You are on page 1of 187

Chương 2:

Các công cụ của chính sách


kinh tế quốc tế
2. Các công cụ của chính sách kinh tế quốc tế

Thuế quan

Quốc gia A Quốc gia B


Xuất khẩu hàng X

Phi thuế quan


(Các biện pháp phi thuế - NTMs)
3 2.1. Chính sách thuế quan
4 2.1. Chính sách thuế quan
5 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.1. Khái niệm
“Thuế quan là loại thuế đánh lên sản phẩm đi
chuyển qua biên giới quốc gia. Nói một cách khác,
thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng
xuất khẩu hay nhập khẩu của một quốc gia”
“Chính sách thuế quan là một bộ phận của chính
sách thương mại quốc tế nhằm điều chỉnh khối
lượng, cơ cấu và điều kiện xuất khẩu và nhập khẩu
hàng hoá”
6 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.1. Khái niệm
Vai trò của Thuế quan
- Bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển
Thuế xe ngoài ASEAN
70%
7 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.1. Khái niệm
Vai trò của Thuế quan
- Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
8
9 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.1. Khái niệm
Vai trò của Thuế quan
- Làm thay đổi cán cân thương mại
10 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.1. Khái niệm
Vai trò của Thuế quan
- Thực hiện phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại
 Thuế xe ngoài ASEAN
70%
 Cùng với 13 loại thuế phí
khác làm cho chiếc Giá xe
Cadillac CT6 tại Việt Nam
khoảng trên 5 tỷ đồng
nhưng tại Mỹ thì khá rẻ,
chỉ ngang giá của 1 chiếc
Toyota Camry tại Việt nam
11
12
13 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.1. Khái niệm
Phân loại thuế quan
- Phân loại theo mục đích tính thuế
+ Thuế quan tài chính
+ Thuế quan bảo hộ
14 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.1. Khái niệm
Phân loại thuế quan
- Phân loại theo đối tượng chịu thuế
+ Thuế xuất khẩu
+ Thuế nhập khẩu
15 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.1. Khái niệm
Phân loại thuế quan
- Phân loại theo phương pháp tính thuế
+ Phương pháp tính thuế tương đối
+ Phương pháp tính thuế tuyệt đối
+ Phương pháp tính thuế hỗn hợp
16 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.1. Khái niệm
Phân loại thuế quan
- Phân loại theo mức tính thuế
+ Thuế ưu đãi
+ Thuế phổ thông
17 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.2. Các phương pháp tính thuế
 Phương pháp tính thuế tương đối
 Phương pháp tính thuế tuyệt đối
 Phương pháp tính thuế hỗn hợp
18 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.2. Các phương pháp đánh thuế

2.1.2.1. Phương pháp tính thuế tương đối


Khái niệm
Phương pháp tính thuế tương đối hay còn gọi là thuế
quan tính theo giá trị hàng hóa là loại thuế tính theo tỷ
lệ phần trăm (%) của mức giá hàng hóa phải trả theo
giá trị của hàng hóa thương mại.
19 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.2. Các phương pháp đánh thuế
2.1.2.1. Phương pháp tính thuế tương đối
 Cách tính

P1 = P0*(1 + t)
20 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.2. Các phương pháp đánh thuế
2.1.2.2. Phương pháp tính thuế tuyệt đối
 Khái niệm
Phương pháp tính thuế tuyệt đối hay còn gọi là thuế
quan tính theo số lượng, thuế quan đặc định – specific
tariff) là loại thuế được thể hiện bằng một khoản tiền
cụ thể đánh vào một hàng hóa nhập khẩu cụ thể.
Thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế cố định tính
trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
21 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.2. Các phương pháp đánh thuế
2.1.2.1. Phương pháp tính thuế tuyệt đối
 Cách tính

P1 = P0 + Ts
22 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.2. Các phương pháp đánh thuế
2.1.2.3. Phương pháp tính thuế hỗn hợp
 Khái niệm
Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời
phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp
tính thuế tuyệt đối
Số thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp được xác
định là tổng số thuế theo tỷ lệ phần trăm và số thuế tuyệt
đối.
23 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.3. Thuế xuất khẩu
Khái niệm
Thuế xuất khẩu là khoản thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ
xuất khẩu của một quốc gia hay vùng lãnh thổ.
Đối với các mặt hàng xuất khẩu, việc đánh thuế quan sẽ
làm cho chi phí và giá thành sản phẩm tăng cao làm giảm
tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của đối thủ
nước ngoài.
2.1 Chính sách thuế quan
24
2.1.3. Thuế xuất khẩu
Thuế xuất khẩu phân bón tại Trung Quốc
Chính sách Mức thuế Chính sách Mức thuế
Tên hàng MST
thuế trái vụ trái vụ thuế chính vụ chính vụ

Urea 31021000
Tháng 7 đến Từ T1- T6 15% và
Các loại phân bón đạm 40CNY/T
31029090 Tháng 10 T11, T12 40CNY/T
hóa học và khoáng khác
NPK 31052000
Các loại phân bón hóa học, Thuế xuất khẩu cả năm là 100CNY/T
31049090
khoáng chất Potash (Kali)
Potassium Chloride
31042090
(Clorura Kali)
Thuế xuất khẩu cả năm là 600CNY/T
Potassium Sulphate
31043000
(Sulphat Kali)
25 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.3. Thuế xuất khẩu
Thuế xuất khẩu nguyên liệu thô tại Việt Nam 2020
Mã hàng Mô tả hàng hóa Thuế suất (%)
2502.00.00 Pirit sắt chưa nung 10
2505.10.00 Cát oxit silic và cát thạch anh 30
2603.00.00 Quặng đồng và tinh quặng đồng 40
2605.00.00.01 Quặng coban – quặng thô 30
2607.00.00 Quặng chì và tinh quặng chì 40
2606.00.00.10 Quặng nhôm – quặng thô 30
26 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.4. Thuế nhập khẩu
 Khái niệm
Thuế nhập khẩu là loại thuế chính phủ đánh vào
hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu vào một quốc gia hay
vùng lãnh thổ.
27 2.1 Chính sách thuế quan
2.1.4. Thuế nhập khẩu
28 2.1 Chính sách thuế quan
Tác động tích cực của Thuế quan
- Góp phần tăng thu ngân sách - Điều tiết việc xuất nhập khẩu
chính phủ hàng hóa trên thị trường
- Giúp Nhà nước thực hiện - Giảm thâm hụt trong cán cân
các chính sách kinh tế vĩ mô thương mại
- Bảo hộ và Khuyến khích sản - Chống lại hành vi phá giá
xuất trong nước - Mở rộng quan hệ kinh tế đối
- Giảm thất nghiệp ngoại
29 2.1 Chính sách thuế quan
Tác động tiêu cực của Thuế quan
Làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của doanh nghiệp
Làm mất động lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước
Làm tăng giá hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, gây ảnh
hưởng khả năng cạnh tranh của hàng hóa cũng như lợi ích
của người tiêu dùng
Phân biệt đối xử
Phát sinh buôn lậu
2.1 Chính sách thuế quan

2.1.4.3. Phân loại thuế nhập khẩu


- Theo phương thức tính thuế: thuế quan tính theo tỷ lệ %,
thuế quan tuyệt đối và thuế quan hỗn hợp
- Theo mục đích đánh thuế sẽ có các kiểu thuế quan: thuế
quan tăng thu ngân sách, thuế quan bảo hộ
- Theo thuế suất: thuế suất nhập khẩu ưu đãi, thuế xuất
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thuế thông thường
2.1 Chính sách thuế quan

1. Phân tích: Chiến tranh thương mại bằng


thuế quan giữa các nước lớn qua cuộc chiến
thương mại Mỹ và Trung Quốc như thế nào?
Tác động đến Việt Nam như thế nào?
2.1.5. Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu

Thuế suất danh nghĩa (NTR) là tỷ lệ


được đưa ra trong biểu thuế quan của
một quốc gia, là suất thuế đánh trên
hàng hóa xuất nhập khẩu
2.1.5. Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu

Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP) biểu thị


mối tương quan giữa NTR đánh trên
sản phẩm cùng/và NTR đánh trên
nguyên liệu nhập khẩu của sản phẩm
đó, nhằm bảo hộ cho sản xuất nội địa.
2.1.5. Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu
𝑇ℎ𝑢ế 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎĩ𝑎
𝑀ứ𝑐 độ 𝑏ả𝑜 ℎộ 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế = ∗ 100%
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑔𝑖𝑎 𝑡ă𝑛𝑔 𝑛ộ𝑖 đị𝑎

Ta có công thức tổng quát tính tỷ lệ bảo hộ thực tế:

t−aiti
ERP = ∗ 𝟏𝟎𝟎%
𝟏 −ai
Trong đó:
t: thuế suất danh nghĩa của mặt hàng X
ai: Tỷ số giữa giá trị nguyên liệu i với giá trị sản phẩm X (tham gia trong sản phẩm X) với giá trị
sản phẩm X khi không có thuế quan.
ti: thuế suất danh nghĩa của nguyên liệu i (tham gia trong sản phẩm X)
2.1.5. Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu
 Giả sử tổng chi phí để sản xuất một chiếc xe ô tô 4 chỗ trên thị trường là 10.000
USD. Giá bán trong điều kiện thương mại tự do là 15.000$/chiếc.
 Để bảo hộ đối với ngành sản xuất xe hơi trong nước, chính phủ sử dụng thuế quan
đánh vào ô tô nhập khẩu nguyên chiếc là 100%, linh kiện nhập rời thuế xuất là 0%.
 Lúc này giá xe trên thị trường nội địa sẽ là 30.000$/chiếc, trong đó chi phí sản xuất
là 10.000$/chiếc, giá trị nội địa tăng thêm là 5.000$/chiếc và giá cả tăng thêm do
thuế quan là 15.000$/chiếc.
 Ta có thể nói, thuế quan danh nghĩa trong trường hợp này là 100% (tương đương
giá trị là 15.000$), còn tỷ lệ bảo hộ thực tế là 300% (15.000$/5.000$). Như vậy, với
việc thuế quan 100% thì bảo hộ thực tế là 300% hay thuế quan 100% đã cung cấp
cho nhà sản xuất trong nước 300% giá trị nội địa tăng thêm
36 2.2. Chính sách phi thuế quan
Số lượng các biện pháp phi thuế quan được sử dụng bởi
các thành viên của WTO tính đến 31/12/2018

SPS TBT AD CV SG SSG QR TQ

Số lượng biện pháp được


đưa ra (initiated) (*) 14.552 22.941 280 45 35 0 0 0
Số lượng biện pháp còn
hiệu lực (in force) 3.496 2.797 1.827 173 34 652 1.636 1.274

SPS: các biện pháp vệ sinh dịch tễ; SG: các biện pháp tự vệ;
TBT: các biện pháp kỹ thuật; SSG: các biện pháp tự vệ đặc biệt;
AD: các biện pháp chống bán phá giá; QR: các biện pháp hạn chế số lượng;
CV: các biện pháp chống trợ cấp; TQ: biện pháp hạn ngạch thuế quan
Số lượng biện pháp phi thuế được sử dụng bởi các thành
viên của WTO trong các năm 2016-2018

SPS TBT AD CV SG QR

Ban Còn Ban Còn Ban Còn Ban Còn Ban Còn Còn
hành hiệu hành hiệu hành hiệu hành hiệu hành hiệu Ban hiệu
Năm (*) lực (*) lực (*) lực (*) lực (*) lực hành lực
2016 769 329 1440 449 285 181 33 26 15 7 445 0
2017 1001 114 1719 219 246 202 41 18 7 10 1 0
2018 1316 3 2037 101 122 135 33 16 10 1 0 0

SPS: các biện pháp vệ sinh dịch tễ; SG: các biện pháp tự vệ;
TBT: các biện pháp kỹ thuật; SSG: các biện pháp tự vệ đặc biệt;
AD: các biện pháp chống bán phá giá; QR: các biện pháp hạn chế số lượng;
CV: các biện pháp chống trợ cấp; TQ: biện pháp hạn ngạch thuế quan
2.2. Chính sách phi thuế quan

Định nghĩa của UNCTAD về biện pháp phi thuế quan: “Biện
pháp phi thuế quan (NTM) là các biện pháp về chính sách, không
phải các biện pháp thuế hải quan thông thường, có khả năng gây
ảnh hưởng kinh tế lên thương mại hàng hóa quốc tế, thay đổi số
lượng hàng hóa lưu thông, hoặc giá cả của hàng hóa hoặc cả hai”
Trong đó, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) được xem là
một trong các biện pháp phi thuế quan thể hiện dưới dạng các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp áp
dụng cho các sản phẩm hàng hóa.
2.2. Chính sách phi thuế quan

Vai trò
- Bảo hộ ngành sản xuất nội địa
- Bảo vệ môi trường
2.2. Chính sách phi thuế quan

Phân loại
- Các biện pháp tác động vào giá
- Các biện pháp tác động vào lượng
- Các biện pháp hành chính, kỹ thuật
2.2.1. Các biện pháp hạn chế số lượng

Định nghĩa của WTO


Các “biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu,
nhập khẩu” là các quy định do một nước đưa ra
nhằm hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng nhập
khẩu vào hoặc xuất khẩu từ nước đó
2.2.1. Các biện pháp hạn chế số lượng

Phân loại
- Cấp phép (licensing)
- Hạn ngạch (Quota)
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện nguyện (Voluntary
Export Restraints-VER)
- Cấm nhập khẩu (prohibition)
2.2.1. Các biện pháp hạn chế số lượng

2.2.1.1. Cấp phép (licensing)


Giấy phép nhập khẩu (import licences) được xác định như
là các thủ tục hành chính được sử dụng để thực hiện chế độ
cấp phép nhập khẩu, đòi hỏi đệ trình đơn hay các tài liệu
khác (không liên quan tới mục đích hải quan) tới các cơ
quan hành chính thích hợp là điều kiện tiên quyết để được
phép nhập khẩu.
2.2.1. Các biện pháp hạn chế số lượng

2.2.1.1. Cấp phép (licensing)


Phân loại
- Cấp phép tự động
- Cấp phép không tự động
2.2.1. Các biện pháp hạn chế số lượng
 2.2.1.1. Cấp phép (licensing)
 NGUYÊN TẮC CỦA WTO
- không được áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng dưới bất kỳ hình thức
nào nhằm hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
- WTO vẫn cho phép áp dụng
+ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội
+ bảo vệ sức khỏe con người, động vật, thực vật
+ bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, bảo vệ những tác phẩm
nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ quốc gia
+ bảo vệ môi trường
DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU
STT Mô tả hàng hóa Cơ quan quản lý
1 Vũ khí, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự. Bộ Quốc phòng
2 Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước. Bộ Quốc phòng
a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Bộ Văn hóa, Thể thao và
3
b) Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, Du lịch
a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến Bộ Thông tin và Truyền
4
b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, thông
5 Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. Bộ NNPTNT
a) Mẫu vật động thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
b) Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác
6 c) Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm I. Bộ NNPTNT
d) Các loài thủy sản thuộc Danh Mục loài thủy sản cấm xuất khẩu.
đ) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc quý hiếm
a) Hóa chất Bảng 1
7 Bộ Công Thương
b) Hóa chất thuộc Danh Mục hóa chất cấm
DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM NHẬP KHẨU
STT Mô tả hàng hóa Cơ quan quản lý
1 Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ Bộ Quốc phòng
2 Pháo các loại, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ PTVT Bộ Công an
a) Hóa chất Bảng 1
3 Bộ Công Thương
b) Hóa chất cấm
4 Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng Bộ Công Thương
5 Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành Bộ VH_TT_DL
6 Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng. Bộ TT&TT
a) Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, Bộ Thông tin và
7
c) Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp Truyền thông
với các quy hoạch tần số vô tuyến điện.
a) Phương tiện vận tải tay lái bên phải
8 Bộ GTVT
b) PTVT bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.
9 Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng Bộ GTVT
10 Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam. Bộ NNPTNT
11 Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. Bộ NNPTNT
a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc b) Mẫu vật
12 Bộ NNPTNT
và sản phẩm chế tác của loài: tê giác
13 Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C. Bộ TNMT
14 Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole. Bộ Xây dựng
DANH MỤC HÀNG HÓA CHỈ ĐỊNH THƯƠNG NHÂN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)

STT Hàng hóa nhập khẩu Cơ quan quản lý


1 Phôi kim loại để đúc, dập tiền kim loại. Ngân hàng TW
2 Giấy in tiền. Ngân hàng TW
3 Mực in tiền. Ngân hàng TW
Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả cho tiền,
ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có
4 Ngân hàng TW
giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản
lý.
5 Máy in tiền Ngân hàng TW
6 Máy đúc, dập tiền kim loại Ngân hàng TW
7 Thuốc lá điếu, xì gà Bộ Công Thương
GIẤY PHÉP CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
A Hàng hóa xuất khẩu Hình thức quản lý
1 Hóa chất và sản phẩm chứa hóa chất. Luật Hóa chất và các Nghị định.

Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 Nghị định 38/2014/NĐ-CP

Tiền chất công nghiệp. Giấy phép xuất khẩu.

2 Khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng). Ban hành danh Mục xuất khẩu có Điều kiện

3 Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp. Giấy phép xuất khẩu.

4 Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch. Giấy phép xuất khẩu. Theo FTAs

5 Hàng cần kiểm soát xuất khẩu Giấy phép xuất khẩu.

6 Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu Giấy phép xuất khẩu tự động.
tự động
GIẤY PHÉP BỘ CÔNG THƯƠNG CHO NHẬP KHẨU
B Hàng hóa nhập khẩu Hình thức quản lý
1 Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu. Theo
FTAs
2 Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động. Giấy phép nhập khẩu tự động

3 Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan: Giấy phép nhập khẩu.
a) Muối.
b) Thuốc lá nguyên liệu.
c) Trứng gia cầm.
d) Đường tinh luyện, đường thô.
4 Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất. Luật Hóa chất và NĐ

Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 NĐ 38/2014/NĐ-CP.


Tiền chất công nghiệp. Giấy phép nhập khẩu.
5 Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp. giấy phép nhập khẩu.
6 Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy Quy định sản xuất và kinh
móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế. doanh thuốc lá.
Bộ NN &PTNT CẤP GIẤY PHÉP XNK
B Hàng hóa nhập khẩu Hình thức quản lý
1 Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất Giấy phép khảo nghiệm.
2 Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất Giấy phép khảo nghiệm.
dùng trong thú y
3 a) Thuốc bảo vệ thực vật Giấy phép nhập khẩu.
4 Giống vật nuôi Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy
định rõ Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

5 Giống cây trồng, sinh vật sống Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ Điều kiện và thủ tục
cấp giấy phép.
7 Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy
định rõ Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép

8 Phân bón Giấy phép nhập khẩu.


9 Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ Điều kiện và thủ tục
cấp giấy phép.
10 Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy Công ước CITES
cấp, quý, hiếm từ tự nhiên
2.2.1. Các biện pháp hạn chế số lượng

2.2.1.2. Hạn ngạch (quota)


Hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế trực tiếp số
lượng (hoặc giá trị) của một số hàng hóa được
phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời
kỳ (thường là một năm)
2.2.1. Các biện pháp hạn chế số lượng

2.2.1.2. Hạn ngạch (quota)


-Hạn chế xuất khẩu tình nguyện (Voluntary Export
Restraints-VER) là biện pháp hạn chế xuất khẩu mà
ở đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất
khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang
nước mình một cách "tình nguyện" nếu không họ sẽ
áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết.
2.2.1. Các biện pháp hạn chế số lượng

2.2.1.2. Hạn ngạch (quota)


Đặc điểm:
- Tính pháp lý không cao, không minh bạch, dễ bị biến tướng
- Làm tăng giá trong nước
- Thời gian thông thường áp dụng hạn ngạch là một năm
- Nguồn thu từ hạn ngạch không đóng góp cho Ngân sách
Nhà nước
2.2.1.2. Hạn ngạch (quota)

Mục đích của hạn ngạch nhập khẩu:


- Nhằm hạn chế tạm thời, ngăn ngừa, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng
về lương thực, thực phẩm hay sản phẩm thiết yếu khác
- Nhằm vào bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán.
Khi sự thâm hụt nghiêm trọng về dự trữ tiền tệ , hoặc có số dự trữ quá ít,
cần thiết phải nâng cao mức dự trữ lên một mức hợp lý.
- Các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn ngạch trong chương trình
trợ giúp của chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế, hoặc hạn chế để
bảo vệ cho một số ngành công nghiệp
2.2.1.2. Hạn ngạch (quota)
Mục đích của hạn ngạch nhập khẩu:
- Bảo vệ nhà sản xuất trong nước trong trường hợp các
biện pháp khác, nhất là thuế quan, tỏ ra không hữu hiệu.
- Loại đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường nội địa, tăng
mức độc quyền về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường nội địa.
- Gây áp lực kinh tế đối với các nước khác, buộc họ phải
nhượng bộ trong cạnh tranh và đàm phán thương mại.
2.2.1.2. Hạn ngạch (quota)

Mục đích của hạn ngạch nhập khẩu:


- Làm công cụ phân biệt đối xử trong chính sách thương mại.
- Làm cân bằng cán cân thương mại khi cần phải giảm nhanh
mức độ nhập khẩu (trường hợp xuất khẩu ít, nhập khẩu quá
nhiều).
- Bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ
động vật quý hiếm
2.2.1.2. Hạn ngạch (quota)

Hạn ngạch thuế quan (Tariff Rate Quota-TRQ): cho phép sử


dụng hai mức thuế suất, một mức thấp cho khối lượng trong hạn
ngạch, mức thứ hai có thể cao hơn cho nhập khẩu ngoài hạn ngạch.
Hạn ngạch có thể được tính bằng mức chênh lệch giữa tiêu dùng và
sản xuất trong nước
 Việc quản lý TRQ tuy khó khăn nhưng sẽ đáp ứng được người tiêu
dùng muốn sử dụng hàng nhập khẩu giá rẻ, đồng thời bảo vệ được
người sản xuất trong nước.
Quy định của WTO

 Hạn chế sản xuất hay tiêu dùng trong nước


 Cam kết không làm ảnh hưởng tới lợi ích của các thành
viên khác, đồng thời phải dần nới lỏng các biện pháp này
khi kinh tế đã khôi phục, sau đó dỡ bỏ hoàn toàn nhằm
thực hiện nguyên tắc chung của WTO
 Do tính pháp lý không cao và thời gian thông thường chỉ
một năm trở lại, nên khi áp dụng hạn ngạch, các quốc gia
phải công bố thời gian cụ thể và những thay đổi nếu có.
2.2.1.3. Hạn ngạch thuế quan (tariff rate quota- TRQ)

Hạn ngạch thuế quan là chế độ phân biệt về thuế quan theo
lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Hạn ngạch thuế
quan cho phép sử dụng hai mức thuế suất, trong đó
 Thuế suất 0% hoặc thuế suất thấp cho khối lượng trong
hạn ngạch (thuế quan ưu đãi)
 Thuế suất cao cho khối lượng vượt hạn ngạch
2.2.1.3. Hạn ngạch thuế quan (tariff rate quota- TRQ)
VD: Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2020 của Việt Nam
cụ thể như sau
STT Mã số hàng hóa Tên hàng Đơn vị Số lượng Ghi chú
0407.21.00 và Trứng gà Trứng
0407.90.10 thương
1 Tá 57.940 phẩm
0407.29.10 và Trứng vịt,
không có
0407.90.20 ngan
phôi
0407.29.90 và Loại khác
0407.90.90
3 2501 Muối Tấn 110.000
2.2.1.4. Hạn chế xuất khẩu tình nguyện
(Voluntary export restraints – VER)

Hạn chế xuất khẩu tình nguyện (VER) là biện


pháp hạn chế xuất khẩu mà ở đó, một quốc gia
nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn
chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình
một cách “tình nguyện” nếu không họ sẽ áp
dụng biện pháp trả đũa kiên quyết.
2.2.1.5. Cấm xuất nhập khẩu
- Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp bảo hộ cao
nhất, gây ra hạn chế lớn nhất đối với thương mại
quốc tế.
- Cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm
vận, cấm sản phẩm nhạy cảm, tạm dừng cấp phép
nhập khẩu….
QUY ĐỊNH CỦA WTO
WTO yêu cầu không được phép áp dụng, nếu không có lý do chính đáng. Tuy
nhiên, các thành viên có thể thi hành các biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu
trong một số trường hợp ngoại lệ sau:
– Cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ lợi ích công cộng
– Cần thiết để: bảo vệ đạo đức xã hội; bảo vệ con người, động vật và thực vật;
bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm; bảo vệ các tài sản quốc gia về nghệ
thuật, lịch sử hay khảo cổ,; và liên quan tới nhập khẩu hay xuất khẩu vàng bạc
– Khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác; Cần thiết để
áp dụng các tiêu chuẩn hay qui định để phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản
phẩm trong thương mại quốc tế.
2.2.2. Các biện pháp trợ cấp

2.2.2.1. Khái niệm:


Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài
chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung
ương và địa phương) dưới một trong các hình thức sau
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất.
2.2.2. Các biện pháp trợ cấp
Hình thức
(i) Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (VD: cấp vốn, cho vay, góp cổ
phần) hoặc hứa chuyển (VD: bảo lãnh cho các khoản vay)
(ii) Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (VD: ưu đãi
thuế, tín dụng)
(iii) Mua hàng, cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa (trừ cơ sở hạ tầng chung)
(iv) Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân
tiến hành các hoạt động (i) (ii) (iii) nêu trên theo cách thức mà chính phủ
vẫn làm.
2.2.2. Các biện pháp trợ cấp

Trong WTO, trợ cấp là hình thức được phép, nhưng là trong các giới hạn
và điều kiện nhất định. WTO có 02 hệ thống quy định riêng về trợ cấp,
áp dụng cho 02 nhóm sản phẩm:
 Đối với hàng công nghiệp: Các loại trợ cấp, các quy tắc và điều kiện
cho từng loại cùng với các biện pháp xử lý nếu có vi phạm hoặc trợ
cấp gây thiệt hại được quy định trong Hiệp định về trợ cấp và các biện
pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervaling Measures
– Hiệp định SCM)
 Đối với hàng nông sản: tuân thủ Hiệp định Nông nghiệp của WTO
2.2.3. Hàng rào kỹ thuật

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là


những tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật mà một nước
áp dụng đối với hang hóa nhập khẩu và/hoặc quy
trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hóa
nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật đó
2.2.3. Hàng rào kỹ thuật
Khái niệm: Theo Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg ngày 24
tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ: TBT là Hàng
rào kỹ thuật đối trong thương mại được thể hiện dưới hình
thức các biện pháp có tính chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng
để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ
động thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia,
quyền lợi của người tiêu dung và các yêu cầu thiết yếu khác
được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, quy
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được viện dẫn bắt buộc áp dụng
trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy trình đánh giá
sự phù hợp do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành
2.2.3. Hàng rào kỹ thuật

Ví dụ
Năm 2019, hương nhang Việt Nam xuất khẩu sang Ấn
Độ bị chặn lại bởi quy định mới về cấp phép nhập khẩu,
theo đó để xuất khẩu sang Ấn Độ các doanh nghiệp
nhập khẩu hương nhang và các chế phẩm khác phải xin
giấy phép nhập khẩu từ bộ công thương Ấn Độ.
2.2.3. Hàng rào kỹ thuật

Ví dụ
Tiêu chuẩn của EC đối với hàm lượng
độc tố nấm Aflatoxin trong ngũ cốc và
các loại hạt
2.2.3. Hàng rào kỹ thuật

Phân loại
Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations)
Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards)
Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với
các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment
procedure)
2.2.3. Hàng rào kỹ thuật
Nguyên tắc về TBT
 Không phân biệt đối xử
Tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với thương mại
quốc tế
Hài hòa hóa
Có tính đến các tiêu chuẩn quốc tế chung
Đảm bảo nguyên tắc tương đương và công nhận lẫn nhau
Minh bạch
2.2.3. Hàng rào kỹ thuật

Khái niệm SPS


Theo WTO, biện pháp kiểm dịch động thực vật
(Sanitary and Phytosanitary Measure – SPS) là tất cả
các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động
đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức
khỏe của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua
việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự
xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ thực vật
2.2.3. Hàng rào kỹ thuật

Phân biệt TBT và SPS?


2.2.4. Quy định về xuất xứ

Khái niệm:
Quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp
các quy định nhằm xác định quốc gia
nào được coi là đã sản xuất ra hàng
hóa (nước xuất xứ của hàng hóa).
2.2.4. Quy định về xuất xứ
Mục đích
 - Xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng ưu đãi thương mại (như ưu
đãi thuế quan, các biện pháp phi thuế quan,…)
 - Để thực thi các biện pháp hoặc công cụ thương mại, như thuế chống bán phá giá,
thuế đối kháng, biện pháp tự vệ,… (đối với hàng hóa có xuất xứ từ một số nước
nhất định là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại này
 - Để phục vụ công tác thống kê thương mại (như xác định lượng nhập khẩu và trị
giá nhập khẩu từ từng nguồn khác nhau)
 - Để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa
 - Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật
quốc gia đó và pháp luật quốc tế.
2.2.4. Quy định về xuất xứ

Tại sao WTO có một Hiệp định riêng về


quy tắc xuất xứ?
2.2.4. Quy định về xuất xứ

Phân loại
Tiêu chí xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained)
Tiêu chí chuyển đổi cơ bản (Substantial Transformation).
Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực
 Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa (Change in Tariff
Classification – CTC)
 Tiêu chí mặt hàng cụ thể
2.2.4. Quy định về xuất xứ
2.2.5. Các biện pháp bảo hộ thương
mại ngẫu nhiên/tạm thời

Chống bán phá giá


Chống trợ cấp
Tự vệ
2.2.5. Các biện pháp bảo hộ thương
mại ngẫu nhiên/tạm thời
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Khái niệm bán phá giá


Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể
hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa
được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với
mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa đó tại thị
trường nội địa nước xuất khẩu
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Theo điều 4 số 40/2002/PL-UBTVQH10 của “Pháp lệnh


Giá” của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban
hành ngày 26/4/2002 định nghĩa:
“Bán phá giá là hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá
thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để
chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật,
gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh và lợi ích của Nhà nước.”
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá
Bảng: Lượng và giá trị xuất khẩu đường của TL vào Việt Nam 10
tháng đầu năm 2020
STT Loại đường Khối lượng Giá trị Giá/tấn Giá bán tại
(tấn) (USD) (USD) Thái Lan (USD
1 Đường thô 494.425 141.039.487
2 Đường trắng 38.311 13.427.355
3 Đường 635.007 236.005.628
luyện
Tổng cộng 1.167.743 390.472.470 334,382 ~755

Nguồn: Văn phòng Hội đồng đường Thái Lan


2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Mục tiêu của bán phá giá


- Mục tiêu chính trị
- Mục tiêu lợi nhuận
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Phân loại bán phá giá


- Bán phá giá bền vững (persistent dumping)
- Bán phá giá không thường xuyên (Sporadic dumping)
- Bán phá giá kiểu chớp nhoáng (Predatory dumping)
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Tác động của bán phá giá


- Tác động tích cực
- Tác động tiêu cực
Áp dụng biện pháp chống phá giá có
vi phạm MFN? Nguyên tắc tự do hóa
thương mại?
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Chống bán phá giá:


Trong WTO, các nguyên tắc về chống bán phá giá được quy định tại
- Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)
- Hiệp định về chống bán phá giá của WTO
Quy định về chống bán phá giá tại các quốc gia?
Nội dung của Hiệp định chống bán phá giá
- Nhóm các quy định về điều kiện áp thuế
- Nhóm các quy định về thủ tục điều tra
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Mục tiêu và bản chất của các biện pháp


chống bán phá giá
- Mục tiêu
- Bản chất
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Vụ kiện chống bán phá giá


Đây thực chất là một quy trình Yêu cầu điều tra – Điều tra –
Kết luận – Áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có)
mà nước nhập khẩu tiến hành đối với một loại hàng hóa
nhập khẩu từ một nước nhất định khi có những nghi ngờ
rằng loại hàng hóa đó bị bán phá giá vào nước nhập khẩu
gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự
của nước nhập khẩu.
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Những yếu tố cơ bản của một “vụ kiện chống


bán phá giá”
- Đối tượng
- Nguyên đơn
- Bị đơn
- Cơ quan xử lý vụ kiện
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng
cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Đối tượng Một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc
tấm (có mã HS trong thông báo đi kèm quyết định khởi
xướng điều tra)
Nguyên đơn - Công ty Posco Việt Nam
- Công ty CoP China Steel Sumikin Việt Nam
- Công ty TNHH một thành viên thép tấm lá Phú Mỹ -
Tổng công ty thép Việt Nam
Bị đơn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Cơ quan xử lý vụ kiện Cục PVTM – Bộ Công thương
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá


- Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá

𝐺𝑖á 𝑡ℎô𝑛𝑔 𝑡ℎườ𝑛𝑔 −𝐺𝑖á 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢


- 𝐵𝑖ê𝑛 độ 𝑏á𝑛 𝑝ℎá 𝑔𝑖á =
𝐺𝑖á 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại
hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình
thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố thiệt hại)
+ Sản phẩm tương tự: sản phẩm giống hệt và sản phẩm gần giống
+ Sự thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa: Xác định thiệt hại: về
hình thức, về mức độ, về phương pháp
- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và
thiệt hại nói trên
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Mức thuế chống bán phá giá


- Về cách thức áp dụng
- Về thời điểm tính thuế: Cách tính thuế cho khoảng
thời gian sắp tới; Cách tính thuế cho khoảng thời gian
đã qua
- Về áp dụng thuế chống bán phá giá
Thống kê áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với cá
basa Việt Nam
Bị đơn bắt Mức thuế chống bán
STT Đơn vị Bị đơn tự nguyện Thời gian áp dụng
buộc phá giá chung

POR 1 % 37,94 47,05 63,88 1/8/2003 – 31/7/2004


POR 2 % 6,81 47,05 63,88 1/8/2004 – 31/7/2005
POR 3 % 6,81 47,05 63,88 1/8/2005 – 31/7/2006
POR 4 % 6,81 0,52 63,88 1/8/2006 – 31/7/2007
POR 5 (USD/kg) 0 0,02 2,11 1/8/2007 – 31/7/2008
POR 6 (USD/kg) 0 0,02 2,11 1/8/2008 - 31/7/2009
POR 7 (USD/kg) 0 0,02 2,11 1/8/2009 – 31/7/2010
POR 8 (USD/kg) 0,19 0,02 0,77 1/8/2010 – 31/7/2011
POR 9 (USD/kg) 0 2,15 2,11 1/8/2011 - 31/7/2012
POR 10 (USD/kg) 0 0,97 2,39 1/8/2012 – 1/8/2013
POR 11 (USD/kg) 0 0,6 - 1/8/2013 – 31/7/2014
POR 12 USD/kg 0,69 2,39 2,39 01/8/2014 - 31/7/2015
POR 13 USD/kg 3,87 7,74 2,39 1/8/2015 – 31/7/2016
POR 14 USD/kg 0-1,37 0,41 2,39 1/8/2016 - 31/7/2017
POR 15 USD/kg 0-1,37 0,15 2,0 1/8/2017-31/7/2020
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Điều kiên khởi kiện của ngành sản xuất nội địa
nước xuất khẩu
Về chủ thể yêu cầu điều tra
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập
khẩu (hoặc đại diện của ngành)
- Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Yếu tố “thiệt hại” được xác định như thế nào?


Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại
thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất gần);
Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể;
Về phương pháp, các thiệt hại thực tế và tiềm tàng được xem xét
trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng
của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỷ lệ và mức tăng lượng nhập
khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản
lượng, năng suất, nhân công…)
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá
Một mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu không nhiều có thể
bị kiện chống bán phá giá không?
Không áp dụng nếu:
- Nước đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan
dưới 3%
- Tổng lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan từ tất cả các nước
xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự (cũng là nước đang phát triển
có lượng nhập khẩu thấp hơn 3%) chiếm trên 7% tổng lượng
nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá
Tình huống thực tế
Giả sử Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và Campuchia (là các nước đang
phát triển) cùng với nhiều nước khác cùng nhập khẩu một mặt hàng X
vào nước Y. Trong đó: Hàng Trung Quốc chiếm 10% tổng lượng nhập
khẩu hàng X vào Y; Các nước Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia mỗi nước
chiếm 2,5% tổng lượng nhập khẩu hàng X vào Y; 82,5% tổng lượng
nhập khẩu hàng X vào Y đến từ các nước khác.
Nếu ngành sản xuất mặt hàng X của nước Y định kiện chống bán phá
giá mặt hàng X chỉ của Việt Nam? Kiện Việt Nam và Trung Quốc?
Kiện cả 4 nước?
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá

Quy trình thủ tục vụ điều tra


bán phá giá
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Quy trình điều tra bán phá giá của WTO
 Bước 1: Nộp đơn kiện
 Bước 2: Khởi xướng điều tra
 Bước 3: Điều tra sơ bộ
 Bước 4: Kết luận sơ bộ
 Bước 5: Tiếp tục điều tra
 Bước 6: Kết luận cuối cùng
 Bước 7: Quyết định
 Bước 8: Rà soát lại
 Bước 9: Rà soát hoàng hôn
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Quy trình điều tra chống bán phá giá của Mỹ
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá

Quy trình điều tra chống bán phá giá của EU


Quá trình điều tra bán phá giá của Việt Nam
Bên yêu cầu Hồ sơ yêu cầu áp dụng CQĐT lập hồ sơ

Không hợp lệ Thẩm định Hồ sơ

Vụ việc chấm dứt Quyết định điều tra

Thông báo Gửi bản câu hỏi

12 – 18 tháng
Bản trả lời các câu hỏi

Thông báo Kết luận sơ bộ Kết luận phủ định

Thẩm tra xác minh thông tin Vụ việc chấm dứt

Tổ chức tham vấn Thông báo

Thông báo Kết luận cuối cùng

Quyết định áp thuế


Thông báo Khiếu nại

Thi hành quyết định

Rà soát
Nguồn: Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công thương
http://www.trav.gov.vn
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Quy trình điều tra bán phá giá của
WTO
Bước 1:
Nộp đơn kiện ĐƠN
KIỆN

Chủ thể Mô tả sản Thông tin Thông tin


nộp đơn phẩm về giá thiệt hại
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Quy trình điều tra bán phá giá
Ví dụ
Điều tra áp dụng biện pháp chống bán
phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt
có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a
http://www.trav.gov.vn/default.aspx?page=case-
prosecute&do=detail&id=f61ee792-c541-415d-8bc1-
21a79044fe54
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Bước 1: Ví dụ
Nộp đơn kiện

19/8/2019
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Quy trình điều tra bán phá giá của WTO
Bước 2:
Khởi xướng
điều tra CQĐT

Chủ thể nộp đơn Bằng chứng


2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Ví dụ
Bước 2:
Khởi xướng
điều tra 42,22%

47,31%
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Quy trình điều tra bán phá giá của WTO

Bước 3:
Điều tra sơ bộ

Xác định về thiệt


Xác định về BPG
hại gây ra
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Ví dụ
Bước 3:
Điều tra sơ bộ

Thời kỳ điều tra


Thời kỳ điều tra
Xác định về thiệt
BPG
hại gây ra

- POI: 01/7/2018 – 30/6/2019;


01/7/2018 – 30/6 /2019 - POI-1: 01/7/2017 - 30/6/2018;
(“POI”); - POI-2: 01/7/2016 - 30/6/2017;
- POI-3: 01/7/2015 - 30/6/2016
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Quy trình điều tra bán phá giá của WTO
Bước 4:
Kết luận sơ bộ

Có BPG
Không BPG

Biên độ Mức độ Hệ quả của mức


BPG thiệt hại độ thiệt hại
Chấm dứt điều tra
Biện pháp tạm thời

Thông báo Thông báo


2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Ví dụ
Bước 4:
Kết luận sơ bộ

Kết luận Mức độ


Kết luận có BPG
thiệt hại

Biên độ BPG: 28% Có bằng chứng rõ


ràng về việc đe dọa
gây thiệt hại đáng
Biên độ phá giá lớn là nguyên kể đối với ngành
nhân gây ra đe dọa thiệt hại sản xuất trong nước
đáng kể đến ngành sản xuất
trong nước
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Quy trình điều tra bán phá giá của WTO

Bước 5:
Tiếp tục điều tra

Xác minh Điều trần


2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Ví dụ
Bước 5:
Tiếp tục điều tra

Điều tra tại chỗ Tham vấn công khai


(15 công ty)
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Quy trình điều tra bán phá giá của WTO
Bước 6:
Kết luận cuối cùng

Có BPG
Không BPG

Biên độ Mức độ Hệ quả của mức


BPG thiệt hại độ thiệt hại
Chấm dứt điều tra
Bước 7: Quyết định áp dụng
Quyết định biện pháp chống BPG

Thông báo Thông báo


2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Ví dụ
Bước 6:
Kết luận cuối cùng

Kết luận Mức độ


Kết luận có BPG
thiệt hại

Biên độ BPG: 28%


Có bằng chứng rõ
ràng về việc đe dọa
Biên độ phá giá lớn là gây thiệt hại đáng kể
nguyên nhân gây ra đe dọa đối với ngành sản
thiệt hại đáng kể đến ngành xuất trong nước
sản xuất trong nước
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Quy trình điều tra bán phá giá của WTO

Bước 8:
Rà soát lại

Thời gian Mục đích


2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Quy trình điều tra bán phá giá của WTO

Bước 9:
Rà soát hoàng hôn

Thời gian Mục đích


2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Bị đơn bắt Bị đơn tự Mức thuế chống
STT Đơn vị Thời gian áp dụng
buộc nguyện bán phá giá chung
POR 1 % 37,94 47,05 63,88 1/8/2003 – 31/7/2014
POR 2 % 6,81 47,05 63,88 1/8/2004 – 31/7/2005
POR 3 % 6,81 47,05 63,88 1/8/2005 – 31/7/2006
POR 4 % 6,81 0,52 63,88 1/8/2006 – 31/7/2007
POR 5 (USD/kg) 0 0,02 2,11 1/8/2007 – 31/7/2008
POR 6 (USD/kg) 0 0,02 2,11 1/8/2008 - 31/7/2009
POR 7 (USD/kg) 0 0,02 2,11 1/8/2009 – 31/7/2010
POR 8 (USD/kg) 0,19 0,02 0,77 1/8/2010 – 31/7/2011
POR 9 (USD/kg) 0 2,15 2,11 1/8/2011 - 31/7/2012
POR 10 (USD/kg) 0 0,97 2,39 1/8/2012 – 1/8/2013
POR 11 (USD/kg) 0 0,6 - 1/8/2013 – 31/7/2014
POR 12 USD/kg 0,69 2,39 2,39 01/8/2014 - 31/7/2015
POR 13 USD/kg 3,87 7,74 2,39 1/8/2015 – 31/7/2016
POR 14 USD/kg 0-1,37 0,41 2,39 1/8/2016 - 31/7/2017
POR 15 USD/kg 0-1,37 0,15 2,0 1/8/2017-31/7/2020
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Những cân nhắc cuối cùng
Nguồn nhân lực, tài chính
Thời gian theo đuổi vụ việc
Tính hiệu quả so với công sức,
thời gian, tiền bạc đã bỏ ra
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá

Một số lưu ý đối với các doanh nghiệp sản xuất


trong nước
Phối hợp đầy đủ, chặt chẽ với Cơ quan điều tra để cung
cấp đầy đủ các thông tin bằng chứng trong quá trình
điều tra/
Lưu ý kỹ vấn đề sản phẩm bị điều tra để cung cấp thông
tin một cách chính xác.
2.2.5.1. Biện pháp chống bán phá giá
Một số lưu ý đối với các doanh nghiệp nhập khẩu
Đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc
Tham gia trả lời đầy đủ các bản câu hỏi điều tra
Lưu ý về vấn đề sản phẩm (mã HS, mô tả, …)
Lưu ý về mức thuế có thể thay đổi qua các kỳ rà soát
Lưu ý về thủ tục hải quan (giấy tờ chứng minh xuất xứ)
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá
Tác động của bán phá giá, chống bán phá giá
Tác động của bán phá giá đối với nước xuất khẩu
Tác động tích cực Tác động tiêu cực
Tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần Thiệt hại đối với người tiêu dùng

Giải phóng hàng tồn kho Người lao động bị đối xử ngược đãi,

Thực hiện mục tiêu KT-XH


Tác động của bán phá giá đối với nước nhập khẩu
Người tiêu dùng được tiêu dùng hàng hóa với Ngành sản xuất sản phẩm tương tự bị thiệt hại
giá rẻ đáng kể/ nguy cơ thiệt hại đáng kể
Các DN trong nước NK có động lực để cạnh Hàng hóa có thể không được đảm bảo về chất
tranh lượng
2.2.5.1. Các biện pháp chống bán phá giá
Tác động của chống bán phá giá đối với nước xuất khẩu
Tác động tích cực Tác động tiêu cực
Doanh nghiệp XK phải đổi mới quy trình, phương Hạn chế khả năng tiếp cận thị trường
pháp sản xuất, cách thức quản lý,…

DN XK thay đổi chiến lược cạnh tranh, cạnh tranh Giảm khối lượng và kim ngạch xuất
bằng chất lượng và dịch vụ hơn là cạnh tranh bằng giá khẩu

DNXK thực hiện đa dạng hóa thị trường Giảm thị phần, doanh thu, lợi nhuận
Tác động của chống bán phá giá đối với nước nhập khẩu
Chống lại hành động cạnh tranh không lành Ngành sx sản phẩm tương tự trong nước có
mạnh, bảo vệ quyền lợi của các DN nội địa thể bị trì trệ do được bảo hộ

Bảo hộ ngành sản xuất trong nước Người tiêu dùng không được lợi
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Nội dung

1. Trợ cấp


2. Các biện pháp đối kháng
Tài liệu học tập

- Slide bài giảng Chính sách kinh tế quốc tế


- Hiệp định 217/WTO/VB
- Hiệp định 213/WTO/VB
- Sổ tay về Trợ cấp trong nông nghiệp
- Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công thương
- http://www.trav.gov.vn/
- https://trungtamwto.vn/
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Khái niệm trợ cấp
Trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi
ích mà trong điều kiện thường doanh nghiệp không thể có
được
Theo Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam số 22/2004/PL-UBTVQH11: Trợ cấp là sự hỗ trợ về
tài chính của Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ dành
cho tổ chức, cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào
Việt Nam và đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân đó.
1. Trợ cấp
Định nghĩa
Theo Hiệp định 217/WTO/VB về trợ cấp và các biện pháp đối
kháng, trợ cấp được hiểu là:
(1) có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan
công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên
HOẶC
(2) có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo
nội dung Điều XVI của Hiệp định GATT 1994;
VÀ
một lợi ích được cấp bởi điều đó.
146 1. Trợ cấp
Chuyển vốn
trực tiếp

Cung cấp hàng hóa Trợ cấp


Dịch vụ có ưu đãi

Miễn giảm thuế,


tín dụng ưu đãi
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Phân loại trợ cấp


- Trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp
- Trợ cấp trong lĩnh vực phi nông nghiệp
148
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
VD: Trợ cấp chăn nuôi bò sữa tại các nước phát triển

Loại trợ cấp Trị giá


Mỹ - Trợ giá (lỗ kinh 3.1 tỷ USD
doanh, phí thị
EU trường) 500 triệu EURO
- Trợ cấp sản xuất
NB 8 USD/con/ngày
- Trợ cấp thiên tai
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Phân loại: Trợ cấp trong lĩnh vực phi nông nghiệp:

Trợ cấp Trợ cấp đèn Trợ cấp


đèn xanh vàng đèn đỏ
1. Trợ cấp 1. Trợ cấp có tính cá biệt 1. Trợ cấp XK
không cá biệt 2. Bị kiện nếu gây thiệt hại 2. Trợ cấp
2. Trợ cấp sau nhằm ưu tiên
3. Trợ cấp để sử dụng hàng
hỗ trợ nội thay cho
hàng NK
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Phân loại Trợ cấp nông nghiệp


- Trợ cấp xuất khẩu nông sản
- Trợ cấp trong nước
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Trợ cấp xuất khẩu nông sản:


- Về nguyên tắc, các tổ chức kinh tế và các quốc gia
nghiêm cấm các hình thức trợ cấp xuất khẩu.
- Đối với các thành viên đã áp dụng trợ cấp xuất khẩu
phải kê khai và cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ cấp và
khối lượng nông sản được nhận trợ cấp
Nhóm các chính sách Trợ cấp xuất khẩu nông sản:

Các nước phát triển Các nước đang phát triển


Lộ trình cam Cắt giảm đáng kể về cả Lượng cắt giảm bằng 2/3
kết cắt giảm lượng (21%) và ngân sách các nước phát triển và thời
Điều 9.2 (36%) vào năm thứ 6 của gian là 10 năm
giai đoạn thực hiện
Điều 9.4 Không yêu cầu cam kết cắt
giảm trợ cấp xuất khẩu về
chi phí tiếp thị và vận
chuyển nội địa
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp trong nước :

Hộp màu xanh lá cây Hộp màu xanh da trời Hộp màu hổ phách

Phải là các trợ cấp: Hỗ trợ trực tiếp - Các trợ cấp còn lại
- Thuộc một trong trong khuôn khổ - Phải cam kết cắt
5 nhóm xác định các chương trình giảm cho phần vượt
VÀ thu hẹp sản xuất trên mức tối thiểu
- Đáp ứng đủ 3 nông nghiệp
điều kiện
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Những lợi ích mà các doanh nghiệp


có thể tận dụng trợ cấp mang lại là
gì?
Những cam kết của Việt Nam về trợ
cấp khi gia nhập những tổ chức quốc
tế này?
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

2. Các biện pháp đối kháng


Biện pháp đối kháng là một biện pháp phòng vệ thương
mại đối với hàng hóa nhập khẩu, được áp dụng trong
trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào
quốc gia gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn
cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(Theo World Trade Organization - WTO)
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Các biện pháp đối kháng


– Áp dụng thuế đối kháng;
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản
xuất, xuất khẩu cam kết của với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của nước nhập khẩu về việc tự nguyện chấm
dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá
xuất khẩu;
– Các biện pháp chống trợ cấp khác.
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Số lượng các vụ việc điều tra chống trợ cấp do các
thành viên WTO khởi xướng
60
50 55
40 45
41
30 33 34 36
31
20 25 27
23
10
9
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Jun-20
Column3
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Số lượng các vụ việc điều tra chống trợ cấp được
các nước khởi xướng
30
25
26
20 23 24 24
15 17 17
10
11 10
5 9
320 211 20 42 35 112
0
2015 2016 2017 2018 2019 Jun-20
Mỹ Canada Châu Âu Ấn Độ
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Các mặt hàng bị điều tra chống trợ cấp

Nhóm SP Kim loại


35%
45% Nhóm SP chất nhựa
Nhóm SP hóa chất
10% Nhóm các SP khác
10%
Thống kê các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Nguồn: Cục PVTM, Bộ Công Thương
Năm
T1-
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
6/2020
Chống
BPG 3 8 3 5 12 7 7 6 10 10

Chống
1 1 2 2 0 2 1 4 3 1
trợ cấp
Tự vệ 1 1 0 2 1 2 2 4 2 1
Chống
2 2 1 4 1 1 3 8 2 5
LT
Tổng số
7 12 6 13 14 12 13 22 17 17
vụ việc
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Thế nào là “vụ kiện” chống trợ cấp?


Đây thực chất là một quy trình Kiện – Điều tra – Kết luận – Áp
dụng biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) mà
nước nhập khẩu tiến hành đối với một loại hàng hóa nhập khẩu từ
một nước nhất định khi có những nghi ngờ rằng hàng hóa được trợ
cấp (trừ trợ cấp đèn xanh) và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Quy trình điều tra chống trợ cấp

 Bước 1: Nộp đơn kiện


 Bước 2: Khởi xướng điều tra
 Bước 3: Điều tra sơ bộ
 Bước 4: Kết luận sơ bộ
 Bước 5: Tiếp tục điều tra
 Bước 6: Kết luận cuối cùng
 Bước 7: Quyết định
 Bước 8: Rà soát lại
 Bước 9: Rà soát hoàng hôn
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Giả sử Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và Campuchia (là các
nước đang phát triển) cùng với nhiều nước khác cùng nhập
khẩu mặt hàng thép không gỉ vào nước Mỹ. Trong đó:
- Hàng Trung Quốc chiếm 10% tổng lượng nhập khẩu mặt
hàng thép không gỉ vào nước Mỹ
- Các nước Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia mỗi nước chiếm
3,5% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng thép không gỉ vào nước
Mỹ
- 79,5% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng thép không gỉ vào
nước Mỹ đến từ các nước khác
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Đối tượng được quyền yêu cầu điều tra chống trợ cấp
Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(i) Các nhà sản xuất ủng hộ đơn điện có sản lượng sản phẩm tương
tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà
sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đổi đơn kiện
(ii) Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm
tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của
toàn bộ ngành sản xuất trong nước.
VÍ DỤ VỀ ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN CỦA NGÀNH SẢN
XUẤT NỘI ĐỊA NƯỚC XUẤT KHẨU
 Giả sử ngành sản xuất mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của nước Mỹ muốn kiện các
nhà xuất khẩu Việt Nam vì đã bán mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh được trợ cấp vào
nước Mỹ. Nếu ngành sản xuất mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của nước Mỹ có tổng
cộng 5 NSX, trong đó
 - NSX 1 sản xuất ra 9% tổng sản lượng nội địa tôm nước ấm đông lạnh của nước Mỹ
 - NSX 2 sản xuất ra 5% tổng sản lượng nội tôm nước ấm đông lạnh của nước Mỹ
 - NSX 3 và 4 sản xuất ra 15% tổng sản lượng nội địa tôm nước ấm đông lạnh của
nước Mỹ
 - NSX 5 sản xuất ra 56% tổng sản lượng nội địa tôm nước ấm đông lạnh của nước Mỹ
 Nếu NSX 4 khởi kiện, NSX 5 không ý kiến
 - NSX 2 ủng hộ; NSX 1 và 3 phản đối?
 - NSX 1 ủng hộ; NSX 2 và 3 phản đối?
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Thuế đối kháng


Theo WTO - Thuế đối kháng (còn gọi là thuế chống trợ cấp)
là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường)
đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước
nhập khẩu.
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Điều kiện áp dụng thuế đối kháng?


+ Về biên độ trợ cấp
+ Về yếu tố thiệt hại
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng
nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Cách xác định mức thuế đối kháng?


2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Tác động của trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong
thương mại quốc tế
Tác động của trợ cấp
Tác động tích cực Tác động tiêu cực
Phát triển hạ tầng cơ sở Tạo tâm lý ỷ lại cho doanh nghiệp

Tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh Tăng tỷ lệ nợ công


nghiệp
Tạo việc làm và đảm bảo thu nhập Bóp méo thương mại, cạnh tranh không
lành mạnh
Bảo vệ môi trường Không đảm bảo phát triển bền vững
2.2.5.2. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Tác động của trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong TMQT
Tác động của chống trợ cấp
Tác động tích cực Tác động tiêu cực
Điều chỉnh hoạt động thương mại theo Tạo thành rào cản thương mại đối với
hướng cạnh tranh lành mạnh hàng nhập khẩu

Góp phần đảm bảo phát triển bền vững Các doanh nghiệp trong nước không có
động lực để phát triển do được nhà nước
bảo hộ
Bảo hộ ngành sản xuất trong nước
2.2.5.3. Các biện pháp tự vệ

Biện pháp tự vệ (safeguard) là việc tạm thời


hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số
loại hàng hóa khi việc nhập khẩu chúng tăng
nhanh gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước
2.2.5.3. Các biện pháp tự vệ

Đặc điểm biện pháp tự vệ?


- Ngăn chặn tạm thời luồng hàng hóa nhập khẩu
- Phải trả giá cho thiệt hại gây ra
Các nguyên tắc trong sử dụng biện pháp tự vệ?
Điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ là gì?
Biện pháp tự vệ phải được áp dụng như thế nào?
2.2.5.3. Các biện pháp tự vệ
Cơ cấu quốc gia khởi xướng điều tra PVTM
đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

19.6%
Hoa Kỳ
44.9% Thổ Nhĩ Kỳ
13.3%
Ấn Độ
EU
13.3%
Khác
8.9%
CÁC VỤ VIỆC ĐIỀU TRA BIỆN PHÁP TỰ VỆ TỪ 2009 - 2021

SG - Kính nổi SG - Bột ngọt SG - Tôn màu

SG01 2012 SG03 2014 SG05 2017 2020 2021

2009 SG02 2013 SG04 2016 SG06 ER01.SG04

SG - Dầu thực vật SG - Phôi thép và thép dài SG - Phân bón DAP/MAP ER01.SG06

ER01.SG04 - Gia hạn áp dụng biện pháp


tự vệ đối với phôi thép và thép dài

ER01.SG04 - Gia hạn áp dụng biện pháp


tự vệ đối với phân bón DAP/MAP
2.2.6. Các biện pháp ảnh hưởng đến cạnh tranh

Các quy định pháp lý về cạnh tranh nằm rải rác trong các
hiệp định của WTO có thể chia thành 3 nhóm
- Các điều khoản đảm bảo cạnh tranh công bằng
- Các điều khoản bắt buộc ngăn chặn các hành vi hạn chế
cạnh tranh
- Các điều khoản khuyến khích việc ngăn chặn các hành vi
hạn chế cạnh tranh
2.2.6. Các biện pháp ảnh hưởng đến cạnh tranh

Các hành vi hạn chế cạnh tranh trong thương mại quốc tế
còn có thể được điều chỉnh thông qua các hình thức sau
- Thứ nhất, áp dụng nguyên tắc ngoài lãnh thổ hay nguyên
tắc ảnh hưởng
- Thứ hai, ký kết các hiệp định song phương nhằm hợp tác
trong việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh xuyên
biên giới
2.2.7. Các biện pháp đầu tư liên quan
đến thương mại (TRIMs)
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
là những biện pháp do chính phủ tiến hành nhằm thu hút
và điều tiết các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên lãnh
thổ của một quốc gia bao gồm khuyến khích về tài chính,
nguồn vốn vay, giảm thuế, ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu,
nguồn ngoại tệ, những điều kiện về sản xuất, chuyển giao
công nghệ,… có ảnh hưởng đến thương mại quốc tế.
2.2.7. Các biện pháp đầu tư liên quan
đến thương mại (TRIMs)

Nội dung chính của Hiệp định về TRIMs:


Các điều khoản trong Hiệp định về TRIMs là gì?
2.2.8. Các biện pháp hạn chế phân phối
hàng nhập khẩu
Hạn chế phân phối có nghĩa là nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp
hạn chế phân phối hàng nhập khẩu trên thị trường nước mình
Có hai hình thức hạn chế phân phối hàng nhập khẩu đang được các
quốc gia áp dụng phổ biến
- Hạn chế về mặt địa lý
- Hạn chế áp dụng đối với những người có thể bán lại sản phẩm
2.2.9. Các biện pháp hạn chế dịch vụ
hậu mãi
Các biện pháp hạn chế dịch vụ hậu mãi là các biện pháp hạn chế nhà
sản xuất sản xuất các sản phẩm xuất khẩu được cung cấp các dịch vụ
sau bán hàng tại các nước nhập khẩu
Hình thức:
- Cấm tiếp cận với các điểm cung cấp dịch vụ sau bán hàng ở nước
nhập khẩu
- Cấm/hạn chế việc các nhà sản xuất nước ngoài tự xây dựng mạng
lưới cung cấp dịch vụ sau bán hàng riêng của họ tại nước nhập khẩu
2.2.10. Các biện pháp hạn chế mua sắm
của Chính phủ

Mua sắm chính phủ hay Mua sắm công theo


giải thích của WTO đó là hoạt động mua sắm
hàng hóa, dịch vụ của các cơ quan chính phủ
để phục vụ cho hoạt động của cơ quan mình
2.2.11. Các quy định về bảo hộ các khía
cạnh quyền sở hữu trí tuệ
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước
và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng luật pháp để
bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của
mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên
vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Quyền sở hữu
trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính,
dân sự và hình sự
2.2.11. Các quy định về bảo hộ các khía
cạnh quyền sở hữu trí tuệ
Các hình thức sở hữu trí tuệ
- Bằng phát minh sáng chế
- Bản quyền
- Bí mật thương mại
- Nhãn hiệu
2.2.11. Các quy định về bảo hộ các khía
cạnh quyền sở hữu trí tuệ
Đặc điểm:
- Hiệp định TRIPS là kết quả của sự kết hợp những điều ước quốc tế quan
trọng nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
- Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ cho tất cả các Thành viên WTO bất kể mức độ phát triển
- Hiệp định TRIPS trao cho các Thành viên WTO quyền tự quyết nhất định
- Hiệp định TRIPS thiết lập một cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả.
2.2.11. Các quy định về bảo hộ các
khía cạnh quyền sở hữu trí tuệ
Các nguyên tắc của Hiệp định TRIPS
- Nguyên tắc đối xử quốc gia
- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
- Nguyên tắc minh bạch

You might also like