You are on page 1of 8

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN


MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
ĐỀ BÀI: 15

HỌ VÀ TÊN: LÊ THU PHƯƠNG


MSSV : 440345
LỚP : N02 – TL2

Hà Nội, 2021
[Type here]

MỤC LỤC

MỤC LỤC...........................................................................................................1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................2

A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................3

B. NỘI DUNG....................................................................................................3

I. Giao dịch do vợ/chồng thực hiện trường hợp đại diện pháp luật.........3

II. Giao dịch do vợ/chồng thực hiên trong trường hợp đại diện theo ủy
quyền giữa vợ và chồng...................................................................................3

III. Giao dịch thực hiện trên cơ sở đại diện theo ủy quyền giữa vợ chồng
liên quan đến tài sản chung............................................................................4

IV. Đánh giá..................................................................................................4

C. KẾT LUẬN...................................................................................................5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................6

2
[Type here]

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật Dân sự

Luật HN&GĐ: Luật Hôn nhân và Gia đình

3
[Type here]

A. MỞ ĐẦU

Kết hôn là sự kiện pháp lý tạo ra quan hệ hôn nhân và gia đình, như một sự tất
yếu, sau khi kết hôn, vợ chồng sống chung và thực hiện quan hệ tài sản nhằm
đáp ứng nhu cầu của gia đình. Thường thường, các tài sản sau khi kết hôn
thường được coi là tài sản chung của vợ chồng, nhưng trên thực tế, có nhiều
giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ cần một bên
vợ/chồng định đoạt. Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Phân
tích và đánh giá các giao dịch do một bên vợ, chồng thực hiện mà không có sự
thỏa thuận của vợ chồng vẫn được coi là hiệu lực pháp lý?”

B. NỘI DUNG
I. Giao dịch do vợ/chồng thực hiện trường hợp đại diện pháp luật

Theo khoản 3 Điều 24, đại diện theo pháp luật giữa chồng và vợ phát sinh khi
một bên vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự mà người vợ/chồng kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện
theo pháp luật của người đó. Điều 23 BLDS 2015, khi một người được Tòa án
ra quyết định tuyên bố là người có khó khăn trong nhân thức, làm chủ hành vi
thì Tòa án sẽ “chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người
giám hộ”.

Như vậy, khi vợ hoặc chồng là người giám hộ xác lập, thực hiện, chấm dứt các
giao dịch dân sự với người thứ ba liên quan đến tài sản chung của vợ chồng thì
về nguyên tắc, giao dịch đó sẽ có giá trị pháp lý, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ
về tài sản chung của vợ chồng.

II. Giao dịch do vợ/chồng thực hiên trong trường hợp đại diện theo
ủy quyền giữa vợ và chồng

Đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng xuất phát trên cơ sở ý chí tự nguyện,
tỉnh táo, minh mẫn của vợ hoặc chồng là người ủy quyền. Đại diện theo ủy

4
[Type here]

quyền giữa vợ và chồng phá sinh do nhu cầu cuộc sống liên quan đến tài sản
riêng của một bên hoặc tài sản chung của vợ chồng.

Trường hợp người được ủy quyền là người có quyền thay mặt vợ hoặc chồng
xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Các giao dịch do người đại diện xác lập và thực hiện trong phạm vi của người
đại diện sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của người đại diện. Ví dụ: người vợ có
thể ủy quyền cho chồng của mình tùy ý sử dụng số tiền mình được thừa kế để
đầu tư mua nhà, mua xe,… mà không cần đến sự đồng ý của mình. Trường hợp
đó, vẫn sẽ có giá trị về mặt pháp lý.

Trong trường hợp vợ/chồng kinh doanh riêng thì chồng hoặc vợ của họ chỉ có
thể là người đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến một hoạt
động kinh doanh nào đó được ủy quyền.

III. Giao dịch thực hiện trên cơ sở đại diện theo ủy quyền giữa vợ
chồng liên quan đến tài sản chung

Các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng phải có sự thỏa thuận
của cả hai bên, trừ trường hợp các giao dịch được vợ/chồng xác lập nhằm đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì phải chịu trách nhiệm riêng về các hậu
quả pháp lý phát sinh từ các giao dịch đó. Để đảm bảo lợi ích chung của gia
đình, khi một bên vợ/chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì phải có sự
thỏa thuận, thống nhất của vợ/chồng bằng văn bản. Trường hợp có sự thỏa
thuận của vợ chồng đồng ý cho một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì
người đó được quyền tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản đã
đưa vào kinh doanh. Và giao dịch đó hoàn toàn có giá trị về mặt pháp lý.

Tuy nhiên nếu định đoạt những tài sản chung của vợ chồng như: động sản, bất
động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập
chủ yếu của gia đình thì dù có vì nhu cầu thiết yếu của gia đình vẫn phải có sự

5
[Type here]

thỏa thuận của vợ chồng bằng văn bản. Như vậy, các nghĩa vụ về tài sản phát
sinh từ các hành vi kinh doanh của vợ chồng đều là nghĩa vụ chung

IV. Đánh giá

Tuy rằng việc ủy quyền được quy định trong Luật 2014, tuy nhiên vẫn chưa rõ
ràng nên dẫn tới nhiều hậu quả khác nhau. Có thể gây bất lợi cho bên còn lại khi
bên được đại diện lợi dụng quyền đại diện để thực hiện các giao dịch có lợi ích
cho bản thân. Trong quá trình kinh doanh có thể xảy ra nhiều tình huống, nên
vợ và chồng phải sử dụng quyền thỏa thuận về việc kinh doanh cũng như xác
định tài sản đưa vào kinh doanh theo cơ sở thực tiễn.

“Đại diện” là một chế định quan trọng trong BLDS, tuy nhiên trong Luật
HN&GĐ mới chỉ dừng lại ở mức khái quát, vẫn chưa thể đi sâu vào khi phát
sinh tranh chấp đối với vấn đề đại diện trong quan hệ kinh doanh giữa vợ và
chồng. Nếu chỉ quy định và không có hướng dẫn cụ thể, vẫn có thể gây hiểu
nhầm khi những phát tranh chấp phát sinh. Vợ chồng ngoài những tài sản hữu
hình, còn có những tài sản vô hình mang những giá trị lớn mà các luật khác đã
công nhận, cần có hướng dẫn luật cụ thể hơn về những vấn đề như giao dịch
một bên vợ/chồng.

Điều 26 LHN&GĐ chưa rõ ràng gây tới việc hiểu sai vợ/chồng được ghi tên
trên giấy chứng nhận sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung có quyền đại
iện cho người còn lại trong việc thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản đó.

C. KẾT LUẬN

Như vậy, ta có thể thấy tài sản của vợ chồng là tài sản được hình thành trong
thời kì hôn nhân, việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng phải được cả hai vợ
chồng đồng ý. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều giao dịch liên quan đến tài sản
chung của vợ chồng nhưng chỉ một bên vợ/chồng định đoạt mà vẫn có giá trị
pháp lý. Cho dù pháp luật trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã nêu ra
những trường hợp giao dịch chỉ một bên vợ/chồng thực hiện mà vẫn có giá trị

6
[Type here]

pháp lý nhưng vẫn còn chưa rõ ràng và cụ thể, vẫn còn gây nên hiểu lầm khi có
những tranh chấp phát sinh.

7
[Type here]

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình đại học Luật Hà Nội
2. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
3. Bộ luật Dân sự năm 2015
4. Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014

You might also like