You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ


BÀI THẢO LUẬN LẦN 2
Giảng Viên:
DANH SÁCH NHÓM 2

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Duy Hoàng 2153801014086
2 Huỳnh Hữu Hợp 2153801014087
3 Nguyễn Quang Minh 2153801014140
4 Tạ Văn Hưng 2153801014096
5 Nguyễn Phạm Thảo Lam 2153801014111
6 K’ Hồ Đông Khôi 2153801014108
7 Bon Kròng Hi Sa Mioya 2153801014141

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 2 NĂM 2023

1
Mục lục
BÀI 2:..........................................................................................................................3
I. Câu hỏi nhận định...................................................................................................
4. Hội thẩm phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của Kiểm sát
viên trong cùng VAHS........................................................................................3
5. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải bị thay đổi nếu là người thân thích với
người bào chữa đã tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra.....................................3
7. Chỉ có Kiểm sát viên thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời
buộc tội tại phiên tòa...........................................................................................3
8. Một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trong cùng một
VAHS..................................................................................................................3
9. Những người TGTT có quyền và lợi ích hợp pháp trong VAHS đều có
quyền đề nghị thay đổi người THTT..................................................................4
10. Đương sự có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch....4
11. Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án đều có quyền
nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.........4
13. Người bị buộc tội có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực
pháp luật của Tòa án...........................................................................................4
14. Một người không được làm người bào chữa nếu là người thân thích với
người làm chứng trong vụ án..............................................................................4
17. Người thân thích của Thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tư cách
người làm chứng trong vụ án đó.........................................................................5
19. Yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội dưới 18
tuổi và người đại diện của họ luôn được chấp nhận...........................................5
20. Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi
khởi tố VAHS đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm
b khoản 1 điều 76 BLTTHS................................................................................5
23. Đương sự có quyền kháng cáo phần bồi thường thiệt hại trong bản án,
quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án...............................................5
25. Người bị tạm giữ không quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng.........................................................................................................6
26. Trong mọi vụ án hình sự, người bào chữa chỉ được quyền tham gia vụ án từ
khi khởi tố bị can................................................................................................6
II. Bài tập....................................................................................................................
Bài tập 1:.............................................................................................................6
Bài tập 2:.............................................................................................................7
Bài tập 4:.............................................................................................................8

2
Bài tập 7:.............................................................................................................9
BÀI 3.........................................................................................................................12
I. Câu hỏi nhận định.................................................................................................12
1. Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ
gián tiếp.............................................................................................................12
2. CQĐT không có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội hoặc
làm giảm nhẹ TNHS cho bị can........................................................................12
3. Chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lý vật chứng..........................................12
4. Vật chứng chỉ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi
vụ án bị đình chỉ................................................................................................12
5. Tất cả người THTT đều có quyền đánh giá chứng cứ..................................13
6. Thông tin thu được từ Facebook có thể được sử dụng làm chứng cứ trong
TTHS.................................................................................................................13
7. Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là nguồn của chứng cứ.......13
9. Đối tượng chứng minh trong các VAHS đều giống nhau.............................13
11. Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có
căn cứ và hợp pháp...........................................................................................13
II. Bài tập..................................................................................................................14
Bài tập 2:...........................................................................................................14
Bài tập 3:...........................................................................................................14
Bài tập 4:...........................................................................................................15

3
BÀI 2:
I. Câu hỏi nhận định
4. Hội thẩm phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của Kiểm sát
viên trong cùng VAHS.
 Nhận định sai.
 CSPL: điểm a khoản 1 Điều 53, khoản 3 điều 49 BLTTHS 2015.
 Theo quy định không có trường hợp Hội thẩm phải từ chối hoặc bị thay đổi
nếu là người thân thích của Kiểm sát viên trong cùng VAHS, nhưng vẫn có
thể bị thay đổi nếu có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong
khi làm nhiệm vụ.
5. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải bị thay đổi nếu là người thân thích với
người bào chữa đã tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra.
 Nhận định sai.
 CSPL: mục 2 khoản 1 NQ 03/2004.
 Trong trường hợp giai đoạn trước đó bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp
của họ chưa nhờ người bào chữa, nay mới nhờ người bào chữa hoặc tuy đã
có nhờ người bào chữa, nhưng nay nhờ người bào chữa khác thì cần phải
xem xét người được nhờ bào chữa đó có quan hệ thân thích với người nào đã
hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án hay không. Nếu có quan hệ thân
thích vối người Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thì người đó sẽ không được làm
người bào chữa.
 Trường hợp trong các giai đoạn tố tụng trước đó, bị can, bị cáo, người đại
diện hợp pháp của họ đã có nhờ người bào chữa và nay vẫn tiếp tục nhờ
người đó bào chữa ở giai đoạn điều tra thì cần phải xem xét người đó có
quan hệ thân thích với Thẩm phán hay không. Nếu có quan hệ thân thích với
người nào đó được phân công tiến hành tố tụng trong vụ án, thì cần phân
công người khác không có quan hệ thân thích với người được nhờ bào chữa
thay thế tiến hành tố
tụng.

7. Chỉ có Kiểm sát viên thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc
tội tại phiên tòa.
 Nhận định sai
 CSPL: khoản 4 Điều 320 BLTTHS 2015, khoản 3 điều 62 BLTTHS 2015.
 Trong trường hợp khi vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại
hoặc người đại diện của bị hại cũng có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên
tòa sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội. Trường hợp vụ án được khởi tố
theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc đại diện của họ trình bày lời buộc tội
tại phiên tòa.

4
8. Một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trong cùng một
VAHS.
 Nhận định sai
 Một người không thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trong cùng
một VAHS. Trong một VAHS nếu thẩm phán tham gia với tư cách là người
tham gia tố tụng và là người bào chữa thì đây là điều bất hợp lý và không
đảm bảo tính khách quan trong khi xét xử VAHS.
9. Những người TGTT có quyền và lợi ích hợp pháp trong VAHS đều có quyền
đề nghị thay đổi người THTT.
 Nhận định Sai
 CSPL: Điều 50 BLTTHS 2015
 Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì không có quyền để nghị
thay đổi người tiến hành tố tụng.
10. Đương sự có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch.
 Nhận định sai
 CSPL: điểm g khoản 1 Điều 4, điểm e khoản 2 Điều 63, điểm g khoản 2 Điều
64, Điều 65 BLTTHS 2015
 Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án hình sự. Trong đó, chỉ có nguyên đơn dân sự và bị
đơn dân sự mới có quyền thay đổi người giám định, người phiên dịch mà
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự lại không có.
11. Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án đều có quyền
nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
 Nhận định sai.
 Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015 quy định.
 Vì không phải những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý
trong vụ án đều có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho mình. Vì căn cứ vào khoản 4 Điều 72 Bộ Luật tố tụng hình
sự 2015 quy định thì những người người được quy định trong khoản 4 Điều
này sẽ không được nhờ người bào chữa cho mình.
 Ví dụ: người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không được nhờ người
khác bào chữa.
13. Người bị buộc tội có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực
pháp luật của Tòa án.
 Nhận định sai.
 Căn cứ pháp lý: điểm đ khoản 1 Điều 4, Điều 331 BLTTHS năm 2015.
 Vì không phải tất cả người bị buộc tội đều có quyền kháng cáo bản án, quyết
định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Người buộc tội bao gồm người
bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong đó, chỉ có bị cáo, bị hại, người
đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo
điều 331 BLTTHS 2015 quy định. Còn người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ
không có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của
Tòa án.

5
14. Một người không được làm người bào chữa nếu là người thân thích với
người làm chứng trong vụ án.
 Nhận định sai
 CSPL: khoản 12 điều 55, khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015.
 Một người vẫn được làm người bào chữa nếu là người thân thích với người
làm chứng trong vụ án bởi vì pháp luật không có quy định. Theo quy định
của pháp luật thì những người sau đây không được bào chữa bao gồm người
thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; người tham gia
vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài
sản, người phiên dịch, người dịch thuật. Trong đó, người đã và đang tiến
hành tố tụng không bao gồm người làm chứng cũng như người làm chứng
không phải là người tiến hành tố tụng nên nhận định trên là sai.
17. Người thân thích của Thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tư cách
người làm chứng trong vụ án đó.
 Nhận định sai
 CSPL: Khoản 2 điều 66, khoản 1 điều 49 BLTTHS 2015.
 Người làm chứng không được làm chứng trong trường hợp là người bào
chữa của người buộc tội hoặc là người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể
chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn
tin về tội phạm, về vụ án không có khả năng khai báo đúng đắn. Trong
trường hợp người làm chứng là người thân thích của thẩm phán thì thẩm
phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi.
19. Yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội dưới 18 tuổi
và người đại diện của họ luôn được chấp nhận.
 Nhận định sai
 CSPL: khoản 1 điều 77 BLTTHS 2015, NQ 03/2004.
 Không phải mọi trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của
người bị buộc tội dưới 18 tuổi và người đại diện của họ luôn được chấp nhận,
việc thay đổi người đại diện phải được cơ quan tiến hành tố tụng và người bị
buộc tội đồng ý.
20. Một người khi thực hiện tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi khởi
tố VAHS đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản
1 điều 76 BLTTHS.
 Nhận định đúng
 CSPL: điểm b khoản 1 điều 76 BLTTHS điểm a mục 3 phần II NQ 03/2004.
 Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 76 BLTTHS thì thời điểm trong điều
luật quy định để xét xem có thuộc vào trường hợp của luật hay không là thời
điểm khởi tố vụ án chứ không phải là thời điểm bị can phạm tội cho nên
trong trường hợp trên không thuộc đối tượng tại điểm b khoản 1 Điều 76.
Ngoài ra, căn cứ vào điểm a mục 3 phần II NQ 03/2004 thì trường hợp khi
phạm tội, người phạm tội là người chưa thành niên. Nhưng khi khởi tố, truy
tố, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 76.
6
23. Đương sự có quyền kháng cáo phần bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết
định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án.
 Nhận định sai.
 CSPL: điểm g khoản 1 điều 4 BLTTHS 2015, khoản 3 điều 331 BLTTHS
2015.
 đương sự bao gồm: nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự (điểm g khoản 1 điều 4 BLTTHS 2015)
 ng cs quyền kháng cáo phần bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết định
chưa có hiệu lực pluat chỉ có nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại
diện của họ (khoản 3 điều 331 BLTTHS 2015), không bao gồm người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
25. Người bị tạm giữ không quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng.
 Nhận định sai.
 CSPL: khoản 2 điều 50 BLTTHS 2015
 Theo khoản 2 điều 50 BLTTHS 2015 thì người bị tạm giữ có quyền đề nghị
thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
26. Trong mọi vụ án hình sự, người bào chữa chỉ được quyền tham gia vụ án từ
khi khởi tố bị can.
 Nhận định sai.
 CSPL: Điều 74 BLTTHS
 Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì thời điểm người bào chữa tham
gia tố tụng là từ khi khởi tố bị can. Tuy nhiên có vài trường hợp người bào
chữa có thể tham gia tố tụng ở nhiều thời điểm khác nhau:
 Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi
người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
 Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc
gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào
chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
II. Bài tập
Bài tập 1:
A thuê một chiếc xe ôtô của công ty X (do N làm Giám đốc) để đi du lịch
nhưng sau đó lại sử dụng chở B đi trộm cắp tài sản của công ty Z (do M làm
chủ tịch Hội đồng quản trị). Vụ việc bị quần chúng nhân dân phát hiện và báo
với cơ quan công an. CQĐT khởi tố VAHS, khởi tố bị can đối với A, B và làm
bản kết luận điều tra đề nghị truy t+
ố. VKS hoàn thành cáo trạng và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Câu hỏi:
1. Xác định tư cách tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong
vụ án trên tại phiên tòa sơ thẩm?.
Tư cách tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong vụ án trên tại
phiên tòa sơ thẩm:

7
A và B tham gia tố tụng với tư cách là bị cáo vì A, B đã được Tòa án
ra quyết định xét xử căn cứ theo Điều 61 BLTTHS 2015.
 Công ty Z ( do M làm chủ tịch HĐQT ) tham gia tố tụng với tư cách
bị hại căn cứ theo Điều 62 BLTTHS 2015.
 Công ty X ( do N làm giám đốc ) tham gia tố tụng với tư cách người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo Điều 65 BLTTHS 2015.
2. Sau khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, phát hiện D (Hội
thẩm nhân dân) tham gia trong Hội đồng xét xử là anh em kết nghĩa với
A, nên M đã đề nghị thay đổi D. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào trong
trường hợp này? Ai có thẩm quyền giải quyết?
 Trong trường hợp trên thì D sẽ vẫn tham gia trong HĐXX vì mối quan
hệ anh em kết nghĩa với A không xem là mối quan hệ thân thích theo
điểm e khoản 1 điều 4 BLTTHS 2015 trừ trường hợp có chứng cứ cho
rằng ông D không vô tư khi làm nhiệm vụ trong khoản 3 Điều 49
BLTTHS 2015.
 Nếu D bị thay đổi trong HĐXX thì ở trường hợp trên M là đại diện
theo pháp luật của Công ty Z nên việc M đề nghị thay đổi D là hoàn
toàn hợp lý theo quy định tại điểm e khoản 2 điều 62 BLTTHS 2015.
Việc đề nghị trên của M xảy ra trước khi mở phiên tòa nên người có
thẩm quyền giải quyết sẽ là do Chánh án hoặc phó Chánh án Tòa án
được phân công giải quyết vụ án trên theo khoản 2 Điều 53 BLTTHS
2015.
3. Tại phiên tòa sơ thẩm, phát hiện luật sư F (người đã tham gia bào chữa
cho A từ khi khởi tố bị can) là con nuôi của Thẩm phán chủ tọa phiên
tòa, nên Kiểm sát viên đã đề nghị phải thay đổi luật sự F. Đề nghị của
Kiểm sát viên có hợp lý không? Tại sao?
Đề nghị của Kiểm sát viên là không hợp lý. Vì căn cứ vào mục 1 phần II Nghị quyết
03/2004 thì người bào chữa đã tham gia bào chữa cho A ngay từ đầu nên việc đề
nghị thay đổi Luật sư F là ko hợp lý mà phải thay đổi Thẩm phán.
Bài tập 2:
H (14 tuổi) cùng bạn là Q đi mót mủ cao su. Khi đi qua vườn cao su của
L, H và Q tự ý vào bên trong vườn để xem bát mủ cao su thì bị L phát hiện và
bắt, đưa về nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn để giải quyết. Tại đây, L tát H, Q
mấy cái vào mặt để H, Q nói ra số điện thoại của bố mẹ. L gọi cho bố của H là
Phạm Thế A và bố của Q là Vũ Huy T đến.
Tại bên trong nhà sinh hoạt cộng đồng, L cho rằng H và Q là những
người thường xuyên trộm mủ cao su của gia đình L nên nói: “Trong vòng 10
phút tụi mày phải nộp số tiền 20.000.000đ, nếu không tao sẽ chặt tay thằng nhỏ
này (nói và chỉ tay vào người H), xong sẽ xử lý tụi mày”. Anh A và anh T xin
giảm số tiền nhưng L không cho. Anh A gọi điện cho người thân mượn giúp
tiền. Vì chờ lâu chưa có tiền nên L và một số đối tượng dùng gậy ba khúc đánh
vào người anh A nhiều lần làm anh A ngất xỉu, được người thân đưa đi cấp
cứu. Người nhà anh A đã mang tiền đưa cho T (vì A đã đi cấp cứu) và T giao
lại cho L. Sau đó, L đã bị khởi tố về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Câu hỏi:
1. Hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của A, T, H trong vụ án trên.

8
a. B làm đơn yêu cầu BTTH
B là cá nhân bị thiệt hại (bị gây thương tích) do tội phạm gây ra và B có đơn
yêu cầu bồi thường thiệt hại thì B sẽ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân
sự theo khoản 1 Điều 63 BLTTHS.
b. B không làm đơn yêu cầu BTTH
Vì hành vi gây thương tích cho B không cấu thành tội phạm hình sự độc lập nên
B cũng không tham gia tố tụng với tư cách là bị hại (khoản 1 Điều 62 BLTTHS)
hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (khoản 1 Điều 65 BLTTHS).
Ngoài ra B là cá nhân bị thiệt hại (bị gây thương tích) do tội phạm gây ra, tuy
nhiên B không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do đó B không tham gia với tư
cách là nguyên đơn dân sự theo khoản 1 Điều 63 BLTTHS.
Tuy nhiên B có thể được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến
làm chứng vì B biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ
án do B có chứng kiến N chống người thi hành công vụ. Vì vậy B sẽ có thể tham
gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.

2. Để xử lý hành vi gây thương tích của một số đối tượng đối với A, cơ
quan có thẩm quyền đã ra quyết định trưng cầu giám định, nhưng A đã
làm đơn từ chối giám định. Hỏi, A có được quyền từ chối giám định
thương tích trong vụ việc này hay không? Cơ quan có thẩm quyền phải
giải quyết như thế nào?
 A không được quyền từ chối giám định thương tích trong vụ việc này
 Căn cước pháp lý: Khoản 4 Điều 206, Khoản 2 Điều 127 BLTTHS
2015.
 Vì căn cứ vào Khoản 4 Điều 206 BLTTHS 2015 quy định thì tính chất
thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động sẽ phải
tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định; theo quy định
nêu trên, bị hại có nghĩa vụ phải chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nếu họ từ chối việc
giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại
khách quan thì sẽ bị dẫn giải.

Bài tập 4:
A (17 tuổi) là con ông B và bà C. Ngày 20/7/2015 A lẻn vào nhà ông D
hàng xóm trộm được 01 chiếc xe máy, 02 lượng vàng và 10 triệu đồng. Sau đó,
A mang chiếc xe máy cầm cố cho ông X được 10 triệu đồng, 02 lượng vàng A
mang ra doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng bạc do ông Y làm chủ để bán
(ông X và ông Y khi cầm cố chiếc xe và mua số vàng trên không biết là tài sản
do phạm tội mà có). Toàn bộ số tiền trộm cắp được A đã tiêu xài hết. Sau đó
hành vi phạm tội của A bị phát hiện. CQĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án và
khởi tố bị can đối với A. Trong quá trình giải quyết vụ án, gia đình A nhờ luật
sư K làm người bào chữa cho A, còn ông D nhờ luật sư L bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho mình.
Câu hỏi:
9
1. Xác định tư cách của các chủ thể TGTT trong vụ án trên.
Tư cách của các chủ thể TGTT trong vụ án trên.
-A tham gia vụ án trên với tư cách bị can do A bị CQĐT ra quyết định khởi
tố vụ án và bị can A
- Tư cách của ông D trong vụ án là bị hại do chịu tổn thất về tài sản gồm 01
chiếc xe máy, 02 lượng vàng và 10 triệu đồng. Căn
- Tư cách của Luật sư K và Luật sư L đều là người bào chữa cho hai bên bị
can và bị hại.
- CSPL: khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 62 của Bộ luật TTHS 2015

2. Giả sử trong quá trình điều tra, Điều tra viên được phân công giải quyết
vụ án là cháu ruột của D thì có ảnh hưởng gì đối với việc giải quyết vụ
án trên không?
Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án là cháu ruột của D thì phải từ
chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 51 BLTTHS
2015.
 Cháu ruột được xem là người thân thích của D theo quy định tại điểm
e khoản 1 điều 4 BLTTHS 2015.
Việc pháp luật có quy định về điều này để tạo sự công minh trong quá trình
điều tra, tránh sự không vô tư của người tiến hành tố tụng.
3. Giả sử trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên phát hiện Điều tra viên
được phân công giải quyết vụ án là cha của luật sư K thì phải giải quyết
như thế nào?
Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án là cha của luật sư K thì phải
từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 51
BLTTHS 2015.
 Luật sư K là người bào chữa của bị cáo A.
4. Giả sử trong quá trình giải quyết vụ án A không sử dụng được Tiếng
Việt thì cha mẹ A là ông B và bà C có thể tham gia vụ án để phiên dịch
cho con mình hay không? Tại sao?
 Cha mẹ của A có thể tham gia vụ án để phiên dịch cho A nếu cha mẹ
A đủ khả năng dịch thuật và được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu,
nếu không thì cha mẹ A ko được tham gia vụ án để dịch thuật cho A
 cơ sở pháp lý: k1 điều 70, BLTTHS 2015

5. Giả sử toàn bộ hành vi phạm tội của A bị con gái ông D (8 tuổi) chơi bên
nhà hàng xóm nhìn thấy. Trong quá trình giải quyết vụ án, con gái ông
D có thể tham gia với tư cách người làm chứng không? Tại sao?
 Con gái ông D có thể tham gia với tư cách người làm chứng
 Theo khoản 1,2 điều 66 thì ng làm chứng là ng biết những thông tin liên
quan đến tội phạm, vụ án và chỉ có người bào chữa của người bị buộc tội,
người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận
thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc
không có khả năng khai báo đúng đắn ko được làm ng làm chứng. mà con

10
gái ông D 8 tuổi, đủ khả năng nhận thức được tình tiết vụ án, có khả năng
khai báo đúng đắn
Bài tập 7:
Bà Nguyễn Phương H và 04 đồng phạm đã vị VKSND ‘
TP.HCM ban hành bản cáo trạng truy tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân
chủ xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân theo khoản 2 Điều 331 BLHS. Bản cáo trạng nêu: “Nguyễn Phương H
đã thực hiện nhiều buổi livestream trên không gian mạng, phát ngôn có nội
dung bịa đặt, biết rõ thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được
kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; đưa lên không
gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống
riêng tư của 10 người, trái quy định pháp luật”. Trong vụ án này, VKSND
TP.HCM xác định tư cách tố tụng của 10 người mà bà Phương H bị cáo buộc
đã xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng đến uy tín danh dự của họ là “bị hại”.
Sau đó, TAND TP.HCM quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, Tòa án lại
triệu tập 10 người này tham gia phiên tòa với tư cách tố tụng là “người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”.
Câu hỏi:
1. Anh chị hãy nêu quan điểm của mình về việc xác định tư cách tố tụng
của VKS và Tòa án TP.HCM trong vụ án trên. Nêu hệ quả pháp lý của
việc xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng đối với những người
trên.
- Đồng quan điểm với VKSND TP.HCM khi xác định tư cách tố tụng của 10
người mà bà Phương H bị cáo buộc đã xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng
đến uy tín danh dự của họ là “bị hại”. Việc xác định tư cách tố tụng của 10
người đó là “bị hại” của VKSND TP.HCM là có căn cứ khi dựa vào khoản 1
Điều 62 BLTTHS 2015 quy định bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể
chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín
do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Trong vụ án này, bản cáo trạng đã
xác định bà Nguyễn Phương H đã có các phát ngôn thông tin bịa đặt, sai sự
thật; có nội dung xúc phạm nghiêm trọng uy tín danh dự của các cá nhân nên
việc xác định tư cách tố tụng của 10 người trên là “bị hại” của VKSND
TP.HCM là hoàn toàn hợp lý. Không đồng ý với quan điểm của TAND
TP.HCM khi xác định tư cách tố tụng của 10 người mà bà H bị cáo buộc đã
xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng đến uy tín danh dự của họ là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tại Điều 65 BLTTHS 2015 quy định người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Theo nhận thức chung thì
có thể hiểu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người không
tham gia thực hiện tội phạm và Tòa án phải giải quyết quyền lợi, tài sản của
họ vì liên quan đến vụ án hình sự. Những người này thường là chủ sở hữu tài
sản, nhưng tài sản đó lại có trong tay người phạm tội hoặc người đã được
người phạm tội giao cho tài sản, mà tài sản đó do phạm tội mà có… Ở đây
trong vụ án bà Nguyễn Phương H Tòa án xác định tư cách tố tụng của 10
người đó là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là không hợp lý.

11
- Hệ quả pháp lý của việc xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng đối
với những người trên: Việc xác định đúng tư cách trong một vụ án hình sự là
vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng
giải quyết vụ án hình sự một cách toàn diện, triệt để. Việc xác định không
đúng tư cách của những người tham gia tố tụng sẽ dẫn đến quyết định sai về
phần trách nhiệm dân sự, về quyền kháng cáo… Sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
quyền lợi của họ và dẫn đến việc giải quyết vụ án hình sự không được toàn
diện, triệt để. Bởi tư cách tham gia tố tụng nào thì sẽ có quyền lợi và nghĩa
vụ đó khác nhau, việc xác định sai tư cách sẽ khiến họ mất đi quyền lợi hoặc
nghĩa vụ chính ra họ sẽ có. Nếu xác định sai tư cách tố tụng sẽ dẫn đến việc
giải quyết không đúng đắn vụ án thì bản án có thể bị hủy và người ra phán
quyết sẽ chịu trách nhiệm.
2. Những người tham gia tố tụng nói trên phải làm gì nếu không đồng ý với
việc xác định tư cách tố tụng của Tòa án?
- Trong trường hợp những người tham gia tố tụng nói trên không đồng ý với
việc xác định tư cách tố tụng của Tòa án thì những người được triệu tập phải
gửi đơn khiếu nại quyết định của Tòa án cho rằng họ là người tham gia tố
tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
CSPL: Điểm n khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015.

12
BÀI 3
I. Câu hỏi nhận định
1. Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ gián
tiếp.
 Nhận định sai.
 Chứng cứ trực tiếp là những chứng cứ có thể cho thấy ngay các vấn đề của
đối tượng cần chứng minh còn muốn tìm và khẳng định sự thật khách quan
trong vụ án; chứng cứ gián tiếp phải xem xét các tình tiết, dữ kiện và đặt
trọng hệ thống các chứng cứ mới đưa ra kết luận. Và chứng cứ gián tiếp
trong một vụ án dễ thu thập hơn so với chứng cứ gián tiếp. Như vậy, việc
cho rằng chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng minh cao hơn
chứng cứ gián tiếp là không chính xác.
 Vd: Trong vụ đại án “Chuyến bay giải cứu” thì Bị cáo Hoàng Văn Hưng đã
dẫn dắt dư luận bằng cách đánh tráo khái niệm chứng cứ khi cho rằng CQĐT
không có chứng cứ cảnh Hưng nhận tiền từ đó liên tục kêu oan. Nhưng bằng
nghiệp vụ của mình Viện Kiểm Sát đã buộc tội Hưng thông qua những dữ
liệu điện tử, vật chứng khác và đồng thời áp dụng “ thực nghiệm điều tra” từ
đó xác thực các chứng cứ nêu trên
2. CQĐT không có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội hoặc làm
giảm nhẹ TNHS cho bị can.
 Nhận định sai.
 CSPL: điểm đ khoản 1 Điều 4, Điều 15, điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTHS
2015.
 Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền THTT.
Trong phạm vi, quyền hạn của mình thì cơ quan có thẩm quyền THTT phải
có trách nhiệm làm rỏ chứng cứ, xác định có tội và xác định vô tội, tình tiết
tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Mà cơ quan điều tra là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nên CQĐT
phải có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội hoặc làm giảm
nhẹ TNHS cho bị can.
3. Chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lý vật chứng.
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 106 BLTTHS 2015.
Ngoài CQTHTT thì người tiến hành tố tụng cũng có quyền xử lý vật chứng. Cụ thể,
nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Chánh án Toà án quyết định
việc xử lý vật chứng. Hoặc trong trường hợp vụ án đã đưa ra xét xử thì Hội đồng
xét xử sẽ quyết định việc xử lý vật chứng.
4. Vật chứng chỉ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi
vụ án bị đình chỉ.
Nhận định Sai
CSPL: Điểm b, khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015

13
Vật chứng không chỉ được trả lại khi vụ án bị đình chỉ, mà còn được trả lại trong
trường hợp nếu xét thấy vật chứng không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi
hành án.

5. Tất cả người THTT đều có quyền đánh giá chứng cứ.


 Nhận định sai.
 Vì người tiến hành tố tụng phải kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong phạm vi
quyền hạn thẩm quyền của mình. Ví dụ, theo điểm c khoản 2 điều 34
BLTTHS thư kí tòa án là người tiến hành tố tụng, nhưng thư kí tòa án không
có thẩm quyền đánh giá chứng cứ vì điều này không nằm trong quyền hạn có
thẩm quyền của thư kí tòa án căn cứ tại điều 47 BLTTHS.
 CSPL: Điều 47, Điều 34 BLTTHS 2015.

6. Thông tin thu được từ Facebook có thể được sử dụng làm chứng cứ trong
TTHS.
 Nhận định đúng
 Căn cứ tại khoản 1 Điều 87 và Điều 99 BLTTHS 2015
 Vì dữ liệu điện tử bao gồm cả hình ảnh trên mạng xã hội. Cho nên các hình
ảnh, thông tin trên facebook có thể được dùng làm chứng cứ trong TTHS
7. Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp là nguồn của chứng cứ.
Nhận định sai.
CSPL: điểm đ điều 87 BLTTHS 2015, điều 110 BLTTHS 2015.
Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp không được coi là nguồn của chứng
cứ theo quy định tại điểm đ điều 87 BLTTHS 2015. Biên bản giữ người trong
trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn không thuộc các giai đoạn điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án nên không được xem là nguồn của chứng cứ.
9. Đối tượng chứng minh trong các VAHS đều giống nhau.
Nhận định sai.
CSPL: điều 85 BLTTHS 2015.
Mỗi vụ án hình sự sẽ có tình tiết, tình chất khác nhau nên đối tượng chứng minh sẽ
khác nhau tùy vào mỗi vụ án. Do đó mỗi vụ án khác nhau sẽ có những đối tượng
chứng minh khác nhau phù hợp với quy định của pháp luật theo điều 85 BLTTHS
2015.
ví dụ: tội cướp tài sản, chỉ cần chứng minh được đã có hành vi dùng vũ lực nhằm
chiếm đoạt tài sản của người khác thì đã cấu thành tội cướp tài sản mà không cần
chứng minh hậu quả. Chỉ cần trên thực tế người đó có hành vi dùng vũ lực để chiếm
đoạt tài sản của người khác thì người đó đã cấu thành tội cướp tài sản.
11. Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn
cứ và hợp pháp.
Nhận định sai: Nguyên đơn dân sự là ng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, và
có nghĩa vụ: Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại; Chấp

14
hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
không cần phải chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp
II. Bài tập
Bài tập 2:
A là đối tượng có tiền án, tiền sự đã cùng B mua bán trái phép chất ma
túy. CQĐT khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với A và ra lệnh tam giam.
Xác định A là người nơi khác đến nên CQĐT cho rằng có thể còn đồng phạm
là người địa phương CQĐT đã bố trí N (một chiến sĩ trinh sát hình sự) vào
cùng giam chung với A. Qua khai thác, N được A cho biết B đã cùng thực hiện
tội phạm với mình. N báo với CQĐT và cơ quan này ra lệnh giữ người trong
trường hợp khẩn cấp đối với B sau đó khởi tố bị can về tội mua bán trái phép
chất ma túy. Trong quá trình điều tra, do B chối tội nên CQĐT cho A và B đối
chất nhưng không có kết quả. Tuy nhiên, khi gọi N vào đối chất thì A và B đã
nhận tội.
Câu hỏi:
1. Lời khai của N có được coi là nguồn chứng cứ không? Tại sao?
Lời khai của N được coi là nguồn chứng cứ vì theo điều 87 thì lời khai là nguồn
chứng cứ quy định cụ thể từ điều 91 đến điều 98 và lời khai của N thuộc điều 96, lời
khai của ng tố giác, báo tin về tội phạm

2. Giả sử cuộc trò chuyện giữa A và N trong trại tạm giam được N bí mật
ghi âm lại thì băng ghi âm có được sử dụng làm nguồn chứng cứ để
chứng minh tội phạm không? Tại sao?
 Cuộc trò chuyện giữa A và N trong trại tạm giam được N bí mật ghi âm lại
thì băng ghi âm đó không thể được sử dụng làm nguồn chứng cứ để chứng
minh tội phạm, bởi: Thu thập chứng cứ: khi N cung cấp băng ghi âm cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra
đánh giá theo quy định của BLTTHS (Điều 88 BLTTHS). Giá trị chứng cứ
băng ghi âm sẽ được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc
truyền gửi dữ liệu; tính toàn vẹn của băng ghi âm; người khởi tạo và các yếu
tố phù hợp khác (Điều 99 BLTTHS). Băng ghi âm được coi là chứng cứ
chứng minh tội phạm khi đáp ứng đủ điều kiện của cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng lập biên bản giao nhận và kiểm tra đánh giá theo đúng quy
định của BLTTHS. Trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện trên thì băng ghi
âm bí mật do N thực hiện chưa thể coi là nguồn chứng cứ chứng minh tội
phạm.
Bài tập 3:
Ngày 11/7/2020 sau khi uống rượu về, ông K chửi và đánh vợ là bà H, bà
H bỏ chạy vào vườn cafe. Thấy vậy D ( 14 tuổi 5 tháng) là con của ông K và bà
H đã chạy xuống bếp lấy con dao xà gạc chém liên tục nhiều nhát vào cổ và
mặt ông K làm ông K chết ngay tại chỗ. Sau khi gây án, D đã đến công an đầu
thú và thành thật khai báo.
Tại bản kết luận giám định pháp y của phòng kỹ thuật hình sự công an
tỉnh T đã kết luận: Nguyên nhân ông K tử vong là do nhiều vết thương ở mặt

15
và cổ, gây tổn thương động mạch cảnh gốc trái, vỡ nhãn cầu, nứt xương gò má
phải, xương hàm dưới và đốt sống cổ 4 dẫn đến mất máu nặng không hồi phục.
Tại CQĐT, D khai nhận do ông K thường hay uống rượu rồi về nhà
chửi đánh vợ con nên ngày 11/7/2020 khi bố bị can uống rượu về nhà lại chửi
và đánh mẹ bị can nên bị can không kiềm chế được đã dùng dao xà gạc chém
nhiều nhát vào cổ và mặt làm ông K chết ngay tại chỗ.
Tại CQĐT, bà H cũng khai báo phù hợp với lời khai của D và biên bản
khám nghiệm hiện trường.
Câu hỏi:
1. Xác định những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án trên.
Căn cứ Điều 85 BLTTHS 2015 những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án trên
bao gồm:
 Mặt khách quan:
 Cần xác định có hành vi phạm tội hay không, thời gian, địa điểm xảy ra vụ
án → Có việc D dùng dao chém bố mình khi K đi nhậu về và chửi đánh bà H
hay không, có phải vào ngày 11/7/2020 tại nhà ông K hay không.
 Cần xác định nguyên nhân cái chết của ông D → Có phải do bị chém nhiều
nhát vào vị trí cổ rồi chết hay không.
 Cần xác định công cụ gây án → Có phải con dao xà gạc hay không.
 Chủ thể:
 D có phải là người thực hiện hành vi phạm tội hay không → D là người thực
hiện hành vi phạm tội;
 D đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa → D không có năng lực TNHS
(D chưa đủ 18 tuổi);
 Mặt chủ quan:
 D thực hiện hành vi đó với lỗi cố ý hay vô ý → Lỗi cố ý
 Nguyên nhân và điều kiện phạm tội:
 Do bức xúc việc cha (ông K) thường hay uống rượu rồi về nhà chửi đánh vợ
con nên trong lòng của D đã dấy lên sự hận thù trước đó. Vào ngày
11/07/2015 ông K lại tiếp tục uống rượu say rồi về đánh bà H (mẹ D), đây là
tính huống làm cơn thù hận trong lòng D bộc phát, nên lúc thấy cha đánh mẹ
D không kiềm chế được mà đã ra tay sát hại cha mình.
 Những tình tiết được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt: có thể
xem xét nguyên nhân D thực hiện hành vi phạm tội và độ tuổi của D.
2. Xác định các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên.
 Chứng cứ: con dao xà gạc
 Lời khai của D
 Lời khai của bà H
 Bản kết luận giám định pháp y của phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh T.

Bài tập 4:
Ông D trình bày với CQĐT là ông được con trai (anh X) kể lại đã nhìn
thấy A và B xô xát với nhau, đột nhiên B đấm vào mặt A, A rút dao ra và B
quay đầu bỏ chạy nên bị A đâm một nhát vào lưng. CQĐT yêu cầu X trình
bày, kết quả cũng tương tự như lời khai của ông D. Trong quá trình hỏi cung,
A khai vì B to khỏe hơn lại đánh A trước nên mới dùng dao đâm để tự vệ.
CQĐT khám nghiệm hiện trường vụ án và đã thu được con dao, một chiếc xe

16
đạp. Kết luận giám định cho biết, trên cán dao có dấu vân tay của A và máu
trên dao thuộc nhóm máu của nạn nhân, nạn nhân chết do bị dao đâm. Về
chiếc xe đạp, quá trình điều tra không xác định được ai là chủ sở hữu.
Câu hỏi:
1. Xác định các loại nguồn chứng cứ trong vụ án trên
 Vật chứng: con dao có dấu vân tay của A và máu của nạn nhân.
 Lời khai:
 Lời khai của ông D là anh X nhìn thấy A và B xô xát với nhau, đột nhiên B
đấm vào mặt A, A rút dao ra và B quay đầu bỏ chạy nên bị A đâm một nhát
vào lưng;
 Lời khai của A khai là B to khỏe hơn lại đánh A trước nên mới dùng dao
đâm để tự vệ.
 Lời trình bày: Lời trình bày của anh X là anh nhìn thấy A và B xô xát với
nhau, đột nhiên B đấm vào mặt A, A rút dao ra và B quay đầu bỏ chạy nên bị
A đâm một nhát vào lưng.
 Kết quả giám định:
 Kết luận về dấu vân tay và vết máu trên con dao;
 Về nguyên nhân dẫn đến nạn nhân tử vong.
 Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án:
Biên bản khám nghiệm hiện trường
2. Xác định các loại chứng cứ trong vụ án trên
 Dựa vào mối quan hệ giữa chứng cứ với đối tượng chứng minh:
 Chứng cứ trực tiếp:
→ Lời khai của A, lời khai của ông D, lời trình bày của X. Những chứng cứ này
trực tiếp xác định A là người đâm nạn nhân, nguyên nhân phạm tội là xô xát giữa A
và B (người phạm tội, nguyên nhân phạm tội - đối tượng chứng minh).
→ Nguyên nhân tử vong xác định được tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự. Tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ TNHS là đối tượng chứng minh.
 Chứng cứ gián tiếp: con dao, kết quả giám định dấu vân tay và vết máu trên
con dao. (các chứng cứ này kết hợp với nhau thì xác định được A dùng con
dao này để đâm B) .
 Dựa vào nơi xuất xứ của chứng cứ:
 Chứng cứ gốc: Lời khai của A, lời trình bày của anh X. A là người trực tiếp
gây ra vụ án và X là người có mặt tại hiện trường và chứng kiến vụ việc, nên
lời khai và lời trình bày này là chứng cứ gốc.
 Chứng cứ thuật lại: Lời trình bày của ông D, ông D không tận mắt chứng
kiến vụ việc mà cho lời khai thông qua việc anh X (con ông ) kể cho ông.
 Dựa vào ý nghĩa của chứng cứ đối với người bị buộc tội:
 Chứng cứ buộc tội: Lời khai của ông D, lời trình bày của anh X, lời khai của
A, con dao tại hiện trường, giám định dấu vân tay và vết máu, kết quả giám
định nguyên nhân tử vong của B là chứng cứ buộc tội. Những chứng cứ này
xác định được A do xô xát với B nên A dùng dao đâm B, dẫn đến tử vong.
 Chứng cứ gỡ tội: Lời khai của A, A khai là do B đánh trước nên mới dùng
dao để tự vệ. Lời khai của A là chứng cứ buộc tội cũng như gỡ tội.

17
18

You might also like