You are on page 1of 4

Họ và tên: Trần Huyền Vy

MSSV: 31211021449
Bài giải
Câu 1/ Tại sao thuế được xem là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng nhà
nước?
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng nhà nước vì thuế ra đời cùng với sự ra
đời của nhà nước. Nếu không có thuế, nhà nước sẽ không có tiềm lực về kinh tế
để duy trì các hoạt động cũng như thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.
Cụ thể, nhà nước sẽ không thể chi trả cho các dịch vụ quốc phòng, các dịch vụ y
tế, phúc lợi và xã hội, các trường học và trường đại học; cũng như hệ thống giao
thông của đất nước. Ngoài các lĩnh vực chi tiêu khổng lồ này, tiền thuế còn được
sử dụng để tài trợ cho các lĩnh vực quan trọng khác như công nghiệp, thể thao, di
sản và văn hóa.
Dù ngân sách nhà nước có thể huy động bằng nhiều cách khác nhau như đi vay,
bán tài nguyên thiên nhiên, nhận viện trợ,… nhưng không có nguồn thu nào
mang tính chất bền vững như thuế. Chính vì thế, thuế được xem là nguồn thu chủ
yếu và lâu dài của nhà nước; nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất
trong xã hội vào ngân sách nhà nước.
Câu 2/ Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu; Cho ví dụ minh họa và
trình bày ưu, nhược điểm của thuế trực thu và thuế gián thu.
Thuế trực thu Thuế gián thu
Thuế điều tiết trực tiếp Thuế điều tiết gián tiếp
vào thu nhập hoặc tài sản thông qua giá cả hàng
Khái niệm của ngưới nộp thuế, hóa dịch vụ, người nộp
người nộp thuế và người thuế không là người chịu
chịu thuế là một thuế
Ít tác động vào giá cả thị
Ảnh hưởng trực tiếp đến
trường (vì thường đánh
Mức độ tác động vào giá cả thị trường (vì thuế
vào kết quả kinh doanh,
nền kinh tế được cộng vào giá bán
kết quả thu nhập sau một
hàng hóa dịch vụ)
kỳ kinh doanh)
Mức độ quản lí Khó thu; dễ trốn thuế Dễ thu thuế vì được cầu
nhất là đối với các nước thành giá bán hàng hóa,
đang phát triển như Việt dịch vụ; người tiêu dùng
Nam, việc thanh toán chủ nếu trình độ dân trí chưa
yếu bằng tiền mặt; nhà cao thì không thấy được.
nước không kiểm soát Vì vậy hầu hất các nước
được thu nhập thực tế nghèo, chậm phát triển
của người nộp thuế thường coi thuế gián thu
là nguồn thu chủ yếu;
Trong lúc các nước phát
triển lại lấy thuế trực thu
là nguồn thu chính của
ngân sách
Thuế thu nhập cá nhân,
thuế thu nhập doanh Thuế xuất nhập khẩu,
nghiệp, thuế chuyển thuế tiêu thụ đặc biệt,
Ví dụ quyền sử dụng đất, thuế thuế giá trị gia tăng
sử dụng đất nông (GTGT),…
nghiệp,…

Câu 3/ Thuế suất là gì? Có mấy loại thuế suất? Cho ví dụ minh họa và trình
bày ưu, nhược điểm từng loại thuế suất.
Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Định mức
thu thuế (tỉ lệ %) tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế.
Hiện nay, thuế suất có 4 loại:
 Thuế suất tuyệt đối (thuế suất cố định): với hình thức này, mức thu
được quy định bằng một con số tuyệt đối với đơn vị tính bằng tiền hoặc
đơn vị tính bằng hiện vật.
 Ưu điểm: Thuế suất tuyệt đối thường ổn định trong một thời gian dài, đơn
giản, dễ hiểu và dễ tính toán. Ngoài ra, thuế suất tuyệt đối có một ưu điểm
vượt trội hơn nhiều so với các loại thuế suất tỉ lệ đó là việc áp dụng thuế
suất tuyệt đối sẽ ngăn chặn được hiện tượng gian lận về thuế qua giá. Nhà
nước chủ động trong kiểm soát số thuế, người nộp chủ động trong việc
tính toán số thuế. Mặt khác, do ổn định theo thời gian, người nộp thuế có
sự an tâm và từ đó nổ lực trong hoạt động nhằm gia tăng phần thu nhập
sau thuế.
 Nhược điểm: Dễ bị lạc hậu khi giá cả thị trường gia tăng, chưa tạo nên sự
công bằng thật sự trong điều tiết thu nhập của người nộp thuế.
 Ví dụ: Đối với đơn vị tính bằng tiền: thuế Nhập khẩu đối với ô tô đã qua
sử dụng, thuế Bảo vệ môi trường,… Đối với đơn vị tính bằng hiện vật:
thuế Sử dụng đất nông nghiệp tính bằng kg thóc/ ha/ năm
 Thuế suất tỉ lệ: với hình thức này, thuế suất quy định bằng tỉ lệ % tính
trên căn cứ tính thuế, tỷ lệ cố định, không phụ thuộc vào căn cứ tính thuế.
 Ưu điểm: tương tự như thuế tuyệt đối và khắc phục được nhược điểm bị
tác động bởi giá cả của thuế tuyệt đối.
 Nhược điểm: do tính chất cố định, thu nhập của người chịu thuế cũng chưa
thật sự được điều tiết công bằng.
 Ví dụ: thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất khẩu, thuế
Nhập khẩu, thuế Thu nhập doanh nghiệp,…
 Thuế suất lũy tiến: Đây là hình thức, theo đó thuế suất quy định theo tỉ lệ
% và tăng dần theo sự gia tăng của căn cứ tính thuế, như vậy biểu thuế sẽ
có nhiều bậc thuế. Gồm thuế suất lũy tiến từng phần và thuế suất lũy tiến
toàn phần
 Ưu điểm: điều tiết công bằng thu nhập của đối tượng chịu thuế trên cả hai
khía cạnh: công bằng về số thuế và công bằng về thu nhập còn lại sau thuế
 Nhược điểm: phức tạp trong tính toán và không dễ dàng trong hướng dẫn
về phía cơ quan thuế. Trong trường hợp lũy tiến từng phần, do thuế suất
trên biểu thuế không là thuế suất thực nên thường gây ngộ nhận rằng thuế
cao.
 Ví dụ:
- Thuế suất lũy tiến toàn phần: Thuế thu nhập từ bản quyền, thuế thu
nhập từ trúng thưởng, thuế thu nhập từ thừa kế, quà tặng,…
- Thuế suất lũy tiến từng phần: Thuế thu nhập cá nhân,…
 Thuế suất lũy thoái: mức thuế suất bậc thang giảm xuống khi căn cứ tính
thuế tăng lên.
 Ưu điểm: Áp dụng thống nhất cho tất cả mọi người, bất kể thu nhập của
bạn, công bằng cho tất cả mọi người khi đánh thuế ở một mức thuế suất
như nhau.
 Nhược điểm: ảnh hưởng đến những người có thu nhập thấp nghiêm trọng
hơn những người có thu nhập cao, tạo ra gánh nặng cho những người có
thu nhập thấp.
 Ví dụ: thuế bán hàng, thuế cố định, phí sử dụng, thuế tài sản,…

Câu 4/ Cho biểu thuế suất lũy tiến toàn phần:


Bậc Đối tượng tính thuế (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 5 5
2 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 10 đến 20 20
4 Trên 20 đến 40 30
5 Trên 40 đến 80 40
6 Trên 80 50

Giả sử ông A có đối tượng chịu thuế là 5 triệu đồng; ông B có đối tượng chịu
thuế là 10 triệu đồng, ông C có đối tượng chịu thuế là 20 triệu đồng, ông D
có đối tượng chịu thuế là 40 triệu đồng, ông E có đối tượng chịu thuế là 80
triệu đồng, ông H có đối tượng chịu thuế là 90 triệu đồng. Hãy xác định rõ
số thuế mà ông A, ông B, ông C, ông D, ông E và ông H phải nộp trong kỳ
tính thuế.
Theo thuế suất lũy tiến toàn phần, số thuế phải nộp trong kì tiếp theo của:
- Ông A: 5*5% = 0,25 (triệu đồng) = 250 nghìn đồng
- Ông B: 10*10% =1 (triệu đồng)
- Ông C: 20*20% = 4 (triệu đồng)
- Ông D: 40*30% = 12 (triệu đồng)
- Ông E: 80*40% = 32 (triệu đồng)
- Ông H: 90*50% = 45 (triệu đồng)

Câu 5/ Cho biểu thuế suất lũy tiến từng phần:


Đối tượng tính thuế (triệu
Bậc Thuế suất (%)
đồng)
1 Đến 5 5
2 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 10 đến 20 20
4 Trên 20 đến 40 30
5 Trên 40 đến 80 40
6 Trên 80 50

Giả sử ông A có đối tượng chịu thuế là 5 triệu đồng; ông B có đối tượng chịu
thuế là 10 triệu đồng, ông C có đối tượng chịu thuế là 20 triệu đồng, ông D
có đối tượng chịu thuế là 40 triệu đồng, ông E có đối tượng chịu thuế là 80
triệu đồng, ông H có đối tượng chịu thuế là 90 triệu đồng. Hãy xác định số
thuế phải nộp và thuế suất trung bình của ông A, ông B, ông C, ông D, ông E
và ông H trong kỳ tính thuế.
Theo thuế suất lũy tiến từng phần, số thuế phải nộp trong kì tiếp theo của
- Ông A: 5*5% = 0,25 (triệu đồng) = 250 (nghìn đồng)
- Ông B: 5*5%+5*10% =0,75 (triệu đồng) = 750 (nghìn đồng)
- Ông C: 5*5%+5*10%+10*20% = 2,75 (triệu đồng)
- Ông D: 5*5%+5*10%+ 10*20%+20*30% = 8,75( triệu đồng)
- Ông E: 5*5%+5*10%+10*20%+20*30%+40*40% = 24,75 (triệu
đồng)
- Ông H: 5*5%+5*10%+10*20%+20*30%+40*40%+10*50% = 29,75
(triệu đồng)

You might also like