You are on page 1of 1

27. Khi vụ án bị đình chỉ giải quyết, người khởi kiện không có quyền khởi kiện lại.

=> Nhận định SAI. Bởi lẽ nếu rơi vào trường hợp khoản 3 Điều 192 và điểm c khoản 1 Điều
217 BLTTDS 2015 thì nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 218 BLTTDS 2015.
28. Nếu thư ký Tòa án là người thân thích với kiểm sát viên trong cùng 1 vụ án thì chỉ
cần thay đổi 1 người.
=> Nhận định ĐÚNG. Về mặt nguyên tắc khi có 2 người tiến hành tố tụng là người thân thích
thì chỉ cần thay đổi 1 người là có thể đảm bảo được tính khách quan trong việc giải quyết vụ
việc.
Cơ sở pháp lý: Điều 54 + Điều 60 BLTTDS 2015.
29. Khi có yêu cầu của các đương sự, Tòa án sẽ triệu tập người có quyền và nghĩa vụ
liên quan.
=> Nhận định ĐÚNG. Vì người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng thông qua 3
con đường: tự mình đề nghị, đương sự khác đề nghị và Tòa án đưa vào.
Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015.
30. Vụ án lao động có đương sự ở nước ngoài luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
cấp tỉnh.
=> Nhận định ĐÚNG. Cơ sở pháp lý: Điểm c khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015.
31. Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
=> Nhận định SAI. Theo quy định tại khoản 4 Điều 96 thì thời hạn đương sự có quyền giao
nộp tài liệu chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không
được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Do đó, về nguyên tắc đương sự
không có quyền nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm do thời điểm này đã vượt quá
thời hạn chuẩn bị xét xử. Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm mà đương sự mới giao nộp chứng
cứ thì phải chứng minh được lý do chính đáng của việc chậm giao nộp chứng cứ đó. Chỉ
những tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu,
chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ
thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết
việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 96 khoản 4 BLTTDS 2015.
32. Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu giám định.
=> Nhận định SAI. Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 102 BLTTDS 2015 thì ngoài
Tòa án, đương sự cũng có quyền tự mình yêu cầu giám định, trong tr

You might also like