You are on page 1of 4

Bà A có 3 người con, sau khi bà chết giữa họ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt do

không đồng thuận về việc phân chia di sản thừa kế. T8/2021 X (con trai cả của bà A) gửi
đơn khởi kiện ra Tòa yêu cầu chia di sản thừa kế, kèm theo đó X cung cấp cho Tòa án 1
bản di chúc được cho là di chúc của bà A với nội dung A để lại toàn bộ tài sản cho X.
Anh (chị) hãy cho biết:
3. Giả sử di chúc do X lập bị thất lạc chỉ con bản photocopy có chứng nhận hợp
pháp của Phòng Công chứng NN, Tòa án có căn cứ vào bản photocopy di chúc đó để giải
quyết vụ án có đúng không? Giải thích tại sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 642 BLDS 2015 quy định về Di chúc bị thất lạc, hư hại
như sau:
“1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến
mức không thể thực hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng
chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không
có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật”
Theo đó , nếu di chúc bị thất lạc thì sẽ coi như không có di chúc. Tuy nhiên trong
trường hợp này, di chúc do X lập có bản photocopy có chứng nhận hợp pháp của Phòng
Công chứng NN.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP có quy định:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng
thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá
trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, di chúc do X lập bị thất lạc chỉ bản photocopy có chứng nhận hợp pháp
của Phòng công chứng NN thì bản photocopy này có giá trị sử dụng thay cho bản chính.
=> Kết luận: Tòa án căn cứ vào bản photocopy di chúc có chứng nhận để giải
quyết vụ án là hợp pháp.
4. Được biết bản di chúc do X xuất trình bị sửa chữa nên Tòa án quyết định trưng
cầu giám định để làm rõ nội dung của chúng. Hỏi việc Tòa án tự quyết định trưng cầu
giám định là đúng hay sai? Tại sao?
Theo khoản 2 điều 102 BLTTDS 2015 về Trưng cầu giám định, yêu cầu giám
định:
“2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết
định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ
của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể
cần có kết luận của người giám định.”
Trong trường hợp trên, được biết bản di chúc được cho là của bà A để toàn bộ tài
sản lại cho X bị sửa chữa nên Tòa án quyết định trưng cầu giám định bản di chúc này để
làm rõ nội dung của chúng. Bản di chúc do X xuất trình bị sửa chữa, điều này gây ra sự
nghi ngờ về tính chân thực và độ tin cậy của nó. Để đảm bảo tính công bằng và đúng đắn
trong quyết định, Tòa án xét thấy cần thiết ra quyết định trưng cầu giám định là một cách
hợp lý để làm rõ nội dung và sự chính xác của di chúc. Tuy nhiên trong quyết định trưng
cầu giám định của Tòa án cần phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần
giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
=> Kết luận: Tòa án tự quyết định trưng cầu giám định là toàn toàn hợp lý và
đúng theo quy định tại Khoản 2 Điều 102 BLTTDS 2015

You might also like