You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Học phần: Thuế vụ


Nhóm 5
Đề tài: Chính sách thuế đối với phát triển khoa học công
nghệ
Thành viên:
Lê Minh Sơn MSV: 95217
Trịnh Thị Linh Oanh MSV: 95833
Phạm Phương Thủy MSV: 95767
Trịnh Thị Ngọc Châm MSV: 97963
Nguyễn Văn Cảnh MSV: 97303
Nguyễn Sỹ Đạt MSV: 97521

1
LỜI MỞ ĐẦU
Khoa học công nghệ là gì ?

- Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất,quy luật tồn tại và phát triển của sự vật,hiện
tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Công nghệ là giải pháp,quy trình, bí quyết kĩ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo
công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Phát triển khoa học công nghệ là gì ?

- Phát triển khoa học công nghệ là việc sáng tạo và hoàn thiện những công nghệ mới, sản
phẩm mới . Phát triển công nghệ thường được phát triển theo 2 hình thức phổ biến là :
triển khai thực nghiệm và sản xuất thực nghiệm.

Vai trò của khoa học công nghệ.

2
+ Giúp con người tạo ra các công cụ sản xuất , phương pháp sản xuất mới, từ đó nâng cao
năng suất lao động.
+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu sang nền kinh tế công nghệ hóa- hiện đại hóa.
+ Làm tăng cạnh tranh cho hàng hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường.
+ Công cụ mạnh có vai trò cốt yếu trong việc phát triển con người.
+ Phương tiện quan trọng để con người khám phá , chinh phục và cải tạo giới tự nhiên.
 Chính bởi vì vai trò to lớn mà khoa học công nghệ mang lại nên Nhà nước cần có
những chủ trương, ban hành nhiều chính sách phù hợp trong từng giao đoạn phát
triển của đất nước dể phát triển khoa học công nghệ.
I. Định nghĩa
- Thuế đối với phát triển khoa học- công nghệ là một biện pháp của Chính Phủ đánh trên
thu nhập, của cải và vốn nhận được của cá nhân hay doanh nghiệp ( Thuế trực thu) , trên
việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ ( Thuế gián thu ) và trên tài sản.

- Chính sách Thuế đối với phát triển khoa học công nghệ là việc áp dụng các chính sách
ưu đãi Thuế ( Thuế TNDN, Thuế Xuất Nhập Khẩu ,Thuế TNCN,....) hỗ trợ nguồn vốn
với lãi suất ưu đãi đối với những dự án phát triển khoa học xã hội...

- Hầu hết các nước đều coi trọng việc phát triển khoa học công nghệ , coi khoa học công
nghệ là quốc sách hàng đầu , là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển
kinh tế - xã hội . Vì vậy , chính sách thuế đối với phát triển khoa học công nghệ với quan

3
điểm phát triển mạnh mẽ về kinh tế tri thức , tạo môi trường pháp lý tốt hơn cho hoạt
động khoa học công nghệ .

II. Phân tích,đặc điểm


1. Loại thuế
a) Thuế với phát triển khoa học thuộc loại thuế
- Thuế gián thu với thuế XNK, thuế GTGT
- Thuế trực thu với thuế TNDN
b) Phân theo đối tượng chịu thuế
+ Thuế thu nhập : Là loại thuế bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập
kiếm được của các công ty hay các cá nhân.
+ Thuế hàng hoá, dịch vụ : Là loại thuế bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là
hàng hóa, dịch vụ (hay nói cách khác đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang ra
tiêu dùng trong hiện tại thông qua việc mua hàng hóa, dịch vụ).
+ Thuế tài sản : Là loại thuế bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là tài sản.
2.Những loại thuế và đặc điểm
a) Thuế xuất, nhập khẩu
- Là một loại thuế gián thu đánh trên hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa
khẩu biên giới Việt Nam.
- Đặc điểm :
+ Đối tượng chịu thuế chỉ bao gồm hàng hoá, không bao gồm dịch vụ.
+ Hàng hóa thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa được phép xuất
khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
+ Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không có sự phân biệt
về mục đích kinh doanh hay phi kinh doanh, chính ngạch hay tiểu ngạch, miễn là hàng
hóa đó được xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
+ Thuế xuất, nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương và chịu ảnh
hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng
thương mại quốc tế…
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt ( TTDB )
- Là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa dịch vụ đặc biệt nằm trong danh
mục do nhà nước quy định.
- Đặc điểm :
+ Thuế TTĐB được thu một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch
vụ. Đây là loại thuế tiêu dùng một giai đoạn.

4
+ Thuế TTĐB cómức động viên cao, thường được thu với mức thuế suất cao hơn so với
thuế tiêu dùng thông thường.
+ Danh mục hàng hóa dịch vụ chịu thuế TTĐB không nhiều và thay đổi tùy thuộc vào
điều kiện phát triển kinh tế xã hội và mức sống của dân cư.
c) Thuế bảo vệ môi trường ( BVMT )
- Là thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi
trường.
- Đặc điểm :
+ Thuế BVMT có khả năng tạo nguồn thu phổ quát hơn so với từng loại phí chuyên biệt,
đồng thời đảm bảo nguồn thu đủ lớn, không những đáp ứng được việc phòng, chống,
khắc phục ô nhiễm môi trường mà còn dùng để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội
khác.
+ Thuế BVMT là loại thuế được người dân ủng hộ hơn so với một số loại thuế khác,
không chỉ vì mục tiêu là bảo vệ môi trường mà còn ở lý do thu thuế được dựa vào “ hành
vi tốt “ như sản xuất, kinh doanh hoặc tạo thu nhập.
+ Thuế BVMT Sẽ có tác động đến giá bán, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
hàng hóa, dịch vụ.
d) Thuế giá trị gia tăng ( GTGT )
- Là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình
từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Đặc điểm:
+ Thuế GTGT Là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Thuế GTGT đánh vào tất cả các
giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần GTGT của mỗi giai
đoạn. Tổng số thuế thu được ở tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính theo giá bán
cho người tiêu dùng cuối cùng.
e) Thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN )
- Là loại thuế trực thu tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính
thuế
- Đặc điểm:
+ Thuế TNDN là thuế trực thu, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Thuế TNDN Được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên chỉ khi
các doanh nghiệp có thu nhập chịu( thuế lợi nhuận xác định theo luật thuế thu nhập doanh
nghiệp) mới phải nộp thuế TNDN

5
+ Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà cá nhân nhận
được từ hoạt động đầu tư: lợi tức cổ phần, lợi nhuận do góp vốn liên doanh liên kết là
phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN
+ Thuế TNDN là thuế trực thu xong không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập cá
nhân
f) Thuế thu nhập cá nhân ( TNCN)
- Là loại thuế trực thu tính trên thu nhập chịu thuế của các cá nhân phát sinh trong kỳ tính
thuế
- Đặc điểm:
+ Thuế TNCN là thuế trực thu. Thuế TNCN Là loại thuyết quá độ nhảy cảm cao vì nó
liên quan trực tiếp đến lợi ích cụ thể của người nộp thuế và mọi cá nhân trong xã hội.
+ Thuế TNCN Thường mang tính tích lũy tiến cao vì thuế TNCN đánh theo nguyên tắc
khả năng trả thuế và thuế suất của nó thường thiết kế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần
nhằm đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp.
+Thuế TNCN không bóp méo giá cả hàng hóa dịch vụ.
3. Vai trò của thuế đối với phát triển KHCN
Thuế có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và đặc biệt là đối
với phát triển KHCN. Tại Việt Nam , với quan điểm phát triển mạnh mẽ kinh tế tri thức ,
nên về cơ bản các dịch vụ liên quan đến khoa học công nghệ được khuyến khích phát
triển. Thuế đảm bảo cơ cấu kinh tế, giúp phát triển theo đúng định hướng của nhà nước
ổn định và lâu dài từ đó dẫn đến sự phát triển kéo theo của KHCN. Thuế là công cụ góp
phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm
soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với
tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích
cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự
phát triển có kiểm soát đối với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của KHCN.

6
III. Các chính sách thuế đối với phát triển khoa học công nghệ

1. Nội dung
- Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ nhằm
huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển
KH&CN, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật số
32/2013/QH13 dngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN;
Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế. Các ưu đãi đối
với hoạt động KH&CN cũng được quy định trong Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Nghị định số
140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Nghị định số
45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước quy
định việc miễn, giảm tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư.

- Để tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy việc sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của doanh
nghiệp, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ KH&CN ban hành Thông tư liên tịch số
12/2016/TTLT-BKH&CN-BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ
phát triển KH&CN của doanh nghiệp áp dụng từ kỳ tính thuế 2016 (trước năm 2016 thực
hiện theo Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 và Thông tư số 105/2012/TT-
BTC ngày 25/6/2012 của Bộ Tài chính).

7
- Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 67/2022/TT-BTC hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi
doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh
nghiệp

Thông tư số 67/2022/TT-BTC tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh
nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

- Cụ thể, theo quy định thì Quỹ khoa học và công nghệ chỉ được sử dụng cho hoạt động
nghiên cứu khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kịp thời tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, tại điểm c khoản 1
Điều 5 Thông tư số 67/2022/TT-BTC đã hướng dẫn doanh nghiệp được sử dụng Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trong 2 năm (năm 2022 và năm 2023)
để mua mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu
- Nhằm phát triển nền kinh tế- xã hội của Nhà nước : những mục tiêu hay yêu cầu cho
định hướng phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kì cụ thể, đóng vai trò làm nền tảng
cho việc định ra các chủ trương, giải pháp về thuế trong chính sách thuế.

- Nhu cầu chi tiêu cho các hoạt động của nhà nước : nhu cầu về tài chính của Nhà nước
càng lớn thì áp lực lên thuế càng cao. Khi đó, chính sách thuế cần được xây dựng và ban
hành chú trọng đến việc quản lí , khai thác các nguồn thu trong nền kinh tế -xã hội, sao
cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

- Sự hoàn thiện hoặc khuyết điểm còn tồn tại của hệ thống chính sách thuế hiện hành:
chính sách thuế hiện hành sẽ được bổ sung, đổi mới dựa trên chính sách thuế được ban
hành trước đó. Nội dung trong chính sách cũng được điều tiết thông qua thuế của Nhà
nước. Từ những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được so với mục tiêu , yêu cầu
đã đặt ra. Chính sách thuế cũng được dựa trên cơ sở đó mà đề ra những biện pháp để
hoàn thiện chính sách thuế đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn.

8
IV. Thực tiễn việc áp dụng chính sách thuế về phát triển khoa học công nghệ
1. Đối với cá nhân

- Ngày nay thời đại 4.0 cuộc sống đã trở nên hiện đại hóa , công nghệ số hóa hầu hết tất
cả mọi người trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam đều sử dụng đồ điện tử ( thành quả của
việc phát triển khoa học công nghệ) để phục vụ cho đời sống của mình và những thành
quả đó là những thứ phải chịu thuế về phát triển khoa học công nghệ gồm thuế GTGT,
thuế nhập khẩu, cụ thể:

+ Thuế GTGT: Theo điều 11, thông tư 219/2013/TT-BTC thì các mặt hàng này sẽ được
hưởng thuế suất 10%.

+ Thuế nhập khẩu: Thông tư 161/2011/TT-BTC,162/2011TT-BTC và 163/2011/TT-BTC


Các sản phẩm như quạt bàn , quạt tường, quạt trần, máy điều hòa, tủ lạnh , máy

giặt thuế 20% giảm còn 15%, máy hút bụi, đánh bóng sàn thuế 20% giảm còn 10%, lò vi
sóng , bình đun nước nóng từ 15% còn 10%,Webcam,camera từ 10% còn 5%,dụng cụ
nhà bếp , đồ điện từ gia dụng 25% còn 15%...

2. Đối với doanh nghiệp

9
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày
01/02/2019 của Chính phủ, cụ thể: được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp
trong 09 năm tiếp theo.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ được tính
liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên được cấp
Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì năm đầu tiên tính thời gian
miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

Với các quy định mới về thuế được ban hành các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ đã nhận được mức ưu đãi cao nhất . Bên cạnh đó Đảng và nhà
nước, các bộ ban ngành cũng luôn quan tâm và dành nhiều ưu ái cho lĩnh vực này như
huy động nguồn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ, góp phần huy động các
nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp cho hoạt
dộng nghiên cứu và đổi mới công nghệ nhằm thực hiện các mục tiêu trong Chương trình
đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030.

10
Ngoài ra vẫn còn một vài khó khăn hạn chế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ
như doanh nghiệp khoa học công nghệ mới ra đời thì hết năm thứ nhất tỷ lệ doanh thu
của doanh nghiệp từ sản phẩm công nghệ là phải đạt 30% tổng doanh thu, năm thứ 3 phải
đạt 50% và năm thứ 3 phải đạt 70%. Nếu không đạt tỷ lệ này thì doanh nghiệp sẽ không
được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, hay nói cách khác là sẽ bị thu hồi
giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ . Quy trình thủ tục để tham gia vào
chương trình hỗ trợ doanh nghiệp được xác định là nhiệm vụ cấp Quốc gia nên tương đối
rườm rà về thủ tục và hồ sơ, vì thế các doanh nghiệp cũng không hào hứng lắm tham gia.

V. Kết luận

- Chính Thuế về phát triển khoa học công nghệ có một ý nghĩa rất lớn đối với xã hội và
đất nước :

+ Thể hiện sự công bằng của mọi chủ thể trong xã hội.

+ Tạo tiền đề hình thành một xã hội văn minh.

+ Huy động được nguồn lực tài chính cho Nhà nước để nhà nước có thể thực hiện chức
năng của mình.

+ Thúc đẩy sản xuất, kinh tế , hoạt động ngoại thương phát triển vượt bậc.

11
12
13

You might also like