You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

******************

ĐỀ ÁN TÀI CHÍNH CÔNG

Đề tài: Quản lý thu thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt
Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Đỗ Vân

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Mạnh Tiến

MSV: 11207123

Lớp chuyên ngành: Tài Chính Công 62B

Hà Nội, tháng 10 năm 2022


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1.1.4. Thuế thu nhập cá nhân


1.1.4.1. Đối tượng áp dụng
1.1.4.2. Thu nhập chịu thuế
1.1.4.3. Cách xác định số thuế phải nộp với từng thu nhập chịu thuế

2.1. Quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam

2.1.1. Đăng ký thuế

2.1.2. Kê khai, nộp thuế

2.1.3. Hoàn thuế

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình tồn tại và phát triển của đất nước ta, Nhà nước luôn củng cố, xây
dựng hệ thống chính sách thuế hoàn thiện với nhiều loại thế khác nhau. Thuế luôn chiếm
vị trí quan trọng trong chính sách xã hội của Nhà nước. Ngoài những chức năng như tạo
nguồn thu cho ngân sách quốc gia, thỏa mãn chi tiêu cộng đồng, thuế còn là công cụ để
Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, vai trò của thuế càng
được khẳng định và đặc biệt là thuế thu nhập. Thuế thu nhập cá nhân được coi là công
cụ phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội giữa các cá nhân thuộc các tầng lớp
dân cư trong xã hội. Một số quốc gia chỉ được coi ở đỉnh cao của nền văn minh nhân loại
khi thu nhập được phân phối công bằng hợp lý và mỗi người dân thấy được trách nhiệm
và lợi ích hành vi nộp thuế của mình.

Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và
thế giới, Ngoài những tác động tích cực, hội nhập cũng làm xuất hiện những thách thức,
ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, đòi hỏi công tác quản lỹ thuế phải được tiếp tục
hoàn thiện về thẩm quyền, kỹ năng, biện pháp quản lý để phù hợp hơn với các chuẩn
mực quốc tế.

Và trong bài luận này, tôi sẽ nói về thuế thu nhập cá nhân, đối tượng áp dụng,
cách tính thuế cũng như cách quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại
Việt Nam.

3
1.1.4. Thuế TNCN

 Trường hợp phân bổ:


a) Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả
tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh
doanh tại tỉnh khác.
b) Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân
trúng thưởng xổ số điện toán.
 Phương pháp phân bổ:
a) Phân bổ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
Người nộp thuế xác định riêng số thuế thu nhập cá nhân phải phân bổ đối với thu
nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân làm việc tại từng tỉnh theo số thuế thực
tế đã khấu trừ của từng cá nhân. Trường hợp người lao động được điều chuyển,
luân chuyển, biệt phái thì căn cứ thời điểm trả thu nhập, người lao động đang làm
việc tại tỉnh nào thì số thuế thu nhập cá nhân khấu trừ phát sinh được tính cho
tỉnh đó.
b) Phân bổ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân
trúng thưởng xổ số điện toán:
Người nộp thuế xác định riêng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu
nhập từ trúng thưởng của cá nhân trúng thưởng xổ số điện toán tại từng tỉnh nơi
cá nhân đăng ký tham gia dự thưởng đối với phương thức phân phối thông qua
phương tiện điện thoại hoặc internet và nơi phát hành vé xổ số điện toán đối với
phương thức phân phối thông qua thiết bị đầu cuối theo số thuế thực tế đã khấu
trừ của từng cá nhân.
 Khai thuế, nộp thuế:
a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:

4
i. Người nộp thuế chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động làm việc
tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác với nơi có trụ sở
chính, thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền
lương, tiền công theo quy định và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 05/KK-
TNCN, phụ lục bảng xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho các
địa phương được hưởng nguồn thu theo mẫu số 05-1/PBT-KK-TNCN ban
hành kèm theo Thông tư số 126/2020/NĐ-CP cho cơ quan thuế quản lý
trực tiếp; nộp số thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền
công vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi người lao động làm việc
theo quy định. Số thuế thu nhập cá nhân xác định cho từng tỉnh theo tháng
hoặc quý tương ứng với kỳ khai thuế thu nhập cá nhân và không xác định
lại khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
ii. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện trực tiếp khai thuế
với cơ quan thuế bao gồm: cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền
công được trả từ nước ngoài; cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền
lương, tiền công phát sinh tại Việt Nam nhưng được trả từ nước ngoài; cá
nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ
quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng chưa khấu trừ thuế; cá
nhân nhận cổ phiếu thưởng từ đơn vị chi trả.
b) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân trúng
thưởng xổ số điện toán:
Người nộp thuế là tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu
nhập từ trúng thưởng xổ số điện toán của cá nhân thực hiện khai thuế thu nhập cá
nhân theo quy định, nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 06/TNCN, phụ lục bảng xác
định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho các địa phương được hưởng nguồn
thu theo mẫu số 05-1/PBT-KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư
126/2020/NĐ-CP cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số thuế thu nhập cá

5
nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi
cá nhân đăng ký tham gia dự thưởng đối với phương thức phân phối thông qua
phương tiện điện thoại hoặc internet và nơi phát hành vé xổ số điện toán đối với
phương thức phân phối thông qua thiết bị đầu cuối theo quy định.

1.1.4.1. Đối tượng áp dụng 

o Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không
cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại mục 1.1.4.2 dưới đây phát sinh
trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
o Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
i. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương
lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại
Việt Nam;
ii. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký
thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê
có thời hạn.
o Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại điều
trên

6
Thu
Bậ Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính
ế suất
c thuế thuế/năm (triệu đồng) thuế/tháng (triệu đồng)
(%)

1 Đến 60 Đến 5 5

2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10

3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15

4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20

5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25

6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

7 Trên 960 Trên 80 35

Ví dụ: Theo Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 việc khấu trừ thuế thu nhập
cá nhân của người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên áp dụng theo biểu
thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc:
Thu nhập tính thuế/ tháng = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
 Theo đó, thu nhập đến 05 triệu đồng/tháng là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi
các khoản giảm trừ.
 Các khoản giảm trừ gồm: 9 triệu đồng/tháng với bản thân người nộp thuế và 3,6
triệu đồng/tháng với mỗi người phụ thuộc…

7
Như vậy, có thể hiểu đơn giản thuế TNCN chỉ áp dụng với người có thu nhập tối
thiểu trên 09 triệu đồng/tháng.

1.1.4.2. Thu nhập chịu thuế

A. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu
nhập được miễn thuế quy định tại mục B:
1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
b. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc
chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập
của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:


a. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định
của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ
cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc
có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy
định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi,
trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất
hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ
luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp,

8
trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của
Chính phủ.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
a. Tiền lãi cho vay;
b. Lợi tức cổ phần;
c. Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái
phiếu Chính phủ.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
a. Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
b. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
c. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
b. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
c. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
d. Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới
mọi hình thức.
6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
a. Trúng thưởng xổ số;
b. Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
c. Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;
d. Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng
thưởng khác.
7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
a. Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền
sở hữu trí tuệ;
b. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

9
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ
sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký
sử dụng.
10.Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế,
cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng
ký sử dụng.

B. Các thu nhập được miễn thuế TNCN:


1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với
con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha
vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu
ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với
đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ,
mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con
dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại
với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm
khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước
giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

10
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền
lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10.Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự
nguyện chi trả hàng tháng.
11.Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
a. Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;
b. Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương
trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
12.Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi
thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường
khác theo quy định của pháp luật.
13.Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo,
không nhằm mục đích lợi nhuận.
14.Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân
đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
15.Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc
cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
16.Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm
việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt
động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.

C. Cần quy đổi thu nhập chịu thuế ra Đồng Việt Nam

11
1. Thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra Đồng Việt
Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập.
2. Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra Đồng Việt
Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng
loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.

1.1.4.3. Cách xác định số thuế phải nộp với từng thu nhập chịu thuế

A. Xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

a. Thuế đối với cá nhân kinh doanh

1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với
từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng
dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu thì cơ quan thuế có
thẩm quyền ấn định doanh thu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

3. Thuế suất:
o Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%;
o Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%.
Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán
hàng đa cấp: 5%;
o Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu
nguyên vật liệu: 1,5%;

12
o Hoạt động kinh doanh khác: 1%.

b. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập
quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong
kỳ tính thuế.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ
chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp
thuế nhận được thu nhập.

c. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn

1. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là tổng số các khoản thu nhập từ đầu tư vốn mà
đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá
nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế
nhận được thu nhập.

d. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn

1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá
mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển
nhượng vốn.
Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác
định là giá chuyển nhượng từng lần.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao
dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.

e. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản

13
1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển
nhượng từng lần.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất
động sản.
3. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời
điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

f. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng

1. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu
đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá
nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

g. Thu nhập chịu thuế từ bản quyền

1. Thu nhập chịu thuế từ bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối
tượng nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng
của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ bản quyền là thời điểm tổ chức, cá
nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

h. Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại

1. Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10
triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng hợp đồng nhượng quyền
thương mại.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm
tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

i. Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng

14
1. Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng
vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế được quy định như sau:
o Đối với thu nhập từ thừa kế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được
thừa kế;
o Đối với thu nhập từ quà tặng là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối
tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.

k. Giảm trừ gia cảnh

1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế
đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá
nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
o Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu
đồng/năm);
o Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm
Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần
nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia
cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ
tính thuế tiếp theo.

2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo
nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối
tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao
gồm:
o Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

15
o Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy
định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động;
bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những
người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi
dưỡng.

Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được
tính giảm trừ gia cảnh.

l. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo

1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế
đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá
nhân cư trú, bao gồm:
o Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
o Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt
động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi
nhuận.

m. Thu nhập tính thuế

1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng
thu nhập chịu thuế quy định tại mục a và b, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối
với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện,
các khoản giảm trừ quy định tại mục k và mục l.

16
2. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển
nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại,
nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại mục c, d, e, f, g, h, i
B. Biểu thuế
 Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:

Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính


Bậc Thuế suất
thuế/năm thuế/tháng
thuế (%)
(triệu đồng) (triệu đồng)

1 Đến 60 Đến 5 5

2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10

3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15

4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20

5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25

6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

7 Trên 960 Trên 80 35

 Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:

Thu nhập tính thuế Thuế


suất (%)

17
a) Thu nhập từ đầu tư vốn 5

b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5

c) Thu nhập từ trúng thưởng  10

d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10

đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 20

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán 0,1

e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2

C. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú


1. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh
a. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác
định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh (là toàn bộ số tiền
phát sinh từ việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên
mua hàng hóa, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được
hoàn trả) nhân với thuế suất tương ứng như sau:
 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa;
 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ;
 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động
kinh doanh khác.

18
Trường hợp thỏa thuận hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì doanh
thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được
dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam không
phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh.

2. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công


 Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được
xác định bằng thu nhập chịu thuế (từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền
lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc
tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập) nhân với thuế suất 20%.
3. Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn
 Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định
bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào
tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
4. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
 Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được
xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển
nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0,1%,
không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại
nước ngoài.
5. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
 Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá
nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân
với thuế suất 2%.
6. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
 Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác định
bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao,

19
chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công
nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
 Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân không cư trú
được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
7. Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng
 Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân không
cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế (từ trúng thưởng của cá nhân
không cư trú là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần
trúng thưởng tại Việt Nam; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị
tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu
nhập mà cá nhân không cư trú nhận được tại Việt Nam) nhân với thuế suất
10%.
 Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá trị
giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam;
thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng
vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập mà cá nhân không cư
trú nhận được tại Việt Nam.
8. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế
 Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh là thời
điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập hoặc thời điểm xuất hóa đơn
bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
 Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền
công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương
mại; thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng là thời điểm tổ chức, cá nhân

20
ở Việt Nam trả thu nhập cho cá nhân không cư trú hoặc thời điểm cá nhân
không cư trú nhận được thu nhập từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
 Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập chuyển nhượng vốn,
chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu
lực.
9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp
thuế là cá nhân không cư trú
 Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế vào ngân
sách nhà nước theo từng lần phát sinh đối với các khoản thu nhập chịu thuế
trả cho đối tượng nộp thuế.
 Đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú có trách nhiệm kê khai, nộp thuế
theo từng lần phát sinh thu nhập đối với thu nhập chịu thuế theo quy định của
pháp luật về quản lý thuế.

2.1. Quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam 

2.1.1. Đăng ký thuế

Thuế nhà thầu nước ngoài là loại thuế đánh vào thu nhập từ hoạt động cung cấp
dịch vụ hoặc dịch vụ kèm theo hàng hóa tại Việt Nam cho doanh nghiệp , cá nhân Việt
Nam do doanh nghiệp , cá nhân nước ngoài cung cấp quy định chi tiết tại Điều 1, Thông
tư 103/2014/TT-BTC:

21
1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có
cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại
Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu
nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát
sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước
ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ
nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức
xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký
giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp
gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân
phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các
điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng
hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.

Một vài tình huống được đưa ra như sau:

 Trường hợp 1: doanh nghiệp X ở nước ngoài ký hợp đồng mua vải của
doanh nghiệp Việt Nam A, đồng thời chỉ định doanh nghiệp A giao hàng cho
doanh nghiệp Việt Nam B (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định
của pháp luật). Doanh nghiệp X có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở
hợp đồng ký giữa doanh nghiệp X với doanh nghiệp B (doanh nghiệp X bán vải
cho doanh nghiệp B).

→ Trong trường hợp này, doanh nghiệp X là đối tượng áp dụng theo quy
định tại Thông tư này và doanh nghiệp B có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp
thuế thay cho doanh nghiệp X theo quy định tại Thông tư này.

22
 Trường hợp 2: doanh nghiệp Y ở nước ngoài ký hợp đồng gia công vải
với doanh nghiệp Việt Nam C, đồng thời chỉ định doanh nghiệp C giao hàng
cho doanh nghiệp Việt Nam D để tiếp tục sản xuất (theo hình thức xuất nhập
khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp Y có thu nhập phát
sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp Y với doanh
nghiệp D (doanh nghiệp Y bán hàng cho doanh nghiệp D).

→ Trong trường hợp này, doanh nghiệp Y là đối tượng áp dụng theo quy
định tại Thông tư này và doanh nghiệp D có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp
thuế thay cho doanh nghiệp Y theo quy định tại Thông tư này.

 Trường hợp 3: doanh nghiệp Z ở nước ngoài ký hợp đồng gia công hoặc
mua vải với doanh nghiệp Việt Nam E (doanh nghiệp Z cung cấp nguyên vật
liệu cho doanh nghiệp E để gia công) và chỉ định doanh nghiệp E giao hàng cho
doanh nghiệp Việt Nam G để tiếp tục gia công (theo hình thức gia công xuất
nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Sau khi gia công xong, Doanh
nghiệp G xuất trả lại hàng cho Doanh nghiệp Z và Doanh nghiệp Z phải thanh
toán tiền gia công cho doanh nghiệp G theo hợp đồng gia công.

→ Trong trường hợp này, doanh nghiệp Z không thuộc đối tượng áp dụng
theo quy định tại Thông tư này.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh
doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân
nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu
trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng
hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng
dịch vụ; bao gồm cả trường hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện

23
một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt
Nam.

Một ví dụ khác về điều này: Doanh nghiệp A ở nước ngoài giao hàng hóa hoặc uỷ
quyền thực hiện một số dịch vụ liên quan (như vận chuyển, phân phối, tiếp thị, quảng
cáo...) cho Doanh nghiệp Việt Nam B trong đó Doanh nghiệp A là chủ sở hữu đối với
hàng hóa giao cho Doanh nghiệp B hoặc Doanh nghiệp A chịu trách nhiệm về chi phí,
chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho Doanh nghiệp B hoặc Doanh nghiệp
A ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ thì Doanh nghiệp A là đối tượng
áp dụng theo quy định tại Thông tư này.

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện
việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân
phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương
nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

Theo đó, nhà thầu nước ngoài sẽ phải chịu thuế TTĐB bao gồm: thuế giá trị gia
tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân
nếu là cá nhân phù hợp với quy định của Luật thuế nhà thầu nước ngoài thay vì các
Luật thuế riêng. Ngoài ra, do có yếu tố nước ngoài nên việc kê khai, nộp thuế nhà thầu
nước ngoài phần lớn sẽ do Bên Việt Nam thực hiện thay cho Nhà thầu nước ngoài do
Nhà thầu nước ngoài không có đủ điều kiện tự thực hiện.

Ngoài ra, hướng dẫn tại Thông tư này không áp dụng đối với:

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật
Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.

24
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân
Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:

- Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi
ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua
chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ
cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước
ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

- Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro
liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu
mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa
khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản
bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

Ví dụ: Công ty C ở Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng máy xúc, máy ủi với
Công ty D ở nước ngoài, việc giao hàng được thực hiện tại cửa khẩu Việt Nam. Công ty
D chịu mọi trách nhiệm, chi phí liên quan đến lô hàng cho đến điểm giao hàng tại cửa
khẩu Việt Nam; Công ty C chịu trách nhiệm, chi phí liên quan đến việc nhận hàng,
chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam. Hợp đồng có thỏa thuận lô hàng trên được
Công ty D bảo hành trong 1 năm, ngoài ra Công ty D không thực hiện bất kỳ dịch vụ
nào khác tại Việt Nam liên quan đến lô hàng trên. Trường hợp này, hoạt động cung cấp
hàng hóa của Công ty D thuộc đối tượng không áp dụng của Thông tư.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng
ngoài Việt Nam.

Trong thực tế: Tổ chức nước ngoài cung cấp các dịch vụ chuyên môn, quản lý và
phát hành trái phiếu, tư vấn pháp lý, đại lý lưu ký, tổ chức roadshow (một hoạt động
thuộc mảng kích hoạt thương hiệu) cho Công ty A ở Việt Nam tại các nước mà Công ty

25
A phát hành chứng chỉ GDR (Global Depositary Receipt - chứng chỉ lưu ký toàn cầu)
và trái phiếu quốc tế thì các dịch vụ này do tổ chức nước ngoài thực hiện không thuộc
đối tượng áp dụng của Thông tư.

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức,
cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:

- Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu
biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc
không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;

- Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);

Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức ở Singapore để thực hiện
dịch vụ quảng cáo sản phẩm tại thị trường Singapore thì dịch vụ quảng cáo này của tổ
chức Singapore không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư. Trường hợp tổ chức ở
Singapore thực hiện quảng cáo sản phẩm để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam trên
internet thì thu nhập từ dịch vụ quảng cáo này thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư.

- Xúc tiến đầu tư và thương mại;

- Môi giới: bán hàng hóa,cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm
kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ
hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.

 
* Hồ sơ, thủ tục đăng ký thuế lần đầu

 Bước 1. Nộp hồ sơ

- Thành phần hồ sơ

26
Khoản 4 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định hồ sơ đăng ký thuế
đối với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp kê khai, nộp thuế
nhà thầu hoặc các nghĩa vụ thuế khác gồm các loại giấy tờ sau:
+ Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 04-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông
tư 105/2020/TT-BTC.
+ Bảng kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài mẫu số BK04-ĐK-TCT
ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC (nếu có);
+ Bản sao Giấy xác nhận đăng ký văn phòng điều hành hoặc văn bản tương
đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
- Địa điểm nộp hồ sơ: Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài hoặc người được
ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở.

 Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế

- Đối với hồ sơ đăng ký thuế bằng giấy:


 Công chức thuế tiếp nhận, đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi
rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu.
 Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả cho người nộp thuế, thời
hạn xử lý hồ sơ đối với từng loại hồ sơ đã tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ
đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu tiếp
nhận và ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ, ghi số văn thư của cơ quan thuế.
 Trong thời hạn 02 hai ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức
thuế phải kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế. Trường hợp phát hiện hồ sơ không
đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung tài liệu, thông tin, cơ quan thuế thông
báo cho người nộp thuế biết.
- Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử thì việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện
theo quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế của Bộ Tài chính.

27
 Bước 3. Trả kết quả

- Thời gian thực hiện: Cơ quan thuế xử lý hồ sơ đăng ký thuế lần đầu và trả
kết quả cho người nộp thuế chậm nhất không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ
quan thuế nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người nộp thuế.

 
2.1.2. Kê khai, nộp thuế
Thời hạn nộp hồ sơ thuế, được quy định chi tiết tại Điều 44, Luật Quản lý thuế 
38/2014/QH14 như sau: 
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được
quy định như sau:

a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ
thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;

b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát
sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy
định như sau:

a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm
dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là
ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với
hồ sơ khai thuế năm;

b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm
dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp
quyết toán thuế;

28
c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai
thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp
khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời
hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh
doanh.

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát
sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt
hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy
ra sự kiện.
5. Chính phủ quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế sử dụng đất nông
nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê
mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài
nguyên nước; lệ phí trước bạ; lệ phí môn bài; khoản thu vào ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo lợi nhuận
liên quốc gia.
6. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện
theo quy định của Luật Hải quan.
7. Trường hợp người nộp thuế khai thuế thông qua giao dịch điện tử trong ngày
cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cổng thông tin điện tử của cơ
quan thuế gặp sự cố thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế
điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tiếp
tục hoạt động.

 Hồ sơ khai thuế và các hướng dẫn liên quan, cũng đã được nêu ra chi tiết tại Điều
77, Chương IX, Thông tư 80/2021/TT-BTC:

29
1. Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện khai thuế trực tiếp tại Cổng thông tin điện
tử của Tổng cục Thuế, sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan thuế
quản lý cấp qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và gửi hồ sơ khai
thuế điện tử cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, như sau:
a. Khai thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài là loại thuế khai và nộp theo
quý.
b. Tờ khai thuế điện tử theo mẫu số 02/NCCNN ban hành kèm theo phụ lục I
Thông tư này.
c. Nhà cung cấp ở nước ngoài nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu.
i. Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng là doanh thu mà nhà cung cấp ở
nước ngoài nhận được.
ii. Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu mà nhà
cung cấp ở nước ngoài nhận được.
2. Nguyên tắc xác định doanh thu phát sinh tại Việt Nam để kê khai, tính thuế như
sau:
a. Các loại thông tin được sử dụng để xác định giao dịch của tổ chức, cá nhân mua
hàng hoá, dịch vụ phát sinh tại Việt Nam như sau:
i. Thông tin liên quan đến việc thanh toán của tổ chức, cá nhân tại Việt
Nam, như thông tin về thẻ tín dụng dựa trên số nhận dạng ngân hàng
(BIN), thông tin tài khoản ngân hàng hoặc các thông tin tương tự mà
tổ chức, cá nhân mua hàng sử dụng để thanh toán với nhà cung cấp
ở nước ngoài.
ii. Thông tin về tình trạng cư trú của tổ chức (cá nhân) tại Việt Nam
(thông tin địa chỉ thanh toán, địa chỉ giao hàng, địa chỉ nhà hoặc các
thông tin tương tự mà tổ chức (cá nhân) mua hàng khai báo với nhà
cung cấp ở nước ngoài).

30
iii. Thông tin về truy cập của tổ chức (cá nhân) tại Việt Nam, như thông
tin về mã vùng điện thoại quốc gia của thẻ SIM, địa chỉ IP, vị trí
đường dây điện thoại cố định hoặc các thông tin tương tự của tổ
chức, cá nhân mua hàng.
b. Khi xác định một giao dịch phát sinh tại Việt Nam để kê khai, tính thuế, nhà cung
cấp ở nước ngoài thực hiện như sau:
i. Sử dụng 02 thông tin không mâu thuẫn nhau bao gồm một thông tin
liên quan đến việc thanh toán của tổ chức (cá nhân) tại Việt Nam và
một thông tin về tình trạng cư trú hoặc thông tin về truy cập của tổ
chức, cá nhân tại Việt Nam nêu trên.
ii. Trong trường hợp liên quan đến việc thanh toán của tổ chức, cá nhân
không thu thập được hoặc mâu thuẫn với thông tin còn lại, nhà cung
cấp ở nước ngoài được phép sử dụng 02 thông tin không mâu thuẫn
nhau bao gồm một thông tin về tình trạng cư trú và một thông tin về
truy cập của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
3. Nhà cung cấp ở nước ngoài sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan
thuế quản lý trực tiếp cấp để xác thực khi kê khai, điều chỉnh.
4. Sau khi nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện khai thuế, kê khai điều chỉnh (nếu
có), cơ quan thuế quản lý trực tiếp cấp và thông báo cho nhà cung cấp ở nước
ngoài mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước để làm cơ sở cho nhà
cung cấp ở nước ngoài nộp thuế.
5. Nhà cung cấp nước ngoài có trách nhiệm lưu trữ các thông tin được sử dụng để
xác định giao dịch của tổ chức, cá nhân mua hàng phát sinh tại Việt Nam để phục
vụ công tác thanh, kiểm tra của cơ quan thuế. Việc lưu trữ thực hiện theo các quy
định có liên quan của Luật Quản lý thuế.

31
6. Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết
Hiệp định thuế với Việt Nam thì thực hiện thủ tục miễn thuế, giảm thuế theo
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Đối với nhà cung cấp ở nước ngoài, sau khi nhận được mã định danh khoản phải
nộp ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý trực tiếp thông báo, nhà cung cấp ở
nước ngoài thực hiện nộp thuế bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi vào tài khoản
thu ngân sách nhà nước theo thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục
Thuế, trong đó đảm bảo ghi đúng mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước
do cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi.

Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài nộp thừa so với số thuế phải nộp theo tờ
khai thì nhà cung cấp ở nước ngoài được bù trừ với số thuế phải nộp ở kỳ tính thuế
tiếp theo.

2.1.3. Hoàn thuế

Ví dụ: Năm 2015, doanh nghiệp A trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp A có phát sinh số thuế GTGT đầu vào của giai
đoạn đầu tư đã được cơ quan thuế hoàn trong tháng 8/2015 là 700 triệu đồng. Do
khó khăn, tháng 2/2016 doanh nghiệp A quyết định giải thể và có văn bản gửi cơ
quan thuế về việc sẽ giải thể thì trong giai đoạn doanh nghiệp A chưa hoàn thành thủ
tục pháp lý để giải thể, cơ quan thuế chưa thu hồi lại thuế GTGT đã hoàn. Hai mươi
ngày trước khi doanh nghiệp A có đủ thủ tục pháp lý để giải thể chính thức vào
tháng 10/2016, doanh nghiệp thực hiện bán một (01) tài sản đã đầu tư thì doanh
nghiệp A không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản
bán ra (số thuế đã được cơ quan thuế hoàn). Đối với những tài sản không bán ra,
doanh nghiệp A phải kê khai điều chỉnh để nộp lại số thuế GTGT đã được hoàn.

a. Các lưu ý về trường hợp hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư nước ngoài

32
 Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không
hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

 Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của
pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam
để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia
tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia
tăng.

 Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm


quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng
theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

b. Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng dự án đầu tư

Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC, hoàn thuế GTGT được thực hiện theo các bước
sau:

 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế gồm:

 Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước theo Mẫu 01/ĐNHT
(ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC),

 Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế đối với nhà đầu tư nước
ngoài.

 Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế

33
Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan
hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử
hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính.

 Bước 3: Xử lý yêu cầu hoàn thuế GTGT

Khoản 1 Điều 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC, Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn
thuế, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước; căn cứ Quyết định hoàn thuế
kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách
nhà nước gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.

c. Thời hạn giải quyết hoàn thuế

Căn cứ Thông tư 99/2016/TT-BTC, thời hạn giải quyết yêu cầu hoàn thuế được chia
thành 02 trường hợp:

 Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau
i. Hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn hoặc
chưa đủ thông tin để xác định thì cơ quan thuế gửi thông báo cho người
nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
ii. Nếu đủ điều kiện hoàn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn
thuế trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
 Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau
i. Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và ban hành
quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hoàn thuế.

Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chi hoàn thuế cho người nộp chậm nhất là 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.

34
Như vậy, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện qua 03 bước. Trong đó, quan
trọng nhất là tổ chức, cá nhân được hoàn thuế phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

d. Điều kiện để được hoàn thuế đối với dự án đầu tư

 Đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ;

 Có dự án đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà
không hình thành tài sản cố định hoặc các cơ sở kinh doanh thuộc diện không
được hoàn thuế;

 Kê khai riêng đối với dự án đầu tư;

 Phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê
khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện.

35
KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã trở thành
thành viên của tổ chức WTO. Điều đó chính là động lực để đưa nước ta ngày càng phát triển
sánh ngang với các nước trên thế giới. Để làm được điều đó thì sự đóng góp của người dân
cũng như việc đóng thuế là quan trọng nhất.

Công tác quản lý thuê thu nhập cá nhân và quản lý thuế với tổ chức, cá nhân nước ngoài
tại Việt Nam là những vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm nó có ảnh hưởng và chịu chi phối của
hàng loại các quan điểm, chính sách kinh tế - xã hội. Việc hoàn thiện công tác quản lý thuế thu
nhập cũng như thu thuế với các nhà thầu nước ngoài nhằm khơi tăng nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Quản lý thuế 2007


2. Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng
với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập
tại Việt Nam
3. Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều Luật Quản
Lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP
4. Luật Thuế thu nhập cá nhân
5. Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế
6. https://www.crowe.com/vn/insights/tax-publications/pocket-tax-book/
fct#FCT3
7. https://accgroup.vn/hoan-thue-gtgt-nha-thau-nuoc-ngoai/

37

You might also like