You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ MÔN THUẾ


CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG
(HOSE: DQC)

GV hướng dẫn: ThS Lê Thị Phương Thảo,

TS Lê Hồng Thái

Sinh viên: Trần Trung Hiếu

Mã sinh viên: 21050431

Lớp: QH-2021-E TCNH CLC 3

Hà Nội, 2023

1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn giảng viên ThS. Lê Thị Phương Thảo,
TS. Lê Hồng Thái đã tận tình trong việc truyền đạt kiến thức bộ môn cho sinh
viên chúng em, đồng thời trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và định hướng giúp em
hoàn thành tốt bài tập cuối kỳ này bằng tất cả khả năng của mình.

Trong bài làm của sinh viên có tham khảo nhiều nguồn tài liệu để thực hiện.
Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện,
song do hạn chế về kiến thức nên trong bài phân tích còn nhiều thiếu sót, sinh
viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ giảng viên cũng như người
đọc để có thể bổ sung và làm tốt hơn trong những lần sau này.

Em xin chân thành cảm ơn, kính chúc thầy cô sức khỏe và thành công trên con
đường sự nghiệp giảng dạy của mình!
SINH VIÊN

Trần Trung Hiếu


MỤC LỤC

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN ĐIỆN


QUANG (DQC)
I. Thông tin chung
II. Quá trình phát triển
III. Lĩnh vực kinh doanh
PHẦN 2: CÁC SẮC THUẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY, CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ LƯU Ý TÍNH THUẾ
I. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
II. Thuế GTGT hàng nhập khẩu
III. Thuế xuất nhập khẩu (Thuế XNK)
IV. Thuế môn bài
V. Thuế nhà đất, tiền thuê đất
VI. Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) 10
VII. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) 12
PHẦN 3: TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐIỆN QUANG (DQC) 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN ĐIỆN
QUANG (DQC)

I. Thông tin chung

Công ty Cổ phần (CTCP) Điện Quang là nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam về
các thiết bị chiếu sáng và điện dân dụng với doanh số hàng trăm tỷ đồng mỗi
năm, sản xuất được trên 100 mặt hàng thiết bị chiếu sáng và điện dân dụng chất
lượng cao. Hàng năm Điện Quang có khả năng cung cấp ra thị trường 25 triệu
sản phẩm đèn huỳnh quang, 20 triệu sản phẩm đèn tròn các loại, gần 7.000 tấn
thủy tinh kiềm, hàng triệu sản phẩm bóng đèn và thiết bị dân dụng chất lượng
cao, đáp ứng 70% nhu cầu thị trường.

Tên công ty CTCP Bóng đèn Điện Quang

Trụ sở 125 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,


TP.HCM

Website www.dienquang.com

Điện thoại +84 (28) 190-01257

Fax +84 (28) 382-51518

Email info@dienquang.com

II. Quá trình phát triển

● Năm 1979: Thương hiệu "Bóng đèn Điện Quang" ra đời với tên gọi Nhà
máy Bóng đèn Điện Quang trên cơ sở tiếp quản dây chuyền thiết bị, cơ sở
sản xuất do chế độ cũ để lại.

● Tháng 12/1989, Nhà máy Bóng đèn Điện Quang đổi thành Xí nghiệp Liên
hiệp Bóng đèn Điện Quang, hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập.

2
● Ngày 04/10/1991, Bộ Công Nghiệp đổi tên Xí nghiệp Liên hiệp bóng đèn
Điện Quang thành Công ty Bóng đèn Điện Quang, hoạt động dưới mô
hình Doanh nghiệp Nhà nước.

● Năm 2005, Điện Quang chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức
CTCP với số vốn điều lệ đăng ký lần đầu là 23,5 tỷ đồng.

● Năm 2008, cổ phiếu DQC của công ty chính thức giao dịch lần đầu tiên
tại Sở GDCK TP.HCM. Công ty tăng vốn điều lệ lên 187,986 tỷ đồng
thông qua việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

● Ngày 10/6/2016, VĐL nâng lên 343.594.160.000 đồng.

● Năm 2017 – nay: Công ty tiếp tục mở rộng và phát triển.

III. Lĩnh vực kinh doanh

Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang kinh doanh chủ yếu về các mặt hàng
tiêu dùng, bao gồm:

● Chiếu sáng: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đèn LED, đèn huỳnh
quang, đèn compact, đèn tròn và các sản phẩm chiếu sáng thông minh.

● Điều khiển thông minh: cung cấp các giải pháp điều khiển thông minh
cho các công trình dân dụng và công nghiệp.

● Gia dụng: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gia dụng như quạt, nồi
cơm điện, bình đun nước, máy xay sinh tố, máy ép trái cây, máy hút bụi,
máy sấy tóc…

● Thiết bị điện: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thiết bị điện như ổ
cắm, công tắc, ổn áp, biến áp, thiết bị chống sét…

● Năng lượng mặt trời: cung cấp các giải pháp năng lượng mặt trời cho
các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Ngoài ra, CTCP Điện Quang còn có 3 mảng kinh doanh chính là:
3
● B2C: phục vụ người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối rộng khắp cả
nước.

● B2B: phục vụ doanh nghiệp và tổ chức thông qua các dự án chiếu sáng
cho các công trình lớn.

● B2O: mảng công nghiệp hỗ trợ và xuất khẩu cho các thị trường quốc tế.

PHẦN 2: CÁC SẮC THUẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY, CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ LƯU Ý TÍNH THUẾ

Căn cứ vào Báo cáo tài chính của công ty năm 2022 công khai ngày
17/3/2023 tại Vietstock – Finance Data. Các nghĩa vụ thuế có liên quan đến hoạt
động của công ty bao gồm:
− Thuế giá trị gia tăng
− Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
− Thuế nhập khẩu
− Lệ phí (thuế) môn bài
− Thuế nhà đất, tiền thuê đất
− Thuế thu nhập cá nhân
− Thuế thu nhập doanh nghiệp

I. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)


1. Khái niệm: Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế đánh trên phần giá trị tăng
thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
2. Cách xác định: Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất. Có 2
phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

● Phương pháp khấu trừ:

4
= Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

● Giá tính thuế: Là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán
hàng của người bán, người cung cấp dịch vụ hoặc trên chứng từ của hàng
nhập khẩu. Chẳng hạn như: (1) Đối với hàng hóa do cơ sở sản xuất kinh
doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế
GTGT; (2) Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: giá tính
thuế là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT; (3) Đối với
hàng hóa áp dụng hình thức giảm giá, chiết khấu thương mại dành cho
khách hàng: giá tính thuế là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại;…
Thuế suất có 3 mức: 0%; 5%; 10%.

● Phương pháp trực tiếp:

Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất


GTGT = Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra – Giá thanh toán
của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
Thuế suất từ 1% đến 5%, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh.

3. Lưu ý khi tính thuế:

● Xác định đúng doanh thu:

− Nếu Công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: doanh thu
không có thuế GTGT
− Nếu Công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: doanh thu bao
gồm cả thuế GTGT.

● Các khoản chi phải đáp ứng đủ điều kiện:

5
− Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp.
− Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
− Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng có giá trị từ 20 triệu
đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ
thanh toán không dùng tiền mặt. (Quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 6 Thông
tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 18 /06/2014)
− Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT:
Thuế giá trị gia tăng đầu ra = Giá thanh toán – Giá tính thuế
− (Quy định tại khoản 12 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính
ngày 31/12/2013)
− Nếu số thuế GTGT phải nộp > 0 (tức là Số thuế GTGT đầu ra > Số thuế
GTGT đầu vào), nhưng doanh nghiệp chưa chắc đã phải nộp thuế vì điều này
còn phụ thuộc vào số thuế GTGT được khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang.
− Nếu số thuế giá trị gia tăng phải nộp < 0 thì số thuế GTGT đầu vào chưa
được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc
trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp
theo.
− Thời hạn tính thuế GTGT:
+ Theo tháng: Áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu
bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở
lên. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng
phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Theo quí: Áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán
hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở
xuống. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý
phát sinh nghĩa vụ thuế.
II. Thuế GTGT hàng nhập khẩu
1. Khái niệm: Thuế VAT hàng nhập khẩu hay gọi là thuế GTGT hàng nhập
khẩu là số thuế mà doanh nghiệp nhập khẩu phải trả tính trên giá trị hàng

6
hóa nhập khẩu (ở đây đã gồm có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và
thuế bảo vệ môi trường nếu có).
2. Cách xác định:

3. Lưu ý khi tính thuế:


− Giá nhập tại cửa khẩu sẽ được xác định là giá thực tế cần phải trả tính đến
cửa khẩu nhập đầu tiên (giá này đã bao gồm có những chi phí liên quan để
đưa hàng về đến cửa khẩu nhập đầu tiên).
− Đối với hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu được xác định:
Giá tính thuế giá trị gia tăng = Giá nhập khẩu + Thuế nhập khẩu xác định
theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
− Sau đó, xác định số thuế GTGT hàng nhập khẩu như sau:
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá tính thuế x Thuế suất thuế GTGT
III. Thuế xuất nhập khẩu (Thuế XNK)
1. Khái niệm: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất
khẩu hoặc nhập khẩu dưới mọi hình thức trong quan hệ thương mại giữa
các quốc gia với nhau.
2. Cách xác định thuế nhập khẩu hàng hóa

●Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:

●Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất tuyệt đối:

7
●Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất tuyệt đối:

●Có 3 loại thuế suất thuế Nhập khẩu:

− Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ
thương mại với Việt Nam.
− Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế
nhập khẩu với Việt Nam.
− Thuế suất thông thường: không thuộc 2 loại trên.
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150%

3. Lưu ý khi tính thuế


− Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam; trong trường hợp được phép nộp thuế
bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
− Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa
khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế.
− Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.
− Khi xác định giá tính thuế Nhập khẩu:
+ Ðối với hàng hoá Nhập khẩu, nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các
chứng từ hợp lệ, đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế
được xác định theo hợp đồng.
+ Trong trường hợp hàng hoá Nhập khẩu theo phương thức khác hoặc
giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại
cửa khẩu, thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy
định.
− Về thuế suất:
8
+ Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ
thể cho một số mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài chính ban
hành.
+ Thuế suất đối với hàng nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt
hàng, bao gồm: Thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất
ưu đãi đặc biệt.

IV. Thuế môn bài


1. Khái niệm: là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải
nộp hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh dựa trên số vốn điều
lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư ghi trong
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Cách xác định: Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định
139/2016/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-
BTC, mức thuế, bậc lệ phí môn bài phải đóng đối với tổ chức, cá nhân,
nhóm cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được
thể hiện dưới bảng sau:

Căn cứ tính thuế môn bài Mức thuế môn bài cần nộp

Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư 3.000.000 đồng/năm


trên 10 tỷ đồng

Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư 2.000.000 đồng/năm


từ 10 tỷ đồng trở xuống

Chi nhánh, VP đại diện, địa điểm kinh doanh, 1.000.000 đồng/năm
đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

Căn cứ theo luật pháp, mức thuế môn bài mà Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện
Quang phải nộp hàng năm là 3.000.000 VNĐ.
9
V. Thuế nhà đất, tiền thuê đất
1. Khái niệm: Thuế sử dụng đất là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt
buộc mà tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải đóng khi sử dụng đất, trừ
trường hợp không phải nộp hoặc được miễn.
2. Cách xác định thuế:
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC, thuế sử dụng đất ở được xác
định theo công thức sau:
Số thuế phải nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế được miễn, giảm (nếu có)
Trong đó:
Số thuế phát sinh = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất x Thuế suất
− Diện tích đất tính thuế là diện tích ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc diện tích thực tế sử dụng (tùy theo trường hợp cụ thể).
− Giá của 1m2 đất là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do
UBND cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày
01/01/2012.
3. Lưu ý khi tính thuế:
− Một số trường hợp được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất ở như: người có
công với cách mạng; người có hoàn cảnh khó khăn; người dân tộc thiểu số;
người sử dụng diện tích đất không vượt quá hạn mức;…
− Thời hạn nộp thuế sử dụng đất ở là ngày 31 tháng 12 hàng năm.

VI. Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)


1. Khái niệm: Thuế thu nhập cá nhân là thuế đánh vào thu nhập của một cá
nhân trong kì tính thuế.
2. Cách tính thuế:

● Để tính mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp, tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập (tiền lương) nhận được.


10
Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế
Bước 3: Tính thu nhập phải chịu thuế
Bước 4: Tính các khoản giảm trừ
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế
Bước 6: Tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp

● Để tính thuế suất người tính thuế áp dụng bảng biểu thuế lũy tiến từng
phần được quy định tại Điều 22, Luật Thuế TNCN năm 2007 theo bảng
sau:

Bảng: Biểu thuế luỹ tiến từng phần

Phần thu nhập tính


Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm Thuế suất
thuế/tháng
thuế (triệu đồng) (%)
(triệu đồng)

1 Đến 60 Đến 5 5

2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10

3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15

4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20

5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25

6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

7 Trên 960 Trên 80 35

3. Các lưu ý khi tính thuế


− Thuế thu nhập cá nhân: là thuế tính trên thu nhập của cá nhân phát sinh trong
và ngoài lãnh thổ Việt Nam, bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản thu
nhập khác theo quy định của pháp luật.
− Đối tượng nộp thuế: là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Cá nhân cư
trú là người có thời gian hiện diện tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một

11
năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đến Việt Nam. Cá nhân
không cư trú là người không đáp ứng điều kiện trên.
− Thuế suất: có 2 loại là thuế suất cố định và thuế suất theo biểu thuế lũy tiến
từng phần. Thuế suất cố định áp dụng cho cá nhân không cư trú với mức
20%. Thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng cho cá nhân cư trú
với 7 mức từ 5% đến 35%.
− Cách tính thuế: phụ thuộc vào loại thu nhập và đối tượng nộp thuế. Đối với
thu nhập từ tiền lương, tiền công, có 2 công thức chính là:
+ Đối với cá nhân cư trú:
Số thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
(biểu thuế lũy tiến từng phần)
Trong đó, Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm
trừ.
+ Đối với cá nhân không cư trú:
Số thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất 20%
Trong đó, Thu nhập chịu thuế bao gồm các khoản thu nhập từ tiền
lương, tiền công và những khoản có tính chất tiền lương, tiền công khi
làm việc tại Việt Nam.
− Các khoản giảm trừ: bao gồm giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đối với các
khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện, giảm trừ đối với các khoản
đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Các mức giảm trừ được quy
định cụ thể tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

VII. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)


1. Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế đánh vào thu nhập
chịu thuế của các doanh nghiệp trong từng kỳ kinh doanh (thường là một
năm).
2. Cách xác định thuế:
Thuế TNDN = |Thu nhập tính thuế – Trích lập quỹ khoa học| × Thuế suất
(nếu có)
Trong đó:
12
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các
khoản lỗ được kết chuyển.
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập chịu thuế
khác.
3. Lưu ý khi tính thuế:
− Thời hạn khai, nộp thuế TNDN: Năm 2022, theo quy định mới, doanh nghiệp
khi tính thuế TNDN sẽ không phải làm tờ khai tạm tính thuế TNDN theo
quý, mà chỉ cần tạm tính ra số tiền và đi nộp theo số đó (nếu có). Sau đó,
cuối năm làm tờ khai quyết toán thuế TNDN. Thời hạn nộp tiền thuế TNDN
tạm tính quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên trong quý sau12. Thời
hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN là ngày 31 tháng 3 của năm sau.
− Cách tính thuế TNDN: Công thức tính thuế TNDN dựa theo quy định tại
Điều 1, Thông tư 96/2015/TT-BTC: Thuế TNDN = (Thu nhập tính thuế –
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ) x Thuế suất. Trường hợp doanh
nghiệp không có phần trích lập quỹ KH&CN thì công thức tính như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN. Trong
đó:
+ Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + các khoản thu nhập khác) – (Chi
phí sản xuất, kinh doanh + thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ
được kết chuyển từ năm trước).
+ Thuế suất được áp dụng theo các mức từ 10% đến 50% tùy theo lĩnh
vực hoạt động và địa bàn của doanh nghiệp13. Một số trường hợp
được hưởng mức thuế suất ưu đãi trong một khoảng thời gian nhất
định.
− Các khoản chi được trừ khi tính thuế: Các khoản chi được trừ khi tính thuế là
các khoản chi phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, có chứng từ hợp lệ và được ghi nhận vào sổ sách kế toán. Một
số ví dụ về các khoản chi được trừ khi tính thuế như: chi phí nguyên liệu, vật
liệu; chi phí nhân công; chi phí bảo hiểm; chi phí sửa chữa; chi phí quảng
cáo; chi phí khấu hao; chi phí lãi vay; chi phí tài chính;…

13
− Các khoản chi không được trừ khi tính thuế: Các khoản chi không được trừ
khi tính thuế là các khoản chi không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, không có chứng từ hợp lệ hoặc không được ghi
nhận vào sổ sách kế toán. Một số ví dụ về các khoản chi không được trừ khi
tính thuế như: chi phí phạt vi phạm pháp luật; chi phí đóng góp cho các tổ
chức chính trị, xã hội; chi phí cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo; chi phí
cho các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí; chi phí cho các hoạt động đầu tư
tài chính;…
− Thu nhập được miễn thuế: Các trường hợp thu nhập được miễn thuế TNDN
được quy định tại Điều 18, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và Điều 19,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số 71/2014/QH13.
Một số ví dụ về thu nhập được miễn thuế như: thu nhập từ hoạt động nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ; thu nhập từ hoạt động bảo vệ môi
trường; thu nhập từ hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;…

14
PHẦN 3: TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐIỆN QUANG (DQC)

Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bóng đèn
Điện Quang và thuyết minh báo cáo tài chính năm 2022 được lấy từ Financa
Vietstock. Giả định tổng hợp các chi phí của doanh nghiệp phát sinh đều đúng
quy định và được trừ; các khoản điều chỉnh tăng, giảm thu nhập trước thuế theo
quy định cụ thể như sau:

MỤC GIẢ ĐỊNH VND

Doanh thu thuần từ bán hàng và (1) - (2) 989.644.661.618


cung cấp dịch vụ

1 Tổng doanh thu hoạt động 1.001.212.764.349


kinh doanh

2 Các khoản giảm trừ doanh Trừ đi 11.568.102.731


thu

Giá vốn hàng hóa 668.697.369.174

3 Giá vốn dịch vụ đã cung Tỉ trọng giá vốn 668.697.369.174


cấp 100%

Lợi nhuận gộp về bán hàng và Doanh thu bán hàng 320.947.292.444
cung cấp dịch vụ và cung cấp dịch vụ
thuần - Giá vốn hàng
15
bán

Doanh thu từ hoạt động tài chính 9.073.212.886

4 Lãi gửi ngân hàng Tỉ trọng 100% 9.073.212.886

Chi phí tài chính 16.118.919.246

5 Chi phí lãi vay 9.738.922.274

Phần lãi trong công ty liên (6.755.069.292)


doanh, liên kết

Chi phí bán hàng 198.479.086.739

Chi phí quản lý doanh nghiệp 94.751.547.394

Lợi nhuận thuần từ hoạt động Lợi nhuận về bán 13.915.882.659


kinh doanh hàng và cung cấp dịch
vụ - Chi phí tài chính
- Chi phí bán hàng -
Chi phí quản lý doanh
16
nghiệp

Lợi nhuận khác 1.835.438.886

Lợi nhuận kế toán trước thuế Lợi nhuận thuần từ 15.751.321.545


hoạt động kinh doanh
+ Lợi nhuận khác

Các khoản điều chỉnh (11.268.179.020)

Thu nhập chịu thuế Lợi nhuận kế toán 4.483.142.525


trước thuế + Các
khoản điều chỉnh

Thuế suất Mức thuế suất theo 20%


luật định

Thuế TNDN hiện hành Thu nhập chịu thuế x 896.628.505


Thuế suất

Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0

17
Khoản được giảm trừ Trừ đi 0

Tổng thuế TNDN phải nộp 896.628.505

18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Thuế: Thông lệ thế giới và chế độ hiện hành tại Việt Nam, NXB
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. (Chủ biên: PSG.TS Nguyễn Văn Hiệu).

2. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia
tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng.

3. Chính phủ (2013), Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

4. Chính phủ (2014), Nghị định quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Chính phủ (2016), Nghị định quy định về lệ phí môn bài.

5. Chính phủ (2016), Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị
định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

6. Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC)


https://www.bsc.com.vn/cong-ty/ho-so-cong-ty/DQC

7. CTCP Bóng đèn Điện Quang (2022), Bản cáo bạch thường niên năm 2022.
https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2022/BCTN/VN/
DQC_Baocaothuongnien_2022.pdf

8. CTCP Bóng đèn Điện Quang (2021), Báo cáo tài chính công ty hợp nhất
năm 2021 (đã kiểm toán).
https://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2022/BCTC/VN/NAM/
DQC_Baocaotaichinh_2022_Kiemtoan_Hopnhat.pdf

9. Nguồn dữ liệu lấy báo cáo tài chính:


https://finance.vietstock.vn/dqc/tai-tai-lieu.htm

19
20

You might also like