You are on page 1of 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:


- Giải thích được:
+ Một số thuật ngữ, khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế.
+ Các yếu tố cơ bản tạo nên một luật thuế.
- So sánh và phân biệt được thuế trực thu, thuế gián thu, thuế suất phần trăm(thường gặp
hơn), thuế suất tuyệt đối
Nội dung
I KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THUẾ
1. Khái niệm
Thuế xuất hiện gắn liền với sự ra đời của nhà nước.
Sự phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều
tiết nguồn thu.
Cho đến nay, có 4 kiểu nhà nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong
kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủ nghĩa).
Thuế được xem xuất hiện sớm nhất ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000 - 2900 TCN.
Nếu xét theo hình thức và phương pháp thu thuế, có thể chia lịch sử hình thành và
phát triển thành 03 giai đoạn:
I: Thế giới cổ đại đến thế kỷ XVI
Thuế sơ khai và nhà nước chưa có bộ máy thu thuế hoàn chỉnh
Chính phủ không trực tiếp thu thuế mà giao cho các lãnh địa thực hiện
- Thuế đánh vào tài sản như đất đai, vật nuôi, nô lệ, thu hái hoa quả
II: Thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX
hệ thống thuế và các tổ chức thu thuế tương đối hoàn chỉnh
- Châu Âu đã sử dụng phương pháp đấu giá quyền thu thuế
- Nguồn thu chủ yếu là thuế thân, thuế đất, thuế mua ngựa, thuế tuyển mộ lính
III: Thế kỷ XIX đến nay
hệ thống thuế và bộ máy thu thuế hoàn chỉnh
- Bộ máy thu thuế hoàn chỉnh từ TW đến địa phương
- Các loại thuế có trước đây dần được hoàn thiện, một số thuế mới ra đời: TTNCN,
TGTGT
Theo từ điển Việt Nam,
Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc tổ chức kinh doanh, tùy theo tài
sản, thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định
+ hiện vật : Thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất
+ người dân : thuế TNCN
+ tổ chức kinh doanh : thuế TNDN
2. Đặc điểm
2.1. Thuế mang tính bắt buộc
Chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không gắn liền với lợi ích cụ thể của người
nộp thuế, nên không ai muốn nộp thuế.
Mất thu nhập nhưng
Nộp thuế Không muốn nộp
không được quyền lợi

Nhà nước dùng quyền lực bắt buộc nộp thuế

Vì vậy, Nhà nước phải dùng quyền lực để bắt buộc các đối tượng có thu nhập phải
chuyển giao cho Nhà nước.
Đặc điểm này giúp phân biệt thuế với phí, lệ phí.
Phí, lệ phí nói chung mang tính tự nguyện.(góc nhì: có sử dụng đến thì mới nộp )
+ Mang tính chất ngang giá
+ Lệ phí: mang tính chất trao đổi ngang giá nhiều hơn
+Phí: học phí, học
2.2. Thuế mang tính không hoàn trả trực tiếp( không mang tính đối giá)
Nghĩa là mức thuế mà người nộp thuế nộp cho Nhà nước không dựa trên mức
độ người nộp thuế thừa hưởng những dịch vụ công do Nhà nước cung cấp và người
nộp thuế cũng không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực
tiếp cho mình thì mới nộp thuế.
2.3. Thuế được dùng vào chi tiêu công
Tham ô: dùng tài sản công cho mục đích cá nhân
Tham nhũng: dùng quyền lực để gây khó dễ cho người khác yêu cầu người ta đút
tiền để cho qua
Đặc điểm này cho thấy nguồn thu từ thuế chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu công của Nhà nước, không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân.
2.4. Thuế chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố: kinh tế, chính trị, xã hội trong
từng thời kỳ nhất định
- Yếu tố kinh tế: mức độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, giá cả,
thị trường…
- Yếu tố chính trị, xã hội: thể chế chính trị của Nhà nước, truyền thống văn hóa xã
hội
II. VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG KINH TẾ
1. Nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước *
- Đây là vai trò mang tính lịch sử, gắn với sự ra đời của thuế và vai trò này ngày càng
được khẳng định.
- Bên cạnh thuế, Nhà nước có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để tạo nguồn thu như:
+ Quyên góp.( chỉ khi thiên tai lũ lụt…)
+ Nhận viện trợ. ( có thêm điều kiện ràng buộc..)
+ Vay nợ. (cho lãi vay nợ -> hiệu ứng tuyết lăn
+ Phát hành tiền…(lạm phát)
Các nước trên thế giới xem thuế luôn là khoản thu chủ yếu, vì:
- Thuế bao quát nguồn thu trên cơ sở xác định hợp lý tỷ lệ động viên so với GDP.
- Thuế mang tính bắt buộc.
2. Góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Khi giai cấp tư sản nắm quyền* đã chủ trương xây dựng Nhà nước tự do, không
can thiệp vào hoạt động kinh tế, Nhà nước chỉ đảm nhận giữ gìn bờ cõi, an ninh xã hội.
Thuế chỉ đóng vai trò huy động nguồn tài chính cần thiết tối thiểu để duy trì bộ máy
nhà nước, an sinh xã hội. Tuy nhiên, đến giai đoạn 1929-1933: nền kinh tế các nước tư
bản lâm vào khủng hoảng, lúc này học thuyết Nhà nước không can thiệp vào hoạt động
kinh tế bộc lộ hạn chế.
Nhiều học giả, trong đó có J.M Keynes đã đưa “lý thuyết Nhà nước can thiệp”
Nhà nước phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó có thuế (công cụ tài chính )để
điều chỉnh hoạt động kinh tế.
(Năm 1936, J.M KEYNES xuất bản cuốn sách General Theory of Employment,
Interest and Money (Lý thuyết căn bản về lao động, lãi suất và tiền tệ), theo ông khủng
hoảng kinh tế xảy ra là do thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Để giải quyết
khủng hoảng, thất nghiệp cao, thúc đẩy tăng trưởng Nhà nước nên sử dụng các công cụ
để can thiệp vào nền kinh tế, như: chính sách đầu tư, tiền tệ,thuế…)
VD:Dùng thuế suất khuyến khích chọn DA2VD: Miễn thuế để khuyến khích chọn DA2

=>Thuế trực thu (thay đổi hành vi đầu tư) – tác động trực tiếp

VD: Thuế nhập khẩu =>thuế gián thu (thay đổi hành vi tiêu dùng) – tác động gián
tiếp đến đầu tư
+ Không thể tăng quá cao vì đã ký kết các tổ chức quốc tế nên không được tăng quá mức
quy định nếu không sẽ bị phát
Nhà nước sử dụng công cụ thuế can thiệp vào hoạt động kinh tế nhằm:
- Định hướng tiêu dùng.
- Định hướng đầu tư.
- Bảo hộ sản xuất trong nước.
Bằng các phương pháp của Thuế:
- Thay đổi thuế suất.
- Áp dụng các ưu đãi thuế (miễn, giảm).

3. Thuế góp phần thực hiện công bằng, bình đẳng

Công bằng theo chiều ngang Công bằng theo chiều dọc
các đối tượng nộp thuế có khả năng thanh toán đối tượng có nhiều nguồn lực hơn (thu
ngang nhau nên phải nộp cùng một lượng thuế nhập nhiều hơn) sẽ phải nộp thuế nhiều
(tiền thuế) hơn.
Ví dụ: Bà Hoa và ông Minh sống độc thân,
trong năm bà Hoa có thu nhập 150 trđ, ông
Ví dụ: Bà Hoa và ông Minh sống độc
Minh có thu nhập 200 trđ.
thân, trong năm cùng có thu nhập 200
- Bà Hoa mua máy tính giá 10 trđ, thuế GTGT
trđ.
10% -> 11tr Bà Hoa gánh 1 tr thuế
- Trong năm bà Hoa chi 40 trđ cho chi
- Ông Minh mua máy tính giá 10 trđ, thuế
phí y tế, còn ông Minh chi 20 trđ cho chi
GTGT 10% -> 11tr Ông minh gánh 1 tr thuế
phí y tế. Hỏi: bà Hoa và ông Minh có
=> Nộp thuế ngang nhau dù thu nhập khác
chịu thuế TNCN như nhau?
nhau => thuế gián thu nằm trong giá hàng
Thuế trực thu thuế TNCN, TNDN
hóa dịch vụ đảm bảo công bằng theo chiều
đảm bảo công bằng theo chiều dọc
ngang
III. PHÂN LOẠI THUẾ
1. Dựa trên phương thức đánh thuế

Thuế nhập khẩu, GTGT, tiêu thụ


đặc biệt thường là thuế gián thu

Thuế TNDN, TNCN

 Người nộp thuế (mang tiền đi nộp) ≠ Người chịu thuế


Chuyển giao được gánh nặng thuế: người bán nộp thuế nên người mua gánh chịu (
thuế gián thu)
Lý do thu gián tiếp qua doanh nghiệp (gián thu):
- Tính thuận tiện (nhà nước và người mua nhưng bất tiện người bán): khi để cá
nhân tự nộp -> hồ sơ kê khai quá nhiều, khối lượng công việc cao nhà nước -> yêu
cầu người bán thu hộ
- Hạn chế tình trạng thất thu (nhà nước và người mua nhưng bất tiện người bán)

Thông thường thì thuế trực thu đảm bảo


yếu tố công bằng theo chiều dọc (đặc biệt
đối với thuế suất lũy tiến); nhưng thuế gián
thu thì ngược lại, tức là thuế gián thu
mang tính lũy thoái.

Ví dụ: thuế gián thu mang tính lũy


thoái.
( Người thu nhập càng cao thì áp lực thuế suất càng giảm ) => nên tăng thuế trực thu
(khi người giàu bỏ thêm 1 đồng nữa là ko đáng kể )
- Ông Bình sống 01 mình, có thu nhập trong tháng 7: 13.000.000 đồng, thuế TNCN phải
nộp là 200.000 đồng.
- Ông Minh sống 01 mình, có thu nhập trong tháng 7:14.000.000 đồng, thuế TNCN phải
nộp là 250.000 đồng.
- Trong tháng 7, ông Bình mua 01 áo và ông Minh mua 01 áo. Áo cùng giá là 100.000
đồng, thuế suất thuế GTGT là 10%
2. Dựa vào cơ sở đóng thuế

(VN chưa có thuế Tài sản riêng chỉ có Thuế mang hơi hướng Tài sản: Thuế phi nông
nghiệp
3. Dựa vào phân cấp quản lý ngân sách

Luật Ngân sách:


+ Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nộp cho TW
+

1. Tên gọi của thuế


Sản
Bán phẩm
2. Đối tượng chịu thuế
B

IV YẾU TỐ CƠ BẢN HỢP THÀNH LUẬT THUẾ 2. Đối tượng chịu thuế

Doanh
nghiệp
A

1. Tên gọi của thuế


- Đây là yếu tố không thể thiếu của bất kỳ loại thuế nào.
- Thông thường tên gọi của thuế phản ánh được phần nào phạm vi áp dụng của loại thuế
2. Đối tượng chịu thuế
- Là mục tiêu tác động của luật thuế, có thể là thu nhập, hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản.
- Luật thuế Tiêu Thụ Đặc biệt quy định đối tượng chịu thuế: rượu bia, kinh doanh, vũ
trường, kinh doanh karaoke
- Luật thuế TNCN quy định đối tượng chịu thuế là thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ
trúng thưởng, thu nhập từ nhận quà tặng
4. Người nộp thuế
Người nộp thuế là các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phải nộp thuế theo luật định.
Tùy thuộc vào tính chất trực thu hay gián thu của thuế, người nộp có thể là người chịu
thuế hay chỉ là người có trách nhiệm pháp lý phải nộp khoản tiền thuế (đã nhận của người
chịu thuế) vào NSNN
5. Căn cứ tính thuế
Dùng để tính toán được số tiền thuế phải nộp
6. Thuế suất
Thể hiện mức độ động viên và chính sách điều chỉnh kinh tế của Nhà nước.
Tuyệt đối
là loại thuế suất được quy định bằng số tiền tính trên đơn vị vật lý của đối
tượng chịu thuế.
thuế suất

Phần trăm Cố định

- Thuế suất tuyệt đối: là loại thuế suất được


quy định bằng số tiền tính trên đơn vị vật lý
của đối tượng chịu thuế
- Thuế suất tỷ lệ % không lũy tiến: quy định tỷ lệ % trên một đơn vị giá trị.( đa số )
Ví dụ: DN Toàn kinh doanh quạt điện, thuế suất thuế GTGT quạt điện là 10%. Khi DN
Toàn bán quạt điện:
+ Cơ sở thuế tăng nhưng thuế suất vẫn giữ nguyên => thuế suát % ko lũy tiến
Cơ sở thuế
- Thuế suất tỷ lệ % lũy tiến: quy định theo tỷ lệ % trên một đơn vị giá trị và tăng dần
theo sự gia tăng của giá trị tính thuế.
+ Lũy tiến từng phần
Ví dụ: Ông An là cá nhân ở Việt Nam, thu nhập từ tiền
lương 01 tháng được 27 trđ (chưa trừ các loại bảo
hiểm bắt buộc). Tính thuế TNCN mà ông An nộp theo
biểu thuế từng phần?
Biết mức giảm trừ gia cảnh của bản thân ông An là 11
trđ, các khoản bảo hiểm bắt buộc bị trừ trước khi
thanh toán tiền lương 2 trđ và ông không có người phụ
thuộc. _Thu nhập tính thuế TNCN = 27 -11-2 = 14tr
_Tiền thuế TNCN = 5 x 5% + 5x 10% + 4x 15% = 1,35 tr
+ Lũy tiến toàn phần(hiếm khi)
- Thuế suất tỷ lệ % lũy thoái: theo tỷ lệ % trên một đơn vị giá trị và mức thuế suất giảm
xuống khi giá trị tính thuế tăng(VN không có)

7. Miễn, giảm thuế (ưu đãi thuế).


Thông thường luật thuế đưa ra một số trường hợp miễn, giảm thuế nhằm mục đích
+ khuyến khích sản xuất, đầu tư
+ chiếu cố đến hoàn cảnh khó khăn của đối tượng nộp thuế.

Quốc hội ban hành Luật


Chính phủ ban hành Nghị Định
Bộ tài chính ban hành Thông tư
Tổng cục thuế
Cục thuế (63 tỉnh thành)
Chi cục thuế: mỗi huyện (nhờ nhân viên Phường thu giúp=>Không có Cơ quan thuế ở
phường)
Thuật ngữ mới: Liên chi cục
Cục hải quan (23 tỉnh thành)
Chi cục hải quan: (theo nơi có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu)
Luật thuế
Thuế xuất nhập khẩu: bên Thuế thu
Thuế tiêu thụ đặc biệt: tùy trường hợp
Thuế GTGT: tùy trường hợp
Thuế TNDN: bên Thuế thu
Thuế TNCN bên Thuế thu
Thuế Tài nguyên bên Thuế thu
Thuế Sử dụng đất nông nghiệp bên Thuế thu
Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp bên Thuế thu
Thuế Bảo Vệ Môi Trường: tùy trường hợp

You might also like