You are on page 1of 6

ĐỀ DÂN SỰ 44A

Câu 1: Nhận định


2. Tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục
hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS chỉ được áp dụng khi người
phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả
- Nhận định trên là SAI.
- CSPL: điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS 2015.
- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 thì người phạm tội tự nguyện sửa chữa,
bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả thì sẽ được coi là một tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự. Do đó trong trường hợp này, người phạm tội không cần thực hiện
cả ba hành vi được quy định là tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục
hậu quả mà chỉ cần có một trong ba hành vi tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt
hại hoặc khắc phục hậu quả đã có thể áp dụng điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS.
3. Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phải
chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể hơn 30 năm
- Nhận định trên là ĐÚNG.
- CSPL: khoản 2 Điều 56, điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS 2015.
- Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 thì trong trường hợp xét xử nhiều tội và
tổng hợp hình phạt đối với phạt tù quá thời hạn sẽ không quá 30 năm tuy nhiên căn cứ
theo khoản 2 Điều 56 BLHS 2015 thì khi xét xử một người đang chấp hành một bản
án mà lại phạm tội mới thì Tòa án sẽ quyết định hình phạt của tội mới sau đó tổng hợp
hình phạt đối với phần hình phạt chưa chấp hành, khi đó thì người bị kết án có thể
phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn hơn 30 năm.
4. Có thể quyết định mức hình phạt 12 năm cho người phạm tội giết người chưa
đạt thuộc trường hợp quy định theo khoản 2 Điều 123 BLHS.
- Nhận định trên là SAI.
- CSPL: khoản 3 Điều 57, khoản 2 Điều 123 BLHS 2015.
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 123 BLHS 2015 thì người nào giết người mà không thuộc
trường hợp thuộc khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 thì bị phạt tù từ 7 đến 15 năm. Căn
cứ theo khoản 3 Điều 57 BLHS 2015 thì đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu
điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì áp dụng
hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định do đó nếu giết
người chưa đạt thuộc trường hợp quy định theo khoản 2 Điều 123 BLHS thì mức phạt
tối đa sẽ là ba phần tư của 15 năm là 11 năm 3 tháng tù.
Câu 2:
a. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì hành vi phạm tội của
A thuộc trường hợp CTTP tăng nặng.
- CTTP tăng nặng là CTTP mà ngoài CTTP cơ bản thì còn có thêm dấu hiệu phản ánh
tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể mà ở
đây giá trị chiếc xe gắn máy mà A trộm cắp là 60 triệu đồng thỏa mãn điểm c khoản 2
Điều 173 BLHS năm 2015.
b. Đối tượng tác động và khách thể trực tiếp
- Khách thể trực tiếp của tội phạm: Quan hệ sở hữu của ông X đối với chiếc xe gắn
máy trị giá 60 triệu đồng.
- Đối tượng tác động của tội phạm: Chiếc xe máy trị giá 60 triệu đồng của ông X.
c. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của A gây ra
- Thiệt hại vật chất: Chiếc xe máy trị giá 60 triệu đồng.
d. A cùng B (15 tuổi) thì B có phải đồng phạm không
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 thì người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trong
được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 và trong đó có Điều 173 BLHS. Tuy nhiên A và B
phạm tội thuộc khoản 2 Điều 173 → Nghiêm trọng do đó B không phải chịu TNHS.

ĐỀ MẪU CÔ TRÂM
Câu 1:
a. Tội phạm có CTTP hình thức thì không có giai đoạn phạm tội chưa đạt.
- Nhận định trên là SAI.
- CSPL: Điều 15, Điều 143 BLHS 2015.
- Căn cứ theo Điều 15 BLHS 2015 thì phạm tội chưa đạt là việc cố ý thực hiện tội
phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của
người phạm tội và người phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS về tội phạm chưa đạt. Tội
phạm có CTTP hình thức là loại tội phạm mà có các dấu hiệu phạm tội bắt buộc thuộc
mặt khách quan của tội phạm là hành vi phạm tội do đó nếu tội phạm có CTTP hình
thức chỉ có 1 hành vi phạm tội thì không có giai đoạn phạm tội chưa đạt nhưng nếu tội
phạm có CTTP hình thức nhưng có nhiều hơn 1 hành vi phạm tội thì sẽ có thể có giai
đoạn phạm tội chưa đạt. Ví dụ: Tội cưỡng dâm theo Điều 143 BLHS 2015 thì mặt
khách quan sẽ bao gồm 2 hành vi là dùng mọi thủ đoạn và thực hiện hành vi giao cấu
đối với nạn nhân, nếu người phạm tội mới dừng lại ở hành vi đầu tiên tuy nhiên chưa
thể thực hiện hành vi giao cấu đối với nạn nhân mà tội phạm không thể thực hiện
được thì đây được coi là phạm tội chưa đạt.
b. Án treo chỉ được áp dụng cho loại tội phạm ít nghiêm trọng
- Nhận định trên là SAI.
- CSPL: khoản 1 Điều 65 BLHS 2015.
- Căn cứ khoản 1 Điều 65 BLHS 2015 thì trong trường hợp người phạm tội bị xử phạt
tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ,
nếu xét thấy không cần bắt chấp hành hình phạt tù thì Tòa án có thể cho người phạm
tội hưởng án treo. Việc áp dụng án treo không dựa trên loại tội phạm mà dựa trên hình
phạt mà người phạm tội được áp dụng do đó mặc dù người phạm tội thực hiện một tội
phạm nghiêm trọng như tội trộm cắp tài sản thuộc khoản 2 Điều 173 BLHS (mức hình
phạt cao nhất là 7 năm tù) tuy nhiên được Tòa án xử phạt không quá 3 năm tù thì vẫn
có thể được hưởng án treo.

Câu 2: Bài tập


a. Đối tượng tác động và khách thể trực tiếp
Đối tượng tác động:
- Tài sản: 200 triệu đồng
- Khách thể trực tiếp: Quyền sở hữu tài sản đối với 200.000.000 đồng của nạn nhân
b.
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 171 BLHS 2015 thì tội cướp giật tài sản có CTTP hình
thức do đối với tội cướp giật tài sản, dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm chỉ có
hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng mà không quy định hậu
quả ở CTTP cơ bản.
c.
Quyết định về hình phạt bổ sung là phạt tiền là sai. Căn cứ theo Điều 98 BLHS 2015
thì đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ được áp dụng một trong 4 hình phạt bao
gồm: (1) Cảnh cáo; (2) Phạt tiền; (3) Cải tạo không giam giữ và (4) Tù có thời hạn.
Trong tình huống Tòa đã quyết định hình phạt chính đối với A là 7 năm tù do đó sẽ
không được áp dụng thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền do A 17 tuổi.
d.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: khoản 2 Điều 27
- 01/01/2017: Vô ý làm chết người (khoản 1 Điều 128: 05 năm): Nghiêm trọng → 10
năm → 01/01/2027.
- 01/01/2020: Cố ý gây thương tích (khoản 3 Điều 134: 10 năm): Rất nghiêm trọng →
15 năm kể từ 01/01/2020 → 01/01/2035.
- Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 thì nếu trong thời gian truy cứu TNHS mà người phạm
tội thực hiện hành vi phạm tội mới thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ khi
thực hiện hành vi phạm tội mới. Do đó, thời hiệu truy cứu TNHS với tội vô ý làm chết
người là 10 năm kể từ ngày 01/01/2020 → 01/01/2030.
e. Thời điểm được xóa án tích

f. A (15 tuổi): Giết người (khoản 1 Điều 123: Tòa tuyên 10 năm tù) → Tổng hợp hình
phạt cao nhất là bao nhiêu
- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 thì đối với trường hợp tội thực hiện trước 16 tuổi
nặng hơn đối với hình phạt đã tuyên thực hiện sau khi 16 tuổi thì hình phạt chung
không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 - dưới 16 tại khoản 1
Điều 103 → 12 năm.
g. Giả sử áp dụng Điều 54 → Thấp nhất?
- Khoản 3 Điều 171 → Áp dụng 54 → Lớn hơn Min khoản 2 nhưng bé hơn Min
khoản 3 → 3 năm đến dưới 7 năm → 3 năm tù.

ĐỀ CLC43D
I. Nhận định
1. Người nhận thức được hậu quả cho xã hội tất yếu xảy ra thì có lỗi cố ý gián
tiếp
- Nhận định trên là SAI.
- CSPL: khoản 1 Điều 10 BLHS 2015.
- Căn cứ khoản 1 Điều 10 BLHS 2015 thì người phạm tội nhận thức rõ được hậu quả
cho xã hội xuất phát từ hành vi của mình là tất yếu xảy ra, thấy trước hậu quả của
hành vi đó tuy nhiên mong muốn hậu quả xảy ra thì lỗi trong trường hợp này được xác
định là lỗi cố ý trực tiếp. Chỉ khi người phạm tội nhận thức được hậu quả cho xã hội
tất yếu xảy ra nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì khi đó lỗi mới được xác
định là lỗi cố ý gián tiếp.
2. Một trong những điều kiện để áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS là phải cố ý phạm tội từ 5
lần trở lên về cùng một tội phạm
- Nhận định trên là ĐÚNG.
- CSPL: điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS 2015; tiểu mục 5 Nghị quyết số 01/2006/NQ-
HĐTP.
- Căn cứ theo tiểu mục 5 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP thì có hai điều kiện để áp
dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là: (1) Cố ý phạm tội từ năm lần
trở lên về cùng một tội phạm nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
chưa được xóa án tích và (2) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh
sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
- Theo hướng sai thì có thể lấy cái chưa hết thời hiệu hoặc chưa được xóa án tích.
II.
Bài 1
1. Luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực với tội của Q không?
- Luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với hành vi mua bán trái phép vũ khí quân
dụng của Q căn cứ theo khoản 1 Điều 5 BLHS 2015.
- Căn cứ khoản 1 Điều 5 BLHS 2015 thì BLHS được áp dụng với mọi hành vi phạm
tội được thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam trong đó thì chỉ cần ít nhất
1 giai đoạn thực hiện tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì BLHS sẽ
được áp dụng. Q bán vũ khí quân dụng cho A ở Long An do đó thì Luật Hình sự Việt
Nam sẽ có hiệu lực với hành vi phạm tội của Q.
2. Có thuộc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người (Điều 123) hay
không?
- Hành vi của A thuộc trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người
(Điều 123) căn cứ theo Điều 16 BLHS 2015.
- Căn cứ Điều 16 BLHS 2015 thì tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình
không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Trong tình huống trên,
A đã có ý định và lên kế hoạch giết B tuy nhiên phát hiện ra rằng B bị bệnh hiểm
nghèo nên A đã tự mình không thực hiện hành vi giết B nữa. Việc A tự mình chấm
dứt thực hiện tội phạm xuất phát từ ý chí chủ quan của A do không muốn giết B nữa
chứ không do tác động khách quan bên ngoài, không bị ngăn cản do đó thuộc trường
hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
*Ý kiến khác: vì lý do ngừng thực hiện tội phạm là do phát hiện B bị mắc bệnh hiểm
nghèo nên quyết định không cần thực hiện hành vi giết B nữa, đây không phải là
động lực bên trong của A muốn từ bỏ thực hiện tội phạm mà do yếu tố khách quan
bên ngoài tác động đến A là phát hiện B mắc bệnh nên mới không giết nữa, chứ không
phải tự ý muốn dừng. (Vì nếu ko phát hiện B bệnh liệu A có dừng thực hiện không?)
=> A ko thuộc TH tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

3. Chịu TNHS đối với tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng hay không?
- Mua súng nên chắc là có =)))))
Bài 2
1. Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không?
- Trong lần phạm tội mới, A được coi là tái phạm nguy hiểm căn cứ điểm a khoản 2
Điều 53 BLHS 2015.
- A đã bị kết án về một tội phạm rất nghiêm trọng (khoản 3 Điều 134: 10 năm) do cố ý
và chưa được xóa án tích do A vẫn đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn mà còn
thực hiện hành vi phạm tội về một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội giết người
theo khoản 1 Điều 123 do cố ý do đó được coi là tái phạm nguy hiểm.
2. Tổng hợp hình phạt 2 bản án
- Căn cứ khoản 2 Điều 56 BLHS thì khi xét xử một người đang chấp hành một bản án
mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới,
sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định
hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 BLHS.
- Tội khoản 3 Điều 174: 10 năm đã chấp hành 1 năm → 9 năm
- Tội khoản 1 Điều 123: 14 năm
→ Tổng hợp hình phạt: 23 năm.
3. Chấp hành bao lâu để được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu?
- CSPL: khoản 1 Điều 63 BLHS.
- ⅓ đối với tù có thời hạn → ⅓ x 23 hay 24 đang hơi phân vân

You might also like