You are on page 1of 12

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Họ và tên MSSV Phân công

1. Nguyễn Ngọc Hoa 2253801011086 Thảo luận, trình bày Phần 1

Thảo luận, tổng hợp, rà soát và hoàn


2. Nguyễn Minh Thư 2253801011278
thiện

3. Trần Hoàng Anh Thư 2253801011286 Thảo luận, trình bày Phần 2

4. Trần Đào Thanh Hiếu 2253801012075 Thảo luận, trình bày Phần 3

5. Nguyễn Đức Bảo Trân 2253801013193 Thảo luận, trình bày Phần 3

6. Nguyễn Kim Anh 2253801015023 Thảo luận, trình bày Phần 1

7. Nguyễn Lan Anh 2253801015024 Thảo luận, trình bày Phần 3

8. Trần Anh Khoa 2253801015140 Thảo luận, trình bày Phần 2

1
MỤC LỤC

PHẦN 1. NHẬN ĐỊNH.................................................................................................2

1. Bị đơn chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi có đưa ra yêu cầu phản tố........................2

2. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản sao có công chứng.. 2

3. Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa phải được lập biên bản về việc giao
nhận chứng cứ.............................................................................................................2

4. Chỉ có Thẩm phán mới có quyền ra quyết định trưng cầu giám định.....................2

5. Trong tố tụng dân sự, Thẩm tra viên không có quyền lấy lời khai của đương sự.. 3

6. Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự...................................................3

7. Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay
đương sự......................................................................................................................3

Trả lời câu hỏi sau đây: Phân biệt nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của nguyên đơn và bị
đơn trong tố tụng dân sự? Vì sao có sự khác biệt đó?................................................3

PHẦN 2. BÀI TẬP........................................................................................................4

1. Xác định chủ thể có trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh?...................4

2. Xác định những vấn đề cần phải chứng minh?.......................................................5

3. Xác định tài liệu, chứng cứ cần có khi các chủ thể thực hiện việc chứng minh?...5

PHẦN 3. PHÂN TÍCH ÁN...........................................................................................7

1. Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ?...................................................7

2. Anh/Chị hãy nêu nhận xét của mình theo hai hướng đồng ý và không đồng ý về
việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định nội dung ghi âm nói chuyện giữa ông H và ông
S vào lúc 16 giờ 20 phút ngày 24/7/2019 trong đĩa DVD mà người đại diện theo ủy
quyền của nguyên đơn cung cấp tại phiên tòa phúc thẩm không được xem là chứng
cứ hợp pháp? (Lưu ý: Nêu rõ luận cứ cho các nhận xét)............................................8

3. Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề đang phân tích?........10

2
PHẦN 1. NHẬN ĐỊNH
1. Bị đơn chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi có đưa ra yêu cầu phản tố.
Nhận định sai.
Bị đơn có nghĩa vụ chứng minh khi phản đối yêu cầu của người khác đối với
mình, không chỉ trong trường hợp đưa ra yêu cầu phản tố. Căn cứ theo khoản 2 Điều
91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối
với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án
tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.”
2. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản sao có công chứng.
Nhận định sai.
Ngoài bản sao có công chứng, chứng cứ còn là tài liệu đọc được nội dung nếu
là bản chính. Căn cứ theo khoản 1 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “1. Tài liệu
đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công
chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác
nhận.”
3. Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa phải được lập biên bản về việc
giao nhận chứng cứ.
Nhận định đúng.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “2. Việc đương sự
giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải
ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang
của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của
người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ
sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.” Đương sự phải lập
biên bản về việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên toà và biên bản này gọi là biên
bản về việc giao nhận chứng cứ.
4. Chỉ có Thẩm phán mới có quyền ra quyết định trưng cầu giám định.
Nhận định đúng.
Khi đương sự thực hiện quyền yêu cầu ra quyết định trưng cầu thì chỉ Toà án
mới có quyền tiến hành yêu cầu đó của đương sự. Căn cứ theo Điều 102 Bộ luật Tố

3
tụng dân sự 2015: “2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm
phán ra quyết định trưng cầu giám định…”
5. Trong tố tụng dân sự, Thẩm tra viên không có quyền lấy lời khai của đương
sự.
Nhận định sai.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 50 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về Nhiệm vụ, quyền
hạn của Thẩm tra viên: “3. Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự
theo quy định của Bộ luật này.”, mà lời khai của đương sự là nguồn chứng cứ theo
Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau
đây:
3. Lời khai của đương sự.”
Vì vậy, Thẩm tra viên có thẩm quyền lấy lời khai của đương sự khi được Chánh
án Toà án phân công.
6. Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.
Nhận định sai.
Đối chất không phải thủ tục bắt buộc, chỉ được thực hiện thủ tục đối chất trong
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Theo yêu
cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự,
người làm chứng…”
7. Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ
thay đương sự.
Nhận định sai.
Viện kiểm sát chỉ thu thập chứng cứ phục vụ cho việc kháng nghị, không thu
thập chứng cứ thay đương sự khi đương sự có yêu cầu chính đáng. Căn cứ theo khoản
3 Điều 58 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên: “3.
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá
trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng
cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này.” và khoản 6 Điều 97 của Bộ
luật này: “6. Viện kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.”

4
Trả lời câu hỏi sau đây: Phân biệt nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của nguyên đơn
và bị đơn trong tố tụng dân sự? Vì sao có sự khác biệt đó?
Theo BLTTDS, đương sự khi có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Do nguyên đơn và bị đơn có vai
trò, địa vị khác nhau trong quá trình tố tụng nên quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
của họ cũng khác nhau.
Đầu tiên, về mục đích, nguyên đơn cung cấp chứng cứ nhằm chứng minh cho
yêu cầu của mình với bị đơn là có căn cứ và hợp pháp. Trong khi đó, bị đơn cung cấp
chứng cứ nhằm chứng minh cho sự phản đối yêu cầu của người khác với mình. Cùng
có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, sự việc nhưng nghĩa vụ
của hai đối tượng này lại đối nghịch nhau.
Thứ hai, về thời điểm phát sinh nghĩa vụ, nguyên đơn khi nộp đơn khởi kiện sẽ
là chủ thể đầu tiên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tham gia nghiên cứu chứng cứ,
tham gia hỏi, tranh luận,... để chứng minh bởi bị đơn được suy đoán là không có bất cứ
trách nhiệm gì với nguyên đơn cho đến khi trách nhiệm của bị đơn chưa được chứng
minh. Ở phía bị đơn, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chỉ phát sinh khi bị đơn đưa ra yêu
cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc khi bị đơn muốn viện dẫn những sự kiện, tình tiết
nhằm bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn. Nếu nguyên đơn đưa ra yêu cầu mà không
chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ, có trong thực tế hoặc đưa ra những
chứng cứ không có giá trị chứng minh, trong khi đó bị đơn lại đưa ra được chứng cứ
có tính thuyết phục để phản đối yêu cầu của nguyên đơn thì yêu cầu của nguyên đơn sẽ
bị Tòa án bác bỏ.
Tóm lại, sự khác biệt về mục đích và thời điểm phát sinh nghĩa vụ trong cung
cấp chứng cứ của nguyên đơn và bị đơn có sự khác nhau xuất phát từ vai trò và địa vị
tố tụng của họ. Để đảm bảo quyền lợi của mình, nguyên đơn và bị đơn đều phải thực
hiện đúng và đủ theo quy trình đã được quy định theo pháp luật.

PHẦN 2. BÀI TẬP


1. Xác định chủ thể có trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh?
Chủ thể có trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh là bà Trang và ông
Trọng. Theo bản án, bà Trang là nguyên đơn khởi kiện ông Trọng ra Tòa để yêu cầu
5
ông Trọng bồi thường các khoản thiệt hại do ông xây sửa nhà đã gây thiệt hại đến tài
sản của bà. Căn cứ theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Đương sự có
yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp,
giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ
và hợp pháp,...”, bà Trang khi khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình thì phải có nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ để chứng minh cho
những yêu cầu của mình.
Trong bản án, bị đơn là ông Trọng có trình bày: “Bị đơn không đồng ý trả các
khoản tiền sau: (i) Tiền chi phí kiểm định vì đây là yêu cầu của nguyên đơn thì
nguyên đơn tự chịu; (ii) Chi phí tháo dỡ vì chi phí này đã nằm trong tổng chi phí theo
kết quả kiểm định; (iii) Chi phí thư từ, đi lại… vì đây là công việc phải làm của
nguyên đơn; (iv) Tài sản trong căn nhà thì bị đơn không đồng ý bồi thường vì tài sản
này không bị hư hỏng, còn sử dụng được.” Theo đó, ông Trọng phản đối yêu cầu của
bà Trang với 4 vấn đề nêu trên và căn cứ theo khoản 2 Điều 91 Bộ luật Tố tụng Dân
sự 2015: “Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện
bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để
chứng minh cho sự phản đối đó.” thì ông Trọng phải thu thập, cung cấp chứng cứ để
chứng minh cho những sự phản đối của ông.
2. Xác định những vấn đề cần phải chứng minh?
Bị đơn là ông Trọng chỉ không đồng ý với các yêu cầu của bà Trang về các
khoản tiền (1) Tiền chi phí kiểm định; (2) Chi phí tháo dỡ; (3) Chi phí thư từ, đi
lại…; (4) Bồi thường tài sản trong căn nhà. Căn cứ theo khoản 2 Điều 92 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015 về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh:“Một bên đương
sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận
của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải
chứng minh.” thì những tình tiết yêu cầu từ phía bà Trang về giá trị nhà bị hư hỏng,
chi phí thuê nhà từ ngày 01/7/2012 đến 01/01/2018, ông Trọng không có sự phản đối
gì, vậy nên những tình tiết này bà Trang không cần phải có nghĩa vụ chứng minh.
3. Xác định tài liệu, chứng cứ cần có khi các chủ thể thực hiện việc chứng minh?
Tương tự với bốn vấn đề mà các bên đương sự cần phải chứng minh như đã
phân tích, việc xác định tài liệu, chứng cứ cũng sẽ chỉ liên quan đến bốn vấn đề: (1)

6
Chi phí kiểm định; (2) Chi phí tháo dỡ; (3) Chi phí thư từ, đi lại; (4) Bồi thường tài
sản bị hư hại trong nhà.
Thứ nhất, đối với bên nguyên đơn là bà Trang, bà Trang phải đưa ra những
chứng cứ, tài liệu cho bốn vấn đề mà ông Trọng đã phản đối để chứng minh yêu cầu
của bà là hợp lý, có căn cứ:
(1) Tiền chi phí kiểm định:
 Biên bản kết quả kiểm định chứng minh thiệt hại về nhà ở là do công trình xây
dựng của ông Trọng gây ra
 Hóa đơn kiểm định của Công ty kiểm định
(2) Chi phí tháo dỡ:
 Hóa đơn chi phí thuê công ty tháo dỡ
(3) Chi phí thư từ, đi lại:
 Hóa đơn các khoản chi phí thư từ, đi lại
(4) Bồi thường giá trị tài sản bị hư hại trong nhà:
 Kết quả giám định tài sản
 Hình ảnh, video tài sản bị thiệt hại do quá trình sửa chữa nhà của ông Trọng
gây thiệt hại đến nhà bà
Thứ hai, đối với bên bị đơn là ông Trọng, ông Trọng phải đưa ra những bằng
chứng, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối của ông đối với những yêu cầu của
bà Trang:
(1) Tiền chi phí kiểm định:
Về bản chất, để yêu cầu ông Trọng bồi thường thiệt hại thì buộc bà Trang phải
có chứng cứ chứng minh. Vì thế việc thuê một bên thứ ba để kiểm định thiệt hại là
nghĩa vụ của bà Trang để làm căn cứ cho yêu cầu bồi thường thiệt hại căn cứ theo
khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Vì thế, ông Trọng cho rằng mình
không có nghĩa vụ phải trả tiền cho bên thứ ba.
(2) Chi phí tháo dỡ:
Căn cứ theo khoản 7 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ông Trọng có quyền
đề nghị Tòa án yêu cầu bà Trang xuất trình biên bản kiểm định mà ông Trọng không
thể tự mình thực hiện được để chứng minh rằng chi phí tháo dỡ nằm trong chi phí
kiểm định.

7
(3) Chi phí thư từ, đi lại:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các chi phí thư từ,
đi lại là để phục vụ cho việc thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện
đòi bồi thường của bà Trang, nên ông Trọng không có nghĩa vụ phải chi trả hoàn lại
cho các khoản này.
(4) Bồi thường giá trị tài sản bị hư hại trong nhà:
Ông Trọng phải chứng minh được bằng hình ảnh, video hoặc biên bản kết quả
giám định những tài sản trong nhà bà Trang không bị hư hỏng, hay thiệt hại do quá
trình xây dựng nhà của ông gây ra.

PHẦN 3. PHÂN TÍCH ÁN


1. Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ?
Chứng cứ được quy định tại điều 93 BLTTDS 2015: “Chứng cứ trong vụ việc
dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao
nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác
định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối
của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Nguyên tắc xác định chứng cứ được quy định tại Điều 95 BLTTDS 2015:
“1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản
sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
cung cấp, xác nhận.
2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm
theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu
âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về
xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện
tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ
nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình,
8
thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai
bằng lời tại phiên tòa.
6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến
hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm
định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ
nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy
định.
9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ
được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến
hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công
chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo
điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.”
2. Anh/Chị hãy nêu nhận xét của mình theo hai hướng đồng ý và không đồng ý về
việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định nội dung ghi âm nói chuyện giữa ông H và
ông S vào lúc 16 giờ 20 phút ngày 24/7/2019 trong đĩa DVD mà người đại diện
theo ủy quyền của nguyên đơn cung cấp tại phiên tòa phúc thẩm không được xem
là chứng cứ hợp pháp? (Lưu ý: Nêu rõ luận cứ cho các nhận xét).
Hướng đồng ý:
Việc Toà án cấp phúc thẩm xác định nội dung ghi âm nói chuyện giữa ông H và
ông S vào lúc 16 giờ 20 phút ngày 24/7/2019 trong đĩa DVD mà người đại diện theo
ủy quyền của nguyên đơn cung cấp tại phiên tòa phúc thẩm không được xem là chứng
cứ hợp pháp là có căn cứ.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Tài liệu nghe được,
nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của
người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có
xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc
văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó”. Mặc dù đã hết hiệu lực

9
nhưng có thể tham khảo thêm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị quyết
04/2012/NQ-HĐTP: “Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm
theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới
việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi
hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh,… Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên,
thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ”.
Theo đó, ông H đã không thoả đủ điều kiện để được xác định bản ghi âm từ đĩa DVD
là chứng cứ vì ông H không cung cấp được cho Toà án văn bản trình bày về xuất xứ
của tài liệu đó, căn cứ theo Nhận định của Toà án ông H khai nhận nội dung ghi âm
trên là do ông H tự ý thực hiện và chỉ cung cấp mỗi bản tường trình về nội dung ghi
âm. Như vậy, bản ghi âm từ đĩa DVD mà đại diện của nguyên đơn cung cấp không
được Toà án cấp phúc thẩm xác định là chứng cứ hợp pháp.
Hướng không đồng ý:
Việc Toà án cấp phúc thẩm xác định nội dung ghi âm nói chuyện giữa ông H và
ông S vào lúc 16 giờ 20 phút ngày 24/7/2019 trong đĩa DVD mà người đại diện theo
ủy quyền của nguyên đơn cung cấp tại phiên tòa phúc thẩm không được xem là chứng
cứ hợp pháp là không hợp lý.
Đĩa DVD do ông H (người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn) cung cấp
cho Tòa án không phải là chứng cứ không hợp pháp. Đĩa DVD đã thỏa các điều kiện
quy định tại Điều 93 về Chứng cứ và Điều 94 về Nguồn chứng cứ của Bộ Luật Tố
tụng Dân sự 2015. Theo Điều 93 BLTTDS 2015: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là
những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất
trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các
tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương
sự là có căn cứ và hợp pháp” và khoản 1 Điều 94 xác định một trong những nguồn
chứng cứ là “Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử”, về căn bản đĩa
DVD ông H cung cấp đã có các dấu hiệu để có thể xác định là chứng cứ vì đĩa DVD là
tài liệu nghe được và có thật được ông H là đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn
giao nộp.

10
Ông H khi cung cấp đĩa DVD còn kèm theo bản tường trình về nội dung ghi âm
nói chuyện giữa ông H và ông S, đồng thời khai nhận nội dung ghi âm là do ông H tự
ý thực hiện và ông S không hề biết về việc ghi âm này. Tòa án cấp phúc thẩm đã căn
cứ quy định tại Điều 95 BLTTDS 2015 để không công nhận đĩa DVD chứng cứ hợp
pháp, vì Tòa cho rằng ông H đã không cung cấp văn bản trình bày của ông H về xuất
xứ của tài liệu, thực tế ông H chỉ cung cấp bản tường trình về nội dung của bản ghi
âm. Tuy nhiên, dù ông H đã không xuất trình văn bản trình bày về xuất xứ của bản ghi
âm nhưng ông đã khai nhận với Tòa rằng ông là người tự ý thực hiện, cũng khai nhận
về việc ông S không biết việc ghi âm. Có thể thấy rằng, với việc khai nhận như thế,
ông H đã phần nào cho Tòa án biết về nguồn gốc của tài liệu chứ không phải ông H đã
cung cấp bản ghi âm không có căn cứ, nguồn gốc. Việc ông H không cung cấp kèm
theo văn bản trình bày xuất xứ của bản ghi âm có thể xuất phát từ việc ông H nhầm lẫn
giữa khái niệm văn bản trình bày xuất xứ với văn bản tường trình nội dung. Tòa án
đáng ra nên đề cập cụ thể về lý do không công nhận chứng cứ, nên hướng dẫn ông H
cung cấp bổ sung thêm văn bản trình bày về xuất xứ thay vì từ chối việc xác nhận tính
hợp pháp của chứng cứ. Đĩa DVD này có thể là chứng cứ quan trọng của vụ án, việc
Tòa án không công nhận chứng cứ với lý do người giao nộp có thiếu sót về mặt thủ tục
đồng nghĩa với việc bỏ qua những chi tiết quan trọng của vụ án.
3. Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề đang phân tích?
Nguyên đơn: Bà Mai Thị Ngọc L
Bị đơn: Bà Trần Thị H
Nội dung: Bà L khởi kiện vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất với bà H,
yêu cầu bà H trả lại cho các con bà B là bà L, bà Mai Ngọc L, ông ông K1, ông K2,
ông D1, bà D, bà L1, bà L2, ông D2, ông V diện tích đất đo đạc thực tế 260,8m2 tọa
lạc tại phường H, thành phố T, tỉnh Bình Dương và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số AC 088434 (số vào sổ H03901) do Ủy ban nhân dân thị xã T cấp
cho bà H ngày 03/6/2005. Tại bản án Sơ thẩm thì Hội đồng xét xử đã bác toàn bộ yêu
cầu khởi kiện của bà L. Sau đó, bà L làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và
cung cấp thêm chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm là lời ghi âm kèm theo bản tường trình
về nội dung ghi âm nói chuyện giữa ông H và ông S trong đĩa DVD và đề nghị Tòa án
cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án. Tòa án Phúc thẩm nêu rằng nội dung cuộc nói chuyện

11
giữa ông H và ông S không được xem là chứng cứ hợp pháp theo Điều 95 BLTTDS
2015 và ra quyết định không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà L.

12

You might also like