You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÌNH SỰ

LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH


CHƯƠNG III: CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN
HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
Giảng viên: Th.S. Dũng Thị Mỹ Thẩm
Nhóm: 2
Thành viên
STT Họ và tên MSSV
1 Phạm Mai Hoa 2253801013068
2 Phạm Thị Hoàng Hoa 2253801013069
3 Phú Ngọc Nữ Hoàng 2253801013070
4 Phạm Thị Kim Huệ 2253801013072
5 Huỳnh Khánh Huyền 2253801013081
6 Đỗ Trung Kiên 2253801013088
7 Lê Nhật Quỳnh Lam 2253801013091
8 Nguyễn Khánh Lam 2253801013092
9 Bùi Thị Yến Linh 2253801013097
10 Phạm Thị Ngọc Mai 2253801013109

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 04 năm 2024.


MỤC LỤC
1. Nhận định.......................................................................................................................1
1. Chánh án có quyền quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa
án, Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa........................................................................1
2. Chánh án TAND không thể là người tiến hành tố tụng nếu có con ruột là người khởi
kiện trong VAHC..............................................................................................................1
3. Chánh Thanh tra tỉnh VL có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị kiện
là Chủ tịch UBND tỉnh VL trong VAHC..........................................................................2
4. Chánh Thanh tra tỉnh KG có thể làm người đại diện theo ủy quyền cho người bị kiện
là Chủ tịch UBND tỉnh KG tham gia tố tụng trong VAHC..............................................2
5. Khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ chưa
được thừa kế thì Tòa án đình chỉ giải quyết VAHC.........................................................2
6. Khi người khởi kiện là cá nhân chết thì Tòa án tạm đình chỉ giải quyết VAHC..........3
7. Kiểm sát viên có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng trong VAHC.........3
8. Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích
với Thư ký Toà án trong cùng một vụ án.........................................................................3
9. Một Thẩm phán không được tham gia xét xử trong VAHC nếu đã từng là người tiến
hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Hội thẩm nhân dân........................................4
10. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ của người mà họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp..........................................4
11. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn được tự mình khởi kiện VAHC........4
12. Cá nhân giữ chức danh có thẩm quyền đã ban hành QĐHC bị kiện đã chuyển công
tác sang cơ quan khác thì không phải là người bị kiện trong VAHC...............................5
13. Người đại diện của đương sự có thể làm người phiên dịch cho đương sự.................5
14. Người làm chứng phải bị thay đổi nếu là người thân thích của đương sự trong
VAHC đó..........................................................................................................................5
15. Thẩm phán không được từ chối khi được người có thầm quyền phân công tiến hành
tố tụng trong VAHC..........................................................................................................6
2. Bài tập.............................................................................................................................6
Bài 1:................................................................................................................................6
1. Nhận định
1. Chánh án có quyền quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký
Tòa án, Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa.
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 1 Điều 49, khoản 1 Điều 52 LTTHC 2015.
- Theo quy định tại Điều 49 LTTHC 2015:
“1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra
viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định.
Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì giải quyết như sau:
a) Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp huyện do Chánh án Tòa án cấp tỉnh quyết định;
b) Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có
thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án cấp tỉnh đó quyết định;
c) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao quyết định.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 LTTHC 2015:
“1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát
cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do
Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Việc thay đổi Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.”
Căn cứ vào hai quy định trên, theo đó quyền quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa là thuộc về Chánh án Tòa án quyết định
theo khoản 1 Điều 49 LTTHC 2015, còn việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên
tòa thuộc thẩm quyền quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát theo khoản 1 Điều 52
LTTHC 2015 nên không phải toàn bộ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án,
Kiểm sát viên phải thay đổi trước khi mở phiên tòa đều do Chánh án quyết định.
2. Chánh án TAND không thể là người tiến hành tố tụng nếu có con ruột là người
khởi kiện trong VAHC.
- Nhận định đúng.
- CSPL: Khoản 1 Điều 45 LTTHC 2015.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 LTTHC 2015, người tiến hành tố tụng phải từ chối
tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân

1
thích của đương sự. Trong trường hợp này Chánh án TAND có con ruột là người khởi
kiện trong VAHC thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 LTTHC 2015 là người
thân thích của đương sự (trong trường hợp này là người tiến hành tố tụng) nên bắt buộc
phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định của pháp luật.
3. Chánh Thanh tra tỉnh VL có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị
kiện là Chủ tịch UBND tỉnh VL trong VAHC.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điểm c Khoản 2 Điều 61 LTTHC 2015.
- Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Luật Thanh tra 2022 thì Thanh tra tỉnh là cơ quan thanh tra
của nhà nước. Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 22 Luật Thanh tra 2020 thì Thanh tra tỉnh
VL là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nên theo Điều 12 NĐ
86/2011/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 6 NĐ số 06/2010/ND-CP thì Chánh Thanh tra
tỉnh VL là công chức. Mà theo điểm c khoản 2 Điều 61 Luật TTHC 2015 thì công chức
trong các cơ quan Thanh tra không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
đương sự trong VAHC. Do đó, Chánh Thanh tra tỉnh VL không thế là người bảo vệ quyền
và lợi ích cho Chủ tịch UBND tỉnh VL trong VAHC.
4. Chánh Thanh tra tỉnh KG có thể làm người đại diện theo ủy quyền cho người bị
kiện là Chủ tịch UBND tỉnh KG tham gia tố tụng trong VAHC.
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 3 Điều 60, khoản 7 Điều 60 LTTHC 2015.
- Chủ tịch UBND tỉnh KG là người đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh (Điều 20 Luật
tổ chức chính quyền địa phương 2015). Mà căn cứ vào khoản 3 Điều 60 thì trường hợp
người bị kiện là người đứng đầu cơ quan thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó
của mình đại diện. Cấp phó của Chủ tịch UBND là Phó Chủ tịch UBND. Vì vậy, Chánh
Thanh tra tỉnh KG không phải là cấp phó của Chủ tịch UBND tỉnh KG. Ngoài ra, dựa vào
khoản 7 Điều 60 Luật TTHC 2015 thì công chức trong các cơ quan Thanh tra không được
làm người đại diện trong tố tụng hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư
cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp
luật. Còn Chánh Thanh tra tỉnh KG là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, cơ quan
chuyên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo khoản 1 Điều 22 Luật Thanh tra 2020, Điều 12
NĐ 86/2011/NĐ-CP.
Vậy nên, Chánh Thanh tra tỉnh KG là công chức trong cơ quan thanh tra đồng thời không
là cấp phó của người bị kiện là Chủ tịch UBND tỉnh KG nên Chánh Thanh tra tỉnh KG
không thể là người đại diện theo ủy quyền trong VAHC.

2
5. Khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
chưa được thừa kế thì Tòa án đình chỉ giải quyết VAHC.
- Nhận định sai
- CSPL: Điểm d khoản 1 Điều 143.
- Theo điểm d khoản 1 Điều 143 quy định thì trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi
phí tố tụng thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, tức là trong trường hợp
này Tòa án mới đình chỉ giải quyết vụ án chứ không đình chỉ khi người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan chết mà họ chưa có người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng cho họ.
6. Khi người khởi kiện là cá nhân chết thì Tòa án tạm đình chỉ giải quyết VAHC.
- Nhận định sai
- CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 59 Bộ luật TTHC
- Theo điểm a khoản 1 Điều 141 quy định nếu đương sự là cá nhân đã chết mà chưa có cá
nhân khác kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án sẽ tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Theo khoản 7 Điều 3 thì đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vậy, khi người khởi kiện là cá nhân chết và với điều kiện
cá nhân này chưa có người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình thì Tòa án mới tạm
đình chỉ giải quyết vụ án; còn nếu cá nhân chết nhưng đã có người kế thừa quyền, nghĩa
vụ tố tụng cho mình thì người thừa kế sẽ tiến hành tham gia tố tụng (khoản 1 Điều 59).
7. Kiểm sát viên có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng trong VAHC.
- Nhận định đúng.
- CSPL: Điều 43 Luật TTHC.
- Với những quy định tại Điều 43 Luật TTHC “Nhiệm vụ, quyền hạn của KSV”, KSV có
nhiệm vụ thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính,
bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được thực hiện một cách khách quan, tuân thủ pháp
luật. Tại khoản 8 của điều luật này quy định: “Kiểm sát hoạt động tố tụng của người
tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh
người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật”. Như vậy, việc yêu cầu, đề nghị thay đổi
người tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng họ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là
quyền hạn của KSV.
8. Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân
thích với Thư ký Toà án trong cùng một vụ án.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 47, Điều 50 Luật TTHC.

3
- Tại Điều 50 quy định, Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi
thuộc một trong nhứng trường hợp như những trường hợp được quy định tại Điều 45
“Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng” hoặc đã là người
tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra
viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong vụ án đó. Như vậy nếu Kiểm sát
viên là người thân thích với Thư ký Toà án thì sẽ không phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đổi mà người phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi sẽ là Thư ký
Toà án theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật TTHC về “Những trường hợp Thư ký Tòa
án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.”
9. Một Thẩm phán không được tham gia xét xử trong VAHC nếu đã từng là người
tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Hội thẩm nhân dân.
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 4 Điều 46 Luật TTHC.
- Căn cứ theo khoản 4 Điều 46 Luật TTHC quy định rằng Thẩm phán phải từ chối tiến
hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách
là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Việc Thẩm phán từng là
người tiến hành tố tụng trong cùng 1 vụ án với tư cách là Hội thẩm nhân dân không thuộc
một trong các trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
Như vậy, Thẩm phán vẫn được tham gia xét xử trong VAHC nếu đã từng là người tiến
hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Hội thẩm nhân dân.
10. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ của người mà họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 55, khoản 6 Điều 61 Luật TTHC.
- Căn cứ theo Điều 61 Luật TTHC thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương
sự chỉ có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 6 Điều này chứ không đương
nhiên có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của đương sự.
Quyền và nghĩa vụ của đương sự được quy định cụ thể tại Điều 55 và người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được thực hiện hạn chế các quyền và nghĩa vụ được
quy định tại các khoản 1, 6, 9, 16, 19 và 20 của Điều 55.
11. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn được tự mình khởi kiện VAHC.
- Nhận định sai.
- CSPL: Khoản 4 Điều 54 và khoản 3 Điều 117 LTTHC.

4
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì quyền, nghĩa vụ của người đó trong tố
tụng hành chính được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật (khoản 4 Điều
54 Luật TTHC) và khi người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tiến hành khởi kiện
VAHC thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ
đơn khởi kiện vụ án (khoản 3 Điều 117 Luật TTHC). Vậy người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự không tự mình khởi kiện VAHC được mà phải thông qua người đại diện theo
pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ thay họ.
12. Cá nhân giữ chức danh có thẩm quyền đã ban hành QĐHC bị kiện đã chuyển
công tác sang cơ quan khác thì không phải là người bị kiện trong VAHC.
- Nhận định đúng.
- CSPL: Khoản 9 Điều 3 LTTHC 2015.
- Khi cá nhân giữ chức danh có thẩm quyền đã ban hành QĐHC bị kiện đã chuyển công
tác sang cơ quan khác thì người bị kiện lúc này là chức danh của cơ quan đã ra quyết định
hành chính bị kiện. Tức khởi kiện chức danh đã ban hành quyết định chứ không phải với
tư cách cá nhân.
Ví dụ: Ông C là Chủ tịch UBND tỉnh H đã ban hành quyết định hành chính bị kiện, sau
đó bị chuyển công tác thì phải khởi kiện chức danh của cơ quan cũ, tức người bị kiện:
Chủ tịch UBND tỉnh H , chứ không phải là cá nhân cụ thể đã đảm nhận chức danh đó.
(Bản Án 08/2021/Hc-St Ngày 18/08/2021 Về Khiếu Nại Hành Vi Hành Chính)
13. Người đại diện của đương sự có thể làm người phiên dịch cho đương sự.
- Nhận định đúng.
- CSPL: Khoản 1 Điều 64 LTTHC.
- Người đại diện của đương sự có thể làm người phiên dịch cho đương sự trong trường
hợp chỉ có người đại diện của đương sự là người khuyết tật nhìn hoặc là người khuyết tật
nghe, người khuyết tật nói biết được ngôn ngữ, kí hiệu của họ thì người đại diện có thể
Tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho đương sự đó.
14. Người làm chứng phải bị thay đổi nếu là người thân thích của đương sự trong
VAHC đó.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 45, Điều 53, điểm e khoản 2 Điều 62 LTTHC 2015.
- Trong Luật TTHC năm 2015 chỉ đề cập đến việc thay đổi người tiến hành tố tụng. Theo
Điều 45 Luật TTHC năm 2015 thì trường hợp phải thay đổi người hành tố tụng khi người
đó là thân thích của đương sự. Còn người làm chứng theo Điều 53 được xem là người
tham gia tố tụng. Việc thay đổi người tham gia tố tụng không được đề cập đến trong Luật
TTHC. Trong điểm e khoản 2 Điều 62 có đề cập rằng người làm chứng có quyền từ chối

5
việc cho lời khai nếu việc khai báo đó ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người thân
của mình. Vì vậy cũng có thể hiểu rằng, việc người làm chứng là người thân thích của
đương sự thì sẽ không bị thay đổi trong VAHC.
15. Thẩm phán không được từ chối khi được người có thầm quyền phân công tiến
hành tố tụng trong VAHC.
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 14. Điều 45, Điều 46 LTTHC 2015.
- Căn cứ tại Điều 14 thì Thẩm phán không được tiến hành, tham gia tố tụng nếu có căn cứ
cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình. Thẩm phán cảm thấy khi xét xử không được vô tư, khách quan với những trường
hợp được quy định chung tại Điều 45 và quy định riêng cụ thể dành cho Thẩm phán tại
Điều 46 thì Thẩm phán có quyền từ chối tiến hành tố tụng trong VAHC.

2. Bài tập
Bài 1:
a. Hãy xác định thành phần và tư cách của những cơ quan, người tiến hành tố tụng
trong vụ án trên?
* Cơ quan tiến hành tố tụng:
- CSPL: Khoản 1 Điều 36 LTTHC 2015.
- Gồm:
+ Tòa án nhân dân huyện S: Cơ quan xét xử vụ án hành chính trên.
+ Viện kiểm sát nhân dân huyện S: Cơ quan thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật.
* Người tiến hành tố tụng:
- CSPL: Khoản 2 Điều 36 LTTHC 2015.
- Gồm:
+ Chánh án Tòa án nhân dân huyện S, Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện S, Hội thẩm
nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án nhân dân huyện S.
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện S, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
b. Hãy xác định thành phần và tư cách của những người tham gia tố tụng trong vụ
án trên?
CSPL: Điều 53 LTTHC 2015.

6
- Người khởi kiện: Ông Nguyễn Văn S cư trú tại thôn D, xã Q, huyện S, tỉnh H.
- Người bị kiện: Chủ tịch UBND xã Q.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Chị Ngô Thị P.
c. Tại phiên tòa sơ thẩm, Luật sư T bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ông S yêu
cầu thay đổi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Thư ký phiên tòa vì cho rằng họ có
mối quan hệ yêu đương nên không đảm bảo sự vô tư khách quan của vụ án. Yêu cầu
của Luật sư T được giải quyết như thế nào?
CSPL: Khoản 8 Điều 45 LTTHC năm 2015.
- Việc Luật sư T cho rằng, họ có mỗi quan hệ yêu đương là không có căn cứ rõ ràng về
mối quan hệ này, nếu Luật sư T muốn yêu cầu thay đổi Thẩm phán chủ toạ phiên tòa và
Thư ký phiên tòa vì lý do yêu đương thì có thể xảy ra 2 trường hợp:
+ TH1: Nếu như Luật sư T có căn cứ rõ ràng để chứng minh được là họ thực sự yêu
đương thì Hội đồng xét xử, Toà án có thể chấp nhận.
+ TH2: Nếu Luật sư T không có căn cứ để chứng minh được là họ yêu đương thực sự thì
yêu cầu này không được chấp nhận.

You might also like