You are on page 1of 23

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH


ĐỀ: 6

HỌ VÀ TÊN: LÊ THU PHƯƠNG


MSSV: 440345
LỚP: N02-TL1

Hà Nội _ 2021
MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................
MỞ ĐẦU...................................................................................................................
NỘI DUNG...............................................................................................................
I. Khái niệm, cơ chế hoạt động của thuế giá trị gia tăng...............................
1. Khái niệm về thuế giá trị gia tăng................................................................
2. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng................................................................
3. Vai trò của thuế giá trị gia tăng....................................................................
II. Phương pháp tính thuế GTGT theo quy định của pháp luật hiện
hành …………………………………………………………………………...6
1. Các phương pháp tính thuế GTGT theo quy định pháp luật hiện hành
và ví dụ minh hoạ.................................................................................................
1.1. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng..................................................
1.1.1. Phương pháp khấu trừ thuế................................................................
1.1.2. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm..........
2. Ví dụ minh hoạ cho hai phương pháp tính thuế GTGT...........................10
2.1. Ví dụ minh hoạ về áp dụng phương pháp khấu trừ...........................10
2.2. Ví dụ minh hoạ về áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên
GTGT…...........................................................................................................11
III. Đánh giá thực tiễn áp dụng hai phương pháp tính thuế GTGT...........12
1. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế và phương
pháp tính trực tiếp..............................................................................................12
1.1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng.......................................12
1.1.1. Ưu điểm...............................................................................................12
1.1.2. Nhược điểm.........................................................................................13
1.2. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị tăng thêm....................15
1.2.1. Ưu điểm...............................................................................................15
1.2.2. Nhược điểm.........................................................................................16
1
IV. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về hai phương pháp tính
thuế GTGT..........................................................................................................17
1. Phương pháp khấu trừ thuế........................................................................17
1.1. Ưu điểm...................................................................................................17
1.2. Hạn chế...................................................................................................17
2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT....................................................18
2.1. Ưu điểm...................................................................................................18
2.2. Hạn chế...................................................................................................18
V. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về luật thuế GTGT..........18
KẾT LUẬN............................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................21

2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. GTGT: giá trị gia tăng


2. NSNN: ngân sách nhà nước
3. HHDV: hàng hoá dịch vụ
4. TTĐB: tiêu thụ đặc biệt
5. USD: đơn vị tiền tệ Mỹ

3
MỞ ĐẦU

Thuế luôn đóng một vai trò quan trọng và chiếm phần lớn trong tổng thu
NSNN đối với bất kì quốc gia nào. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự
phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ, sự gia tăng nhanh chóng về
số lượng các cơ sở kinh doanh và sự biến động trong cơ cấu thuế thì yêu cầu về
việc hoàn thiện pháp luật thuế GTGT nói chung và hai phương pháp tính thuế
GTGT nói riêng được đặt ra cấp thiết. Một trong những sắc thuế có phạm vi tác
động rộng lớn nhất là thuế GTGT mà người tiêu dụng là đối tượng chi trả thông
qua quá trình mua sắm hàng hoá hoặc sự dụng dịch vụ. Để hiểu rõ hơn về
phương pháp tính thuế GTGT, em xin chọn đề tài 6: “Phân tích, đánh giá và nêu
ví dụ minh hoạ đối với các quy định về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng”

NỘI DUNG

I. Khái niệm, cơ chế hoạt động của thuế giá trị gia tăng
1. Khái niệm về thuế giá trị gia tăng

Theo quy định của Luật thuế GTGT (VAT) thì thuế GTGT là một loại thuế
gián thu, đánh trên khoản giá trị gia tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào NSNN theo
mức độ tiêu thụ hàng hoá dịch vụ.

Thuế GTGT không đánh trực tiếp vào thu nhập của người nộp thuế mà đánh
gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá dịch vụ. Nhà nước sử dụng loại thuế này
nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người tiêu dùng thông qua việc thu
thuế đối với người sản xuất kinh doanh HHDV.

2. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

4
Thứ nhất, thuế GTGT có đối tượng chịu thuế lớn. Đó là mọi đối tượng tồn tại
trong xã hội, kể cả cá nhân và tổ chức đều phải chi trả thu nhập của mình để thụ
hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho xã hội. Việc đánh thuế trên phạm
vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế, đồng thời thể hiện
thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp
cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng,
Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.

Thứ hai, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của HHDV. Việc
đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá
HHDV làm cho số thuế GTGT áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông
không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng. Đây là đặc điểm cơ
bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác. Nếu như thuế
TTĐB chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; thuế
xuất – nhập khẩu chỉ đánh ở khâu xuất hoặc nhập khẩu thì thuế GTGT lại đánh ở
tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa.

Thứ ba, là loại thuế gián thu, tính gián thu của loại thuế này được thể hiện ở
chỗ người mua HHDV sẽ phải chịu loại thuế này thông qua việc mua bán hàng
hoá. Người mua sẽ không nộp trực tiếp thuế vào NSNN mà sẽ trả thuế thông qua
việc thanh toán HHDV.

3. Vai trò của thuế giá trị gia tăng

Thứ nhất, thuế GTGT tạo ra nguồn thu lớn và ổn định cho NSNN, vì mọi
hoạt động trong đời sống xã hội đều cần đến tiêu thụ hàng hoá. Vậy nên đây sẽ là
nguồn thu ổn định nhất cho NSNN.

Thứ hai, thuế GTGT giúp cho tổ chức và các cơ quan chức năng dễ dàng
quản lý các khoản thuế trực thu vì không cần mất thời gian đánh giá và phân tích

5
tính hợp lý của thuế. Vì chưa có thuế GTGT thì các tổ chức sẽ phải tự đi thẩm
định thị trường và đánh giá từng loại thuế của hàng hoá.

Thứ ba, thuế GTGT là thuế gián thu nên người tiêu dùng không trực tiếp nộp
thuế mà thông qua phương thức hàng hoá, dịch vụ sẽ tránh được thất thu tiền
thuế nhưng vẫn đảm bảo được sự tự giác trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài
chính.

Thứ tư, với hàng hoá, sản phẩm được nhập khẩu sẽ bị đánh thuế GTGT cao
để thúc đẩy việc sản xuất trong nước cũng như kinh doanh hàng nội địa, để
người trong nước ưu tiên dùng hàng nội địa sản xuất.

Thứ năm, những mặt hàng đánh thuế GTGT với mức thuế suất thấp có thể tạo
đòn bẩy để nhà sản xuất tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá. Qua đó
kích cầu mua sắm, thúc đẩy nền kinh tế.

Thứ sáu, khuyến khích xuất – nhập khẩu, theo Luật thuế GTGT, hàng hoá
xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%, việc hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu
giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu tập trung được nguồn hàng để xuất khẩu và
cạnh tranh được với hàng hoá trên thị trường quốc tế.

Thứ bảy, thúc đẩy chế độ hạch toán, kế toán, sự dụng hoá dơn, chứng từ và
thanh toán qua ngân hàng. Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ
thuế GTGT đầu vào, tính đúng thu nhập của doanh nghiệp nên những người làm
công tác quản lý kinh doanh đã bắt đầu trú trọng đến công tác mở sổ kế toán, ghi
chép, quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ. Thông qua việc chấp hành công tác
kế toán, hoá đơn chứng từ của các doanh nghiệp, qua việc kê khai thuế, hoàn
thuế, quyết toán thuế đã giúp cơ quan chức năng và cơ quan thuế từng bước nắm
được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

II. Phương pháp tính thuế GTGT theo quy định của pháp luật

6
Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và
phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng1.

1. Các phương pháp tính thuế GTGT theo quy định pháp luật hiện hành
và ví dụ minh hoạ
1.1. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc
xác định số thuế GTGT nộp qua mỗi khâu phải dựa trên điều kiện thực tế của
chủ thể kinh doanh, đồng thời đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ thuế vào NSNN.
Vì vậy, hiện nay Luật thuế GTGT quy định hay phương pháp tính thuế GTGT,
đó là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng
thêm.

1.1.1. Phương pháp khấu trừ thuế

Nội dung cơ bản của phương pháp này đó là số thuể GTGT phải nộp được
tính trên cơ sở số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Đối với phương pháp này, số thuế được xác định một cách trực tiếp là hiệu số
thuế của các khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông mà không phải phần GTGT
được xác định trực tiếp qua các khâu.

Muốn áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, chủ thể nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ phải đạt được những điều kiện nhất định:

- Chủ thể nộp thuế có hoạt động kinh doanh ổn định, chấp hành chế độ hạch
toán kế toán, chế độ sử dụng chứng từ hoá đơn theo quy định hiện hành
dành cho các chủ thể kinh doanh;
- Đăng ký thuế,được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo đúng trình tự luật
định;

1
Điều 9 Luật thuế GTGT 2008
7
- Đăng ký với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

Cách tính thuế phải nộp:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ

Thuế GTGT đầu ra là số thuế suất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế đã xác
định và tính trong giá bán cho người nhận hàng hoá dịch vụ. Phần này được tính
trên toàn bộ giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT. Thuế
GTGT ghi trên hoá đơn GTGT bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế nhân với thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó.

Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x thuế suất

- Giá tính thuế là giá bán chưa có thuể GTGT theo quy định pháp luật;
- Thuế suất được quy định rõ ràng cho từng loại ngành, nghề kinh doanh,
từng chủng loại hàng hoá dịch vụ;
- Thuế GTGT ở khâu bán ra được xác định trên chứng từ hoá đơn hợp lệ
của chủ thể nộp thuế.

Thuế GTGT đầu vào xuất hiện ở khâu mua vào, được tính trong tổng giá mà
chủ thể thuế đã trả để nhận được hàng hoá dịch vụ. Thuế GTGT đầu vào bằng
tổng số thuế đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ
hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu.

 Liên hệ thực tiễn: VD: Công ty TNHH Đạt Phát trong tháng 01/2021 đã
bán được 100 chiếc tivi, giá mỗi chiếc là 5.000.000đồng/chiếc (chưa có
thuế). Thuế GTGT đầu vào ghi nhận trong các hoá đơn, chứng từ là:

8
Nguyên liệu:10.000.000 đồng; vật liệu: 5.000.000 đồng và dịch vụ mua
ngoài: 1.000.000 đồng

Số thuế GTGT đầu ra tính trên số tivi mà công ty đã bán ra là:

100 chiếc tivi x 5.000.000 đồng x 10% = 50.000.000 đồng

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 16.000.000 đồng. Số thuế GTGT mà
công ty phải nộp là: 50.000.000 – 16.000.000 = 34.000.000 đồng

1.1.2. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm

Đây là phương pháp tính thuế mà theo đó, số thuế phải nộp theo phương thức
tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT nhân với thuế suất thuế GTGT áp dụng đối
với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

Để có được phần “giá trị tăng thêm của vàng bạc, đá quý”, pháp luật quy định
“bằng giá thanh toán của vàng bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng
bạc, đá quý mua vào tương ứng”. Như vậy, nếu phương pháp khấu trừ thuế xác
định trực tiếp theo hiệu số thuế thì phương pháp tính thuế trực tiếp xác định theo
hiệu số kết quả kinh doanh của chủ thể kinh doanh vàng bạc, đá quý.

Công thức tính thuế GTGT ở phương pháp này như sau:

Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT

(Trong đó: GTGT = Giá bán ra – Giá mua vào)

Ngoài ra, phương pháp này còn áp dụng đối với các đối tượng là cá nhân, hộ
gia đình kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã có mức doanh thu dưới 1 tỷ đồng,
cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh nhưng không có cơ sở thường trú tại
Việt Nam. Số thuế GTGT phải nộp cho đối tượng này được xác định bằng tỷ lệ
phần trăm nhân với doanh thu.

9
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ (%) đã được ấn định

Tỷ lệ % tính thuế GTGT được quy định như sau: phân phối, cung cấp hàng
hoá: 1%; dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 5%; sản xuất, vận
tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầy nguyên vật liệu 3%; hoạt
động kinh doanh khác 2%.

 Liên hệ thực tiễn: VD: Công ty CP vàng, đá quý Lộc Phúc vào tháng
01/2021 đã mua một cây vàng SJC với giá 50.000.000 đồng, sau đó bán
ra với giá 60.000.000 đồng.
Công ty CP Lộc Phúc là doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý, theo
Điều 11 Luật thuế GTGT, công ty sẽ thuộc đối tượng áp dụng cách tính
thuế GTGT trực tiếp. Vì vậy, số thuế GTGT mà công ty sẽ phải nộp là:
GTGT = 60.000.000 – 50.000.000 = 10.000.000 đồng (thuế suất của vàng
bạc đá quý là 10%)
Theo đó, thuế GTGT phải nộp là: 10.000.000 x 10% = 1.000.000 đồng
2. Ví dụ minh hoạ cho hai phương pháp tính thuế GTGT
2.1. Ví dụ minh hoạ về áp dụng phương pháp khấu trừ

Vina Co là Công ty kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trong tháng 12/2015, Vina Co có nhập khẩu 100 chiếc điều hoà về để bán. Giá
nhập khẩu phải trả bên nước ngoài là CIF 200 USD/cái. Thuế nhập khẩu 5% và
thuế GTGT là 10%. Công ty đã nộp đầy đủ thuế khi làm thủ tục nhập khẩu hàng,

Tỷ giá 1 USD = 22.000 đồng.

Cùng tháng đó, Vina Co mua 100 mũ với giá 220.000 đồng/cái (đã bao
gồm VAT 10%) để khuyến mại. Chương trình đã đăng ký với Nhà nước theo
quy định: 100 khách đầu tiên mua hàng sẽ nhận được 1 mũ miễn phí (tất cả mũ
đều được trao cho khách hàng). 100 chiếc điều hoà được bán trong tháng với giá

10
6.000.000 đồng/cái (chưa bao gồm VAT). Vậy số thuế GTGT đầu vào của công
ty Vina Co trong tháng 12 là:

Thuế VAT hàng nhập khẩu:

Giá tính thuế nhập khẩu: 22.000 x 200 USD x 100 = 440.000.000 đồng

Thuế nhập khẩu phải nộp: 440.000.000 x 5% = 22.000.000 đồng

Giá tính thuế GTGT: 440.000.000 + 22.000.000 = 462.000.000 đồng

Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp: 462.000.000 x 10% = 46.200.000
đồng

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua 100 cái mũ bảo hiểm:

220.000 x 10% : (1 + 10%) x 100 = 2.000.000 đồng

(Đối với HHDV dùng để khuyến mại, chương trình khuyến mại được thực
hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định là
0. Tuy nhiên phải kê khai, tính nộp thuế như HHDV dùng để biếu, tặng, cho.)

2.2. Ví dụ minh hoạ về áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên
GTGT

A là doanh nghiệp kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Trong
tháng 12/2018, A có doanh thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính là
50 tỷ đồng. Và doanh thu từ dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp là 10 tỷ
đồng. Vậy, số thuế GTGT mà doanh nghiệp A phải nộp trong tháng 12/2018 là:

A sẽ cần áp dụng cách tính thuế GTGT theo phương thức trực tiếp bằng hệ số
tỷ lệ trên doanh thu.

11
- Với doanh thu từ hoạt động bán phần mềm máy tính trong nước (phần
mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo khoản 21
Điều 4 Thông tư 219/2013)
 A không phải nộp thuế GTGT với doanh thu này
- Với doanh thu từ dịch vụ tư vấn, thuế GTGT mà A phải nộp là:
10 tỷ x 5% = 0.5 tỷ
III. Đánh giá thực tiễn áp dụng hai phương pháp tính thuế GTGT
1. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế và phương
pháp tính trực tiếp
1.1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng
1.1.1. Ưu điểm

Do hoá đơn GTGT là căn cứ để xác định thuế đầu ra và thuế đầu vào nên điều
kiện tiên quyết để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế để tính thuế GTGT là các
cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo
quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ (khoản 2 Điều 10 Luật thuế
GTGT). Với những đặc điểm trên khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế sẽ có
những ưu điểm:

Thứ nhất, đối với các chủ thể kinh doanh, khi áp dụng phương pháp này, các
chủ thể có thể được khấu trừ thuế đầu vào nếu đáp ứng điều kiện được khấu trừ
theo Điều 12 Luật thuể GTGT.

Thứ hai, doanh nghiệp có thể cân đối thuế GTGT phải đóng khi sử dụng
phương pháp này bằng cách mua hàng tồn kho để dự trữ, để xuất dùng… Do đó,
doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn hoặc linh hoạt cho việc sử dụng vốn tại
chính doanh nghiệp.

Thứ ba, đối với Nhà nước, phương pháp này sẽ giúp Nhà nước quảng lý và
thu thuế dễ dàng hơn. Khi đó, các chủ thể nếu muốn được khấu trừ thuế đầu vào
12
thì sẽ phải tự động thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật, các chủ thể phải xuất đúng hoá đơn GTGT, bởi thuế đầu ra
của người này là thuế đầu vào của người kia nên nếu xuất hoá đơn sai sẽ ảnh
hưởng đến lợi ích của một trong các bên. Từ đó sẽ hình thành sự giám sát giữa
các chủ thể với nhau, từ đó giảm bớt sức ép quản lý cho các cơ quan thuế. Đồng
thời, nó còn giúp cho việc thu thuế dễ dàng hơn do số thuế phát sinh ở các khâu
được phản ánh rõ trên hoá đơn thuế GTGT.

Thứ tư, khi áp dụng phương pháp khấu trừ sẽ tránh được hiện tượng trùng
thuế bởi giá tính thuế GTGT đầu ra là giá chưa có thuế GTGT (Điều 7 Luật thuế
GTGT)

Thứ năm, việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là cơ sở để Nhà nước hoàn
thuế cho các chủ thể thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
suất 0% theo khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT. Do thuế suất là 0% nên số thuế
GTGT đầu ra luôn bằng 0, vì vậy, áp dụng công thức:

[Số thuế GTGT phải nộp] = [Số thuế GTGT đầu ra] – [Số thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ]

Thì số thuế GTGT phải nộp sẽ là một số âm nên sẽ được hoàn lại thuế. Từ đó,
giúp cho Nhà nước khuyến khích các chủ thể thực hiện xuất khẩu theo ý muốn
của Nhà nước, đồng thời cũng giúp tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam
trên thị trường nước ngoài.

1.1.2. Nhược điểm

Thứ nhất, trong một số trường hợp, việc xác định số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ sẽ gặp khó khăn. Đó là khi hàng hoá, dịch vụ đầu vào được sử
dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và
hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT. (VD: cùng một cơ sở kinh doanh sẽ

13
khó xác định được phần điện nào dùng để sản xuất hàng hoá dịch vụ chịu thuế
và phần nào sử dụng cho hàng hoá dịch vụ không chịu thuế.)

Thứ hai, do áp dụng phương pháp khấu trừ thuế sẽ được khấu trừ thuế đầu
voà nên sẽ dẫn đến việc một số chủ thể có thể làm mọi cách gian lận để được
hoàn thuế GTGT. kể cả các thủ đoạn như mua hoá đơn, chứng từ khống để lập
hoá đơn khống đầu vào, che giấu doanh thu bán hàng thực tế bằng cách không
phát hành hoá đơn, chứng từ thuế GTGT đầu ra để chứng minh số thuế GTGT
đầu vào đã nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu ra, từ đó nhằm chứng minh số thuế
nộp thừa để được hoàn thuế GTGT. Đó là khi hàng hoá, dịch vụ được bán cho
người tiêu dùng, vì người tiêu dùng thường không quan tâm đến hoá đơn thuế
GTGT do họ không được khấu trừ thuế đầu vào và họ không có nghĩa vụ nộp
thuế GTGT nên các doanh nghiệp có thể lợi dụng việc này để gian lận số thuế
GTGT đầu ra để giảm số thuế phải nộp.
Thứ ba, việc quy định cùng lúc nhiều mức thuế suất đã tạo ra sự không công
bằng giữa các hàng hóa, dịch vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau. Hiện nay
Luật Thuế GTGT có hai mức thuế suất 5% và 10% (không kể thuế suất 0%). So
với mục tiêu cải cách thuế bước 3 thì Luật Thuế GTGT năm 2008 đã không hoàn
thành. Nguyên nhân là do một số hàng hóa, dịch vụ (sản phẩm thiết yếu, sản
phẩm công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ nông nghiệp...) vẫn cần có sự ưu
đãi từ phía Nhà nước thông qua việc áp dụng mức thuế suất thấp hơn các hàng
hóa, dịch vụ khác. Hơn nữa, việc quy định này lại dựa trên công dụng của hàng
hóa hoặc nguyên vật liệu trong kết cấu nên rất khó xác định thuế suất đối với
từng mặt hàng. Trên thực tế, cơ quan thuế và doanh nghiệp nhiều khi cũng
không xác định được hàng hóa chịu mức thuế suất là bao nhiêu (5% hay 10%).
Ví dụ, điểm c khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT quy định: Thức ăn gia súc, gia
cầm và thức ăn cho vật nuôi khác thuộc diện áp dụng thuế suất 5%. Thực tế có
những sản phẩm vừa sử dụng với mục đích làm thực phẩm cho con người, vừa
14
làm thức ăn gia súc như ngô mảnh, sắn mảnh... thì áp dụng thuế suất là bao nhiêu
(5% hay 10%). Điều này cho thấy, xét về hiệu quả quản lý và cả về mặt lý luận
thì xu hướng chuyển dần sang áp dụng một mức thuế suất là phù hợp và cần
thiết, hạn chế những cách hiểu và vận dụng luật không thống nhất, gây bất bình
đẳng.

Thứ tư, phương pháp này yêu cầu chuyên môn kế toán cao, am hiểu các luật
về thuế kế toán bởi vì phương pháp này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp
thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ, khó có thể áp dụng với những
doanh nghiệp quy mô nhỏ, doanh thu không lớn.

1.2. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị tăng thêm
1.2.1. Ưu điểm

Thứ nhất, việc thực hiện những thủ tục hành chính trong phương pháp tính
thuế trực tiếp trên GTGT cũng đơn giản và ít hơn nhiều so với phương pháp
khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, (tỷ
lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành).
Thứ hai, phương pháp tính thuế này được xem là phù hợp với những cơ sở
kinh doanh mới thành lập khi chưa thực hiện tốt được chế độ hoá đơn, chứng từ
và các cơ sở kinh doanh với quy mô nhỏ như các hộ, cá nhân kinh doanh. Điều
này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế đối với các
doanh nghiệp nhỏ vừa không đáp ứng được các điều kiện về hóa đơn chứng từ.
Những cơ sở kinh doanh với quy mô nhỏ với doanh thu hằng năm thấp thì rất
khó để họ có kinh phí xây dựng một bộ máy kế toán như những doanh nghiệp
lớn, bên cạnh đó là chi phí cho hoá đơn, chứng từ và chi phí cho việc thực hiện
những thủ tục hành chính luật định. Không những vậy, phương pháp tính trực
tiếp trên GTGT còn giúp Nhà nước quản lý thuế hiệu quả, tiết kiệm đối với
những chủ thể này và góp phần hạn chế tình trạng thất thu thuế.

15
Thứ ba, phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị tăng thêm có ưu điểm là
việc tính thuế đơn giản, nhanh gọn. Các chủ thể thực hiện phương pháp tính thuế
này cũng không phải thực hiện nhiều những nghiệp vụ kế toán, hoá đơn như
phương pháp khấu trừ thuế GTGT.
Thứ tư, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế của các chủ thể kinh doanh đối
với Nhà nước và chống thất thu thuế GTGT. Đối với những doanh nghiệp lớn,
những cơ sở kinh doanh có tổ chức thì áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
GTGT đầu vào để nộp thuế GTGT. Nhưng với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thì
việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT đầu vào là khó thực hiện như đã
phân tích ở trên. Tuy nhiên nếu không thu thuế GTGT với những cơ sở kinh
doanh nhỏ lẻ thì sẽ tạo ra sự bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế GTGT đối với Nhà
nước. Nghĩa vụ nộp thuế như nhau hay sự công bằng ở đây không phải là nộp
cùng một số thuế như nhau mà là có cùng nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước khi
có cùng một sự kiện pháp lý luật định. 3 Mặt khác, nếu không thu thuế GTGT của
những cơ sở kinh doanh nhỏ này sẽ làm thất thu đáng kể cho NSNN.
1.2.2. Nhược điểm

Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp
trên GTGT sẽ không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi
phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Khi thực hiện tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, tính liên
hoàn của thuế GTGT không được đảm bảo vì phương pháp này không vận hành
theo cơ chế khấu trừ từ đó kéo theo việc không có quy định về khấu trừ thuế và
hoàn thuế đối với phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Thực chất đây không
phải là một phương pháp tính thuế đúng với bản chất của thuế GTGT mà chỉ là
một cách tiếp cận khoa học để làm rõ bản chất của loại thuế này.
Thứ hai, có thể thấy tỷ lệ chủ thể nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp
trên phần giá trị tăng thêm chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với phương pháp khấu trừ.
16
Tuy nhiên chí phí quản lý và tiến hành thu thuế đối với phương pháp này lại cao
hơn phương pháp khấu trừ. Chình vì vậy, phương pháp tính trực tiếp này có thể
không đảm bảo được nguyên tắc hiệu quả trong quản lý thuế.
IV. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về hai phương pháp tính
thuế GTGT
1. Phương pháp khấu trừ thuế
1.1. Ưu điểm
- Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào;
- Có thể cân đối số thuế GTGT phải đóng bằng cách mua hàng để dự trữ sản
xuất và để xuất dùng…;
- Đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, có dự án đầu tư thì chỉ sử
dụng phương án này thì mới được hoàn thuế;
- Xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủ thể nộp thuế, chống
thất thu thuế;
- Đơn giản hóa quá trình quản lý và thu thuế, do số thuế phát sinh ở các
khâu được phản ánh rõ trên chứng từ hóa đơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho
cơ quan thuế;
- Đảm bảo thu đủ số thuế cần thiết điều tiết thu nhập của người tiêu dùng.
1.2. Hạn chế
- Doanh thu càng cao, thuế nộp càng nhiều, nhất là các sản phẩm giá thành
cao;
- Để thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ không phải dễ. Có
quá nhiều quy định yêu cầu chuyên môn kế toán cao, áp dụng cho các
doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ;
- Nhiều quy định liên quan đến hóa đơn, cách tính thuế GTGT, đối tượng
chịu thuế, không chịu thuế, áp dụng thuế suất cho các loại mặt hàng khác
nhau,…mang đến cho phương pháp này nhiều sự phức tạp cũng như quá
17
trình nghiên cứu trước khi sử dụng tại doanh nghiệp.
2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
2.1. Ưu điểm
- Doanh nghiệp không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách,
hóa đơn, chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không
được khấu trừ thuế.
- Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, (tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%,
tùy ngành).
- Thuận lợi cho việc tính thuế GTGT áp dụng với các hoạt động mua bán,
chế tác vàng bạc đá quý.
- Chủ thể nộp thuế được quy định cụ thể là cơ sở chế tác, kinh doanh vàng
bạc đá quý. Thuận lợi cho cơ quan thu thuế.
2.2. Hạn chế
Để đảm bảo sự bình đẳng cho các chủ thể và tránh các hiện tượng cạnh tranh
không lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh, cần xác định rằng
phương pháp tính thuế trực tiếp chỉ là tạm thời. Cần có một lộ trình nhất định để
đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp chuẩn bị chuyển sang phương
pháp khấu trừ.
- Không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và
giá thành sản phẩm, dịch vụ;
- Thực tế quản lý cho thấy, các chủ thể nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ chiếm tỉ lệ không lớn so với tổng các chủ thể nộp thuế GTGT
nhưng số thuế được thu, nộp lại chiếm đa số. Ngược lại, chủ thể nộp thuế
theo phương pháp trừ trực tiếp chiếm tỉ lệ lớn, nhưng tổng thu thuế GTGT
của các đối tượng này không cao, chi phí quản lí thuế lớn;
- Tỉ lệ chủ thể nộp thuế theo phương pháp này chiếm tỉ lệ nhỏ so với
phương pháp khấu trừ nhưng chi phí quản lý lại cao hơn.
18
V. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về luật thuế GTGT
Thứ nhất, cần điều chỉnh phương pháp tính thuế trực tiếp để đảm bảo sự
thống nhất và công bằng cho các cách tính thuế và các chủ thể phải nộp thuế,
tiến tới việc áp dụng thống nhất phương pháp khấu trừ thuế. Thực tế cho thấy,
chi phí quản lý việc nộp thuế của các đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực
tiếp rất tốn kém và phức tạp, trong khi thuế GTGT thu được các đối tượng này là
không đáng kể.
Thứ hai, đối với các hộ kinh doanh không thể thực hiện được chế độ kế
toán thì cần quy định cho cơ quan thuế địa phương áp dụng hợp đồng thuế khoán
theo tỷ lệ doanh thu thực tế đầu ra. Tỷ lệ thuế khoán trên doanh thu của hộ kinh
doanh cũng sẽ là cơ sở để khấu trừ thuế cho các doanh nghiệp đang thực hiện
phương pháp khấu trừ thuế khi mua hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh làm
đầu vào cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT của doanh
nghiệp.
Thứ ba, cần cho phép các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ sử
dụng hóa đơn bán hàng, dịch vụ thông thường của hàng mua vào làm căn cứ để
khấu trừ thuế GTGT. Đồng thời, cần quy định lộ trình thực nghiệm hướng dẫn
và bắt buộc họ cam kết thời gian chuyển sang áp dụng thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ.

19
KẾT LUẬN

Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì thuế cũng đóng một vai trò hết sức quan
trọng và chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Việc thực thi một
số chính sách thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn thu này và trong
cấu trúc các khoản thu về thuế thì thuế GTGT đóng một vai trò quan trọng. Thuế
giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu
nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa, nhận dịch vụ. Thuế
GTGT có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật thuế nói riêng và pháp luật kinh tế
của đất nước nói chung. Qua những nghiên cứu của mình, tiểu luận đã nêu ra
những vấn đề lý luận và thực tiễn các quy định của Luật thuế GTGT về hai
phương pháp tính thuế GTGT, so sánh hai phương pháp tính thuế này, đánh giá
ưu nhược điểm của hai phương pháp, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn
thiện pháp luật về vấn đề này.
Do những hạn chế về tri thức pháp lý cũng như phương pháp nghiên cứu,
tiểu luận sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nhóm chúng em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô để hoàn thiện hơn phương pháp học tập
môn Luật Tài chính, cũng như tích lũy nhiều hơn những tri thức khoa học và
kinh nghiệm thực tế phục vụ học tập và công tác sau này.

20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Tài chính Đại học Luật Hà Nội


2. Luật thuế GTGT 2008 số 13/2008/QG12
3. Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bố sung một số điều Luật thuế GTGT
4. Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế.
5. Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị
gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.
6. Nghị định 92/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp và Luật sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng.
7. Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều Luật thuế giá trị gia tăng.
8. Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ dung một số điều tại các Nghị định
quy định về thuế.
9. Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bố sung một số điều của các
Nghị định về thuế.
10.Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia
tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.
11.Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng
và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.
12.Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số
92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của
21
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
13.Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-
CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về
thuế.
14.Thông tư 193/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-
BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá
trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị
gia tăng.

22

You might also like