You are on page 1of 1

Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức

người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc).
Theo PGS. TS. Đỗ Văn Đại, trong thực tế, người lập di chúc thường không hủy
bỏ
di chúc một cách minh thị mà có hành vi cho phép suy luận rằng họ không
muốn giữ di
chúc nữa. Chẳng hạn, người lập di chúc định đoạt lại tài sản của mình bằng di
chúc khác
và thực tiễn xét xử theo hướng di chúc trước bị hủy bỏ (nên không có giá trị).
Trong vụ việc của Quyết định số 175/2010/DS-GĐT ngày 27-4-2010 của Tòa
dân
sự Tòa án nhân dân tối cao, ngày 1-7-1990 cụ Tảng lập di chúc để lại tài sản
cho các con.
Tuy nhiên, ngày 15-9-1992 cụ Tảng lại lập một di chúc khác. Về phía mình,
Tòa giám
đốc thẩm đã xét rằng: “Trong trường hợp di chúc năm 1992 cụ Tảng tự nguyện
lập, khi
minh mẫn và không bị lừa dối thì di chúc năm 1990 không có hiệu lực vì đã có
di chúc
năm 1992”. Điều này cho thấy di chúc năm 1990 bị hủy bỏ bằng việc người lập
di chúc
lập di chúc mới có nội dung khác liên quan đến tài sản trong di chúc năm
199039 .
Tương tự như vậy với vụ việc trong Quyết định số 619/2011/DS-GĐT ngày 18-
8-
2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Cụ Dương Văn Trượng lập “Tờ
ủy quyền
để lại thay lời chúc ngôn” vào ngày 01-3-1979 (thực tế là năm 1997) để lại tài
sản cho
con mình. Vào ngày 07-02-1999, cụ Trượng lại lập một di chúc khác.

You might also like