You are on page 1of 41

Chương 3:

ĐÁNH THUẾ TRÙNG

1
Mục t i ê u

Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:

(i) Nhận định các tình huống đánh thuế trùng

(ii) Phân biệt các cơ chế tránh đánh thuế trùng

(iii) Vận dụng các biện pháp tránh đánh thuế trùng xácđịnh nghĩa vụ thuế thực tế

2
Nội d u n g
01 Định nghĩa

02 Cơ chế đánh thuế trùng

3
0.GIỚI THIỆU

• Chồng lắp quyền đánh thuế giữa các quốc gia è


nguy cơ người nộp thuế bị đánh thuế trùng
• Yêu cầu bảo vệ người nộp thuế cư trú èCác quốc
gia cần có biện pháp tránh đánh thuế hai lần.

4
0 . GIỚI THIỆU

Hai cách tiếp cận:

Góc độ kinh tế
è Góc độ kinh tế
è Góc độ pháp lý (thẩm quyền thuế)
0.GIỚI THIỆU

• Góc độ kinh tế:


- Tiếp cận theo nghĩa rộng;
- Bất kỳ tình huống nào mà một khoản thu nhập bị đánh thuế hai lần

Ví dụ:
(1) Thu nhập công ty cổ phần è thuế thu nhập
Cổ tức è thuế thu nhập
(2)Thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động è thuế thu nhập
Thu nhập còn lại è tiêu dùng è thuế hàng hóa, dịch vụ

Lưu ý: cách tiếp cận này không được sử dụng trong thuế quốc tế
0 . GIỚI THIỆU

• Góc độ pháp lý: nhiều hơn một quốc gia đánh thuế
lên cùng một khoản thu nhập của người nộp thuế

• Tình huống này thường phát sinh do việc áp dụng

nguyên tắc cư trú và nguyên tắc nguồn.


• Được sử dụng trong thuế quốc tế
CÁC TR Ư Ờ N G H Ợ P ĐÁNH THUẾ T R Ù N G

Đánh trùng thuế xuất phát từ việc các quốc gia tuyên bố
chồng lắp quyền thu thuế vì các lý do sau:
• Nguồn – Nguồn
• Cư trú - Cư trú
• Cư trú – Nguồn
TH1: Không phân định nguồn phát sinh thu nhập

• Hai quốc gia khẳng định quyền đánh thuế trên thu nhập

của người nộp thuế vì cả hai đều cho rằng thu nhập có
nguồn gốc ở nước họ
TH2: Cư trú kép

• Hai quốc gia khẳng định quyền đánh thuế trên thu nhập của

người nộp thuế vì cả hai đều tuyên bố người nộp thuế là đối
tượng cư trú thuế của họ.

• Một người nộp thuế là đối tượng cư trú của hai quốc gia

thường được gọi là người nộp thuế cư trú kép


TH3: Cư trú – Nguồn

• Một quốc gia khẳng định quyền đánh thuế trên thu nhập có

nguồn nước ngoài của người nộp thuế vì người nộp thuế là cư trú
của quốc gia đó và một quốc gia khác khẳng định quyền đánh
thuế thu nhập tương tự vì nguồn thu nhập là ở quốc gia đó.
TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN

Nguyên tắc phân định quyền thu thuế

• Quốc gia nguồn được ưu tiên thu thuế trên phần thu nhập

có nguồn từ nước của họ

• Quốc gia cư trú đưa ra các cơ chế tránh đánh thuế hai lần để

giảm bớt gánh nặng thuế cho người nộp thuế cư trú của họ.
1. ĐỊNH NGHĨA ĐÁNH THUẾ TRÙNG

• Đánh thuế trùng (quốc tế) được định nghĩa là việc nhiều hơn một

quốc gia điều tiết các khoản thuế thu nhập mang tính tương tự
nhau trên cùng một khoản thu nhập (hoặc lợi tức) của cùng một
người nộp thuế trong cùng một kỳ tính thuế
Lưu ý

Cần phân biệt đánh thuế trùng được sử dụng trong các chủ đề về
thuế quốc tế với đánh thuế trùng nội địa:

• Thuế thu nhập công ty cổ phần è thuế trên cổ tức

• Thuế thu nhập do cách phân cấp tài khóa: thuế trung ương,

thuế địa phương (thuế bang, liên bang)


2. CƠ CHẾ TRÁNH ĐÁNH THUẾ TRÙNG

• Quốc gia cư trú thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế
trùng để giảm thiểu gánh nặng thuế cho đối tượng cư trú
của họ

• Thường được quy định trong các hiệp định thuế; hoặc các
giải pháp đơn phương trong luật thuế của mỗi nước.
2. CƠ CHẾ TRÁNH ĐÁNH THUẾ TRÙNG

• Khấu trừ chi phí


• Miễn thuế

• Khấu trừ thuế

è Các quốc gia có thể lựa chọn từng biện pháp đơn lẻ, hoặc sử
dụng kết hợp nhau.

è Không có sự đồng thuận quốc tế về việc biện pháp nào là


thích hợp nhất.
KHẤU TRỪ CHI PHÍ

• Quốc gia cư trú cho phép người nộp thuế kê khai một khoản giảm trừ
khi xác định thu nhập tính thuế, bao gồm các khoản thuế thu nhập đã
nộp ở nước ngoài đối với phần thu nhập có nguồn nước ngoài.

• Tiền thuế nộp ở NN được xem như là chi phí được trừ = chi phí
tương ứng với phần TN phát sinh ở NN.
Ví dụ

Công ty An Phúc được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thông tin về thu nhập phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2021 như sau:

• TN phát sinh từ hoạt động SXKD tại Việt Nam: 1.200 trđ.

• TN phát sinh từ hoạt động SXKD tại Singapore: 800 trđ.

Giả sử hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa VN và Singapore quy định
VN áp dụng biện pháp Khấu trừ chi phí, hãy xác định:

• TN chịu thuế mà công ty AP có nghĩa vụ kê khai tại VN

• TN phát sinh chịu thuế tại Singapore


• Tiền thuế TNDN mà công ty phải có nghĩa vụ kê khai và nộp tại VN.
Biết rằng thuế suất TTNDN tại VN là 20%; tại Singapore là 17%.

18
Khấu trừ chi phí

• Các quốc gia đánh thuế trên thu nhập toàn cầu của đối tượng cư trú và cho
phép người nộp thuế kê khai một khoản giảm trừ phần thuế thu nhập đã
nộp ở nước ngoài khi tính toán thu nhập tính thuế trong nước.

• Thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được xử lý như chi phí hiện hành của
hoạt động SXKD hoặc thu nhập tạo ra ở nước ngoài
è Đây là phương pháp giảm trừ ít phóng khoáng nhất.
• Từ góc độ của tổng gánh nặng thuế (kết hợp trong nước và nước ngoài)
đối với thu nhập của người nộp thuế trên toàn thế giới, phương pháp
khấu trừ chi phí không đạt được sự đối xử bình đẳng của người nộp
thuế; không trung lập về mặt phân bổ nguồn thu giữa các quốc gia.

20
PHƯƠNG PHÁP MIỄN THUẾ

• Quốc gia cư trú đánh thuế người nộp thuế cư trú trên phần

thu nhập có nguồn trong nước và miễn thuế đối với thu nhập
có nguồn nước ngoài của họ.

• Loại bỏ hoàn toàn đánh thuế trùng quốc tế vì chỉ có một khu

vực tài phán, quốc gia nguồn, thu thuế.


Ví dụ

Công ty An Phúc được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thông tin về thu nhập phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2021 như sau:
• TN phát sinh từ hoạt động SXKD tại Việt Nam: 1.200 trđ.
• TN phát sinh từ hoạt động SXKD tại Singapore: 800 trđ.

Giả sử hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa VN và Singapore quy định VN
áp dụng biện pháp miễn thuế, hãy xác định:
• TN chịu thuế mà công ty AP có nghĩa vụ kê khai tại VN
• TN phát sinh chịu thuế tại Singapore
• Tiền thuế TNDN mà công ty phải có nghĩa vụ kê khai và nộp tại VN.
Biết rằng thuế suất TTNDN tại VN là 20%; tại Singapore là 17%.
22
Miễn thuế lũy tiến

• Thu nhập từ nguồn nước ngoài, mặc dù được miễn thuế, vẫn có thể
được xem xét đến khi xác định mức thuế suất áp dụng.

• Thu nhập từ nguồn nước ngoài được bao gồm trong tổng thu nhập với
mục đích xác định mức thuế trung bình mà người nộp thuế sẽ phải trả
nếu thu nhập nước ngoài phải chịu thuế (trường hợp của Hà Lan).
Miễn thuế lũy tiến

• Ví dụ: giả sử rằng quốc gia A đánh thuế ở mức 20% trên 10.000 thu
nhập đầu tiên và 40% đối với thu nhập vượt quá 10.000. T, một người
nộp thuế cư trú ở nước A, có 10.000 thu nhập từ nguồn trong nước và
10.000 thu nhập từ nguồn nước ngoài được miễn. T sẽ nộp thuế 2.000
(20% của 10.000) theo hệ thống miễn thuế thông thường.

• Theo hệ thống miễn thuế lũy tiến, T phải xác định mức thuế trung bình
sẽ áp dụng nếu toàn bộ thu nhập 20.000 của anh ta là thu nhập từ nguồn
trong nước. Trong trường hợp này, tỷ lệ trung bình sẽ là 30% ((10.000 *
20% + 10.000 * 40%) chia cho 20.000).
Participation Exemption

• Một số quốc gia sử dụng phương pháp miễn trừ cho thu nhập kinh
doanh tích cực kiếm được thông qua chi nhánh nước ngoài hoặc cơ sở
thường trú.

• Một số quốc gia cũng miễn một số cổ tức nhất định nhận được từ các
tập đoàn nước ngoài, trong đó các tập đoàn thường trú có quyền sở
hữu tối thiểu, thường là 5% hoặc 10%.
PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ

• Thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài của người nộp thuế cư trú sẽ
làm giảm số thuế còn phải nộp trong nước.

• Không hoàn thuế khi người nộp thuế nộp thuế thu nhập nước
ngoài ở mức cao hơn mức thuế suất trong nước. Họ cũng không cho
phép thuế nước ngoài không được khấu trừ được bù vào thuế đánh
trên thu nhập trong nước.

è Thường được giới hạn ở mức thuế nội địa phải nộp trên thu nhập từ
nguồn nước ngoài.
Ví dụ

• Công ty An Phúc được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thông tin về thu nhập phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2021 như sau:

• TN phát sinh từ hoạt động SXKD tại Việt Nam: 1.200 trđ.
• TN phát sinh từ hoạt động SXKD tại Singapore: 800 trđ.
• Giả sử hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa VN và Singapore quy định
VN áp dụng biện pháp Khấu trừ thuế, hãy xác định:

• TN chịu thuế mà công ty AP có nghĩa vụ kê khai tại VN


• TN phát sinh chịu thuế tại Singapore
•Tiền thuế TNDN mà công ty phải có nghĩa vụ kê khai và nộp tại VN.
Biết rằng thuế suất TTNDN tại VN là 20%; tại Singapore là 17%.

27
Ví dụ

• Công ty An Phúc được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thông tin về thu nhập phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2021 như sau:

• TN phát sinh từ hoạt động SXKD tại Việt Nam: 1.200 trđ.
• TN phát sinh từ hoạt động SXKD tại Singapore: 800 trđ.
• Giả sử hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa VN và Singapore quy định
VN áp dụng biện pháp Khấu trừ thuế, hãy xác định:

• TN chịu thuế mà công ty AP có nghĩa vụ kê khai tại VN


• TN phát sinh chịu thuế tại Singapore
•Tiền thuế TNDN mà công ty phải có nghĩa vụ kê khai và nộp tại VN.
Biết rằng thuế suất TTNDN tại VN là 20%; tại Singapore là 22%.

28
PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ

• Phương thức này thường được công nhận là phương pháp tốt nhất để
loại bỏ thuế trùng quốc tế.

• Lưu ý các nguyên tắc ràng buộc khi áp dụng phương pháp này.
PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ

Các vấn đề quan trọng của phương thức này:

• Phần thuế nước ngoài nào được khấu trừ?

• Làm thế nào để hạn chế phần thuế được khấu trừ? Trên cơ sở từng nguồn
hoặc từng loại thu nhập? Trên cơ sở từng quốc gia? Hoặc trên cơ sở tổng
thể, với các quy tắc đặc biệt khác nhau áp dụng cho các loại thu nhập nhất
định? Hoặc một số kết hợp của các phương pháp này?

• Những quy tắc nào nên được thông qua để xác định nguồn thu nhập và
các khoản khấu trừ?
GIỚI HẠN KHẤU TRỪ

(i) Giới hạn tổng thể: toàn bộ thuế đã nộp ở nước ngoài được tổng
gộp lại è Số thuế được khấu trừ là số nhỏ hơn giữa tổng số thuế đã
nộp ở nước ngoài và số thuế phải nộp nội địa xét trên tổng thu
nhập có nguồn nước ngoài.

31
GIỚI HẠN KHẤU TRỪ

(ii) Giới hạn theo từng quốc gia, số thuế được khấu trừ được giới hạn ở
mức thấp hơn các khoản thuế phải trả cho mỗi quốc gia nước ngoài;

(iii) Giới hạn theo từng khoản mục, số thuế được khấu trừ được giới hạn
ở mức thấp hơn thuế nước ngoài cho từng khoản thu nhập cụ thể và
thuế nội địa phải nộp cho khoản thu nhập đó (loại thu nhập).
Ví dụ trường hợp giới hạn khấu trừ Types of
limitations - example
• Công ty A, đối tượng cư trú của quốc gia A, kiếm được thu nhập ở
nước ngoài và thuế phát sinh ở nước ngoài như sau
Foreign Foreign tax
income
Business income from country X 100,000 45,000
Dividends from country X 20,000 1,000
Business income from country Y 50,000 10,000
Interest from country Z 10,000 1,500

• Thuế suất thuế TNCT ở nước ngoài 30%. Thu nhập phát sinh
trong nước từ hoạt động SXKD là 200,000.
• Determine the amount of tax credit in case of: the overall, per-
country, and item-by-item limitation

33
KHẤU TRỪ GIÁN TIẾP

• Khấu trừ gián tiếp là khoản khấu trừ được cấp cho một công ty thường
trú đối với phần thuế thu nhập nước ngoài được thanh toán bởi một công
ty liên kết nước ngoài khi công ty thường trú nhận được phân phối cổ
tức từ chi nhánh nước ngoài
KHẤU TRỪ GIÁN TIẾP

• ACo, cư trú tại quốc gia A, có công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn BCo,
cư trú tại quốc gia B.

• Thu nhập của BCo trong năm là 800 và quốc gia B đánh thuế 40% è thuế
320 đối với thu nhập đó.

• BCo phân phối tất cả lợi nhuận sau thuế 480 (800-320) cho ACo dưới
dạng cổ tức. ACo sẽ bị đánh thuế ở quốc gia A trên thu nhập 800.

• Giả sử rằng quốc gia A đánh thuế ở mức 50% và không áp dụng quy tắc
giới hạn khấu trừ nào, thuế phải nộp là 400, trừ đi khoản tín dụng thuế
nước ngoài là 320 cho các khoản thuế nước ngoài được BCo trả cho thu
nhập.
KHẤU TRỪ THUẾ KHOÁN

• Khấu trừ thuế khoán là khoản khấu trừ được cấp bởi quốc gia cư trú
cho thuế nước ngoài, vì một số lý do, thực tế không được trả cho
quốc gia nguồn nhưng sẽ được thanh toán theo quy tắc thuế bình
thường của quốc gia nguồn.

36
TỰ NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU VỀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH ĐÁNH


THUẾ HAI LẦN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

37
Tóm tắt
• Các quốc gia có những quy định riêng về người nộp thuế cư trú;

• Thẩm quyền thuế bao gồm: thẩm quyền cư trú, thẩm quyền nguồn
và thẩm quyền thị trường.

38
ÔN TẬP
• Thẩm quyền cư trú mang lại số thu thuế cho các quốc gia
lớn hơn thẩm quyền nguồn. Đúng hay sai? Giải thích

39
ÔN TẬP
• Khi nào Việt Nam được quyền thu thuế lên thu nhập
của một công ty nước ngoài?

40
Cty Việt Khánh của Việt Nam có một cơ sở thường trú tại Japan. Trong năm
2019, cơ sở thường trú này được xác định có thu nhập tại nước ngoài là
550.000 USD. Theo Hiệp định VN với nước này, Cty Việt Khánh có nghĩa vụ
nộp Thuế thu nhập theo Luật Thuế của Japan (Thuế suất 22%). Biết thuế
suất thuế TNDN tại VN là 20%, tại Japan, công ty Việt Khánh còn được
hưởng ưu đãi giảm 15% thuế TNDN phải nộp. Thu nhập từ hoạt động sản
xuất kinh doanh tại Việt Nam là 5.000 trđ.

Giả sử tỷ giá tính thuế là 20.000 VND/USD, xác định nghĩa vụ thuế phải
nộp tại các nước trong các trường hợp sau:

a.Hiệp định Việt Nam – Japan áp dụng biện pháp khấu trừ thuế.

b.Hiệp định Việt Nam – Japan áp dụng biện pháp khấu trừ số thuế khoán.

41

You might also like