You are on page 1of 2

1.

Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ
di chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ).
Trước hết, khoản 1 điều 643 BLDS 2015 quy định về di chúc có hiệu
lực từ thời điểm mở thừa kế. Ngoài ra thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có tài sản chết theo khoản 1 điều 611 BLDS 2015. Nói cách khác,
trước thời điểm người lập di chúc chết, di chúc vẫn chưa có hiệu lực pháp
luật nên chưa có giá trị ràng buộc. Vì vậy, người lập di chúc có thể thay
đổi, huỷ bỏ di chúc bất kỳ lúc nào theo khoản 1 điều 640 BLDS 2015. Bộ
Luật dân sự chỉ ghi nhận cá nhân có quyền hủy bỏ, thay đổi di chúc chứ
không quy định cách thức, hình thức và như thế nào được xem là thay đổi,
huỷ bỏ.
2. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm
định (tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ
di chúc) không? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, người lập di chúc có thể được hủy bỏ di chúc
một cách minh thực, tức người lập di chúc nói rõ là đã huỷ bỏ di chúc đã
lập. Việc này thường chỉ giới hạn ở việc người lập di chúc tuyên bố không
giữ di chúc nhưng không cho biết về tài sản trong di chúc bị huỷ bỏ sẽ
được định đoạt như thế nào. Đối với việc huỷ bỏ di chúc một cách minh
thị và người lập di chúc không định đoạt tài sản này trong một giao dịch
khác thì tài sản này sẽ là tài sản chia theo pháp luật khi người lập di chúc
chết. Điều này đã được thể hiện trong quyết định số 619 qua sự việc bà
Lan có “đơn xin huỷ di chúc” và chỉ cần chứng minh nội dung đơn này
đúng ý chí của bà Lan cùng với việc làm sáng tỏ các tình tiết khác thì sẽ có
căn cứ xác định bà Lan đã huỷ bỏ “di chúc thừa kế nhà ở”.
3. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân
thủ hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ không? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc không phải
tuân theo hình thức di chúc cũ. Vì đến thời điểm hiện tại trong thực tiễn
xét xử chưa ghi nhận trường hợp nào bắt buộc thay đổi hay hủy bỏ một di
chúc thì phải tuân theo hình thức di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ. Ngoài ra,
Bộ luật dân sự 2015 cũng chưa có bất kỳ quy định nào cụ thể về vấn đề
này, điều này có nghĩa rằng bên cạnh việc thực tiễn xét xử chưa ghi nhận
bất kỳ vấn đề nào có nội dung như trên mà còn có cả pháp luật Việt Nam
hiện hành cũng chưa quy định rõ ràng, cụ thể.
4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong
03 quyết định trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di
chúc.
Quyết định số 619 hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý khi Toà án đã
yêu cầu xem xét bản “di chúc thừa kế nhà ở” của bà Lan có tuân thủ quy
định của pháp luật không. Vì trường hợp có căn cứ xác định bà Lan hủy bỏ
bản “di chúc thừa kế nhà ở”, thì phải chia thừa kế theo pháp luật.
Quyết định số 767 hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý. Ngày
01/03/1997 cụ Trượng có lập “tờ ủy quyền để lại thay lời chúc ngôn” để
lại tài sản cho anh Đang. Ngày 07/02/1999 cụ Trượng lại lập di chúc khác.
Tuy nhiên tại “tờ cam kết” đề ngày 07/03/1999 đứng tên cụ Trượng thì
chữ ký cụ Trượng tại giấy này với chữ ký tại di chúc có sự khác nhau.
Theo quan điểm của Bộ luật dân sự 2015, những gì người chết để lại ví dụ
như di sản, di chúc… phải được thực hiện theo ý chí của người chết. Đây
được xem là tính nhân văn vì nó thể hiện được sự tôn trọng ý chí của
người đã chết. Theo quan điểm đó việc Tòa án yêu cầu phải làm rõ tờ cam
kết đó có phải là do cụ Trương ký hay không là hoàn toàn hợp lý.
Quyết định số 194 hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý. Ngày
15/05/1998 cụ Giảng và cụ Môn lập di chúc có chứng thực của Uỷ ban
nhân dân xã Đức Thắng tuy nhiên tại thời điểm này Cụ không còn đủ tỉnh
táo để ký tên hay điểm chỉ. Vì vậy Toà án xác định cụ Giảng không để lại
di chúc là hợp lý vì di chúc không có đủ điều kiện về mặt hình thức
theo điều 633 BLDS 2015 quy định về di chúc không có người làm chứng,
nói cách khác di chúc của Cụ không đúng với quy định của pháp luật (tức
di chúc không hợp lệ). Về phía cụ Môn thì Toà án sơ thẩm và phúc thẩm
không căn cứ theo “biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn” ngày
11/04/2000 là hướng đi sai lệch với quan điểm của Bộ luật dân sự. Theo
đó, “biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn” được xem là biên bản
thể hiện ý chí của cụ và là biên bản mang tính chất định đoạt tài sản của
cụ, biên bản này là hợp pháp được quy định tại điều 662 BLDS 2005
(điều 640 BLDS 2015). Vì vậy hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý.

You might also like