You are on page 1of 19

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: THUẾ II

ĐỀ TÀI:

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Lâm Anh


Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 04
Nhóm lớp tín chỉ :

Hà nội, ngày 30 tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
PHẦN 1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP...................................................................3
PHẦN 2. XÁC ĐỊNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.....................................................3
1.Hàng hóa tiêu dùng nội bộ.......................................................................................3
2.Hàng trao đổi, biếu tặng..........................................................................................4
4.Hàng hóa bán trả góp, trả chậm...............................................................................5
5.Hoạt động cho thuê tài sản......................................................................................7
6.Hoạt động đại lý......................................................................................................7
Phần III: CÁC NGHIỆP VỤ ĐẦU RA-ĐẦU VÀO, XÁC ĐỊNH THUẾ GTGT -
TNDN.............................................................................................................................7
1.Giả định 3 nghiệp vụ bán hàng đầu ra: có xuất khẩu..............................................7
2. Giả định nghiệp vụ đầu vào....................................................................................9
2.1. Chi phí nhập khẩu máy trộn bột công nghiệp......................................................9
2.2. Chi phí mua máy nướng bánh, kẹo dạng công nghiệp......................................10
2.3. Chi trả tiền lương công nhân viên.....................................................................11
2.4. Chi mua xe ô tô..................................................................................................12
2.5. Chi phí từ thiện..................................................................................................13
2.6. Chi phí mua nguyên vật liệu..............................................................................13
2.7. Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị...................................................................14
2.8. Chi phí xây dựng nhà ăn cho người lao động....................................................14
2.9. Chi ủng hộ:.........................................................................................................15
2.10. Chi phí bán hàng..............................................................................................15
TỜ KHAI THUẾ..........................................................................................................17
PHẦN 1. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần bánh kẹo VietNa
- Địa chỉ: số 2, Phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
- Tên viết tắt: KVN
- Ngành nghề kinh doanh:
● Sản xuất và kinh doanh bánh kẹo.
● Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản
phẩm chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các sản phẩm hàng hóa
khác.
● Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
● Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các qui định của
pháp luật.
- Hoạt động kinh doanh: nội địa, xuất nhập khẩu.
- Doanh nghiệp không hạch toán riêng Thuế GTGT của hoạt động xuất khẩu và
nội địa.
- Kỳ tính thuế: 1/1 - 31/12

PHẦN 2. XÁC ĐỊNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


1.Hàng hóa tiêu dùng nội bộ
Lý thuyết: Theo quy định tại khoản 4, điều 7, thông tư số 219/2013/TT-BTC đã được
sửa đổi tại khoản 2, điều 3, thông tư số 119/2014/TT-BTC:
● HHDV tiêu dùng nội bộ không phục vụ HĐ SXKD HHDV chịu thuế GTGT,
GTT GTGT của HHDV cùng loại hoặc tương đương.
● HHDV TD nội bộ phục vụ HĐ SXKD HHDV chịu thuế GTGT: không phải
tính thuế đầu ra.
● Tự xây dựng TSCĐ: Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài
sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh
doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố
định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Ví dụ:
Sản phẩm: Bánh quy vị nho, giá (chưa thuế GTGT) 50.000 VND/ hộp
Nghiệp vụ: Cung cấp 6 hộp bánh quy vị nho phục vụ các cuộc họp trong công ty.
=> Thuộc trường hợp Hàng hoá dịch vụ tiêu dùng nội bộ phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh: Không phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra, được khấu trừ đầu vào
- Thời điểm tính thuế: không có
- Thuế GTGT đầu ra: không có
- Thuế GTGT đầu vào: được khấu trừ
2.Hàng trao đổi, biếu tặng
Lý thuyết: Khoản 3 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC:Đối với sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi,
biếu, tặng, cho, trả thay lương, giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại
hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Ví dụ:
Sản phẩm: Bánh trung thu, giá thị trường (chưa thuế GTGT) 280.000VND/ hộp
Nghiệp vụ: 15/9/2023 xuất 700 hộp bánh để trao đổi với Công ty B lấy hệ thống quạt
lắp đặt trong nhà ăn cho công nhân viên, giá bán trên thị trường chưa có thuế là
75.000 đồng/hộp.
=> Sản phẩm cùng loại trên thị trường có giá 75.000VND/hộp
- Thời điểm tính thuế: 15/09/2023
- Giá tính thuế: 700 x 75.000 đồng = 52.500.000 VND.
- Thuế GTGT đầu ra: 52.500.000 x 10% = 5.250.000 VND
- Thuế GTGT đầu vào: được khấu trừ
3.Hàng khuyến mại, hàng mẫu
Lý thuyết:
Theo khoản 5 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013:
Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật
về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng 0;
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy
định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch
vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
Khuyến mại bằng phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ: không phải kê khai, tính
thuế.
Khoản 5 Điều 14 hướng dẫn nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do
doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại,
quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.
Ví dụ:
Sản phẩm: Bánh trứng, sản phẩm tặng: hộp bánh mini vị matcha nhân đậu đỏ
Nghiệp vụ: Chương trình khuyến mại tháng 09/2023 đăng kí với sở công thương: Mua
2 hộp bánh trứng giá 125.000VND/ hộp tặng 1 hộp bánh mini vị matcha nhân đậu đỏ
giá 45.000VND/hộp, xuất hóa đơn đầy đủ.
=> Thuộc trường hợp doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật về thương
mại, được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Giá tính thuế: 0
Thời điểm tính thuế: Thời điểm xuất hóa đơn.
Thuế GTGT đầu ra: 0
Thuế GTGT đầu vào: được khấu trừ
4.Hàng hóa bán trả góp, trả chậm
Lý thuyết
Theo khoản 7 điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Đối với hàng hóa bán theo phương
thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của
hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng trả chậm, trả góp:
Theo điều 10 Thông tư 151/2014/TT-BTC
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
như sau:
“c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua
từ 20 triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ
bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng
hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh
toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia
tăng đầu vào.
- Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua
ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được
khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân
hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp
cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính
thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).”
- Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31/12 hàng năm đối với
trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31/12, nếu không có
chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ
sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của
giá trị hàng hóa không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Sau khi cơ sở kinh
doanh đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ tương ứng với giá trị
hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, cơ sở kinh
doanh mới có được chứng từ chứng minh việc thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở
kinh doanh được khai bổ sung.
Trường hợp đã quá hạn thanh toán chậm trả theo quy định trong hợp đồng hoặc đến
ngày 31/12 hàng năm, cơ sở kinh doanh không thực hiện điều chỉnh giảm theo quy
định nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm
tra tại trụ sở, cơ sở kinh doanh có đầy đủ chứng từ chứng minh đã thanh toán qua ngân
hàng thì nếu việc không điều chỉnh giảm không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc
tăng số thuế được hoàn thì cơ sở kinh doanh bị xử phạt vi phạm về thủ tục thuế, nếu
việc không điều chỉnh giảm dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được
hoàn thì cơ sở kinh doanh bị truy thu, truy hoàn và xử phạt theo quy định của Luật
Quản lý thuế.
Ví dụ: Công ty xuất một lô hàng 100 bánh Trung Thu cho đại lý A theo phương thức
trả chậm, giá bán trả chậm chưa có thuế là 285000đ/ hộp bánh (trong đó giá bán là
280000đ, lãi trả chậm là 5000đ) thì giá tính thuế GTGT là 280000đ.
- Thời điểm tính thuế: thời điểm hoàn thành việc cung ứng sp, không phân biệt
đã thu được tiền hay chưa
- Thuế gtgt đầu ra: 100* 280000*10%= 2,8trđ, phần lãi trả chậm không cần kê
khai, không tính thuế gtgt
- Thuế gtgt đầu vào: được khấu trừ( trường hợp doanh nghiệp có đầy đủ hóa
đơn, chứng từ thanh toán qua ngân hàng)
5.Hoạt động cho thuê tài sản
Lý thuyết:
Quy định tại điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Cho thuê tài sản như cho thuê nhà,
văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị: Giá
tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ/trả trước cho cả thời hạn thuê chưa có thuế
GTGT. Giá cho thuê do các bên thỏa thuận trên hợp đồng, trong phạm vi khung giá
theo quy định của pháp luật (nếu có).
Ví dụ: Công ty thuê nhà của ông A làm xưởng sản xuất có diện tích 200m2 trong 1
năm (từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023) thanh toán ngay, trên hợp đồng quy
định tiền thuê nhà là 300.000.000đ/ năm và chưa bao gồm thuế. Bên đi thuê chịu thuế
VAT, như vậy:
300.000.000
>> Doanh thu tính thuế =
0.9
= 333.333.333 đồng;
>> Thuế GTGT phải nộp: 333.333.333 x 5% = 16.666.666 đồng
- Thời điểm tính thuế: Thời điểm cho thuê tài sản.
6.Hoạt động đại lý
Lý thuyết:
Theo Khoản 11 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ, ủy thác xuất nhập
khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu
được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
Ví dụ: Công ty nhận ủy thác xuất khẩu 200 hộp bánh, giá mỗi hộp bánh là 50000đ,
tiền hoa hồng là 2% tính trên doanh thu.
- Thời điểm tính thuế:
- Thuế gtgt đầu ra: 200x50000x2%x10%=20000 đồng

Phần III: CÁC NGHIỆP VỤ ĐẦU RA-ĐẦU VÀO, XÁC ĐỊNH THUẾ GTGT -
TNDN
1.Giả định 3 nghiệp vụ bán hàng đầu ra: có xuất khẩu
Công ty sản xuất bánh kẹo phát sinh các nghiêp vụ như sau:

1. Xuất khẩu qua công ty ủy thác xuất khẩu 10.000 hộp socola, giá CIF quy ra vnđ là
200.000đ/hộp. Hoa hồng ủy thác trả cho bên nhận ủy thác theo giá chưa thuế GTGT
5% trên giá CIF.

=>Thuế GTGT đầu ra=10.000x0,2x0%=0 ( đồng)

=>Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

10.000x200.000 x5%x10% = 10.000.000 đồng

2. Xuất khẩu 5.000 gói kẹo theo giá xuất 300.000đ/gói, có tờ khai thuế hải quan
nhưng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng:

 Thuế xuất khẩu: 1500 x 0% = 0

=>Thuế GTGT đầu ra=5.000x300.000.000x10%=150.000.000 đồng

(vì xuất khẩu những không có hóa đơn, chứng từ nên sản phẩm chịu thuế suất 10%)

3. Công ty tiêu thụ 4000 gói bánh trong nước. Hóa đơn GTGT chỉ ghi giá thanh toán
480.000đ/gói.

-> Thuế GTGT đầu ra = 4000x480.000x10%=192.000.000

Kết luận

Thuế GTGT đầu ra=0+150.000.000+192.000.000=342.000.000 đồng

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = 10.000.000 đồng

Tổng số thuế GTGT phải nộp = 342.000.000 -10.000.000=332.000.000 triệu đồng

2. Giả định nghiệp vụ đầu vào


2.1. Chi phí nhập khẩu máy trộn bột công nghiệp
Máy trộn bột mì công nghiệp là dòng sản phẩm chuyên dùng để nhào trộn bột làm
bánh. Máy sở hữu công suất lớn, cho năng suất khủng, đáp ứng nhu cầu sản lượng của
các đơn vị sản xuất bánh mì, bánh ngọt quy mô công nghiệp.
T2/2023, Công ty nhập khẩu máy trộn bột mì model B50B từ công ty Simba ở
Trung Quốc:
● Đơn giá 52tr/c (giá chưa thuế VAT)
● Nhập khẩu 2c
● Hình thức thanh toán: Chuyển khoản
Máy trộn bột mới 100% không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu về
Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu và làm thủ tục hải quan
nhập khẩu máy trộn bột tương tự như những hàng hóa thông thường.
2.1.1. Tính thuế VAT
Căn cứ theo Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 16/11/2017 và Quyết
định số 83/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 08/10/2014, máy chế biến công nghiệp
hoặc sản xuất thực phẩm hay đồ uống, cụ thể là máy trộn bột công nghiệp áp dụng
mức thuế suất như sau:
● Thuế nhập khẩu 4.5%
● Thuế VAT: 10%
● Giá nhập khẩu: 52tr/cái
⇒ Thuế nhập khẩu: 52x4.5%x2=4.68tr
⇒ Thuế VAT đầu vào được khấu trừ = (52x2 + 4.68tr)x10%=10.868tr
2.1.2. Tính thuế TNDN:
Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2016/TT-BTCthì Doanh nghiệp được trừ mọi
khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu
đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán
không dùng tiền mặt.
● Mua máy trộn bột mì là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của công ty
● Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
● Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu
đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ
thanh toán không dùng tiền mặt
⇒ 52trx2 = 104tr được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
Không điều chỉnh LNTT
2.2. Chi phí mua máy nướng bánh, kẹo dạng công nghiệp
T1/2023, Công ty mua máy nướng công nghiệp 8 khay dùng để nướng bánh,
kẹo từ công ty điện máy NewSun
● Đơn giá: 48tr/cái (giá chưa thuế VAT)
● Mua 5 cái
● Thanh toán bằng chuyển khoản.
2.2.1. Tính thuế VAT
Căn cứ theo Quyết định số 83/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 08/10/2014, các
loại lò; nồi nấu, bếp đun dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò
nướng, cụ thể là lò nướng công nghiệp chịu mức thuế suất VAT là 10%
● Đơn giá: 48tr/cái
● Số lượng: 5 cái
⇒ Thuế VAT đầu vào được khấu trừ: 48x5x10%=24tr
2.2.2. Tính thuế TNDN:
Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2016/TT-BTCthì Doanh nghiệp được trừ mọi
khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu
đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán
không dùng tiền mặt.
● Mua máy nướng công nghiệp là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh của công ty
● Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
● Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu
đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ
thanh toán không dùng tiền mặt
⇒ 48x5= 240tr được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
 Không điều chỉnh LNTT
2.3. Chi trả tiền lương công nhân viên
Tiền lương đã trả theo hợp đồng lao động là 1100 triệu, trong đó 200 triệu là tiền
lương trả cho thành viên hội đồng quản trị không tham gia trực tiếp điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh. Các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích theo
đúng quy định.
2. 3.1. Tính thuế GTGT
Các khoản tiền lương và tiền đóng bảo hiểm bắt buộc không có hoá đơn thuế
giá trị gia tăng nên thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = 0
2.3.2. Tính thuế TNDN
Theo thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ tài chính hướng dẫn
về thuế TNDN, khoản lương và bảo hiểm bắt buộc được tính vào Chi phí được trừ khi
thực tế chi trả trong kì và có có chứng từ thanh toán theo quy định. Bên cạnh đó, theo
quy định, khoản thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên,
hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất,
kinh doanh sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN.
● Chi phí được trừ: 1100 - 200 = 900tr
● Chi phí không được trừ: 200tr
● Khoản trích lập đối với tiền bảo hiểm bắt buộc được tính vào chi phí được trừ:
23.5% x 900= 211.5tr
● Khoản trích lập Bảo hiểm không được trừ: 23.5% x 200 = 47tr
 Điều chỉnh giảm CPĐT, tăng LNTT: 47 + 200 = 247tr
2.4. Chi mua xe ô tô
Trong năm, công ty mua 1 xe buýt 32 chỗ để đưa đón người lao động với giá 1800
triệu (không bao gồm thuế gtgt) và 1 xe 4 chỗ để đưa đón tổng giám đốc với giá 2000
triệu (không bao gồm thuế gtgt). Thanh toán bằng chuyển khoản, có đầy đủ hoá đơn
chứng từ
2.4.1. Tính thuế GTGT
Điều 9 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định: Tài sản cố định là ô tô chở người
từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành
khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh
ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu
vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
⇒ Ô tô 32 chỗ: VAT đầu vào được khấu trừ: 1800x10%=180tr
⇒ Ô tô 4 chỗ:
● Phần được khấu trừ VAT : 1600 x 10%=160tt
● Phần không được khấu trừ VAT: (2000-1600)x10%=40tr
2.4.2. Tính thuế TNDN
Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2016/TT-BTC thì Doanh nghiệp được trừ mọi
khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu
đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán
không dùng tiền mặt.
● Mua xe ô tô đưa đón cán bộ công nhân viên là khoản chi thực tế liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
● Có đầy đủ hoá đơn chứng từ
● Khoản chi có giá trị trên 20tr đồng và được thanh toán bằng chuyển khoản
⇒ Chi phí mua xe để đưa đón cán bộ công nhân viên là 1800 được tính vào chi phí
được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với chi phí mua xe đưa đón giám đốc với giá 2000 triệu, loại xe 4 chỗ nên
phần chi phí được đưa vào chi phí được trừ là 1600tr, 400tr còn lại là chi phí không
được trừ của doanh nghiệp khi tính thuế TNDN
 Điều chỉnh giảm CPĐT, tăng LNTT: 400tr
2.5. Chi phí từ thiện
Đầu năm 201x, doanh nghiệp mua hàng mua để phục vụ cho hoạt động từ thiện ở địa
phương hết 25 triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT)
Đối với hàng cho biếu tặng: Theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC có
quy định: Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả trường hợp mua
ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để biếu tặng thì giá tính thuế GTGT
của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo giá của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc
tương đương tại thời điểm phát sinh các giao dịch.
2.5.1.Tính thuế GTGT:
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = 25 x 10% = 2,5 triệu
2.5.2. Thuế TNDN:
Theo quy định mới nhất TT 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 không quy định việc
khống chế đối với khoản chi quà tặng cho khách hàng.Theo đó, hàng hóa dùng để
biếu, tặng sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
=> 25 triệu tính vào CPĐT khi tính thuế TNDN
=> Điều chỉnh tăng CPĐT, giảm LNTT: 25 triệu đồng.

2.6. Chi phí mua nguyên vật liệu


Công ty mua nguyên liệu từ một nhà cung cấp trong nước T2/201x, mua 1000kg bột
mì đơn giá 30.000 đồng/kg.(chưa bao gồm thuế GTGT)

2.6.1. Tính thuế GTGT:


Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ : (1000 x 30.000).10% = 3 triệu.
2.6.2. Tính thuế TNDN:
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
● Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
● Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị 20 triệu
đồng trở lên )giá đã bao gồm thuế GTGT khi thanh toán phải có chứng từ thanh
toán không dùng tiền mặt
=> 1000 x 30.000 = 30 triệu được tính vào CP ĐT khi tính thuế TNDN
=> Điều chỉnh tăng CPĐT, giảm LNTT: 30 triệu đồng.
2.7. Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị
Chi phí sửa chữa thiết bị tại công ty với hóa đơn là : 33 triệu đồng. Thiết bị này hư
hỏng nhưng đã được công ty bảo hiểm chi trả chi phí sửa chữa, công ty ủy quyền cho
DN ký hợp đồng sửa chữa và trả chi phí sửa chữa hộ mình. Sau khi nhận được hóa
đơn, công ty X gửi hóa đơn thanh toán cho công ty bảo hiểm.(Giao dịch bao gồm thuế
GTGT )
33
Giá tính thuế: =30 triệu
1+ 10 %
2.7.1. Tính thuế GTGT:
Thiết bị này hư hỏng nhưng đã được công ty bảo hiểm chi trả chi phí sửa chữa nên
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = 0
2.7.2. Tính thuế TNDN:
Thiết bị này hư hỏng nhưng đã được công ty bảo hiểm chi trả chi phí sửa chữa nên 30
triệu được tính vào CPKĐT khi tính thuế TNDN
=> Điều chỉnh giảm CPĐT, tăng LNTT: 30 triệu đồng.

2.8. Chi phí xây dựng nhà ăn cho người lao động
Vào Tháng 5/201X, doanh nghiệp xây dựng nhà ăn cho người lao động làm việc
tại nhà máy sản xuất chi phí 1200 triệu.
2.8.1. Về thuế GTGT:
Trường hợp Công ty sử dụng căn hộ chung cư làm nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, phòng
thay quần áo phục vụ cho người lao động không nằm trong khu vực sản xuất, kinh
doanh và căn hộ không phải là nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu công
nghiệp thì không đủ cơ sở để đáp ứng các nguyên tắc về khấu trừ GTGT theo quy
định tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC nêu trên.
=> Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = 0
2.8.2. Về thuế TNDN:
Khoản chi phí khấu hao của căn hộ chung cư nêu trên theo đúng quy định của Bộ Tài
chính, căn hộ chung cư được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của
Công ty theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành được tính
vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
=> Chi phí xây dựng nhà ăn 1200 được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
=> Điều chỉnh tăng CPĐT, giảm LNTT: 1200 triệu đồng.
2.9. Chi ủng hộ:
● Tháng 1/2023, doanh nghiệp quyết định chi ủng hộ cho tỉnh Hà Giang: 250
triệu tài trợ xây dựng trường học cho trẻ em, 100 triệu hỗ trợ người dân khắc
phục hậu quả sau thiên tai và 50 triệu dùng để ủng hộ các đoàn thể tại địa
phương . Doanh nghiệp hạch toán các khoản chi ủng hộ này đều là khoản chi
phí được trừ khi tính thuế TNDN.
● Theo quy định, chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội;
chi từ thiện là các khoản chi phí không được trừ. Trừ trường hợp khoản chi tài
trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, làm nhà
cho người nghèo theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương
thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Do đó:
CPĐT : 350 triệu đồng
CPKĐT: 50 triệu đồng
=> Điều chỉnh giảm CPĐT, tăng LNTT: 50 triệu đồng.
2.10. Chi phí bán hàng

Triệu đồng
-
Chi phí quảng cáo TV 2.000
Chi phí hỗ trợ marketing 7.500
Chi phí tham dự hội chợ ( một nửa 3.000
chi phí này không có hóa đơn chứng
từ hợp pháp hợp lệ )
Chi giới thiệu sản phẩm 3.500
Tổng 16.000

CPĐT: Những khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp; có đủ hóa đơn. chứng từ hợp pháp.
● Chi phí quảng cáo TV: 20.000
● Chi phí hỗ trợ marketing: 7.500
● Chi phí tham dự hội chợ: 3.000 / 2 = 1.500
● Chi giới thiệu sản phẩm: 3.500
=> CPĐT: 2.000 + 7.500 + 1.500 + 3.500 = 14.500
- CPKĐT: Các khoản chi không có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy
định của pháp luật
Chi phí tham dự hội chợ ( một nửa chi phí này không có hóa đơn chứng từ hợp
pháp hợp lệ) : 3.000
=> CPKĐT: 3.000 : 2 = 1.500
=> Điều chỉnh giảm CPĐT, tăng LNTT : 1.500 triệu đồng
TỜ KHAI THUẾ

TT Chỉ tiêu Giá trị hàng Thuế giá trị gia tăng
hóa, dịch vụ
(chưa có
thuế giá trị
gia tăng)

A Không phát sinh hoạt động [21]


mua, bán trong kỳ (đánh dấu
"X")

B Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ kỳ trước chuyển [22]
sang

C Kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp ngân sách nhà nước

I Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ

1 Giá trị và thuế giá trị gia tăng của hàng [23] [24]
hóa, dịch vụ mua vào

Trong đó: hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu [23a] [24a]

2 Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào [25]
được khấu trừ kỳ này

II Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ

1 Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế [26]


giá trị gia tăng

2 Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế giá trị [27] [28]
gia tăng ([27]=[29]+[30]+[32]+[32a];
[28]=[31]+[33])
a Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất [29]
0%

b Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất [30] [31]


5%

c Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất [32] [33]


10%

d Hàng hoá, dịch vụ bán ra không tính thuế [32a] [7]

3 Tổng doanh thu và thuế giá trị gia tăng [34] [35]
của hàng hóa, dịch vụ bán ra
([34]=[26]+[27]; [35]=[28])

III Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ ([36]=[35]-[25]) [36]

IV Điều chỉnh tăng, giảm thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước

1 Điều chỉnh giảm [37] [8]

2 Điều chỉnh tăng [38] [9]

V Thuế giá trị gia tăng nhận bàn giao được khấu trừ trong [39a] [10]
kỳ

VI Xác định nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ:

1 Thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động sản xuất [40a]
kinh doanh trong kỳ

{[40a]=([36]-[22]+[37]-[38]-[39a]) ≥ 0}

2 Thuế giá trị gia tăng mua vào của dự án đầu tư được bù [40b] [11]
trừ với thuế GTGT còn phải nộp của hoạt động sản xuất
kinh doanh cùng kỳ tính thuế ([40b]≤[40a])
3 Thuế giá trị gia tăng còn phải nộp trong kỳ ([40]=[40a]- [40]
[40b])

4 Thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết kỳ này [41]
{[41]=([36]-[22]+[37]-[38]-[39a]) ≤ 0}

4.1 Thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn ([42] ≤ [41]) [42]

4.2 Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau [43]
([43]=[41]-[42])

You might also like