You are on page 1of 2

Tóm tắt

Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
- Nguyên đơn: Ông Đỗ Văn Giang, sinh năm 1945.
- Bị đơn: Bà Hoàng Thị Ngâm, sinh năm 1945.
- Nội dung: Theo đơn khởi kiện ngày 16/01/2007 và được bổ sung vào ngày
12/09/2007, ông Đỗ Văn Quang trình bày: Mẹ ông Là cụ Hựu kết hôn với cụ Hằng
và có 02 người con chung là ông Hồng (vợ là bà Hoàng Thị Ngâm) và bà Lựu.
Năm 1950, cụ Hằng chết không để lại di chúc. Đến năm 1954, cụ Hựu có chung
sống với cụ Sách và có 01 người con chung là ông Quang. Ngoài ra, cụ Hựu còn
có 01 người con chung với cụ Dị là bà Diêm nhưng cụ đã mang bà Diêm cho một
gia đình khác nuôi dạy vì hoàn cảnh khó khăn. Đến năm 2005, cụ Hựu mất và để
lại một bản di chúc được lập vào năm 1998 với nội dung cụ Hựu để lại tài sản nhà,
đất cho bà Ngâm và bà Lựu. Nay ông Quang khởi kiện yêu cầu huỷ di chúc do
không hợp pháp và yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của cụ Hựu theo pháp luật.
1.7 Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có hình
thức phù hợp với quy định của pháp luật?
- Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại
khoản 1, 3, 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Di chúc hợp pháp để có hình
thức phù hợp:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối,
đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải
được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người
di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên
hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng
thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có
thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
- Ngoài ra di chúc còn cần thỏa điều kiện tại Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình
đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít
nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di
chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ
ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại
Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.”
- Như vậy, di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn 4 điều kiện:
 Di chúc phải được lập thành văn bản bởi người làm chứng.
 Phải có ít nhất 02 người làm chứng.
 Di chúc phải có chứng thực hoặc công chứng.
 Người làm di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt
người làm chứng.
1.8 Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu?
Các điều kiện đã được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu:
- Di chúc của cụ Hựu đã được lập thành văn bản (do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết).
- Di chúc của cụ Hựu đã được công chứng hoặc chứng thực (được Trưởng thôn là
ông Thưởng và UBND xã Mai Lâm xác nhận).
1.9 Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu?
Các điều kiện không được đáp ứng đối với di chúc của cụ Hựu là:
- Qua giám định dấu vân tay của cụ Hựu tại bản di chúc thì Viện khoa học hình sự
Tổng cục cảnh sát kết luận dấu vân tay mờ không thể hiện rõ các đặc điểm riêng
nên không đủ yếu tố giám định.
- UBND xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ ký ông Thưởng mà không xác nhận nội
dung di chúc.

You might also like