You are on page 1of 12

HS CỤM 4 ĐỢT 2

CỤM 4: ĐỢT 2
25. Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phải
chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm
- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG
Căn cứ khoản 2 Điều 56 thì khi một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực
hiện hành vi phạm tội mới, TA quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với
phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy
định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Ví dụ : A bị xét xử về tội giết người theo khoản 2 Điều 123 với mức phạt là 15năm tù.
Khi đang chấp hành hình phạt tù được 10 năm thì A tiếp tục phạm tộicố ý gây thương tích
theo khoản 5 Điều 134 với mức phạt là 20 năm. Từ đó tổng hợp hình phạt mới của A là
25 năm tuy nhiên, trước đó A đã chấp hành hình phạt tù được 10 năm nên trên thực tế A
phải chấp hành hình phạt tù đến 35năm
=> Trường hợp đang chấp hành bản án nhưng lại bị đưa ra xét xử về tội phạm mới. Tổng
hợphình phạt của bản án mới với phần chưa chấp hành của bản án cũ Công thức hình
phạt: HPC =HPBA2 + (HPBA1– TGĐCHBA1) => Trường hợp hình phạt tù của bản án 1
đã được thực hiện,và tổng hình phạt là 30 năm thì hình phạt thực tế có thể quá 30 năm
40. Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt
- NHẬN ĐỊNH SAI
Ngoài HP ra còn có nhiều quyết định khác của Tòa án như án phí, bồi thường thiệt hại,
các quyết định về tài sản, ...
- Hình phạt đã tuyên án bao gồm HPC và HPBS bên cạnh đó bản án còn có thể có các
biện pháp tư pháp mà tòa án tuyên.
- Chấp hành bản án bao gồm chấp hành toàn bộ các hình phạt và biện pháp tư pháp mà
tòa án tuyên trong bản án.
- Theo đó, chấp hành hình phạt có thể xem là chấp hành bản án nhưng chấp hành bản án
không phải trong trường hợp nào cũng là chấp hành hình phạt.
- Ví dụ chấp hành án treo là chấp hành án do Tòa án phán quyết, nhưng án treo lại không
phải là hình phạt mà là một biện pháp miễn trách nhiệm hình sự có điều kiện (miễn hình
phạt tù có điều kiện)
42. Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
- NHẬN ĐỊNH SAI
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì án treo là biện pháp miễn chấp hành
hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không
quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét
thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Do đó, án treo không phải là một loại
hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù theo quy định tại Điều 32 BLHS 2015.
45. Chấp hành thời gian thử thách của án treo là chấp hành hình phạt
- NHẬN ĐỊNH SAI
Ngoài HP ra còn có nhiều quyết định khác của Tòa án như án phí, bồi thường thiệt hại,
các quyết định về tài sản, ...
Hình phạt đã tuyên án bao gồm HPC và HPBS bên cạnh đó bản án còn có thể có các biện
pháp tư pháp mà tòa án tuyên.
Chấp hành bản án bao gồm chấp hành toàn bộ các hình phạt và biện pháp tư pháp mà tòa
án tuyên trong bản án. Theo đó, chấp hành hình phạt có thể xem là chấp hành bản án
nhưng chấp hành bản án không phải trong trường hợp nào cũng là chấp hành hình phạt.
Ví dụ chấp hành án treo là chấp hành án do Tòa án phán quyết, nhưng án treo lại không
phải là hình phạt mà là một biện pháp miễn trách nhiệm hình sự có điều kiện. (miễn hình
phạt tù có điều kiện)
48. Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một
tội phạm khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo
- Nhận định SAI
Theo khoản 5, Điều 65 BLHS 2015 quy định trong thời gian thử thách nếu người được
hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác, thì Toà án quyết định hình phạt đối
với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 56
Bộ luật này.
61. Tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm không được áp dụng đối với người dưới
18 tuổi phạm tội
66. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các tội phạm
- Nhận định SAI
Pháp nhân thương mại tuy là chủ thể của tội phạm, nhưng không phải là chủ thể của tất
cả các tội phạm quy định trong BLHS, mà chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự một số tội
phạm có liên quan trực tiếp đến hoạt động của pháp nhân thương mại được quy định cụ
thể tại Điều 76 BLHS 2015
Bài tập 11: A 17 tuổi phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Căn cứ pháp lý.
Hình phạt tối đa có thể áp dụng cho A là 7 năm 6 tháng tù giam. Vì thời điểm mà A thực
hiện tội phạm vào năm 17 tuổi, căn cứ vào Điều 12 BLHS 2015 A đã đủ tuổi chịu TNHS
về mọi tội phạm, cụ thể trong trường hợp này là tội cướp tài sản. Do đó căn cứ theo
khoản 1 Điều 168 thì A sẽ bị phạt tù từ 3-10 năm và hình phạt tối đa là 10 năm cho A.
Nhưng theo khoản 1 Điều 101 có quy định rằng người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu
là tù có thời hạn thì mức cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà
điều luật quy định. Vậy hình phạt tối đa có thể áp dụng cho A là ba phần tư của 10 năm
tức là 7 năm 6 tháng tù.
2. Xác định thời hạn xóa án tích đối với A là bao lâu và tính từ thời điểm nào nếu A
bị Tòa án tuyên phạt bốn năm tù.
Thời hạn xóa án tích đối với A là 1 năm tính từ thời điểm A chấp hành xong hình phạt tù.
A phạm tội cướp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 168 thì bị phạt tù từ 3-10 năm,
căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 9 thì đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng lỗi cố ý.
Trong trường hợp này Tòa tuyên phạt A bốn năm tù, áp dụng vào điểm b khoản 2 Điều
107 thì A có án tích, thời hạn của A để được xóa án tích là 1 năm tính từ ngày chấp hành
xong hình phạt tù.
3. Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS đối với A được không? Tại
sao?
Tòa án không thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS đối với A được. Vì A phạm tội
được qui định tại khoản 1 Điều 168 phải chấp hành hình phạt tù và đây chính là hình phạt
chính mà Tòa án áp dụng cho A, do đó hính thức phạt tiền được qui định tại khoản 6 Điều
168 là hình phạt bổ sung dành cho người phạm tội. Nhưng A chưa đủ 18 tuổi nên căn cứ
vào khoản 6 Điều 91 thì sẽ không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội.
4. A có bị xem là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không nếu trong khi đang chấp
hành hình phạt tù về tội cướp tài sản nêu trên A lại phạm tội cố ý gây thương tích
theo khoản 5 Điều 134 BLHS.
A phạm tội khoản 1 Điều 168, b khoản 2 Điều 107 Thời hạn của A để được xóa án tích là
1 năm tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. A lại phạm tội mới khi đang chấp hành
hình phạt. Do đó A phạm tội khi đang có án tích.
Tội cũ là rất nghiêm trọng cố ý, Tội mới là đặc biệt nghiêm trọng
Trong khi đang chấp hành hình phạt tù về tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS
2015, A lại phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 thì A bị xem là tái phạm
nguy hiểm. Vì căn cứ theo Điều 9 BLHS 2015 thì tội cướp tài sản tại khoản 1 Điều 168 là
tội rất nghiêm trọng, còn tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 là tội Đặc biệt
nghiêm trọng. Do đó căn cứ theo khoản 2 Điều 53 thì đây là trường hợp tái phạm nguy
hiểm.
Bài tập 16: A phạm hai tội: giết người ( khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 ) và trộm cắp
tài sản ( khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 ). A bị Tòa án đưa ra xét xử cả hai tội trong
vụ án hình sự
1. Trường hợp của A có phải là trường hợp có nhiều bản án không? Tại sao?
Trường hợp của A không phải là trường hợp có nhiều bản án. Vì trường hợp có nhiều bản
án là trường hợp 1 người khi đang phải chấp hành 1 bản án, lại bị Tòa án đưa ra xét xử về
tội đã phạm trước hay sau khi tuyên bản án đang phải chấp hành. Trường hợp của A là
phạm nhiều tội khác nhau nhưng chưa bị Tòa án đưa ra xét xử hay kết án lần nào, nay
Tòa án đưa người phạm tội ra xét xử cùng 1 lần về nhiều tội đó.
2. Hãy xác định mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng
với A nếu:
A phạm tội giết người khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù và phạm tội trộm cắp
tài sản khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 4 năm tù.
Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên là 18 năm tù. Căn cứ điểm a khoản 1
Điều 55 BLHS 2015 thì tổng mức hình phạt áp dụng đối với A là 19 năm, trong đó gồm
15 năm vì tội giết người và 4 năm vì tội trộm cắp. Nhưng do A phạm 2 tội, có tội được
thực hiện trước khi đủ 18 tuổi (tội giết người), có tội thực hiện sau khi đủ 18 tuổi (tội
trộm cắp) do đó căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 103 thì mức hình phạt cao nhất không
được quá 18 năm.
A phạm tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù và giết người khi
19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 18 năm tù.
Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên là 21 năm tù. Do A phạm 2 tội, có tội
được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi (tội trộm cắp), có tội thực hiện sau khi đủ 18 tuổi (tội
giết người) do đó căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 103 thì mức hình phạt cao chung áp
dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 55
BLHS 2015 thì tổng mức hình phạt áp dụng đối với A là 21 năm, trong đó gồm 3 năm vì
tội trộm cắp và 18 năm vì tội giết người. Tổng hình phạt chung đối với A là 21 năm.
Bài tập 17: Theo quy định của PL, hành khách khi qua cửa khẩu biên giới không
phải khai báo hải quan nếu chỉ mang số ngọai tệ tiền mặt trong giới hạn 5,000 USD.
X (25 tuổi ) đã mang 20.000 USD qua cửa khẩu mà không khai báo theo quy định
của thủ tục hải quan và bị bắt quả tang. Do vậy, X bị truy tố và xét xử về “tội vận
chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” theo khoản 1 Điều 189 BLHS.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Nếu áp dụng Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án lựa chọn hình phạt nhẹ
hơn và mức hình phạt tối thiểu có thể áp dụng trong mỗi phương án?
X bị truy tố và xét xử về “tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” theo khoản 1
Điều 189 BLHS. Do đó sẽ có 3 hình phạt mà X phải gánh chịu gồm bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 9 thì đây là loại tội
phạm ít nghiêm trọng. Áp dụng khoản 3 Điều 54 thì sẽ có 2 phương án có thể xảy ra:
PA1 QĐ dưới mức thấp nhất ở khung hình phạt: 1 triệu đến dưới 20tr-> mức thấp nhất là
1tr.
PA2 chuyển sang 1 hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn: K1 Đ189 là loại tội ít nghiêm
trọng nên căn cứ Điều 34 có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo.
2. Những hình phạt bổ sung nào có thể áp dụng đối với X?
Phạt tiền có thể áp dụng HPBS là phạt tiền nếu A không bị áp dụng HPC là HP tiền
Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Áp dụng khoản 4 Điều 189 BLHS 2015 thì hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với X
là:
-Nếu hình phạt chính là phạt tiền thì hình phạt bổ sung có thể áp dụng là: cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
-Nếu hình phạt chính là phạt cải tạo không giam giữ thì có thể áp dụng hình phạt bổ sung
là: phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
-Nếu hình phạt chính là phạt tù thì có thể áp dụng hình phạt bổ sung là: phạt tiền hoặc
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
3. Số tiền được coi là mang trái phép qua biên giới là bao nhiêu? Chỉ rõ căn cứ pháp
lý và hướng xử lý đối với số tiền mà X mang trái phép qua biên giới.
Số tiền được coi là mang trái phép qua biên giới là 15.000 đô la.
Hướng xử lý tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Cơ sở pháp lý điểm a khoản 1 Điều
47 BLHS 2015.
Bài tập 18: A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174
BLHS và bị xử phạt 15 năm tù. Đang thụ hình trong trại giam được 3 năm thì A lại
phạm tội cố ý gây thương tích cho bạn tù. Sự việc xảy ra là do có sự khiêu khích của
người bị hại trong vụ án này. Về tội phạm mới, A bị xét xử theo khoản 5 Điều 134
BLHS và bị xử phạt 12 năm tù. Chi phí điều trị cho người bị hại là 50 triệu đồng.
Gia đình của A đã gửi cho gia đình người bị hại 30 triệu đồng dùng để điều trị cho
người bị hại.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Trong lần phạm tội mới A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không?
Nếu là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết đó có ý nghĩa là tình tiết tăng
nặng TNHS theo Điều 52 BLHS hay là tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm
mới.
B1: tính xem có án tích hay không dck2Đ70: 3 năm sau khi chấp hành 15 năm tù. A phạm
tội khi đang đang chấp hành hình phạt tù-> A phạm tội khi đang có án tích.
B2 K1DD174 rất nghiêm trọng, cố ý
K5DD134 đặc biệt nghiệm trọng, cố ý
Căn cứ điểm đak2đ53
=> A được xem là tái phạm nguy hiểm. Căn cứ vào khoản 3 Điều 174; điểm c khoản 1
Điều 9 thì hành vi phạm tội của A là tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý. Trong thời gian
chấp hành hình phạt tù, A lại phạm tội cố ý gây thương tích và bị Tòa xét xử theo khoản 5
Điều 134 nên căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 9 cho thấy A đã phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý. Từ đó cho thấy A bị coi là tái phạm nguy hiểm theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 53 BLHS 2015.
=>Căn cứ vào khoản 5 Điều 134 BLHS 2015 thì tình tiết TPNH không là tình tiết tăng
nặng định khung của hình phạt. Do đó, đây là tình tiết tăng nặng TNHS theo điểm b
khoản 1 Điều 52 BLHS 2015.
2. Trong việc thực hiện tội phạm mới có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS
nào không? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
=> Trong việc thực hiện tội phạm mới có cả tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng. Tình tiết
tăng nặng là việc tái phạm nguy hiểm căn cứ vào điểm h khoản 1 Điều 52. Căn cứ vào
khoản 2 Điều 51 thì tình tiết giảm nhẹ là việc gia đình của A đã gửi cho gia đình người bị
hại 30 triệu đồng dùng để điều trị cho người bị hại.
TPNH Đ52
GĐ A đã gửi 30tr: K2Đ51
Có sự khiêu khích: K2Đ51
3. Hãy tổng hợp hình phạt của hai bản án trên? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
=> Theo khoản 2 điều 56: Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại
thực hiện hành vi phạm tội mới
• Bước 1: Quyết định hình phạt đối với tội mới (12 năm)
• Bước 2: Xác định phần hình phạt chưa chấp hành của bản án đang phải chấp hành
(15 - 3 =12 năm)
• Bước 3: Tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết
định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Hình phạt chung = hình phạt bản án mới + (hình phạt bản án 1- thời gian đã chấp hành
bản án 1) = 12+12=24 năm.
4. Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của 2 bản án, A phải chấp hành hình
phạt bao lâu mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu? Chỉ rõ căn
cứ pháp lý.
=> Căn cứ vào khoản 1 Điều 63 thì A sẽ phải chấp hành ⅓ tổng thời gian hình phạt tù để
được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu. Cụ thể là 8 năm
5. Cần áp dụng biện pháp tư pháp nào đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Cần áp dụng biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc
công khai xin lỗi
Tại Điều 48 Bộ luật Hình sự quy định: “1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm
đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợppháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt
hại vật chất đã được xácđịnh do hành vi phạm tội gây ra. 2. Trong trường hợp phạm tội
gây thiệt hại về tinh thần, Tòa ánbuộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công
khai xin lỗingười bị hại”.
Như vậy, nghĩa vụ của người phạm tội là trả lại tài sản đã chiếmđoạt cho chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp (tài sản này khôngthuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng,
lưu hành); sửa chữa tàisản trong trường hợp làm hư h]ng hoặc bồi thường thiệt hại vật
chấttrong trường hợp tài sản bị hư h]ng hoặc hủy hoại đến mức không thể sửa chữa
được… Nếu thiệt hại gây ra là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội phải bồi thường
về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại
6. Thời hạn xóa án tích về các tội mà A đã thực hiện là bao lâu và tính từ thời điểm
nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Điểm c khoản 2 Điều 70: 3 năm
K2 Đ73 kể từ ngày chấp hành xong bản án mới

CỤM 4 ĐỢT 3
Bài tập 19: A sinh ngày 15/11/2000 phạm hai tội: Tội cố ý gây thương tích theo
khoản 5 Điều 134 BLHS vào ngày 01/7/2018 và tội gây rối trật tự công cộng theo
khoản 1 Điều 318 BLHS vào ngày 15/08/2018. A bị đưa ra xét xử về cả 2 tội vào ngày
5/3/2019.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Tình huống trên có phải là trường hợp phạm nhiều tội không? Tại sao?
- Tình huống trên là trường hợp phạm nhiều tội vì Phạm nhiều tội là trường hợp người
đã phạm nhiều tội khác nhau được quy định trong luật hình sự mà những tội này chưa
hết thời hiệu truy cứu TNHS, chưa bị kết án lần nào, nay bị tòa án đưa ra xét xử cùng
một lần về các tội phạm đó. Ở đây, A đã thực hiện hai tội khác nhau là tội cố ý gây
thương tích và tội gây rối trật tự hai tội này được thực hiện một cách độc lập, khác với
nhau được quy định tại Điều 134 và Điều 318 của BLHS 2015. Cả hai tội này đều
chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, chưa bị kết án lần nào, nay bị tòa đưa ra xét xử
cùng một lần về cả hai tội. ( Điều 55 )
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện là
bao lâu và tính từ thời điểm nào?
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện là 20 năm
căn cứ vào điểm d khoản 2 điều 27 BLHS2015.
- Tính từ thời điểm A phạm tội cố ý gây thương tích vào ngày 1/7/2018
3. Về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS), Tòa án có thể xử phạt 1 năm
quản chế đối với A không? Tại sao?
- Về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS), Tòa án không thể xử phạt 1 năm
quản chế đối với A vì quản chế được xem là hình phạt bổ sung được quy định tại điểm
b khỏan 2 Điều 32 BLHS và theo quy định tại khoản 6 Điều 91 BLHS 2015:
“Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi
xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng
ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức
án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và
với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.”
Và Điều 318 BLHS không có quy định được áp dụng hình phạt bổ sung này. Vì vậy,
Tòa án không thể xử phạt 1 năm quản chế đối với A.
4. Mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý gây
thương tích (Điều 134 BLHS)? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Về tội cố ý gây thương tích, A phạm tội theo khoản 5 Điều 134 BLHS, có quy định:
“5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân...”
Nhưng do A chưa đủ 18 tuổi nên theo khoản 1 Điều 101 quy định về hình phạt tù có
thời hạn đối với người dưới 18 tuổi: “1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời
hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà
điều luật quy định.” Như vậy, theo khoản 5 Điều 134 có quy định về hình phạt tù
chung thân nên mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với A về tội cố ý gây
thương tích là không quá 18 năm tù.
5. Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với A là
bao nhiêu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Về tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 thì mức phạt cao nhất được áp
dụng đối với A là không quá 18 năm tù (câu 4).
Về tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318 thì mức phạt cao nhất của
khung hình phạt là phạt tù đến 02 năm. Nhưng theo khoản 1 Điều 101 có quy định về
hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi là: “...nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt
cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.” Nên
mức phạt tù A phải chịu đối với tội gây rối trật tự công cộng là ba phần tư của 2 năm
là 1 năm 6 tháng.
Như vậy, mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên là không quá 19 năm 6 tháng
tù. Nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 103 quy định về tổng hình phạt trong
trường hợp phạm nhiều tội đối với người dưới 18 tuổi là: “...Nếu hình phạt chung là tù
có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không vượt quá 18 năm đối với
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội...”. Vậy nên, mức phạt tối đa đối
với A là phạt tù không vượt quá 18 năm.
6. Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội cố ý gây
thương tích nếu áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này.
- Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội cố ý gây
thương tích nếu áp dụng Điều 54 BLHS là 7 năm.
- Theo đó, khoản 1 Điều 54 quy định: “1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt
liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy
định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.” Như vậy, hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt có thể áp dụng đối với A là khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
là khoản 4 Điều 134 là từ 07 đến 14 năm.
Bài tập 22
A phạm tội (tội X) và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời
gian thử thách là 4 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách thì A bị đưa ra xét xử về
một tội phạm khác (tội Y).
Hãy tổng hợp hình phạt đối với A trong trường hợp nếu tội phạm Y Tòa án tuyên:
1. Phạt tù 3 năm.
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 và khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, Tòa
án quyết định hình phạt đối với tội Y và tổng hợp với hình phạt tù của bản án với tội
X. Hình phạt tù của tội Y là 3 năm tù, bản án trước về tội X là 2 năm tù. Theo điểm a
khoản 1 Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015, các hình phạt được cộng lại thành hình phạt
chung. Tổng hợp hình phạt đối với A là: 5 năm tù.

2. Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm


- Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 và khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP,
Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của
bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật Hình sự.
• Hình phạt của tội Y là cải tạo không giam giữ 2 năm nhưng do có quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 55 BLHS năm 2015 nên cải tạo không giam giữ sẽ được đổi
thành hình phạt tù “theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi
thành 01 ngày tù”, do vậy hình phạt của tội Y là phạt tù 8 tháng
• Hình phạt bản án trước về tội X là 2 năm tù.
=> Do vậy tổng hình phạt là 2 năm 8 tháng
3. Phạt tiền 5 triệu đồng.
Căn cứ khoản 1 Điều 7; khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP và điểm a
khoản 2 Điều 55 BLHS năm 2015. Thì tổng hình phạt là 2 năm tù và phạt tiền 5 triệu
đồng
Bài tập 24:
Pháp nhân thương mại A bị Tòa án tuyên phạt 500 triệu đồng về hành vi buôn lậu
(khoản 1 và điểm a khoản 6 Điều 188 BLHS).
Anh (chị) hãy xác định:
1. Có thể áp dụng các hình phạt bổ sung nào đối với pháp nhân thương mại A?
Tại sao?
- Được áp dụng hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại A, vì do chủ thể
không phải là con người, nên các hình phạt đối với pháp nhân thương mại cũng không
thể như con người được. Nhà nước chỉ có thể đóng cửa một công ty; đình chỉ hoạt
động có thời hạn đối với một doanh nghiệp; cấm doanh nghiệp kinh doanh hoặc phạt
tiền đối với một doanh nghiệp, chứ không thể bỏ tù hoặc cải tạo không giam giữ đối
với một công ty hay một doanh nghiệp
- Hình phạt bổ sung có thể là cấm kinh doanh hoạt động trong một số lĩnh vực nhất
định hoặc cấm huy động vốn căn cứ theo điều 80 và 81 nếu xét thấy cần thiết.
Điều 80. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
1. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi
xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động
trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người
hoặc cho xã hội.
2. Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.
3. Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01
năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Điều 81. Cấm huy động vốn
1. Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết
án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.
2. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:
a) Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư;
b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;
c) Cấm huy động vốn khách hàng;
d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;
đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.
3. Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định
tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu
lực pháp luật.

2. Thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là bao lâu và tính
từ khi nào? Tại sao?
- Thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là 05 năm và tính từ lúc
bản án có hiệu lực. Vì theo khoản 4 Điều 60 blhs thì thời hiệu thi hành bản án hình sự
đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
“Điều 60. Thời hiệu thi hành bản án
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp
nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể
từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới”.

You might also like