You are on page 1of 4

THẢO LUẬN LẦN 2

I. Trắc nghiệm tự luận: Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

1. Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS năm 2015 là mức hình phạt do
Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.

SAI.

CSPL: Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS 2015: “Căn cứ vào tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật này,…”

Do vậy Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS 2015 là căn cứ vào tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong BLHS.

2. Những tội phạm mà người thực hiện bị Toà án tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống
đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
SAI
CSPL: Căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 thì những tội phạm mà thực
hiện bị phạt từ 3 năm trở xuống thì mới là tội phạm ít nghiêm trọng.
Loại tội phạm theo Điều 9 không phụ thuộc vào hình phạt mà theo Tòa án tuyên theo
thực tế.
4. Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu
thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ.
SAI
-Trong một tội danh không bắt buộc có đủ 3 loại CTTP.
Ví dụ: Điều 173 quy định về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, Khoản 1 là CTTP cơ bản,
Khoản 2 và Khoản 3 là CTTP tăng nặng, Khoản 5 là hình phạt bổ sung. Điều luật này
không quy định về CTTP giảm nhẹ
5. Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội.
SAI
-CTTP giảm nhẹ: là CTTP bao gồm dấu hiệu định tội và những dấu hiệu khác phản
ánh mức độ nguy hiểm cho XÃ HỘI của tội phạm giảm đi đáng kể (dấu hiệu định
khung giảm nhẹ).
6. Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội phạm
có cấu thành hình thức.
SAI
-CTTP hình thức là CTTP mà mặt khách quan chỉ có hành vi là dấu hiệu bắt buộc.
Tội phạm có CTTP hình thức được coi là hoàn thành khi hành vi nguy hiểm cho XÃ
HỘI được thực hiện.

II. BÀI TẬP

Bài tập 1

A trộm cắp tài sản của B trị giá 70 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp
tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù giam.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì? Tại
sao?
Trả lời:
-Căn cứ vào Điều 9, BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội phạm ít
nghiêm trọng.
-Vì theo Khoản 1, Điều 9, BLHS 2015 quy định về Phân loại tội phạm:
“1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là
phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;”
-Theo đó, hành vi của A cấu thành tội phạm trộm cắp tài sản và bị Toà án tuyên phạt
dưới 3 năm tù (2 năm) nên thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng.
2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay
CTTP hình thức? Tại sao?
Trả lời:

-Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất.

-Vì theo Khoản 1, Điều 173, BLHS 2015 quy định về Tội trộm cắp tài sản:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm:”
- Theo điều luật trên thì các yếu tố của mặt khách quan quy định hành vi là “trộm cắp
tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới
2.000.000 đồng”, hậu quả là “bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm” và quan hệ nhân quả nên tội trộm cắp tài sản là tội phạm có
cấu thành vật chất.

3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay
CTTP giảm nhẹ? Tại sao?
Trả lời:

-Vì theo Khoản 1, Điều 173, BLHS 2015 quy định về Tội trộm cắp tài sản quy định
những dấu hiệu để xác định là tội phạm, do vậy Khoản 1 là cấu thành tội phạm cơ
bản. Ở Khoản 2 thì quy định khung hình phạt có mức hình phạt tăng nặng và trường
hợp của A đã thuộc vào Khoản 2, Điều 173 nên thuộc trường hợp cấu thành tội phạm
tăng nặng.
Bài tập 6
A 15 tuổi 6 tháng đã thực hiện hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 260 BLHS.
Hãy xác định A có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay không.
(Biết rằng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS)
được thực hiện với lỗi vô ý).
Trả lời:
Vì theo Khoản 1, Điều 12, BLHS 2015 thì A (15 tuổi 6 tháng) chưa đủ tuổi đương nhiên
chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp phạm tội của A đã rơi vào trường hợp được quy định
tại Khoản 3, Điều 260, BLHS 2015 nên không thuộc các trường hợp phải chịu trách nhiệm
hình sự được quy định từ điểm a đến điểm e, Khoản 2, Điều 12.
Thêm vào đó, hành vi phạm tội của A được thực hiện với lỗi vô ý nên không thoả mãn
trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi được quy
định tại Khoản 2, Điều 12, BLHS 2015.

Bài tập 7
A là bác sĩ đa khoa có mở phòng mạch riêng. Trong lúc khám bệnh A đã kê toa
thuốc cho bé Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của người lớn. Do sơ suất, A không kiểm
tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà của bé Trung. Người nhà của bé Trung đến
tiệm thuốc do H đứng bán. H bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi
tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi. Bé Trung do uống thuốc quá liều nên bị tử vong.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?
Trả lời:
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là bé Hoài Trung.
2. Hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?
Trả lời:
Hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp là tính mạng của bé Hoài Trung.
3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào? Tại
sao?
Trả lời:
-Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại kép trực tiếp.
-Vì có 2 hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu
quả nguy hiểm là A kê sai toa thuốc và H bán thuốc mà không kiểm tra kỹ toa, mỗi
hành vi này đã có khả năng thực tế trực tiếp làm phát sinh hậu quả.
4. Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?
Trả lời:

-Lỗi của A là loại lỗi vô ý do cẩu thả.


-Vì A đã sơ suất không kiểm tra toa thuốc trước khi giao cho người nhà bé Trung,
trong khi bé Hoài Trung chỉ mới 3 tuổi nhưng A đã kê toa theo đơn thuốc người lớn.
5. H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì? Tại
sao?
Trả lời:

-H cũng có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung.

-Lỗi của H là loại lỗi vô ý do cẩu thả.

-Vì H vẫn bán thuốc theo toa mà không kiểm tra lại mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi
của bệnh nhân là 3 tuổi.

You might also like