You are on page 1of 3

DS3

- Bitcoin là gì?
Pháp luật hiện nay vẫn chưa định nghĩa về Bitcoin nhưng có thể hiểu Bitcoin là
một loại tiền ảo - một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần
mềm mã nguồn mở, không phải là đồng tiền pháp định do chính phủ của một
quốc gia phát hành, không có sự quản lý, được phát hành bởi những người phát
triển phần mềm cũng thường là người kiểm soát hệ thống và được sử dụng,
chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định.
Những cộng đồng này tự tạo ra Bitcoin để lưu hành nhằm mục đích dùng để
trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ.
- Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?
Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, thì Bitcoin không là tài sản.
Vì theo như bản án: “Xét kháng cáo của các bị cáo yêu cầu xác định các bị cáo
chỉ phạm tội “Cướp tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 168 Bộ luật
hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo và các luật sư bào chữa cho các bị cáo cho
rằng các bị cáo chiếm đoạt tiền điện tử (tiền ảo), nhưng hiện nay pháp luật chưa
có quy định cụ thể về tiền điện tử (tiền ảo) và đây không phải là tài sản theo
quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự nên Bản án sơ thẩm xác định các bị cáo
chiếm đoạt 18.880.000.000 đồng (quy đổi từ 86,91 Bitcoin). Từ đó, đề nghị
Hội đồng xét xử xác định các bị cáo phạm tội “Cướp tài sản” theo quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự.”
- Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp
luật Việt Nam không?
Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án không xác định Bitcoin là tài sản theo pháp
luật Việt Nam vì căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản
có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Bộ luật Dân sự 2015 không định nghĩa tài sản là gì mà chỉ liệt kê tài sản gồm
bất động sản và động sản và bất động sản, động sản có thể là tài sản hiện có và
tài sản hình thành trong tương lai tại Điều 105. Xét theo các quy định pháp lý
mà Bộ luật này hay luật khác có liên quan điều chỉnh thì chưa có quy định nào
định nghĩa, điều chỉnh về Bitcoin.
Và theo Điều 16, Điều 17 và khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước 2010
thì bitcoin không được xem là đơn vị tiền tệ của nhà nước Việt Nam đồng thời
cũng không được xem là ngoại tệ, ngoại hối.
“Ngân hàng Nhà nước đã trình Chỉnh phủ ban hành Nghị định số 80/2016/NĐ-
CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2014/NĐ-CP về
thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó đã bổ sung quy định về phương tiện
thanh toán hợp pháp tại Việt Nam (không bao gồm bitcoin và các loại tiền ảo)
và bổ sung quy định cấm phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán
không hợp pháp (như bitcoin và các loại tiền ảo tương tự). Cơ quan này cũng
đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó đã quy định chế
tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng
phương tiện thanh toán không hợp pháp. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã
phối hợp với Bộ Tư pháp bổ sung chế tài xử lý hình sự đối với hành vi phát
hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp.”
[https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM110675 ]
Vì thế không có một văn bản quy phạm pháp luật nào ở Việt Nam cho đến thời
điểm hiện tại ghi nhận bitcoin là tài sản, hàng hóa, phục vụ cho việc thanh toán
hay tiêu dùng hợp pháp ở Việt Nam để làm căn cứ cho Tòa án xác định bitcoin
là 1 loại tài sản.
- Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ
thống pháp luật mà anh/chị biết.
Cụ thể, vào ngày 9/6/2021 El Salvador thông qua Luật Bitcoin, trở thành quốc
gia đầu tiên trên thế giới công nhận bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp
trong giao dịch.
Ngày 28/4/2022, Chính phủ Cộng hòa Trung Phi thông báo tiền kỹ thuật số,
bao gồm Bitcoin, được coi là tiền tệ chính thức tại nước này. Trở thành quốc
gia thứ hai sau El Salvador công nhận tính hợp pháp.
- Theo anh/chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì sao?
Thứ ba, do không có sự giám sát, can thiệp bởi bên thứ ba, ngân hàng hay cơ
quan nhà nước cùng với tính ẩn danh cao khi giao dịch, Bitcoin có thể bị lạm
dụng là phương tiện cho tội phạm rửa tiền, buôn bán hàng cấm, trốn thuế và
mua bán, trao đổi những tài sản phi pháp khác.
- Quyền tài sản là gì?
Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận: “Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ,
quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.
Từ quy định trên có thể hiểu rằng “quyền tài sản là một dạng tài sản đặc thù,
không tồn tại dưới dạng vật chất hữu hình, là một loại quyền dân sự có nội
dung kinh tế, có thể trị giá được bằng tiền, do chủ thể có quyền tự mình thực
hiện hoặc yêu cầu người khác thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc
tinh thần của người có quyền” [ trích giáo trình ].
So với BLDS 2005 quy định về quyền tài sản tại Điều 181 “Quyền tài sản là
quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể
cả quyền sở hữu trí tuệ” thì Điều 115 của BLDS 2015 đã lượt bỏ yếu tố “có thể
chuyển giao trong giao dịch dân dân sự” thì những quyền dù trị giá được được
bằng tiền nhưng không thể chuyển giao trong giao dịch dân sự vẫn được xem là
quyền tài sản ví dụ như quyền cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
do sức khỏe, nhân phẩm,…bị xâm phạm. Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015
còn liệt kê các loại quyền tài sản bao gồm: Quyền đối với đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và quyền tài sản khác.
[ https://tapchitoaan.vn/quyen-tai-san-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-nam-
2015]
- Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là
quyền tài sản không?
Hiện nay vẫn chưa có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền
mua tài sản là quyền tài sản. Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 115 chỉ quy định
quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ,
quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác theo cách thức liệt kê. Tuy nhiên
đã có án lệ đối với trường hợp xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu
của nhà nước theo nghị định số 61-CP ngày 05-7-1994 về mua bán và kinh
doanh nhà ở của Chính phủ. Đó là án lệ Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày
10-4-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xác định quyền
thuê, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là quyền tài sản.
DS Tháng
- Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố chết
biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?
Ông Trần Văn C bỏ nhà đi biệt tích vào cuối năm 1985, gia đình ông C đã tổ chức
tìm kiếm thông tin nhưng không có kết quả. Công an phường Phước Bình, Quận 9
không xác định được ngày, tháng ông C vắng mặt.

Chị Quản Thị K vào năm 1992 đã đi khỏi nhà và gia đình không có tin tức gì mặc dù
đã đăng thông báo tìm kiếm. Đến nay đã hết thời hạn thông báo theo quy định của
pháp luật nhưng chị K vẫn không về và không có thông tin gì của chị K. Vì vậy chị K
đã biệt tích hơn 5 năm liền và cũng không còn tin tức xác thực là còn sống

Cụ Phạm Văn C bỏ nhà đi từ tháng 1 năm 1997, gia đình bà K đã tìm kiếm nhiều lần
nhưng không có tin tức. Theo thông tin từ Cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà
Nội xác nhận cụ C nhận lương hưu lần cuối cùng vào tháng 4/1997.

- Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu cơ
sở pháp lý và ví dụ minh hoạ.
Ví dụ: Anh M và chị S kết hôn, anh M bỏ đi biệt tích trên 5 năm và gia đình, cơ quan
thẩm quyền không xác định được tin tức là anh M còn sống. Căn cứ tại khoản 1 Điều
72 Bộ luật Dân sự 2015: “1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết
có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác
của người đó được giải quyết như đối với người đã chết” và Điều 65 của Luật Hôn
nhân và gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là
đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong
bản án, quyết định của Tòa án.”. Vì vậy, khi chị S yêu cầu Tòa án tuyên bố anh M
chết, thì quan hệ hôn nhân giữa anh M và chị S đương nhiên chấm dứt kể từ ngày
tuyên bố chết.

You might also like