You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn: Luật Hôn nhân và gia đình

Giảng viên: Lê Vĩnh Châu

Nhóm: 1

Lớp: CLCQTL47B

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên

Triệu Hoàng Bảo Nguyên 2253401020166

Nguyễn Gia Phước 2253401020199

Bùi Nguyễn Hà Phương 2253401020200

Trương Ngọc Thái 2253401020221

Nguyễn Ngọc Trúc Vy 2253401020301

Đoàn Nguyễn Thể Xuyên 2253401020309


Mục lục
Câu 1.........................................................................................................................3
Câu 2. ......................................................................................................................3
Câu 3 ........................................................................................................................4
Câu 4.........................................................................................................................4
Bài tập 5....................................................................................................................4
Bài tập 6....................................................................................................................5
Bài tập 7....................................................................................................................7

1
Câu 1. Tài sản chung của vợ chồng mà phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy
chứng nhận quyền sở hữu bắt buộc phải ghi tên của cả hai vợ chồng.
- Nhận định đúng.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Trong trường
hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền
sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử
dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
- Như vậy, tài sản chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu
thì giấy chứng nhận quyền sở hữu bắt buộc phải ghi tên của cả hai vợ chồng, trừ trường
hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Câu 2. Xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến tài sản chung của
của vợ chồng thì phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
- Nhận định sai. Vì có một số trường hợp vợ hoặc chồng được xác lập, thực hiện giao
dịch liên quan đến tài sản chung vợ chồng mà không cần có thỏa thuận chung vợ chồng.
- Cơ sở pháp lý:
- Khoản 1 Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP:
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong
trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ
trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 : “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận
về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực
hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.”
- Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
1. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản
ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao
dịch liên quan đến tài sản đó
2. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản
mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có
quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân
sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.
Như vậy khi vợ chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung (không
bao gồm tài sản là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký

2
quyền sở hữu, tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình) để đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, đại diện giữa vợ hoặc
chồng trong kinh doanh hay giao dịch với người thứ ba ngay tình thì không nhất thiết có
sự đồng ý của bên còn lại

Câu 3 : Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ được coi
là có hiệu lực pháp lý khi được Tòa án công nhận.
- Nhận định sai. Vì việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không chỉ có hiệu
lực pháp lý khi được Tòa án công nhận mà còn có thể thông qua thỏa thuận thành lập văn bản, văn
bản này chỉ cần công chứng.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 38 và khoản 3 Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản
chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền
yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng
theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.”
- Theo khoản 3 Điều 39 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp Tòa án
chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết
định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”

Câu 4. Tài sản chung của vợ chồng có thể bao gồm cả tài sản mà mỗi người làm ra
được trước khi kết hôn.
- Nhận định đúng
- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Khoản 1 Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Việc nhập tài sản riêng
của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng”
Theo pháp luật Việt Nam có quy định về chế độ tài sản theo thỏa thuận. Theo đó người
vợ và người chồng có thể thỏa thuận để xác định tài sản riêng của mỗi người thành tài sản
chung. Vậy trường hợp có trước thời kỳ hôn nhân của vợ hoặc chồng thì có thể trở thành
tài sản chung theo thỏa thuận của hai vợ chồng.

3
Bài tập 5. Anh A dùng 100.000 đ (Tiền của vợ anh A cho anh A) mua 10 tờ vé số.
Nếu trúng thưởng, số tiền này là của riêng anh A hay là của chung vợ chồng anh A.
- Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Nghị định số
126/2014/NĐ-CP quy định về tài sản chung vợ chồng và các khoản thu nhập được xem là
thu nhập chung của vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân như sau:
Điều 33 Luật hôn nhân và Gia đình quy định về Tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập
hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều
40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và
tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có
được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm
nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định về thu nhập hợp pháp
khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:
“1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định
tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.…..”
Trong trường hợp này tiền mà vợ anh A cho anh A là tài sản chung hợp pháp của hai vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân và tiền mua vé số được xác định là tài sản chung của hai
vợ chồng.
- Do đó, khi anh A trúng số thì người vợ được hưởng ½ khoản tiền trúng số theo quy định
của Luật Hôn nhân gia đình. Như vậy, theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình và các
Nghị định hướng dẫn thi hành thì khoản tiền trúng số được xem là khoản thu nhập hợp
pháp trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Bài tập 6. Tôi chuẩn bị LH. Mọi việc đã xong, nhưng chồng tôi lại đòi chia vàng
cho vào lúc đám cưới, vì lúc đó, ngoài số vàng nữ trang cha mẹ chồng đeo cho tôi
(như bông cưới, vòng, dây chuyền) thì còn một số vàng khâu (vàng 24k) mà người
thân cho tôi. Tôi có phải chia ½ vàng cưới cho chồng tôi không ? Nghe nói, nữ trang
đeo cho cô dâu không phải chia, vì đó là TSR của cô dâu. Điều này có đúng không?
Trả lời:

4
- Trước đây, theo Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao đã có hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân - Gia đình,
đối với vụ án ly hôn mà vợ chồng có tranh chấp về tài sản là nữa trang ngày cưới được
pháp luật quy định như sau:
- Đồ trang sức mà người vợ hoặc người chồng được cha mẹ vợ hoặc chồng tặng cho riêng
trong ngày cưới là tài sản riêng;
- Nhưng nếu vàng, đồ trang sức khác được cho chung cả hai người với tính chất là tạo
dựng cho vợ chồng một số vốn thì coi là tài sản chung.
- Hiện nay, nghị quyết này đã được thay thế bởi Nghị quyết 02/NQ-HĐTP, tuy nhiên
Nghị quyết số 02 lại không còn đề cập đến vấn đề này nữa. Theo đó, Luật Hôn nhân và
Gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng như
sau:
Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản
được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng
cho vợ chồng theo quy định tại điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu
thiết yếu của vợ, chông và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu
riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ,
chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện
theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập
hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều
40 của Luật này; tài sản mà chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài
sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng,
trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được
thông qua giao dịch bằng tài sản riêng
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm
nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung
- Như vậy, nếu khi gia đình cho vàng có nói đây là cho để tạo dựng cho vợ, chồng một số
vốn làm ăn hoặc có thỏa thuận rằng cho cả hai vợ chồng thì vàng cưới sẽ được coi là tài
sản chung. Khi ly hôn, hai vợ chồng xảy ra tranh chấp tài sản thì số vàng này có thể chia

5
đôi theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Còn nếu gia đình bạn tuyên bố là vàng
này chỉ cho mỗi bạn thì khi đó đây là tài sản của riêng bạn. Khi đó, nếu ly hôn xảy ra
tranh chấp về tài sản thì vàng cưới gia đình bạn cho là của bạn. Tuy nhiên, trên thực tế,
trong trường hợp này những nữ trang như đôi bông cưới, dây chuyền, vòng được tính là
đồ dạm hỏi thì thường được coi là nữ trang cho riêng cô dâu nên vẫn có thể xem là tài sản
riêng. Còn đối với vàng khâu (vàng 24k), tuy là đeo cho bạn nhưng nếu người cho xác
định vào thời điểm cho là cho hai vợ chồng thì vẫn là tài sản chung. Nhưng trong trường
hợp này người thân cho cô dâu thì vẫn được xem là tài sản riêng của cô dâu.

Bài tập 7. Tôi có một căn nhà do được cha mẹ tặng cho riêng, tôi xin hỏi tiền cho
thuê nhà từ căn nhà được tặng cho này có phải là TSR của tôi hay không, hoặc tôi đi
thế chấp vay vốn ngân hàng để làm ăn thì tiền thu được sau khi trả nợ ngân hàng có
phải là TSR của tôi hay không.
- Tiền cho thuê nhà từ căn nhà được tặng cho này được gọi là hoa lợi, lợi tức. Theo khoản
1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân” thì cũng được xem là tài sản chung
của vợ chồng. Trong trường hợp này: tiền cho thuê nhà từ căn nhà được tặng cho này
được xem là tài sản chung của vợ và chồng
- Tiền thu được từ việc làm ăn thì đây là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân cũng là tài sản chung của vợ
chồng. Vậy tiền thu được từ việc làm ăn cũng là tài sản chung của vợ và chồng

6
7

You might also like