You are on page 1of 18

Khoa Luật Hình Sự

Lớp Luật Hình Sự 44A.1

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA


CHƯƠNG 3: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN
Bộ Môn: Luật Thi Hành Án Hình Sự

Giảng Viên: ThS. Đinh Văn Đoàn

Nhóm: 04
Thành Viên:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ


1 Dương Minh Chí 1959801013023
2 Phạm Thị Loan Anh 1953801013010
3 Nguyễn Đăng Kim Cương 1953801013026
4 Nguyễn Phúc Anh 1953801013009
5 Lê Thị Kim Anh 1953801013007
6 Lê Bùi Quang Huy 1953801013077 Nhóm trưởng
7 Đặng Công Hùng 1953801013070
8 Nguyễn Phi Hùng 1953801013071
9 Võ Khánh An 1953801013002

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2021.


1

VẤN ĐỀ 1:
NHẬN ĐỊNH.
Câu 1. Người bị kết án tử hình không được gặp thân nhân.
Nhận định Sai. Vì:
- Trong thời gian bị giam giữ để chờ thi hành án tử hình người bị kết án tử hình vẫn
có quyền được gặp thân nhân. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 37 Luật thi hành tạm
giữ tạm giam 2015 thì “việc thăm gặp đối với người bị kết án tử hình mà bản án đã
có hiệu lực pháp luật, đang chờ thi hành án do Giám thị trại tạm giam quyết định;
đối với người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì thực hiện
theo quy định tại Điều 22 của Luật này. Việc tổ chức thăm gặp phải bảo đảm tuyệt
đối an toàn”.
=> Như vậy, người bị kết án tử hình vẫn có quyền được gặp thân nhân.
CSPL: Khoản 2 Điều 37 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015.
Câu 2. Phạm nhân có quyền kháng cáo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Nhận định Sai. Vì:
- Phạm nhân chỉ có các quyền được quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật THAHS
2019. Phạm nhân chỉ có thể kháng cáo đối với bản án, quyết định của Toà án chưa
có hiệu lực pháp luật trong thời hạn luật định (theo điểm m, khoản 2 điều 61
BLTTHS 2015).
=> Như vậy, phạm nhân không có quyền kháng cáo bản án đã có hiệu lực pháp
luật.
CSPL: Khoản 1 Điều 27 Luật THAHS 2019.
Câu 3. Phạm nhân theo tôn giáo được sử dụng kinh sách xuất bản dưới mọi
hình thức.
Nhận định Sai. Vì:
- Căn cứ theo Khoản 2 Điều 50 Luật THAHS 2019 quy định “Phạm nhân theo tôn
giáo được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp
và được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo”.
=> Như vậy, Phạm nhân theo tôn giáo không được sử dụng kinh sách xuất bản dưới
mọi hình thức.
CSPL: Khoản 2 Điều 50 Luật THAHS 2015.
2

Câu 4. Thời gian chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ có thể được tính
vào thời gian công tác.
Nhận định Đúng. Vì:
- Đối với người chấp hành án treo: Căn cứ Khoản 1 Điều 88 Luật THAHS “Người
được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công
an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí
công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ
khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác,
thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật”.
- Đối với người đang chấp hành án cải tạo không giam giữ. Căn cứ Khoản 1 Điều
101 Luật THAHS 2015 quy định “Người chấp hành án là cán bộ, công chức, viên
chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên
chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc
tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục,
được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm,
được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật”.
=> Như vậy, thời gian chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ có thể được tính
vào thời gian công tác.
CSPL: Khoản 1 Điều 88, Khoản 1 Điều 101 Luật THAHS 2019.
Câu 5. Nghĩa vụ của người được hưởng án treo và người chấp hành án phạt cải
tạo không giam giữ là giống nhau.
Nhận định Sai. Vì:
- Nghĩa vụ của người được hưởng án treo và người chấp hành án phạt cải tạo không
giam giữ là không giống nhau.
- Đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo Khoản 3 Điều 99
Luật THAHS 2019 “phải thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ thực
hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật”
trong khi đó tại Điều 87 Luật THAHS 2019 không quy định nghĩa vụ này đối với
người được hưởng án treo.
CSPL: Khoản 3 Điều 99; Điều 87 Luật THAHS 2019
Câu 6. Người chấp hành án phạt cấm cư trú không được đến địa phương bị
cấm cư trú trong mọi trường hợp.
Nhận định Sai. Vì
3

Theo điểm a Khoản 2 Điều 109 Luật THAHS 2019 quy định “người chấp hành
án phạt cấm cư trú có các nghĩa vụ sau đây: Không được cư trú ở những nơi đã bị
cấm cư trú, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này” cụ thể ở điểm a
Khoản 1 của Điều này quy định “Khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú thì người chấp hành án phạt cấm cư trú
được đến địa phương đó; thời gian lưu trú do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến
quyết định nhưng mỗi lần không quá 05 ngày”.
=> Như vậy, người chấp hành án phạt cấm cư trú khi có lý do chính đáng và được
sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú thì người chấp hành án
phạt cấm cư trú được đến địa phương đó; thời gian lưu trú do Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi đến quyết định nhưng mỗi lần không quá 05 ngày.
CSPL: điểm a Khoản 1,2 Điều 109 Luật THAHS 2019.
Câu 7. Người chấp hành án phạt quản chế ba tháng một lần phải trình diện và
báo cáo với UBND cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế.
Nhận định Sai. Vì:
- Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 114 Luật THAHS 2019 thì người chấp hành
án phạt quản chế mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng phải trình diện và báo
cáo với UBND cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy chế về quản chế. Vì vậy,
thời hạn ở đây không phải ba tháng lần mà phải là mỗi tháng một lần vào tuần đầu
của tháng.
=> Vậy, người chấp hành án phạt quản chế không phải ba tháng một lần phải trình
diện và báo cáo với UNBD cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy chế về quản
chế.
CSPL: điểm b khoản 2 Điều 114 Luật THAHS 2019
Câu 8. Trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp hành án phải vào cơ sở lưu
trú của Bộ Công an.
Nhận định Sai. Vì:
- Theo khoản 1 Điều 121 Luật THAHS 2019, trong thời gian chờ xuất cảnh người
chấp hành án phải lưu trú tại nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chỉ
định.
=> Vậy trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp hành án không phải vào cơ sở lưu
trú của Bộ Công an.
CSPL: khoản 1 Điều 121 Luật THAHS 2019.
4

Câu 9. Trong trường hợp thông thường, phạm nhân là người dưới 18 tuổi
được gặp thân nhân nhiều lần hơn trong một tháng so với phạm nhân là người
đủ 18 tuổi trở lên.
Nhận định Đúng. Vì:
- Theo khoản 1 Điều 52 Luật THAHS 2019 quy định phạm nhân được gặp nhân
thân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ.
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 76 Luật THAHS 2019 phạm nhân là người dưới 18
tuổi được gặp nhân thân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá
03 giờ.
- Vậy phạm nhân là người dưới 18 tuổi được gặp nhân thân không quá 03 lần trong
01 tháng như vậy là nhiều lần hơn so với phạm nhân là người đủ 18 tuổi trở lên,
trong khi đó số lần gặp nhân thân của phạm nhân là người đủ 18 tuổi trở lên chỉ có
01 lần trong 01 tháng.
-> Nhận định trên là đúng.
CSPL: khoản 1 Điều 52, khoản 1 Điều 76 Luật THAHS 2019.
Câu 10. Trong thời gian thử thách, người được tha tù trước thời hạn có điều
kiện được xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Nhận định Sai. Vì:
- Theo khoản 3 Điều 67 Luật THAHS 2019 trong thời gian thử thách, người được
tha tù trước thời hạn có điều kiện không được xuất cảnh theo quy định của pháp
luật.
CSPL: khoản 3 Điều 67 Luật THAHS 2019.
Câu 11. Phạm nhân được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn
giáo theo quy định của pháp luật.
Nhận định Đúng. Vì:
- Theo Điểm i khoản 1 Điều 27 Luật THAHS 2019 thì phạm nhân được sử dụng
kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
=> Vậy nhận định trên đúng.
CSPL: Điểm i khoản 1 Điều 27 Luật THAHS 2019.
5

VẤN ĐỀ 2:
BÀI TẬP.
Bài tập 1. T phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; bị Tòa án tuyên phạt 04 năm
tù và chấp hành án tại trại tạm giam X. T cho rằng mình bị oan nên muốn làm
đơn kháng cáo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Hỏi:
a. Theo quy định của pháp luật trong trường hợp này T có quyền làm đơn
kháng cáo kêu oan không?
- Theo quy định của pháp luật trong trường hợp này T không có quyền làm đơn
kháng cáo. Căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 LTHAHS 2019 thì người chấp hành án là
người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực
pháp luật và đã có quyết định thi hành. Trong trường hợp này, Tòa đã tuyên phạt 04
năm tù cho T và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nên T được coi là người chấp
hành án.
- Mà theo như Điều 331 BLTTHS 2015 quy định về các đối tượng được kháng cáo
thì người chấp hành án không thuộc các đối tượng được quyền kháng cáo.
=> Vì vậy, trong trường hợp này T không có quyền làm đơn kháng cáo kêu oan.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 3 LTHAHS 2019, Điều 331 BLTTHS 2015.
b. Giả sử trong quá trình chấp hành án T mang thai thì quyền và nghĩa vụ của
T có gì khác biệt so với phạm nhân nữ khác?
Theo Nghị định 133/NĐ-CP hướng dẫn luật THAHS quy định đối với phạm nhân
nữ khi mang thai sẽ được hưởng 1 số chế độ khác biệt so với các phạm nhân nữ
khác, cụ thể là tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 133/NĐ-CP có quy định rằng phạm
nhân nữ trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng
tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn
ăn ngày thường so với định lượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và
được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ.
=> Như vậy, giả sử trong quá trình chấp hành án T mang thai thì quyền và nghĩa vụ
của T có khác biệt so với phạm nhân nữ khác.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 10 Nghị định 133/NĐ-CP hướng dẫn luật THAHS.
c. Giả sử trong quá trình chấp hành án T nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì
quyền lợi của T và con được đảm bảo như thế nào?
6

Căn cứ Điều 51 Luật THAHS và Điều 10 NĐ 133/2020/NĐ-CP nếu trong quá


trình chấp hành án T nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì T và con được đảm bảo các
quyền lợi sau:
Thứ nhất, đối với T:
- T sẽ được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con.
- Tổng định lượng ăn của T sẽ bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường
- Được đi cùng con và chăm sóc con khi con bị bệnh nặng phải chuyển đến cơ sở y
tế của nhà nước để điều trị.
Thứ hai, đối với con của T (Nếu ở cùng mẹ trong trại giam trong thời gian chờ
đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội):
- Được hưởng chế độ ăn, mặc, ở, cấp phát nhu yếu phẩm và được chăm sóc y tế,
khám chữa bệnh để bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em theo quy định của Luật Trẻ
em.
- Chế độ ăn: hưởng như đối với trẻ em dưới 04 tuổi tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy
định của pháp luật hiện hành; ngày lễ, Tết chế độ ăn bằng 05 lần ngày thường, ngày
Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu chế độ ăn bằng 02 lần ngày thường. Mỗi tháng
được cấp sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ/trẻ em.
Và tùy vào lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực tế, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm
nhân hoán đổi định lượng chế độ ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
em ở cùng mẹ trong trại giam hoặc quy đổi thành tiền và gửi lưu ký để mẹ trẻ em sử
dụng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Chế độ mặc: sẽ được cấp 04 khăn mặt/năm; 02 kg xà phòng/năm; 03 bộ quần áo
bằng vải thường/năm; 01 màn phù hợp với lứa tuổi/03 năm; 02 đôi dép/năm; 01
chăn phù hợp với lứa tuổi/03 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05
tỉnh Tây Nguyên); 01 bộ quần áo ấm/01 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra
phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại
không cấp).
- Chăm sóc y tế: được cấp thẻ bảo hiểm y tế, chăm sóc y tế, khám chữa bệnh theo
quy định của Luật Trẻ em và Luật Bảo hiểm y tế. Tiền thuốc chữa bệnh thông
thường được cấp không quá 03 kg gạo tẻ/trẻ em/tháng.
- Nếu chưa có giấy khai sinh thì sẽ được cấp giấy khai sinh.
Cơ sở pháp lý: Điều 51 Luật THAHS và Điều 10 NĐ 133/2020/NĐ-CP.
d. Trong thời gian chấp hành án chị T có quyền gặp chồng trong “phòng hạnh
phúc không”? Điều kiện để chị T được gặp chồng là gì?
7

Trong thời gian chấp hành án chị T có quyền được gặp chồng trong “phòng hạnh
phúc”. Căn cứ Điều 52 Luật THAHS và Điều 3, Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-
BCA, điều kiện để chị T để được gặp chồng:
- Có ít nhất hai quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại chấp hành án
phạt tù từ khá trở lên và thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm
gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên
hoặc Có ít nhất 4 quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại tốt; thời gian từ
khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh
giá, xếp loại chấp hành án phạt tù tốt; được khen thưởng do có thành tích lao động,
học tập.
- Phải có đủ thủ tục theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 TT 14/2020/TT-BCA và
các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Trích lục kết hôn hoặc Giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân thể hiện thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân; đơn
xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của thân nhân phạm nhân đồng thời cam kết việc
chấp hành pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, thực hiện phòng, chống các bệnh
truyền nhiễm; đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của phạm nhân đồng thời cam
kết việc chấp hành pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, nội quy Nhà gặp
phạm nhân và các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành;
phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang
thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.
Cơ sở pháp lý: Điều 52 Luật THAHS và Điều 3, Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-
BCA.
e. Giả sử trong thời gian chấp hành án cha mẹ của T chết, theo quy định của
Luật Thi hành án hình sự T có được về chịu tang cha, mẹ hay không?
Giả sử trong thời gian chấp hành án cha mẹ của T chết thì theo quy định của Luật
Thi hành án hình sự T không được về chịu tang cha, mẹ. Vì theo Điều 20 Luật Thi
hành tạm giữ, tạm giam thì trường hợp về chịu tang cha, mẹ không thuộc trường
hợp được trích xuất theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 27 LTHAHS 2015 về quyền của phạm nhân thì
cũng không có quy định rằng phạm nhân được về chịu tang cha mẹ.
=> Như vậy, giả sử trong thời gian chấp hành án cha mẹ của T chết thì theo quy
định của Luật Thi hành án hình sự T không được về chịu tang cha, mẹ.
Cơ sở pháp lý: Điều 20 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Điều 27 LTHAHS
2015.
8

f. Trong thời gian chấp hành án, chị T có quyền được tham gia bảo hiểm xã hội
tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật không?
Trong thời gian chấp hành án, chị T có quyền được tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Vì căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 27 của LTHAHS 2015 có quy định về vấn đề
này.
=> Như vậy, trong thời gian chấp hành án, chị T có quyền được tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điểm h Khoản 1 Điều 27 của LTHAHS 2015.
Bài tập 2. Anh N phạm tội mua bán trái phép chất ma túy bị Tòa án kết án tử
hình. Ngày 20/8/2014 bản án tử hình có hiệu lực pháp luật. Hỏi:
a. Anh N có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
b. Giả sử Chị M là người yêu anh N muốn kết hôn với anh N. Theo anh chị
Anh N có quyền kết hôn với chị M hay không? Tại sao?
c. Anh N có quyền được hiến bộ phận cơ thể không? Tại sao
d. Anh N có nguyện vọng muốn được thi hành án tử hình ngay sau khi bản án
tử hình có hiệu lực pháp luật. Hỏi nguyện vọng của anh N có được chấp nhận
không? Tại sao?
a. Anh N có quyền:
- Được gởi đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước trong vòng 7 ngày kể từ ngày bản án
có hiệu lực pháp luật
- Có quyền hưởng những quy định về chế độ tạm giam theo quy định tại NĐ
89/1998 của Chính phủ;
- Khi đưa ra thi hành án được quyền ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân
nhân;
- Được nghe đọc quyết định THA, quyết định không kháng nghị của Chánh án
TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC, quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch
nước.
* Anh N có nghĩa vụ:
- Tuân thủ theo quy định tại trại tạm giam.
b. Căn cứ vào khoản 1 Điều 44 BLHS 2015, thì anh N (tử tù) không bị tước bỏ
quyền thân nhân về kết hôn. Nếu anh N đủ điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật
9

HNGĐ 2014 thì hoàn toàn có quyền kết hôn. Tuy nhiên, tại Điều 18 Luật Hộ tịch
2014 thì có quy định rõ “Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu
quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.” Với
quy định trên, pháp luật yêu cầu cả 2 bên phải có mặt để đăng ký kết hôn, đây là
giao dịch không thể ủy quyền. Mà theo bộ luật THAHS 2019 không có điều luật
nào cho phép người bị kết án tử hình có cơ hội thực hiện thủ tục kết hôn.
=> Vì vậy, anh N có quyền kết hôn nhưng trên thực tế, anh N không thể kết hôn
theo quy định của pháp luật hiện hành.
c. Căn cứ Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
năm 2006 quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và
hiến xác.” Về nguyên tắc, muốn lấy tạng một người ghép cho người còn sống thì cơ
quan đó phải còn nguyên vẹn và đảm bảo các yếu tố như tim ngừng đập hoàn toàn
và phải thực hiện lấy tạng gấp rút trong vòng 45 phút. Tuy nhiên, với quy định thi
hành án tử bằng hình thức tiêm thuốc độc thì các cơ quan cơ thể (tạng phủ) sẽ bị
hủy hoại, không phục hồi được. Như vậy, khi thi hành án xong thì không lấy được
bộ phận nào của cơ thể có thể tái sinh để ghép cho người được. Căn cứ Khoản 3
Điều 20 Hiến pháp 2013 thì pháp luật Việt Nam không cấm anh N hiến tạng, tuy
nhiên như đã nói ở trên, anh N không thể hiến tạng.
=> Vì vậy, anh N có quyền hiến tạng; nhưng việc hiến tạng của anh không khả thi,
khó có thể thực hiện.
d. Căn cứ theo Điều 367 BLTTHS 2015, sau khi trải qua các bước, bản án tử hình
được thi hành nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và
người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
=> Do trải qua nhiều bước phức tạp mới thi hành án được vì vậy theo quy định của
pháp luật, nguyện vọng của anh N không được chấp nhận.
Bài tập 3. B phạm tội cố ý gây thương tích, bị TAND TP. Thủ Đức (TP. HCM)
tuyên phạt 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo. B Chấp hành án tại P. HBP,
TP. Thủ Đức, TP. HCM. Hỏi:
a. B có quyền thành lập doanh nghiệp không?
- B không có quyền thành lập doanh nghiệp. Vì:
+ Theo điểm e khoản 2 Điều 17 LDN 2020 có quy định rằng: “Người đang
bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù,
10

đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ
sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của
Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.”
+ Và tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ – HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 65
của Bộ luật Hình Sự về án treo của Hội Đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối
cao có quy định rằng: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có
điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá
03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ,
xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.” Qua các quy định
trên, ta thấy được người đang hưởng án treo thực chất là người bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về một tội hình sự nào đó nhưng được hưởng án treo chứ
không phải là họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nên B đang thi hành
hình phạt là án treo thì B không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp.
- Cơ sở pháp lý: điểm e khoản 2 Điều 17 LDN 2020 và Điều 1 Nghị quyết
02/2018/NQ – HĐTP.
b. Trong thời hạn chấp hành án do nhu cầu công việc B muốn thay đổi nơi cứ
trú. Hỏi B có quyền thay đổi nơi cư trú trong thời gian chấp hành án treo
không?
- Theo khoản 3 Điều 92 Luật THAHS 2019 có quy định về người được hưởng án
treo thay đổi nơi cư trú và nó dẫn chiếu tới Điều 68 Luật THAHS 2019.
- Và theo khoản 1 Điều 68 Luật THAHS 2019 thì B có quyền thay đổi nơi cư
trú trong thời gian chấp hành án treo. Nhưng B phải làm đơn có xác nhận của
Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý gửi cơ quan thi hành án
hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
- Và B được xem xét, giải quyết cho thay đổi cho thay đổi nơi cư trú mình nếu đảm
bảo được các điều kiện tại khoản 2 Điều 68 Luật THAHS 2019.
- Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 92 và khoản 1, khoản 2 Điều 68 Luật THAHS
2019.
c. Sau khi B chấp hành xong hình phạt cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách cho B?
- Sau khi B chấp hành xong hình phạt thì cơ quan thi hành án hình sự Công an
thành phố Thủ Đức phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách
cho B theo khoản 4 Điều 85 Luật THAHS 2019.
11

d. Thời gian chấp hành án treo của B có được tính vào thời gian công tác
không?
- Thời gian chấp hành án treo của B được tính vào thời gian công tác theo quy
định của pháp luật nếu B thuộc trường hợp người được hưởng án treo là cán bộ,
công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công
nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp
tục làm việc tại cơ quan, tổ chức theo khoản 1 Điều 88 Luật THAHS 2019.
e. Giả sử trước khi chấp hành án treo B được hưởng chế độ chính sách người
có công với cách mạng vậy khi chấp hành án treo B có được tiếp tục hưởng chế
độ chính sách này không?
- Giả sử trước khi chấp hành án treo B được hưởng chế độ chính sách người có
công với cách mạng vậy khi chấp hành án treo B vẫn được tiếp tục hưởng chế độ
chính sách này.
- Vì:
+ Theo Điều 54 của Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng. Cụ thể ở khoản 1 và khoản 4 của Điều này có
quy đinh rằng:
“Người phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia và bị phạt
tù có thời hạn thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù bị tạm đình chỉ
hưởng chế độ ưu đãi”
“ Người phạm tội thuộc một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc
phạm tội khác bị phạt tù chung thân, tử hình thì bị chấm dứt hưởng chế độ ưu
đãi kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật.”
+ Theo đó, thì B không phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà B phạm
tội cố ý gây thương tích nhưng được Tòa án tuyên được hưởng án treo. Nên B
không thõa mãn các trường hợp bị tạm đình chỉ hay chấm dứt hưởng chế độ
ưu đãi của người có công với cách mạng theo 2 khoản nêu trên cũng như các
khoản còn lại của Điều Điều 54 của Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14.
=> Nên B vẫn tiếp tục được hưởng chế độ chính sách người có công với cách mạng.
Cơ sở pháp lý: Điều 54 của Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14.
f. Trong thời gian chấp hành án treo B có được đi ra nước ngoài không?
- Trong thời gian chấp hành án treo B không được đi ra nước ngoài. Vì:
- Căn cứ theo khoản Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của
công dân Việt Nam, quy định về công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất
12

cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 21. Mà tại khoản 2,
Điều 21 của nghị định này có quy định về trường hợp “Đang có nghĩa vụ chấp
hành bản án hình sự”. Nên Trong thời gian chấp hành án treo B không được đi ra
nước ngoài
g. B có quyền tham gia bầu cử, ứng cử không trong thời gian thử thách không?
- B có quyền tham gia bầu cử. Vì, căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại
biểu HĐND tại Điều 30 có quy định về “Những trường hợp không được ghi tên,
xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri” thì không có trường hợp đang chấp
hành án treo. Nên B vẫn có quyền tham gia bầu cử.
- B không có quyền tham gia ứng cử. Vì, căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội
và Đại biểu HĐND tại Điều 37 có quy định về “Những trường hợp không được
ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”. Thì tại khoản 3 điều 37
có liệt kê trường hợp “Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa
án”. Nên B không có quyền ứng cử.
h. Giả sử B bị bệnh nặng thì có được vắng mặt tại địa phương để đến địa
phương khác chữa bệnh không? Nếu có thể B phải làm gì?
- Trường hợp B bị bệnh nặng thì B được phép vắng mặt tại địa phương để đến địa
phương khác chữa bệnh. Nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định tại
khoản 2 Điều 92 Luật THAHS 2019, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy
định của pháp luật về cư trú. Và phải được Ủy ban nhân dân P. HBP, TP. Thủ Đức,
TP. HCM đồng ý.
- CSPL: Điều 92 Luật THAHS 2019.
i. Điều kiện để B được rút ngắn thời gian thử thách là gì? Thẩm quyền và thủ
tục thực hiện?
- Điều kiện để B được rút ngắn thời gian thử thách được quy định tại Điều 89 Luật
THAHS 2019.
Điều 89. Rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo
1. Người được hưởng án treo được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ
các điều kiện sau đây:
a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách;
b) Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 của Luật này; tích cực học
tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh,
trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
13

2. Người được hưởng án treo chỉ được xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 01
lần, mỗi lần từ 01 tháng đến 01 năm. Trường hợp thời gian thử thách còn lại không
quá 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Người được
hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo
đảm thực tế đã chấp hành ba phần tư thời gian thử thách.
3. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo và có
đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án có thể rút ngắn hết thời
gian thử thách còn lại.
4. Trường hợp người được hưởng án treo đã được rút ngắn thời gian thử thách
nhưng sau đó vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 87 của Luật này và bị Tòa án
quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án
treo thì thời gian thử thách đã được rút ngắn không được tính để trừ vào thời gian
chấp hành án phạt tù.
- Thẩm quyền và thủ tục thực hiện:
+ Thẩm quyền rút ngắn thời gian thử thách cho B thuộc về TAND Tp. Thủ
Đức và VKSND Tp. Thủ Đức (khoản 1, khoản 2 Điều 90 Luật THAHS 2019).
+ Thủ tục thực hiện (khoản 1, khoản 2 Điều 90 Luật THAHS 2019). Lúc này,
Ủy ban nhân dân P. HBP có trách nhiệm rà soát người đủ điều kiện theo quy
định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự
Công an Tp. Thủ Đức kèm theo tài liệu có liên quan để đề nghị xét rút ngắn
thời gian thử thách cho B. Sau đó, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận
được báo cáo, cơ quan thi hành án hình sự Công an Tp. Thủ Đức lập hồ sơ và
có văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với B gửi đến TAND Tp.
Thủ Đức và VKSND Tp. Thủ Đức. Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện
lập hồ sơ rút ngắn thời gian thử thách, cơ quan thi hành án hình sự Công an
Tp. Thủ Đức có văn bản thông báo cho Ủy ban P. HBP.
k. Giả sử B vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách thì sẽ bị xử lý như thế
nào?
- Nếu trong thời gian thử thách mà B vi phạm nghĩa vụ thì theo quy định tại khoản
1 Điều 93 Luật THAHS 2019, B sẽ bị xử lý như sau. Lúc này, cơ quan thi hành án
hình sự Công an Tp. Thủ Đức lập biên bản vi phạm, đồng thời yêu cầu B phải có
mặt trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm. Hết thời hạn này mà B
vẫn không có mặt thì cơ quan thi hành án hình sự Công an Tp. Thủ Đức lập biên
14

bản vi phạm và đề nghị Tòa án nhân dân Tp. Thủ Đức ra quyết định buộc người đó
phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
Bài tập 4. B bị Tòa án nhân dân Q. Bình Thạnh (TPHCM) tuyên phạt cải tạo
không giam giữ trong thời hạn 2 năm 6 tháng về tội cố ý gây thương tích. B
chấp hành án tại P.13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM. Hỏi:
a. B có quyền thành lập doanh nghiệp không?
- B có quyền thành lập doanh nghiệp. Vì:
+ Luật THAHS không có quy định là cải tạo không giam giữ không có quyền thành
lập doanh nghiệp.
+ B cũng không thuộc các trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam. (khoản 2 Điều 17 Luật THAHS).
=> Nên B có quyền thành lập doanh nghiệp.
b. Trong thời hạn chấp hành án do nhu cầu công việc B muốn thay đổi nơi cư
trú. Hỏi B có quyền thay đổi nơi cư trú trong thời gian chấp hành án
không?
- B có quyền thay đổi nơi cư trú trong thời gian chấp hành án. Vì:
+ Căn cứ vào khoản 3 Điều 100 Luật THAHS, thì nếu anh B này đảm bảo các
điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật THAHS thì có quyền thay đổi nơi cư
trú trong thời gian chấp hành án.
c. Sau khi B chấp hành xong thời gian thử thách cơ quan nào có thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cho B?
- Căn cứ vào khoản 4 Điều 97 Luật THAHS thì vào ngày cuối cùng của thời hạn
chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải cấp giấy chứng nhận chấp
hành xong án phạt cải tạo không giam giữ.
- Trường hợp này thì là cơ quan thi hành án hình sự Công an Quận Bình Thạnh.
d. Thời gian chấp hành án của B có được tính vào thời gian công tác không?
- Nếu B thuộc một trong các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật
THAHS thì thời gian chấp hành án của B sẽ được tính vào thời gian công tác.
e. Giả sử trước khi chấp hành án B được hưởng chế độ chính sách người có
công với cách mạng vậy khi chấp hành án B có được tiếp tục hưởng chế độ
chính sách này không?
Khi chấp hành án thì B vẫn được tiếp tục hưởng chế độ chính sách người có công
với cách mạng.
15

Bởi vì:
-Căn cứ theo khoản 4 Điều 101 Luật THAHS có quy định: “Người chấp hành án
thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người
đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật.”
- Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 60/2000/NĐ-CP Quy định
việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ: “Người bị kết án thuộc đối tượng
quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia
đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động khách chiến, người có công
giúp đỡ cách mạng hoặc người đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn
được hưởng chế độ theo quy định hiện hành.”
Như vậy đối với người được hưởng chế độ chính sách người có công với cách mạng
thì trong thời gian chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, người đó vẫn tiếp tục
được hưởng chế độ chính sách đó
f. Trong thời gian chấp hành án B có được đi ra nước ngoài không?
Trong thời gian chấp hành án B không được đi ra nước ngoài.
Bởi vì:
Tại khoản 4 Điều 100 Luật THAHS quy định về Giải quyết việc vắng mặt tại nơi
cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người chấp hành án phạt cải
tạo không giam giữ có nêu rõ: “Người chấp hành án không được xuất cảnh trong
thời gian chấp hành án.”
g. B có quyền tham gia bầu cử, ứng cử trong thời gian thử thách không?
B chỉ có quyền tham gia bầu cứ chứ không có quyền tham gia ứng cử trong thời
gian thử thách. Bởi vì:
Quyền bầu cử: Do B không thuộc những trường hợp không được ghi tên vào danh
sách cử tri theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử 2015  B vẫn có quyền
tham gia bầu cử.
Quyền ứng cử: Do B đang chấp hành án cải tạo không giam giữ, thuộc vào trường
hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy
định tại khoản 3 Điều 37 Luật Bầu cử 2015 là “Người đang chấp hành bản án,
quyết định hình sự của Tòa án”  B không có quyền tham gia ứng cử.
h. Giả sử B bị bệnh nặng thì có được vắng mặt tại địa phương để đến địa
phương khác chữa bệnh không? Nếu có thể B phải làm gì?
Nếu B bị bệnh nặng thì B có thể được vắng mặt tại địa phương để đến địa phương
khác chữa bệnh.
16

Những điều B phải làm là:


+ B phải có đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú và được sự đồng ý của UBND cấp
xã được giao giám sát, giáo dục (UBND phường 13, Q. Bình Thạnh).
+ B phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú.
+ Thời gian vắng mặt tại nơi cưu trú mỗi lần không quá 30 ngày và tổng số thời
gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian chấp hành
án (không vượt quá 10 tháng), trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế
theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.
+ B khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú,
lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc Công
an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú.
CSPL: Khoản 1, 2 Điều 100 Luật THAHS 2019.
i. Điều kiện để B được giảm thời hạn chấp hành án là gì? Thẩm quyền và thủ
tục thực hiện?
_ Điều kiện để B được giảm thời hạn chấp hành án: Phải đáp ứng đủ các điều kiện
sau:
+ Đã chấp hành được một phần ba thời hạn án phạt (10 tháng).
+ Trong thời gian thử thách B đã chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ theo quy
định tại Điều 99 của Luật THAHS; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm
hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng;
+ Bồi thường được một phần cho người bị hại (Do B phạm tội cố ý gây thương
tích).
CSPL: khoản 1 Điều 102 Luật THAHS 2019.
_ Thẩm quyền: Tòa án nhân dân Q. Bình Thạnh có thẩm quyền quyết định giảm
thời hạn chấp hành án đối với B.
CSPL: khoản 1 Điều 102 Luật THAHS 2019.
_ Thủ tục:
1. Ủy ban nhân dân phường 13 có trách nhiệm rà soát người đủ điều kiện giảm
thời hạn chấp hành án (trường hợp này là B), báo cáo cơ quan thi hành án
hình sự Công an Quận Bình Thạnh kèm theo tài liệu có liên quan để đề nghị
giảm thời hạn chấp hành án.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan thi hành án
hình sự Công an Q. Bình Thạnh lập hồ sơ và có văn bản đề nghị giảm thời
17

hạn chấp hành án đối với B gửi đến Tòa án và Viện Kiểm sát Quận Bình
Thạnh. Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện lập hồ sơ giảm thời hạn
chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an Quận Bình Thạnh có văn
bản thông báo cho UBND phường 13.
3. Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phải bao gồm các nội dung quy
định tại khoản 3 Điều 104 Luật THAHS.
4. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn
chấp hành án, Chánh án TAND Quận Bình Thạnh thành lập Hội đồng và tổ
chức phiên họp để xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo
không giam giữ. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự
tham gia của Kiểm sát viên VKSND Quận Bình Thạnh. Trường hợp hồ sơ
phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ
ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc chấp nhận
toàn bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận giảm thời hạn chấp hành
án, TAND Quận Bình Thạnh phải gửi quyết định đó cho B, VKSND Quận
Bình Thạnh, VKSND TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan thi hành án hình sự Công
an Quận Bình Thạnh, TAND Quận Bình Thạnh, Sở Tư Pháp TP. Hồ Chí
Minh.
CSPL: Điều 103 Luật THAHS 2019.
HẾT

You might also like