You are on page 1of 10

NHÓM 3: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1. Khái niệm
 Thuế GTGT (VAT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng
hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng
 Trong đó, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá
nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
2. Đặc điểm
 Là loại thuế gián thu: Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế. Cơ sở
sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là
người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng
thông qua việc cộng thuế vào giá thanh toán mà người tiêu dùng phải
thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
 Là loại thuế có đối tượng chịu thuế lớn: Hầu hết mọi đối tượng
trong xã hội sẽ phải chịu thuế GTGT. Việc đánh thuế trên phạm vi
lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế.
 Là loại thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa
dịch vụ: Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những
loại thuế gián thu khác. Thuế GTGT ở tất cả các khâu. Từ quá trình
sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa và cả quá trình tiêu dùng.
Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với
toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
3. Vai trò
 Có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
 Là khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước.
 Tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định trong Ngân sách nhà
nước. Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.
 Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng hóa đơn.
4. Các mức thuế suất
 Mức thuế suất 0%: Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa,
dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu
thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:
a) Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; b)
Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;
c) Dịch vụ cấp tín dụng;
d) Chuyển nhượng vốn;
đ) Dịch vụ tài chính phái sinh;
e) Dịch vụ bưu chính, viễn thông;
g) Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản
phẩm khác; Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở
ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách
hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.”
 Mức thuế suất 5%: Mức thuế suất 5% áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ
sau:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
b) Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng
trưởng vật nuôi, cây trồng;
c) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp;
nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản
phẩm nông nghiệp;
d) Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy
định thuộc đối tượng không chịu thuế;
e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh
cá;
g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy
định thuộc đối tượng không chịu thuế;
h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
 Mức thuế suất 10%: Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa,
dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2.
5. Các phương pháp tính thuế GTGT
 Thời điểm tính thuế GTGT:
 Đối với dịch vụ: hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc lập hóa
đơn bán hàng
 Đối với hàng hóa: thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc sử
dụng hàng hóa
=>Không phân biệt đã thu/trả tiền dịch vụ/hàng hóa hay chưa
 Có 2 phương pháp tính thuế GTGT:
 Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp theo phương
pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với
doanh thu.
 Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp theo phương
pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số
thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

6. Kết quả thu thuế GTGT qua các thời kì:


Nhờ chính sách động viên ngân sách nhà nước (NSNN) tiếp tục được hoàn thiện đã
động viên hợp lý, kịp thời các nguồn lực từ sản xuất và nguồn lực từ tài nguyên,
đất đai. Quy mô thuế gián thu ngày càng được mở rộng, tổng thu thuế gián thu
(bao gồm thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất - nhập khẩu, thuế BVMT, thuế tài
nguyên) đạt bình quân khoảng 487.543 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2019), gấp 3,5
lần so với giai đoạn 2001 - 2010. Tỷ trọng thu thuế gián thu trung bình chiếm
khoảng 47% tổng thu NSNN và khoảng 60,3% tổng thu thuế (giai đoạn 2001 -
2010, thuế gián thu chỉ chiếm khoảng 52,19% so với tổng thu thuế).
Trong thuế gián thu, đóng góp tích cực cho NSNN là thuế GTGT, tiếp đến là thuế
TTĐB. Trong giai đoạn 2006 - 2018, tỷ lệ thuế GTGT so với tổng thu thuế cả giai
đoạn là 24%, tăng từ 19% (năm 2006) lên 24,2% (năm 2018). Trong đó, tỷ lệ bình
quân giai đoạn 2006 - 2010 là 22,4%; giai đoạn 2011 - 2015 là 25,6% và giai đoạn
2016 - 2018 là 24,1%, mặc dù thấp hơn giai đoạn trước những vẫn cao hơn mức
bình quân 5 năm 2006 - 2010.
Quy mô thu thuế GTGT có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 5,82% GDP lên 6%
trong năm 2015, tăng dần lên 6,21% GDP trong năm 2018, năm 2019 có xu hướng
giảm xuống 6,01% GDP. Mức động viên thu thuế GTGT so GDP ở Việt Nam cũng
tương tự với mức trung bình của các nước OECD khi tỷ trọng thu thuế tiêu dùng ở
các nước OECD đạt 2,9 - 3%GDP trong giai đoạn 2011 - 2017. So với các nước
trong khu vực thì tỷ lệ thuế GTGT trên GDP của Việt Nam cũng ở mức tương
đương hoặc cao hơn.

7. Hạn chế
Một là, quy định chưa đầy đủ về đối tượng chịu thuế GTGT. Hiện nay, theo
quy định của Luật Thuế GTGT, đối với hàng hóa là nông, lâm, thủy, hải sản
chưa qua chế biến không phân biệt trực tiếp sản xuất hay kinh doanh thương
mại là đối tượng không chịu thuế GTGT. Điều này có tác dụng bảo hộ sản
xuất kinh doanh(SXKD) trong nước đối với những mặt hàng này nhưng sẽ
khiến cho tính chất hàng hóa của các đối tượng này không được coi trọng,
khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế ngày càng giảm sút và là nguyên cớ để
các quốc gia dựng rào cản thương mại với hàng nông, lâm, thủy, hải sản
xuất khẩu Việt Nam.

Đối với các loại thiết bị, máy móc chuyên dùng thuộc dây chuyền công
nghệ, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu không
phải chịu thuế GTGT, qua thời gian thực hiện cho thấy việc không đánh thuế
GTGT vào nhóm đối tượng này nhằm giúp các nhà đầu tư không phải ứng
vốn để trả trước tiền thuế, nhưng chi phí và thời gian cho ngành thuế xác
định hết được danh mục các đối tượng diện này khá khó khăn. Và, khi
không quản lý hết được thì vô tình sắc thuế này đang tạo ra một cuộc cạnh
tranh không cân sức của các loại thiết bị, máy móc chuyên dùng thuộc dây
chuyền công nghệ, vật tư xây dựng trong nước có thể sản xuất được với
hàng nhập khẩu.

Đối với các hàng hóa, dịch vụ như: dịch vụ y tế công cộng; hoạt động dạy
học, dạy nghề; hoạt động văn hóa, xuất bản báo chí, phát thanh, truyền hình;
các dịch vụ công ích; dịch vụ tưới tiêu thủy lợi; dịch vụ quốc phòng an ninh;
chuyển quyền sử dụng đất, nhà của nhà nước bán cho người tiêu dùng… đến
nay vẫn chưa có tên trong danh sách chịu thuế GTGT. Đây là một kẽ hở khá
lớn vừa làm thất thu cho NSNN vừa chưa tạo ra sự công bằng đối với các
chủ thể đầu tư vốn kinh doanh ở các lĩnh vực khác.

Để khắc phục được những bất cập trên cần thay thế giải pháp hành chính, cơ
học này bằng các giải pháp kinh tế thông qua cơ chế vận hành của thuế
GTGT bằng cách xác định rõ những đối tượng có tạo ra lợi nhuận từ GTGT
trong hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế GTGT, khấu trừ thuế đầu vào
cho mọi thành phần, đối tượng kinh doanh và giải quyết thủ tục hoàn thuế
nhanh cho các nhà đầu tư, các đơn vị thuộc diện được giảm, miễn thuế….
Và do đó, cần thiết phải đưa các hàng hóa này vào diện chịu thuế GTGT.

Tiếp theo là: Về đối tượng nộp thuế GTGT và thuế suất. Hiện nay quy định
cả các hộ đăng ký kinh doanh có quy mô nhỏ, doanh số thấp cũng thuộc diện
chịu thuế GTGT đang gây khó khăn lớn cho các cán bộ và cơ quan thuế địa
phương, hiệu quả thu thuế rất thấp. Nhằm bảo đảm quản lý thuế có hiệu quả
và khuyến khích kinh tế tư nhân, động viên các cá nhân, hộ gia đình làm
giàu chính đáng chúng ta cần phân loại các đối tượng nộp thuế theo mức thu,
tỷ lệ thu để vừa bảo đảm không bỏ sót nguồn thu, vừa nâng cao hiệu quả thu.
Một nguyên tắc bất di bất dịch là: khoản thu thuế từ các đối tượng phải lớn
hơn chi phí cơ quan thuế phải chi ra để thu thuế. Theo đó, cần tập trung quản
lý thu đối với các DN vừa và lớn, các hộ kinh doanh có mức doanh thu lớn.
Khoản thu của các đối tượng này ổn định là nguồn thu chủ yếu cho NS. Đối
với các hộ kinh doanh nhỏ, doanh thu dưới ngưỡng tính thuế (dưới 500 triệu
đồng/tháng) thì nên đưa ra khỏi đối tượng nộp thuế GTGT, áp dụng hình
thức thuế khoán theo tỷ lệ % trên doanh thu (khoảng từ 1-2%). Tỷ lệ thu này
cũng tương đương với thuế suất tính trên doanh thu hiện nay của một số
nước ở khu vực Châu Á đang áp dụng. Việc áp dụng 3 mức thuế suất: 0%,
5%, 10% và tiêu chí phân định ranh giới áp dụng mức thuế suất 5% và 10%
khá phức tạp: Vừa theo tên hàng hóa, dịch vụ, vừa theo công dụng hàng hóa,
dịch vụ, vừa theo tính chất của hàng hóa, dịch vụ, dẫn đến việc áp dụng mức
thuế suất không thống nhất, nảy sinh vướng mắc, tạo kẽ hở để gian lận
trong quá trình thực hiện. Vì vậy, để khắc phục hiện tượng này không cách
nào khác là cần quy định lộ trình để áp dụng một mức thuế suất thống nhất.

Ba là: Về phương pháp tính thuế và chứng từ kế toán thuế. Theo quy định
hiện hành, các DN được quyền lựa chọn một trong hai cách tính thuế GTGT:
khấu trừ hoặc trực tiếp; sử dụng một trong hai loại hoá đơn bán hàng tương
ứng là: Hóa đơn GTGT và Hóa đơn bán hàng thông thường (ngoài ra còn có:
hóa đơn đặc thù, bảng kê mua hàng hóa của người không có hóa đơn) làm
nảy sinh hiện tượng thuế trùng thuế và nguy cơ gian lận thuế. Trong trường
hợp DN thực hiện phương pháp khấu trừ thuế GTGT có quan hệ kinh tế với
DN thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hộ kinh
doanh thì cả hai bên đều bị thiệt hại. Cụ thể: Đối với DN áp dụng phương
pháp khấu trừ để tính thuế GTGT khi mua hàng hóa, dịch vụ của DN áp
dụng phương pháp trực tiếp để tính thuế GTGT thì dù có hoá đơn bán hàng
(đã có thuế GTGT) nhưng không được sử dụng để khấu trừ thuế. Bởi, theo
quy định chỉ có hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn đặc thù của các đơn vị nộp
thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT phát hành mới được khấu trừ
thuế. Như vậy, trong các DN này mặc dù đã tuân thủ chế độ kế toán, giao
dịch kinh tế có chứng từ pháp lý đầy đủ, nhưng trong chi phí hợp lý hình
thành giá bán hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT vẫn có một phần thuế
GTGT đầu vào không được khấu trừ. Khi tiêu thụ sản phẩm, DN phải nộp
thuế GTGT đầu ra trên tổng giá trị hàng hoá. Vậy là, thuế GTGT đầu ra vẫn
đang đánh chồng lên thuế GTGT đầu vào làm DN mất đi một khoản lợi
nhuận, đó là sự bất bình đẳng không đáng có.

Tương tự, khi DN thực hiện phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp mua
dịch vụ, hàng hoá của các DN áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ để dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế
GTGT, DN cũng có hóa đơn GTGT do DN áp dụng phương pháp khấu trừ
thuế GTGT phát hành cũng không được khấu trừ thuế GTGT, họ cũng phải
trả phần thuế GTGT đầu vào chìm trong giá bán ở đầu ra, tức là thuế vẫn
đánh chồng lên thuế. Đến nay, đã hơn 10 năm thực hiện Luật thuế GTGT
nhưng tính ưu việt của Luật thuế này vẫn chưa thể thực hiện được một cách
toàn diện và triệt để. Quy định về Hai phương pháp tính thuế với hai loại hóa
đơn bán hàng hiện nay chỉ phù hợp với giai đoạn đầu áp dụng Luật thuế
GTGT để các đơn vị kinh doanh có “dự lệnh” chuẩn bị các điều kiện cần
thiết để thống nhất một chế độ chứng từ và một phương pháp tính thuế thống
nhất. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng “một luật có hai sân chơi” cho các đối
tượng tham gia và nhiều kiểu chơi sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đơn vị
kinh doanh, nảy sinh hiện tượng tiêu cực ở chính các đơn vị đang áp dụng
phương pháp khấu trừ, vì họ buộc phải mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
để hợp thức hóa sổ sách về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và đó cũng là
mảnh đất màu mỡ để các công ty “ma” buôn, bán hóa đơn GTGT trục lợi.
Vậy, giải pháp cho vấn đề nổi cộm này là gì? Trước hết, đối với các hộ kinh
doanh cá thể không thể thực hiện được chế độ kế toán thì cần quy định cho
cơ quan thuế địa phương áp dụng hợp đồng thuế khoán theo tỷ lệ doanh thu
thực tế đầu ra. Tỷ lệ thuế khoán trên doanh thu của hộ kinh doanh cá thể
cũng sẽ là cơ sở để khấu trừ thuế cho các DN đang thực hiện phương pháp
khấu trừ thuế khi mua hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh làm đầu vào cho
SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT của DN; đối với các hộ kinh
doanh có quy mô lớn, các đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp để tính thuế
GTGT bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho các DN áp dụng phương
pháp khấu trừ thuế GTGT để SXKD hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT. Cần
cho phép các DN áp dụng phương pháp khấu trừ sử dụng hóa đơn bán hàng
hóa, dịch vụ thông thường của hàng mua vào làm căn cứ để khấu trừ thuế
GTGT. Đồng thời cần quy định lộ trình thực nghiệm hướng dẫn và bắt buộc
họ cam kết thời gian chuyển sang áp dụng thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ.

Bốn là: Về khấu trừ và hoàn thuế. Ngoài những bất cập về chứng từ và
phương pháp tính thuế như đã phân tích thì hiện nay cả DN và cơ quan thuế
đều gặp khá nhiều khó khăn khi triển khai các quy định về khấu trừ và hoàn
thuế. Cụ thể: Về khấu trừ thuế, hiện nay, một trong những điều kiện DN
được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là phải có chứng từ thanh toán qua ngân
hàng đối với hàng hóa, dịch vụ trừ trường hợp tổng giá trị thanh toán đã có
thuế từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng. Việc phân biệt giao dịch có
giá trị dưới 20 triệu đồng không cần phải thanh toán qua ngân hàng vẫn
được khấu trừ thuế đang là một kẽ hở để các DN gian lận thuế bằng cách khi
tách hóa đơn có giá trị giao dịch lớn thành nhiều hóa đơn có giá trị giao dịch
nhỏ, cơ quan thuế rất khó kiểm soát được hiện tượng này.

Về hoàn thuế: Đối với cơ sở xuất khẩu có số thuế đầu vào của hàng hóa xuất
khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ nhỏ hơn 200 triệu đồng thì
vẫn không được hoàn thuế theo tháng. Các cơ sở kinh doanh không có hoạt
động xuất khẩu hoặc có nhưng giá trị thấp, thì dù số thuế đầu vào trong
tháng phát sinh cao đến mấy vẫn không được hoàn lại theo tháng mà phải
chờ đủ 3 tháng. Đây là hạn chế rất lớn của quy định về hoàn thuế vì đồng
vốn của các DN bị đông cứng khá lâu ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh
tiếp theo.
Do đó, giải pháp đưa ra là ngành thuế cần quy định bắt buộc mọi nghiệp vụ
kinh tế của DN dù lớn hay nhỏ đều phải thanh toán qua ngân hàng nhằm
giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, góp phần giảm lạm phát,
đồng thời giảm thiểu sự khai khống, khai sai số thuế GTGT đầu vào, giảm
thất thu NSNN. Đồng thời, cũng cần quy định thời gian khấu trừ và hoàn
thuế nên cùng tháng kê khai thuế. Buộc DN tuân thủ các điều kiện và thủ tục
theo quy định về khấu trừ, hoàn thuế, nộp thuế cần khấu trừ, hoàn thuế và
thu thuế ngay trong tháng nhằm bảo đảm lợi ích từ hai phía nhà nước và DN.

Điều kiện để sắc thuế GTGT thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tối đa tác
dụng của một công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, ngoài những quy
định cụ thể, chặt chẽ, nghiêm minh và phù hợp với thực tế trong các văn bản
pháp quy thì việc tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế các địa phương để
các đối tượng nộp thuế, chịu thuế đều nắm được nội dung, quy trình kê khai,
thực hiện là không thể thiếu. Theo đó, các cơ quan hành pháp phải thường
xuyên kiểm tra, giám sát kịp thời động viên, khuyến khích những đơn vị, cá
nhân làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước; đồng thời xử lý nghiêm những trường
hợp tìm cách trốn tránh, lách luật, gian lận thuế, làm thâm hụt NSNN.
8. Minh bạch hóa nghiệp vụ quản lý thuế

a. Tại sao cần minh bạch hóa:


Trong xu thế hội nhập hiện nay, khi cơ hội hợp tác quốc tế càng tăng thì vấn đề
công khai, minh bạch là yếu tố mà các đối tác nước ngoài quan tâm, lựa chọn để
hợp tác, kinh doanh. Đây là lợi thế lớn của các doanh nghiệp (DN) thể hiện được
tính minh bạch. Về phía người tiêu dùng, theo kết quả nghiên cứu của tổ chức
Hướng tới minh bạch thì có đến 60% người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn
để mua sản phẩm, dịch vụ của DN minh bạch. Ở nước ta, câu chuyện công khai và
minh bạch đang được tiếp nhận như một chủ trương lớn trong quy trình quản lý.
Công khai và minh bạch là yếu tố rất quan trọng để tạo đồng thuận trong xã hội,
đồng thuận giữa nhân dân và Nhà nước không những tạo niềm tin của dân vào Nhà
nước mà còn giám sát hoạt động của Nhà nước người đại diện cho quyền lực của
nhân dân. Người dân có thông tin không chỉ để tham gia vào việc chung của Nhà
nước. Công khai và minh bạch là giải pháp cốt lõi để tạo năng lượng từ thông tin
trong quá trình phát triển nền kinh tế tri thức. Thông tin sẽ tạo nên giá trị gia tăng
rất lớn cho phát triển. Hơn nữa, công khai và minh bạch là giải pháp quan trọng
nhất để phòng, chống tham nhũng, hướng tới một xã hội thực sự dân chủ, công
bằng, văn minh.
Minh bạch nhưng chưa cụ thể: Nhiều công văn trả lời cho doanh nghiệp còn mang
tính nguyên tắc, không rõ ràng, dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau khiến doanh
nghiệp khó thực hiện.
Minh bạch nhưng chưa công bằng: Chính sách quy định doanh nghiệp vi
phạm pháp luật thuế sẽ bị xử phạt với các mức phạt rất cụ thể; nhưng trường hợp
cơ quan thuế hoàn thuế chậm cho doanh nghiệp so với thời gian quy định hoặc việc
trả lời khiếu nại của doanh nghiệp chậm thì chưa có chế tài cơ quan thuế phải bồi
thường, thanh toán tiền lãi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số chính sách còn
mang nặng tính áp đặt hành chính, ví dụ trong quy định về giá chuyển nhượng, cơ
quan thuế có quyền sử dụng dữ liệu quản lý của cơ quan thuế để xác định giá thị
trường (tỷ suất lợi nhuận) ấn định cho doanh nghiệp nhưng khi doanh nghiệp yêu
cầu cung cấp thông tin đã sử dụng để xác định giá thị trường thì cơ quan thuế từ
chối cung cấp với lý do cơ quan thuế phải bảo mật thông tin. Doanh nghiệp do đó
cũng không rõ dữ liệu cơ quan thuế lựa chọn để ấn định có thực sự tương đồng với
dữ liệu của mình hay không.

b. Thực trạng
Một là, ngành Thuế đã ban hành tuyên ngôn ngành Thuế (Minh bạch - Chuyên
nghiệp - Liêm chính - Đổi mới), thể hiện một thông điệp muốn gửi đến người dân
và cộng đồng doanh nghiệp về sự chuyển mình về cung cách quản lý, từ chỗ xem
người nộp thuế là đối tượng quản lý sang đối tượng phục vụ.
Hai là, sự tích cực và quyết liệt của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính
thuế nhằm giảm số giờ nộp thuế cho doanh nghiệp. Chỉ trong hai năm 2015 - 2016,
với việc ban hành hàng loạt các giải pháp cắt giảm thzời gian nộp thuế, bãi bỏ các
quy định không cần thiết đã giúp Việt Nam từ vị trí “đội sổ” trong bảng xếp hạng
mức độ thuận lợi về thuế (nhóm 12 nước ASEAN + Trung Quốc) vươn lên đạt
mức trung bình của nhóm ASEAN-6 trong năm 2015 và dự kiến sẽ đạt mục tiêu lọt
vào nhóm ASEAN-4 trong năm 2016.
Mục tiêu này tiếp tục được Chính phủ đưa ra trong Nghị quyết 19/NQ-CP năm
2016, là Việt Nam sẽ đạt mức trung bình của các nước ASEAN-3 trên một số chỉ
tiêu thông lệ quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh;
Ba là, phương thức khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đã được đẩy mạnh, tạo
thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác kê khai, nộp thuế theo hướng
nhanh gọn, thuận tiện, an toàn và hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ thuế và
người nộp thuế.
Bốn là, nhiều chính sách thuế mới được ban hành trong thời gian vừa qua đã góp
phần đơn giản, minh bạch hóa việc kê khai, tính thuế, tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp như: bãi bỏ phụ lục bảng kê trong hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng; đơn giản
hóa thủ tục đăng ký phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng; bãi bỏ quy định kê khai
thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý; bổ sung quy định rõ thời hạn cơ quan thuế
phải thực hiện kiểm tra quyết toán thuế khi người nộp thuế giải thể, chấm dứt hoạt
động, chuyển đổi loại hình; giảm dần sự khác biệt giữa kế toán và thuế trong xác
định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp…

9. 1 vài chiêu trò trốn thuế, lách thuế gần đây:


 Thành lập DN “ma”, mua bán hóa đơn lòng vòng, kê khai nâng khống
hàng hóa xuất khẩu. Các doanh nghiệp thường sử dụng hóa đơn bất
hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào, sau đó lập hồ sơ
xin hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu như: việc ký kết hợp
đồng giữa F0 với các DN trung gian (F1, F2, F3...) được diễn ra tại
nhiều địa phương.
 Hàng hóa mua bán qua nhiều khâu trung gian, diễn ra lòng vòng, giao
dịch thanh toán qua ngân hàng được các đối tượng giao dịch chuyển
khoản và rút tiền mặt ngay trong ngày. Các DN F1, F2, F3… thành
lập trong thời gian ngắn nhưng chuyển địa điểm liên tục hoặc không
hoạt động tại địa chỉ kinh doanh,...
 Từ đầu năm 2022 đến nay, tổng số thuế truy hoàn và phạt là 362,5 tỷ
đồng
 Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Chí Hùng thông tin, tại
Hội thảo hoàn thiện dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi): “Trong giai
đoạn từ 2017 - 2021, toàn ngành Thuế thực hiện được gần 450.000
cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó tăng thu cho ngân sách Nhà nước gần
89.000 tỷ đồng. Phần lớn kết quả này do cấp cục thuế và chi cục thuế
thực hiện”

Thành viên nhóm:


Trần Minh Hoàng
Hoàng Minh Khôi
Tô Minh Khánh
Hoàng Quang Thanh

You might also like