You are on page 1of 15

MỤC LỤC

PHẦN 1. NHẬN ĐỊNH ....................................................................................... 3

1. Cá nhân có thể ủy quyền cho chủ thể khác khởi kiện thay mình. ................. 3
2. Tranh chấp ly hôn chưa được hòa giải tiền tố tụng thì Tòa án phải trả lại đơn
khởi kiện. ........................................................................................................... 3
3. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị
giám đốc thẩm. .................................................................................................. 3
4. Đương sự có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình trong giai đoạn chuẩn
bị xét xử sơ thẩm. .............................................................................................. 4
5. Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
phải có mặt tất cả các đương sự. ....................................................................... 4
6. Nếu đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm không có lý do chính đáng,
Tòa án phải hoãn phiên tòa. .............................................................................. 5
7. Trong một số trường hợp cá nhân có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện
thay cho mình. ................................................................................................... 5
Trả lời câu hỏi sau đây: ..................................................................................... 6
a. So sánh tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự?...................................................................................................................... 6
b. Có quan điểm cho rằng: “Cá nhân không được ủy quyền cho người khác khởi
kiện vụ án dân sự”. Quan điểm của anh (chị)? ................................................. 6
PHẦN 2. BÀI TẬP............................................................................................... 7

Bài tập 1: .......................................................................................................... 7


a. Giả sử trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, ông Ph bị tai nạn và đột ngột
qua đời, Tòa án phải giải quyết tình huống này như thế nào? .......................... 7
b. Giả sử Tòa án đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai bà K đến phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nhưng bà K vẫn vắng
mặt không có lý do chính đáng, không có đơn đề nghị không tiến hành hòa giải.
Nêu hướng xử lý của Tòa án trong trường hợp này. ......................................... 8

1
Bài tập 2: .......................................................................................................... 9
a. Giả sử sau khi nhận được đơn khởi kiện của bà Thu, Tòa án trả lại đơn khởi
kiện vì lý do tranh chấp chưa được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh
chấp. Nhận xét về quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. ....................... 9
b. Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa
giải, ông Bình và bà Hòa đều thống nhất có nợ của bà Thu 600.000.000 đồng
và cam kết sẽ trả cho bà Thu trong vòng 02 tháng kể từ khi bản án, quyết định
của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Ông bà không đồng ý giao đất để trừ nợ vì
đây là nhà đất duy nhất của ông bà để ông bà và các con sinh sống. Nêu hướng
giải quyết của Tòa án trong trường hợp này. .................................................. 10
PHẦN 3. PHÂN TÍCH ÁN ............................................................................... 10

1. Xác định các ý kiến/ yêu cầu của bị đơn trong vụ án. ................................ 10
2. Tòa án các cấp xác định các yêu cầu của bị đơn là yêu cầu phản tố hay ý kiến
phản đối? Nhận xét về nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm theo cả
hai hướng đồng ý và không đồng ý? (Lưu ý nêu rõ luận cứ cho các nhận xét)
......................................................................................................................... 11
3. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm xác định Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý
và giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn? Nhận xét về nhận định của Hội đồng
xét xử giám đốc thẩm theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý? (Lưu ý nêu
rõ luận cứ cho các nhận xét)............................................................................ 13
4. Từ các phân tích trên, tóm tắt vụ án xoay quanh vấn đề pháp lý đang phân
tích. .................................................................................................................. 15

2
PHẦN 1. NHẬN ĐỊNH

1. Cá nhân có thể ủy quyền cho chủ thể khác khởi kiện thay mình.
Đây là nhận định đúng.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Cơ quan, tổ chức,
cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau
đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, cá nhân có thể uỷ quyền cho chủ thể khác khởi
kiện thay mình.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Tổ
chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao
động ủy quyền theo quy định của pháp luật”. Như vậy, cá nhân có thể khởi kiện về vụ
án lao động thông qua tổ chức đại diện tập thể lao động được cá nhân uỷ quyền. Tại
trường hợp này thì khi người lao động bị xâm phạm quyền lợi thì có thể nhờ tổ chức đại
diện tập thể lao động uỷ quyền và ký tên dùm căn cứ theo khoản 3 Điều 189 Bộ luật
này.
2. Tranh chấp ly hôn chưa được hòa giải tiền tố tụng thì Tòa án phải trả lại đơn
khởi kiện.
Đây là nhận định sai.
Căn cứ theo Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Nhà nước và xã hội
khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được
thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”. Thấy rằng việc hoà giải khi
có yêu cầu ly hôn chỉ là khuyến khích chứ không phải bắt buộc nên khi phải trả lại đơn
khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 vì chưa có đủ điều kiện khởi kiện
theo quy định của pháp luật là không hợp lý. Bởi vì theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết
04/2017/NQ-HĐTP thì tranh chấp ly hôn chưa được hòa giải tiền tố tụng không thuộc
trong các trường hợp bị Toà án trả lại đơn khởi kiện.
3. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám
đốc thẩm.
Đây là nhận định đúng.

3
Căn cứ theo khoản 2 Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng
ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội”.
4. Đương sự có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình trong giai đoạn chuẩn bị xét
xử sơ thẩm.
Đây là nhận định đúng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Bị đơn có
quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận, công khai chứng cứ và hòa giải”. Ngoài ra, căn cứ theo Công văn số 01/2017/GĐ-
TAND ngày 07/4/2017 Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ của Tòa án các địa phương,
trong đó tại mục 7, Phần IV đã hướng dẫn thực hiện nội dung như sau: “Tòa án chấp
nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung
được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải”. Như vậy, đương sự có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm cụ thể là được thực hiện trước thời điểm mở
phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
5. Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải phải
có mặt tất cả các đương sự.

Đây là nhận định sai.


Căn cứ theo khoản 3 Điều 209 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Thành
phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải: “Trong
vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn
đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền,
nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự
có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự
trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn
phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự”. Như vậy, tại phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải không cần phải có mặt tất cả các
đương sự, trong trường hợp vắng mặt nhưng điều đó không ảnh hưởng tới quyền, nghĩa

4
vụ của người này và nhận được sự đồng ý từ bên đương sự có mặt thì phiên họp vẫn
được tiến hành.
6. Nếu đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm không có lý do chính đáng, Tòa
án phải hoãn phiên tòa.
Nhận định sai.
Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án hoãn phiên tòa trong
các trường hợp sau: vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì Tòa án phải hoãn
phiên tòa, vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khi được triệu
tập hợp lệ lần thứ hai thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa. Trong đó, ở lần triệu tập hợp lệ
thứ hai mà đương sự vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan,
hay còn hiểu là không có lý do chính đáng thì Tòa giải quyết như sau:
− Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa: Tòa án ra
quyết định đình chỉ vụ án.
− Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không
có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa: Tòa
án xét xử vắng mặt.
− Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên
tòa: quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố.
− Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không
có người đại diện tham gia phiên tòa: quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu
cầu độc lập.
Vậy trường hợp không có đơn xin xét xử vắng mặt mà đương sự không có lí do
chính đáng sau khi được triệu tập hợp lệ lần thứ hai thì Tòa án không đương nhiên hoãn
phiên tòa. Thay vào đó, Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ vụ án hoặc tiến hành xét
xử vắng mặt.
7. Trong một số trường hợp cá nhân có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện
thay cho mình.
Nhận định sai.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 189 BLTTDS: “a) Cá nhân có đầy đủ năng lực
hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ

5
án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa
chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;”
Cá nhân không được uỷ quyền cho người khác khởi kiện thay mình trong mọi
trường hợp mà chỉ có thể uỷ quyền cho người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án, sau đó
cuối đơn cá nhân phải tự ký tên hoặc điểm chỉ.
Trả lời câu hỏi sau đây:
a. So sánh tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự?

Tiêu chí Tạm đình chỉ Đình chỉ

Khái Tạm dừng giải quyết vụ án khi phát hiện Chấm dứt toàn bộ quá trình giải
niệm có những căn cứ để tạm đình chỉ và quyết vụ án và nội dung tranh
được tiếp tục nếu căn cứ tạm đình chỉ chấp chưa được giải quyết.
không còn nữa.

Hệ quả Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ
mang tính chất tạm thời. Khi căn cứ án, xóa vụ án trong sổ thụ lý, trả
không còn thì tiếp tục thụ lý và không lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng
xóa vụ án trong sổ thụ lý. cứ kèm theo.

Cơ sở Điều 214 BLTTDS 2015 Điều 217 BLTTDS 2015


pháp lý

Thẩm Trước khi mở phiên tòa: Thẩm phán


quyền Tại phiên tòa: HĐXX

Hiệu Chưa có hiệu lực thi hành ngay, có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ
lực tục phúc thẩm.

b. Có quan điểm cho rằng: “Cá nhân không được ủy quyền cho người khác khởi
kiện vụ án dân sự”. Quan điểm của anh (chị)?

Quan điểm trên là hợp lý.

6
Việc khởi kiện thể hiện ý chí của nguyên đơn về yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình, vì vậy ý chí đó phải được thể hiện thông qua sự xác nhận của người
khởi kiện. Sự xác nhận đó là chữ ký hoặc điểm chỉ. Ngoài ra, việc khởi kiện yêu cầu bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng là quyền dân sự của công dân và theo Hiến pháp Việt
Nam năm 2013 “Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng.” Vì vậy, việc cá nhân không được uỷ quyền cho người
khác khởi kiện vụ án dân sự là hợp lý.
Pháp luật đã đưa ra cách thức khởi kiện cho những cá nhân muốn nhờ người khác
làm đơn khởi kiện hoặc những người nằm trong trường hợp được phép nhờ người làm
đơn khởi kiện. Vì vậy dù trong mọi trường hợp gặp khó khăn với việc làm đơn khởi
kiện, đương sự vẫn phải thể hiện ý chí cho yêu cầu của mình bằng sự xác nhận cuối
cùng. Chính cá nhân đương sự phải là người khởi kiện và quyền dân sự này không nên
được uỷ quyền.

PHẦN 2. BÀI TẬP

Bài tập 1:
a. Giả sử trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, ông Ph bị tai nạn và đột ngột
qua đời, Tòa án phải giải quyết tình huống này như thế nào?
Giả sử trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, ông Ph bị tai nạn và đột ngột qua
đời, Tòa án phải giải quyết tình huống này bằng cách ra quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Trong tình huống trên, ông Ph tham gia quá trình tố tụng với tư cách là bị đơn,
do đó có thể xác định hướng giải quyết trong tình huống ông Ph bị tai nạn và đột ngột
qua đời theo quy định tại Điều 214 hoặc Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 có quy định về căn cứ để Tòa án ra
quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự: “Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan,
tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá
nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó”. Theo đó,
trong tình huống này, khi bị đơn là ông Ph chết nhưng chưa xác định được người kế

7
thừa quyền và nghĩa vụ thì Tòa án sẽ tạm đình chỉ giải quyết vụ án cho đến khi xác định
được người thừa kế thì người này sẽ tham gia tố tụng thay cho người đã chết.
Tại điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 có quy định về căn cứ để Tòa án ra
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự: “Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã
chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế”. Theo đó, nếu ông Ph chết nhưng
không có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án.
b. Giả sử Tòa án đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai bà K đến phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nhưng bà K vẫn vắng mặt không
có lý do chính đáng, không có đơn đề nghị không tiến hành hòa giải. Nêu hướng xử
lý của Tòa án trong trường hợp này.
Bà K trong vụ án trên là nguyên đơn. Bà K đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai
mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không có đơn đề nghị không tiến hành hoà
giải, thì Tòa án sẽ tiến hành đình chỉ giải quyết vụ án không phân biệt là phiên hòa giải
hay tại phiên tòa căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015: “Người khởi
kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai
mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả
kháng, trở ngại khách quan”. Việc Toà án ra quyết định đình chỉ khi nguyên đơn đã
được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng là hợp
lý bởi lẽ nguyên đơn là người khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm và có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ căn cứ theo khoản 1 Điều 91
BLTTDS 2015 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhưng khi Tòa triệu tập
mà nguyên đơn vẫn cố tình không đến thì được xem như từ bỏ yêu cầu của mình.
Ngoài ra, phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa
giải yêu cầu sự có mặt của các bên đương sự, vắng mặt một trong các bên sẽ dẫn đến
hậu quả pháp lý nhất định. Khoản 1, 2 Điều 207 BLTTDS 2015 quy định những vụ án
dân sự không tiến hành hòa giải được nếu: “1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. 2. Đương sự
không thể tham gia hòa giải được vì lý do chính đáng […].” Có thể thấy, trường hợp
nguyên đơn vắng mặt hai lần không có lý do chính đáng không được nhắc đến trong
điều luật này, nên đây không phải là căn cứ để vụ án không tiến hành hòa giải được.

8
Bài tập 2:
a. Giả sử sau khi nhận được đơn khởi kiện của bà Thu, Tòa án trả lại đơn khởi
kiện vì lý do tranh chấp chưa được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Nhận xét về quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tòa án.
Quyết định trả lại đơn khởi kiện của Tòa án là không đúng với quy định của pháp
luật. Việc Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện vì lý do tranh chấp chưa được hòa giải tại
UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp có thể là do Tòa án đã căn cứ theo quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 về trường hợp trả lại đơn khởi kiện khi chưa có đủ
điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật và theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số
04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều 192 BLTTDS về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi
kiện lại vụ án.
Cụ thể, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm
phán TANDTC quy định như sau:
“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202
Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về
giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất,
chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện
vụ án.”
Vì Tòa án trả lại đơn khởi kiện với lý do tranh chấp chưa được hòa giải tại UBND
cấp xã nơi có đất tranh chấp nên ta có thể thấy rằng Tòa án đã xác định tranh chấp trong
vụ án là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc xác định như thế là sự nhầm
lẫn của Tòa án vì thực chất tranh chấp trong vụ án không phải là tranh chấp ai có quyền
sử dụng đất. Việc bà Thu khởi kiện yêu cầu ông Bình, bà Hoà Trả cho bà một lần số tiền
600.000.000 đồng, nếu ông Bình, bà Hòa không có khả năng trả nợ thì giao thửa đất đã
thế chấp cho bà để trừ hết nợ là tranh chấp về hợp đồng dân sự, cụ thể là hợp đồng vay
tài sản và hợp đồng thế chấp; đây chỉ là tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất

9
nên thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không
phải là điều kiện bắt buộc để khởi kiện vụ án. Do đó, Toà án không có cơ sở để trả lại
đơn khởi kiện của bà Thu vì lý do tranh chấp chưa được hòa giải tại UBND cấp xã nơi
có đất tranh chấp.
b. Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải,
ông Bình và bà Hòa đều thống nhất có nợ của bà Thu 600.000.000 đồng và cam kết
sẽ trả cho bà Thu trong vòng 02 tháng kể từ khi bản án, quyết định của Tòa án có
hiệu lực pháp luật. Ông bà không đồng ý giao đất để trừ nợ vì đây là nhà đất duy
nhất của ông bà để ông bà và các con sinh sống. Nêu hướng giải quyết của Tòa án
trong trường hợp này.
Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
thì ông Bình và bà Hòa cam kết trả nợ cho bà Thu trong vòng 02 tháng mới là yêu cầu
của bị đơn, còn phía nguyên đơn là bà Thu chưa có dữ liệu bà đồng ý hay không, do đó
sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
− Trường hợp 1: Bà Thu đồng ý với cam kết của vợ chồng bị đơn thì đây là hòa
giải thành. Căn cứ theo Điều 211 BLTTDS 2015 thì Tòa án lập biên bản hòa giải
thành và biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải. Sau
đó, hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có
đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận này thì Thẩm phán phải ra quyết
định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, căn cứ theo khoản 1 Điều 212
BLTTDS 2015.
− Trường hợp 2: Bà Thu không đồng ý với vợ chồng bị đơn thì đây là hòa giải
không thành. Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 203 BLTTDS 2015, Thẩm phán
sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Vì vậy, vụ án sẽ tiếp tục được xét xử theo
trình tự, thủ tục quy định trong BLTTDS 2015.

PHẦN 3. PHÂN TÍCH ÁN

1. Xác định các ý kiến/ yêu cầu của bị đơn trong vụ án.
Bị đơn yêu cầu tuyên bố vô hiệu Giấy mượn tiền ngày 01/10/2018 vì đó là giao
dịch giả cách, ghi khống chứ thực tế không có việc ông T cho Công ty TNHH Thiên
Phú vay tiền, vì vậy Công ty Th không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T. Bị đơn

10
yêu cầu tuyên bố vô hiệu Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp ngày 15/02/2019 và yêu
cầu trả lại con dấu của Công ty TNHH Th.
2. Tòa án các cấp xác định các yêu cầu của bị đơn là yêu cầu phản tố hay ý kiến
phản đối? Nhận xét về nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm theo cả hai
hướng đồng ý và không đồng ý? (Lưu ý nêu rõ luận cứ cho các nhận xét)
Hướng giải quyết của các Tòa án:
Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm không thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn. Tòa
giám đốc thẩm nhận định yêu cầu của bị đơn một phần là yêu cầu phản tố và một phần
là ý kiến phản đối. Theo đó, yêu cầu vô hiệu Giấy mượn tiền là ý kiến phản đối với
nguyên đơn còn yêu cầu tuyên bố Hợp đồng vô hiệu và trả lại con dấu là yêu cầu phản
tố.
Hướng đồng ý:
Nhận định của HĐXX giám đốc thẩm hoàn toàn thuyết phục khi cho rằng yêu
cầu của bị đơn một phần là yêu cầu phản tố và một phần là ý kiến phản đối. Nguyên đơn
yêu cầu Công ty Th trả 56 tỷ đồng mà ông đã cho vay, không yêu cầu trả lãi; khoản tiền
39.000.000.000 đồng theo Giấy Biên nhận tiền ngày 16/02/2019 ông đã khởi kiện và
đang được Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa thụ lý giải quyết. Thứ nhất, bị đơn yêu cầu
tuyên bố vô hiệu Giấy mượn tiền ngày 01/10/2018 vì cho rằng giao dịch đó là giao dịch
giả cách, ghi khống để bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn nên yêu cầu này là ý kiến phản
đối với yêu cầu của nguyên đơn. Là người đại diện theo pháp luật của Công ty Th, bà V
hoàn toàn có quyền đưa ra ý kiến phản đối này. Thứ hai, bị đơn đưa ra yêu cầu tuyên bố
vô hiệu Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp ngày 15/02/2019 và yêu cầu trả lại con dấu
của Công ty TNHH Th là yêu cầu phản tố. vì các yêu cầu này không trùng lặp với yều
cầu của nguyên đơn và có liên quan với nhau. HĐXX giám đốc thẩm cũng nhận định
nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì việc giải quyết vụ án được chính xác, kịp
thời, nhanh hơn khi tách ra thành từng vụ để giải quyết theo điểm c khoản 2 Điều 200
BLTTDS 2015: “Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết
trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn”.
Hướng không đồng ý:

11
HĐXX đã lập luận rằng yêu cầu phản tố là yêu cầu không trùng với yêu cầu của
nguyên đơn và có liên quan với nhau. Vậy tại sao yêu cầu tuyên bố vô hiệu Giấy mượn
tiền ngày 01/10/2018 không phải là yêu cầu phản tố? Nguyên đơn kiện đòi trả số tiền
56 tỷ đồng theo Giấy mượn tiền ngày 01/10/2018. Bị đơn lại yêu cầu tuyên bố vô hiệu
Giấy mượn tiền đó, nghĩa là phủ nhận sự tồn tại của giao dịch đó. Bị đơn đã đưa ra một
yêu cầu không trùng với nguyên đơn và đều có sự liên quan đến Giấy mượn tiền ngày
01/10/2018. Phản tố là yêu cầu không nằm trong yêu cầu của nguyên đơn và lý do không
đồng ý yêu cầu của nguyên đơn phải trở thành yêu cầu của bị đơn. Việc xác định đây là
ý kiến phản đối để bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn trong khi bị đơn mong muốn Tòa án
chấp nhận yêu cầu tuyên bố vô hiệu của mình. Điểm b khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015:
“Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn
bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”.
Vậy yêu cầu đó phải là yêu cầu phản tố của bị đơn vì nếu yêu cầu này được chấp nhận
thì yêu cầu của nguyên đơn sẽ bị loại trừ toàn bộ. Ngoài ra, vì đây là yêu cầu phản tố có
sự liên quan với yêu cầu của nguyên đơn nên nếu được giải quyết trong cùng một vụ án
thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn trong việc xác minh
chứng cứ, tính xác thực của tài liệu và không làm mất thời gian nghiên cứu lại để giải
quyết trong một vụ án mới.
Đối với yêu cầu tuyên bố vô hiệu Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp ngày
15/02/2019 và yêu cầu trả lại con dấu của Công ty TNHH Th thì bà V phải khởi kiện
bằng một vụ án khác. Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 01/2019/HĐCN ngày
15/02/2019 do hai bên ký kết, trong đó có nội dung thể hiện: “Bên A (bà V) đồng ý
chuyển nhượng cho bên B (ông T) 70 % vốn điều lệ của Công ty Th, giá trị thực tế
24.500.000.000 đồng…”. Đây là giao dịch dân sự giữa bà V và ông T, không phải giữa
Công ty Th và ông T. Trong khi đó, bị đơn của vụ án đang tranh chấp là Công ty Th với
ông T và bà V đang là đại diện của Công ty. Với yêu cầu của cá nhân bà V đã thực hiện
với ông T thì phải đưa ra vụ án khác chứ không thể cùng giải quyết trong vụ án này.

12
3. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm xác định Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý và
giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn? Nhận xét về nhận định của Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý? (Lưu ý nêu rõ luận cứ
cho các nhận xét).

Hướng giải quyết của Tòa án:


Hội đồng xét xử giám đốc thẩm xác định rằng “yêu cầu phản tố trên của bị đơn
thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, được quy định tại khoản 3 Điều 30
BLTTDS 2015, cho nên sau khi thụ lý yêu cầu phản tố nêu trên thì Tòa án thành phố N
chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa để giải quyết theo quy
định tại Điều 41 của Bộ luật Tố tụng dân sự”.
Hướng đồng ý:
Yêu cầu phản tố của bị đơn là “tuyên bố vô hiệu Hợp đồng chuyển nhượng vốn
góp và yêu cầu trả lại con dấu của công ty” là có sự liên quan đến tình tiết trong vụ việc
trên khi tại Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 01/2019/HĐCN ngày 15/02/2019 do
hai bên ký kết, xác định không có khoản nợ nào ràng buộc đối với vốn góp xây dựng
khách sạn tính đến thời điểm chuyển nhượng, cụ thể: “[...] Bên A (bà V) đồng ý chuyển
nhượng cho bên B (ông T) 70% vốn điều lệ của Công ty Th, giá trị thực tế
24.500.000.000 đồng [...] Bên A cam kết rằng mình là chủ sở hữu hợp pháp với đầy đủ
quyền hạn [...] và cam kết rằng toàn bộ phần vốn góp được chuyển nhượng cho bên B
không bị ràng buộc bất kỳ sự cầm giữ, sự yêu sách và các khoản nợ nào, kể cả thuế bất
kỳ ...”. Và nếu như Công ty Th còn nợ ông T 56.000.000.000 đồng thông qua Giấy mượn
tiền ngày 01/10/2018 thể hiện thời điểm bà V trả nợ 56.000.000.000 đồng cho ông T là
vào ngày 24/02/2019; thì việc ngày 16/02/2019 ông T tiếp tục giao 39.000.000.000 đồng
cho Công ty Th theo Giấy mượn tiền trên mà không khấu trừ số tiền nợ 56.000.000.000
đồng là không hợp lý, không phù hợp với diễn biến của việc vay mượn tiền, chuyển
nhượng vốn góp trong Công ty Th. Yêu cầu này có sự liên quan đến việc chuyển nhượng
vốn góp cũng như việc vay tiền của các bên nên độc lập với yêu cầu của nguyên đơn,
do đó đây là yêu cầu phản tố theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 200: “Giữa yêu cầu
phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm
cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.” Theo đó yêu cầu phản tố này

13
sẽ thuộc trường hợp tranh chấp về giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp giữa người
chưa phải là thành viên công ty với công ty, thành viên công ty quy định tại khoản 3
Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 37 và điểm a,
b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Khánh Hòa giải quyết. Tòa án thành phố Đà
Nẵng phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa để giải
quyết là hợp lí theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Vụ việc dân sự
đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án
đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ
án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp,
đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm
sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến
nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu
nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.”
Hướng không đồng ý:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 41 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 chỉ đề cập đến việc
chuyển vụ việc dân sự nếu vụ việc đã được thụ lý không thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án đã thụ lý, nhưng không đề cập đến việc vụ việc dân sự thụ lý đã được thụ lý
và giải quyết đúng thẩm quyền nhưng có yêu cầu phản tố thuộc thẩm quyền của Tòa án
khác thì thủ tục chuyển đổi sẽ như thế nào. Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có
quy định rằng thủ tục phản tố được thực hiện theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì
Thẩm phán phải ra quyết định chuyển đơn khởi kiện khi nó thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa khác, cũng đồng nghĩa với việc Thẩm phán cũng phải ra quyết định chuyển yêu
cầu phản tố cho Tòa án có thẩm quyền. Vấn đề được đặt ra là điều luật này lại chỉ áp
dụng trong trường hợp Tòa án chưa thụ lý vụ việc. Còn nếu Tòa án đã thụ lý vụ việc và
yêu cầu phản tố được đưa ra thì việc chuyển yêu cầu phản tố cũng như thủ tục như thế
nào thì pháp luật hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể.

14
4. Từ các phân tích trên, tóm tắt vụ án xoay quanh vấn đề pháp lý đang phân tích.
Tóm tắt bản án: Nguyên đơn là ông T kiện đòi Công ty Th do bà V là người đại
diện theo pháp luật 56 tỷ đồng theo Giấy mượn tiền ngày 01/10/2018, không yêu cầu trả
lãi. Bà V cho rằng giấy mượn tiền là giao dịch giả cách, ghi khống nên không có giao
dịch như trên giữa Công ty Th và ông T. Để ông T, bà H đứng ra giải quyết việc đòi nợ
của Công ty thu hồi nợ D, bà V đã ký các giấy tờ như Hợp đồng chuyển ngượng vốn
góp, Giấy mượn tiền, Biên nhận tiền. Tòa giám đốc thẩm nhận định như sau: Công ty
Th đưa ra ý kiến phản đối yêu cầu của nguyên đơn với yêu cầu tuyên bố vô hiệu Giấy
mượn tiền ngày 01/10/2018; bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố tuyên bố vô hiệu Hợp đồng
chuyển nhượng vốn góp ngày 15/02/2019 và yêu cầu trả lại con dấu của Công ty TNHH
Th. Tòa giám đốc thẩm cho rằng yêu cầu phản tố chưa được Tòa án sơ thẩm thành phố
N thụ lý nên chuyển cho TAND tỉnh Khánh Hòa giải quyết. Tòa giám đốc thẩm hủy
toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ cho TAND tỉnh Khánh Hòa
giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.
Các vấn đề pháp lý:
− Tòa án nhầm lẫn, không xác định được yêu cầu phản tố và ý kiến phản đối của
bị đơn.
− Tòa án không xác định chứng cứ về vụ việc mà chấp nhận yêu cầu của nguyên
đơn làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bị đơn.
− Chưa có quy định rõ về thẩm quyền thụ lý và giải quyết yêu cầu phản tố của bị
đơn.

15

You might also like