You are on page 1of 61

CHƯƠNG 2

CÁC TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI


MỘT LOẠI THUẾ TỐT

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng

1
CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG 2
1. Giải thích khái niệm tính đầy đủ của một loại
thuế tốt.
2. Phân biệt giữa hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng
thay thế.
3. Miêu tả các đặc điểm của một loại thuế thuận
tiện.
4. Sự trái ngược giữa các khái niệm cổ điển và
các khái niệm hiện đại về tính hiệu quả của thuế.
5. Định nghĩa công bằng theo chiều ngang và
công bằng theo chiều dọc.
2
CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG 2
6. Phân biệt giữa các cấu trúc thuế suất
lũy thoái, thuế suất cố định và thuế suất
lũy tiến.
7. Giải thích sự khác biệt giữa thuế suất
biên và thuế suất trung bình.
8. Thảo luận về việc phân phối công bằng
là một mục tiêu của chính sách thuế.

3
1. CHÍNH SÁCH THUẾ.
1.3. Chính sách thuế:
Chính sách thuế (tax policy) có thể được
hiểu là những quan điểm, mục tiêu và hành
động của Chính phủ đối với hệ thống thuế của
Chính phủ.
Hệ thống thuế (Tax system) là tổng hợp
các sắc thuế khác nhau cùng hướng tới một
mục tiêu chung nhằm thực hiện các nhiệm vụ
nhất định của Chính phủ trong từng thời kỳ.
4
1. CHÍNH SÁCH THUẾ.
Chính sách thuế phản ánh các tiêu
chuẩn mà Chính phủ cho là quan trọng nhất.
Có nhiều chính sách thuế được đưa ra
để các cử tri lựa chọn để đi đến một quyết
định tối ưu.

5
1. CHÍNH SÁCH THUẾ.
Các nhà quản lý kinh doanh biết rằng,
các chính sách thuế ngày hôm nay sẽ hình
thành nên các sắc thuế ngày mai.
Do vậy, họ luôn tập trung tìm hiểu thấu đáo
về chính sách thuế hiện hành để phân tích,
đánh giá xem việc triển khai thực hiện chính
sách này có ảnh hưởng đến chiến lược dài hạn
của công ty không.
Nếu có họ sẽ tìm cách đối phó với những
thay đổi này.
2. CÁC LOẠI THUẾ SUẤT:
Thuế suất (Tax Rate) là mức thuế phải thu trên
một đơn vị của cơ sở thuế do Nhà nước quy
định.
Các loại thuế suất:
+ Thuế suất tuyệt đối (flat-rate duties).
+ Thuế suất tỷ lệ (Proportional Rate).
+ Thuế suất lũy tiến (Progressive Rate).
- Thuế suất lũy tiến toàn phần.
- Thuế suất lũy tiến từng phần.
+ Thuế suất luỹ thoái (Regressive Rate).
7
3.THUẾ SUẤT BIÊN VÀ THUẾ SUẤT TRUNG BÌNH.
3.1. Thuế suất biên (Marginal Tax Rate):
Thuế suất biên hay thuế suất cận biên là tỉ lệ thuế
phát sinh trên một đồng tiền cơ sở thuế (thu nhập)
tăng thêm.
Nói cách khác, thuế suất biên là tỉ lệ phần trăm
tính trên đồng tiền tiếp theo của cơ sở thuế (thu nhập
chịu thuế) phải nộp.
Theo thuế suất biên, người nộp thuế thường được
phân vào nhóm các khung thuế (bậc thuế) xác
định mức thuế suất áp dụng cho cơ sở thuế (thu nhập
chịu thuế) của người nộp thuế. 8
3.1. Thuế suất biên (Marginal Tax Rate):

Đối với thuế thu nhập cá nhân áp dụng thuế


suất luỹ tiến, khi thu nhập tăng lên, phần thu nhập
kiếm được tiếp theo sẽ bị đánh thuế ở mức cao hơn
so với phần thu nhập đầu tiên kiếm được.
Nói cách khác, đồng tiền đầu tiên kiếm được
sẽ bị đánh thuế ở mức thuế suất thấp nhất, đồng
tiền cuối cùng kiếm được sẽ bị đánh thuế ở mức
thuế suất cao.

9
VD: Biểu thuế TNCN ở Mỹ năm 2019
Bậc thuế Thu nhập tính Thu nhậo tính Thu nhập tính Thuế suất (%)
thuế trên mức thuế trên mức thuế trên mức (
( người độc (cặp vợ chồng) Chủ hộ gia
thân ) ($) ($) đình ) ($)
1 0 0 0 10

2 9.700 19.400 13.850 12

3 39.475 78.950 52.850 22

4 84.200 168.400 84.200 24

5 160.725 321.450 160.000 32

6 204.100 408.200 204.100 35

7 510.300 612.350 510.300 37

10
Ví dụ: Ông David độc thân có thu nhập tính
thuế TNCN trong năm là 162.000 đô la.
Thu nhập tính thuế là 162.000 đô la
=> Thuế suất biên 32% (bậc 5 => chia làm 5 phần)
Số thuế TNCN ông David phải nộp:
Bậc 1: (9.700 - 0) x 10% = 970 đô la
Bậc 2: (39.475 - 9.700) x 12% = 3.573 đô la
Bậc 3: (84.200 - 39.475) x 22% = 9.839,5 đô la
Bậc 4: (160.725 - 84.200) x 24% = 18.366 đô la
Bậc 5: (162.000 - 160.725) x 32% = 408 đô la
Tổng cộng: 33.156,5 đô la.
11
3.2. Thuế suất trung bình.

Thuế suất trung bình là tỷ lệ phần trăm


số tiền thuế người nộp thuế thực tế phải nộp
chia cho cơ sở tính thuế.

Thuế suất Tiền thuế thực tế phải nộp


trung bình =
Cơ sở tính thuế

12
Ví dụ: Ông David độc thân có thu nhập
tính thuế TNCN trong năm là 162.000 đô la.
Thu nhập tính thuế là 162.000 đô la
=> Thuế suất biên 32% (bậc 5 => chia làm 5 phần)
Số thuế TNCN ông David phải nộp:
Bậc 1: (9.700 - 0) x 10% = 970 đô la
Bậc 2: (39.475 - 9.700) x 12% = 3.573 đô la
Bậc 3: (84.200 - 39.475) x 22% = 9.839,5 đô la
Bậc 4: (160.725 - 84.200) x 24% = 18.366 đô la
Bậc 5: (162.000 - 160.725) x 32% = 408 đô la
Tổng cộng: 33.156,5 đô la.
ÞThuế suất trung bình:
(33.156,5 : 162.000) x100% = 20,5% 13
4. CÁC TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI MỘT
LOẠI THUẾ TỐT
ØMột loại thuế tốt phải tạo ra được đầy đủ
số thu cần thiết cho Chính phủ.
ØMột loại thuế tốt phải tạo ra được sự
thuận tiện cho cơ quan quản lý thuế và
người nộp thuế.
ØMột loại thuế tốt phải đảm bảo tính hiệu
quả trong các thời kỳ kinh tế.
ØMột loại thuế tốt phải đảm bảo tính công
bằng. 14
4.1. TÍNH ĐẦY ĐỦ.
Tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá một loại thuế
tốt đó là tính đầy đủ (sufficiency) của thuế.
Tính đầy đủ của thuế thể hiện ở chỗ loại thuế này
phải có tính khả thi, tính linh hoạt có thể tạo ra đủ
các nguồn quỹ để chi trả cho các hàng hóa và
dịch vụ công do Chính phủ cung cấp.
Hệ thống thuế có tính đầy đủ sẽ giúp Chính quyền
có thể cân đối ngân sách cấp mình. Số thu thuế
bằng với chi tiêu của chính quyền, không cần tạo ra
thêm các khoản thu bổ sung. 15
4.1. TÍNH ĐẦY ĐỦ.
Nếu hệ thống thuế không thể hiện được tính đầy
đủ thì ngân sách của chính quyền sẽ bị thâm hụt
(bội chi), có nghĩa là các khoản chi hiện hành vượt
quá số thu thuế thu được, đòi hỏi chính quyền phải
tiến hành bù đắp khoản thâm hụt số thu thuế bằng
một số nguồn thu khác:
- Tài sản quốc gia.
- Vay nợ.

16
4.1. TÍNH ĐẦY ĐỦ.
* Nguồn thu từ tài sản quốc gia:
Chính quyền có thể cho thuê hoặc bán những tài
sản hoặc bất động sản mà chính quyền đang sở
hữu.
Ví dụ: Chính phủ Hoa Kỳ có thể tăng số thu ngân
sách cấp mình bằng cách bán năng lượng được
tạo ra từ các con đập thuộc quyền sở hữu của liên
bang, hoặc quyền lợi về khoáng sản, gỗ đối với
các vùng đất thuộc liên bang.
17
4.1. TÍNH ĐẦY ĐỦ.
* Nguồn thu từ vay nợ:
Chính quyền có thể chọn cách khác là vay tiền để
tạo nguồn tài chính nhằm bù đắp thiếu hụt ngân
sách của chính quyền.
Tại Hoa Kỳ, Chính quyền liên bang, bang và địa
phương có thể bán các chứng chỉ nợ trên thị trường
tài chính. chẳng hạn như: bán các công cụ nợ
ngắn hạn (như tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ) và trái
phiếu dài hạn trong trường hợp hệ thống thuế
không huy động đủ số tiền để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của chính quyền.
18
4.1. TÍNH ĐẦY ĐỦ.
* Nguồn thu từ vay nợ:
Tuy nhiên, huy động tài chính thông qua vay nợ không phải
là giải pháp lâu dài. Bởi vì, chính quyền phải trả tiền lãi cho
khoản tiền vay và nợ gốc khi đến hạn.
Khi nợ công tăng lên thì gánh nặng lãi mỗi năm cũng sẽ
tăng lên tương ứng. Có lúc, chính quyền sẽ rơi vào tình thế
không thể tiếp tục vay các khoản nợ mới dành cho việc cung
cấp các hàng hóa và dịch vụ mới, vì gánh nặng lãi vay phải
chi trả cho các khoản nợ cũ.
Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là chính quyền có thể bắt
buộc phải tuyên bố vỡ nợ đối với các chứng chỉ nợ của mình,
cùng với sự mất tín nhiệm với chính quyền và gây ra sự
khủng hoảng thị trường tài chính quốc gia. 19
4.1. TÍNH ĐẦY ĐỦ.

Như vậy, để đảm bảo tính đầy đủ của hệ


thống thuế việc gia tăng nguồn thu từ thuế
đóng vai trò rất quan trọng.

ØLàm thế nào để gia tăng


nguồn thu từ thuế?

20
CÁCH THỨC TĂNG SỐ THU THUẾ

Các quyền đánh thuế có thể nổ lực tăng


số thu thuế ít nhất bằng ba cách:
*Cách thứ nhất là khai thác một cơ sở
thuế mới.
Ví dụ: cơ quan lập pháp của một trong
bảy bang chưa áp dụng thuế thu nhập cá
nhân có thể ban hành luật thuế này.
21
CÁCH THỨC TĂNG SỐ THU THUẾ
*Cách thứ hai là tăng thuế suất của một loại
thuế hiện hành.
VD: Quyền đánh thuế có thể tăng thuế suất
thuế thu nhập công ty từ 5% lên 7%.

22
CÁCH THỨC TĂNG SỐ THU THUẾ
*Cách thứ ba là mở rộng cơ sở thuế hiện hành.
VD: Quyền đánh thuế với thuế doanh thu bán lẻ áp
dụng cho hàng hóa hữu hình có thể mở rộng phạm vi
tính thuế áp dụng cho các dịch vụ có chọn lọc dành
riêng cho cá nhân, như là dịch vụ hớt tóc hoặc dịch
vụ giặt ủi quần áo.
Quyền đánh thuế đang miễn thuế bất động
sản cho phần đất mà người chủ quyền sở hữu sử
dụng cho mục đích từ thiện thì chính quyền có thể chỉ
cần rút lại việc miễn thuế.
23
DỰ BÁO TĨNH

Tiền thuế là một hàm số của thuế suất và cơ


sở thuế: T = R x B
Phương trình này cho thấy, việc tăng thuế suất
sẽ làm tăng số thu thuế theo con số cố định.
Ví dụ: Nếu mức thuế suất 5% và cơ sở thuế là
$500.000 => Tiền thuế là $25.000.
Khi thuế suất tăng thêm 1% thì tiền thuế
phát sinh thêm $5.000 => Dự báo tĩnh.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THUẾ SUẤT
VÀ CƠ SỞ THUẾ

Theo lý thuyết kinh tế cho rằng, trong


nhiều trường hợp hai biến số trong phương
trình T = R x B có mối quan hệ tương quan.
Nói cách khác, một sự thay đổi về thuế suất
chắc chắn gây ra một sự thay đổi trong cơ
sở thuế.

25
DỰ BÁO ĐỘNG
Nếu một quyền đánh thuế có thể dự đoán trước
sự thay đổi thuế suất sẽ ảnh hưởng đến cơ sở
thuế thì họ có thể hợp nhất ảnh hưởng đối với
các dự báo số thu. Những dự báo có xem xét sự
tương quan giữa mức thuế suất và cơ sở thuế gọi
là dự báo động (Dynamic Forecasting).
Độ chính xác của dự đoán động lệ thuộc vào độ
chính xác của giả thuyết về sự tương quan giữa
thuế suất và cơ sở thuế.

26
DỰ BÁO ĐỘNG
Trong một môi trường kinh tế phức tạp, sự
thay đổi thuế suất chỉ là một trong những yếu tố
góp phần cho sự gia tăng hay sụt giảm của cơ
sở thuế.
Các nhà kinh tế học không có khả năng tách
riêng ảnh hưởng của những thay đổi thuế suất
đến cơ sở thuế hoặc kiểm tra giả thiết của họ
theo thực nghiệm. Do đó, Chính phủ luôn tin cậy
vào dự báo tĩnh để dự đoán số thu đạt được
hoặc mất đi do một thay đổi của thuế suất.
27
TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI THUẾ SUẤT ĐẾN
NGƯỜI NỘP THUẾ

Đối với thuế thu nhập, khi Chính phủ


tăng thuế suất => Người nộp thuế nộp
thuế nhiều hơn => Thu nhập sau thuế
giảm => sẽ tạo ra 2 hiệu ứng:
+ Hiệu ứng thu nhập (Income Effect).
+ Hiệu ứng thay thế (Substitution).
HIỆU ỨNG THU NHẬP
Sự gia tăng thuế suất thuế thu nhập sẽ khiến
cho cư dân tham gia vào nhiều hoạt động tạo
ra thu nhập nhiều hơn => Hiệu ứng thu nhập
VD: Ông A là một công nhân của nhà máy X,
tổng thu nhập cả năm $25.000 và đóng thuế thu
nhập cá nhân 20%.
=>Tiền thuế TNCN ông A phải nộp:
$25.000 x 20% = $5.000
=> Thu nhập sau thuế của ông A:
$25.000 - $5.000 = $20.000
HIỆU ỨNG THU NHẬP
Giả sử, Chính phủ tăng thuế suất lên 30% làm
tiền thuế ông A phải nộp tăng lên:
$25.000 x 30% = $7.500
=>Thu nhập sau thuế của ông A giảm:
$25.000 - $7.500 = $17.500

Ông A sẽ phản ứng thế nào khi chính phủ


tăng thuế suất thuế thu nhập?
HIỆU ỨNG THU NHẬP
Để có thu nhập sau thuế là $20.000 khi Chính phủ
chưa tăng thuế suất mới đủ để trang trải cuộc sống
=> Ông A quyết định làm việc nhiều giờ hơn hoặc làm
một công việc thứ hai để tăng thu nhập trước thuế
của ông ta lên ít nhất $28.600. Theo thuế suất mới
30%, ông A sẽ trả tiền thuế thu nhập là:
$28.600 x 30% = $8.580
=>Thu nhập sau thuế:
$28.600 - $8.580 = $20.020
=> Phản ứng này được gọi là hiệu ứng thu nhập đối
với việc tăng thuế suất.
HIỆU ỨNG THU NHẬP
Dự báo tĩnh chỉ ra rằng Chính phủ sẽ
thu thêm của ông A $2.500 tiền thuế do việc
gia tăng thuế suất lên 10%.
Tuy nhiên, nếu ông A phản ứng bằng
cách gia tăng thu nhập của ông ta từ
$25.000 lên $28.600, Chính phủ thực tế sẽ
thu thêm tiền thuế là $3.580.
HIỆU ỨNG THAY THẾ
Giả sử, Bà B là người tư vấn quản trị tự
doanh, làm việc 60 giờ một tuần. Thu nhập kiếm
được cả năm $350.000. Bà chịu mức thuế suất
thuế thu nhập là 20%, tiền thuế phải nộp:
$350.000 x 20% = $70.000
=>Thu nhập sau thuế của bà B:
$350.000 - $70.000 = $280.000
(Giả sử, thu nhập sau thuế của bà B nhiều hơn
nhu cầu để trang trải cho kiểu sống sung túc).
33
HIỆU ỨNG THAY THẾ
Nếu Chính phủ tăng thuế suất lên 30% thì thu
nhập sau thuế của một giờ làm việc của bà B
thấp hơn thu nhập sau thuế của một giờ làm việc
trước khi tăng thuế suất. Nói cách khác, chi phí
cơ hội của một giờ không làm việc khi tăng
thuế suất giảm => Bà B sẽ dành ít hơn thời gian
và nổ lực cho các hoạt động kiếm tiền. Hành vi
phản ứng này đối với việc tăng thuế suất được
gọi là hiệu ứng thay thế (substitution).
34
4.2. TÍNH THUẬN TIỆN
Tiêu chuẩn thứ hai để đánh giá một loại thuế tốt
là tính thuận tiện (convenience).
+ Đứng trên góc độ của cơ quan thuế, một loại
thuế tốt phải đảm bảo việc quản lý thu thuế được
thuận lợi và dễ dàng. Do vậy, Chính phủ nên đưa
ra phương pháp thu thuế đảm bảo hầu hết
người nộp thuế đều dễ dàng hiểu được và có
thể tuân thủ tốt. Phương pháp thu thuế không
nên xâm nhập quá mức vào đời sống riêng tư
của người nộp thuế nhưng cũng không nên tạo
cơ hội cho những người không tuân thủ. 35
4.2. TÍNH THUẬN TIỆN

Tính thuận tiện của hệ thống thuế cũng đòi


hỏi chi phí hành thu thuế và cưỡng chế
thuế phải hợp lý so với tổng số thuế thu
được. Điều này, sẽ giúp cơ quan thuế tiết
kiệm chi phí hành thu thuế.
4.2. TÍNH THUẬN TIỆN
+ Theo quan điểm của người nộp thuế, một
loại thuế tốt phải đảm bảo việc nộp thuế một
cách thuận tiện. Người nộp thuế có thể hiểu
được và dễ dàng tính toán số tiền thuế phải
nộp của họ theo đúng luật định. Họ cũng
không phải mất quá nhiều thời gian và phát
sinh các khoản chi phí quá lớn trong việc
chấp hành luật thuế.
37
4.3. TÍNH HIỆU QUẢ
Tiêu chuẩn thứ ba đối với một loại thuế tốt là tính hiệu
quả (efficiency).
Theo quan điểm của các nhà hoạch định chính sách
thuế, tính hiệu quả được thể hiện dưới hai góc độ tiếp
cận khác nhau:
+ Cách tiếp cận thứ nhất, một loại thuế được xem là hiệu
quả khi nó không có ảnh hưởng (mang tính trung lập)
đến các hoạt động kinh tế của người nộp thuế.
+ Cách tiếp cận thứ hai, một loại thuế được xem là hiệu
quả khi người nộp thuế phản ứng đối với thuế bằng việc
thay đổi có cân nhắc các hoạt động kinh tế của họ.
38
4.3. TÍNH HIỆU QUẢ
* Theo quan điểm của các nhà kinh tế học
cổ điển, điển hình là Adam Smith, ông cho rằng, thị
trường cạnh tranh mang lại sự phân phối tối ưu các
nguồn lực khan hiếm trong xã hội. Theo họ, một loại thuế
hiệu quả khi nó mang tính trung lập (neutrality), có
nghĩa là thuế không ảnh hưởng hoạt động kinh tế của
người nộp thuế trong nền kinh tế tự do cạnh tranh. Nói
cách khác, một loại thuế khiến cho người nộp thuế thay
đổi các hành vi kinh tế của họ là loại thuế không hiệu
quả, bởi vì nó bóp méo thị trường và sẽ mang lại việc
phân phối không tối ưu các hàng hóa và dịch vụ.
39
4.3. TÍNH HIỆU QUẢ
* Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện
đại, điển hình Nhà kinh tế học Anh John Maynard
Keynes không đồng tình với quan điểm cổ điển
cho rằng, một loại thuế tốt cần phải trung lập.
Theo Keynes, thị trường tự do là hiệu quả trong
việc tổ chức sản suất và phân phối các nguồn lực
khan hiếm nhưng thị trường không thể tự thân duy
trì sự bền vững của nền kinh tế. Chính phủ nên
bảo vệ các công dân và tổ chức, khắc phục tính
không bền vững của nền kinh tế tự do cạnh tranh.

40
4.3. TÍNH HIỆU QUẢ
Lịch sử đã chứng minh, tính không bền vững này
đã tạo ra các chu kỳ thất nghiệp cao, sự thay đổi
bất thường về giá cả (lạm phát hoặc giảm phát) và
nền kinh tế phát triển bất thường.
Theo Keynes, Chính phủ có thể khắc phục các vấn
đề này thông qua chính sách tài chính nhằm tạo ra
nhiều việc làm, đẩy lùi thất nghiệp, ổn định giá cả và
thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Chính phủ
không phải cố gắng thiết kế một hệ thống thuế trung
lập mà nên sử dụng thuế là một công cụ của chính
sách tài chính để điều tiết nền kinh tế phát triển
theo định hướng mong muốn của Chính phủ.
41
4.3. TÍNH HIỆU QUẢ
+ Nếu nền kinh tế đang ở tình trạng phát triển
chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao, Chính phủ có
thể giảm thuế để tái phân phối các nguồn lực
giữa khu vực công và khu vực tư, theo hướng gia
tăng nguồn lực cho thành phần kinh tế tư nhân.
Việc cắt giảm thuế sẽ có tác động vừa kích
cầu, vừa kích thích sự gia tăng đầu tư của khu
vực tư nhân. Kết quả là, nền kinh tế sẽ tăng
trưởng và nhiều việc làm mới được tạo ra.
42
4.3. TÍNH HIỆU QUẢ
+ Ngược lại, nếu nền kinh tế phát triển quá
nhanh, dẫn đến tình trạng giảm lạm phát liên
tục, Chính phủ có thể tăng thuế. Việc tăng
thuế sẽ có tác động làm thu nhập của người
nộp thuế giảm đi, họ sẽ có ít tiền chi tiêu hơn,
nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm và đầu tư cũng
giảm xuống. Kết quả là tình trạng giảm phát
sẽ được cải thiện.
43
4.3. TÍNH HIỆU QUẢ
Chính phủ Hoa Kỳ, không chỉ sử dụng thuế là
công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế mà còn
dùng thuế để tác động đến vấn đề xã hội nhằm
làm thay đổi hành vi của người dân hoặc các tổ
chức.
Chẳng hạn như: Khi soạn thảo các luật thuế sẽ
hướng đến việc trừng phạt những hành vi không
mong muốn (=> tăng gánh nặng thuế) hoặc khen
thưởng cho những hành vi mong đợi (=> ưu đãi
thuế).
44
4.3. TÍNH HIỆU QUẢ.
Những người phản đối việc ưu đãi thuế cho
rằng, những ưu đãi thuế là các chi phí gián tiếp
của chính quyền, dễ dàng nằm ngoài tầm kiểm
soát => làm giảm nguồn thu từ thuế.
Chẳng hạn như: Chính phủ Hoa kỳ mất khoản
$90 tỷ mỗi năm bởi những cá nhân có thể giảm
trừ lãi tiền vay nợ mua nhà và $13 tỷ bởi họ
được giảm trừ thuế bất động sản của chính
quyền địa phương. Tổng số thu từ thuế bị mất đi
từ ưu đãi thuế đã vượt $850 tỷ hàng năm.
4.4. TÍNH CÔNG BẰNG
Tiêu chuẩn thứ tư để đánh giá một loại thuế tốt là tính
công bằng (Equity).
Tính công bằng của một hệ thống thuế sẽ quyết định
gánh nặng thuế có được phân phối công bằng trong dân
chúng hay không.
Tính công bằng đòi hỏi việc đánh thuế của Chính phủ
phải phù hợp với khả năng thụ thuế (Ability to pay).
Khả năng thụ thuế của một người liên quan đến nguồn
lực kinh tế (thu nhập và của cải) nằm trong tầm tay kiểm
soát của người đó.
Ở Hoa Kỳ, mỗi loại thuế được sử dụng đều dựa trên quy
mô (khối lượng) của khả năng thụ thuế.
46
4.4. TÍNH CÔNG BẰNG

Nguyên tắc đánh thuế theo khả năng


thụ thuế làm phát sinh hai khái niệm về sự
công bằng:
+ Công bằng theo chiều ngang.
+ Công bằng theo chiều dọc.

47
4.4.1. Công bằng theo chiều ngang.

Nguyên tắc đánh thuế công bằng theo


chiều ngang (Horizontal Equity) có nghĩa là
người nộp thuế có cơ sở tính thuế như nhau
thì phải đóng thuế như nhau.
Nguyên tắc đánh thuế công bằng theo
chiều ngang sẽ không dành ưu đãi cho một
số cá nhân và doanh nghiệp nào.

48
4.4.1. Công bằng theo chiều ngang.

Công bằng theo chiều ngang có liên


quan đến tính trung lập của thuế, vì nó bảo
vệ người nộp thuế khỏi sự phân biệt đối xử,
nghĩa là nếu hai cá nhân được hưởng lợi
như nhau trước thuế, thì họ sẽ được hưởng
lợi như nhau sau thuế.
Hệ thống thuế càng trung lập thì càng
được coi là công bằng theo chiều ngang.
49
4.4.1. Công bằng theo chiều ngang.

Tuy nhiên, công bằng theo chiều ngang khó


đạt được trong một hệ thống thuế. Chẳng
hạn, ở Mỹ, với các kẽ hở của thuế, các khoản
khấu trừ, tín dụng và ưu đãi.
Như vậy, Việc cho phép thực hiện các khoản
giảm trừ vào thu nhập chịu thuế
=> Các cá nhân có thu nhập và tài sản tương
tự nhau sẽ không trả mức thuế như nhau.
50
4.4.2. Công bằng theo chiều dọc.

Nguyên tắc đánh thuế công bằng theo


chiều dọc (Vertical Equity) có nghĩa là người
nộp thuế có cơ sở đánh thuế khác nhau thì
số thuế phải nộp khác nhau. Nếu cơ sở tính
thuế tăng lên thì số thuế phải nộp cũng tăng
theo và ngược lại.

51
4.4.2. Công bằng theo chiều dọc.
Công bằng theo chiều dọc trái ngược với công
bằng theo chiều ngang.
+ Công bằng theo chiều ngang thì mọi người sẽ
được đối xử như nhau bằng cách áp dụng cùng mức
thuế cho những người trong cùng nhóm thu nhập.
+ Công bằng theo chiều dọc có liên quan đến
phân phối lại của cải và theo nguyên tắc này thì những
người có thu nhập cao, hoặc những người có quyền
tiếp cận với nhiều nguồn lực hơn, phải trả nhiều tiền
thuế hơn những người có thu nhập thấp, trung bình.

52
4.4.2. Công bằng theo chiều dọc.

Nguyên tắc đánh thuế công bằng theo


chiều dọc gắn liền với khả năng thụ thuế của
người nộp thuế. Hay nói cách khác, những
người có khả năng trả nhiều thuế hơn sẽ đóng
thuế nhiều hơn những người không có khả
năng này thông qua thuế tỉ lệ hay thuế luỹ
tiến.

53
4.4.2. Công bằng theo chiều dọc.
Theo thuế tỉ lệ (Proportional Tax) hay thuế tỉ lệ cố
định là loại thuế áp dụng cùng một tỉ lệ thuế phải trả
được đánh vào tất cả người nộp thuế.
Nói cách khác, thuế tỉ lệ áp dụng cùng một tỉ lệ thuế
phải trả đối với người nộp thuế có thu nhập thấp, trung
bình và cao.
Trong thuế tỉ lệ, tỉ lệ thuế phải nộp không đổi
nhưng số tiền thuế phải trả sẽ tăng theo với sự tăng
lên của cơ sở tính thuế. Thuế tỉ lệ là loại thuế có thuế
suất trung bình không đổi khi cơ sở tính thuế tăng.
=> Gánh nặng thuế không công bằng theo chiều dọc.
54
4.4.2. Công bằng theo chiều dọc.
Thuế lũy tiến (Progressive tax) là loại thuế
áp dụng mức thuế suất thấp hơn đối với người
có thu nhập thấp và thuế suất cao hơn đối với
những người có thu nhập cao, dựa trên khả
năng chi trả của người nộp thuế.
Thuế lũy tiến là loại thuế có thuế trung
bình tăng khi thu nhập tăng. => Gánh nặng
thuế công bằng theo chiều dọc.
55
5. THUẾ LUỸ THOÁI VÀ SỰ BẤT CÔNG.
Thuế lũy thoái (Regressive Taxes) là loại thuế áp dụng
mức thuế suất thấp hơn đối với người có cơ sở tính
thuế cao và thuế suất cao hơn đối với những người có
cơ sở tính thuế thấp.
Hay nói cách khác, Thuế luỹ thoái là loại thuế áp dụng
thuế suất bậc thang giảm xuống khi cơ sở tính thuế
tăng lên.
Thuế lũy thoái là loại thuế có thuế trung bình tăng
khi cơ sở tính thuế giảm. => người có cơ sở tính thuế
thấp hơn phải chịu một gánh nặng thuế lớn hơn.
=> Thuế lũy thoái là không công bằng.
56
5. THUẾ LUỸ THOÁI VÀ SỰ BẤT CÔNG.
=>Thuế bất động sản này vừa thể hiện công bằng
theo chiều ngang, vừa công bằng theo chiều dọc.
Công bằng theo chiều ngang, bởi vì cơ sở thuế
được xác định một cách công bằng và người nộp
thuế có cùng một cơ sở thuế (giá trị đã định) chịu
đựng một gánh nặng thuế bằng nhau.
Công bằng theo chiều dọc, bởi vì người nộp thuế
với cơ sở thuế cao hơn (như bà B) phải nộp nhiều
tiền thuế hơn người nộp thuế có cơ sở thuế thấp
hơn (như ông A).
57
6. PHÂN PHỐI CÔNG BẰNG.

Phân phối công bằng có phải là


mục tiêu của chính sách thuế không?

58
6. PHÂN PHỐI CÔNG BẰNG
Theo ý thức xã hội, một loại thuế được xem là phân
phối công bằng nếu nó góp phần khắc phục được
những bất công đang tồn tại trong hệ thống tài chính
nói riêng và trong xã hội nói chung.
Một sự phân phối bất thường của cải cá nhân giữa
các chủ hộ hình thành nên hai thái cực giàu và nghèo
là một sự không công bằng.
Thuế không chỉ tạo nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của chính quyền mà nó còn là công cụ để phân
phối lại của cải trong xã hội, điều hoà thu nhập giữa
các tầng lớp dân cư, rút ngắn chênh lệch giàu nghèo
trong xã hội. Từ đó góp phần thực hiện bình đẳng và
công bằng xã hội. 59
6. PHÂN PHỐI CÔNG BẰNG
VD: Thuế chuyển giao tài sản như thuế di sản và
thuế quà tặng của liên bang là một ví dụ minh chứng
vai trò phân phối lại của thuế góp phần khắc phục
những bất công trong xã hội. Các loại thuế này cho
phép chính quyền đánh vào những tài sản kếch xù
của cá nhân đã được tích góp trong suốt “thời kỳ giàu
có” của Hoa Kỳ.
Một số nhà hoạch định chính sách tin rằng việc áp
dụng thuế thu nhập lũy tiến góp phần khắc phục tính
luỹ thoái của thuế gián thu, tái phân phối của cải
trong xã hội để sửa chữa việc phân phối không công
bằng.
60
Thank you

61

You might also like