You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ
BUỔI THẢO LUẬN THÁNG HAI
GIẢNG VIÊN:
DANH SÁCH NHÓM
BÀI THÁNG THỨ HAI (TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ)
VẤN ĐỀ 1: HÌNH THỨC SỞ HỮU
1. Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2005? Nêu rõ các hình
thức sở hữu trong BLDS.
CSPL: Điều 172 BLDS 2005
Có 6 hình thức sở hữu trong BLDS 2005, bao gồm sở hữu nhà
nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
2. Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2015? Nêu rõ các hình
thức sở hữu trong BLDS.
CSPL: Mục 2 Chương XIII BLDS 2015
Có 3 hình thức sở hữu trong BLDS 2015, bao gồm sở hữu toàn dân,
sở hữu riêng và sở hữu chung
3. Suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi về hình thức sở hữu giữa hai
Bộ luật trên.
Từ 6 hình thức sở hữu trong BLDS 2005, BLDS 2015 đã giảm
xuống còn 3 hình thức. Sự thay đổi về hình thức sở hữu trong hai Bộ luật
trên là hợp lý. Vì việc phân chia thành 6 hình thức sở hữu của BLDS 2005
không phù hợp, giống như phân loại thành phần kinh tế hơn là phân loại
hình thức sở hữu. Ngoài ra nó còn không phù hợp với Hiến pháp hiện
hành khi đó. Theo Điều 15 Hiến pháp năm 1992, nước ta có 3 chế độ sở
hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân; do đó việc phân
chia thành 6 hình thức sở hữu của BLDS 2005 là chưa hợp lý. BLDS 2015
đã thay đổi còn 3 hình thức bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở
hữu chung, nó đảm bảo chỉ cần dùng một yếu tố duy nhất nhằm xác định
các hình thức sở hữu: chủ thể có quyền trực tiếp chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt tài sản. Điều đó cũng phù hợp hơn với quy định về chế độ sở
hữu theo Hiến pháp.
VẤN ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ
 Quyết định số 382/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
Tóm tắt:
- Chủ thể tranh chấp:
+ Nguyên đơn: bà Nga
+ Bị đơn: Ông Tuyền
- Vấn đề tranh chấp giữa các bên: “Tranh chấp về thừa kế tài sản”.
- Quyết định của Tòa án:
+ Tòa án phúc thẩm không công nhận di chúc của bà Như là di chúc hợp
pháp vì lí do Bệnh xá Công an tỉnh An Giang không có chức năng khám
sức khỏe để lập di chúc.
+ Trong Quyết định số 382, theo Tòa giám đốc thẩm khi lập di chúc năm
2005 cụ Như có minh mẫn, vui vẻ.
Vì trong quá trình giải quyết vụ án, ông On, ông Kiếm và ông Hiếu đều
có lời khai xác nhận tại thời điểm bà Như lập di chúc, trạng thái tinh thần
của bà vui vẻ, minh mẫn. Đồng thời ông On, ông Kiếm và ông Hiếu
không phải là người được hưởng thừa kế, không phải là người có quyền
và nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc nên có cơ sở xác định di chúc
bà Như lập vào năm 2005 thể hiện đúng ý chí của bà khi lập di chúc.
1. Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh
mẫn thì di chúc có giá trị pháp lý không? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
CSPL: Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám
hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết
chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng
hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được
coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1
Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể
hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng
và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người
làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối
cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm
quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm
chứng.
 Như vậy, vào thời điểm lập di chúc, người lập di chúc không minh
mẫn thì di chúc không phải là di chúc hợp pháp và không có giá trị
pháp lý.
2. Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 382, theo Tòa phúc
thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì
sao Tòa phúc thẩm đã quyết định như vậy?
Trong Quyết định số 382, Tòa phúc thẩm không công nhận di
chúc của bà Như là di chúc hợp pháp vì lí do Bệnh xá Công an tỉnh
An Giang không có chức năng khám sức khỏe để lập di chúc.
3. Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc
năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm
đã quyết định như vậy?
Trong Quyết định số 382, theo Tòa giám đốc thẩm khi lập di
chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn, vui vẻ.
Vì trong quá trình giải quyết vụ án, ông On, ông Kiếm và ông
Hiếu đều có lời khai xác nhận tại thời điểm bà Như lập di chúc, trạng
thái tinh thần của bà vui vẻ, minh mẫn. Đồng thời ông On, ông Kiếm
và ông Hiếu không phải là người được hưởng thừa kế, không phải là
người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc nên có cơ
sở xác định di chúc bà Như lập vào năm 2005 thể hiện đúng ý chí của
bà khi lập di chúc.
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm.
 Quyết định số 545/2009/DS-GĐT ngày 26/10/2009 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
Tóm tắt:
- Chủ thể tranh chấp:
+ Nguyên đơn: bà Nguyệt, ông Thuỷ;
+ Bị đơn: bà Thuyết.
- Vấn đề tranh chấp giữa các bên: “Tranh chấp về thừa kế tài sản”.
- Nội dung Quyết định số 545/2009/DS-GĐT:
+ Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao xét thấy việc Toà án cấp phúc
thẩm chua di sản thừa kế của cục Kiệt theo pháp luật đồng thời không
công nhận văn bản “Tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày 20/9/1997,
văn bản “Tờ di chúc” lập ngày 15/9/2000 là đúng.
+ Đối với “Tờ di chúc” lập ngày 3/1/2001, Toà dân sự Toà án nhân
dân tối cao xét thấy việc Toà phúc thẩm cho rằng cụ Biết lập di chúc
trong tình trạng thiếu minh mẫn là không có căn cứ. Do “Tờ di chúc”
được lập vào ngày 3/1/2001, mà ở khoảng thời gian đó, ông Dầm, ông
Thắng, bà Mỹ xác nhận rằng khi lập di chúc cụ Biết vẫn minh mẫn.
5. Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc
thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì
sao Tòa phúc thẩm đã quyết định như vậy?
Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc
thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết đang trong tình trạng thiếu
minh mẫn. Toà án căn cứ vào việc vào tháng 11, 12 năm 2000 cụ Biết
phải nhập viện điều trị với triệu chứng theo chẩn đoán là “thiếu máu
cơ tim, xuất huyết não, cao huyết áp”.
6. Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc
năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm
đã quyết định như vậy?
Trong vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa giám đốc
thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết đang trong tình trạng minh
mẫn. Bởi vì dựa trên lời khai của ông Thắng (người viết hộ di chúc
cho cụ Biết), ông Dầm (người chứng kiến cụ Biết đọc di chúc cho ông
Thắng viết), ngày 3/1/2001, khi lập “Tờ di chúc”, cụ Biết đang trong
tình trạng minh mẫn khi đọc di chúc. Đồng thời, theo lời khai của bà
Mỹ, ngày 4/1/2001 khi cụ Biết điểm chỉ vào hợp đồng cho thuê vườn
cây trong 4 năm với bà thì cụ Biết đang minh mẫn và còn chỉ dẫn bà
chăm sóc vườn cây.
7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm.
Hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm là hợp lý. Bởi vì
theo điều 652 BLDS 2005 về điều kiện hợp pháp của di chúc, di chúc
được coi là hợp pháp khi người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong
khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép và nội dung di
chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không
trái quy định của pháp luật. Do đó việc xác định khi lập di chúc cụ
Biết đang là người minh mẫn sẽ giúp cho di chúc của cụ Biết được
công nhận là hợp pháp. Hướng giải quyết trên là có căn cứ khi dựa
vào lời khai của các người làm chứng để bảo vệ được quyền lợi của
người lập di chúc và người thừa kế theo di chúc.
8. Di tặng là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng
cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
CSPL: khoản 1 Điều 646 BLDS 2015.
9. Để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện gì?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện
sau:
Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa
kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành
thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng
không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
CSPL: khoản 2 Điều 646 BLDS 2015.
10. Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho ai? Đoạn nào
của Quyết định cho câu trả lời?
Trong quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho 3 cháu
ngoài là ông Hùng, bà Diễm và ông Hoàng.
Đoạn trong Quyết định: “Cụ Biết di tặng tài sản riêng và chung
cho ba cháu ngoại là ông Hùng, bà Diễm và ông Hoàng.”
11. Di tặng trên có được Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của
Quyết định cho câu trả lời?
12. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên
quan đến di tặng.
13. Truất quyền thừa kế là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
CSPL: Điều 609. Quyền thừa kế
"Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài
sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di
chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc."
CSPL: Điều 624 BLDS 2015: Di chúc
"Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của
mình cho người khác sau khi chết."
CSPL: Khoản 1 Điều 626 BLDS 2015: Quyền của người lập di
chúc
"Người lập di chúc có quyền sau đây:
Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế."
 Truất quyền thừa kế là quyền của người lập di chúc và dựa trên ý
chí của người lập di chúc.
CSPL: Khoản 3 Điều 651 BLDS 2015
"3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu
không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng
di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
 Truất quyền thừa kế là người thừa kế bị tước đi quyền thừa kế di
sản.
 Truất quyền thừa kế là quyền của người lập di chúc. Truất quyền
thừa kế là việc người lập di chúc không muốn để lại di sản thừa kế
của mình cho một người nào đó và ý chí này được ghi trong di
chúc.
14. Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của
ai? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế
của: vợ chồng bà Nguyệt và con nuôi của bà Nguyệt.
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: “Ngoài ra bà Thuyết còn
khai như sau: “Ngày 20-9-1997, cụ Biết có lập tờ truất quyền hưởng
thừa kế có nội dung: Cụ Biết được cụ Kiệt giao quyền định đoạt tài
sản theo tờ ủy quyền 16-7-1997, cụ Biết truất quyền hưởng thừa kế
của bà Nguyệt cùng chồng và con nuôi của bà Nguyệt đối với những
tài sản chung và riêng của cụ Kiệt và cụ Biết tại ấp Bình Phước.”
15. Truất quyền trên của cụ Biết có được Tòa án chấp nhận không?
Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Truất quyền trên của cụ Biết không được Tòa án chấp nhận.
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: “Tòa án cấp phúc thẩm
không công nhận “Tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày 20-9-1997
và “Tờ di chúc” ngày 15-9-2000 bởi các văn bản này không phù hợp
quy định của pháp luật cả về nội dung và hình thức văn bản là có căn
cứ.”
16. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên
quan đến truất quyền thừa kế.
17. Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản nào?
Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản
sau: tài sản của cụ Biết trong khối tài sản chung với cụ Kiệt và phần
tài sản cụ Biết được hưởng thừa kế di sản của cụ Kiệt.
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: “Do đó, Hội đồng giám
đốc thẩm Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét thấy có cơ sở
chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hủy Bản án
dân sự phúc thẩm số 263/2007/PTDS ngày 4-10-2007 của Tòa án
nhân dân tỉnh Bình Dương, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh
Bình Dương xét xử phúc thẩm lại vụ án, nếu không có chứng cứ mới
thì phải công nhận di chúc của cụ Biết lập ngày 3-1-2001 có hiệu lực
đối với tài sản của cụ Biết trong khối tài sản chung với cụ Kiệt và
phần tài sản cụ Biết được hưởng thừa kế di sản của cụ Kiệt; phần di
sản của cụ Kiệt chia thừa kế theo pháp luật cho bà Nguyệt, bà
Thuyết”.
18. Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị
pháp lý phần nào? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý phần di
sản của cụ Biết.
Tại đoạn: “… HĐTP Tòa dân sự TAND tối cao xét thấy có cơ
sở chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao, hủy Bản
án dân sự phúc thẩm số 263/2007/PTDS ngày 4-10-2007 của TAND
tỉnh Bình Dương, giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Bình Dương xét
xử phúc thẩm lại vụ án, nếu không có chứng cử mới thì phải công
nhận di chúc của cụ Biết lập ngày 3-1-2001 có hiệu lực đối với tài sản
của cụ Biết trong khối tài sản chung với cụ Kiệt và phần tài sản của cụ
Biết được hưởng thừa kế di sản của cụ Kiệt; phần di sản của cụ Kiệt
chia thừa kế theo pháp luật cho bà Nguyệt, bà Thuyết”.
19. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát
và Tòa dân sự.
20. Sự khác nhau giữa “truất quyền thừa kế” và “không được hưởng
di sản” trong chế định thừa kế. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
“Truất quyền thừa kế”: Khoản 1 Điều 626 về quyền của người
lập di chúc: “Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của
người thừa kế”.
“Không được hưởng di sản”: Điều 621 về người không được
quyền hưởng di sản:
“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe
hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản,
xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di
sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế
khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa
kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di
sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di
chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái
với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di
sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó,
nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”.
- Sự khác nhau giữa “truất quyền thừa kế” và “không được hưởng di
sản”:
+ “Truất quyền thừa kế” có thể được hiểu là người để lại di sản không
muốn di sản của mình được một người nào đó thừa kế và ý chí này
được ghi vào di chúc hợp pháp.
+ “Không được hưởng di sản” có thể được hiểu là cơ chế bảo vệ của
pháp luật đối với di chúc, người để lại di sản, người thừa kế di sản.
Người gây phương hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của người để lại
di sản và người thừa kế khác có thể không được hưởng di sản, trừ khi
người để lại di sản cho phép. Quy định này hạn chế hành vi gây cản
trở, bất lợi cho người để lại di sản, người thừa kế di sản khác nhằm
trục lợi tài sản thừa kế.
21. Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự,
bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng
ông Bình không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự
thì hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình của
bà Nga là chưa có cơ sở xác định.
Điều đó được thể hiện ở Đoạn 2 phần xét thấy Tòa án nhân dân
tối cao trong Quyết định. Cụ thể: “Theo các tài liệu có trong hồ sơ thì
chưa có cơ sở xác định bà Nga đã có hành vi bạc đãi cho mẹ, nên
cũng không có cơ sở để xác định bà Nga đã có hành vi vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình.”
22. Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga có được hưởng thừa kế
di sản của ông Bình không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga không được hưởng
thừa kế di sản của ông Bình.
CSPL: khoản 1 Điều 621 BLDS 2015:
“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe
hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản,
xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di
sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế
khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa
kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di
sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di
chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái
với ý chí của người để lại di sản.”
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 thì nếu có
cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga không được hưởng thừa kế di sản
của ông Bình.
23. Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về hướng giải quyết trên của Tòa
án liên quan đến hành vi của bà Nga
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.
2. Bộ luật Dân sự 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005.
3. Quyết định số 545/2009/DS-GĐT ngày 26/10/2009 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.
4. Quyết định số 382/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.

You might also like