You are on page 1of 9

BÀI TẬP

A, B đột nhập vào nhà của M, dùng vũ lực tấn công rồi dùng dao khống chế M,
định thực hiện hành vi hiếp dâm nhưng chưa thực hiện được hành vi giao cấu thì bị
người dân xung quanh phát hiện và bắt giữ. Hành vi của A, B đã làm cho M bị tổn
thương cơ thể 40%. Biết rằng hành vi của A, B được quy định tại Khoản 2 Điều 141
(Tội hiếp dâm).
1. A, B có thể thỏa thuận với M về TNHS của A, B được không? Tại sao?
Không. Vì quan hệ PLHS chỉ là QHPL giữa Nhà nước và người phạm tội (hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội) do đó người bị hại không phải là chủ thể (không tham gia vào)
quan hệ PLHS, và phương pháp điều chỉnh của PLHS là phương pháp quyền uy, nhà nước
buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện trên cở sở
quy định của pháp luật mà không bị cản trở hay hạn chế bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào →
người phạm tội và người bị hại không có quyền tỏa thuận với nhau về mức độ TNHS.
2. Dựa vào Điều 9 BLHS thì tội phạm mà A, B thực hiện là loại tội phạm gì? Tại
sao?
Tội phạm rất nghiêm trọng.
Khoản 2 Điều 141 có mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù.
Căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 9 thì loại tội phạm mà A, B thực hiện thuộc loại tội
phạm rất nghiêm trọng.
3. Tội phạm mà A, B thực hiện là tội phạm có CTTP vật chất hay hình thức? Tại
sao?
Cấu thành tội phạm hình thức.
Vì mặt khách quan của tội hiếp dâm chỉ có hành vi là dấu hiệu bắt buộc. Đó là hành
vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn
nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý
muốn của nạn nhân.
4. Tội phạm mà A, B thực hiện thuộc trường hợp CTTP cơ bản, tăng nặng hay
giảm nhẹ? Tại sao?
CTTP tăng nặng.
Vì khoản 2 Điều 141 bao gồm các dấu hiệu định tội và những dấu hiệu khác phản
ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên đáng kể (dấu hiệu định khung
tăng nặng). Đó là tình tiết c) Nhiều người hiếp một người; và h) Gây thương tích, gây tổn
hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60%;
5. Đối tượng tác động và khách thể?
Đối tượng tác động: M (con người)
Khách thể: Quyền được bào vệ danh dự, nhân phẩm của M
6. Hình thức thể hiện của hành vi khách quan?
Hành động phạm tội (làm một việc mà pháp luật cấm).
7. Loại hậu quả và mức độ hậu quả do hành vi phạm tội của A gây ra?
Loại hậu quả: (1) Thiệt hại về thể chất: M bị tổn thương cơ thể, Mức độ: 40%
(2) Thiệt hại phi vật chất: danh dự, nhân phẩm của M
8. Dạng mối quan hệ nhân quả?
Kép trực tiếp. Có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân trực
tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. (Hành vi của cả A và B)
9. Lỗi của A và B?
Lỗi cố ý trực tiếp.
Về lý trí: A và B nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình và
thấy trước hậu quả của hành vi đó.
Về ý chí: A và B mong muốn hậu quả phát sinh.
10. Nếu B 15 tuổi, B có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?
Có. Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS về tuổi chịu TNHS thì:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều luật được
liệt kê trong đó có Điều 141.
Mà B thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều 141 có mức hình phạt cao nhất là
15 năm tù.
Căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 9 thì loại tội phạm mà B thực hiện thuộc loại tội
phạm rất nghiêm trọng.
Do đó, B phải chịu TNHS.
11. Nếu B 13 tuổi, A và B có đồng phạm không? Tại sao?
Không. Theo quy định tại Điều 17 về đồng phạm thì Đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Những người này phải có đầy đủ các điều kiện về chủ thể của tội phạm. Điều đó có
nghĩa là họ phải đủ tuổi chịu TNHS theo quy định tại Điều 12. Trường hợp có hai người
trở lên cùng thực hiện một tội phạm, nhưng chỉ có một người đủ tuổi chịu TNHS thì không
phải là đồng phạm mà là phạm tội đơn lẻ.
B 13 tuổi chưa đủ tuổi chịu TNHS theo quy định tại Điều 12 BLHS nên A và B
không phải đồng phạm.
12. Hành vi của A, B được thực hiện tại giai đoạn nào? Tại sao?
Giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Vì tội Hiếp dâm là tội phạm có CTTP hình thức, mặt khách quan của tội này bao
gồm nhiều hành vi (Đó là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân), và người phạm tội chưa thực hiện hết
tất cả các hành vi mà bị dừng lại do nguyên nhân khách quan thì trường hợp này được coi
là chưa thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm nên được
coi là phạm tội chưa đạt.
13. Loại chế tài của QPPL tại khoản 2 Điều 141?
Chế tài tương đối dứt khoát.
Vì chế tài ở khoản 2 Điều 141 nêu mức tối thiếu và mức tối đa hoặc mức tối đa của
hình phạt (tù từ 07 năm đến 15 năm)
14. Loại quy định của QPPL tại khoản 1 Điều 141?
Quy định mô tả.
Vì không những nêu tên tội phạm mà còn mô tả dấu hiệu pháp lý của tội phạm. đó là
hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của
nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái
với ý muốn của nạn nhân.
15. Những hành vi nào là hành vi chuẩn bị phạm tội của vụ án nêu trên?
Hành vi chuẩn bị công cụ (dao), hành vi đột nhập vào nhà M.
16. Cần áp dụng biện pháp tư pháp nào trong vụ án này?
- Điểm a khoản 1 Điều 47: Tịch thu Công cụ dùng vào việc phạm tội (con dao)
- Khoản 2 Điều 48: Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án
buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
17. Thời hiệu truy cứu TNHS của A, B
Đáp án: 15 năm
Giải thích: B thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều 141 có mức hình phạt
cao nhất là 15 năm tù.
Căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 9 thì loại tội phạm mà B thực hiện thuộc loại tội
phạm rất nghiêm trọng.
Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 27 BLHS 2015 thì thời hiệu truy cứu TNHS đối với
A, B là 15 năm.
18. Mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A (20 tuổi) nếu có cơ sở áp
dụng Điều 54 BLHS?
Đáp án: 2 năm tù.
Giải thích: Nếu có cơ sở áp dụng Khoản 1 Điều 54, Tòa án có thể quyết định
một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng
phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Khoản 1 Điều 141 có
mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Do đó hình phạt thấp nhất có thể áp dụng với A là 2 năm tù.
19. Nếu A 17 tuổi thì mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với A là bao
nhiêu? Tại sao?
Đáp án: 5 năm 7 tháng 15 ngày tù
Giải thích:
A phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, theo quy định tại khoản 2 Điều 102
BLHS 2015 thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối người từ đủ 16 đến
dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá ½ mức hình phạt quy định tại Điều
101.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 101 BLHS 2015 thì Mức phạt tù có thời hạn áp
dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội nếu là tù có thời
hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều
luật quy định.
Vậy mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với A là:
15 năm tù x ½ x ¾ = 5 năm 7 tháng 15 ngày tù
20. Thời hạn xóa án tích đối với B (25 tuổi) nếu B bị tuyên phạt 10 năm tù?
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 70, thời hạn xóa án tích là 03 năm trong
trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm.
Vậy thời hạn xóa án tích đối với B là 3 năm.
21. Nếu trước đó A đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ 3 năm về tội
trộm cắp tài sản, chấp hành được 2 năm thì A phạm tội nói trên và bị tòa án
tuyên phạt 12 năm tù. Hãy tổng hợp hình phạt đối với A, chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Đáp án: 12 năm 4 tháng tù
Giải thích:
Căn cứ khoản 2 Điều 56, Điều 55 BLHS 2015 tổng hợp hình phạt đối với A:
- Phần hình phạt còn lại A chưa chấp hành của bản án trước:
3 năm cải tạo không giam giữ - 2 năm cải tạo không giam giữ = 1 năm cải tạo
không giam giữ = 4 tháng tù
- Tổng hợp hình phạt đối với A là:
12 năm tù + 4 tháng tù = 12 năm 4 tháng tù
22. Nếu trước đó A bị tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử
thách 4 năm về tội trộm cắp tài sản, chấp hành được 3 năm thì A lại phạm tội
mới như trên và bị tòa án tuyên phạt 12 năm tù. Hãy tổng hợp hình phạt đối với
A, chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Đáp án: 14 năm tù
Giải thích:
Căn cứ khoản 5 Điều 65 Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án
buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình
phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Căn cứ khoản 2 Điều 56, Điều 55 BLHS 2015 tổng hợp hình phạt đối với A:
12 năm tù + 2 năm tù = 14 năm tù

NHẬN ĐỊNH
1. Người phạm tội và người bị hại có quyền thoả thuận với nhau về mức độ trách
nhiệm hình sự của người phạm tội.
Sai, quan hệ PLHS chỉ là QHPL giữa Nhà nước và người phạm tội (hoặc pháp nhân
thương mại phạm tội) do đó người bị hại không phải là chủ thể (không tham gia vào)
quan hệ PLHS, và phương pháp điều chỉnh của PLHS là phương pháp quyền uy, nhà
nước buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện trên
cở sở quy định của pháp luật mà không bị cản trở hay hạn chế bởi bất cứ cá nhân, tổ chức
nào → người phạm tội và người bị hại không có quyền tỏa thuận với nhau về mức độ
TNHS.
2. Luật Hình sự Việt Nam không có hiệu lực hồi tố
Sai. Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội
đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. Đó là trong các trường hợp điều
luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt
nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo,… và quy định
khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện
trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
CSPL: Khoản 3 Điều 7 BLHS 2015
3. Đối tượng tác động của tội phạm chỉ có thể là vật chất
Sai. Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm, bị
hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã
hội là khách thể bảo vệ của Luật Hình sự.
Một số loại đối tượng tác động của tội phạm: Con người, Đối tượng vật chất, hoạt
động bình thường của các chủ thể. Như vậy đối tượng tác động của tội phạm không chỉ
bao gồm vật chất.
4. Một hành vi phạm tội chỉ cấu thành một tội phạm
Sai. Có trường hợp một hành vi phạm tội thỏa mãn dấu hiệu của nhiều cấu thành tội
phạm (CTTP) thì xét xử về nhiều tội. Ví dụ trong trường hợp giết người để cướp tài sản thì
lại xét xử về tội 2 tội: tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội cướp tài sản (Điều 168
BLHS).
Hành vi sử dụng vũ khí để thực hiện tội phạm thì theo hướng dẫn tại Thông tư liên
ngành số 01/TTLN ngày 7/1/1995 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao, Bộ nội vụ thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) về 2 tội: “Tội sử dụng
vũ khí trái phép quân dụng” và tội phạm đã thực hiện theo điều luật tương ứng của BLHS.
5. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại gây thiệt hại cho xã hội đều được coi là hành
vi khách quan của tội phạm.
Sai. Hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự có ý thức và ý chí của con
người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội.
Như vậy, ngoài tính nguy hiểm cho xã hội thì một xử sự để được coi là hành vi khách quan
của tội phạm phải là hoạt động có ý thức và có ý chí của con người và phải là hành vi trái
pháp luật hình sự.
6. Phương tiện phạm tội không phải là dấu hiệu để xác định tội phạm
Sai. Phương tiện phạm tội: là những đối tượng được người phạm tội sử dụng để thực
hiện hành vi phạm tội của mình.
Trong một số tội phạm, phương tiện phạm tội là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm nên
nhà làm luật quy định phương tiện phạm tội là dấu hiệu định tội. Ví dụ: Tội đua xe trái
phép quy định phương tiện phạm tội (xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động
cơ) là dấu hiệu định tội. Trong một số tội phạm khác, nhà làm luật quy định phương tiện
phạm tội là dấu hiệu của cấu thành tăng nặng của tội phạm. Ví dụ: Điều 168 BLHS quy
định “Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác” là tình tiết định khung
tăng nặng của Tội cướp tài sản.
7. Lỗi là yếu tố bắt buộc của mọi cấu thành tội phạm
Đúng. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và
phải chịu hình phạt.
Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt chủ quan
đối với mọi tội phạm. Một hành vi dù nguy hiểm đáng kể cho xã hội, được qui định trong
luật hình sự nhưng không có lỗi thì cũng không phải là tội phạm.
8. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm
Sai. Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức mà người phạm tội mong muốn đạt
được khi thực hiện tội phạm. Mục đích phạm tội chỉ có đối với những tội phạm được thực
hiện với lỗi cố ý trực tiếp vì chỉ trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong
muốn gây ra tội phạm để đạt những mục đích nhất định. Trong Luật Hình sự, mục đích
phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mọi tội phạm. Trong một số trường hợp,
mục đích được qui định là dấu hiệu định tội như: các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều
có mục phạm tội là mục đích chống chính quyền nhân dân…
9. Người từ đủ 16 tuổi trở lên chỉ phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng
Sai. Theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015 về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội
phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên, sự nhận thức và
điều khiển hành vi của con người nói chung đã tương đối hoàn chỉnh nên họ phải chịu
TNHS về mọi tội phạm.
10. Tội phạm có cấu thành hình thức thì không có đủ ba giai đoạn thực hiện tội
phạm
Sai. CTTP hình thức là CTTP mà mặt khách quan chỉ có hành vi là dấu hiệu bắt
buộc. Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm
bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
Đối với những tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà hành vi khách quan bao
gồm nhiều hành vi. Nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà bị dừng
lại do nguyên nhân khách quan thì trường hợp này được coi là phạm tội chưa đạt. Thời
điểm tội phạm hoàn thành của tội phạm được xác định là thời điểm người phạm tội thực
hiện hết các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Như vậy tội phạm có CTTP hình thức vẫn có đầy đủ ba giai đoạn thực hiện tội phạm.
11. Mọi trường hợp có từ hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm là đồng
phạm.
Sai. Phải cùng cố ý thực hiện một tội phạm. Dấu hiệu cùng thực hiện tội phạm là dấu
hiệu bắt buộc của đồng phạm nên không thể coi là đồng phạm khi một số người đã thực
hiện hành vi phạm tội một cách cố ý tại một địa điểm và đồng thờivề mặt thời gian nhưng
hành vi của từng người được thực hiện một cách độc lập, không liên hệ, hỗ trợ, bổ sung
cho nhau. Những trường hợp này chỉ là phạm tội riêng lẻ.
Ví dụ: hai người dùng hai lưới bắt cá trộm cùng một lúc trên một ao cá. Nếu không
có sự liên kết nào trong hành động bắt cá trộm của họ, thì giữa họ không phải là đồng
phạm, mỗi người chịu trách nhiệm về tội trộm cắp riêng của mình. Nhưng nếu có sự phối
hợp dưới một hình thức nào đó trong hành vi của họ, như là nếu hai người cùng nhau xua
cá về một góc để bắt trộm được nhiều hơn, thì có sự đồng phạm trong tội trộm cắp của họ,
vì đã có dấu hiệu cố ý cùng thực hiện tội phạm
12. Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội.
Sai. Trong lý luận Luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, người thực
hành được hiểu ở hai dạng sau:
- Dạng thứ nhất, người thực hành là người trực tiếp thực hiện toàn bộ tội phạm hoặc
một phần hành vi được mô tả trong CTTP
- Dạng thứ hai, người thực hành là người không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi
khách quan được mô tả trong CTTP mà có hành vi tác động đến người khác để người này
thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP tội phạm. Nhưng bản thân người bị tác động đã
thực hiện hành vi đó lại không phải chịu TNHS cùng với người đã tác động, vì:
+ Họ là người không có năng lực TNHS hoặc chưa đủ tuổi chịu TNHS.
+ Họ không có lỗi hoặc lỗi vô ý do sai lầm
13. Mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội đều bị truy cứu TNHS
Sai. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những
điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm.
Theo Điều 14 BLHS thì không phải mọi hành vi chuẩn bị phạm tội đều phải chịu
trách nhiệm hình sự mà chỉ chuẩn bị phạm các tội được qui định tại khoản 2 và khoản 3
Điều 14 BLHS mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
14. Hành vi của người giúp sức trong vụ án đồng phạm có thể được thực hiện
dưới dạng không hành động
Sai. Khoản 3 Điều 17 BLHS quy định: “Người giúp sức là người tạo những điều kiện
tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
Giúp sức về vật chất là hành vi cung cấp công cụ, phương tiện, kỹ thuật, khắc phục
những trở ngại để người thực hành thực hiện tội phạm thuận lợi, dễ dàng hơn. Giúp sức về
tinh thần là tạo điều kiện về tinh thần cho việc thực hiện tội phạm như góp ý kiến, chỉ dẫn
cách thức thực hiện tội phạm, cung cấp tình hình, hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm
tội, tang vật, dấu vết tội phạm…
Như vậy hành vi giúp sức chỉ có thể thực hiện dưới dạng hành động.
15. Trong một vụ án, một người phạm tội không thể vừa bị áp dụng hình phạt
chính vừa bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền
Đúng. Phạt tiền là hình phạt tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định để
sung công quỹ nhà nước.
Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 32 BLHS 2015 về các hình phạt đối với
người phạm tội thì chỉ áp dụng Phạt tiền là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình
phạt chính.
Do đó, trong một vụ án, một người phạm tội không thể vừa bị áp dụng hình phạt
chính vừa bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền.
16. Trong một vụ án một người có thể bị áp dụng nhiều hình phạt chính
Sai. Hình phạt chính là loại hình được áp dụng chính cho tội phạm và được Tòa án
tuyên một cách độc lập. Đối với trường hợp phạm tội cụ thể thì chỉ được áp dụng một hình
phạt chính. Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 BLHS 2015 về các hình phạt đối với người
phạm tội thì đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính.
17. Phòng vệ chính đáng là nghĩa vụ của mọi cá nhân trong xã hội
Sai. Khoản 1 Điều 22 BLHS quy định:
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng
của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại
một cách cần thiết người đang có các hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng là hành vi tích cực và nhà nước khuyến khích công dân thực
hiện nhưng phòng vệ là quyền của công dân chứ không phải là nghĩa vụ, việc thực hiện
hay không thực hiện quyền này là phụ thuộc vào các điều kiện khách quan và chủ quan
trong từng trường hợp cụ thể.
18. Án treo là hình phạt được áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng
Sai. Án treo là một biện pháp khoan hồng, miễn chấp hành hình phạt tù có thời hạn
có điều kiện (không phải là hình phạt).
Theo quy định tại Điều 65 BLHS về Án treo thì Khi xử phạt tù không quá 03 năm,
căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần
phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử
thách.
Như vậy xét cho hưởng án treo dựa trên mức tuyên cụ thể mà không ràng buộc về
loại tội phạm. Bị xử phạt tù không quá 3 năm có thể là về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm
trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản Điều 9 của Bộ luật
hình sự;
19. Có thể áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội
Sai. Theo quy định tại khoản 5 Điều 91 BLHS 2015 nguyên tắc xử lý đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội thì không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18
tuổi phạm tội.
Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, khoản 5 Điều 6 quy
định: “Không được phép tuyên hình phạt tử hình đối với người phạm tội dưới 18
tuổi”; Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Điều 37(a) cũng quy định: “Hình phạt tử
hình hoặc tù chung thân sẽ không được áp dụng với những người dưới 18 tuổi ở thời điểm
thực hiện hành vi phạm tội”. Từ các quy định quốc tế trên, có thể thấy nguyên tắc xử lý đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội là không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình. Quy
định của BLHS nước ta đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ này.

You might also like