You are on page 1of 3

- Trong thực tiễn xét xử những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì các vấn đề xoay

ay quanh
việc giải quyết quan hệ tài sản giữa vợ và chồng khi và sau khi ly hôn luôn là vấn đề hết
sức khó khăn và phức tạp. Hầu hết các vụ việc ly hôn đều xuất phát từ những mâu thuẫn
trong đời sống vợ chồng. Do đó khi ly hôn, các bên sẽ có những bất đồng trong việc giải
quyết tài sản và bên nào cũng muốn được phần nhiều hơn. Những tranh chấp về tài sản
trong ly hôn còn được sự quan tâm hơn câu chuyện hôn nhân, vấn đề tranh chấp tài sản
trong hôn nhân không chỉ được người trong cuộc quan tâm mà đôi khi còn thu hút rất nhiều
người ngoài cuộc theo dõi.

- Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại khoản 1 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm
2014 và trên tinh thần của pháp luật tố tụng dân sự về quyền tự định đoạt của đương sự thì
vấn đề chia tài sản chung khi ly hôn thì Tòa án chỉ giải quyết vấn đề này nếu có yêu cầu từ
đương sự đó là vợ, chồng. Nếu vợ, chồng không có yêu cầu tức là họ hoàn toàn có quyền
tự mình thỏa thuận việc chia hay không chia tài sản chung.
- Tài sản chung của vợ, chồng có thể chia theo sự thỏa thuận của các bên, trong trường hợp
các bên không có thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề chia tài sản chung.
Trước đây pháp luật Việt Nam chỉ quy định giữa vợ và chồng chỉ tồn tại một chế độ tài sản
duy nhất đó là chế độ tài sản theo luật định. Hiện nay, từ lúc Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 có hiệu lực, bên cạnh chế độ tài sản theo luật định thì còn có chế độ tài sản theo
thỏa thuận giữa vợ và chồng.
- Khi xét tới vấn đề chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn thì trước hết phải xem xét
chế độ tài sản mà vợ chồng đang áp dụng là chế độ tài sản nào. Nếu là chế độ tài sản theo
thỏa thuận thì áp dụng theo những thỏa thuận đó. Trong trường hợp thỏa thuận không đầy
đủ, không rõ ràng hoặc có những thỏa thuận không phù hợp với tinh thần của pháp luật thì
sẽ áp dụng các nguyên tắc về chia tài sản khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
- Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thì nguyên tắc quy định tại Điều 59 Luật hôn
nhân và gia định năm 2014 thì trước hết khối tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng sẽ xét
tới những yếu tố: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố
sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để
các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
Khi đánh giá toàn diện bốn yếu tố trên thì Tòa án sẽ có những phán quyết về phần quyền sở
hữu của mỗi bên đối với khối tài sản chung của vợ, chồng sau khi ly hôn. Tài sản chung
của các bên ưu tiên được chia bằng hiện vật. Bên mà nhận tài sản có giá trị lớn hơn phần
mà mình đang được nhận thì phải có nghĩa vụ hoàn lại phần giá trị tương ứng cho bên kia.
- Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc phân chia tài sản sau khi ly
hôn. Liệu có thể coi Bitcoin là tài sản và có thể chia sau khi ly hôn ?
- Bitcoin1 (ký hiệu: BTC, XBT,) là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi một cá nhân
hoặc tổ chức vô danh dùng tên Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ
năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không
cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
- Căn cứ vào Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản như sau:“Tài sản là
vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất
động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
- Quyền tài sản được quy định tại Điều 115 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau: “Quyền tài sản
là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí
tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”
- Căn cứ khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010: “Giấy tờ có giá là
bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở
hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”

vi.wikipedia.org/wiki/Bitcoin
- Tại khoản 6 và 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP thanh toán không dùng tiền mặt sửa
đổi bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định: “ Phương tiện thanh toán không dùng tiền
mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm:
Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh
toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Phương tiện thanh toán không hợp
pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định nêu trên”
- Ngoài ra, Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi
Văn phòng Chính phủ cũng khẳng định: “Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng
không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của
pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin,
Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện
thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định
96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và
ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.”
- Do đó, Bitcoin không phải là vật vì không thể cầm, nắm được, cũng không phải là quyền
tài sản, giấy tờ có giá. Bitcoin cũng không được xem là phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt. Theo quy định của pháp luật hiện hành Bitcoin không được xem là tài sản và việc
sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ
vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, dựa
theo các quy định của Nhà nước Bitcoin không phải là tài sản nên không thể phân chia như
tài sản chung khi hai vợ chồng ly hôn.

You might also like