You are on page 1of 3

8.

Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của ông
Hựu?
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 652 BLDS 2005 và Khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 về
di chúc hợp pháp:
" Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải
được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực."
Vậy di chúc của cụ Hựu đáp ứng được điều kiện "lập thành văn bản", có 2 người
làm chứng là ông Vũ và cụ Đỗ Thị Qúy (mẹ của ông Vũ) không rơi vào trường
hợp những người không được làm chứng, cụ thể là thừa kế theo pháp luật theo
Điều 654 BLDS 2005 và Điều 632 BLDS 2015.
9.Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của
ông Hựu?
Thứ nhất, căn cứ theo Khoản 1 Điều 658 BLDS 2005 và Khoản 1 Điều 636 BLDS
2015 về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân
dân cấp xã: " Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội
dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào
bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện
đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của
ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;"
Thứ hai, căn cứ theo quyết định giám đốc thẩm số 874/2011/DS-GĐT ngày
22/11/2011 của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao:
"Ông Thường không chứng kiến cụ Hựu lập di chúc, việc Uỷ ban nhân dân xã Mai
Lâm xác nhận là do bà Lựu mang di chúc đến xác nhận (sau khi cụ Hựu lập di
chúc hơn 01 tháng) và Uỷ ban nhân dân xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ ký của ông
Thường chứ không xác nhận nội dung của di chúc.”
"Qua giám định dấu vân tay của cụ Hựu tại bản di chúc thì Viện khoa học hình sự
Tổng cục cảnh sát kết luận: dấu vân tay mờ không thể hiện rõ các đặc điểm riêng
nên không đủ yếu tố giám định. Do đó, chưa đủ căn cứ xác định di chúc nêu trên
thể hiện cùng ý chí của cụ Hựu".
LẬP LUẬN: Di chúc của cụ Hựu không đáp ứng được điều kiện về công chứng
chứng thực và "Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác
nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình" vì:
Thứ nhất, vì UBND xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ ký chứ không xác nhận về nội
dung của bản di chúc nên không đáp ứng điều kiện về công chứng chứng thực theo
quy định của pháp luật.
Thứ hai, chỉ xác định cụ Hựu không biết chữ và không đề cập việc cụ không thể ký
hay điểm chỉ nên quy trường hợp của cụ Hựu theo Khoản 1 Điều 658 BLDS 2005
và Khoản 1 Điều 636 BLDS 2015 mà quá trình giám định không đảm bảo điều
kiện về dấu vân tay nên không có căn cứ để xác định di chúc phù hợp với ý chí của
ông Hựu.
10.Theo anh/ chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức
không? Vì sao?
Di chúc của ông Hựu xác nhận là di chúc thuộc trường hợp của người không biết
chữ hoặc bị hạn chế về thể chất. Trong đó điều kiện tiên quyết và bắt buộc là phải
được lập văn bản, trải qua thủ tục công chứng chứng thực, căn cứ theo Khoản 3
Điều 652 BLDS 2005 và khoản 3 điều 630 BLDS 2015 về di chúc hợp pháp. Đặc
biệt, thủ tục công chứng chứng thực là đặc biệt quan trọng để xác định tính minh
bạch và khách quan của bản di chúc với ý chí của người lập di chúc. Qua phân tích
và lập luận từ các câu trên có thể thấy di chúc của cụ Hựu đã không đảm bảo được
điều kiện tiên quyết là trải qua quá trình công chứng, chứng thực, thiếu đi điều kiện
bắt buộc quan trọng trong số hai điều kiện nên từ đó xác định bản di chúc của cụ
Hựu đã không thỏa mãn điều kiện về mặt hình thức theo quy định của pháp luật.
11. Suy nghĩ của anh/ chị về các quy định trong BLDS liên quan đến
hình thức di chúc của người không biết chữ.
Theo quy định tại khoản 3 điều 630 BLDS 2015 (Điều 652 BLDS 2005) về di chúc
của người bị hạn chế về thể chất, người không biết chữ vẫn tồn tại một số bất cập
như sau:
 Thứ nhất, về hình thức của di chúc thì người không biết chữ hoặc hạn chế về
mặt thể chất chỉ có thể lập di chúc thông qua người làm chứng lập thành văn bản.
Văn bản này sau đó được mang đi công chứng hoặc chứng thực. Quy định này trên
thực tế có thể được hiểu theo hai cách sau: Cách hiểu thứ nhất:Người hạn chế về
thể chất, người không biết chữ chỉ có thể lập di chúc bằng văn bản có công chứng
hoặc chứng thực.
Cách hiểu thứ hai:Người bị hạn chế về thể chất, người không biết chữ có thể lập di
chúc bằng miệng. Bởi lẽ, theo quy định của khoản 3 Điều 630 BLDS, người làm
chứng phải lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. Đây cũng là một
điều kiện đối với di chúc miệng được quy định tại khoản 5 điều 630 BLDS. Cách
hiểu này đảm bảo quyền lựa chọn và sự tự do ý chí của người để lại di sản thừa kế
theo di chúc là đối tượng thuộc nhóm người đặc biệt.
Do vậy, để tránh việc suy luận ra hai cách hiểu như trên và để thống nhất trong
việc áp dụng luật cần có quy định cụ thể rõ ràng hơn về hình thức di chúc của
người bị hạn chế về thể chất, người không biết chữ và cần phải xác định cụ thể
trường hợp người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ có thể lập di chúc
miệng hay không.
 Thứ hai, chưa quy định rõ cụ thể về trường hợp nào là trường hợp "không biết
chữ" và từ đây có thể dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc xác định người
lập di chúc có thật sự là không biết chữ hay không trong thời gian lập nên bản di
chúc.
 Thứ ba, chưa quy định cụ thể thế nào là di chúc đã được công chứng và chứng
thực, có phải tiến hành với người làm chứng lập di chúc hay không và đồng thời
thiếu đi quy định về thời hạn công chứng của người bị hạn chế về thể chất, người
không biết chữ. Do vậy, pháp luật dân sự cần bổ sung thêm các văn bản, quy định
cụ thể về các trường hợp nêu trên để tránh dẫn đến những sai sót và bất cập trong
quá trình thi hành và áp dụng pháp luật.

You might also like