You are on page 1of 8

1.

Đặc điểm của Thuế


— Khái niệm
- Là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước.
- Là khoản hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân.
- Là khoản đóng góp mang tính bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp của các tổ chức và cá nhân nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt
động của bộ máy Nhà nước, xã hội.
— Đặc điểm
- Mang tính bắt buộc, có tính pháp lý cao
- Không được hoàn trả trực tiếp
— Vai trò:
- Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
- Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
- Tham gia thiết lập sự công bằng xã hội (dọc, ngang)
- Kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh.

— Công bằng ngang: những gì có cùng hoàn cảnh, cùng tính chất, cùng điều kiện thì điều tiết ở mức độ như nhau.
— Công bằng dọc những trường hợp có khả năng nộp thuế tốt hơn thì bị điều tiết ở mức độ cao hơn

- THUẾ SUẤT:
— Cấu trúc thuế suất
- Thuế suất cố định (tuyệt đối)
- Thuế suất tỷ lệ
- Thuế suất luỹ tiến
- Thuế suất luỹ thoái
— Tính chất điều tiết
— Thuế suất biên (MTR): áp dụng cho 1 đơn vị giá trị cơ sở thuế tăng thêm

- Thuế suất trung bình (ATR) áp dụng cho toàn bộ giá trị cơ sở thuế

1
Thuế suất
— Theo cấu trúc thuế suất:
— Thuế suất cố định: Mức thu được ấn định bằng một lượng tuyệt đối trên cơ sở thuế.
— Ví dụ: Chính sách thuế sát sinh áp dụng ở nước ta từ trước tháng 6/1980, thu 24đ/ con trâu, bò, 10 đ/ 1 con lợn và 3đ/ con
dê khi giết thịt. Sau đó, pháp lệnh ngày 23/6/1980 của UBTV Quốc hội qui định bỏ mức thu cố định, chuyển sang thu theo
tỷ lệ 10% / giá trị con vật (trâu, bò, lợn) khi giết thịt tính theo giá chỉ đạo thu mua của Nhà nước. Chính sách thuế này đã
được bãi bỏ ở nước ta theo nghị quyết số 16/1998/QH10 của quốc hội ngày 23/11/1998.
— Theo cấu trúc thuế suất:
— Thuế suất tỷ lệ:Mức thu qui định bằng một tỷ lệ phần trăm của cơ sở thuế và không thay đổi theo quy mô của cơ sở thuế.
— Loại thuế suất này đang được sử dụng phổ biến trong nhiều sắc thuế đang áp dụng ở nước ta và trên thế giới.
— MTR – luật thuế
— Số thuế phải nộp = MTR * giá trị cơ sở thuế
— ATR = Số thuế phải nộp / giá trị cơ sở thuế = (MTR * giá trị cơ sở thuế) / giá trị cơ sở thuế = MTR
— Thuế suất lũy tiến: : Mức thu được qui định bằng một tỷ lệ phần trăm của cơ sở thuế, nhưng tăng dần theo qui mô của cơ sở
thuế.
— Có 2 loại: thuế suất lũy tiến từng phần và thuế suất lũy tiến toàn phần
— Luỹ tiến từng phần
là thuế suất luỹ tiến nhưng điều tiết trên từng phần (bậc) tăng thêm của cơ sở thuế

— Luỹ tiến toàn phần


là thuế suất luỹ tiến, được áp dụng một mức thuế suất duy nhất trên toàn bộ cơ sở thuế
— Thuế suất lũy thoái: : Mức thu được qui định bằng một tỷ lệ phần trăm của cơ sở thuế, nhưng giảm dần theo qui mô của cơ sở
thuế.
— Thực tế: không được áp dụng phổ biến

2
II. Phân loại thuế
— Dựa vào cơ sở thuế
— Thuế thu nhập: dựa trên các khoản thu nhập (thuế TNCN, thuế TNDN)
— Thuế tài sản: dựa trên khối tài sản mà các cá nhân nắm giữ hoặc chuyển giao (thuế trước bạ, thuế chuyển quyền
sử dụng đất)
— Thuế tiêu dùng: dựa trên việc tiêu thụ, sử dụng sản phẩm hàng hóa dịch vụ (thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK)
— Dựa vào tính chất điều tiết
— Thuế gián thu
— Thuế trực thu

— Thuế trực thu: Điều tiết trực tiếp trên thu nhập của đối tượng chịu thuế
— Tác dụng:
— Điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập
— Hạn chế:
— Vấn đề tổ chức quản lý thuế phức tạp hơn
— Thuế gián thu
Điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ
- Mang tính chất lũy thoái
- Chi phí quản lý thấp hơn nhiều so với thuế trực thu
- Đảm bảo tập trung kịp thời, huy động số thu lớn cho NSNN
- Không gây sốc và phản ứng tức thì khi nhà nước tăng thuế

3
III. Tính chất hệ thống thuế tối ưu
— Chi phí quản lý thuế
— Chi phí trực tiếp là chi phí cho hoạt động của hệ thống cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương
— Chi cho hoạt động thường xuyên về nghiệp vụ của cơ quan thuế (văn phòng phẩm, công tác phí…)
— Chi cho đầu tư xây dựng cơ bản trong cơ quan thuế
— Chi phí gián tiếp:
— Chi cho việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan thuế
— Chi tiền lương nhân viên kế toán, sổ sách… cho cán bộ thuế.
— Tính công bằng
— Công bằng theo chiều ngang: những gì cùng hoàn cảnh, cùng điều kiện, cùng tính chất thì điều tiết mức độ như nhau
— Công bằng theo chiều dọc: những trường hợp có khả năng nộp thuế tốt hơn thì điều tiết thuế với mức độ cao hơn
— Tính linh hoạt:
— Sự tự điều chỉnh của hệ thống thuế
— Biến đổi mức độ điều tiết do Nhà nước tác động lên chính sách thuế à để có tính linh hoạt trong hệ thống thuế thì cần phải
có kỹ thuật làm chính sách
— Tính hiệu quả kinh tế
— Không gây ra “méo mó” trong quá trình điều hành hệ thống thuế này
— Có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

4
Ảnh hưởng của thuế đối với giá và lượng

Thuế làm dịch chuyển


đường cung lên trên
một khoản đúng bằng
khoản thuế. Điều này
làm giảm lượng tiêu
thụ và làm tăng mức
giá đối với người tiêu
dùng.
Thuế đánh vào nhà sản xuất hay
người tiêu dùng có quan trọng không?
Ảnh hưởng của độ co giãn
Thuế do người 5êu dùng gánh chịu

(A) Với đường cung hoàn toàn co giãn (đường (B) Với đường cầu hoàn toàn không co
cung nằm ngang), giá tăng một khoản bằng giãn (đường cầu thẳng đứng) giá tăng một
toàn bộ khoản thuế; người tiêu dùng phải chịu khoản bằng toàn bộ khoản thuế; người tiêu
toàn bộ gánh nặng thuế. dùng phải chịu toàn bộ gánh nặng thuế.
Ảnh hưởng của độ co giãn
Thuế do nhà sản xuất gánh chịu

(A) Với đường cung hoàn toàn không co giãn, giá (B) Với đường cầu hoàn toàn co giãn (đường cầu
không tăng chút nào; nhà sản xuất phải chịu toàn nằm ngang), giá không tăng chút nào; nhà sản
bộ gánh nặng thuế. xuất phải chịu toàn bộ gánh nặng thuế.

You might also like