vào các tổ chức tiêu chuẩn hoá và các hệ thống đánh giá tính phù hợp của
quốc tế và khu vực, cũng như vào các thỏa thuận song phương hoặc đa phương
trong phạm vi của Hiệp định này; Thành viên cũng có thể cung cấp các thông tin hợp
lý về các quy định của các hệ thống và thỏa thuận này;
10.1.5. địa điểm phát hành thông báo theo Hiệp định này và nơi có thể tìm thấy thông tin này;

10.1.6. địa điểm của các điểm hỏi đáp nêu ở khoản 3.
10.2. Tuy nhiên, nếu vì các lý do về luật pháp hay hành chính, một Thành viên thành lập từ hai điểm
hỏi đáp trở lên, Thành viên đó sẽ cung cấp cho các Thành viên khác thông tin đầy đủ và rõ ràng về phạm
vi trách nhiệm của các điểm hỏi đáp đó. Ngoài ra, Thành viên đó sẽ đảm bảo rằng một thắc mắc bất kỳ
được chuyển đến một điểm hỏi đáp bất kỳ không thích hợp cần phải ngay lập tức được chuyển đến một
điểm hỏi đáp thích hợp.
10.3. Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp hợp lý để đảm bảo sự tồn tại của một hoặc nhiều
điểm hỏi đáp để có thể trả lời các thắc mắc hợp lý của các Thành viên khác và các bên quan tâm của các
Thành viên đó cũng như cung cấp các tài liệu hoặc thông tin về nơi cung cấp tài liệu liên quan đến:
10.3.1. bất cứ các quy định kỹ thuật nào được thông qua hoặc đề nghị bởi các cơ quan tiêu
chuẩn hóa phi chính phủ, hoặc bởi các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực mà các cơ
quan này là Thành viên hoặc bên tham gia;
10.3.2. bất cứ thủ tục đánh giá tính phù hợp nào, hoặc bất cứ thủ tục đánh giá tính phù hợp
nào được đề ra được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ tại lãnh thổ của mình,
hoặc bởi các tổ chức khu vực mà các tổ chức này là Thành viên hoặc bên tham gia;
10.3.3. tư cách Thành viên và việc tham gia của các tổ chức phi chính phủ có liên quan trên
lãnh thổ của một nước Thành viên vào các tổ chức tiêu chuẩn hoá và các hệ thống
đánh giá tính phù hợp của quốc tế và khu vực, cũng như vào các thỏa thuận song
phương hoặc đa phương trong phạm vi của Hiệp định này; các Thành viên cũng có
thể cung cấp các thông tin hợp lý về các quy định của các hệ thống và thỏa thuận
này;
10.4. Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo khi có yêu cầu của các Thành
viên hoặc các bên quan tâm của các Thành viên khác, bản sao của các tài liệu, theo các quy định của
Hiệp định này, được cung cấp với giá tương đương như nhau (nếu có), giá đó ngoài chi phí vận chuyển
tài liệu, phải được áp dụng như nhau cho công dân của nước Thành viên có liên quan hoặc bất kỳ Thành
viên nào khác.
10.5. Các Thành viên là các nước phát triển khi được các Thành viên khác yêu cầu cần phải cung cấp
bản dịch tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha kèm với một thông báo cụ thể, hoặc
trong trường hợp khối lượng tài liệu quá lớn thì phải cung cấp bản tóm tắt của các tài liệu đó.
10.6. Ban Thư ký khi nhận được thông báo theo các quy định của Hiệp định này, sẽ luân chuyển bản
sao của thông báo tới tất cả các Thành viên và các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và đánh giá tính phù
hợp có liên quan và lưu ý các Thành viên là các nước đang phát triển chú ý tới bất kỳ thông báo nào liên
quan đến các sản phẩm mà họ đặc biệt quan tâm.
10.7. Khi một Thành viên đạt được một thỏa thuận với một hoặc nhiều nước khác về các vấn đề liên
quan đến các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các thủ tục đánh giá tính phù hợp mà có thể có ảnh
hưởng quan trọng đến thương mại, ít nhất một Thành viên tham gia hiệp định này cần phải thông báo
cho các Thành viên khác về các sản phẩm nằm trong sự điều tiết của Hiệp định này và gửi kèm theo cả
bản mô tả tóm tắt về hiệp định này thông qua Ban Thư ký. Các Thành viên có liên quan, khi được yêu
cầu, cần được khuyến khích để tham gia vào các cuộc tham vấn với các Thành viên khác, khi được yêu
cầu, với mục đích ký kết các hiệp định tương tự hoặc thu xếp việc tham gia vào các hiệp định này.
10.8. Không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là yêu cầu:
10.8.1. xuất bản các văn bản không phải bằng ngôn ngữ của Thành viên;
10.8.2. cung cấp các chi tiết hoặc bản sao của bản dự thảo không phải bằng ngôn ngữ của
Thành viên trừ trường hợp nêu trong khoản 5 hoặc
10.8.3. các Thành viên có thể sửa đổi bất cứ thông tin nào mà họ cho rằng việc tiết lộ các
thông tin đó đi ngược lại với lợi ích an ninh thiết thực của họ.
10.9. Thông báo gửi cho Ban Thư ký sẽ sử dụng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha.
10.10. Các Thành viên sẽ chỉ định một cơ quan chính quyền trung ương chịu trách nhiệm về việc thi
hành ở cấp độ quốc gia các quy định liên quan đến các thủ tục thông báo theo Hiệp định này trừ các quy
định nêu trong Phụ lục 3.
10.11. Tuy nhiên, nếu vì các nguyên nhân pháp lý hoặc hành chính, trách nhiệm thông báo được phân
bổ giữa hai hoặc nhiều cơ quan chính quyền trung ương, các Thành viên có liên quan sẽ cung cấp cho
các Thành viên khác các thông tin đầy đủ và rõ ràng về phạm vi trách nhiệm của các cơ quan này.
Điều 11
Trợ giúp kỹ thuật cho các Thành viên khác
11.1. Khi được yêu cầu, các Thành viên sẽ thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành
viên đang phát triển về việc chuẩn bị các quy định kỹ thuật.
11.2. Khi được yêu cầu, các Thành viên sẽ thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành
viên đang phát triển, và sẽ dành sự trợ giúp kỹ thuật cho các Thành viên này theo các điều kiện và điều
khoản được các bên thoả thuận liên quan tới việc thành lập các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia và việc
tham gia vào các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và cần khuyến khích các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc
gia của mình làm tương tự như vậy.
11.3. Khi được yêu cầu, các Thành viên cần tiến hành các biện pháp hợp lý để tạo điều kiện cho các
cơ quan quản lý trên lãnh thổ của mình thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên
đang phát triển, và phải dành cho họ sự trợ giúp kỹ thuật theo các điều kiện và điều khoản đã được các
bên thoả thuận đến:
11.3.1. việc thành lập các cơ quan quản lý hoặc các cơ quan đánh giá tính phù hợp với các
tiêu chuẩn kỹ thuật;
11.3.2. các biện pháp đáp ứng tốt nhất các quy định kỹ thuật.
11.4. Khi được yêu cầu, các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để có thông báo cho các
Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển, và phải dành cho họ sự trợ giúp kỹ thuật
theo các điều kiện và điều khoản đã được các bên thoả thuận liên quan đến việc thành lập các cơ quan
đánh giá tính phù hợp với các tiêu chuẩn đã được chấp nhận tại lãnh thổ của nước Thành viên đưa ra
yêu cầu.
11.5. Khi được yêu cầu, các Thành viên sẽ thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành
viên đang phát triển và phải dành cho họ sự trợ giúp kỹ thuật theo các điều kiện và điều khoản đã được
các bên thoả thuận liên quan đến các hành động mà các nhà sản xuất ở nước Thành viên khác cần phải
tiến hành nếu họ muốn tiếp cận với các hệ thống đánh giá tính phù hợp của các tổ chức chính phủ và phi
chính phủ trên lãnh thổ của nước Thành viên nhận được yêu cầu.
11.6. Các Thành viên là thành viên hoặc bên tham gia vào các hệ thống đánh giá tính phù hợp quốc tế
và khu vực, khi được yêu cầu, cần phải thông báo cho các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên
đang phát triển, và phải dành cho họ sự trợ giúp kỹ thuật theo các điều kiện và điều khoản đã được các
bên thoả thuận về việc thành lập các thể chế hoặc các khung khổ pháp lý nhằm giúp họ hoàn thành các
nghĩa vụ là Thành viên hoặc nghĩa vụ khi tham gia vào các hệ thống này.
11.7. Khi được yêu cầu, các Thành viên sẽ khuyến khích các cơ quan nằm trên lãnh thổ của mình là
thành viên hoặc bên tham gia vào các hệ thống đánh giá tính phù hợp quốc tế và khu vực thông báo cho
các Thành viên khác, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển và sẽ xem xét các yêu cầu của họ về trợ
giúp kỹ thuật liên quan đến việc thành lập các tổ chức có thể giúp đỡ các cơ quan có liên quan trên lãnh
thổ của mình hoàn thành các nghĩa vụ là Thành viên hoặc bên tham gia.
11.8. Trong khi cung cấp thông tin hoặc dành trợ giúp kỹ thuật cho các Thành viên khác theo như quy
định từ khoản 1 đến 7, các Thành viên sẽ dành ưu tiên đến nhu cầu của các nước Thành viên kém phát
triển nhất.

Điều 12
Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các Thành viên đang phát triển
12.1. Các Thành viên sẽ dành sự đối xử khác biệt hoặc ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển là
Thành viên của Hiệp định này thông qua các quy định dưới đây, cũng như qua các quy định có liên quan
của các Điều khác của Hiệp định này.
12.2. Các Thành viên sẽ dành sự quan tâm đặc biệt đến các quy định của Hiệp định này liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ của các Thành viên đang phát triển và sẽ xem xét các nhu cầu đặc biệt về tài
chính, thương mại và phát triển của các nước Thành viên đang phát triển trong việc thực hiện Hiệp định
này, cả trong phạm vi quốc gia và trong việc thực hiện các thoả thuận về thể chế của Hiệp định này.
12.3. Các Thành viên trong khi chuẩn bị và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục
đánh giá tính phù hợp, sẽ xem xét các nhu cầu đặc biệt về phát triển tài chính và thương mại của các
Thành viên đang phát triển để đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù
hợp không tạo ra các trở ngại không cần thiết cho xuất khẩu của các nước Thành viên đang phát triển.
12.4. Các Thành viên công nhận rằng, mặc dù có thể tồn tại các tiêu chuẩn quốc tế, các hướng dẫn
hoặc khuyến nghị, trong các điều kiện công nghệ và kinh tế xã hội đặc biệt của mình, các nước Thành
viên đang phát triển chấp nhận một số quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các thủ tục đánh giá tính phù
hợp nhằm mục đích bảo vệ công nghệ bản địa, các phương pháp và các quy trình sản xuất phù hợp với
nhu cầu phát triển của nước Thành viên đang phát triển đó. Các Thành viên, do đó, công nhận rằng các
nước Thành viên đang phát triển sẽ không bị yêu cầu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho các
quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của mình, trong đó có các biện pháp thử nghiệm, không phù hợp với các
nhu cầu đặc biệt về tài chính, thương mại và phát triển của nước Thành viên đang phát triển.
12.5. Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo các cơ quan tiêu chuẩn hóa
quốc tế và các hệ thống quốc tế về đánh giá tính phù hợp được tổ chức và hoạt động theo cách thức tạo
thuận lợi cho sự tham gia tích cực của các cơ quan có liên quan tại tất cả các nước Thành viên, trong đó
cần xem xét các vấn đề đặc biệt của các nước Thành viên đang phát triển.
12.6. Các Thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng các tổ chức tiêu chuẩn
hóa quốc tế, khi được yêu cầu bởi các nước Thành viên đang phát triển, phải xem xét đến khả năng, và
nếu thấy thực thi được, chuẩn bị các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến các sản phẩm các Thành viên
đang phát triển đặc biệt quan tâm.
12.7. Theo các quy định của Điều 11, các Thành viên sẽ dành trợ giúp kỹ thuật cho các nước Thành
viên đang phát triển để đảm bảo việc chuẩn bị, thông qua và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật
và các thủ tục đánh giá tính phù hợp không tạo ra các cản trở không cần thiết cho việc mở rộng và đa
dạng hóa xuất khẩu của các nước Thành viên đang phát triển. Khi quyết định các điều kiện cho trợ giúp
kỹ thuật, sẽ xem xét các giai đoạn phát triển của Thành viên có yêu cầu và đặc biệt là các Thành viên
chậm phát triển nhất.
12.8. Các nước Thành viên đang phát triển được thừa nhận có thể gặp phải các vấn đề đặc biệt, trong
đó có các vấn đề về thể chế và cơ sở hạ tầng, trong việc chuẩn bị và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ
thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp. Người ta cũng nhận thấy rằng các nhu cầu đặc biệt về phát
triển và thương mại, cũng như các giai đoạn về phát triển công nghệ của các nước đang phát triển có thể
làm cản trở khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của nước mình theo Hiệp định này. Do đó, các
Thành viên sẽ cân nhắc đầy đủ đến yếu tố này. Vì vậy, để đảm bảo các nước Thành viên đang phát
triển có thể tuân thủ Hiệp định này, Uỷ ban về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại được đề cập đến
trong Điều 13 (trong Hiệp định này gọi tắt là Uỷ ban), khi được yêu cầu, được quyền dành những ngoại
lệ cụ thể về thời gian, một phần hay toàn bộ, cho các nước đang phát triển được tạm thời không phải
thực hiện nghĩa vụ của Hiệp định này. Trong khi xem xét các yêu cầu này, Uỷ ban sẽ xem xét các vấn đề
đặc biệt, trong việc chuẩn bị và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính
phù hợp và các nhu cầu đặc biệt về phát triển và thương mại của các nước Thành viên đang phát triển,
cũng như giai đoạn về phát triển công nghệ của nước này mà có thể làm cản trở khả năng thực hiện
nghĩa vụ của nước mình theo Hiệp định này. Uỷ ban sẽ đặc biệt xem xét các vấn đề đặc biệt của các
nước Thành viên kém phát triển nhất.
12.9. Trong khi tiến hành tham vấn, các nước Thành viên phát triển sẽ ghi nhận những khó khăn mà
các nước Thành viên đang phát triển đang gặp phải trong khi xây dựng và thực hiện các quy định, các
tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp, và với mong muốn trợ giúp các nước Thành
viên đang phát triển trong vấn đề này, các nước Thành viên phát triển sẽ xem xét các nhu cầu đặc biệt
của các nước Thành viên đang phát triển về mặt tài chính, thương mại và phát triển.
12.10. Uỷ ban sẽ kiểm tra định kỳ việc đối xử đặc biệt và khác biệt được dành cho các nước Thành
viên đang phát triển ở mức quốc gia và quốc tế, như đã nêu trong Hiệp định này.

CÁC THỂ CHẾ, THAM VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP


Điều 13
Uỷ ban về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại
13.1. Uỷ ban về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại được tuyên bố thành lập dưới đây với sự tham
gia của các đại diện của mỗi Thành viên. Uỷ ban sẽ lựa chọn Chủ tịch và sẽ nhóm họp khi cần thiết,
nhưng ít nhất mỗi năm một lần, với mục đích đem lại cho các Thành viên cơ hội tham vấn về bất cứ vấn
đề nào có liên quan đến việc thực hiện Hiệp định này hoặc việc mở rộng thêm mục tiêu của Hiệp định và
phải chịu các trách nhiệm như đã được giao theo Hiệp định này hoặc bởi các Thành viên.
13.2. Uỷ ban sẽ thành lập các nhóm công tác hoặc các cơ quan khác nếu thấy thích hợp, để thực thi
trách nhiệm mà Uỷ ban giao cho, phù hợp với các quy định có liên quan của Hiệp định này.
13.3. Cần tránh trùng lắp không cần thiết trong khi thực hiện các công việc của Hiệp định này và công
việc của chính phủ tại các cơ quan kỹ thuật khác. Uỷ ban sẽ xem xét vấn đề này nhằm giảm thiểu sự
trùng lặp.
Điều 14
Tham vấn và giải quyết tranh chấp
14.1. Các cuộc tham vấn và giải quyết tranh chấp liên quan đến bất kỳ vấn đề nào có ảnh hưởng đến
việc thực hiện Hiệp định này sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp
(DSB) và sẽ tuân thủ các quy định của các Điều XXII, XXIII của GATT 1994 với các điều chỉnh, sửa đổi
như đã được cụ thể hoá và áp dụng theo Thoả thuận về Nguyên tắc và Trình tự Giải quyết Tranh chấp.
14.2. Theo yêu cầu của một bên tham gia tranh chấp hoặc theo sáng kiến của chính mình, một Hội
đồng có thể thành lập một Nhóm chuyên viên kỹ thuật để trợ giúp các vấn đề mang tính kỹ thuật đang
được đặt ra mà đòi hỏi phải có sự xem xét chi tiết của các chuyên viên.
14.3. Các nhóm chuyên gia kỹ thuật sẽ tuân thủ các thủ tục nêu tại Phụ lục 2.
14.4. Các quy định về giải quyết tranh chấp nêu trên có thể được áp dụng trong trường hợp một
Thành viên thấy rằng Thành viên khác không thực thi thoả đáng như quy định tại Điều 3, 4, 7, 8, 9 và các
lợi ích thương mại của mình bị ảnh hưởng lớn. Trong trường hợp này, các kết quả này cần phải tương
đương như kết quả có được khi coi cơ quan liên quan ở đây như một Thành viên.
CÁC QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG
Điều 15
Các quy định cuối cùng
Các bảo lưu
15.1. Các bảo lưu về bất cứ quy định nào của Hiệp định này có thể không được chấp nhận nếu không
có sự đồng ý của các Thành viên khác.
Việc rà soát
15.2. Ngay sau ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, các Thành viên sẽ thông báo cho Uỷ ban về các biện
pháp đang tồn tại hoặc đang được tiến hành để đảm bảo việc việc thực hiện và điều hành Hiệp định này.
Bất cứ thay đổi nào về các biện pháp này đều sẽ được thông báo cho Uỷ ban.
15.3. Hàng năm, Uỷ ban sẽ rà soát lại việc thực hiện và hoạt động của Hiệp định này, trong đó có xem
xét đến các mục tiêu của Hiệp định.
15.4 Đến cuối năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực và cứ 3 năm một lần, Uỷ ban sẽ rà soát
lại việc thực hiện Hiệp định này, trong đó có các quy định liên quan đến tính minh bạch để đưa ra đề nghị
thực hiện các điều chỉnh thích hợp về quyền lợi và nghĩa vụ của Hiệp định này khi cần thiết để đảm bảo
lợi ích kinh tế chung và sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, không trái với các quy định của Điều 12.
Khi đã tích luỹ được các kinh nghiệm trong khi thực hiện Hiệp định này, khi thích hợp, Uỷ ban sẽ đệ trình
các đề nghị sửa đổi nội dung của Hiệp định này lên Hội đồng Thương mại Hàng hóa.
Các phụ lục
15.5. Các Phụ lục của Hiệp định này tạo thành các phần không thể tách rời của Hiệp định.
PHỤ LỤC 1
CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH
CỦA HIỆP ĐỊNH NÀY
Các thuật ngữ được trình bày trong lần xuất bản thứ 6 của cuốn Hướng dẫn 2 của ISO/IEC năm
1991: Các thuật ngữ chung và các định nghĩa của chúng liên quan đến tiêu chuẩn hóa và các hoạt động
có liên quan, khi được sử dụng trong Hiệp định này phải có ý nghĩa tương tự như đã được nêu trong
định nghĩa của Hướng dẫn nói trên, có tính đến các dịch vụ đã được loại trừ khỏi diện điều chỉnh của
Hiệp định này.
Tuy nhiên, với mục đích của Hiệp định này, các định nghĩa sau cần áp dụng:
1. Quy định kỹ thuật:
Là tài liệu chứa đựng đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và các phương pháp sản xuất có liên
quan, gồm có các quy định về hành chính được áp dụng một cách bắt buộc. Chúng có thể bao gồm tất
cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuật ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc
nhãn hiệu được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất.
Chú giải
Định nghĩa được nêu trong Hướng dẫn 2 của ISO/IEC không phải là tự định nghĩa và được dựa
trên hệ thống được gọi là "Hệ thống cấu trúc xác định" (building block) - với nội dung chỉ áp dụng cho hệ
thống đó - ND.
2. Tiêu chuẩn:
Là tài liệu được chấp nhận bởi một tổ chức được công nhận, đề ra, để sử dụng chung và nhiều
lần, các quy tắc, hướng dẫn, hoặc đặc tính của sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất
sản phẩm đó mà việc thực hiện là không bắt buộc. Nó cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến
một trong các yếu tố như: thuật ngữ chuyên môn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu, hoặc nhãn
hiệu được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất.
Chú giải
Các thuật ngữ được định nghĩa trong Hướng dẫn 2 của ISO/IEC bao gồm các sản phẩm, quy
trình và dịch vụ. Hiệp định này chỉ đề cập đến các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá
tính phù hợp liên quan đến các sản phẩm hoặc quy trình và phương pháp sản xuất. Các tiêu chuẩn được
định nghĩa theo Hướng dẫn 2ISO/IEC có thể là bắt buộc hoặc tự nguyện. Với mục đích của Hiệp định
này, các tiêu chuẩn được định nghĩa là tự nguyện và các quy định kỹ thuật là bắt buộc. Các tiêu chuẩn
được cộng đồng tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng trên cơ sở đồng thuận. Hiệp định này cũng bao gồm
các tài liệu không dựa trên cơ sở đồng thuận.
3. Các thủ tục đánh giá tính phù hợp
Bất cứ thủ tục nào, áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định xem các yêu cầu có liên quan
trong các quy định hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật có được thực hiện hay không.
Chú giải
Các thủ tục đánh giá tính phù hợp bao gồm có các thủ tục về chọn mẫu, thử nghiệm, và kiểm tra;
đánh giá, thẩm định và đảm bảo tính phù hợp; đăng ký, công nhận và chấp nhận cũng như là sự kết hợp
của chúng.
4. Tổ chức hoặc hệ thống quốc tế
Cơ quan hoặc hệ thống để ngỏ để các cơ quan có liên quan của ít ra là tất cả các Thành viên có
thể trở thành thành viên.
5. Tổ chức hoặc hệ thống khu vực
Tổ chức hoặc hệ thống để ngỏ để các cơ quan có liên quan của một số Thành viên có thể trở
thành thành viên.
6. Cơ quan chính phủ
Chính phủ, các bộ hoặc bất cứ cơ quan nào nằm dưới sự quản lý của chính quyền trung ương
đối với hoạt động được đề cập như trên.
Chú giải
Trong trường hợp của Cộng đồng Châu Âu, các quy định về quản lý các cơ quan chính phủ được
áp dụng. Tuy nhiên, các tổ chức hoặc hệ thống đánh giá tính phù hợp ở khu vực có thể được thành lập
trong lãnh thổ của Cộng đồng Châu Âu, và các trường hợp này phải tuân thủ các quy định của Hiệp định
này về các tổ chức hoặc hệ thống của khu vực về đánh giá tính phù hợp.
7. Cơ quan chính quyền địa phương
Chính quyền không phải là chính quyền trung ương (ví dụ như các bang, các tỉnh, thành phố,
v.v...), các bộ hoặc bất cứ cơ quan nào nằm dưới sự quản lý của chính quyền địa phương đối với các
hoạt động được đề cập ở trên.
8. Tổ chức phi chính phủ
Tổ chức không phải là cơ quan trung ương hoặc địa phương bao gồm cả các cơ quan phi chính
phủ có quyền hạn pháp lý để buộc thi hành một quy định kỹ thuật.
PHỤ LỤC 2
CÁC NHÓM CHUYÊN GIA KỸ THUẬT
Các thủ tục sau sẽ được áp dụng cho các nhóm chuyên gia kỹ thuật được thành lập theo các quy
định của Điều 14.
1. Các nhóm chuyên gia kỹ thuật nằm dưới quyền kiểm soát của Hội đồng. Các chức năng, nhiệm
vụ và các thủ tục công tác chi tiết sẽ do Hội đồng quyết định và sẽ báo cáo lên Hội đồng.
2. Việc tham gia vào các nhóm chuyên gia kỹ thuật cần phải hạn chế chỉ dành cho các nhà chuyên
môn hoạt động trong lĩnh vực được nói đến.
3. Các công dân của các bên tham gia tranh chấp không được tham gia vào nhóm chuyên gia kỹ
thuật mà không được sự nhất trí chung của các bên tham gia tranh chấp, trừ các trường hợp ngoại lệ khi
Hội đồng thấy rằng nhu cầu đạt được các kiến thức chuyên sâu về khoa học sẽ không thực hiện được
nếu không có sự tham gia này. Các quan chức của chính phủ của các bên tham gia tranh chấp không
được tham gia vào nhóm chuyên gia kỹ thuật. Các Thành viên của nhóm chuyên gia kỹ thuật cần đóng
góp trong khả năng của mình không phải với tư cách đại diện của chính phủ, hoặc đại diện của bất cứ tổ
chức nào. Các chính phủ hoặc các tổ chức đó sẽ không đưa ra cho họ bất cứ chỉ thị nào liên quan đến
các vấn đề đang được đưa ra tại nhóm chuyên gia kỹ thuật.
4. Các nhóm chuyên gia kỹ thuật có thể tham vấn và tìm kiếm thông tin và các tham vấn kỹ thuật từ
bất kỳ nguồn nào mà họ cho là thích hợp. Trước khi tìm kiếm các thông tin hoặc tư vấn từ một nguồn nào
trong phạm vi thẩm quyền của một Thành viên, nhóm chuyên gia kỹ thuật sẽ thông báo cho chính phủ
của Thành viên đó. Thành viên sẽ trả lời ngay lập tức và đầy đủ bất cứ yêu cầu nào của nhóm chuyên
gia kỹ thuật về các thông tin mà nhóm chuyên gia kỹ thuật cho là cần thiết và thích hợp.
5. Các bên tham gia tranh chấp phải được tiếp cận với tất cả các thông tin có liên quan được cung
cấp cho Nhóm chuyên gia kỹ thuật, trừ khi các thông tin đó có tính bảo mật. Các thông tin mật được cung
cấp cho Nhóm chuyên gia kỹ thuật không được tiết lộ nếu không có sự cho phép chính thức của chính
phủ, tổ chức hoặc người cung cấp thông tin. Nếu Nhóm chuyên gia kỹ thuật được yêu cầu cung cấp
thông tin như vậy mà việc cung cấp thông tin này bởi Nhóm Chuyên gia Kỹ thuật là không được cho
phép, thì phần tóm tắt không mật của các thông tin này sẽ được chính phủ, tổ chức hoặc người cung cấp
thông tin cung cấp.
6. Nhóm chuyên gia kỹ thuật sẽ đệ trình một dự thảo báo cáo cho các Thành viên có liên quan để
nhận được các ý kiến đóng góp và nếu thích hợp, có xem xét đến các ý kiến này trong bản cáo cáo cuối
cùng sẽ được luân chuyển tới các Thành viên có liên quan khi được đệ trình lên Hội đồng.
PHỤ LỤC 3
QUY TẮC THỰC HÀNH ĐÚNG VỀ VIỆC CHUẨN BỊ, THÔNG QUA VÀ ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN KỸ
THUẬT
Các quy định chung
A. Với mục đích của Quy tắc này, có thể sử dụng các định nghĩa nêu trong Phụ lục 1 của Hiệp định
này.
B. Quy tắc này được xem xét chấp thuận bởi bất cứ cơ quan tiêu chuẩn hóa nào trên bất cứ lãnh
thổ nào của Thành viên WTO, cho dù đó là cơ quan chính phủ, cơ quan chính quyền địa phương hoặc
cơ quan phi chính phủ; hoặc bởi bất kỳ tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực cấp chính phủ mà một hoặc
nhiều thành viên của tổ chức này là Thành viên WTO; và bất cứ tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực phi
chính phủ mà một hoặc nhiều thành viên của tổ chức này đóng trên lãnh thổ của một nước Thành viên
WTO (được gọi tắt trong Quy tắc này một cách chung là các "các cơ quan tiêu chuẩn hóa" và cụ thể là
"cơ quan tiêu chuẩn hóa này”) .
C. Các cơ quan tiêu chuẩn hóa chấp thuận hoặc rút lui khỏi Quy tắc này phải thông báo về việc này
cho Trung tâm thông tin ISO/IEC ở Thuỵ sĩ. Thông báo này phải gồm có tên và địa chỉ của cơ quan có
liên quan và quy mô hoạt động tiêu chuẩn hóa hiện hành và sẽ tiến hành trong tương lai. Thông báo này
có thể gửi trực tiếp cho Trung tâm thông tin ISO/IEC, hoặc thông qua cơ quan quốc gia của Thành viên
ISO/IEC, hoặc, nếu thích hợp, thông qua các chi nhánh quốc gia hoặc quốc tế của Thành viên ISONET.
Các quy định chi tiết
D. Về tiêu chuẩn, cơ quan tiêu chuẩn hóa phải dành đối xử đối với các sản phẩm có xuất xứ tại lãnh
thổ bất kỳ nước Thành viên nào của WTO không kém phần ưu đãi hơn các sản phẩm tương tự được sản
xuất trong nước và các sản phẩm tương tự có xuất xứ từ bất kỳ nước nào khác.
E. Cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ đảm bảo rằng các tiêu chuẩn không được chuẩn bị, thông qua hoặc
áp dụng với mục đích, hoặc có ảnh hưởng, tạo ra các trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế.
F. Đối với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành hoặc sắp được hoàn thành, tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế sẽ sử dụng toàn bộ hay một số phần có liên quan của các tiêu chuẩn này làm cơ sở cho việc xây
dựng các tiêu chuẩn của mình, trừ khi các tiêu chuẩn quốc tế hoặc các phần có liên quan của chúng
không có hiệu quả hoặc không thích hợp, ví dụ như, mức độ thiếu hiệu quả trong việc bảo hộ, hoặc do
các vấn đề cơ bản về khí hậu, địa lý hoặc công nghệ.
G. Với mục đích hài hòa hóa các tiêu chuẩn ở mức rộng nhất có thể được, cơ quan tiêu chuẩn hóa,
bằng cách thức thích hợp, sẽ đóng góp đầy đủ, theo khả năng của mình, vào việc chuẩn bị các tiêu
chuẩn quốc tế của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đối với các vấn đề cơ bản về các tiêu chuẩn mà
cơ quan tiêu chuẩn hóa đó đã chấp thuận hoặc sẽ xem xét chấp thuận. Đối với các cơ quan tiêu chuẩn
hóa trên lãnh thổ của một Thành viên, việc tham gia vào một hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế cụ thể
nào đó, nếu có thể, sẽ được thực hiện thông qua một phái đoàn đại diện cho tất cả các cơ quan tiêu
chuẩn hóa trên lãnh thổ của Thành viên đã chấp nhận hoặc sẽ xem xét chấp nhận các tiêu chuẩn về các
vấn đề chủ đạo nào đó liên quan đến hoạt động của cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế.
H. Cơ quan tiêu chuẩn hóa trên lãnh thổ một Thành viên cần cố gắng tránh sự trùng lặp với công
việc của các cơ quan tiêu chuẩn hóa khác trên lãnh thổ của mình hoặc với công việc của các tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế và khu vực có liên quan. Cơ quan này cũng sẽ cố gắng để đạt được sự nhất trí của
quốc gia mình về các tiêu chuẩn mà họ đang xây dựng. Tương tự như vậy, tổ chức tiêu chuẩn hóa khu
vực cũng sẽ cố gắng để tránh sự trùng lắp với công việc của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.
I. Khi thích hợp, cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ làm rõ các tiêu chuẩn dựa trên các yêu cầu của sản
phẩm về tính năng sử dụng hơn là kiểu dáng hoặc đặc tính mô tả của sản phẩm đó.
J. Ít nhất 6 tháng một lần, cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ công bố chương trình làm việc trong đó có tên
và địa chỉ của cơ quan, các tiêu chuẩn mà mình đang chuẩn bị và các tiêu chuẩn đã chấp thuận trong
giai đoạn trước đó. Một tiêu chuẩn đang trong giai đoạn chuẩn bị tính từ thời điểm có quyết định xây
dựng tiêu chuẩn cho đến khi tiêu chuẩn đó được chấp thuận. Tên của các tiêu chuẩn cụ thể đang được
soạn thảo, khi được yêu cầu, sẽ được cung cấp bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha. Thông báo về
hiện diện của chương trình làm việc sẽ được xuất bản trên các ấn phẩm quốc gia hoặc nếu có thể trên
các ấn phẩm khu vực về các hoạt động tiêu chuẩn hóa.
Chương trình làm việc đối với mỗi tiêu chuẩn, theo các quy định của ISONET, sẽ chỉ ra việc phân
loại có liên quan tới vấn đề chủ yếu, giai đoạn trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, và các tham chiếu tới
các tiêu chuẩn quốc tế được dùng làm cơ sở. Không muộn hơn thời gian công bố chương trình làm việc,
cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ thông báo về sự hiện diện của chương trình này cho Trung tâm Thông tin
ISO/IEC ở Geneve.
Thông báo sẽ gồm có tên và địa chỉ của cơ quan tiêu chuẩn hóa, tên và các vấn đề nêu trong ấn
phẩm chứa đựng nội dung chương trình làm việc, giai đoạn thực hiện chương trình làm việc đó, giá cả
(nếu có) và cách thức và địa điểm để tìm được thông báo đó. Thông báo có thể được gửi trực tiếp tới
Trung tâm Thông tin ISO/IEC, hoặc, khi thích hợp có thể gửi qua quốc gia Thành viên có liên quan hoặc
chi nhánh quốc tế ISONET, nếu thích hợp.
K. Thành viên của ISO/IEC cần phấn đấu để trở thành Thành viên của ISONET hoặc chỉ định cơ
quan khác trở thành Thành viên cũng như đạt được hình thức Thành viên ở mức tốt nhất có thể được
đối với một Thành viên của ISONET. Các cơ quan tiêu chuẩn hóa khác sẽ cố gắng liên kết với Thành
viên của ISONET.
L. Trước khi chấp nhận một tiêu chuẩn, cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ dành một khoảng thời gian ít
nhất 60 ngày cho việc trình các ý kiến đóng góp về các tiêu chuẩn dự thảo của các bên quan tâm trên
lãnh thổ một Thành viên WTO. Tuy nhiên giai đoạn này có thể được rút ngắn lại trong trường hợp nảy
sinh hoặc đe doạ nảy sinh các vấn đề khẩn cấp về an toàn, sức khoẻ hoặc môi trường. Cơ quan tiêu
chuẩn hóa sẽ phát hành một thông báo về giai đoạn dành cho các ý kiến bình luận trên ấn phẩm phát
hành được đề cập trong khoản J không muộn hơn thời điểm bắt đầu tiếp nhận ý kiến bình luận. Thông
báo này sẽ nêu, đến mức mà thực tế có thể, việc tiêu chuẩn dự thảo khác với các tiêu chuẩn quốc tế có
liên quan hay không.
M. Đối với bất cứ yêu cầu nào của bên quan tâm tại lãnh thổ của một Thành viên của WTO, cơ quan
tiêu chuẩn sẽ ngay lập tức cung cấp, hoặc thu xếp cung cấp bản sao của tiêu chuẩn dự thảo đã được
trình để nhận ý kiến bình luận. Bất cứ chi phí nào tính cho dịch vụ này, ngoài các chi phí vận chuyển thực
tế, sẽ được áp dụng tương đương cho các bên nước ngoài và trong nước.
N. Cơ quan tiêu chuẩn sẽ xem xét, trong quá trình xử lý thêm tiêu chuẩn, các ý kiến bình luận nhận
được trong giai đoạn phải tiếp nhận các ý kiến bình luận. Các ý kiến bình luận nhận được qua các cơ
quan tiêu chuẩn sẽ tuân theo Quy tắc Thực hành đúng nếu được yêu cầu sẽ được trả lời càng sớm càng
tốt. Trả lời sẽ gồm có giải thích về nguyên nhân của sự khác biệt với tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.
O. Một khi được chấp nhận, tiêu chuẩn sẽ được công bố ngay lập tức.
P. Đối với yêu cầu của bất cứ bên quan tâm nào trên lãnh thổ một Thành viên của WTO, cơ quan
tiêu chuẩn hóa sẽ ngay lập tức cung cấp, hoặc thu xếp cung cấp bản sao của chương trình làm việc gần
đây nhất hoặc tiêu chuẩn mà mình xây dựng. Bất cứ chi phí nào của dịch vụ này, ngoài các chi phí vận
chuyển thực tế, sẽ áp dụng đúng như đối với các bên trong và ngoài nước.
Q. Cơ quan tiêu chuẩn hóa sẽ xem xét một cách cảm thông và dành cơ hội đầy đủ cho việc tham
vấn liên quan đến các góp ý về việc thực hiện Quy tắc này của các cơ quan tiêu chuẩn hóa đã chấp
thuận Quy tắc Thực hiện đúng. Cơ quan này cũng sẽ nỗ lực giải quyết bất cứ khiếu nại nào.
Đối xử đặc biệt và khác biệt của WTO dành cho các nước đang và chậm
phát triển
Cập nhật lúc: 01/09/2006 12:00:00 AM

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện những bước cuối cùng trong quá trình đàm
phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc tìm hiểu và biết tận
dụng những ưu đãi, những đối xử đặc biệt của WTO dành cho các nước đang phát
triển, chậm phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trong quá trình đàm phán và
điều chỉnh chính sách thương mại để gia nhập Tổ chức này đối với Việt Nam là rất
cần thiết.
WTO chia các thành viên của mình thành 4 nhóm chính:
- Kém phát triển (chậm phát triển): Các thành viên được xếp vào loại này căn cứ vào
những tiêu chuẩn phân loại của Liên hợp quốc và hiện nay, WTO có khoảng 50 thành
viên thuộc loại này.
- Có nền kinh tế chuyển đổi: Các thành viên xếp vào loại này là những nước trước đây
có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nay chuyển sang nền kinh tế thị trường.
- Đang phát triển: Đây là nhóm thành viên đông đảo nhất của WTO. Hiện nay chưa có
một định nghĩa thống nhất về việc nước nào được coi là đang phát triển mà chủ yếu là do
mỗi nước tự nhận.
- Phát triển: Thuộc loại này là những thành viên còn lại ngoài 3 nhóm trên và hầu hết
đó là những nước thành viên của OECD.
Với cách phân chia như vậy thì hiện nay hơn 3/4 số thành viên của WTO là các nước
đang phát triển, kém phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Do đó, trong rất
nhiều hiệp định của WTO đều dành những điều khoản ưu đãi riêng cho các nước thuộc
những nhóm này, được gọi là đối xử đặc biệt và khác biệt (Special and differential
treatment), những đối xử này thường mang tính giảm nhẹ so với những nghĩa vụ , cam
kết chung mà WTO đề ra. Ví dụ: được miễn không phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó;
mức độ cam kết thấp hơn; thời gian thực hiện những cam kết dài hơn; được hưởng ưu đãi
bổ sung về mở cửa thị trường của các nước phát triển...Toàn bộ những ưu đãi trong các
hiệp định của WTO dành cho các nước đang phát triển, kém phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi bao gồm:
1. Thương mại hàng hoá
a. Về thuế quan
Khi tham gia vào WTO, các nước đang phát triển phải cam kết ràng buộc thuế đối với
100% hàng nông sản và 73% sản phẩm công nghiệp, còn các nước công nghiệp phát triển
là 100% và 97%. Ngoài ra dựa trên mức thuế đã ràng buộc, các nước thành viên phải tiến
hành cắt giảm thuế quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thuế suất đối với các nông sản sẽ
được cắt giảm trung bình 36% ở các nước phát triển (mức giảm tối thiểu mỗi dòng thuế
không ít hơn 15%) và 24% ở các nước đang phát triển (mức giảm tối thiểu đối với mỗi
dòng thuế không ít hơn 10%). Việc cắt giảm được tiến hành lần lượt trong vòng 6 năm
đối với các nước phát triển (1995-2000) và 10 năm đối với các nước đang phát triển
(1995-2004). Các nước kém phát triển nhất sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt và có
những quy định riêng cụ thể.
b. Các biện pháp phi thuế
- Các biện pháp hạn chế định lượng
WTO không cho phép dùng hạn ngạch, giấy phép có tính định lượng để hạn chế nhập
khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, trừ sản phẩm dệt và may mặc. Tuy nhiên, đối với
các nước đang phát triển, WTO yêu cầu các thành viên phát triển phải nâng dần tỷ lệ tăng
trưởng hạn ngạch hàng dệt và may mặc qua các năm. Đối với sản phẩm nông nghiệp, các
nước có thể dùng hạn ngạch thuế quan. Riêng với các nước đang phát triển, chậm phát
triển, WTO cho phép sử dụng các biện pháp hạn chế định lượng như hạn ngạch, giấy
phép này trong một thời gian nhất định, nhưng thời gian này dài hay ngắn phải thông qua
đàm phán chứ không được tuỳ ý áp dụng.
- Trợ cấp xuất khẩu và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ
Trợ cấp trong nông nghiệp: Theo nguyên tắc chung của WTO, các thành viên của tổ
chức này phải tiến hành cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và dần xoá bỏ các biện pháp trợ cấp
xuất khẩu đối với hàng nông sản. WTO quy định rằng, các thành viên phải cam kết cắt
giảm và tiến tới xoá bỏ tất cả các chính sách hỗ trợ trong nước mà chính phủ nước mình
đang duy trì. Nhưng, đối với các nước đang và kém phát triển thì không phải đưa vào các
cam kết cắt giảm của mình các hỗ trợ nhỏ hơn 10% giá trị sản lượng nông sản nhận được
sự hỗ trợ đó.
Trợ cấp trong công nghiệp: WTO yêu cầu các thành viên của mình phải loại bỏ ngay
các hình thức trợ cấp trong lĩnh vực công nghiệp, nhưng cũng có những ưu tiên cho các
nước đang phát triển vì chính sách trợ cấp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế của các nước này. Ngoài trợ cấp xuất khẩu, các thành viên đang phát triển
còn có thể áp dụng trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa trong vòng 5 năm kể từ
ngày Hiệp định WTO có hiệu lực. Riêng đối với các thành viên trong quá trình chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường được tiếp tục duy trì
trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa trong vòng 7 năm kể từ
ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.
WTO cũng có quy định rằng, các nước đang phát triển vẫn được đối xử ưu đãi trong
thương mại cho dù hàng xuất khẩu của họ đang bị điều tra để áp dụng thuế đối kháng.
Bất kỳ việc điều tra thuế đối kháng nào áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ một
thành viên đang phát triển sẽ bị chấm dứt ngay khi nhà chức trách liên quan xác định
rằng:
+ Tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt quá 2% giá trị của nó (đối với các
nước thành viên đang phát triển có thu nhập quốc dân bình quân tính trên đầu người trên
1000USD/năm đã xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu trước thời hạn cho phép và với các thành viên
chậm phát triển nhất hoặc các thành viên có thu nhập quốc dân dưới 1000USD/năm thì
con số tương ứng sẽ là 3%).
+ Khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chỉ chiếm dưới 4% tổng nhập khẩu sản
phẩm tương tự vào thành viên nhập khẩu, trừ trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu từ
một nhóm nước đang phát triển cùng nhau chiếm tới hơn 9% tổng thị phần nhập khẩu sản
phẩm tương tự tại thành viên nhập khẩu (mặc dù mỗi nước trong nhóm chỉ chiếm ít hơn
4% thị phần nhập khẩu).
- Định giá Hải quan
Theo quy định của WTO, tiêu chuẩn chính để tính giá trị hàng hoá nhập khẩu là căn cứ
vào Giá trị giao dịch (Transaction value), chỉ một số ít trường hợp không xác định được
giá trị giao dịch thì mới áp dụng cách tính khác. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát
triển thì WTO cho phép có quyền duy trì hệ thống giá tính thuế tối thiểu hiện hành trong
một thời gian quá độ thông qua đàm phán về một số ít mặt hàng.
Bên cạnh đó, các nước đang phát triển còn được trợ giúp kỹ thuật trong việc đào tạo
nhân lực, soạn thảo và áp dụng các biện pháp mới, tiếp cận thông tin về các phương pháp
định giá hải quan, nghiên cứu tìm giải pháp trong trường hợp các nước này gặp trở ngại
đến mức có thể ảnh hưởng đến các nhà nhập khẩu và phân phối đơn lẻ.
- Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
WTO quy định các nguyên tắc về việc sử dụng các tiêu chuẩn bắt buộc, các tiêu chuẩn
tự nguyện nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn đó không tạo ra một rào cản phi thuế quan đối
với thương mại hàng hoá giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, đối với các nước đang và
chậm phát triển, WTO dành cho họ những ưu đãi nhất định, theo đó, các nước phát triển
cần phải công nhận những khó khăn đặc biệt của các nước đang phát triển trong khi xây
dựng và áp dụng các quy định kỹ thuật và giúp đỡ họ trong lĩnh vực này. Các nước đang
và chậm phát triển được tư vấn, hỗ trợ trong việc soạn thảo các quy định kỹ thuật, thành
lập các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, tham gia các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ các
nhà sản xuất tiếp cận hệ thống đánh giá hợp chuẩn trên lãnh thổ nước mình. Trừ các
trường hợp khẩn cấp, các nước phát triển phải dành thời gian hợp lý trước khi áp dụng
những biện pháp mới để các nước đang phát triển điều chỉnh sản phẩm hoặc quy trình sản
xuất. Đồng thời WTO cũng quy định rằng, các nước thành viên sẽ lưu tâm và xem xét
đến các điều kiện phát triển kinh tế, thương mại, tài chính của các nước đang phát triển
trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, nhằm không tạo ra những trở
ngại bất hợp lý đối với hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Trong điều kiện công
nghệ và kinh tế xã hội đặc biệt của nước mình, các nước đang phát triển có thể không sử
dụng các tiêu chuẩn quốc tế mà được phép áp dụng một số tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật
cụ thể nhằm mục đích duy trì các kỹ thuật, quy trình sản xuất trong nước phù hợp với
trình độ phát triển, nhu cầu tài chính và thương mại của nước mình.
c. Các biện pháp tự vệ trong thương mại
WTO quy định các nước thành viên được phép áp dụng các biện pháp tự vệ trong
thương mại, theo đó, một nước có thể hạn chế nhập khẩu trong những trường hợp khẩn
cấp, khi lượng hàng hoá nhập khẩu tăng đột biến, gây ra hoặc đe doạ gây ra những tổn
hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc
các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.
Đối với các nước đang phát triển, WTO cũng dành những ưu đãi trong vấn đề tự vệ. ở
một chừng mực nào đó, xuất khẩu của các nước đang phát triển không phải chịu ảnh
hưởng của các biện pháp tự vệ. Cụ thể là một nước nhập khẩu chỉ có thể sử dụng biện
pháp tự vệ đối với hàng hoá xuất khẩu của một nước đang phát triển nếu nước đang phát
triển cung cấp 3% khối lượng nhập khẩu của mặt hàng đó hoặc một nhóm nước đang phát
triển cùng nhau chiếm tới hơn 9% tổng khối lượng hàng nhập khẩu của mặt hàng đó (mặc
dù mỗi nước chiếm ít hơn 3% khối lượng hàng nhập khẩu).
Ngoài ra, theo quy định của WTO, các thành viên chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ
trong khoảng thời gian cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục những tổn hại nghiêm trọng
và tạo điều kiện điều chỉnh. Khi hết thời gian áp dụng các biện pháp tự vệ chính thức,
trong những trường hợp cần thiết, các nước có thể được gia hạn thêm. Thời gian gia hạn
tối đa không quá 4 năm, nhưng đối với các nước đang phát triển, thời gian gia hạn tối đa
có thể lên tới 6 năm.
Sau khi hết thời gian gia hạn, các nước có thể tái áp dụng các biện pháp tự vệ, nhưng
việc này chỉ có thể thực hiện sau một khoảng thời gian bằng với thời gian đã áp dụng
biện pháp tự vệ trước đó, và thời gian sau khi chấm dứt biện pháp tự vệ lần trước phải
được ít nhất 2 năm. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, chỉ cần sau một khoảng
thời gian bằng nửa thời gian đã áp dụng biện pháp tự vệ trước đó là có thể áp dụng lại.
Ví dụ, nước A đã áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng ô tô trong thời gian 3 năm
và gia hạn thêm 2 năm nữa, tổng cộng là 5 năm. Nếu nước A là nước công nghiệp phát
triển thì phải sau ít nhất 5 năm nữa nước này mới có thể áp dụng lại biện pháp tự vệ đối
với mặt hàng ô tô. Còn nếu nước A là nước đang phát triển thì chỉ cần sau 2 năm rưỡi nữa
là nước này có thể áp dụng lại biện pháp tự vệ đối với mặt hàng này.
2. Thương mại liên quan đến đầu tư và thương mại dịch vụ
a. Thương mại liên quan đến đầu tư
Theo quy định của WTO, không một nước thành viên nào được áp dụng các biện pháp
đối xử chống lại người nước ngoài và hàng hoá nước ngoài, tức là không được vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia, đồng thời WTO cũng không cho phép sử dụng các biện pháp
đầu tư có thể dẫn tới hạn chế số lượng. Những biện pháp này gồm các quy định của pháp
luật, chính sách do một nước ban hành nhằm thực hiện mục tiêu phát triển một số ngành
kinh tế nhất định của mình bằng cách yêu cầu dự án đầu tư phải đáp ứng một số điều kiện
trong việc thành lập, mở rộng hoặc được nhận ưu đãi đầu tư.
Các nước thành viên phải thông báo với WTO và các nước thành viên khác tất cả các
biện pháp đầu tư mà không tuân thủ Hiệp định. Tất cả các biện pháp đó sẽ phải bị loại bỏ.
Thời hạn loại bỏ tính từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực đối với các nước phát triển là 2
năm, đối với các nước đang phát triển là 5 năm, còn đối với các nước chậm phát triển
nhất là 7 năm. Trong trường hợp một nước đang phát triển hay chậm phát triển nhất có
những khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện qui định này của WTO thì WTO có thể
thay đổi lại thời hạn thực thi trên cơ sở xem xét cụ thể tình hình phát triển kinh tế của
nước này.
b. Thương mại dịch vụ
WTO quy định những nghĩa vụ và nguyên tắc trong thương mại dịch vụ như đối xử tối
huệ quốc, đối xử quốc gia, minh bạch chính sách, ngoại lệ ...và yêu cấu các nước thành
viên đưa ra cam kết mở cửa thị trường và dành đối xử quốc gia trong từng ngành dịch vụ
cụ thể. WTO chia tất cả các ngành dịch vụ của nền kinh tế thành 12 ngành và bao gồm
155 phân ngành. Việc bao nhiêu phân ngành trong số này có cam kết là tuỳ vào khả năng
của nước sở tại và kết quả đàm phán giữa nước đó với các nước thành viên khác của
WTO. Khi đàm phán về mở cửa thị trường dịch vụ, các nước công nghiệp phát triển phải
áp dụng phương pháp loại trừ (tức là lĩnh vực dịch vụ nào không mở cửa thì liệt kê, các
lĩnh vực dịch vụ còn lại đều phải mở cửa). Riêng đối với các nước đang phát triển, được
áp dụng phương pháp chọn - cho, tức là mở cửa lĩnh vực dịch vụ nào thì liệt kê lĩnh vực
đó, ngoài ra, các lĩnh vực dịch vụ không liệt kê là không cam kết. Tuy nhiên, việc chọn -
cho không phải được thực hiện một cách tuỳ ý mà phải thông qua đàm phán. Trên thực tế,
các thành viên đều gây áp lực để các nước đang phát triển phải mở cửa nhiều nhất.
Việt Nam sắp trở thành thành viên của WTO, chúng ta cũng phải cam kết cắt giảm các
hàng rào thương mại, mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài. Những
cam kết và lộ trình thực hiện cam kết đó, một mặt phải xuất phát từ việc đáp ứng yêu cầu
của WTO, nhưng cũng phải biết tận dụng ngay những quy định của WTO về những ưu
đãi dành cho các nước đang phát triển và những nước có nền kinh tế chuyển đổi để bảo
hộ một cách hợp lý thị trường và sản xuất trong nước của mình. Tuy nhiên, cũng phải nói
rằng, chúng ta không nên ỷ lại, trông chờ quá nhiều vào các ưu đãi này, vì hầu hết chúng
cũng chỉ là những ưu đãi có điều kiện, có thời hạn mà quan trọng hơn là chúng ta cần
phải nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, nỗ lực phấn đấu vươn lên
để thoát khỏi tình trạng những nước nghèo, kém phát triển.
Nguồn: Bộ Thương mại
Bài đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8/2006
Trích nguồn:Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG WTO

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam

Lời nói đầu


Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) chính thức ra đời kể từ ngày 1/1/1995
là kết quả của Vòng đàm phán Urugoay (1986-1995) với tiền thân là Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947). WTO được coi như một thành
công đặc biệt trong sự phát triển thương mại và pháp lý cuỗi thế kỷ XX với một hệ
thống đồ sộ các hiệp định, thoả thuận, danh mục nhượng bộ thuế quan điều chỉnh
các quyền và nghĩa vụ thương mại của các quốc gia thành viên.
Với các mục tiêu đầy tham vọng là thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại
trên toàn cầu, nâng cao mức sống của người dân các nước thành viên và giải quyết
các bất đồng về lợi ích giữa các quốc gia trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa
biên, sự vận hành của WTO đã và sẽ có tác động to lớn đối với tương lai lâu dài
của kinh tế thế giới cũng như kinh tế của từng quốc gia. Theo tính toán, có tới trên
95% hoạt động thương mại trên thế giới hiện nay được điều chỉnh bởi các Hiệp
định của Tổ chức này.
Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong Hiệp
định, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào
việc thực hiện các mục tiêu to lớn của WTO, một cơ chế giải quyết các tranh chấp
trong khuôn khổ tổ chức này đã được thiết lập. Cơ chế này là sự hiện thực hoá xu
thế pháp lý hoá quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ngày nay, dần
dần thay thế các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chính trị, ngoại giao
trong lĩnh vực này.
Việt Nam hiện chưa là thành viên của WTO nên chưa thể sử dụng cơ chế
này cho các tranh chấp thương mại có thể có với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong tương
lai khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, cơ chế này sẽ là một cứu cánh quan

1
trọng để bảo vệ các lợi ích thương mại của chúng ta trong quan hệ thương mại
quốc tế. Hiện tại, việc xem xét cơ chế giải quyết tranh chấp này cùng với hệ thống
án lệ đồ sộ của nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn không chỉ trong việc hiểu chính xác
các qui định của HĐTM mà còn góp phần bảo vệ các lợi ích chính đáng của Việt
Nam trong quá trình thực thi HĐTM bởi HĐTM được xây dựng chủ yếu dựa trên
các quy tắc thương mại quốc tế đang có hiệu lực trong WTO.

1. Giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO


Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là sự kế thừa các qui định về giải
quyết tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tích cực gần 50 năm qua trong lịch sử
GATT 1947. Rút kinh nghiệm từ những bất cập trong cơ chế cũ, một số cải tiến
căn bản về thủ tục đã được đưa vào cơ chế mới, góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao tính chất xét xử của thủ tục này cũng như tăng cường tính ràng buộc của
các quyết định giải quyết tranh chấp.
Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt
được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những “giải pháp được
các bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan” 1 . Xét
ở mức độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết
tranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành viên
vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của
các qui tắc thương mại quốc tế.
Qua 8 năm thực hiện, cơ chế giải quyết tranh chấp mới đã tỏ rõ ưu thế của
mình trong việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp giữa các quốc gia trong
khuôn khổ WTO. Hiệu quả này đạt được chủ yếu dựa trên các qui định hết sức
chặt chẽ về thủ tục được nêu tại các văn bản (nguồn) khác nhau, cơ chế thông qua
quyết định mới (cơ chế đồng thuận phủ quyết), các cơ quan chuyên môn độc lập
với các thời hạn cụ thể. Không phải ngẫu nhiên mà cơ chế giải quyết tranh chấp
trong WTO được coi là một trong những thành công cơ bản của Vòng đàm phán

1
Điều 3.7 DSU

2
Urugoay.
a. Nguồn của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
Trên cơ sở các qui định rời rạc về giải quyết tranh chấp trong GATT 2 ,
WTO đã thành công trong việc thiết lập một cơ chế pháp lý đầy đủ, chi tiết trong
một văn bản thống nhất để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên
WTO (bao gồm các quốc gia có chủ quyền và những lãnh thổ thuế quan riêng
biệt 3 ) : Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh
chấp (DSU) - Phụ lục 2 Hiệp định Marrakesh thành lập WTO.
Ngoài ra, cơ chế này còn được có một số qui định riêng biệt trong các văn
bản khác (được DSU viện dẫn đến) như:
- Điều XXII và XXIII GATT 1947 (Điều 3.1 DSU)
- Các qui tắc và thủ tục chuyên biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp
tại các Hiệp định trong khuôn khổ WTO (Ví dụ: Điều 11.2 Hiệp định về các Biện
pháp Kiểm dịch Thực vật; Điều 17.4 đến 17.7 GATT 1994…) 4
- “Quyết định về các Thủ tục giải quyết tranh chấp đặc biệt” GATT 1966:
bao gồm các qui tắc áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp giữa một nước
kém phát triển và một nước phát triển (Điều 3.12 DSU) và các thủ tục đặc biệt áp
dụng cho tranh chấp có một bên là nước kém phát triển nhất (Điều 2.4 DSU)
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO này là bắt buộc đối với tất cả các
quốc gia thành viên theo đó mỗi thành viên có khiếu nại, tranh chấp với thành viên
khác buộc phải đưa tranh chấp ra giải quyết bằng cơ chế này. Quốc gia thành viên
bị khiếu nại không có cơ hội lựa chọn nào khác là chấp nhận tham gia giải quyết

2
Bao gồm Điều XXII, XXIII GATT 1947; Quyết định ngày 5/4/1966 về thủ tục áp dụng Điều XXIII đối
với tranh chấp giữa một nước đang phát triển và một nước phát triển; Thoả thuận ngày 28/11/1979 về
Thông báo, Tư vấn, Giải quyết tranh chấp và Giám sát cùng Phụ lục; Quyết định năm 1982 của về Giải
quyết tranh chấp; Quyết định 1989 về hoàn thiện các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT
3
Lãnh thổ thuế quan riêng biệt được hiểu là những vùng lãnh thổ không có tư cách quốc gia nhưng là
những thực thể có quyền tự quyết hoàn toàn trong quan hệ thương mại quốc tế và các vấn đề khác
thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO (Ví dụ: EU, Đài Loan, Hồng Kông…)
4
Danh mục các qui định loại này được nêu trong Phụ lục 2 DSU. Theo qui định tại Điều 12 DSU, trường
hợp có sự khác biệt giữa các qui tắc và thủ tục của DSU và những qui tắc và thủ tục chuyên biệt hoặc bổ
sung theo Phụ lục 2 DSU thì những qui tắc và thủ tục chuyên biệt hoặc bổ sung trong Phụ lục 2 sẽ được
ưu tiên áp dụng.

3
tranh chấp theo các thủ tục của cơ chế này. Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt
cũng như hiệu quả hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO so với
các cơ chế giải quyết các tranh chấp quốc tế đang tồn tại (thẩm quyền giải quyết
của các cơ chế truyền thống không có tính bắt buộc mà phụ thuộc vào sự chấp
thuận của các quốc gia liên quan)
b. Các loại khiếu kiện
Các khiếu kiện có thể được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp
trong WTO được qui định tại Điều XXIII.1 GATT 1994 bao gồm:
- Khiếu kiện có vi phạm (violation complaint): khiếu kiện phát sinh khi
một quốc gia thành viên không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo
qui định tại Hiệp định (trong trường hợp này thiệt hại được suy đoán là
đương nhiên)
- Khiếu kiện không vi phạm (non-violation complaint): là loại khiếu kiện
phát sinh khi một quốc gia ban hành một biện pháp thương mại gây thiệt
hại (làm mất hay phương hại đến) các lợi ích mà quốc gia khiếu kiện có
được từ Hiệp định hoặc cản trở việc thực hiện một trong các mục tiêu
của Hiệp định - không phụ thuộc vào việc biện pháp đó có vi phạm Hiệp
định hay không
- Khiếu kiện dựa trên “sự tồn tại một tình huống khác” (“situation”
complaint): trong trường hợp này, quốc gia khiếu kiện cũng phải chứng
minh về thiệt hại mà mình phải chịu hoặc trở ngại gây ra đối với việc
đạt được một mục tiêu của Hiệp định.
Như vậy, tranh chấp trong khuôn khổ WTO không nhất thiết phát sinh từ
một hành vi vi phạm các qui định tại các Hiệp định của tổ chức này của một hoặc
nhiều quốc gia thành viên (thông qua việc ban hành/thực thi một biện pháp thương
mại vi phạm nghĩa vụ của quốc gia đó theo WTO). Tranh chấp có thể phát sinh từ
một “tình huống” khác hoặc khi một biện pháp thương mại do một quốc gia thành
viên ban hành tuy không vi phạm qui định của WTO nhưng gây thiệt hại cho một
hoặc nhiều quốc gia thành viên khác.

4
Qui định này thực chất là sự kế thừa qui định trước đây của GATT 1947 về
phạm vi áp dụng của cơ chế giải quyết tranh chấp: một qui định phản ánh sự mềm
dẻo trong các qui định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên WTO theo đó một
bên có thể phải nhượng bộ trong một vấn đề cụ thể (mà mình có quyền hoặc chí ít
là không bị cấm) để tránh gây thiệt hại cho bên (các bên) khác hoặc nhằm đạt
được một mục tiêu nhất định của Hiệp định liên quan.
c. Các cơ quan giải quyết tranh chấp
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO được thực hiện bởi các cơ quan
khác nhau, mỗi cơ quan có chức năng riêng biệt, tạo nên tính độc lập trong hoạt
động điều tra và thông qua quyết định trong cơ chế này.
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB):
Cơ quan này thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả
các quốc gia thành viên. DSB có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo
cáo của Ban hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết
định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ
và nhượng bộ (trả đũa). Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ
không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp.
Các quyết định của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ
quyết 5 . Đây là một nguyên tắc mới theo đó một quyết định chỉ không được thông
qua khi tất cả thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua. Điều này đồng nghĩa với
việc các quyết định của DSB hầu như được thông qua tự động vì khó có thể tưởng
tượng một quyết định có thể bị bỏ phiếu chống bởi tất cả các thành viên DSB.
Nguyên tắc này khắc phục được nhược điểm cơ bản của cơ chế giải quyết tranh
chấp trong GATT 1947 nơi áp dụng nguyên tắc đồng thuận truyền thống - mọi
quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các thành viên bỏ phiếu thông qua (mỗi
thành viên đều có quyền phủ quyết quyết định) – một rào cản trong việc thông qua
các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp.
Ban hội thẩm (Panel):
5
Có tài liệu sử dụng thuật ngữ “đồng thuận tiêu cực”

5
Ban này bao gồm từ 3 - 5 thành viên có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ
thể bị tranh chấp trên cơ sở các qui định WTO được quốc gia nguyên đơn viện
dẫn. Kết quả công việc của Ban hội thẩm là một báo cáo trình DSB thông qua,
giúp DSB đưa ra các khuyến nghị đối với các Bên tranh chấp. Trên thực tế thì đây
là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm quyền quyết định (vì
với nguyên tắc đồng thuận phủ quyết mọi vấn đề về giải quyết tranh chấp khi đã
đưa ra trước DSB đều được “tự động” thông qua).
Các thành viên Ban hội thẩm được lựa chọn trong số các quan chức chính
phủ hoặc các chuyên gia phi chính phủ không có quốc tịch của một Bên tranh chấp
hoặc của một nước cùng là thành viên trong một Liên minh thuế quan hoặc Thị
trường chung với một trong các nước tranh chấp (ví dụ: Liên minh Châu Âu) 6 .
Ban hoạt động độc lập, không chịu sự giám sát của bất kỳ quốc gia nào.
Cơ quan Phúc thẩm (SAB):
Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO, cho phép báo cáo của Ban hội thẩm được xem xét lại (khi có yêu cầu),
đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp. Sự ra đời của cơ quan
này cũng cho thấy rõ hơn tính chất xét xử của thủ tục giải quyết tranh chấp mới.
SAB gồm 7 thành viên do DSB bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm (có thể được
bầu lại 1 lần). Các thành viên SAB được lựa chọn trong số những nhân vật có uy
tín và có chuyên môn được công nhận trong lĩnh vực luật pháp, thương mại quốc
tế và trong những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định liên quan.
Tuy nhiên, việc xét xử phúc thẩm trong từng vụ việc chỉ do 3 thành viên SAB thực
hiện một cách độc lập.
Khi giải quyết vấn đề tranh chấp, SAB chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp
lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lại
các yếu tố thực tiễn của tranh chấp. Kết quả làm việc của SAB là một báo cáo
trong đó Cơ quan này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược lại các kết luận

6
Quy định về quốc tịch này không áp dụng cho các nước đang hoặc kém phát triển là một bên tranh
chấp.

6
trong báo cáo của Ban hội thẩm. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua
tại DSB và không thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp.
d. Trình tự giải quyết tranh chấp
Tham vấn (Consultation)
Bên có khiếu nại trước hết phải đưa ra yêu cầu tham vấn Bên kia (Điều 4
DSU). Việc tham vấn được tiến hành bí mật (không công khai) và không gây thiệt
hại cho các quyền tiếp theo của các Bên. Bên được tham vấn phải trả lời trong thời
hạn 10 ngày và phải tiến hành tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được
yêu cầu (trường hợp khẩn cấp – ví dụ hàng hoá liên quan có nguy cơ hư hỏng, các
thời hạn này lần lượt là 10 ngày và 20 ngày). Bên được tham vấn có nghĩa vụ
"đảm bảo việc xem xét một cách cảm thông và tạo cơ hội thoả đáng" cho Bên yêu
cầu tham vấn.
Thủ tục tham vấn chỉ là thủ tục được tiến hành giữa các Bên với nhau. DSB
được thông báo về thủ tục này và có trách nhiệm thông báo cho các quốc gia thành
viên về yêu cầu tham vấn nhưng cơ quan này không trực tiếp tham gia vào thủ tục
tham vấn. Các quốc gia khác có thể xin tham gia vào việc tham vấn này nếu Bên
bị tham vấn thừa nhận rằng các quốc gia này có “quyền lợi thương mại thực chất”
trong việc tham vấn này.
Thông thường các quốc gia đều có gắng giải quyết các bất đồng ở giai đoạn
tham vấn nhằm hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại về lợi ích cho tất cả các bên
đồng thời đảm bảo tính bí mật của các thông tin liên quan đến tranh chấp.
Tuy nhiên, các qui định về tham vấn trong WTO cũng bộc lộ một số hạn
chế nhất định như: làm thế nào để định lượng hoặc kiểm nghiệm được việc thực
hiện nghĩa vụ “tham vấn một cách thông cảm” của Bên được yêu cầu tham vấn;
trường hợp tham vấn đạt được một thoả thuận thì thông báo về kết quả tham vấn
cần phải chi tiết đến mức nào để các Thành viên khác của WTO và cơ quan có
thẩm quyền kiểm tra được tính hợp pháp của thoả thuận tham vấn (tránh hiện
tượng thoả thuận đạt được đơn thuần chỉ là sự thoả hiệp về lợi ích giữa các bên mà
không dựa trên các qui định của WTO và thực tế vi phạm vẫn tồn tại…)

7
Môi giới, Trung gian, Hoà giải (Good Office, Mediation, Consultation)
Bên cạnh thủ tục tham vấn, DSU còn qui định các hình thức giải quyết
tranh chấp mang tính “chính trị” khác như môi giới 7 , trung gian, hoà giải. Các
hình thức này được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, bí mật giữa các Bên tại bất kỳ
thời điểm nào sau khi phát sinh tranh chấp (ngay cả khi Ban hội thẩm đã được
thành lập và đã tiến hành hoạt động). Tương tự như vậy, các thủ tục này cũng có
thể chấm dứt vào bất kỳ lúc nào. DSU không xác định bên nào (nguyên đơn hay bị
đơn) có quyền yêu cầu chấm dứt nên có thể hiểu là tất cả các bên tranh chấp đều
có quyền yêu cầu chấm dứt các thủ tục này.
Chức năng môi giới, trung gian, hoà giải do Tổng Thư ký WTO đảm nhiệm
(Điều 5 DSU). Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có qui định về việc liệu một cá nhân hoặc
một tổ chức có thể đứng ra đảm trách vai trò môi giới, trung gian, hoà giải này
không.
Với các ưu thế nhất định như tiết kiệm được về thời gian, tiền bạc, quan hệ
hữu hảo giữa các bên tranh chấp… các phương thức chủ yếu dựa trên đàm phán
ngoại giao này được DSU đặc biệt khuyến khích sử dụng (Điều 3.7 DSU), và việc
tìm ra được một giải pháp hợp lý thoả mãn tất cả các bên tranh chấp có lẽ còn
được coi trọng hơn cả việc đạt được một giải pháp phù hợp với các qui tắc thương
mại trong Hiệp định.
Thành lập Ban hội thẩm (Panel Establishment):
Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản sau khi Bên
được tham vấn từ chối tham vấn hoặc tham vấn không đạt kết quả trong vòng 60
ngày kể từ khi có yêu cầu tham vấn (Điều 6 DSU). Tuy nhiên, như trên đã đề cập,
yêu cầu thành lập Ban hội thẩm có thể đưa ra trước thời hạn này nếu các bên tranh
chấp đều thống nhất rằng các thủ tục tham vấn, hoà giải không dẫn đến kết quả gì.
Văn bản yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải nêu rõ quá trình tham vấn, xác định
chính xác biện pháp thương mại bị khiếu kiện và tóm tắt các căn cứ pháp lý cho
khiếu kiện.
7
Một số tài liệu khác sử dụng thuật ngữ “can giải”

8
Yêu cầu này được gửi tới DSB để cơ quan này ra quyết định thành lập Ban
hội thẩm. Nhờ có nguyên tắc đồng thuận phủ quyết nên hầu như quyền được giải
quyết tranh chấp bằng hoạt động của Ban hội thẩm của nguyên đơn được đảm bảo.
Thành viên Ban hội thẩm, nếu không được các bên thống nhất chỉ định
trong vòng 20 ngày kể từ khi có quyết định thành lập sẽ do Tổng Giám đốc WTO
chỉ định trong số các quan chức chính phủ hoặc các chuyên gia có uy tín trong lĩnh
vực luật, chính sách thương mại quốc tế.
Trong trường hợp có nhiều nước cùng yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để
xem xét cùng một vấn đề (ví dụ: một biện pháp thương mại của một quốc gia
thành viên bị nhiều quốc gia khác phản đối) thì DSB có thể xem xét thành lập một
Ban hội thẩm duy nhất. Nếu vẫn phải thành lập các Ban hội thẩm riêng rẽ trong
trường hợp này thì các Ban hội thẩm này có thể có chung các thành viên và thời
gian biểu sẽ được xác định một cách hài hoà để các thành viên này hoạt động một
cách hiệu quả nhất.
Bất kỳ quốc gia thành viên nào có quyền lợi thực chất trong vấn đề tranh
chấp đều có thể thông báo cho DSB về ý định tham gia vụ việc với tư cách là Bên
thứ ba. Các Bên thứ ba này được tạo điều kiện để trình bày ý kiến bằng văn bản
trước Ban hội thẩm.
Hoạt động của Ban hội thẩm (Panel Procedures):
Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui
định trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ
cho đơn kiện của mình để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho
các bên tranh chấp.
Về nghĩa vụ chứng minh của các bên: Theo tập quán hình thành từ GATT
1947, trường hợp khiếu kiện có vi phạm thì Bên bị đơn có nghĩa vụ chứng minh
hành vi vi phạm của Bên đó không gây thiệt hại cho Bên nguyên đơn; trường hợp
khiếu kiện không có vi phạm thì Bên nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh hành vi
không vi phạm của Bên bị đơn gây ra thiệt hại về lợi ích mà Bên đó đáng lẽ phải
được hưởng theo qui định của Hiệp định hoặc chứng minh sự cản trở đối với việc

9
thực hiện một mục tiêu nhất định của Hiệp định. Đối với việc chứng minh các vấn
đề khác, mặc dù DSU không có qui định cụ thể về việc này, một tập quán chung
(vốn được áp dụng tại Toà án Quốc tế) đã được thừa nhận khá rộng rãi trong
khuôn khổ cơ chế này là bên tranh chấp đã đưa ra một chi tiết/thực tế có nghĩa vụ
cung cấp các chứng cứ chứng minh cho chi tiết/thực tế đó không phụ thuộc vào
việc bên đó là nguyên đơn hay bị đơn trong tranh chấp.
Thủ tục hoạt động của Ban hội thẩm được qui định tại Điều 12 DSU. Ban
hội thẩm, sau khi tham khảo ý kiến của các Bên liên quan sẽ ấn định một thời gian
biểu cụ thể cho phiên xét xử đầu tiên (các Bên trình bày các văn bản giải trình
tình tiết vụ việc và các lập luận liên quan), phiên xét xử thứ hai (đại diện và luật
sư của các Bên lần lượt trình bày ý kiến và trả lời các câu hỏi của Ban hội thẩm –
oral hearings). Sau phiên xét xử thứ hai, Ban hội thẩm soạn thảo và chuyển đến
các bên phần Tóm tắt nội dung tranh chấp của báo cáo để họ cho ý kiến trong
một thời hạn nhất định. Trên cơ sở các ý kiến này, Ban hội thẩm đưa ra Báo cáo
tạm thời (mô tả vụ việc, các lập luận, kết luận của Ban hội thẩm). Các Bên cho ý
kiến về Báo cáo này. Nếu có yêu cầu, Ban hội thẩm có thể tổ chức thêm một phiên
họp bổ sung để xem xét lại tổng thể các vấn đề liên quan. Sau đó Ban hội thẩm
soạn thảo Báo cáo chính thức để gửi đến tất cả các thành viên WTO và chuyển
cho DSB thông qua.
Trong quá trình xem xét vụ việc, Ban hội thẩm có thể tìm kiếm thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau hoặc thành lập nhóm chuyên gia để tư vấn cho Ban về các
vấn đề kỹ thuật hoặc môi trường.
Các phiên họp thảo luận và tài liệu lưu hành trong quá trình hoạt động của
Ban hội thẩm phải được giữ bí mật nhằm đảm bảo tính khách quan, độc lập của
Ban. Tuy nhiên một Bên tranh chấp có quyền công khai các tài liệu mà mình đã
cung cấp cho Ban hội thẩm.
Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT, DSU có qui định hết
sức chặt chẽ về các thời hạn cho hoạt động của Ban hội thẩm nhằm mục tiêu giải
quyết nhanh chóng tranh chấp, tránh để quá lâu làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh

10
của hàng hoá dịch vụ cũng như ý nghĩa của khuyến nghị giải quyết tranh chấp.
Điều 12 DSU qui định:
- Ban hội thẩm phải bắt đầu công việc giải quyết tranh chấp chậm nhất là 1
tuần sau khi được thành lập
- Báo cáo chính thức phải được hoàn thành chậm nhất là 6 tháng kể từ khi
thành lập Ban hội thẩm (nếu là trường hợp hàng hóa liên quan dễ bị hư hỏng thì
thời hạn này là 3 tháng). Thời hạn này cũng có thể được DSB kéo dài thêm trên cơ
sở yêu cầu của Ban hội thẩm với lý do giải thích rõ ràng nhưng trong bất kỳ
trường hợp nào cũng không được gia hạn thêm quá 3 tháng.
- Các thời hạn trên có thể được điều chỉnh trong trường hợp tranh chấp có
liên quan đến một nước đang phát triển
Thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm (Adoption of Panel Report):
Báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển cho tất cả các thành viên WTO và
được DSB thông qua trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Báo cáo được chuyển cho
các thành viên trừ khi một Bên tranh chấp quyết định kháng cáo hoặc DSB đồng
thuận phủ quyết Báo cáo 8 (các Bên tranh chấp và các thành viên WTO khác có
quyền đưa ra ý phản đối có kèm theo lý do bằng văn bản đối với Báo cáo của Ban
hội thẩm chậm nhất là 10 ngày trước khi DSB họp để thông qua Báo cáo).
Báo cáo của Ban hội thẩm được lập thành văn bản trong đó phải có các nội
dung sau: trình bày các tình tiết thực tế của vụ việc, tường trình về việc áp dụng
các qui định của WTO trong các vấn đề liên quan, kết luận và các khuyến nghị
cùng với các căn cứ dẫn tới kết luận, khuyến nghị đó.
Trình tự Phúc thẩm (Appelate Review):
Các bên tranh chấp có thể kháng cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của
Ban hội thẩm (yêu cầu phúc thẩm) trên cơ sở yêu cầu chính thức bằng văn bản.
Khi có yêu cầu này thủ tục phúc thẩm sẽ được bắt đầu.

8
Phương pháp đồng thuận phủ quyết là một phương pháp thông qua quyết định mới của DSB (so với
phương pháp đồng thuận thông thường) theo đó một Báo cáo/Quyết định chỉ được xem như không
được thông qua nếu tất cả các thành viên DSB phản đối Báo cáo/Quyết định đó.

11
Trong quá trình làm việc của SAB, các Bên tranh chấp và các Bên thứ ba
có quyền đệ trình ý kiến bằng văn bản hoặc trình bày miệng tại phiên họp của cơ
quan này. Hoạt động của SAB được giữ bí mật. Việc xem xét và đưa ra Báo cáo
phải được thực hiện với sự tham gia của các Bên tranh chấp.
Cơ quan Phúc thẩm ra Báo cáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kháng
cáo (trường hợp có yêu cầu gia hạn thì có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa nhưng
phải thông báo lý do cho DSB biết). Báo cáo này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc
loại bỏ các vấn đề và kết luận pháp lý của Ban hội thẩm. Các Bên không có quyền
phản đối Báo cáo này. DSB thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong thời
hạn 30 ngày kể từ khi Báo cáo của SAB được chuyển đến tất cả các thành viên trừ
khi DSB đồng thuận phủ quyết.
Khuyến nghị các giải pháp (Recommended Remedies):
Khi Báo cáo được thông qua xác định một biện pháp của một Bên là vi
phạm qui định của WTO, cơ quan ra Báo cáo phải đưa ra khuyến nghị nhằm buộc
Bên có biện pháp vi phạm phải tuân thủ qui định của WTO (yêu cầu bị đơn rút lại
hoặc sửa đổi biện pháp liên quan) và có thể đưa ra các gợi ý (không bắt buộc) về
cách thức thực hiện khuyến nghị đó.
Trường hợp khiếu kiện không vi phạm, Bên thua kiện không phải rút lại
biện pháp liên quan (vì không có vi phạm) nhưng Báo cáo có thể khuyến nghị Bên
thua thực hiện các dàn xếp nhất định để thoả mãn các Bên liên quan (Báo cáo có
thể đưa ra những gợi ý về biện pháp dàn xếp thoả đáng, ví dụ: bồi thường)
Thi hành (Implementation):
Bên thua phải thông báo ý định về việc thi hành khuyến nghị tại buổi họp
của DSB triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua Báo cáo. Nếu không
thực hiện được ngay, Bên đó có thể được gia hạn thực hiện trong một khoảng thời
gian hợp lý (thời hạn này do DSB quyết định trên cơ sở đề nghị của các Bên; hoặc
do các Bên tranh chấp thỏa thuận trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày thông qua
khuyến nghị; hoặc theo phán quyết trọng tài tiến hành trong vòng 90 ngày kể từ
ngày thông qua khuyến nghị).

12
DSB cũng là cơ quan giám sát việc thực thi khuyến nghị của các Bên liên
quan. Trong thời gian qui định cho việc thực hiện khuyến nghị, bất kỳ thành viên
nào cũng có thể đưa vấn đề thực hiện khuyến nghị này vào chương trình nghị sự
của DSB; mỗi khi có đề nghị như vậy thì Bên phải thực hiện khuyến nghị có nghĩa
vụ giải trình bằng văn bản về việc thực hiện khuyến nghị của mình gửi cho DSB
chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành phiên họp của DSB.
Bồi thường và trả đũa (Compensation and Retaliation):
Bồi thường và trả đũa là các biện pháp giải quyết tạm thời được sử dụng
nhằm đảm bảo lợi ích của Bên thắng trong thời gian Bên thua không thể thực hiện
được khuyến nghị của DSB (thực hiện trong khi chờ đợi Bên thua thực hiện
khuyến nghị). Các biện pháp này không làm chấm dứt nghĩa vụ thực hiện khuyến
nghị của Bên vi phạm.
Cụ thể, nếu Bên thua tạm thời không thể thực hiện được khuyến nghị của
DSB, các Bên tranh chấp có thể thỏa thuận về khoản bồi thường. Việc bồi thường
phải được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với hiệp định có liên
quan.
Nếu các Bên không đạt được thỏa thuận về việc bồi thường trong vòng 20
ngày kể từ khi hết hạn thực hiện khuyến nghị, Bên thắng kiện có thể yêu cầu DSB
cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa song song (parralel retaliation) hoặc trả
đũa chéo (cross-retaliation). Cần lưu ý là DSU nghiêm cấm việc trả đũa đơn
phương mà không có sự chấp thuận của cơ quan này (qui định này thực chất nhằm
chấm dứt hiện tượng trả đũa đơn phương khá phổ biến trong thực tiễn giải quyết
tranh chấp của GATT 1947). Mức độ và thời hạn trả đũa do DSB quyết định theo
đúng thủ tục qui định cho vấn đề này trong DSU.
Trả đũa song song thực chất là việc Bên thắng không phải thực hiện các
nhân nhượng thuế quan đối với hàng hoá của Bên thua trong cùng lĩnh vực mà
Bên thắng bị thiệt hại.
Trả đũa chéo là hình thức trả đũa khác lĩnh vực bị thiệt hại trong trường
hợp việc trả đũa song song không thể thực hiện được (có thể trả đũa chéo lĩnh vực

13
– khác lĩnh vực nhưng trong cùng phạm vi điều chỉnh của một hiệp định; hoặc trả
đũa chéo hiệp định – trả đũa trong một lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của một
hiệp định khác nếu việc trả đũa song song và trả đũa chéo lĩnh vực đều không thể
thực hiện được)
Trọng tài:
Thủ tục trọng tài có thể được các Bên tranh chấp thoả thuận sử dụng trong
các trường hợp sau đây:
Trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp DSU: trọng tài có thể được
sử dụng trong các thủ tục sau:
- xác định thời hạn thực hiện khuyến nghị trong trường hợp Bên thua
không thể thực hiện ngay khuyến nghị;
- xác định mức độ trả đũa trong trường hợp Bên thua có kiến nghị về vấn
đề này
Trong trường hợp này thủ tục trọng tài sẽ do các thành viên Ban hội thẩm
ban đầu làm trọng tài viên. Nếu các thành viên Ban hội thẩm không có điều kiện
làm trọng tài viên thì trọng tài viên (là một cá nhân hoặc một tổ chức) sẽ do Tổng
Thư ký WTO chỉ định.
Trường hợp tranh cãi về mức độ trả đũa, trọng tài không đánh giá về bản
chất biện pháp trả đũa mà chỉ xem xét xem mức độ Bên thắng kiện đình chỉ các
nhân nhượng/nghĩa vụ có tương đương với mức độ thiệt hại mà Bên thắng kiện đã
phải chịu không.
Ngoài khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp DSU:
Các Bên tranh chấp có thể thoả thuận lựa chọn cơ chế trọng tài độc lập để
giải quyết tranh chấp của mình mà không cần sử dụng đến cơ chế của DSU (cơ
chế sử dụng Ban hội thẩm, SAB…). DSU chỉ cho phép sử dụng trọng tài để giải
quyết các tranh chấp trong đó vấn đề tranh chấp (the isssues in conflict) đã được
các bên xác định một cách rõ ràng và thống nhất.
Trong trường hợp này, quyết định lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài độc lập phải được các Bên tranh chấp thông báo đến tất cả các thành viên

14
WTO trước khi thủ tục tố tụng được bắt đầu. Các thành viên WTO chỉ có thể tham
gia thủ tục tố tụng nếu được các Bên tranh chấp đồng ý.
Quyết định giải quyết của trọng tài phải được các Bên tuân thủ nghiêm túc.
Các Bên có nghĩa vụ thông báo về quyết định này cho các thành viên WTO, cho
Hội đồng hoặc cho Uỷ ban của Hiệp định có liên quan. DSU qui định quyết định
này của trọng tài phải phù hợp với các hiệp định có liên quan và không được gây
thiệt hại cho bất kỳ thành viên nào khác của WTO. Bất kỳ thành viên nào cũng có
quyền đưa ra câu hỏi liên quan đến quyết định này.
e. Các qui định đặc biệt về thủ tục giải quyết các tranh chấp áp dụng cho các
nước đang phát triển
DSU cũng như các qui định về giải quyết tranh chấp trong các hiệp định
riêng lẻ dành một số ưu tiên về thủ tục dành cho các quốc gia đang phát triển. Đây
có thể coi là một điểm nhấn quan trọng của cơ chế giải quyết tranh chấp trong
WTO nhằm khuyến khích các nước đang phát triển, những thành viên vốn rất e dè
trước các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế do những hạn chế nhất định về khả
năng tài chính cũng như trình độ pháp lý, sử dụng cơ chế này. Trong tương lai, khi
đã trở thành thành viên WTO, chắc chắn Việt Nam không thể bỏ qua các qui định
này để có thể bảo vệ tốt hơn các quyền lợi của mình trong quan hệ với các thành
viên khác của WTO.
Cụ thể, các “ưu tiên” dành cho các nước đang phát triển thể hiện qua các
qui định sau đây:
- Khi vụ việc có liên quan đến một nước đang phát triển, trong mọi trường
hợp Bên khiếu kiện là nước phát triển cần kiềm chế việc đưa vụ việc ra giải quyết
theo thủ tục DSU, yêu cầu bồi thường hay xin phép tiến hành các biện pháp trả
đũa
- Trong trường hợp Bên nguyên đơn là nước đang phát triển thì Bên này có
thể yêu cầu sử dụng Quyết định 1966 (Quyết định về thủ tục áp dụng đối với các
tranh chấp giữa một Bên là nước phát triển và một Bên là nước đang phát triển)
- Trường hợp Bên khiếu kiện là một nước đang phát triển, khi cân nhắc các

15
hành động phù hợp, DSB cần phải tính đến không chỉ đến phạm vi thương mại của
biện pháp bị khiếu kiện mà còn phải lưu ý đến các tác động của biện pháp đó đối
với toàn bộ nền kinh tế của nước đang phát triển liên quan
- Ban Thư ký WTO phải cung cấp tư vấn pháp lý một cách khách quan
trung lập (trợ giúp kỹ thuật) cho các nước thành viên là các nước đang phát triển
- Trong quá trình tham vấn, các Bên liên quan cần đặc biệt lưu ý đến các
vấn đề và quyền lợi đặc biệt của các nước đang phát triển
- Trường hợp tham vấn thất bại, các nước đang phát triển có thể yêu cầu
Tổng giám đốc WTO đứng ra làm trung gian, hoà giải trong các tranh chấp với các
nước phát triển
- Khi giải quyết tranh chấp có liên quan đến nước đang phát triển, trong
thành phần của Ban Hội thẩm nhất thiết phải có một thành viên là công dân của
một nước đang phát triển nếu có yêu cầu của nước đang phát triển là một Bên
tranh chấp
- Trường hợp nước đang phát triển là Bị đơn trong một khiếu kiện thì các
Bên có thể thoả thuận kéo dài thời gian tham vấn; và khi đã thành lập Ban hội
thẩm, Ban này có trách nhiệm xác định các thời hạn về thủ tục phù hợp sao cho
Bên tranh chấp là nước đang phát triển có đủ thời gian để chuẩn bị và trình bày lập
luận của mình
- Ban hội thẩm cần chỉ rõ trong Báo cáo quá trình xem xét các qui định cụ
thể và đặc biệt được Bên tranh chấp là nước đang phát triển viện dẫn trong quá
trình giải quyết tranh chấp
- Trong quá trình giám sát việc thực hiện các khuyến nghị và quyết định,
DSB cần chú ý đến các ảnh hưởng mà khuyến nghị có thể gây ra đối với lợi ích
của các nước đang phát triển

2. Đánh giá về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO


Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO như đã trình bày ở trên có một số
ưu điểm lớn so với các phương thức giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế và

16
có nhiều điểm tiến bộ hơn trong tương quan với thủ tục giải quyết tranh chấp trong
GATT, tiền thân của WTO.
Thứ nhất, việc giải quyết được tiến hành thận trọng, qua hai bước bởi các
cơ quan trung lập (Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm), đảm bảo giải quyết một
cách chính xác các tranh chấp. Đây là lần đầu tiên trong một cơ chế tài phán giải
quyết tranh chấp quốc tế xuất hiện một Cơ quan Phúc thẩm với các cơ hội xem xét
lại quyết định ban đầu, đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia tranh chấp.
Thứ hai, cơ chế này được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ với các thời
hạn, ngắn, xác định. Điều này cho phép các tranh chấp được giải quyết nhanh
chóng, kịp thời, đảm bảo ý nghĩa của các biện pháp giải quyết đưa ra đối với các
bên, đặc biệt là bên thắng cuộc (bởi một cơ hội thương mại có thể không còn ý
nghĩa nếu biện pháp giải quyết đưa ra quá muộn màng).
Thứ ba, cơ chế thông qua tự động (đồng thuận phủ quyết) của DSB cho
phép các báo cáo được thông qua dễ dàng. Cơ chế này thật sự có ý nghĩa trong các
trường hợp bên bị xem là có biện pháp vi phạm qui định là nước có tiềm lực kinh
tế mạnh bởi áp lực mà các nước này có thể tạo ra trong quá trình thông qua quyết
định sẽ không còn lớn như trước đây.
Thứ tư, cơ chế này cho phép đưa ra giải pháp cuối cùng cho tranh chấp,
bảo đảm quyền lợi của Bên bị vi phạm, tránh những bế tắc không thể vượt qua
trong những phương thức giải quyết ngoại giao (ví dụ: tham vấn trong HĐTM)
Thứ năm, DSU có nhiều qui định về thủ tục dành riêng cho các nước đang
phát triển hoặc kém phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các nước này khi tham
gia thủ tục giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của
mình.
Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng từ năm 1995 đến nay, cơ chế giải quyết
tranh chấp trong WTO cũng đã bộc lộ một số nhược điểm nhất định, đặc biệt đối
với các nước đang phát triển, như:
Thứ nhất, phương thức đồng thuận phủ quyết (hay đồng thuận tiêu cực)
đồng nghĩa với việc hầu như các báo cáo (của Ban hội thẩm hoặc của Cơ quan

17
Phúc thẩm) đều được thông qua tại DSB. Điều này dẫn đến tình trạng các báo cáo
khuyến nghị được thông qua dễ dàng hơn nhiều nhưng khả năng thực thi thì lại
giảm sút.
Thứ hai, về nguyên tắc, nếu bên vi phạm không tự nguyện thực hiện các
khuyến nghị của DSB thì bên kia có thể yêu cầu DSB cho phép thực hiện các biện
pháp trả đũa. Tuy nhiên, biện pháp trả đũa có thể không có ý nghĩa hoặc ít có hiệu
quả nếu nước trả đũa là nước đang phát triển.
Thứ ba, nhiều qui định được xem là “ưu tiên” cho các nước đang phát triển
trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có ý nghĩa rất mờ nhạt trên thực tế:
có qui định chỉ mang tính tuyên bố hơn là qui định thực tế (ví dụ qui định về nghĩa
vụ của các Bên tranh chấp “đặc biệt lưu ý” đến quyền lợi của các nước đang phát
triển: nội hàm của khái niệm “đặc biệt lưu ý” không được qui định rõ cũng không
được xác định rõ trong các báo cáo của các ban hội thẩm hay của cơ quan phúc
thẩm); có qui định trên thực tế rất ít hiệu quả (ví dụ trách nhiệm trợ giúp pháp lý
của Ban Thư ký WTO trên thực tế do một số ít cá nhân thực hiện, không thể đáp
ứng đủ nhu cầu to lớn về trợ giúp pháp lý của các nước đang phát triển là thành
viên WTO) 9
Thứ tư, cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO có xu hướng thiên về các
yếu tố kỹ thuật, pháp lý đòi hỏi các bên tham gia phải có một đội ngũ chuyên gia
kinh tế, pháp lý giàu kinh nghiệm. Đối với các nước đang phát triển, đây thực sự
là một thách thức không nhỏ. Kinh nghiệm cho thấy các nước đang phát triển khi
tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO đều phải
thuê các luật sư, chuyên gia tư vấn pháp lý và chuyên môn của nước ngoài với
những mức chi phí mà không phải nước nào cũng chấp nhận được.

9
Tuy nhiên vai trò này hiện đang được thực hiện phần nào bởi Trung tâm tư vấn pháp lý của
WTO (ACWL) được thành lập nhân hội nghị bộ trưởng WTO 1999 với tư cách là một tổ chức quốc tế
nhỏ với các mục tiêu cơ bản là đào tạo các quan chức chính phủ và cung cấp tư vấn chuyên môn về luật
của WTO kể cả các tư vấn pháp lý trong suốt quá trình kiện tụng

18
Mặc dù có các nhược điểm như trên, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp
trong WTO hiện nay vẫn là cách thức có hiệu quả nhất để các quốc gia thành viên
giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ tổ chức này, đảm bảo các quyền
lợi pháp lý và kinh tế của mình. Trong tương lai, khi đã trở thành thành viên
WTO, Việt Nam chắn chắn cũng phải dựa vào cơ chế này để bảo vệ các quyền lợi
của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu các thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO và
các án lệ của tổ chức này là điều cần thiết đối với chúng ta ngay từ thời điểm này.
Dưới đây là một số vụ việc thực tế đã được giải quyết theo cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO mà Hoa Kỳ là một bên tranh chấp.
Hộp 1: Ví dụ về biện pháp vi phạm qui định về sở hữu trí tuệ
Hoa Kỳ kiện Canada
Vụ Thời hiệu bảo hộ sáng chế
WT/DS170
Ngày 6/5/1999, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn Canada về thời hạn mà Canada
qui định cho việc bảo hộ các sáng chế đăng ký tại Canada trước ngày 1/10/1989.
Theo Hoa Kỳ, Hiệp định TRIPS (Hiệp định về Các khía cạnh thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ) buộc các quốc gia thành viên phải qui định thời hạn bảo
hộ sáng chế ít nhất là 20 năm kể từ ngày đăng ký đối với tất cả các sáng chế tồn tại
tại hoặc sau thời điểm Hiệp định có hiệu lực đối với quốc gia thành viên đó.
Canada qui định thời hạn bảo hộ là 17 năm cho các sáng chế đăng ký trước ngày
1/10/1989. Biện pháp này của Canada đã vi phạm các Điều 33, 65, 70 Hiệp định
TRIPS.
Canada thì cho rằng biện pháp của mình không vi phạm các qui định nêu
trên của Hiệp định TRIPS bởi thời hạn bảo hộ 17 năm trong Luật Sáng chế Canada
thực chất là tương đương với thời hạn 20 năm trong Hiệp định TRIPS nếu trừ đi
những khoảng thời gian chậm trễ (chính thức hoặc không chính thức), chờ xét
duyệt đăng ký...
Tham vấn giữa hai Bên không thành công. Ngày 15/7/1999, Hoa Kỳ yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm. Trong phiên họp ngày 26/7/1999, Cơ quan giải quyết

19
tranh chấp DSB đã quyết định hoãn việc thành lập Ban hội thẩm. Sau đó Hoa Kỳ
gửi đơn lần thứ hai yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. DSB đã thành lập Ban hội
thẩm giải quyết vụ việc này ngày 22/9/1999. Ngày 13/10/1999, Hoa Kỳ đề nghị
Tổng Giám đốc WTO quyết định các thành viên Ban hội thẩm. Ngày 22/10/1999,
các thành viên Ban hội thẩm đã được xác định.
Báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển đến tất cả các quốc gia thành viên
WTO ngày 5/5/2000. Báo cáo kết luận: theo Điều 70.2 Hiệp định TRIPS, Canada
có nghĩa vụ qui định một thời hạn bảo hộ sáng chế ít nhất là 20 năm cho các sáng
chế đang được bảo hộ vào ngày 1/1/1996, thời điểm Hiệp định này có hiệu lực với
Canada. Tại thời điểm ngày 1/1/1996, các sáng chế liên quan (tức các sáng chế
được đăng ký trước ngày 1/10/1989) đang có hiệu lực. Do đó, các sáng chế này
phải được hưởng thời hạn bảo hộ ít nhất là 20 năm. Lập luận của Canada về sự
tương đương thực tế giữa hai thời hiệu này (17 năm và 20 năm) là không thể chấp
nhận được. Vì vậy, biện pháp của Canada bị tuyên bố là vi phạm Hiệp định TRIPS
và cần phải được sửa đổi hoặc rút lại.
Ngày 19/6/2000 Canada thông báo ý định kháng cáo một số vấn đề pháp lý
và giải thích pháp luật trong báo cáo này. Cơ quan Phúc thẩm xem xét kháng cáo
của Canada và chuyển tới các thành viên WTO báo cáo phúc thẩm ngày
18/9/2000. Cơ quan Phúc thẩm khẳng định tất cả các lập luận và kết luận trong
báo cáo của Ban hội thẩm.
DSB thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban hội
thẩm ngày 12/10/2000.

Hộp 2: Ví dụ về biện pháp tự vệ vi phạm qui định của WTO


Cộng đồng Châu Âu kiện Hoa Kỳ
Vụ Biện pháp tự vệ đối với nhập khẩu Bột mỳ gluten từ Cộng đồng Châu
Âu
WT/DS 166

20
Ngày 17/3/1999, Cộng đồng Châu Âu (EC) đưa ra yêu cầu tham vấn đối
với Hoa Kỳ liên quan đến biện pháp tự vệ mà nước này áp dụng cho bột mỳ gluten
nhập khẩu từ EC.
EC cho rằng biện pháp tự vệ dưới dạng áp đặt hạn ngạch nhập khẩu bột mì
gluten từ EC do Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố ngày 30/5/1998, có hiệu lực từ ngày
1/6/1998 vi phạm các qui định tại Điều 2,4,5 và 12 Hiệp định về Các biện pháp Tự
vệ (chủ yếu là các qui định về thủ tục như thông báo, căn cứ xác định thiệt hại...);
Điều 4.2 Hiệp định Nông nghiệp; và các Điều I, XIX GATT 1994.
Ngày 3/6/1999, EC yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Ngày 26/6/1999 DSB
ra quyết định thành lập Ban hội thẩm. Ngày 11/10/1999, các thành viên Ban hội
thẩm được ấn định.
Ngày 31/7/2000 Ban hội thẩm đưa ra Báo cáo xác định:
Việc Hoa Kỳ công bố một số thông tin mật trong Báo cáo điều tra của Uỷ
ban Thương mại nước này (những thông tin mà cơ quan này có được khi điều tra
áp đặt biện pháp tự vệ); xác định sự tồn tại của hàng nhập khẩu thông qua sự tăng
lên về số lượng và cách xác định thiệt hại nghiêm trọng không vi phạm các qui
định liên quan tại các Điều 2.1 và 4 Hiệp định về Các Biện pháp Tự vệ cũng như
Điều XIX GATT 1994.
Tuy nhiên, biện pháp tự vệ do Hoa Kỳ áp đặt trong trường hợp này lại
không tuân thủ các Điều 2.1 và 4 Hiệp định về Các Biện pháp Tự vệ về các thủ tục
và phương thức điều tra. Phân tích về mối quan hệ nhân quả của ITC (Uỷ ban
Thương mại Hoa Kỳ, cơ quan chịu trách nhiệm điều tra trong các vụ áp đặt biện
pháp tự vệ) không đảm bảo rằng việc nhập khẩu bột mỳ gluten là nguyên nhân duy
nhất dẫn đến thiệt hại liên quan. Hơn nữa, việc điều tra được tiến hành đối với cả
bột mỳ nhập khẩu từ Canada, một nước có thoả thuận khu vực riêng với Hoa Kỳ
(NAFTA) và hàng hoá nhập khẩu từ nước này sang Hoa Kỳ được hưởng qui chế
riêng.
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn vi phạm các qui định về việc thông báo ngay việc
khởi xướng điều tra, xác định thiệt hại cũng như quyết định áp đặt biện pháp tự vệ

21
cho bên liên quan theo Điều 12 Hiệp định về Các biện pháp tự vệ. Cũng vì lý do
này, Hoa Kỳ đã không đảm bảo quyền được tham vấn của các bên liên quan về
quyết định này.
Ban hội thẩm kết luận biện pháp của Hoa Kỳ vi phạm các nghĩa vụ của Hoa
Kỳ trong WTO và Hoa Kỳ phải rút lại biện pháp này.
Ngày 26/9/2000 Hoa Kỳ thông báo quyết định kháng cáo ra Cơ quan Phúc
thẩm về một số vấn đề pháp luật và giải thích pháp lý trong Báo cáo của Ban hội
thẩm. Cơ quan Phúc thẩm ra Báo cáo ngày 22/12/2000 bác bỏ lập luận của Ban
hội thẩm về cách xác định mối quan hệ nhân quả trong việc xác định thiệt hại và
kết luận của Ban này về việc không thực hiện nghĩa vụ thông báo ngay quyết định
áp đặt biện pháp tự vệ của Hoa Kỳ. Các kết luận khác của Ban hội thẩm được
khẳng định lại và kết luận cuối cùng của Cơ quan Phúc thẩm vẫn là: Hoa Kỳ đã vi
phạm qui định của WTO về thủ tục, cách thức áp đặt biện pháp tự vệ và do đó
phải rút lại biện pháp này.
Ngày 19/1/2001, DSB đã thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và
Báo cáo của Ban hội thẩm đã được Cơ quan Phúc thẩm sửa đổi.

Hộp 3: Ví dụ về biện pháp hạn chế thương mại, phân biệt đối xử và trợ
cấp
Hoa Kỳ kiện Hàn Quốc
Vụ Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu thịt bò tươi, đông lạnh
WT/DS 161 - 169
Ngày 1/2/1999, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn với Hàn Quốc liên quan đến qui
định của nước này chỉ cho phép thịt bò nhập khẩu được bán tại các cửa hàng
chuyên bán thịt nhập khẩu (hai hệ thống bán lẻ riêng biệt), hạn chế cách thức bày
bán và các qui định khác hạn chế cơ hội bán thịt bò nhập khẩu. Theo Hoa Kỳ, các
biện pháp này mang tính chất phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng nội
địa, vi phạm nguyên tắc cơ bản của WTO. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn cho rằng việc

22
Hàn Quốc ấn định giá tính thêm khi bán thịt bò nhập khẩu, giới hạn quyền nhập
khẩu thịt bò trong một nhóm hạn chế các nhà nhập khẩu (trong đó có LPMO) là vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia. Thêm nữa, việc Hàn Quốc cung cấp các hình
thức trợ giúp đối với ngành công nghiệp gia súc nội địa vượt quá mức trợ cấp cho
phép đã vi phạm qui định về trợ cấp tại Hiệp định Nông nghiệp.
Ngày 13/4/1999, Australia cũng đưa ra yêu cầu tham vấn với Hàn quốc về
cùng các vấn đề.
Ngày 15/4/1999 Hoa Kỳ yêu cầu thành lập Ban hội thẩm (vụ WT/DS161).
Sau một lần hoãn, quyết định thành lập Ban hội thẩm được DSB đưa ra ngày
26/5/1999. Theo yêu cầu của Australia về việc thành lập Ban hội thẩm theo vụ
kiện số WT/DS169 về cùng một vấn đề, DSB đã ra quyết định thành lập Ban hội
thẩm ngày 26/7/1999. Trên cơ sở yêu cầu của Hàn quốc, căn cứ vào Điều 9.1 Thoả
thuận về các Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp, DSB quyết định hợp nhất
khiếu kiện của Australia với khiếu kiện của Hoa Kỳ trong vụ số WT/DS161 và hai
khiếu kiện này sẽ được xem xét bởi một Ban hội thẩm thành lập cho vụ
WT/DS161.
Ngày 4/8/1999, các thành viên của Ban hội thẩm được xác định. Báo cáo
của Ban hội thẩm được gửi đến các thành viên ngày 31/7/2000 với nội dung cơ
bản như sau:
Một số các biện pháp của Hàn quốc là đối tượng của tranh chấp này được
hưởng qui chế quá độ đến ngày 1/1/2001. Như vậy, các biện pháp đó không bị coi
là vi phạm qui định WTO nhưng sau ngày 1/1/2001, chúng phải bị huỷ bỏ hoặc
sửa đổi cho phù hợp với các Thoả thuận trong WTO.
Qui định hạn chế việc cung cấp thịt bò trên thị trường bán buôn tại các quầy
hàng đặc biệt dành cho thịt bò nhập khẩu mang biển hiệu "Quầy hàng chuyên bán
thịt bò nhập khẩu" vi phạm Điều III.4 GATT 1994 (không phân biệt đối xử) và
không nằm trong số các ngoại lệ qui định tại Điều XX GATT 1994. Đồng thời các
qui định nghiêm ngặt của Hàn quốc về cách thức nhập khẩu, phân phối thịt bò
nhập khẩu vi phạm Điều II.4 GATT 1994.

23
Việc LPMO, chủ thể được phép nhập khẩu thịt bò, chậm trễ trong việc gọi
thầu và thực tế hoạt động của chủ thể này được xác định là một hình thức hạn chế
nhập khẩu, vi phạm Điều XI.1 GATT 1994 và Điều 4.2 Hiệp định Nông nghiệp.
Ngoài ra, việc LPMO phân biệt giữa bò nuôi bằng cỏ với bò nuôi bằng ngũ cốc để
từ đó có phân biệt về giá giữa hai loại này là trái với Điều II.1 GATT 1994.
Các hình thức hỗ trợ sản xuất đối với ngành sản xuất thịt bò nội địa Hàn
Quốc từ 1997 đến 1998 đã không được tính toán chính xác, vi phạm Điều 6, Điều
7.2 và Điều 3.2 Hiệp định Nông nghiệp.
Ngày 11/9/2000 Hàn Quốc thông báo quyết định kháng cáo Báo cáo của
Ban hội thẩm ra Cơ quan Phúc thẩm. Cơ quan này đưa ra Báo cáo ngày
11/12/2000 trong đó bác bỏ các lập luận của Ban hội thẩm về việc Hàn Quốc đã
vượt quá mức trợ cấp cho phép đối với ngành công nghiệp thịt bò nước này. Theo
Cơ quan Phúc thẩm, cách tính toán của Ban hội thẩm trong trường hợp này là
không phù hợp và các chứng cứ hiện có không đủ để chứng minh Hàn Quốc vi
phạm qui định về trợ cấp trong Hiệp định Nông nghiệp. Những kết luận khác của
Ban hội thẩm về việc vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia, biện pháp phân biệt đối
xử và hạn chế thương mại của Hàn Quốc đều được Cơ quan Phúc thẩm khẳng định
lại.
DSB đã thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Báo cáo đã sửa đổi
của Ban hội thẩm ngày 10/1/2001.

Hộp 4: Ví dụ về trợ cấp và biện pháp đối kháng


Canada kiện Hoa Kỳ
Vụ Các biện pháp coi hạn chế xuất khẩu như một hình thức trợ cấp
WT/DS194
Ngày 19/5/2000 Canada đưa yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ về một số qui
định của nước này (Luật SAA, Qui chế đánh thuế đối kháng Hoa Kỳ, Điều 771(5)
Luật Thuế quan 1930...) coi việc hạn chế xuất khẩu một mặt hàng nhất định như là

24
một hình thức trợ cấp đối với các mặt hàng khác có sử dụng mặt hàng bị hạn chế
xuất khẩu đó làm nguyên liệu sản xuất hoặc một thành phần cấu tạo nếu việc hạn
chế này ảnh hưởng đến giá nội địa của mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu đó.
Theo Canada, các biện pháp này vi phạm nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo Điều
1.1, 10 và một số điều khoản khác có liên quan của Hiệp định về Các biện pháp
Trợ cấp và Đối kháng (SCM) vì hình thức trợ cấp mà các biện pháp này qui định
(và tương ứng với chúng là việc áp đặt thuế đối kháng) không nằm trong phạm vi
"trợ cấp" theo định nghĩa tại Hiệp định này. Cũng với lý do này, Canada cho rằng
Hoa Kỳ đã không tuân thủ nghĩa vụ ban hành các luật, quy tắc pháp lý, thủ tục
hành chính phù hợp với các qui định của WTO và do đó, vi phạm Điều 21.5 Hiệp
định SCM và Điều XVI.4 Hiệp định WTO.
Ngày 24/7/2000 Canada yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Sau một lần trì
hoãn, DSB quyết định thành lập Ban hội thẩm ngày 11/9/2000. Australia, EC và
Ấn Độ bảo lưu quyền tham gia vụ kiện với tư cách bên thứ ba.
Báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển đến tất cả các thành viên WTO
ngày 29/6/2001 trong đó kết luận: Hạn chế xuất khẩu theo cách hiểu trong tranh
chấp này không tạo thành một sự "cung cấp hàng hoá theo sự uỷ quyền hoặc theo
sự chỉ đạo của chính phủ" (Điều 1.1(a)(iv) Hiệp định SCM) và do đó không tạo
thành một "đóng góp về tài chính" theo nghĩa của Điều 1.1(a) (định nghĩa về các
hình thức trợ cấp) của Hiệp định này.
Tuy nhiên, Báo cáo cũng khẳng định Điều 771(5)(B)(iii) như được giải
thích tại Luật SAA, Qui chế đánh thuế đối kháng Hoa Kỳ không trái với Điều 1.1
Hiệp định SCM khi ấn định thuế đối kháng đối với một số hành vi thương mại
không được trợ cấp theo cách hiểu tại Điều 1.1 Hiệp định 10 . Do đó, Ban hội thẩm
không đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào về các nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo Hiệp định
SCM và WTO.

10
Với cách giải quyết như thế này, có thể hiểu là Ban hội thẩm trong vụ việc này đã đưa ra một giải
thích mới đối với Điều 1.1 Hiệp định SCM theo đó các định nghĩa về trợ cấp trong Điều này không bao
hàm tất cả các hình thức trợ cấp có thể bị áp dụng thuế đối kháng.

25
Báo cáo của Ban hội thẩm được DSB thông qua ngày 23/8/2001.

Hộp 5: Ví dụ về thỏa thuận tự nguyện trong quá trình giải quyết tranh
chấp trong WTO
Hoa Kỳ kiện Philippines
Vụ Các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực
sản xuất phương tiện có gắn động cơ
WT/DS195
Ngày 24/5/2000, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn với Philippines về các biện
pháp của nước này ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực sản xuất
phương tiện có gắn động cơ (ví dụ ô tô, xe máy....). Các biện pháp này đòi hỏi nhà
sản xuất phải sử dụng một tỷ lệ nhất định linh kiện sản xuất trong nước. Ngoài ra,
Philippines còn qui định giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp sản xuất trong
lĩnh vực này không được vượt quá mức thu bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp
này.
Theo Hoa Kỳ, các biện pháp này dẫn đến hệ quả là hạn chế sức bán của các
linh kiện Hoa Kỳ, ngăn cản sự lưu chuyển của dòng thương mại và đầu tư và do
đó vi phạm các qui định tại Hiệp định về các Biện pháp đầu tư có liên quan đến
thương mại - TRIMS.
Thực tế thì theo qui định của WTO, Hiệp định TRIMS có hiệu lực đối với
Philippines kể từ ngày 1/1/2000 nhưng vào thời điểm có tranh chấp thì Philippines
đang yêu cầu gia hạn lộ trình này thêm 5 năm nữa.
Tham vấn được tiến hành ngày 12/7/2000. Ngày 12/10/2000, Hoa Kỳ yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm cho vụ việc và DSB đã đáp ứng yêu cầu này ngày
17/11/2000. Tuy nhiên, theo yêu cầu của các bên, việc xác định các thành viên
Ban hội thẩm đã được hoãn lại bởi quá trình đàm phán giữa các bên vẫn đang
được tiếp tục.
Ngày 18/12/2001, Hoa Kỳ và Philippines đã đạt được một thoả thuận giải

26
quyết tranh chấp giữa hai nước này và do đó, thủ tục giải quyết tranh chấp trong
WTO chấm dứt.

27
Chuyên đề 30: VẤN ĐỀ KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG VÀ
TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Hải Vân,

Phó Trưởng phòng, Vụ Hợp tác quốc tế

Năm 1994, Việt Nam đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên. Từ đó đến hết năm
2014, Việt Nam đã phải đối mặt với khoảng 40 vụ kiện phòng vệ thương mại khác nhau từ
khắp các quốc gia trên thế giới. Trong số đó, có những vụ chỉ liên quan đến một vài doanh
nghiệp sản xuất nhỏ nhưng cũng có những vụ có ảnh hưởng rất tiêu cực đến cả ngành sản
xuất, xuất khẩu của Việt Nam như các vụ kiện chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh, cá
tra-basa vào thị trường Hoa Kỳ, vụ giày mũ da vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU)...

Trong quá trình xử lý những vụ việc này, Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Ngoài
những vấn đề như thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực mới, nguồn nhân lực hạn chế về chuyên
môn và trình độ dành cho công tác kháng kiện, còn có một khó khăn mang tính thể chế và
luật định rất khó vượt qua, đó là sự phân biệt đối xử đối với một nền kinh tế phi thị trường
(NME).

Vấn đề kinh tế phi thị trường bắt nguồn từ một chú thích tại Điều VI (quy định về chống bán
phá giá) của Hiệp định chung về Thuế Quan và Thương mại 1947 (GATT 1947) và được duy
trì cho đến khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thành lập năm 1995. Kể cả thời gian sau
đó, các thành viên quan trọng của WTO như EU và Hoa Kỳ đã “tận dụng” việc diễn giải
Điều XII.1 của Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO và sự không rõ ràng trong các quy
định của WTO để áp đặt lên các thành viên mới gia nhập WTO sau 1995, có nền kinh tế
đang chuyển đổi phải chấp nhận sự phân biệt đối xử kinh tế phi thị trường. Điều này có nghĩa
là các thành viên khác của WTO có quyền công nhận hay không công nhận nền kinh tế của
một nước thành viên mới là nền kinh tế thị trường trong các vụ việc chống bán phá giá.
Chính vì vậy, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, các nước đàm phán gia nhập, đặc
biệt là các nước đang phát triển, phải chịu một sức ép rất lớn về vấn đề này. Điển hình là
Trung Quốc và Việt Nam, hai nước trước đây thực hiện đường lối phát triển kinh tế theo mô
hình kế hoạch - tập trung.

Đối với Việt Nam, khi đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã buộc phải cam kết để các
nước thành viên WTO có thể đối xử Việt Nam là một nước có nền kinh tế phi thị trường
trong các vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam tại đoạn 255 của áo cáo của an Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Như
vậy, Việt Nam đã phải chấp nhận để các nước thành viên có thể đối xử với Việt Nam như là
một nước có nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm (đến hết ngày 1 12 201䇅). Đây là
một rào cản không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội
nhập khi các nước nhập khẩu sử dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp nh m bảo
hộ ngành sản xuất trong nước.

Theo như cam kết, để các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, Việt Nam cần
phải đáp ứng được các tiêu chí xác định nền kinh tế thị trường do các thành viên đặt ra. Điều
đáng nói ở đây là trong cam kết không nêu rõ thế nào là một nền kinh tế thị trường và các
ràng buộc đối với các thành viên khi đặt ra các tiêu chí xác định nền kinh tế thị trường. Do đó,
để tất cả hoặc chí ít là những thành viên có tiếng nói quan trọng tại WTO công nhận Việt
Nam có nền kinh tế thị trường sớm hơn thời điểm 1 12 200䇅, Việt Nam phải chứng minh
với các thành viên là nền kinh tế Việt Nam đáp ứng được các tiêu chí mà thành viên đó đặt ra
trong luật định của mình.

Chuyên đề s phân tích chi tiết về vấn đề quy chế kinh tế phi thị trường và các tiêu chí mà
các nước thành viên WTO sử dụng để công nhận hay không công nhận một nước khác có
nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tiêu chí được các nước thành viên
WTO lâu đời và có tiếng nói quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Canada, Australia và một số thành
viên khác sử dụng, Chuyên đề s phân tích nền kinh tế của Việt Nam dưới góc độ của các
tiêu chí như vậy, qua đó cho thấy mức độ thị trường hóa của các yếu tố trong nền kinh tế Việt
Nam hiện nay.

Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy quá trình này qua nhiều kênh như: ngoại giao, hợp
tác song phương… trong đó tập trung vào các đối tác lớn về thương mại của ta, hay sử dụng
các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của các nước khác như: Hoa Kỳ,
EU, Nhật ản. Cho đến nay, Hoa Kỳ và EU vẫn đang trong quá trình hợp tác với Việt Nam
về việc giải trình công nhận nền kinh tế thị trường. Chuyên đề này s tập trung phân tích về
hai đối tác Hoa Kỳ và EU với các nội dung như: tiêu chí về nền kinh tế thị trường, quá trình
hợp tác, một số vụ kiện liên quan…

Với mục đích đó, Chuyên đề tập trung giới thiệu tổng quan về vấn đề kinh tế phi thị trường
(non-market economy - NME) và quy chế kinh tế thị trường (market economy status - MEౙ),
đi sâu phân tích về lịch sử của vấn đề kinh tế phi thị trường, vấn đề kinh tế phi trị trường
trong các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, các tiêu chí sử dụng để đánh giá một
nước có nền kinh tế thị trường hay phi thị trường của một số nước, đồng thời cũng phân tích
những cam kết của Việt Nam liên quan đến vấn đề này khi gia nhập WTO.

Chuyên đề cũng đưa ra đánh giá về mức độ thị trường hóa của nền kinh tế Việt Nam một
cách độc lập trên cơ sở tham khảo các đánh giá khách quan của các Tổ chức kinh tế quốc tế
như Ngân hàng thế giới (W ), Qu tiền tệ quốc tế (IM⺁) và một số tổ chức khác. Để giúp
hiểu rõ hơn về cách thức và nội dung giải trình, Chuyên đề cũng đưa ra một số minh họa về
một số giải trình của Việt Nam về một số nội dung như đất đai, cụ thể là Luật Đất đai sửa đổi
năm 201 .

30ᚚ⺁ᚚ h n đề nh h h nᚚ

Năm 1947, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) được 2 thành viên đầu
tiên ký kết, là nền tảng hình thành hệ thống thương mại đa phương lớn nhất thế giới. Trong
hệ thống quy định của GATT, điều VI của Hiệp định GATT quy định về việc áp dụng biện
pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào các nước thành viên tham gia hiệp
định. Đầu những năm 50, do sự khác biệt về thể chế kinh tế, các bên tham gia Hiệp định
GATT cho r ng khái niệm bán phá giá được diễn giải trong Điều VI của Hiệp định GATT
không áp dụng đối với các nước thuộc khối Xô viết[1], những nước được cho là xây dựng nền
kinh tế kế hoạch – tập trung (phi thị trường). Mặc dù vậy, trong bối cảnh thế giới phân chia
làm hai cực trong chiến tranh lạnh, các quy định về nền kinh tế phi thị trường (non-market
economy – NME) đã không gây ra quan ngại tại thời điểm đó vì phần lớn các nước là đối
tượng của hình thức đối xử này lại không phải là thành viên của hệ thống thương mại đa
phương hình thành trên cơ sở của GATT.

Đến năm 1955, để xử lý những vấn đề thương mại phát sinh giữa hai khối, nhóm làm việc
của Hiệp định GATT đã thông qua điểm bổ sung thứ 2, đoạn 1, Điều VI của Hiệp định
GATT: “Thừa nhận rằng, trong trường hợp nhập khẩu từ một nước có độc quyền hoàn toàn
hoặc gần như hoàn toàn về thương mại và ở nước đó tất cả giá cả trong nước đều do Nhà
nước ấn định, có thể tồn tại những khó khăn đặc biệt trong việc xác định mức độ tương thích
của giá cả để phục vụ mục đích của đoạn 1, và trong những trường hợp đó, các nước nhập
khẩu tham gia Hiệp định này thấy cần phải tính tới khả năng là việc so sánh chặt chẽ với giá
cả nội địa ở một nước như vậy có lẽ không phải lúc nào cũng phù hợp”[2]. Đây có thể được
xem là khởi đầu của sự phân biệt đối xử giữa việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá của
một nước thành viên GATT đối với một nước có nền kinh tế thị trường hay phi thị trường.

Xét trên khía cạnh thương mại, việc áp dụng điều khoản nền kinh tế phi thị trường đã vượt ra
ngoài quy định của GATT trong bối cảnh đối nghịch Đông – Tây về chính trị. ౙự phân biệt
đối xử này vẫn tiếp tục tồn tại khi WTO được thành lập năm 1994, mặc dù khi đó thế giới đã
bước sang thời kỳ hậu chiến tranh lạnh (các đoạn bổ sung điều VI của GATT 1947 vẫn được
giữ nguyên). Các quy định pháp luật về các tiêu chí công nhận một nước khác có hay không
có nền kinh tế thị trường của các nước phương Tây (đại diện là Liên minh Châu Âu và Hoa
Kỳ) vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh.

ౙau khi WTO được thành lập, một số thành viên chủ chốt của WTO như EC và Hoa Kỳ đã
tận dụng lợi thế của cách suy luận rộng về Điều XII.1[ ] của Hiệp định Marrakesh thành lập
WTO và quy định lỏng lẻo của WTO về đối xử NME nh m đặt lên vai các thành viên mới
gia nhập thuộc nền kinh tế chuyển đổi những nhiệm vụ nặng nề hơn so với nhiều thành viên
khác của WTO. Trong vấn đề kinh tế phi thị trường, các nước thành viên WTO (tiêu biểu là
Hoa Kỳ, EU) đã đặt ra các yêu cầu đàm phán đối với các nước đàm phán gia nhập có nền
kinh tế đang chuyển đổi là chấp nhận chính thức hóa quy định này trong văn kiện gia nhập.
Một khi vấn đề này đã được chính thức hóa trong văn kiện gia nhập, theo quy định về
nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (M⺁N), các thành viên khác đều có thể đối xử một cách phân
biệt tương tự như Hoa Kỳ, EU đối với các nước mới gia nhập.

Do đó, đối xử nền kinh tế phi thị trường là một mối lo ngại lớn đối với hầu hết các nước
thành viên mới cũng như các nước đăng ký xin gia nhập vào WTO. WTO quy định các
phương pháp tính toán biên độ bán phá giá chung được áp dụng cho tất cả các nước thuộc
diện điều tra, tuy nhiên, hiện nay lại có một phương pháp riêng để xác định giá trong nước
(giá trị thông thường – Normal value) chỉ dùng cho những nước bị coi là nền kinh tế phi thị
trường. Cách tiếp cận nước thay thế lấy giá cả ở một nền kinh tế thị trường được chọn để đại
diện cho giá cả ở nền kinh tế phi thị trường. Quá trình này thường dẫn tới kết luận khẳng
định bán phá giá và phóng đại biên độ phá giá. Vấn đề này trở thành một minh chứng cho
thấy sự khác biệt của nền kinh tế phi thị trường là một vấn đề mang tính hệ thống, nó bắt rễ
trong địa chính trị cụ thể và bị tác động bởi hệ tư tưởng của giai đoạn chiến tranh lạnh và
điều đó mở ra thập kỷ của các thông lệ hành chính áp dụng trong các vụ việc chống bán phá
giá.
Những nỗ lực để giải quyết câu hỏi nền kinh tế phi thị trường ở tầm liên chính phủ đã được
Trung Quốc – nước bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất thế giới - đưa ra trong bản đệ trình
của mình cho Nhóm Đàm phán về Quy tắc tại vòng đàm phán Doha. ౙau khi cáo buộc
phương thức tính toán giá trị thông thường cho các nước nền kinh tế phi thị trường được một
thành viên của WTO chấp nhận tạo ra các biên độ phá giá không đúng, Trung Quốc kết luận
“Không nền kinh tế nào có thể gia nhập WTO lại là một nước có độc quyền hoàn toàn hoặc
gần như hoàn toàn về thương mại và ở nước đó tất cả giá cả trong nước đều do nhà nước ấn
định”, điều khoản này đã được thiết lập cách đây một vài thập kỷ khi nền kinh tế thị trường
không thịnh hành. Sau 50 năm phát triển, những hoàn cảnh cho việc sử dụng điều khoản này
không còn nữa. Và nó đã bị một vài thành viên WTO lạm dụng để đưa ra việc bảo hộ không
công bằng cho các ngành công nghiệp nội địa của họ. Vì vậy, điều khoản “nền kinh tế phi thị
trường” mâu thuẫn với tình hình thực tế của các thành viên WTO và nên bị huỷ bỏ”[4].

Mặc dù trong quá trình áp dụng điểm bổ sung thứ 2, đoạn I của Điều VI Hiệp định GATT
1994, một vấn đề cần phải lưu tâm là việc áp dụng “cần phải có sự cân đối thích hợp giữa các
quy tắc của Hiệp định GATT, luật quốc gia và sự tùy ý diễn giải của mỗi quốc gia”[5], tuy
nhiên, sự cân đối này đã bị phá bỏ trong suốt những năm chiến tranh lạnh do ý tưởng muốn
áp dụng một biện pháp khác biệt giữa các nước có nền kinh tế thị trường và những quốc gia
theo mô hình thương mại nhà nước trong những vụ kiện chống bán phá giá đã được thừa
nhận ở cấp độ đa phương. Hơn nữa, do điểm bổ sung thứ 2, Đoạn I, Điều VI phụ lục I Hiệp
định GATT 1994, đã không nêu rõ sự diễn giải quy định cũng như không quy định rõ cách
thức áp dụng, nên các quốc gia thành viên đã rất tùy tiện trong việc dự thảo quy định luật
pháp của mình ở cấp độ pháp luật quốc gia.

Ngoài ra, quá trình nội luật hóa quy định về NME của các quốc gia thành viên WTO đã bị tác
động mạnh m bởi thông lệ áp dụng đã được phát triển tại Hoa Kỳ và EC. Vì thế, trong quá
trình bổ sung thêm các quy định vào khoảng trống pháp luật đó, các nước thành viên đã có sự
tuỳ ý đáng kể ở hai khía cạnh:

Trước hết, không có bất kỳ một định nghĩa hay một tiêu chí pháp lý nào đối với các nước có
nền kinh tế phi thị trường, các cơ quan điều tra có thể thiết lập những hệ thống khác nhau
cũng như các quyết định khác nhau về nước có nền kinh tế phi thị trường trong từng vụ việc
cụ thể; và đưa ra những danh sách do luật pháp quy định liệt kê những nước có nền kinh tế
phi thị trường.

Thứ hai, các cơ quan điều tra được tự do thiết lập các phương pháp thay thế lựa chọn để xác
định giá trị thông thường cho những nước NME. Những phương pháp này được phát triển
dựa trên sự tùy ý rộng rãi của cơ quan áp dụng và sau đó đã được thể chế hóa thành các quy
định pháp luật áp dụng trong suốt những thập kỷ qua. Điển hình là tại EU, từ 1 7 196䇅, khi
Luật thuế quan chung có hiệu lực, Ủy ban Châu Âu (EC) trở thành cơ quan chung tiến hành
các vụ điều tra chống bán phá giá và vấn đề đối xử NME được áp dụng vào thực tiễn chống
bán phá giá của Châu Âu mặc dù trước đó các nước thành viên như Pháp, Đức, Italia không
có quy định về vấn đề này trong nội luật của mình (Quy định cơ bản EEC 459 6䇅). Quy định
này đã lặp lại Điều khoản bổ sung thứ 2 vào đoạn I Điều VI phụ lục I Hiệp định GATT 1994:
“Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ các nước mà thương mại bị độc quyền hoặc gần
như là bị độc quyền hoặc giá cả trong nước do Nhà nước ấn định thì một thực tế cần xem xét
đó là sự so sánh chính xác giữa giá xuất khẩu của một sản phẩm nhập khẩu vào EC với giá
nội địa của sản phẩm tại nước xuất khẩu là không thích hợp vì trong những trường hợp như
vậy sẽ có rất nhiều khó khăn trong việc xác định sự so sánh về giá”[6]. Điều đáng lưu ý là, quy
định của Hội đồng Châu Âu (EEC) 459 6䇅, khi đó, đang thực hiện ộ luật Chống bán phá giá
của Vòng đàm phán Kenedy mà EC tham gia ký kết[7] đã không quy định phương pháp tính
toán giá trị thông thường trong những trường hợp như vậy. Tuy nhiên do tác động bởi các
hoạt động vận động hành lang của Hoa Kỳ trong suốt giai đoạn dự thảo Quy định, EC đã đi
theo cách thức thực thi của ộ Ngân khố Hoa Kỳ và chấp nhận áp dụng phương pháp nước
thay thế vào trong thủ tục hành chính điều tra vụ việc chống bán phá giá đối với các nước
thuộc khối Xô viết.[䇅] Do vậy, đến cuối những năm 60 phương pháp nước thay thế áp dụng
đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường đã trở thành một phương pháp không thể thiếu
trong thực tiễn điều tra chống bán phá giá của cả Hoa Kỳ và EC[9].

Như vậy, từ một chú thích bổ sung đối với điều VI của GATT 1947, vấn đề kinh tế phi thị
trường đã dần trở thành sự phân biệt đối xử rõ ràng giữa các quốc gia thành viên GATT (sau
này là WTO) đối với những nước có con đường phát triển kinh tế theo kiểu Xô-viết. ౙự phân
biệt đối xử này tiếp tục được duy trì kể cả khi những nước đó đã thực hiện việc chuyển đổi
nền kinh tế từ kế hoạch – tập trung sang nền kinh tế theo định hướng của thị trường. Tiêu
biểu cho những nước bị phân biệt đối xử trong trường hợp này là Việt Nam và Trung Quốc,
hai nước đã tiến hành chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng thị trường một cách sâu sắc
những vẫn giữ nguyên định hướng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

30ᚚ2ᚚ Quy đ nh ề nh h h n on á h ệ đ nh ủa WTO à am ủa


V ệ Nam

Như đã phân tích ở trên, lịch sử vấn đề NME tạo điều kiện dễ dàng cho các nước khác phân
biệt đối xử chống lại sản phẩm của Việt Nam (ví dụ, từ năm 200 Hoa Kỳ, EC, Hàn Quốc,
Canada cùng một số nước khác đã áp dụng quy chế kinh tế phi thị trường trong các cuộc điều
tra chống bán phá giá đối với Việt Nam).

Lý do của cách tiếp cận này chỉ có thể được tìm thấy từ sự khác biệt giữa các nguyên tắc cơ
bản của GATT 1947 (Hiệp định tiền thân của WTO) và đặc điểm của một nước có nền kinh
tế phi thị trường và nhu cầu cần có các quy tắc chung để cho phép phát triển thương mại
quốc tế giữa các nước thuộc hai khối khác nhau kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai tới cuối
thời kỳ chiến tranh lạnh. GATT được thiết kế bởi các nền kinh tế thị trường và cho các nền
kinh tế thị trường trong khi các hoạt động của các nước có nền kinh tế phi thị trường trong
chiến tranh lạnh lại được điều chỉnh bởi các quy tắc phi thị trường, tức là Chính phủ Trung
ương kiểm soát nền kinh tế, nơi mà giá cả không thực hiện chức năng cung cấp tín hiệu thị
trường cho việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, GATT chỉ có rất ít các Thành viên là các nền kinh tế phi thị
trường với quy mô thương mại nhỏ. Do đó vấn đề quy chế kinh tế phi thị trường trong các
thủ tục chống bán phá giá không được coi là một vấn đề lớn. Tình hình đã thay đổi sau khi
chiến tranh lạnh kết thúc. Nhiều nước chuyển đổi từ cơ chế phi thị trường sang kinh tế thị
trường đã xuất hiện trên vũ đài thương mại quốc tế, đi đầu là Trung Quốc. Và cùng với quá
trình này, vấn đề kinh tế phi thị trường trong các thủ tục chống bán phá giá đã nổi lên. Rõ
ràng định nghĩa tại đoạn 1 của Điều VI trong Phụ lục I của GATT 1994 đã trở nên lạc hậu
nếu so với đặc điểm của các nước có nền kinh tế chuyển đổi, cụ thể là điều khoản quy định
“Nhà nước độc quyền toàn bộ hoặc độc quyền đáng kể các hoạt động thương mại”. Chỉ có rất
ít nước, hay hầu như không có nước nào mà Nhà nước độc quyền toàn bộ hoặc đáng kể đối
với các hoạt động thương mại của mình và toàn bộ giá cả lại do Nhà nước ấn định. Tuy nhiên,
các yếu tố khác vẫn có thể bóp méo việc hình thành giá cả ở một nước, ví dụ như đồng tiền
không chuyển đổi được trong giao dịch quốc tế, nhiều doanh nghiệp nhà nước được hưởng
đặc quyền, thiếu cơ chế kiểm soát giá và quan điểm của Chính phủ khi dành trợ cấp cho các
doanh nghiệp cụ thể.

Do đó, kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, các Thành viên WTO đã đàm phán với một
nước đang gia nhập một định nghĩa tạm thời về “nền kinh tế phi thị trường” để đưa vào áo
cáo của an công tác, một phụ lục của Nghị định thư gia nhập. Điều khoản này nh m tạo cơ
sở pháp lý cho việc phân biệt đối xử áp dụng trong các vụ chống bán phá giá đối với các nền
kinh tế đang chuyển đổi mới gia nhập, những nền kinh tế mà giá cả trong nước vẫn bị tác
động bởi hoạt động của chính quyền trung ương. Tuy nhiên, như được giải thích rõ ở phần
dưới, các điều khoản này được đưa ra một cách rất chung chung và không có giới hạn cụ thể
để hạn chế thẩm quyền của nước nhập khẩu. Do đó, khi các nước nhập khẩu có nhiều quyền
trong việc đưa ra các tiêu chí liên quan tới phương pháp thay thế để tính toán giá áp dụng đối
với hàng hóa xuất xứ từ các nền kinh tế phi thị trường, chỉ có thể phân tích từng quy định cụ
thể, trong từng trường hợp mới có thể xác định được tác động của chúng tới doanh nghiệp và
cơ quan quản lý tại nước xuất khẩu.

Trong trường hợp Việt Nam, Hoa Kỳ là Thành viên trực tiếp đưa ra yêu cầu nh m đưa một
phương pháp thay thế vào nội dung cam kết gia nhập để tính toán giá trị thông thường trong
thủ tục chống bán phá giá có liên quan tới các nhà xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù tranh cãi rất
nhiều trong quá trình đàm phán, nhưng cuối cùng Việt Nam phải chấp nhận cam kết tương tự
như Trung Quốc với thời gian bị phân biệt đối xử ngắn hơn (12 năm so với 15 năm của
Trung Quốc). Cam kết này được quy định chi tiết tại đoạn 255 của áo cáo của an Công tác
về việc Việt Nam gia nhập WTO. Đoạn 255 viết:

“Đại diện của Việt Nam xác nhận rằng ngay sau khi gia nhập WTO, Điều VI của GATT 1994,
Hiệp định Thực hiện Điều VI của GATT 1994 (Hiệp định chống bán phá giá) và Hiệp định về
Trợ cấp và các Biện pháp Chống trợ cấp (SCM) sẽ được áp dụng trong các vụ kiện liên quan
đến xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang một Thành viên WTO phù hợp với các điểm sau:

(a) Khi tiến hành so sánh giá theo Điều VI của GATT 1994 và Hiệp định chống bán phá giá,
Thành viên WTO là nước nhập khẩu phải sử dụng hoặc là giá hoặc chi phí ở Việt Nam đối
với ngành hàng đang được điều tra hoặc là một phương pháp không dựa trên sự so sánh
chặt chẽ với chi phí hoặc giá cả ở Việt Nam. Quy tắc để lựa chọn phương pháp phù hợp là:

(i) Nếu các nhà sản xuất trong diện điều tra có thể chỉ ra rõ ràng rằng các điều kiện của nền
kinh tế thị trường đang tồn tại trong ngành sản xuất mặt hàng tương tự liên quan đến sản
xuất và bán mặt hàng đó, nước nhập khẩu là Thành viên WTO khi xác định tương quan giá
cả phải sử dụng giá và chi phí ở Việt Nam cho ngành sản xuất trong diện điều tra.

(ii) Nước nhập khẩu là Thành viên WTO có thể sử dụng một phương pháp không dựa trên sự
so sánh chặt chẽ với giá cả và chi phí ở Việt Nam nếu các nhà sản xuất trong diện điều tra
không thể chỉ ra rõ ràng rằng các điều kiện của nền kinh tế thị trường đang tồn tại trong
ngành sản xuất mặt hàng tương tự liên quan đến sản xuất và bán mặt hàng đó.
(b) Trong các vụ kiện tiến hành theo phần II, III và V của Hiệp định SCM, khi xử lý vấn đề
trợ cấp, các quy định của Hiệp định SCM sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, nếu có những khó
khăn đặc biệt cản trở việc áp dụng các quy định đó, nước nhập khẩu là Thành viên WTO có
thể sử dụng các phương pháp khác nhằm xác định và đo lường tác động của trợ cấp, có cân
nhắc đến khả năng các điều kiện đang tồn tại phổ biến ở Việt Nam có thể không phải là
những cơ sở đối chiếu phù hợp.

(c) Nước nhập khẩu là Thành viên WTO phải thông báo phương pháp được sử dụng theo tiểu
mục (a) trên đây cho Ủy ban về bán phá giá và thông báo phương pháp được sử dụng theo
tiểu mục (b) cho Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp.

(d) Một khi Việt Nam khẳng định được rằng nền kinh tế nước mình là kinh tế thị trường chiểu
theo luật quốc gia của nước nhập khẩu là Thành viên WTO, các quy định tại tiểu mục (a) sẽ
hết hiệu lực với điều kiện luật quốc gia của nước Thành viên có quy định các tiêu chí về kinh
tế thị trường tại thời điểm gia nhập. Trong mọi trường hợp, các quy định trong tiểu mục
(a)(ii) sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2018. Ngoài ra, nếu Việt Nam khẳng định được rằng
các điều kiện của kinh tế thị trường đã tồn tại tại một ngành cụ thể chiểu theo luật quốc gia
của nước nhập khẩu là Thành viên WTO, các quy định trong tiểu mục (a) liên quan tới kinh
tế phi thị trường sẽ không còn được áp dụng cho ngành đó.”

30ᚚ3ᚚ Cá êu hí ôn nhận quy h nh h n ủa Hoa Kỳ

30ᚚ3ᚚ⺁ᚚ T êu hí xá đ nh n ớ ó nền nh h nᚚ

Theo Đạo luật Chống bán phá giá của Hoa Kỳ, các nước mặc nhiên được coi là nền kinh tế
thị trường trừ khi Hoa Kỳ chính thức coi nước đó có nền kinh tế phi thị trường. Để được Hoa
Kỳ công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường, một nước bị coi là có nền kinh tế phi thị
trường phải chứng minh là nền kinh tế đó đáp ứng được sáu tiêu chí quy định tại tại phần
771(1䇅)( ) của Đạo luật chống bán phá giá (Đạo luật). Phần 771(1䇅)( ) của Đạo luật quy
định r ng ộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xem xét các yếu tố sau đây khi xác định liệu
một nước có bị coi là có nền kinh tế phi thị trường hay không:

(1) mức độ mà đồng tiền của nước ngoài đó có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của các
nước khác,

(2) mức độ mà các mức tiền công lao động được xác định bởi sự thương lượng tự do giữa
người lao động và người sử dụng lao động,

( ) mức độ mà các liên doanh hoặc các dạng đầu tư khác của các doanh nghiệp từ các nước
khác được phép hoạt động trên lãnh thổ nước sở tại,

(4) mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ đối với các phương tiện sản xuất

(5) mức độ kiểm soát của chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và đối với các quyết
định về giá cả và sản lượng của doanh nghiệp

(6) những yếu tố khác mà cơ quan tiến hành điều tra cảm thấy phù hợp
Về mặt lý thuyết, dường như quyết định của ộ Thương mại Hoa Kỳ chỉ dựa trên các yếu tố
k thuật (đặc biệt liên quan tới năm tiêu chí đầu tiên trong quá trình điều tra). Tuy nhiên, trên
thực tế quyết định dành quy chế kinh tế thị trường cho một nước cũng chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác trong đó có yếu tố chính trị. Điều này đã được thể hiện rõ trong nhiều
trường hợp ộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét tiêu chí cuối cùng (các yếu tố khác).

30ᚚ3ᚚ2ᚚ T êu hí xá đ nh nành heo đ nh h ớn h n (MOI)

Khi một nước bị coi là một nền kinh tế “phi thị trường” thì ộ Thương mại Hoa Kỳ cũng có
thể sử dụng phương pháp kinh tế thị trường để xác định giá trị thông thường của sản phẩm bị
điều tra nếu như ngành sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị điều tra chứng minh được r ng
ngành đó là một ngành hoạt động “theo định hướng thị trường” (market-oriented industry -
MOI) trên cơ sở các tiêu chí do ộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra.

Một ngành được công nhận là hoạt động “theo định hướng thị trường” khi ngành đó đáp ứng
được các tiêu chí sau đây:

(1) Đối với hàng hóa bị điều tra hoặc rà soát, Chính phủ hầu như không can thiệp vào việc
xác định giá hoặc sản lượng. Ví dụ, việc Nhà nước đặt ra một mức sản lượng nào đó hoặc
đứng ra phân bổ sản xuất mặt hàng đó, dù là để xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa tại nước có
nền kinh tế phi thị trường, s là một rào cản gần như không thể vượt qua trong việc chứng
minh một ngành hoạt động “theo định hướng thị trường”;

(2) Ngành sản xuất hàng hóa bị điều tra hoặc rà soát phải có đặc điểm là do tư nhân sở hữu
hoặc đồng sở hữu. Có thể có doanh nghiệp nhà nước trong ngành nhưng nếu sở hữu Nhà
nước chiếm đa số thì đó s là một yếu tố để Hoa Kỳ không thể công nhận ngành đó hoạt
động “theo định hướng thị trường”;

( ) Hầu hết đầu vào quan trọng, dù là nguyên vật liệu hay không phải nguyên vật liệu (ví dụ
chi phí lao động và chi phí quản lý chung) và hầu hết đầu vào quyết định giá trị của hàng hóa
đang bị điều tra hoặc rà soát phải có giá do thị trường quyết định. Ví dụ, giá của một loại đầu
vào s không được coi là do thị trường quyết định nếu như các nhà sản xuất hàng hóa đang bị
điều tra hoặc rà soát thanh toán giá do Nhà nước quy định đối với đầu vào này hoặc nếu như
đầu vào được cung cấp cho các nhà sản xuất theo định hướng của Chính phủ[10].

Hơn nữa, nếu như việc sản xuất đầu vào là do Nhà nước yêu cầu, tỷ trọng của của đầu vào do
Nhà nước yêu cầu phải không đáng kể. Cho tới nay, trong các vụ kiện chống bán phá giá đối
với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, chưa ngành nào đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí này.

Các nhà xuất khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường bị áp một trong ba mức thuế
chống bán phá giá: “thuế riêng”, “thuế phần A” hoặc “thuế toàn quốc”[11]. Để được hưởng
thuế riêng hoặc thuế phần A cần phải đáp ứng các tiêu chí giống nhau: các nhà xuất khẩu
phải chứng mình được trên thực tế hoặc theo quy định pháp luật Chính phủ không kiểm soát
các hoạt động xuất khẩu. ảng 1.1 liệt kê các tiêu chí phải đáp ứng để có thể chứng minh
Chính phủ không kiểm soát, cả trên thực tế và theo quy định pháp luật, các hoạt động xuất
khẩu:
Bản 30ᚚ⺁ Đ nh nhĩa ủa Hoa Kỳ ề ểm oá Chính hủ

Chính phủ không kiểm soát Chính phủ không kiểm soát
theo văn bản pháp luật trên thực tế

- Không có quy định hạn chế liên quan - Giá xuất khẩu không do Chính phủ đặt
tới giấy phép xuất khẩu và hoạt động kinh ra hoặc không phải được cơ quan chính
doanh của các nhà xuất khẩu; phủ chấp thuận;

- Không có bất kỳ văn bản pháp luật nào phân - Doanh nghiệp có quyền đàm phán và ký
quyền quản lý các công ty; hoặc hợp đồng cũng như các thỏa thuận khác;

- Doanh nghiệp có toàn quyền, độc lập


- Không có bất kỳ biện pháp nào của Chính
trong việc đưa ra quyết định liên quan tới
phủ phân quyền việc kiểm soát các công ty.
việc bầu an Giám đốc;

- Doanh nghiệp được giữ lại lợi nhuận từ


xuất khẩu và phải được tự do đưa ra quyết
định độc lập liên quan tới việc sử dụng lợi
nhuận hoặc bù lỗ.

30ᚚ4ᚚ Cá êu hí ôn nhận quy h nh h n ủa ên m nh Châu Âu (EU)

30ᚚ4ᚚ⺁ᚚ Cá êu hí xá đ nh nền nh h nᚚ

Liên minh châu Âu liệt kê các nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường mà không đưa ra tiêu
chí nào cho việc phân loại này. Theo quy định số 䇅4 9672 của EC, có 15 nước bị coi là các
nền kinh tế phi thị trường, gồm có: Albania, Amernia, Azerbajian, elarus, Georgia,
Kazakstan, ắc Triều Tiên, Kyrgyzstan, Moldova, Mông Cổ, Tajikistan, Turkmenistan,
Ukraine, Uzbekistan, Việt Nam. Tuy nhiên, trong số này có một số nước như Ukraine... đã
được công nhận là có nền kinh tế thị trường.

Tương tự như Hoa Kỳ, để được EU công nhận là nước có nền kinh tế thị trường, nước đó
phải đáp ứng được 5 tiêu chí luật định của EU. (xem bảng 0.2)

30ᚚ4ᚚ2ᚚ T êu hí xá đ nh quy h nh h n đố ớ mộ doanh nh ệ

Khi một doanh nghiệp được hưởng quy chế “kinh tế thị trường”, việc tính toán “giá trị thông
thường” dựa trên số liệu do các doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp. Do đó, biên độ phá giá là
mức khác biệt giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường, tính tới số liệu của bản thân nhà
xuất khẩu. Tuy nhiên, như đã chỉ ra, sau khi áp dụng cách tiếp cận tự do đối với điều khoản
này trong một số năm đầu[12], trong các vụ kiện giày mũi da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung
Bản 30ᚚ2ᚚ Cá êu hí ề “K nh h n” ủa EU

Cá êu hí xá đ nh Cá í dụ ề ệ
“ nh h n” hôn đá ứn êu hí

Các quyết định của doanh nghiệp về giá, chi phí, - Các doanh nghiệp có nghĩa vụ xuất khẩu toàn
đầu vào, kể cả nguyên liệu thô, chi phí công nghệ bộ hoặc phần lớn sản lượng của mình.
và nhân công, sản lượng, doanh số bán và đầu tư,
được thực hiện theo cung cầu của thị trường, - Các doanh nghiệp hoàn toàn do “Nhà nước sở
không có sự can thiệp rõ rệt của Nhà nước; giá hữu” trong đó việc quản lý trực tiếp gắn với
của các nguyên liệu đầu vào chính, về cơ bản, thể Nhà nước.
hiện giá thị trường.

Các doanh nghiệp có hệ thống sổ sách kế toán - ౙổ sách kế toán của doanh nghiệp không được
độc lập, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, được dùng kiểm toán hoặc doanh nghiệp không công bố
cho mọi mục đích. báo cáo tài chính của mình.

- ౙổ sách kế toán không phù hợp với “Tiêu


chuẩn Kế toán quốc tế”.

- Việc thẩm định do các kiểm toán viên thực


hiện rất không đầy đủ, không thể đảm bảo độ tin
cậy của các tài khoản.

Chi phí sản xuất và tài chính doanh nghiệp - Quyền sử dụng đất không tương thích với các
không bị bóp méo do hậu quả của hệ thống kinh điều kiện kinh tế thị trường mà do cơ quan có
tế phi thị trường trước đây, đặc biệt là đối với thẩm quyền quyết định một cách tập trung, đặc
việc khấu hao tài sản cố định, xoá nợ, thương biệt liên quan tới việc xác định giá và rà soát
mại hàng đổi hàng hoặc thanh toán thông qua bù giá.
nợ.
- Việc định giá tài sản của các công ty không
minh bạch và không phù hợp với các tiêu chí
kinh tế thị trường.

Doanh nghiệp bị điều tra chịu sự điều chỉnh của - Nước này chưa ban hành luật phá sản.
luật sở hữu và phá sản nh m đảm bảo sự ổn định
và chắc chắn về mặt pháp lý đối với hoạt động
của doanh nghiệp

Tỷ giá được xác định theo giá thị trường.

Quốc gần đây, EC đã từ chối toàn bộ, chỉ chấp nhận một trong số 176 đề nghị được hưởng
quy chế kinh tế thị trường từ các nhà xuất khẩu Trung Quốc[1 ].

Nếu như việc kiểm tra quy chế “kinh tế thị trường” đối với một doanh nghiệp không thành
công, còn có một cơ hội cuối cùng để tránh việc tính toán biên độ phá giá dựa trên so sánh
giữa giá trị thông thường (tính toán theo phương pháp áp dụng đối với nền kinh tế phi thị
trường) và giá xuất khẩu bình quân của tất cả các nhà xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu tại các
nước có nền kinh tế phi thị trường xuất khẩu sang EC có thể yêu cầu được tính toán riêng r
với điều kiện họ đáp ứng các yêu cầu liệt kê tại ảng 1. (nhắc lại Điều 9.5 trong quy định
䇅4 96 của EC).

Bản 30ᚚ3ᚚ Cá êu hí đố x ên ừn ôn y hôn đ ợ h ởn MES

Trong trường hợp các doanh nghiệp do nước ngoài sở hữu toàn bộ hoặc sở hữu một phần,
các liên doanh thì các nhà xuất khẩu được tự do chuyển ra nước ngoài vốn và lợi nhuận.

Giá cả và số lượng hàng xuất khẩu, điều kiện bán hàng được quyết định một cách tự do.

Phần lớn cổ phần thuộc về khu vực tư nhân. Các quan chức nhà nước tham gia an Giám
đốc hoặc giữ các vị trí quản lý chủ chốt s chỉ ở mức thiểu số hoặc phải chứng minh được
r ng doanh nghiệp vẫn độc lập với sự can thiệp của Nhà nước.

Tỷ giá chuyển đổi theo giá thị trường

Can thiệp của Nhà nước không tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu riêng r có thể trốn tránh
việc bị áp dụng các mức thuế khác nhau.

Các nhà xuất khẩu có giá trị thông thường được thiết lập theo phương thức sử dụng nước
tương tự thứ ba s được hưởng mức thuế riêng r tính toán thông qua việc so sánh giá trị
thông thường với giá xuất khẩu của từng nhà xuất khẩu đó, thay vì giá bình quân gia quyền
của tất cả các giao dịch xuất khẩu sang EU. Tuy nhiên, khi số lượng các nhà xuất khẩu là rất
lớn, cơ quan điều tra có thể phải sử dụng việc chọn mẫu: có nghĩa là mức thuế đối với các
nhà xuất khẩu không n m trong mẫu (và đáp ứng các điều kiện nói trên về đối xử riêng r ) s
dựa trên thuế bình quân gia quyền của các nhà xuất khẩu n m trong mẫu đáp ứng điều kiện
được đối xử riêng r .

Bản 30ᚚ4ᚚ Tá độn ủa ệ dành MES hoặ đố x ên ừn doanh nh ệ

Tính oán  á Tính oán  á xu


Quy h B ên độ há  á
hôn h n hẩu

Doanh nghiệp tại các Giá trị được tính toán Giá phản ánh giá Dựa trên số liệu thực
nước được coi là “kinh có tính tới số liệu tại xuất khẩu thực tế của tế.
tế thị trường”. thị trường xuất khẩu từng doanh nghiệp.
(thông thường số liệu
Doanh nghiệp tại các do doanh nghiệp bị
nền “kinh tế phi thị điều tra cung cấp).
trường” được hưởng
quy chế “kinh tế thị
trường”.

Doanh nghiệp tại các Giá trị được tính toán Giá phản ánh giá iên độ phá giá bị thổi
nền “kinh tế phi thị căn cứ vào số liệu thu xuất khẩu thực tế của phồng, tuỳ thuộc vào
trường” được hưởng thập tại nước tương từng doanh nghiệp. chi phí của nước tương
đối xử riêng r . tự. tự.
Doanh nghiệp tại các Giá xuất khẩu phản iên độ phá giá có thể
nền “kinh tế phi thị ánh giá xuất khẩu bị thổi phồng, tuỳ
trường” không được bình quân của ngành. thuộc vào chi phí của
hưởng quy chế kinh tế nước tương tự và tùy
thị trường và đối xử thuộc vào việc giá xuất
riêng r . khẩu phản ánh giá xuất
khẩu bình quân của
ngành.

30ᚚ4ᚚ3ᚚ V ệ lựa họn “n ớ ơn ự” để ính oán “ á hôn h n”

Các nước nhập khẩu có nhiều quyền trong việc lựa chọn “nước tương tự” trong điều tra các
sản phẩm nhập khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường. EC s lựa chọn một nước có
năng lực và phương thức sản xuất gần giống với nước bị điều tra. Mục tiêu là cho phép các
nhà điều tra mô phỏng chi phí sản xuất tại nước bị điều tra với giả định nước này hoạt động
theo các điều kiện kinh tế thị trường. Một điều quan trọng cần nhấn mạnh là mục tiêu không
phải là lựa chọn một nước có điều kiện sản xuất giống hệt điều kiện sản xuất tại nước bị điều
tra do theo định nghĩa thì các điều kiện này là không được biết, hay đã bị bóp méo do các
điều kiện kinh tế thị trường không hoạt động. Nước tương tự cho phép các nhà điều tra mô
phỏng để xem các chi phí này s như thế nào nếu như tồn tại các điều kiện kinh tế thị trường.
Hai tiêu chí chính trong việc lựa chọn một nước tương tự phù hợp là có thị trường cạnh tranh
tự do và có doanh số bán trong nước đại diện của sản phẩm tương tự.

30ᚚ5ᚚ So ánh á êu hí xá đ nh nền nh h n ủa Hoa Kỳ, EU à mộ ố


n ớ há ᚚ

Không chỉ có Hoa Kỳ và EU đưa ra các tiêu chí xác định nền kinh tế thị trường. Nhiều nước
phát triển và đang phát triển phân loại các quốc gia khác là phi thị trường phục vụ cho những
tranh chấp thương mại, một vài nước thì dựa vào một loạt những tiêu chí, những nước khác
thì dựa trên thực tế r ng một thành viên khác của WTO đã xếp loại như vậy, và một số nước
khác thì dựa vào những quy trình đưa ra kết luận mơ hồ và bí ẩn. Polouetov liệt kê một số
nước đã đưa ra sự phân loại nền kinh tế phi thị trường. ảng 1.5 dưới đây so sánh những tiêu
chí được 4 cơ quan lập pháp tại M , EC, Mexico và Malaysia sử dụng trong việc đưa ra
quyết định liên quan đến phân loại các nền kinh tế vào danh sách thị trường hay phi thị
trường.

Dựa trên sự tương đương giữa những tiêu chí khác nhau trong bảng 1 và xác định gần đây
của DOC liên quan đến Việt Nam, dưới đây s tập trung chủ yếu vào những tiêu chí của M ,
EC (và Mexico), tuy nhiên, đặc biệt nhấn mạnh vào hệ thống kế toán và những yêu cầu báo
cáo tài chính. EC cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có luật phá sản và luật tịch biên tài
sản được thực thi một cách có hiệu quả.

Những tiêu chuẩn kế toán, bao gồm cách xử lý việc hạ giá, định giá tài sản, quá trình kiểm
toán, đều cần thiết đối với việc định giá thực của các công ty và chi phí sản xuất. Đây là
những quan tâm chủ chốt đối với những vụ việc chống bán phá giá, và đây có thể là lý do
khiến EC tính đến những tiêu chí này, nhưng chúng lại ít liên quan đến việc xem xét thị
trường có bị bóp méo ở mức độ lớn hay không. Thị trường vẫn có thể có tính cạnh tranh bất
kể hệ thống kế toán hay chế độ luật sở hữu yếu kém, nhưng chúng cũng có thể kém hiệu quả
nếu chi phí giao dịch tăng và tình trạng trốn thuế trở nên phổ biến. Đối với việc xem xét kinh
tế phi thị trường, DOC bỏ qua vấn đề kế toán ở cấp độ doanh nghiệp mà thay vào đó tập
trung vào vấn đề rộng hơn liên quan đến cả ngành như rào cản để tham gia và rút khỏi thị
trường, và những thị trường đặc biệt thiếu tính cạnh tranh. Khi thiếu vắng cạnh tranh, luôn
luôn xuất hiện cơ chế xin - cho đối với cơ hội tiếp cận với nguồn lực đất đai hoặc tín dụng.

Bản 30ᚚ5ᚚ So ánh nhữn êu hí on mộ à hệ hốn luậ há để mộ n ớ đ ợ


đánh  á là ó nền nh h n

USA EC Mex o Malay a

(1) mức độ mà đồng Việc chuyển đổi tỷ giá Đồng tiền của nước Không có điều khoản
tiền của nước ngoài đó hối đoái được tiến đang bị điều tra tương đương
có thể được chuyển hành theo tỷ giá trên phảichuyển đổi được
đổi sang đồng tiền của thị trường một cách bình
các nước khác thường trên thị
trường tiền tệ quốc tế

(2) mức độ sở hữu Các quyết định của Các quyết định liên Mức độ của đầu tư tư
hoặc kiểm soát của doanh nghiệp liên quan tới giá cả, chi nhân, cụ thể là các
chính phủ đối với các quan đến giá cả, chi phí và nguồn cung công ty tư nhân có
phương tiện sản xuất phí và đầu vào, bao đầu vào, bao gồm chiếm tỷ trọng lớn
gồm công nghệ và lao nguyên liệu thô, công không, các cơ quan nhà
động, đầu ra, lượng nghệ, việc sản xuất, nước có nắm quyền
bán ra và đầu tư, được lượng bán ra và đầu lãnh đạo hoặc giữ vị trí
đưa ra để đáp ứng các tư, trong ngành công quản lý quan trọng hay
dấu hiệu của thị nghiệp đang bị điều không.
trường phản ánh cung tra, phải được đưa ra
và cầu, không có sự để đáp ứng các dấu
can dự đáng kể của hiệu của thị trường
nhà nước, và chi phí mà không có sự can
của phần lớn các đầu thiệp đáng kể của
vào phản ánh đúng giá nhà nước
trị của thị trường

( ) mức độ kiểm soát Như trên Như trên Công ty kiểm soát việc
của chính phủ đối với khai thác tìm kiếm
việc phân bổ các nguyên liệu thô và các
nguồn lực và đối với yếu tố đầu vào.
các quyết định về giá
cả và sản lượng của Tự do quyết định giá
doanh nghiệp cả và số lượng hàng
xuất khẩu

(4) mức độ mà các Không có điều khoản Lương ở những nước Tự do thuê và sa thải
mức tiền công lao tương đương nói trên phải được công nhân và quyết
động được xác định thiết lập thông qua
bởi sự thương lượng thương lượng giữa định lương của họ.
tự do giữa người lao công nhân và người
động và người sử chủ.
dụng lao động

(5) mức độ mà các Không có điều khoản Không có điều khoản Không có điều khoản
liên doanh hoặc các tương đương tương đương tương đương
dạng đầu tư khác của
các doanh nghiệp từ
các nước khác được
phép hoạt động,

(6) Không có điều Các công ty có một hệ Ngành công nghiệp Không có điều khoản
khoản tương đương thống ghi chép kế toán đang bị điều tra phải tương đương
cơ bản rõ ràng và có duy nhất một hệ
những ghi chép này thống ghi chép kế
được kiểm toán độc toán được sử dụng
lập theo tiêu chuẩn trong mọi trường hợp
kiểm toán quốc tế và và được kiểm toán
được áp dụng đối với dựa vào những tiêu
tất cả các mục đích. chí kế toán đã được
chấp nhận rộng rãi

(7) Không có điều Chi phí sản xuất và Chi phí sản xuất và Không có điều khoản
khoản tương đương tình hình tài chính của tình hình tài chính tương đương
các công ty không phải của ngành công
chịu các hành vi bóp nghiệp đang bị điều
méo đáng kể được tiến tra không bị bóp méo
hành bởi hệ thống kinh trong quan hệ đánh
tế phi thị trường cũ, cụ giá thấp đi giá trị tài
thể là trong quan hệ sản, nợ xấu, thương
đánh giá thấp đi giá trị mại đổi chác và đền
tài sản, những hành vi bù nợ hoặc những
xóa nợ khác và trả nợ yếu tố khác được coi
thông qua đền bù là có liên quan

(䇅) Không có điều Những công ty đang Không có điều khoản Không có điều khoản
khoản tương đương xem xét phải tuân theo tương đương tương đương
luật phá sản và luật sở
hữu tài sản, những bộ
luật đảm bảo cho sự
chắc chắn và ổn định
hợp pháp đối với hoạt
động của công ty

(9) những yếu tố khác Không có điều khoản Không có điều khoản Không có điều khoản
mà chính quyền điều tương đương tương đương tương đương
hành cảm thấy phù
hợp
30ᚚ⺁ᚚ T n hợ á êu hí ôn nhận mộ nền nh là nền nh h n

Việc công nhận một nước khác có nền kinh tế thị trường được phân tích và đánh giá trên cơ
sở hệ thống các tiêu chí của các nước khác nhau là khác nhau. Ngay trong cùng một hệ thống
được coi là cùng phát triển kinh tế thị trường như Liên minh Châu Âu hay Hoa Kỳ cũng có
những khác biệt nhất định. Mặc dù vậy, các nước vẫn dựa trên một số chỉ số nhất định để
đánh giá một nước có nền kinh tế thị trường hay phi thị trường. Có thể tổng kết những chỉ số
được Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Canada sử dụng trong các tiêu chí như sau:

30ᚚ⺁ᚚ⺁ᚚ Va ò ủa Nhà n ớ on quản lý nền nh à ểm oá ệ hân b nuồn


lự quố  aᚚ

Các nước Châu Âu và Hoa Kỳ rất quan tâm đến những vấn đề như: sở hữu của nhà nước, sự
phân bổ và kiểm soát các nguồn lực tự nhiên, vốn và nguồn nhân lực; quyền và sự kiểm soát
của nhà nước đối với việc quản lý nền kinh tế; sự kiểm soát của nhà nước đối với sản xuất,
trong đó sự kiểm soát ở đây được đánh giá dưới góc độ sở hữu tài sản của doanh nghiệp, sự
phân bổ lợi nhuận và cơ chế phá sản; kiểm soát của nhà nước đối với thương mại quốc tế và
thương mại nội địa; kiểm soát của nhà nước đối với các tổ chức trung gian như các hiệp hội,
các phòng thương mại. Tóm lại, tất cả những vấn đề nêu trên chính là vai trò của nhà nước
trong việc điều hành nền kinh tế thị trường, hay nói cách khác chính là vai trò của nhà nước
trong mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp.

30ᚚ⺁ᚚ2ᚚ Mô n nh doanh à ự ự do ủa doanh nh ệ on hoạ độn ản xu


nh doanh ( ừ ệ hành lậ doanh nh ệ , lựa họn nành nhề nh doanh, ự do
quy đ nh  á ả ản hẩm à á đ ều ện  ao d h h ơn mạ )ᚚ

Hoa Kỳ quan tâm đến các vấn đề như liệu có tồn tại sự can thiệp của Nhà nước vào các quyết
định của doanh nghiệp liên quan đến sản lượng, giá cả của sản phẩm hay không; liệu doanh
nghiệp có thực sự được độc lập trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình hay không; liệu
doanh nghiệp có sự tự do trong việc lựa chọn ban lãnh đạo doanh nghiệp và phân bổ lợi
nhuận trong doanh nghiệp hay không; liệu doanh nghiệp có quyền tự quyết định trong việc
đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại và hoạt động xuất nhập khẩu hay không. Trong
khi đó, Liên minh Châu Âu lại quan tâm đến các khía cạnh như liệu doanh nghiệp có quyền
ra quyết định giá cả và khối lượng xuất khẩu hay không; liệu sổ sách kế toán có mà các
doanh nghiệp sử dụng trong công việc quản trị có phù hợp với tiêu chuẩn kế toán quốc tế hay
không; liệu doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ của nước đó có được quyền
chuyển lợi nhuận của mình ra nước ngoài hay không và họ có quyền tự quyết đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình hay không.

Trong trường hợp của Canada, cơ quan điều tra của Canada ngoài việc quan tâm đến các vấn
đề nêu trên thì họ cũng quan tâm đến hình thức sở hữu của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
và sự chuyển đổi hình thức sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, về bản chất,
vấn đề quan trọng đối với nhóm tiêu chí này là hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp có được thực hiện dựa trên các định hướng thị trường và quản trị doanh nghiệp theo
tiêu chuẩn quốc tế hay không, hay nói cách khác là doanh nghiệp có được tự do trong việc
thực hiện các quyền và hành vi của mình hay không.
30ᚚ⺁ᚚ3ᚚ Ch hí à  á ả ủa á y u ố on quá ình ản xu

Hoa Kỳ quan tâm đến sự kiểm soát của nhà nước trong việc phân bổ các nguồn lực và các
yếu tố đầu vào của sản phẩm có được định giá trên cơ sở thị trường hay không. Liên minh
Châu Âu thì quan tâm đến liệu thị trường có thể quyết định giá cả của các yếu tố đầu vào và
sự đáng tin cậy trong việc tính toán chi phí của doanh nghiệp. Trong khi đó, Canada lại quan
tâm đến các quyết định của doanh nghiệp liên quan đến giá cả của các yếu tố đầu vào như
nguyên liệu thô, năng lượng, chi phí nhân công. Như vậy, các nước này đều quan tâm đến
liệu các yếu tố đầu vào có được định giá trên cơ sở thị trường hay không. Việc đánh giá mức
độ thị trường hóa của các yếu tố này có thể được xác định thông qua phân tích quá trình hình
thành và phát triển của một số thị trường cơ bản trong nền kinh tế như thị trường lao động,
thị trường vốn, thị trường đất đai...

30ᚚ⺁ᚚ4ᚚ Cá n đề ề h ơn mạ

Châu Âu và Hoa Kỳ đều quan tâm đến các hoạt động thương mại của doanh nghiệp, cả nội
thương lẫn ngoại thương. Liệu các giao dịch thương mại có được tự do thỏa thuận và tiến
hành hay không. Các cơ sở hạ tầng về mặt thị trường cho hoạt động thương mại có được hình
thành và phát triển hay không? Liệu các tổ chức trong gian có vai trò gì trong hoạt động
thương mại của doanh nghiệp? Các doanh nghiệp có quyền tự do trong quyết định chính sách
thương mại của công ty mình hay không? Tất cả những yếu tố này có thể tóm gọn lại trong
khái niệm sự bình đẳng của môi trường thương mại

30ᚚ⺁ᚚ5ᚚ Chính á h à hính à ền ệ

Tất cả các nước có quy định về các tiêu chí xác định nền kinh tế thị trường đều rất quan tâm
đến lãi suất và tỉ giá hối đoái của nước bị điều tra chống bán phá giá có được quyết định trên
cơ sở thị trường hay không. Liệu đồng tiền của nước bị điều tra có thể chuyển đổi được hay
không và được chuyển đổi ở mức độ nào? Có tồn tại sự khác biệt trong lãi suất dành cho
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hay không? Tình
hình tài chính của doanh nghiệp có bị hệ thống phi thị trường cũ bóp méo hay không? Các
doanh nghiệp có được tự do hoán đổi và đặt cọc tỉ giá hối đoái hay không? Tóm lại là thị
trường tài chính – tiền tệ có thực sự lành mạnh trong thực tiễn hay không được đánh giá
thông qua sự hoạt động của hai công cụ tài chính là lãi suất và tỉ giá hối đoái.

Có thể nói các tiêu chí nói trên là những là những cơ sở ban đầu để hiểu và đánh giá một nền
kinh tế có phải là nền kinh tế thị trường hay không. Mặc dù vậy, các quốc gia và trường phái
khác nhau đều có những quan điểm khác nhau về các tiêu chí đánh giá một nền kinh tế thị
trường. Tuy nhiên, với mục đích để các cơ quan điều tra của các nước thành viên WTO hiểu
và có đánh giá hợp lý và thực chất đối với những tiến bộ trong quá trình chuyển đổi nền kinh
tế của Việt nam sang nền kinh tế thị trường trong hơn 20 năm qua, những thành viên tham
gia xây dựng áo cáo chủ yếu sử dụng các tiêu chí do Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và một
số nước thành viên WTO khác làm cơ sở để xây dựng các nội dung cụ thể.
30ᚚ7ᚚ Đánh  á mứ độ h n hóa ủa nền nh V ệ Nam

Kể từ khi bắt đầu đổi mới năm 19䇅6, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc
chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Cho đến nay, có thể thấy nền kinh tế Việt
Nam thể hiện những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, cũng như bất kì quốc gia nào, vai trò của nhà nước trong quản lý vĩ mô là rất quan
trọng nhưng Nhà nước không còn can thiệp trực tiếp vào công việc kinh doanh của doanh
nghiệp, ngay cả đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu của mình, nhà nước cũng tôn trọng quyền
tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đã được khẳng định trong luật pháp và trên
thực tế đang được thực hiệnngày càng đầy đủ. Trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam,
vai trò của Nhà nước là nh m đảm bảo ổn định vĩ mô, tạo lập và duy trì môi trường kinh
doanh bình đẳng cho hoạt động của doanh nghiệp.

Việc phân bổ nguồn lực của nền kinh tế là do quy luật cung cầu quyết định. Trừ một số rất ít
trường hợp ngoại lệ ở đây do điều kiện lịch sử còn tồn tại tình trạng độc quyền hoặc độc
quyền tự nhiên nhà nước mới phải kiểm soát giá độc quyền còn tuyệt đại bộ phận giá cả là
không bị Chính phủ kiểm soát; đấu thầu, đấu giá nh m đạt được mức giá tốt hơn là rất phổ
biến. Việt Nam đã và đang thực hiện những cải cách kinh tế quan trọng, trong đó có việc
Chính phủ không kiểm soát việc phân bổ các nguồn lực hoặc áp đặt giá cả và sản lượng cho
các doanh nghiệp. Các quyết định về đầu tư, mua nguyên liệu đầu vào, sản lượng và giá cả
không còn theo cơ chế tập trung nữa mà do thị trường quyết định. Không còn tình trạng Nhà
nước chi trả cho các hoạt động của doanh nghiệp quốc doanh. Thuế hoá đã thay thế cơ chế
“lãi thu lỗ bù” trước đây trong khu vực kinh tế nhà nước.

Tình trạng phân biệt đối xử đã được khắc phục một cách căn bản với việc ban hành Luật
doanh nghiệp chung 2005, Luật đầu tư chung 2005 và Luật thương mại sửa đổi 2005. Điều
quan trọng là việc tham gia kinh doanh đã trở nên dễ dàng đối với khu vực kinh tế tư nhân,
kể cả đối với đầu tư nước ngoài và danh mục các lĩnh vực kinh doanh chỉ dành cho doanh
nghiệp nhà nước không còn nhiều. Thương mại phi thị trường đã hoàn toàn bị xóa bỏ và chế
độ hàng đổi hàng không còn tồn tại.

Nhà nước đã thừa nhận các thành phần kinh tế khác nhau và khẳng định sự bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ trong chế độ thuế, thương mại hoặc tiền tệ. Trong hầu hết các ngành
nghề, tiền công hoàn toàn được xác định trên cơ sở cung cầu của thị trường lao động. Người
sử dụng lao động có toàn quyền quyết định mức tiền công không thấp hơn mức tiền công tối
thiểu, công nhân có quyền tự do tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng tuỳ thuộc vào mức
lương và các điều kiện lao động cụ thể. Nói cách khác, trên thực tế Việt Nam đã tồn tại thị
trường lao động tự do. ên cạnh đó, Nhà nước cũng đã trao quyền kiểm soát phương tiện sản
xuất cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đặc điểm về đất đai của nền kinh tế Việt Nam và việc
quyền sử dụng đất được qui định đầy đủ cho thấy việc kiểm soát phương tiện sản xuất đã
được trao từ Nhà nước về cá nhân và doanh nghiệp của Việt Nam. Ngoài ra, các doanh
nghiệp tư nhân trong các lĩnh vực khác nhau cũng đang ngày càng trở nên quan trọng.

Thứ hai, quá trình cải cách DNNN đang diễn ra với quy mô ngày càng sâu và rộng. Việc cải
cách chủ yếu được thực hiện theo phương pháp của kinh tế thị trường là tạo môi trường cạnh
tranh, xoá bỏ độc quyền của DNNN. ên cạnh cổ phần hoá còn có các hình thức chuyển đổi
sở hữu khác như bán, khoán, cho thuê DNNN. Tốc độ cổ phần hoá ngày càng được thúc đẩy
nhanh hơn. Việt Nam đã cổ phần hoá một số lượng đáng kể doanh nghiệp nhà nước; số lượng
doanh nghiệp nhà nước đã và s tiếp tục giảm. ౙau khi đã cổ phần hoá, nhà nước hầu như
không can thiệp vào hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp, chỉ trừ trường hợp giải quyết
vấn đề lao động dôi dư. Việc nhà nước quy định hạn chế thải hồi lao động và có chính sách
đền bù cho những người nghỉ việc khi cổ phần hoá doanh nghiệp là nh m tránh tình trạng
thất nghiệp diễn ra với quy mô lớn gây bất ổn xã hội, đảm bảo cải cách phải đi đôi với phát
triển.

Thứ ba, môi trường đầu tư thông thoáng và bình đẳng. Với việc ban hành luật đầu tư chung
2005, sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã hoàn toàn bị xóa
bỏ. Thủ tục thành lập doanh nghiệp và tiến hành đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đã được đơn
giản hóa và rút ngắn một cách đáng kể. Thậm chí, một số ý kiến của doanh nghiệp trong
nước còn cho r ng, hiện nay, cơ chế chính sách của Việt Nam còn ưu đãi doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài hơn so với doanh nghiệp trong nước.

Thứ tư, Việt Nam đã ban hành một hệ thống luật công ty minh bạch, bao gồm luật doanh
nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, luật DNNN, luật hợp tác xã. Đặc biệt Việt Nam đã ban hành
các văn bản tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho sự phát triển mạnh m của khu vực kinh tế
tư nhân, bảo vệ quyền lợi của cổ đông: quyền biểu quyết được xác định dựa trên quyền biểu
quyết theo số vốn góp. Ngoài ra cổ đông còn được quyền giám sát thông qua ban giám sát,
kiểm toán nội bộ và được cung cấp thông tin và được quyền chuyển nhượng cổ phần khi
muốn rút khỏi kinh doanh. Ngay trong các liên doanh, chỉ có hai trường hợp biểu quyết yêu
cầu nhất trí là đầu tư và giải thể, thay đổi điều lệ hoạt động. Luật doanh nghiệp năm 2005 áp
dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam không phân biệt chế độ sở hữu s tạo ra
cơ sở pháp lý chung cho các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu trong hoạt động kinh
doanh và trước pháp luật. Luật kế toán xác định khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán
của công ty phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế. Như vậy, khung pháp lý cho khu vực tư
nhân đã được hình thành và có những bước tiến đáng kể trong việc thực thi, thể hiện qua số
lượng doanh nghiệp tư nhân được thành lập tăng rất nhanh trong vài năm gần đây.

Thứ năm, từ chỗ hầu như chỉ có một khung pháp luật rất đơn giản trong thời kỳ kế hoạch
hoá tập trung, hiện nay ở Việt Nam đã hình thành một khung pháp luật khá đầy đủ cho sự
vận hành của nền kinh tế thị trường. Việt Nam đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật
thống nhất và minh bạch để đảm bảo việc tôn trọng các quyền về sở hữu tư nhân bao gồm
quyền sở hữu tài sản và quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù còn cần phải tiếp tục hoàn thiện nhưng
hệ thống pháp luật của Việt Nam về cơ bản là thích hợp với kinh tế thị trường mà trước hết
đó là sự khẳng định quyền sở hữu tài sản của tư nhân. Quyền sở hữu tài sản đã được thừa
nhận trong trong Hiến pháp Việt Nam và được cụ thể hóa trong các đạo luật khác nhau. Trên
thực tế quyền tài sản được tôn trọng. Các tranh chấp về tài sản phần nhiều liên quan đến đất
đai và do lịch sử để lại, là hậu quả của hai cuộc chiến tranh. Chỉ trong những trường hợp đặc
biệt vì lợi ích quốc gia, vì lý do an ninh quốc phòng, nhà nước có thể trưng thu, trưng dụng
tài sản tư nhân nhưng đảm bảo s đền bù thoả đáng.

ên cạnh đó, Việt Nam đã có một hệ thống luật pháp đảm bảo sự vận hành của qui chế phá
sản.

Việt Nam rất tích cực trong việc tham gia các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ. Việt Nam
đã hình thành hệ thống luật pháp về sở hữu trí tuệ và việc thực thi đang ngày càng nghiêm
túc, kể trên thị trường trong nước và ở các cửa khẩu. Nhiều trường hợp vi phạm đã được xử
lý theo pháp luật. Việt Nam cũng đã ban hành và áp dụng hệ thống pháp luật đảm bảo môi
trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Thứ sáu, hệ thống ngân hàng đang được cải cách và dần hoàn thiện. Lĩnh vực tài chính đã và
đang được cải cách mạnh m theo hướng tự do hoá phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoạt
động tín dụng được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư vì
lợi ích kinh tế cụ thể thay vì theo sự chỉ đạo của nhà nước.

Tương tự như các tổ chức kinh doanh khác, các ngân hàng, kể cả ngân hàng quốc doanh đều
có quyền tự chủ trong kinh doanh. Các ngân hàng được tự quyết định lựa chọn khách hàng
cho vay, không phân biệt đó là doanh nghiệp quốc doanh hay tư nhân, tuỳ theo mức độ tín
nhiệm trong thanh toán của khách hàng và hoặc quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Trên
thực tế không có sự đối xử khác nhau giữa các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân trong lĩnh
vực tài chính. Các ngân hàng còn được quyền cho vay không cần thế chấp. Việc tự do hoá lãi
suất ngoại tệ và nhất là lãi suất tiền VND đánh dấu một bước quan trọng trong việc mở rộng
quyền tự chủ kinh doanh của các ngân hàng. Về cơ bản các ngân hàng hoạt động theo nguyên
tắc thị trường, các khoản vay ưu đãi để thực hiện chính sách của nhà nước được chuyển sang
cho ngân hàng chính sách xã hội.

Ngân hàng nhà nước mặc dù hoạt động không độc lập hoàn toàn nhưng đã chuyển sang thực
hiện các chức năng điều chỉnh cân đối tiền tệ, ổn định đồng tiền b ng các công cụ thị trường
và đã đạt được kết quả khả quan trên thực tế. Trong những năm 200 -200䇅, mặc dù giá cả
một số mặt hàng quan trọng trên thế giới tăng lên đáng kể và Việt Nam đã mở cửa thông
thương với thế giới, nhưng kinh tế vĩ mô vẫn giữ tương đối ổn định, kể cả chỉ số lạm phát và
tỷ giá hối đoái.

Việt Nam là nước định hướng phát triển thương mại với một đồng tiền có khả năng chuyển
đổi trong giao dịch vãng lai và do đó, giá cả của thế giới có thể thâm nhập vào thị trường nội
địa.

Cuối cùng, tiến bộ trong tự do hoá thương mại đãgóp phần quan trọng thúc đẩyhình thành cơ
chế thị trường ở Việt Nam. Từ năm 19䇅6, Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào hệ
thống thương mại toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương.
Thông qua tiến trình đổi mới được bắt đầu thực hiện một cách mạnh m từ năm 19䇅6 và
được tăng cường một cách đáng kể từ năm 1991 cho đến nay và đặc biệt là từ sau năm 2001,
Việt Nam đã xây dựng được nền móng cơ bản cho cơ chế thị trường và đã đưa các nguyên
tắc kinh tế thị trường hợp lý vào tận các doanh nghiệp và các cá nhân, chính những thay đổi
này s là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù phải thừa nhận là
tiến trình cải cách không thể không trải qua giai đoạn khó khăn ban đầu nhưng các hạn chế
của cơ chế tập trung nhà nước đã được loại bỏ và Việt Nam đã chuyển hướng một cách căn
bản để gia nhập cộng đồng thế giới theo các nguyên tắc thương mại tự do và bình đẳng. Việc
trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới cho thấy Việt Nam đã hoàn
toàn hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Tóm lại trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong tự do hoá
thương mại và đầu tư và đã chủ động hội nhập nền kinh tế năng động của mình vào hệ thống
toàn cầu. Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, Việt Nam đã sửa đổi một cách tích
cực các chính sách, luật pháp không phù hợp với kinh tế thị trường, xoá bỏ những điểm bất
cập ngăn cản các doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh độc lập theo nguyên tắc
thị trường. Hơn thế nữa, Việt Nam còn thiết lập thêm một số thể chế mới của kinh tế thị
trường trước đây chưa từng tồn tại ở Việt Nam.

Với những nỗ lực như vậy, trong quá trình đàm phán giải trình nền kinh tế thị trường của
Việt Nam với đối tác quan trọng nhất là Nhật ản, Hoa Kỳ và EU đã có những bước tiến
đáng kể như: năm 2012 Nhật ản đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo các
tiêu chí đánh giá của Nhật ản; EU đã công nhận Việt Nam đạt được 01 tiêu chí về giá cả
trong số 05 tiêu chí của EU, và hiện hai bên đang tiếp tục nỗ lực trao đổi quan điểm thông
qua các Phiên họp Nhóm giải trình KTTT; Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã thành lập Nhóm
công tác về KTTT để trao đổi quan điểm về vấn đề này, qua đó Hoa Kỳ cũng đã ghi nhận
những đổi mới của Việt Nam trong thời gian gần đây trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, có
khoảng 0 quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận nền KTTT Việt Nam phục vụ cho mục
đích phòng vệ thương mại.

Để hiểu rõ hơn về cách thức giải trình và lượng thông tin mà Việt Nam đưa ra trong các cuộc
họp, thảo luận về nền KTTT Việt Nam với các nước đối tác (đặc biệt là Hoa Kỳ và EU), có
thể tham khảo các Phụ lục 1, 2 của Chuyên đề.

TÀI IỆU THAM KHẢO


1. Hiệp định Marakesh thành lập Tổ chức thương mại thế giới WTO

2. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947 và GATT 1994)

. Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994

4. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

5. Văn kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam

6. áo cáo giải trình về nền kinh tế thị trường Việt Nam năm 2010

7. ản giải trình về nền kinh tế thị trường của Việt Nam với EC năm 2012

䇅. ản giải trình về nền kinh tế thị trường của Việt Nam với Hoa Kỳ năm 2014

[1]⺁rancis ౙnyder, “The Orgin of the non-market economy:Ideas, Pluralism and Power in the
EC anti-dumping laws about China”, European Journal of Law, Vol 7, 2001.

[2]GATT 1994, Điểm bổ sung thứ hai của Đoạn 1 của Điều VI trong Phụ lục I của GATT
1994.
[ ] Điều XII.1 quy định: ất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt nào
hoàn toàn tự chủ trong việc điểu chỉnh các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác quy
định trong Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại đa biên đều có thể gia nhập Hiệp
định này theo các điều khoản đã thỏa thuận giữa quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan đó với
WTO. Việc gia nhập đó cũng s áp dụng cho Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại đa
biên kèm theo

[4] WTO, đề xuất của Trung Quốc cho đàm phán về chống bán phá giá, 06.0 .200 ,
TN RL W 66

[5] ౙnyder,đã dẫn n.1, 䇅

[6] Quy định cơ bản của Hội đồng (EEC) 459 6䇅 ngày 05 4 196䇅 về biện pháp bảo vệ chống
lại bán phá giá hoặc việc cấp phát tiền thưởng hoặc trợ cấp của các nước không phải là thành
viên của Cộng đồng kinh tế Châu Âu, Công báo L 9 , 1, art. (6).

[7] EC không phải là thành viên của GATT, nhưng được thay thế cho các nước thành viên
trong phạm vi chính sách thương mại như là một phần của thầm quyền đặc quyền, Điều. 11
(Hiện này là Điều1 ). Xem đã dẫn n.1, 9䇅– 99.

[䇅] EC không phải là thành viên của GATT, nhưng được thay thế cho các nước thành viên
trong phạm vi chính sách thương mại như là một phần của thầm quyền đặc quyền, Điều. 11
(Hiện này là Điều1 ). Xem đã dẫn n.1, 9䇅– 99.

[9] ౙnyder, đã dẫn n.1, 97

[10]Xem sổ tay về chống bán phá giá của ộ Thương mại Hoa Kỳ, Chương 䇅, phần XVI,
http: www.ia.ita.doc.gov pcp pcp-admanual-ch䇅-sec-xvi.pdf, 199䇅.

[11]Xem D. Ikenson, Nonmarket Nonsense, Chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối
với Trung Quốc, Tài liệu giới thiệu thương mại, Viện Cato, ngày 7 tháng năm 2005, trang
6.

[12]Xem J. Cornelis, op. cit., trang 107.

[1 ]Xem Thông tin của EC số 55 2006 ngày 2 tháng năm 2006 áp dụng thuế chống bán
phá giá tạm thời đối với một số loại giày mũi da nhập xuất xứ tại Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa và Việt Nam, OJ, L 9䇅 .

You might also like