You are on page 1of 4

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT DÂN SỰ 1

Đề số 7: Phân tích, đánh giá của Bộ luật dân sự năm 2015 về hình thức của di
chúc. Nêu kiến nghị hoàn thiện Điều luật này nếu có.

Họ và tên: Vũ Nguyễn Thái Dương

Ngày, tháng, năm sinh 23/01/1993

MSSV: VB214HP025

Lớp VB214

Ngành Luật
1. CÁC HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC

1.1. Di chúc miệng

Căn cứ theo quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc miệng
chỉ được thừa nhận là hợp pháp khi nó được lập trong trường hợp một người
đang bị cái chết đe dọa về tính mạng, không có đủ thời gian cũng như điều kiện
để lập di chúc bằng văn bản.
Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những
người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Văn bản ghi lại
nội dung di chúc miệng của người lập di chúc thì phải được công chứng, hoặc
chứng thực hợp pháp trong thời gian 05 ngày kể từ ngày người lập di chúc
miệng thể hiện ý chí cuối cùng để nhằm mục đích xác nhận chữ ký hoặc điểm
chỉ của người làm chứng trong nội dung di chúc.
Khác với việc lập di chúc bằng văn bản, di chúc miệng không có hiệu lực ngay
mà theo quy định, nếu một người vẫn còn sống, minh mẫn và sáng suốt sau 03
tháng kể từ thời điểm người này lập di chúc miệng thì nội dung di chúc miệng
đã được lập sẽ bị hủy bỏ, đương nhiên hết hiệu lực.

1.2. Di chúc bằng văn bản

1.2.1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng


Khi một người quyết định lập di chúc bằng văn bản và không có người làm
chứng thì di chúc này phải có đầy đủ nội dung của một di chúc thông thường
theo quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 . Di chúc này, theo quy
định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2015, phải do người lập di chúc tự viết và
tự ký chữ ký của mình vào nội dung di chúc. Trường hợp di chúc có nhiều trang,
nhiều tờ thì người lập di chúc phải ghi đầy đủ số thứ tự và đồng thời ký vào từng
trang của di chúc.
Đồng thời và di chúc không được viết tắt, cũng không được viết hay chú thích
bằng ký hiệu. Người lập di chúc, nếu có sửa chữa, tẩy xóa một nội dung nào của
di chúc thì phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó để xác minh việc họ tự
sửa chữa, tẩy xóa chứ không phải do người khác thực hiện, đảm bảo tính hợp
pháp của di chúc.
1.2.2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Việc lựa chọn lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng, theo quy định tại
Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2015, được áp dụng trong trường hợp người lập di
chúc tự mình viết di chúc và có yêu cầu người làm chứng hoặc thuộc trường hợp
người lập di chúc không tự mình viết di chúc, nhưng tự mình đánh máy hoặc
nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc. Đối với di chúc được lập trong
trường hợp này, theo quy định của pháp luật thì di chúc phải có ít nhất hai người
làm chứng.
Người lập di chúc còn phải ký tên hoặc điểm chỉ vào nội dung di chúc trước sự
chứng kiến của những người làm chứng. Những người làm chứng sau khi đã
chứng kiến về việc ký tên hay điểm chỉ của người lập di chúc thì phải xác nhận
về chữ ký, hay điểm chỉ của người lập chúc vào nội dung di chúc. Đồng thời,
người làm chứng cũng phải ký tên dưới nội dung xác nhận về chữ ký, điểm chỉ
nêu trên để đảm bảo tính chất pháp lý.
1.2.3. Di chúc bằng văn bản được công chứng
Việc lập di chúc bằng văn bản được công chứng có thể thực hiện qua việc người
lập di chúc đến Văn phòng công chứng, hoặc Tổ chức hành nghề công chứng để
lập hoặc yêu cầu công chứng viên đến tận chỗ ở của mình để lập di chúc.
Việc lập di chúc có công chức được thực hiện theo đúng thủ tục như sau:
– Người lập di chúc sẽ phải tuyên bố nội dung, nguyện vọng của mình về việc
định đoạt tài sản, cũng như các nội dung khác của di chúc định lập trước mặt của
công chứng viên.
– Công chứng viên sẽ phải lắng nghe, ghi chép lại nội dung mà người lập di
chúc, chủ sở hữu tài sản đã đọc, tuyên bố.
– Sau khi đọc, kiểm tra nội dung bản di chúc được công chứng viên ghi chép lại
xem đã chính xác, đúng với nguyện vọng, ý chí, mong muốn của mình hay chưa
thì người lập di chúc sẽ phải trực tiếp ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc này.
– Công chứng viên sẽ trực tiếp ký vào bản di chúc và thực hiện việc công chứng
di chúc.
Trong trường hợp đặc biệt, khi người lập di chúc có khuyết tật, khiếm khuyết
một số chức năng nhất định như không đọc được, hoặc không nghe được bản di
chúc; hoặc không ký hay điểm chỉ được vào nội dung di chúc thì để đảm bảo
tính khách quan, đảm bảo quyền lợi của người lập di chúc, pháp luật yêu cầu
việc lập di chúc sẽ phải có sự tham gia của người làm chứng. Người làm chứng
này sẽ phải xác nhận về nội dung di chúc, chữ ký, điểm chỉ của người lập di
chúc, và ký xác nhận trước mặt công chứng viên. Sau đó, công chứng viên sẽ
công chứng di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng này.
1.2.4. Di chúc bằng văn bản được chứng thực
Đối với việc lập di chúc bằng văn bản được chứng thực thì người lập di chúc sẽ
trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú để thực hiện việc lập di
chúc. Về trình tự, thủ tục lập di chúc có chứng thực sẽ được thực hiện tương tự
như trường hợp lập di chúc ở Văn phòng công chứng, tổ chức hành nghề công
chứng.

2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ĐIỀU LUẬT.


- Sửa đổi Điều 633 BLDS theo hướng “người lập di chúc phải tự viết vào
bản di chúc”. Việc ký tên, điểm chỉ có hay không là không bắt buộc. Quy định
này sẽ mang tính linh hoạt để cho người để lại di sản thừa kế quyền được lựa
chọn mà cũng không mất đi tính an toàn của di chúc
- Cần ban hành văn bản hướng dẫn xác định cụ thể nhóm đối tượng sẽ áp
dụng khoản 3 Điều 630 BLDS, trong đó cần loại trừ một số đối tượng để họ có
thể lựa chọn hình thức di chúc có người làm chứng.

You might also like