You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC UEH


KHOA LUẬT

BÀI KIỂM TRA SỐ 1


Môn học: Luật Thương mại quốc tế 2

Giảng viên: Đinh Khương Duy


Mã lớp học phần: 24D1LAW51101202

Sinh viên: Châu Ngọc Hải My


Khóa – Lớp: K47 – LQ001
MSSV: 31211027391
Câu 1. Phân tích và so sánh hai nhóm công cụ chính để quản lý xuất nhập khẩu theo
Luật Quản lý ngoại thương hiện hành.
Hai nhóm công cụ chính: Hạn ngạch & Hạn ngạch thuế quan
Phân tích hai nhóm công cụ này
1) Hạn ngạch
Hạn ngạch là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế
số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất nhập khẩu ra vào lãnh thổ trong 1 thời hạn
nào đó.
Ví dụ: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm => Nghĩa là lượng gạo
mỗi năm Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường EU tối đa là 80.000 tấn, không được vượt
quá.
Trong ví dụ này, hạn ngạch chính là hạn mức khối lượng của một mặt hàng (gạo), được khối
EU cấp phép chấp nhận nhập khẩu vào thị trường chung của khối trong khoảng thời gian 1
năm.
Đó chính là hạn ngạch nhập khẩu - hạn chế trực tiếp về số lượng một số hàng hóa được
nhập khẩu vào một nước. Hạn chế này thường được thực hiện dưới dạng ban hành các giấy
phép nhập khẩu cho một nhóm các cá nhân hoặc công ty từ 1 (nhóm) quốc gia nào đó.
Ở chiều ngược lại, quốc gia xuất khẩu là Việt Nam sẽ chỉ được đưa 1 lượng hàng tương ứng
(80.000 tấn) vào EU. Đó chính là hạn ngạch xuất khẩu - là lượng tối đa 1 mặt hàng mà các
doanh nghiệp Việt được xuất khẩu vào thị trường nào đó.
2) Hạn ngạch thuế quan
Hạn ngạch thuế quan là gì?
Hạn ngạch thuế quan là một biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để
quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu
được hưởng mức thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch.
Ví dụ:
Một mức thuế theo giá trị là 10% được đánh lên gạo nhập khẩu vào Hàn Quốc trong hạn
mức 1 triệu tấn, còn lượng gạo vượt ra khỏi hạn mức 1 triệu tấn đó sẽ chịu mức thuế suất
cao hơn hẳn là 80%. Như vậy, nếu Hàn Quốc nhập khẩu 2 triệu tấn gạo thì 1 triệu tấn sẽ
chịu thuế suất 10% còn 1 triệu tấn còn lại chịu thuế suất 80%. Hạn ngạch thuế quan được áp
dụng nhiều trong nông nghiệp với mục đích hạn chế lượng nhập khẩu vượt quá hạn mức cho
phép.
Biện pháp dùng hạn ngạch này thường được áp dụng đối với những loại hàng hóa có tầm
quan trọng đặc biệt với nền kinh tế đất nước. Cụ thể như các mặt hàng: đường, muối, thuốc
lá, trứng gia cầm… Cụ thể trong Thông tư 12/2018/TT-BCT.
Sự khác nhau giữa Hạn ngạch và Hạn ngạch thuế quan

Cơ sở so sánh Hạn ngạch thuế quan Hạn ngạch

Mức thuế đánh vào hàng hóa khi Hạn chế đối với số lượng, khối
Đối tượng
xuất/nhập khẩu lượng hàng hóa vào thị trường

Ảnh hưởng
Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng
đến GDP

Giảm thặng dư người tiêu dùng


Kết quả đồng thời tăng thặng dư của nhà Giảm thặng dư người tiêu dùng
sản xuất

Thu nhập Chính phủ Để nhập khẩu

Câu 2. Chứng minh nguyên tắc xác định trị giá hải quan trong pháp luật Việt Nam
tuân thủ Hiệp định Trị giá hải quan WTO
Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan nêu 01 phương pháp chuẩn và 05 phương
pháp thay thế (sử dụng trong trường hợp không áp dụng phương pháp chuẩn). Hải quan các
nước thành viên WTO phải tuân thủ các nguyên tắc này khi xác định trị giá tính thuế.
Phương pháp tính chuẩn: Trị giá hàng hoá được sử dụng để tính thuế nhập khẩu là giá thực
trả hoặc giá sẽ phải trả khi hàng hoá được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu (gọi
là giá giao dịch). Nói cách khác, giá sử dụng để tính thuế sẽ là giá ghi trên hợp đồng mua
bán ngoại thương, trên hoá đơn bán hàng. Mức giá này có thể được điều chỉnh cộng thêm
một số loại chi phí hợp lý.
Các phương pháp tính thay thế là các phương pháp xác định giá tính thuế thay thế khi hải
quan quyết định không áp dụng phương pháp chuẩn (tức là không thừa nhận giá giao dịch
làm giá tính thuế hải quan). Bao gồm:
1. Trị giá giao dịch của các hàng hoá giống hệt;
2. Trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự;
3. Trị giá khấu trừ;
4. Trị giá tính toán;
5. Một phương pháp hợp lý (trong trường hợp cả 4 phương pháp trên đều không sử
dụng được)
Pháp luật Việt Nam về xác định trị giá hải quan được quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-
BTC ngày ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định về xác định trị giá hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung gần đây
nhất là Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019.
Pháp luật Việt Nam về xác định trị giá hải quan tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định Trị
giá hải quan WTO như sau:
Nguyên tắc giá giao dịch thực tế: Thông tư số 39/2015/TT-CP được bổ sung bởi Thông tư số
60 2019/TT-CP quy định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế đã thanh
toán hoặc phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu. Đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng
nhất trong xác định trị giá hải quan.
Nguyên tắc trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự: Thông tư số 39/2015/TT-CP được bổ
sung bởi Thông tư số 60 2019/TT-CP quy định nếu trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu
không thể xác định theo nguyên tắc giá giao dịch thực tế, thì trị giá hải quan sẽ là trị giá
giao dịch của hàng hóa tương tự được bán để xuất khẩu sang cùng nước nhập khẩu đó và
được xuất khẩu vào cùng thời điểm mà hàng hóa đó đang được định giá.
Nguyên tắc trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt: Thông tư số 39/2015/TT-CP được bổ
sung bởi Thông tư số 60 2019/TT-CP quy định nếu trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu
không thể xác định theo nguyên tắc giá giao dịch thực tế hoặc của hàng hóa tương tự, thì trị
giá hải quan sẽ là trị giá giao dịch của hàng hóa thay thế được bán để xuất khẩu sang cùng
nước nhập khẩu đó và được xuất khẩu vào cùng thời điểm mà hàng hóa đó đang được định
giá.
Nguyên tắc tính toán theo khấu trừ: Thông tư số 39/2015/TT-CP được bổ sung bởi Thông tư
số 60 2019/TT-CP quy định nếu trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu không thể xác định
theo các nguyên tắc trên, thì trị giá hải quan sẽ được tính toán theo chi phí sản xuất của hàng
hóa nhập khẩu.
Nguyên tắc trị giá tính toán: Thông tư số 39/2015/TT-CP được bổ sung bởi Thông tư số 60
2019/TT-CP quy định nếu trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu không thể xác định theo
các nguyên tắc trên, thì trị giá hải quan sẽ được ước tính trên cơ sở các yếu tố liên quan đến
hàng hóa nhập khẩu.
Như vậy, pháp luật Việt Nam về xác định trị giá hải quan đã tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc
của Hiệp định Trị giá hải quan WTO. Điều này thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc
thực thi các cam kết quốc tế, góp phần bảo đảm tính công bằng, minh bạch và hợp lý trong
việc xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu

You might also like