You are on page 1of 85

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ

THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ VÀ


HIỆP ĐỊNH GATT
Giảng viên: Trần Thị Liên Hương
Email: huongttl@ftu.edu.vn
Bộ môn Pháp luật Thương mại Quốc tế
Tài liệu thao khảo
1.GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, Giáo trì nh Pháp luật Thương mại Quốc tế, Nhà
xuất bản Lao động, HàNội, 2011
2.Dự án MUTRAP III, Textbook International Trade and Business Law,
People’s Public Security Publishing House, Hanoi, (2012) (song ngữ Anh-
Việt)
3.Hercules Boysen, International trade law on goods and services,
Interlegal, 2012.
4.Peter van den Bossche, The Law and Policy of the World Trade
Organization: Text, Cases and Materials (second Edition), Cambridge
University Press, 2008
5.Surya P. Subedi, International Economic Law, University of London
Press, London, 2006.
6.Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Tổng quan các vấn
đề tự do hoáthương mại hàng hoá(sách dịch).
7.Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (MUTRAP III), Báo cáo
“Đánh giátác động tổng thể của tự do hoáthương mại hàng hoáđối với
nền kinh tế Việt Nam”, nguồn: http://mutrap.org.
vn/index.php/vi/explore/tai-lieu-tham-khao/tai-lieu-mutrap-
iii/finish/52/49
8.Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (MUTRAP III), Báo cáo
“Phân loại hàng hoátrong nền kinh tế số vànhững tác động đến quản lí
Nhà nước và đàm phán hiệp định thương mại tự do”, nguồn:
http://mutrap.org.vn/index.php/vi/explore/tai-lieu-tham-khao/tai-lieu-
mutrap-iii/finish/52/499
9.Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (MUTRAP III), Báo cáo
“Rà soát khuôn khổ pháp líhàng hoá phân phối ở Việt Nam và những
khuyến nghị về sự phùhợp của các quy định chuyên ngành với cam kết
WTO”,
nguồn: http://mutrap.org. vn/index.php/vi/explore/tai-lieu-tham-khao/tai-
lieu-mutrap-iii/ finish/52/497
10.Phòng thương mại vàcông nghiệp Việt Nam, Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam - Liên minh Châu Âu, nguồn: http://www. mutrap.org.vn
11.The Vietnam-US Trade Council and Ministry of Trade, The Summary
of the Vietnam-US Bilateral Trade Agreement, nguồn:
http://www.usvtc.org
12.Uỷ ban đối ngoại quốc hội, Đàm phán vàkíkết Hiệp định thương mại
tự do - kinh nghiệm và thực tiễn, 2012, nguồn:
http://trungtamwto.vn/sukien/hoi-thao-%E2%80%9Cdam-phan-va-ky-
ket-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-%E2%80%93-kinh-nghiem-va-thuc-
tien%E2%80%9D
13.Hiệp định Marrakesh 1994 về thành lập Tổ chức thương mại thế giới
vàcác phụ lục.
Phương pháp đánh giá
• Điểm chuyên cần: 10% (đi học đều, thái độ học trên lớp,
chuẩn bị bài trước khi lên lớp,…)
• Điểm kiểm tra trọng số: 30%, bao gồm:
– Điểm kiểm tra giữa kỳ
– Điểm thuyết trình (nếu có)
• Điểm thi hết môn: 60%
• Điểm thưởng (cộng thêm vào điểm kiểm tra trọng số/ điểm
thi cuối kỳ): dành cho SV hăng hái phát biểu xây dựng bài
Điều kiện dự thi
- Đi học tối thiểu 75% số buổi
- Điểm kiểm tra trọng số >= 4
Phương pháp học
• Trước mỗi buổi học: cần đọc vànghiên cứu trước tài
liệu ở nhà.
• Trên lớp: nghe giảng, tự ghi theo ýhiểu, trao đổi với
giảng viên vàvới bạn học khác về các vấn đề băn
khoăn, khóhiểu.
• Phát biểu, đặt câu hỏi phản biện về các vấn đề được
thuyết trình.
• Nâng cao khả năng tự nghiên cứu bằng việc làm tiểu
luận cánhân.
Nội dung của môn học
1. Các quy định về thâm nhập thị trường
2. Các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh thương mại hàng
hoá
3. Hiệp định GATT
4. Một số hiệp định đa biên của WTO về thương mại
hàng hoá
1. Các quy định về thâm nhập thị trường
1.1. Các quy định về thuế quan
- Thuế quan và vai trò của thuế quan trong đàm phán thương
mại
- Cam kết ràng buộc thuế quan và biểu cam kết ràng buộc thuế
quan
1.2. Các quy định về biện pháp phi thuế quan
- Biện pháp phi thuế quan và hàng rào phi thuế quan
- Các quy định về hạn chế số lượng
1.1. Các quy định về thuế quan

1.1.1. Thuế quan và vai trò của thuế quan trong đàm phán thương mại

(*) Thuế quan


Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hoá trước khi chúng được bán ra
khỏi lãnh thổ một nước hoặc trước khi chúng được mua về và đem vào lưu
thông trong nước qua cửa khẩu
(*) Vai trò của thuế quan
- Đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước
- Bảo hộ sản xuất trong nước
- Là cơ sở để đàm phán thương mại
- Phục vụ các mục tiêu phi kinh tế
1.1. Các quy định về thuế quan

1.1.2. Cam kết ràng buộc thuế quan và biểu cam kết ràng buộc thuế quan

- Thuế quan sau mỗi vòng đàm phán không được phép tăng
cao hơn mức thuế suất đã chấp nhận và được ghi vào danh
mục thuế quan ưu đãi
- Cam kết ràng buộc:
● Là nghĩa vụ bắt buộc theo quy định WTO/GATT
● Không tăng thuế đối với những sản phẩm đã thoả thuận
trong đàm phán
- Biểu cam kết ràng buộc thuế quan/ Danh mục thuế quan
ràng buộc/ Danh mục thuế suất ưu đãi/ Biểu nhân nhượng
thuế
(?) DN có thể dựa vào biểu cam kết ràng buộc thuế
quan của VN để xác định mức thuế nhập khẩu vào VN
trên thực tế đối với một mặt hàng không?
(?) Biểu cam kết ràng buộc thuế quan của VN trong
WTO có mối liên hệ như thế nào với các cam kết thuế
quan được đưa ra trong ACFTA (FTA giữa các nước
ASEAN và Trung Quốc)
(?) Có phải mọi hàng hóa nhập khẩu từ một nước
tham gia FTA đều được hưởng thuế suất ưu đãi theo
FTA đó không
1.1. Các quy định về thuế quan

1.1.2. Cam kết ràng buộc thuế quan và biểu cam kết ràng buộc thuế quan

- Thuế suất ràng buộc và thuế suất trần


(?) Mức thuế nào cao hơn?
Thuế suất trần là sự nới rộng của thuế suất ràng buộc, các
Thành viên đàm phán có thể đưa ra mức thuế cao hơn mức
thuế đang áp dụng, được gọi là thuế suất trần, do đó, Thành
viên có thể tăng thuế cao hơn mức thuế suất ràng buộc mà
không bị coi là vi phạm BIỂU CAM KẾT THUẾ QUAN
1.2. CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BIỆN
PHÁP PHI THUẾ QUAN

1.2.1. Biện pháp phi thuế quan và hàng rào phi thuế quan
1.2.2. Các quy định của GATT về hạn chế số lượng
1.2. Các quy định liên quan đến các biện pháp phi thuế quan
1.2.1. Biện pháp phi thuế quan và hàng rào phi thuế

- Biện pháp phi thuế quan: là những biện pháp ngoài thuế có liên
quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hoá
giữa các nước
Các biện pháp phi thuế quan: hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan,
cấm nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, quyền kinh doanh xuất
nhập khẩu, xuất xứ hàng hoá, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá,...
- Hàng rào phi thuế quan: là những biện pháp phi thuế được các
nước áp dụng để hạn chế sự thâm nhập của hàng hoá nước
ngoài vào thị trường trong nước
1.2. Các quy định liên quan đến các biện pháp phi thuế quan
1.2.2. Các quy định của GATT về hạn chế số lượng

1. Không một sự cấm hay hạn chế nào khác ngoại trừ thuế quan vàcác khoản thu khác, dùmang hình
thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽ được bất cứ một bên
kýkết nào định ra hay duy trìnhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên kýkết nào hay nhằm
vào việc xuất khẩu hay bán hàng để xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên kýkết nào.
2. Các quy định của khoản 1 trong điều khoản này sẽ không được áp dụng với các trường hợp
dưới đây:
(a) Cấm hay hạn chế xuất khẩu tạm thời áp dụng nhằm ngăn ngừa hay khắc phục sự khan hiếm
trầm trọng về lương thực hay các sản phẩm khác mang tính trọng yếu đối với với Bên kýkết đang xuất
khẩu;
(b) Cấm hay hạn chế xuất khẩu cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy chế về phân loại, xếp
hạng hay tiếp thị các sản phẩm trên thị trường quốc tế;
(c) Hạn chế nhập khẩu nông sản hay thuỷ sản dùnhập khẩu dưới bất cứ hình thức nào nhằm triển khai các biện
pháp của chính phủ được áp dụng:
(i) để hạn chế số lượng các sản phẩm nội địa tương tự được phép tiêu thụ trên thị trường hay sản xuất, hoặc lànếu
không cómột nền sản xuất trong nước đáng kể, thìđể hạn chế số lượng một sản phẩm nội địa cóthể bị sản phẩm nhập
khẩu trực tiếp thay thế; hoặc
(ii) để loại trừ tình trạng dư thừa một sản phẩm nội địa tương tự, hoặc nếu không cónền sản xuất một sản phẩm nội
địa tương tự, để loại trừ tình trạng dư thừa một sản phẩm nhập khẩu trực tiếp thay thế, bằng cách đem số lượng dư thừa
để phục vụ một nhóm người tiêu dùng miễn phíhay giảm giádưới giáthị trường; hoặc
(iii) để hạn chế số lượng cho phép sản xuất với một súc sản màviệc sản xuất lại phụ thuộc trực tiếp một phần hay
toàn bộ vào một mặt hàng nhập khẩu, nếu sản xuất mặt hàng đó trong nước tương đối nhỏ.
Bất cứ một bên kýkết nào khi áp dụng hạn chế nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào theo nội dung điểm (c) của khoản này
sẽ công bố tổng khối lượng hay tổng trị giácủa sản phẩm được phép nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định trong tương lai
vàmọi thay đổi về số lượng hay trị giánói trên. Hơn thế nữa, bất cứ sự hạn chế nào được áp dụng theo nội dung mục (i)
nói trên cũng không nhằm hạn chế tổng khối lượng nhập khẩu trong tương quan với tổng khối lượng được sản xuất trong
nước, so với tỷ trọng hợp lýcóthể cótrong điều kiện không cóhạn chế. Khi xác định tỷ trọng này bên kýkết đó cần quan
tâm đúng mức tới tỷ trọng đã cótrong một thời gian đại diện trước đó hay quan tâm tới một nhân tố riêng biệt nào đó có
thể đã hay đang ảnh hưởng tới sản phẩm liên quan.
2. Các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh thương mại
hàng hoá
- Nguyên tắc tự do hoá thương mại không triệt tiêu
bảo hệ nền sản xuất trong nước
- Nguyên tắc cắt giảm thuế quan và các rào cản
thương mại chỉ được thực hiện trên cơ sở đàm
phán
- Nguyên tắc tự do hoá thương mại trên cơ sở
không phân biệt đối xử
3. Hiệp định GATT
- Mục tiêu của Hiệp định GATT
- Nguyên tắc cơ bản của Hiệp định GATT
- Những nội dung cơ bản của Hiệp định GATT
- Các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt S&D
trong GATT
- Cam kết của Việt Nam trong GATT và những tác
động tới doanh nghiệp xuất khẩu Việt
3.1. Mục tiêu Hiệp định GATT
Chính phủ Khối thịnh vượng chung Úc, Vương quốc Bỉ,
Hợp chủng Quốc Brasil, Miến điện, Canada, Ceylon, Cộng
hoàChi lê, Cộng hoàTrung Hoa, Cộng hoàCu ba, Cộng hoà
Tiệp khắc, Cộng hoàPháp, ấn độ, Li băng, Đại công quốc
Lục Xâm bảo, Vương quốc Hàlan, Tân Tây Lan, Vương
quốc Na uy, Pa-kix-tan, Nam-Rhodessia, Syri, Liên hiệp Nam
phi, Liên hiệp Vương quốc Anh vàBắc Ai-len, vàHợp chủng
quốc Hoa kỳ:
Thừa nhận rằng mối quan hệ của họ với nỗ lực trên
trường kinh tế thương mại cần được tiến hành nhằm nâng
cao mức sống, đảm bảo đầy đủ việc làm vàthu nhập
thực tế và thu nhập thực cao vàtăng trưởng vững chắc,
sử dụng đầy đủ vàtốt hơn nguồn lực của thế giới vàmở
mang sản xuất vàtrao đổi hàng hoá,
Mong muốn đóng góp vào các mục tiêu nêu trên thông
qua các thoả thuận tương hỗ vàcùng cólợi theo hướng tới
giảm mạnh thuế quan vàcác trở ngại thương mại khác và
hướng tới triệt tiêu sự phân biệt đối xử trong thương mại
quốc tế,
Thông qua các Đại diện của mình đã thoả thuận như sau:
3.2. Nguyên tắc cơ bản của GATT
- Chỉ bảo hộ sản xuất trong nước thông qua thuế
quan
- Ràng buộc thuế quan
- Đãi ngộ tối huệ quốc
- Đãi ngộ quốc gia
3.3. Những nội dung cơ bản của GATT
GATT gồm 38 điều:
- Nguyên tắc cơ bản
- Nguyên tắc áp dụng chung
- Ngoại lệ
- PVTM: Thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng
- Xác định trị giá tính thuế hải quan
- …
3.4. S&D trong GATT
- Những quy định yêu cầu bên ký kết GATT phải áp
dụng biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các
nước đang và kém phát triển trong thương mại
hàng hoá
- Những quy định có tính linh hoạt dành cho các
nước đang và kém phát triển trong việc chấp nhận
nghĩa vụ các Hiệp định của WTO
- Các quy định về hỗ trợ kỹ thuật của WTO
4. Một số Hiệp định đa biên của WTO về thương
mại hàng hoá
- Hàng nông sản và Hiệp định nông nghiệp
- Rào cản thương mại và Hiệp định TBT
- Các biện pháp vệ sinh dịch tễ và Hiệp định SPS
- Hiệp định tạo thuận lợi thương mại
Hiệp định Nông nghiệp AoA
Hàng hoá trong WTO phân loại thành 2 nhóm chính: nông
sản và phi nông sản
- Nông sản bao gồm các loại hàng hoá có nguồn gốc hoạt
động từ nông nghiệp:
● Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản (VD lúa, gạo, bột
mì,...)
● Các sản phẩm phái sinh (bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,...)
● Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp
(bánh kẹo, xúc xích,..)
Khác biệt khái niệm “nông sản" của VN và WTO
- Sản phẩm nông nghiệp của VN bao gồm: nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi), thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm
nghiệp
- Theo WTO: Sản phẩm từ chương 1 đến chương 24 của
danh mục HS (trừ cá và các sản phẩm từ cá) → do đó,
nông sản theo cách hiểu của WTO không bao gồm các
sản phẩm thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp
Theo WTO, nông sản bao gồm: nông sản nhiệt đới và các
sản phẩm còn lại
AoA giới hạn vấn đề mở cửa thị trường nông sản liên
quan đến 2 công cụ chủ yếu
- Các biện pháp tại cửa khẩu để kiểm soát nhập
khẩu
- Trợ cấp nông nghiệp
AoA đưa ra các nguyên tắc nào để mở cửa thị trường
nông sản?
- Thuế quan hoá các biện pháp phi thuế
- Bãi bỏ các hàng rào phi thuế
- Tăng thuế quan có điều kiện (chỉ áp dụng đối với các
nước đang và kém phát triển)
- Giảm dần thuế theo lộ trình
- Đảm bảo việc tiếp cận thị trường tối thiểu
- Các biện pháp tự vệ đặc biệt (SSG - special safeguard
measures)
SSG
- Chỉ áp dụng đối với hàng nông sản
- Điều kiện áp dụng dễ dàng hơn so với điều kiện chung
được quy định tại Hiệp định về Các biện pháp tự vệ
- Chỉ được áp dụng đối với những hàng nông sản được
ghi chú SSG trong biểu cam kết của Thành viên
(?) Biện pháp tự vệ áp dụng cho sản phẩm nông sản được
áp dụng quy định trong Hiệp định Nông nghiệp hay Hiệp
định về Các biện pháp tự vệ?
Điều kiện và cách thức áp dụng SSG:
- Điều kiện:
● Khi khối lượng nhập khẩu tăng nhanh vượt quá một mức quy
định (gọi là SSG khởi phát do khối lượng), hoặc
● Khi giá nhập khẩu cho từng chuyến giao hàng thấp hơn mức giá
tham khảo (SSG khởi phát do giá)
- Cách thức:
● Áp thêm thuế bổ sung vào thuế quan thông thường đối với sản
phẩm liên quan
- Thời hạn áp dụng: SSG khởi phát do khối lượng chỉ áp dụng đối
với năm liên quan, SSG khởi phát do giá chỉ áp dụng đối với
chuyến giao hàng liên quan
Các lý do đưa ra để bảo hộ sản phẩm nông sản:
- Những vấn đề phi thương mại (VD liên quan đến an
ninh lương thực)
- Vấn đề môi trường
- S&D
- Những tác động có thể xảy ra khi thực hiện chương
trình cải cách mở cửa đối với thị trường nông sản
Trợ cấp nông sản
(?) Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng của
WTO có liên quan đến vấn đề nông nghiệp không?
- AoA chia thành 3 loại trợ cấp trong nước
● Hộp màu xanh lá cây: được phép
● Hộp màu xanh da trời: không phải cắt giảm nếu đang
áp dụng
● Hộp màu hổ phách: phải cam kết cắt giảm
Các loại trợ cấp
- Trợ cấp màu xanh lá cây: không ảnh hưởng/ ít ảnh
hưởng đến thương mại (VD hỗ trợ nhằm khuyến khích
sản xuất, hỗ trợ đầu vào cho nông dân có thu nhập
thấp,...)
- Trợ cấp màu xanh da trời: Không mang tính thương
mại, có mức độ bóp méo ít (hỗ trợ nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất, trợ cấp cho công tác lai tạo
giống,...)
- Trợ cấp màu hổ phách: bóp méo thương mại, VD trợ
cấp về giá
Điều khoản hoà bình
Các sản phẩm được hưởng lợi từ những hỗ trợ màu xanh
lá cây được nêu trong Hiệp định AoA sẽ không phải chịu
thuế đối kháng hay bất kìkhiếu kiện nào theo cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại – Hiệp định TBT

Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với
thương mại” (technical barriers to trade) thực chất là các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với
hàng hoá nhập khẩu và/ hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp
của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật đó, sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật
TBT
Phân loại hàng rào kỹ thuật trong thương mại

● Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu


cầu kỹ thuật bắt buộc áp dụng (các doanh nghiệp bắt buộc
phải tuân thủ).
● Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ
thuật được chấp thuận bởi một tổ chức đã được công
nhận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc; và
● Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với
các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment
procedure)
● Theo Hiệp định TBT, các biện pháp kỹ thuật mà mỗi nước thành viên
WTO áp dụng không được gây ra cản trở không cần thiết đối với
thương mại.
● Làm thế nào để doanh nghiệp biết một biện pháp kỹ thuật “gây ra
cản trở không cần thiết đối với thương mại”?
● Tiêu chuẩn và quy chuẩn đưa ra nhằm thực hiện một mục tiêu
hợp pháp (an ninh, quốc phòng, an toàn, tính mạng sức khoẻ
con người, động thực vật, bảo vệ môi trường,...)
● Những biện pháp kỹ thuật được xây dựng dựa trên hoặc tuân thủ các
tiêu chuẩn quốc tế được mặc nhiên xem là đáp ứng điều kiện
“không gây cản trở không cần thiết đến thương mại”.
Biện pháp vệ sinh dịch tễ - Hiệp định SPS
Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and
Phytosanitary Measure – sau đây viết tắt là biện pháp SPS) được
hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác
động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ
của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm
an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch
bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.
Nguyên tắc áp dụng Hiệp định SPS
Hiệp định SPS quy định các nước thành viên khi ban hành và áp dụng các
biện pháp này phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
● Chỉ được áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức
khoẻ con người, động vật, thực vật và phải căn cứ vào các nguyên
tắc khoa học (trừ một số ngoại lệ, vídụ dịch bệnh khẩn cấp);
● Không tạo ra sự phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không có
căn cứ hoặc gây ra cản trở trá hình đối với thương mại;
● Phải dựa vào các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế, nếu
có;
● Khuyến khích việc hài hoà hoá các biện pháp SPS giữa các nước.
Làm thế nào để biết một biện pháp SPS không dựa trên các bằng chứng
khoa học đầy đủ

Để xem xét một biện pháp SPS có thoả mãn tiêu chínày không người
ta phải tiến hành 02 “phép thử”:
(i) các phân tích rủi ro (dùng phương pháp khoa học để xác định
xem có tồn tại rủi ro cho người, động thực vật của hàng hoá và khả
năng xảy ra rủi ro); và
(ii) kiểm soát rủi ro (tiến hành lựa chọn chính sách bảo vệ con
người, động thực vật khỏi rủi ro và biện pháp SPS tương ứng trên cơ
sở kết quả phân tích rủi ro và hoàn cảnh xã hội cụ thể, vídụ thói
quen hay khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng).
 SPS dựa trên lý thuyết khoa học đáng tin cậy được coi là thoả
mãn
 Ngoài ra, một biện pháp SPS được áp dụng để bảo vệ sức khoẻ, cuộc
sống của con người, động thực vật khỏi các nguy cơ/mối nguy hiểm
càng cao thìcàng có nhiều khả năng được thừa nhận là “có đủ bằng
chứng khoa học” (dù là trên thực tế giả thiết khoa học liên quan chưa
hẳn đã thật chắc chắn).
 Một biện pháp SPS không dựa trên chứng cứ khoa học xác
đáng vẫn có thể không bị coi là vi phạm WTO  Hiệp định SPS
thừa nhận các trường hợp này và cho phép các nước thành viên được
“phòng tránh sớm” bằng những biện pháp SPS tạm thời, không phải đáp
ứng các điều kiện về căn cứ khoa học
Một biện pháp SPS tạm thời phải đáp ứng các yêu cầu
gì?
● Được áp dụng trong các trường hợp mà “các thông tin khoa học
liên quan chưa đầy đủ”;
● Phải được xây dựng “trên cơ sở các thông tin đáng tin cậy sẵn
có”;
● Nước áp dụng phải nỗ lực “tìm kiếm các thông tin bổ sung cần
thiết để có đánh giá rủi ro khách quan hơn”;
● Phải được xem xét lại “sau một khoảng thời gian hợp lý”
Một tiêu chíđể xác định biện pháp SPS “hạn chế
thương mại trên mức cần thiết”
● Một biện pháp SPS sẽ bị xem là “hạn chế thương mại” trên mức cần
thiết nếu tồn tại một biện pháp SPS khác đồng thời thoả mãn các điều
kiện sau:
● Có thể áp dụng được (có thể tính đến tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế);
● Cho phép đạt được mục tiêu bảo vệ về vệ sinh dịch tễ ở mức độ phù
hợp; và
● Rõ ràng là ít hạn chế thương mại hơn biện pháp SPS đang được xem
xét.
Phân biệt biện pháp TBT - SPS
● Lệnh cấm sản xuất, nhập khẩu hay lưu hành các sản phẩm có chứa
chất amiăng:
● Quy định “buộc phải ghi rõ “sản phẩm biến đổi gen” trên nhãn
hàng hoá đối với hàng hoá làm từ sản phẩm biến đổi gen”
● Quy định về lượng thuốc sâu trong thực phẩm hoặc trong thức
ăn gia súc nhằm bảo vệ sức khoẻ con người hoặc động vật
● Quy định liên quan đến chất lượng, công năng của sản phẩm
hoặc những rủi ro về sức khoẻ có thể xảy ra với người sử dụng.
● Các quy định về bao bìsản phẩm
● Quy định về hun khử trùng hoặc các biện pháp xử lý khác đối
với bao bìsản phẩm (tẩy uế nhằm tránh lây lan dịch bệnh):
● Quy định về kích thước, kiểu chữ in, các loại thông tin về thành
phần, loại hàng trên bao bì
● Hiệp định SPS thừa nhận các trường hợp này và cho phép các nước
thành viên được “phòng tránh sớm” bằng những biện pháp SPS tạm
thời, không phải đáp ứng các điều kiện về căn cứ khoa học
(?) Ngoại lệ và miễn trừ trong WTO khác nhau như thế nào
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ VÀ HIỆP ĐỊNH GATS
GATS bao gồm 03 nhóm nội dung sau:
● Các nguyên tắc và quy định cơ bản điều chỉnh thương mại dịch vụ nói chung;
● Các Phụ lục về các điều kiện đặc biệt liên quan đến từng ngành dịch vụ cụ
thể;
● Các cam kết tự do hoá đối với từng ngành và phân ngành cụ thể nêu trong
Biểu cam kết dịch vụ của từng nước thành viên.
Các nguyên tắc của GATS có áp dụng đối với tất cả các ngành dịch vụ
không?
GATS điều chỉnh tất cả các ngành dịch vụ, trừ các lĩnh vực sau:
- Các dịch vụ của Chính phủ (ví dụ các chương trình an sinh
xã hội và các dịch vụ công khác nhưy tế, giáo dục... được
cung cấp dựa trên các điều kiện phi thị trường). Những
dịch vụ này được cung cấp không trên cơ sở thương mại và
không cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ khác;
- Một số dịch vụ thuộc lĩnh vực vận tải hàng không (ví dụ
quyền lưu không và các dịch vụ liên quan trực tiếp đến
quyền lưu không).
Các dịch vụ trong GATS được phân loại như thế nào?

GATS không có định nghĩa chính thức về dịch vụ. Thông


thường, người ta phân biệt dịch vụ với hàng hoá ở đặc
tính “vô hình” và “không nhìn thấy được” của dịch vụ
(trong khi đó hàng hoá lại “hữu hình” và “có thể nhìn
thấy”).
GATS cũng không có quy định chính thức về cách thức
phân loại dịch vụ. Tuy nhiên, Ban Thư ký của WTO đã chia
các hoạt động dịch vụ thành 12 ngành (Bảng dưới đây)
với 155 phân ngành dịch vụ.
GATS có thay thế các chính sách của từng Chính
phủ về thương mại dịch vụ không?

- GATS không thay thế chính sách của Chính phủ về


TMDV
- GATS đưa ra hệ thống các nguyên tắc chung mà Chính
phủ các Thành viên phải tuân thủ
 Có thể so sánh các chính sách về dịch vụ của
một nước Thành viên WTO đưa ra có tuân thủ các
quy định chung của GATS hay không
 Nghĩa vụ của mỗi Thành viên trong lĩnh vực
dịch vụ:
• Tuân thủ các quy định chung của GATS
(Nghĩa vụ chung)
• Tuân thủ cam kết về dịch vụ mà Thành viên
đó đã đưa ra trong WTO (Nghĩa vụ riêng)
Nghĩa vụ chung trong GATS
● Nghĩa vụ MFN
● Nghĩa vụ minh bạch hóa: Mỗi nước thành viên phải
công khai các quy định của mình trong lĩnh vực dịch vụ
và phải thiết lập các Điểm hỏi đáp để cung cấp thông
tin liên quan cho các nước thành viên khác cũng như
các doanh nghiệp của các nước đó;
● Các nghĩa vụ liên quan đến doanh nghiệp dịch vụ độc
quyền: GATS quy định các nước thành viên phải thiết
lập các thủ tục hành chính và các nguyên tắc tố tụng
minh bạch, khách quan đối với hoạt động của các
doanh nghiệp dịch vụ độc quyền
Kết cấu của biểu cam kết dịch vụ
● Phần cam kết chung: áp dụng cho tất cả các ngành
dịch vụ
● Cam kết cụ thể: áp dụng cho từng ngành/ phân
ngành dịch vụ mà Thành viên đó đưa vào biểu cam
kết
● Danh mục các biện pháp miễn trừ MFN: phụ thuộc
vào quá trình đàm phán của mỗi Thành viên
Ngoài ra, nghĩa vụ về dịch vụ của các Thành viên còn
được đề cập trong Báo cáo của Ban công tác về việc
gia nhập WTO
Phương thức trình bày biểu cam kết dịch vụ
Phương thức trình bày biểu cam kết dịch vụ

Bao gồm 4 cột:


- Cột 1: Cột mô tả ngành/ phân ngành: Tên, mã
số của dịch vụ đưa vào cam kết
- Cột 2: Cột liệt kê các biện pháp về tiếp cận thị
trường: Liệt kê các biện pháp hạn chế mà một
Thành viên muốn đưa ra cho các nhà cung
ứng dịch vụ nước ngoài
Phương thức trình bày biểu cam kết dịch vụ (tiếp)
- Cột 3: Cột liệt kê các biện pháp về đối xử quốc gia:
Liệt kê biện pháp mà một Thành viên được phép
duy trì để đưa ra sự phân biệt đối xử giữa nhà cung
ứng dịch vụ trong nước với nhà cung ứng dịch vụ
nước ngoài;
- Cột 4: Cột liệt kê các biện pháp bổ sung: các biện
pháp ảnh hưởng đến cung ứng và tiêu dùng dịch
vụ nhưng không thuộc hạn chế tiếp cận thị trường
và đối xử quốc gia (VD quy định liên quan đến kỹ
thuật, trình độ,...)
Phương thức cung ứng dịch vụ

● Mode 1: Cung ứng qua biên giới


● Mode 2: Tiêu dùng ở nước ngoài
● Mode 3: Hiện diện thương mại
● Mode 4: Hiện diện thể nhân
Nghĩa vụ riêng của mỗi Thành viên về TMDV

● Mở cửa thị trường cho dịch vụ và các nhà cung


cấp dịch vụ nước ngoài (trong từng lĩnh vực
dịch vụ);
● Mức độ đối xử quốc gia đối với dịch vụ và các
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (trong từng
lĩnh vực dịch vụ)
Cam kết về mức độ mở cửa thị trường

● Mở cửa thị trường được hiểu là việc cho phép dịch


vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành
viên khác được tiếp cận thị trường nội địa ở
những mức độ nhất định
● Nội dung mỗi cam kết mở cửa thị trường trong
từng phân ngành dịch vụ bao gồm các điều kiện có
tính ràng buộc, hạn chế đối với các nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài ở mức độ khác nhau
Rào cản trong thương mại dịch vụ
- Hạn chế về số lượng các nhà cung cấp dịch vụ
- Hạn chế về tổng giá trị của các giao dịch dịch vụ hoặc tài
sản
- Hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng
các nhà cung cấp dịch vụ
- Các hạn chế về tổng số lượng tự nhiên nhân nước ngoài có
thể được tuyển dụng
- Hạn chế về cổ phần góp vốn nước ngoài
- Hạn chế về hình thức pháp lý (Được phép thành lập
VPĐD/ chi nhánh/ doanh nghiệp,...)
Cam kết về đối xử quốc gia

Căn cứ vào các nghĩa vụ chung và các cam kết cụ thể,


các Thành viên sẽ ban hành các quy định nội địa cụ
thể cho từng ngành/phân ngành dịch vụ đã cam
kết. Với những ngành chưa có cam kết thìcác Thành
viên được tự do đưa ra quy định về bất kỳ hạn chế
hay điều kiện nào, miễn là Thành viên vẫn phải đảm
bảo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc MFN
Khác biệt giữa nguyên tắc đối xử quốc gia trong
thương mại hàng hoá và trong thương mại dịch vụ
● Trong thương mại hàng hoá, các nước thành viên WTO đã đạt được
thoả thuận NT cho hầu hết các loại hàng hoá về thuế, phí, các quy
định, điều kiện thương mại… Vìvậy, nguyên tắc NT trong thương
mại hàng hoá được thực hiện hầu như ở mức tuyệt đối.
● Đối với thương mại dịch vụ, mức độ cam kết mở cửa còn dè dạt và
có nhiều hạn chế trong từng ngành, phân ngành dịch vụ đối với từng
nước thành viên. Vìvậy, nguyên tắc NT áp dụng rất hạn chế, phân
biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với nhà cung cấp
dịch vụ trong nước còn tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau
Việt Nam có thể giảm bớt các điều kiện đối với các nhà
cung cấp dịch vụ và dịch vụ nước ngoài so với cam kết
không?
Việt Nam có thể áp dụng các điều kiện đối với dịch vụ và
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khắt khe hơn mức đã
cam kết không?
Theo GATS - Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO, một nước
thành viên có thể không phải thực hiện các nghĩa vụ (tức là không thực hiện
mở cửa như mức đã cam kết) nếu việc này là nhằm thực hiện một trong các
mục tiêu sau:
Bảo vệ đạo đức chung và duy trì trật tự xã hội;
Bảo vệ sức khoẻ con người, động thực vật;
Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật (ví dụ các biện pháp cần thiết để
ngăn chặn các hành vi lừa dối, giả mạo) nếu không vi phạm GATS;
Đối với dịch vụ tài chính, cho phép các nước thành viên được áp dụng các
biện pháp khắt khe hơn cam kết vì lý do thận trọng (ví dụ để bảo vệ các nhà
đầu tư, người gửi, những người ký hợp đồng bảo hiểm, để đảm bảo sự
thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính...);
Trường hợp gặp phải khó khăn nghiêm trọng về cán cân thanh toán, các
nước thành viên được phép hạn chế thương mại tạm thời.
Mỗi nước thành viên WTO có một Biểu cam kết dịch vụ riêng. Nghĩa vụ của họ
trong việc mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ sẽ thực hiện theo Biểu này.
Các dịch vụ xuất hiện trong Bảng cam kết dịch vụ được gọi là dịch vụ CÓ-CAM-
KẾT (bound). Việc mở cửa thị trường đối với các dịch vụ này của nước thành
viên sẽ bị ràng buộc bởi cam kết.
Các dịch vụ không xuất hiện trong Bảng cam kết dịch vụ được gọi là dịch vụ
KHÔNG-CAM-KẾT . Đối với những trường hợp này, nước thành viên có thể tuỳ ý
quyết định mở cửa hay không mở cửa, và mức độ mở cửa (nếu có) cho dịch vụ
và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Một doanh nghiệp nước ngoài dự kiến vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư
vấn quản lý (CPC 865). Tại Mode 3 của dịch vụ này Việt Nam chỉ đưa ra bảo
lưu về hình thức chi nhánh. Với các hình thức hiện diện khác, cam kết của
Việt Nam là "không hạn chế”
(?) Dịch vụ tư vấn quản lý được thành lập tại VN thông qua những hình thức
nào?
Cách đọc biểu cam kết -Mức độ cam kết
- Mở cửa toàn bộ (cam kết toàn bộ):
● Không có hạn chế nào về tiếp cận thị trường hay đối xử quốc gia
● Ghi chữ: None/ không hạn chế
- Mở cửa kèm theo các hạn chế (cam kết 1 phần)
● Liệt kê các biện pháp hạn chế các dịch vụ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài
● Ghi chữ: Không hạn chế, ngoại trừ…. (None, except…) hoặc Chưa cam
kết, ngoại trừ (Unbound, except…)
● Trường hợp khác: Ngành/ phân ngành bị loại trừ hoàn toàn khỏi
phạm vi cam kết (VD trong cột ngành/ phân ngành Dịch vụ bảo
hiểm nhân thọ (CPC 8129), ngoại trừ bảo hiểm hưu trí)
- Chưa cam kết:
● Chưa mở cửa đối với lĩnh vực dịch vụ đó
● Ghi chữ: Chưa cam kết (Unbound…)
● Không hạn chế ngoại trừ - Chưa cam kết, ngoại trừ tương ứng với
hình thức chọn – bỏ hay chọn – cho
 Khi đi vào từng ngành/ phân ngành cụ thể, các Thành viên vẫn có
thể tiếp cận phương thức “chọn – bỏ” hoặc “chọn – cho” đối với
ngành/ phân ngành đó
Cam kết về dịch vụ của VN trong WTO gồm có:
- Biểu cam kết về dịch vụ
- Cam kết về minh bạch hoá và không phân biệt đối xử trong phần về dịch
vụ thuộc Báo cáo của Ban công tác về việc VN gia nhập WTO
- Hiệp định GATS

(?) Thứ tự ưu tiên áp dụng các quy định này đối với lĩnh vực thương mại dịch
vụ của VN
Cam kết chung
● Các biện pháp liệt kê trong phần cam kết chung được áp dụng
cho tất cả các ngành/ phân ngành dịch vụ đưa vào biểu cam kết
● Trong cam kết chung, cột hạn chế tiếp cận thị trường và hạn chế
đối xử quốc gia không đề cập đến Mode 1 và Mode 2, điều này
được hiểu như thế nào?
 Việt Nam không duy trì các biện pháp hạn chế áp dụng chung cho
mode 1 và mode 2, các biện pháp hạn chế với 2 phương thức này
(nếu có) sẽ được liệt kê tại các ngành/ phân ngành trong phần cam
kết cụ thể
NT trong GATS không phải là nghĩa vụ chung, mà là nghĩa vụ có điều kiện,
được đàm phán trong quá trình gia nhập, kết quả đàm phán về đối xử quốc
gia được ghi nhận trong Biểu cam kết về dịch vụ của mỗi Thành viên
Cam kết chung # Cam kết cụ thể
Cam kết chung: Trừ khi có quy định khác tại từng ngành và phân ngành
cụ thể của Biểu cam kết, doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập
hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác
kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài.
Cam kết cụ thể: Một doanh nghiệp nước ngoài dự kiến vào Việt
Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865). Tại Mode 3 của
dịch vụ này Việt Nam chỉ đưa ra bảo lưu về hình thức chi nhánh. Với
các hình thức hiện diện khác, cam kết của Việt Nam là "không hạn
chế".
Trong trường hợp này, cam kết nêu tại phần cam kết chung sẽ được
áp dụng.
Một doanh nghiệp dự kiến thành lập công ty liên doanh để cung cấp dịch vụ
cho thuê máy móc và thiết bị khác (CPC 83109). Do Mode 3 của dịch vụ này
ghi là “Chưa cam kết”
→ Việt Nam không có nghĩa vụ phải chấp nhận đơn xin thành lập
doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam
 Nếu trong phần cam kết cụ thể ghi KHÔNG HẠN CHẾ, các biện
pháp được đưa ra trong phần cam kết chung vẫn có giá trị đối với
ngành/ phân ngành đó
● Chưa cam kết việc thành lập chi nhánh, trừ khi có quy định tại từng
ngành và phân ngành cụ thể của Biểu cam kết này.
● Để được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài phải
hiện diện dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp
liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Việt Nam không có
nghĩa vụ phải xem xét các đơn xin thành lập chi nhánh để cung cấp dịch
vụ trừ khi việc cho phép hình thức chi nhánh đã được ghi rõ trong Biểu
cam kết, thí dụ nhưở dịch vụ ngân hàng hay dịch vụ máy tính.
(?) Nếu đã có hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức
doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,
thì việc thành lập chi nhánh được phép hay không?
Một doanh nghiệp nước ngoài xin thành lập chi nhánh để cung cấp
dịch vụ máy tính và dịch vụ viễn thông. Tham chiếu nội dung cam
kết của dịch vụ máy tính (cho phép hiện diện dưới hình thức chi
nhánh) và dịch vụ viễn thông (không đề cập đến hình thức chi
nhánh)
Nếu doanh nghiệp nước ngoài muốn cung cấp cả 2 loại hình dịch
vụ này thìphải làm gì?
Mâu thuẫn giữa ”hiện trạng” và cam kết
- Thực tế đã có doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đối với phân ngành
A dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt
Nam
- Trong biểu cam kết thể hiện nội dung: chỉ cho phép hiện diện dưới
hình thức liên doanh
Doanh nghiệp A của nước ngoài xin phép thành lập siêu thị 100% vốn
nước ngoài tại Việt Nam từ trước năm 2007. Theo cam kết trong dịch vụ
phân phối, phải đến năm 2009 hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài mới được phép thành lập.
Doanh nghiệp A có được cấp giấy phép không?
Tương tự doanh nghiệp A, doanh nghiệp B cũng đã được phép mở một số
siêu thị 100% vốn nước ngoài từ trước năm 2007. Các siêu thị này, từ
trước năm 2007, đã tham gia phân phối mặt hàng gạo. Theo cam kết
trong dịch vụ phân phối thì gạo là mặt hàng mà Việt Nam có quyền không
cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài phân phối. Vậy các siêu
thị của doanh nghiệp B có được tiếp tục bán gạo hay không?
● Một bệnh viện 100% vốn nước ngoài được cấp phép đầu tưtừ trước
năm 2007. Giấy phép đầu tưquy định rõ bệnh viện được quyền bán lẻ
thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Tháng 8/2008, cơ
quan quản lý kiểm tra và phạt hành chính bệnh viện về hành vi "bán lẻ
thuốc chữa bệnh" bởi theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO,
nước ngoài không được phép tham gia bán buôn và bán lẻ thuốc chữa
bệnh.
Theo điều khoản "bảo lưu" thì những gì đã cho phép từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ không bị thu hẹp lại.
Vì vậy, các siêu thị của doanh nghiệp B, nếu đã được phép bán gạo từ trước năm 2007, sẽ tiếp tục được bán gạo
sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp B lập thêm siêu thị mới thì Việt Nam có quyền không
cho phép các siêu thị mới đó kinh doanh mặt hàng gạo, trừ phi giấy phép đầu tưcủa doanh nghiệp B có quy định
khác đi.
 Có những doanh nghiệp được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại VN, những doanh
nghiệp mới đăng ký thành lập chỉ được hiện diện dưới hình thức liên doanh  có hay không sự vi phạm
nguyên tắc MFN

You might also like