You are on page 1of 51

CỤM 2: TỘI PHẠM VÀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM

II. PHẦN BÀI TẬP


Bài tập 1:
A trộm cắp tài sản của B trị giá 70 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm
cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù giam.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì? Tại
sao?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là tội phạm
nghiêm trọng.
Theo khoản 2 Điều 173 BLHS: “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
g) Tái phạm nguy hiểm.”
A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của B trị giá 70 triệu động, hành vi của A đã
cấu thành tội trộm cắp theo điểm e khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 theo khung hình phạt
thì A có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Mà quy định tại khoản 2 Điều 9 BLHS:
“2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ
trên 03 năm đến 07 năm tù;”. Để xác định loại tội phạm theo Điều 9 BLHS 2015 phải
dựa vào mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt được quy định trong luật, không
dựa vào mức hình phạt mà Tòa án tuyên trên thực tế nên khung hình phạt cao nhất của
A là 07 năm tức là tội phạm nghiêm trọng.
2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay
CTTP hình thức? Tại sao?
Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất.
Khoản 1 Điều 173 BLHS quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm”.
Theo điều luật trên thì mặt khách quan của qui định hình vi gồm “người nào trộm
cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc
dưới 2.000.000 đồng”, hậu quả là “bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” và quan hệ nhân quả là tội phạm có cấu thành vật
chất.
3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay
CTTP giảm nhẹ? Tại sao?
Vì theo khoản 1 Điều 173 là CTTP cơ bản (vì chỉ bao gồm dấu hiệu định tội). Tức
là nếu A trộm cắp tài sản của B trị giá từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng
thì hành vi của A sẽ thuộc trường hợp CTTP cơ bản. Tuy nhiên, hành vi của A lại cấu
thành tội trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 173 BLHS, ngoài ra còn có các
tình tiết tăng nặng là “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến một
trăm triệu đồng” (cụ thể là 70 triệu đồng). Điều này phản ánh mức độ nguy hiểm tăng
lên rõ rệt so với trường hợp trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS
2015.
Những dấu hiệu có thêm trong trường hợp tăng CTTP tăng nặng đối với hành vi
của A cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường (mức cao
nhất là 03 năm – theo khoản 1 Điều 178 BLHS 2015) lên khung tăng nặng (mức cao
nhất là 07 năm – theo khoản 2 Điều 178 BLHS 2015). Do đó, hành vi phạm tội của A
thuộc trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng.
Bài tập 6:
A 15 tuổi 6 tháng đã thực hiện hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 260 BLHS.
Hãy xác định A có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay không.
(Biết rằng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260
BLHS) được thực hiện với lỗi vô ý).
Căn cứ khoản 3 Điều 260 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.”
Trả lời:
Đây được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng, và phải chịu xử phạt theo pháp
luật.
Tuy nhiên trong trường hợp này, A đã vô ý phạm tội, phạm tội ngoài ý muốn, tức
là :
“1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.” (được quy
định tại Điều 11 BLHS).
Và A tuy là người có năng lực trách nhiệm hình sự (có năng lực nhận thức và điều
khiển hành vi của mình). Tuy nhiên A chỉ mới 15 tuổi 6 tháng, (chưa đủ 16 tuổi) và
không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm
hình sự:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các
điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249,
250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Vì thế, A không phải chịu trách nhiệm hình sự do không đủ tuổi, được quy định
theo BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Nhưng A phải chịu bồi thường thiệt hại
theo các quy định tại BLDS 2015.
Bài tập 7:
A là bác sĩ đa khoa có mở phòng mạch riêng. Trong lúc khám bệnh A đã kê toa
thuốc cho bé Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của người lớn. Do sơ suất, A không kiểm tra
toa thuốc trước khi trao cho người nhà của bé Trung. Người nhà của bé Trung đến tiệm
thuốc do H đứng bán. H bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi của
bệnh nhân là 3 tuổi. Bé Trung do uống thuốc quá liều nên bị tử vong.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?
Đối tượng tác động của tội phạm là những phần trong khách thể của tội phạm mà
khi tác động đến nó người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách
thể.
Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm các dạng sau đây:
- Con người đối với tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự;
- Các vật thể như tài sản, phương tiện thuộc quyền sở hữu hợp pháp của con
người;
- Sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
Vậy ở đây đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là bé Hoài Trung.
2. Hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?
Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm và được hiểu là
đối tượng bị tội phạm xâm hại. Luật hình sự coi đối tượng bị tội phạm xâm hại là quan
hệ xã hội. Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm hại một hoặc một số quan hệ xã hội nhất
định được Luật hình sự bảo vệ.
Khách thể trực tiếp của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội cụ thể được quy phạm
pháp luật hình sự cụ thể bảo vệ và bị tội phạm cụ thể xâm hại (và sự xâm hại này thể
hiện được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể đó).
Vậy ở đây hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp là: Xâm phạm quan hệ
về quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng; quyền được tôn trọng và
bảo vệ sức khỏe.
3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào? Tại
sao?
Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại quan hệ nhân
quả kép trực tiếp.
Quan hệ nhân quả kép trực tiếp là dạng mối quan hệ trong đó có nhiều hành vi trái
pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã
hội. Trong tình huống, do hành vi kê sai toa thuốc người lớn cho cậu bé 3 tuổi và hành
vi bán thuốc không kiểm tra kĩ toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân đã gây ra hậu quả là
bé Trung bị tử vong. 
4. Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?
Lỗi của A là tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp được quy
định tại Điều 129 BLHS 2015.
Xác định yếu tố lỗi trong trường hợp này. Về mặt lý luận, lỗi là thái độ tâm lý bên
trong của người phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu
quả do hành vi đó gây ra.
Một hành vi bị xem là tính có lỗi khi có đủ hai điều kiện:
- Hành vi trái pháp luật hình sự.
- Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành
vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp
luật hình sự.
Trong tình huống này, bác sĩ A đã sơ suất kê toa thuốc người lớn cho bệnh nhân 3
tuổi dẫn đến bệnh nhân tử vong do dùng thuốc quá liều. Hành vi này của bác sĩ A đầy
đủ các điều kiện bị tính là hành vi có lỗi đồng thời do chủ quan không kiểm tra kĩ càng
nên dẫn đến vi phạm quy tắc nghề nghiệp để lại hậu gây chết người được quy định rõ
tại Điều 129 BLHS 2015.
5. H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì? Tại
sao?
H hoàn toàn có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung.
Theo quy định điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của
cơ sở bán lẻ thuốc được quy định tại Điều 18 Luật Dược 2016 như sau:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có Bằng tốt
nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ) và có 02 năm thực
hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về
dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà
thuốc.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có Bằng tốt
nghiệp ngành dược từ trung cấp trở lên và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở
dược phù hợp.
Như vậy để hợp pháp đứng bán tại quầy thuốc, anh H đã có đủ kiến thực chuyên
môn đủ để hiểu toa thuốc mà bác sĩ A kê cho bé Trung là chỉ định dành cho người lớn
hay trẻ em. Trong khi đó trong toa thuốc mà bác sĩ A đã kê có ghi rõ độ tuổi của bệnh
nhân là 3 tuổi. Vì vậy, tương tự với bác sĩ A, lỗi của H là tội vô ý làm chết người do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp quy định tại Điều 129 BLHS 2015 khi mà H bán thuốc cho
người nhà bé Trung mà không kiểm tra kĩ toa thuốc.
Trong trường hợp này xác định lỗi của anh H là lỗi vô ý do cẩu thả. Pháp luật hình
sự thường chia lỗi thành 4 loại: lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý trực tiếp, lối vô ý vì quá tự
tin, lỗi vô ý do cẩu thả. Theo đó, lỗi vô ý do cẩu thả là trong trường hợp người phạm
tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước
được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù được điều kiện khách quan buộc họ phải thấy
trước hoặc có thể thấy trước hậu quả đó.
- Về lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả
nguy hại cho xã hội.
- Về ý chí: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước và có
thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.
Theo quy định tại Điều 11 Luật Hình sự 2015:
“Điều 11. Vô ý phạm tội.
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả  nguy
hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”
Trong trường hợp H đứng bán thuốc mà không đủ các điều kiện về kinh doanh và
sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; giấy
phép hoạt động về thuốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 6
Nghị định 93/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ
phẩm và trang thiết bị y tế.
Bài tập 9
Chị Y vừa được công ty thương mại X tuyển vào làm thủ quỹ. Biết rõ việc
này, ba tên A, B, C (đã thành niên và đều là thành phần thất nghiệp, nghiện ngập)
đã chặn đường chị Y đòi Y phải giao nộp cho chúng 5 triệu đồng, nếu không
chúng sẽ tố cáo hành vi tham ô mà chị Y đã thực hiện trước đây ở một cơ quan
nhà nước. Lo sợ bị mất việc làm, chị Y đã tự ý lấy số tiền 5 triệu trong công quỹ
của công ty X và giao cho bọn chúng. Vụ việc bị phát hiện.
Anh (chị) hãy xác định: chị Y có được coi là bị cưỡng bức không? Nếu có
thì là loại cưỡng bức gì và có ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự của
Y.
Trả lời:
Chị Y được coi là bị cưỡng bức và đó là loại cưỡng bức về tinh thần.
Cưỡng bức tinh thần là trường hợp dùng lời nói hoặc bằng cách khác đe dọa, uy
hiếp tinh thần, tác động đến ý chí của người khác, nhằm buộc họ phải làm hoặc không
được làm một việc gì đó. Cụ thể trong tình huống này thì chị Y bị ba đối tượng tên A,
B, C chặn đường và đòi chị phải giao nộp 5 triệu đồng cho chúng nếu không sẽ tố cáo
hành vi tham ô trước đó của chị. Căn cứ theo khoản 1 Điều 170 BLHS quy định về tội
cưỡng đoạt tài sản, theo đó có thể thấy chị Y đã bị A, B, C uy hiếp về tinh thần nhằm
mục đích chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, trong trường hợp này chị Y được coi là bị cưỡng
bức về mặt tinh thần.
Theo điểm k khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về
các tình tiết giảm nhẹ TNHS do phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức.
Nhưng theo quan điểm của nhóm em thì trong trường hợp này thì việc chị Y bị cưỡng
bức về tinh thần không thuộc tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định tại Điều 54 bởi vì
các căn cứ sau:
Thứ nhất, chị Y bị ba đối tượng tên A, B, C chặn đường và đòi chị phải giao nộp
5 triệu đồng cho chúng. Chúng không cần biết khoản tiền lấy tiền ở đâu và cũng không
ép chị Y phải lấy số tiền đó từ công quỹ của công ty X. Chị Y có thể xử lý tình huống
đó bằng cách lấy số tiền 5 triệu đồng từ tiền cá nhân của chị hoặc vay mượn từ người
khác. Chị còn nhiều cách xử lý hơn là việc vi phạm ăn cắp tiền công quỹ của công ty.
Thứ hai, do chị Y đã thực hiện hành vi tham ô ở một cơ quan nhà nước trước
đây nên mới lo sợ sự đe dọa của A, B, C từ đó mới có lí do để A, B, C uy hiếp chị. Giả
sử chị ý thức được hành vi trước đây của chị là trái pháp luật và có thái độ ăn năn thì
chị nên đi tự thú về hành vi của mình, và có ý thức khắc phục hậu quả về hành vi của
mình.

Bài tập 10:


A có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu rừng của nông trường X. B đã nhiều
lần vào khu rừng trên để chặt trộm cây bạch đàn. Một buổi A bắt quả tang B
đang chặt trộm bạch đàn. A buộc B phải về trụ sở của nông trường để xử lý theo
quy định. B xin tha nhưng A không chấp nhận. Trên đường trở về trụ sở nông
trường, lợi dụng trời tối và đoạn đường khó đi, B đã dùng rìu chặt cây chém hai
nhát vào đầu A làm A té quỵ, B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt
của A. Khi thấy A nằm bất động B xách rìu đi về phía rừng. Một lúc sau có người
phát hiện và A đã được cứu sống. Giấy chứng thương ghi nhận A bị thương tật
với tỷ lệ 65%. Biết rằng hành vi của B cấu thành 2 tội: tội giết người (Điều 123
BLHS) và tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS). Anh (chị) hãy xác định:

1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do B thực hiện.
Đối với “tội trộm cắp tài sản” thì đối tượng tác động của tội phạm do B thực
hiện là tài sản bị trộm cắp (cây bạch đàn). Khách thể của tội phạm do B thực hiện là đã
xâm phạm quyền sở hữu cây bạch đàn của nông trường X.
Đối với “tội giết người” thì đối tượng tác động của tội phạm do B thực hiện là
con người (cụ thể là A). Khách thể của tội phạm do B thực hiện là đã xâm phạm đến
quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của A.

2. Công cụ phạm tội trong vụ án này là gì? Dấu hiệu công cụ phạm tội có phải là
dấu hiệu định tội của các tội phạm trên hay không?Tại sao?
Công cụ phạm tội trong vụ án này là rìu chặt cây thực hiện cả hai hành vi phạm
tội là chặt trộm cây bạch đàn trong khu rừng của nông trường X và gây thương tích cho
anh A.
Dấu hiệu công cụ phạm tội không phải là dấu hiệu định tội của các tội phạm
trên.Vì trong tội giết người quy định tại Điều 123 và tội trộm cắp tài sản quy định tại
Điều 173 của Bộ luật Hình sự 2015 đều không quy định công cụ phạm tội. Cây rìu
trong trường hợp này không được coi là dấu hiệu định tội mà nó chỉ là công cụ B sử
dụng để tác động đến đối tượng tác động.

3. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra?


Hành vi phạm tội của B gây ra 2 loại hậu quả: thiệt hại về vật chất và thiệt hại
về thể chất. Cụ thể đối với tội giết người thì hậu quả gây ra thuộc về thiệt hại về thể
chất. Còn với tội trộm cắp tài sản thì hậu quả là thiệt hại về vật chất.

4. Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A? Tại sao?
Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A là lỗi cố ý trực tiếp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về lỗi cố ý
trực tiếp như sau: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”.
- Về mặt lý trí: nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả sẽ xảy ra của hành vi đó. Cụ thể đối với việc B dùng rìu chặt cây để
chém vào đầu anh A thì chắc chắn tiên lượng được rằng sẽ gây ra thương tích cho đối
phương.
- Về mặt ý chí: mong muốn hậu quả xảy ra. Mong muốn hậu quả xảy ra với chủ
đích để đạt được mục đích phạm tội của mình.
Trong trường hợp này, đối với hành vi chặt trộm rừng thì hậu quả xảy ra là
chiếm đoạt được tài sản của người khác thì mục đích của anh B đã đạt được. Tuy nhiên
với trường hợp anh B muốn trộm rừng mà phải đánh anh B thì hành vi đánh người, cố
ý gây thương tích mặc dù không nhằm tới mục đích đó là gián tiếp đi qua hậu quả đó
để đạt được mục đích phạm tội. Cho nên cũng được coi là lỗi cố ý trực tiếp cho dù mục
đích của B là trộm cây rừng và nói cũng được coi là mong muốn vì hậu quả nạn nhân
bị thương tích hoặc chết là phương tiện cần thiết để đạt đợc mục đích phạm tội ban đầu
của anh B là trộm tài sản.

Bài tập 11:


Do mâu thuẫn với mẹ ruột mình (bà Liêu), sau một hồi cãi vã với mẹ,
Trung liền mang can nhựa đi mua 3 lít xăng đem về nhà. Lúc này cháu Thảo (con
gái Trung) đang ngủ trên giường, chị Xuân (vợ Trung) đang bế đứa con gái 2 tuổi
là cháu Vy. Thấy Trung tay cầm can xăng với thái độ rất hung hăng, chị Xuân
liền can ngăn, nhưng Trung gạt chị Xuân ra, vừa quát: “Tao đốt nhà rồi trả cho
bà Liêu”, vừa tưới xăng lên nền nhà và vách nhà bằng gỗ. Chị Xuân một tay bế
con, một tay giặt can xăng trên tay Trung. Tức thì Trung bật quẹt, lửa bùng cháy.
Sau đó, hàng xóm đến can ngăn và dập lửa.
Kết quả là cháu Vy bị bỏng nặng và chết ngay sau đó. Chị Xuân và Trung cũng bị
bỏng nhưng thoát chết (chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là 41%). Một
phần vách nhà và tài sản trong nhà (gồm giường, tủ, bàn ghế) bị cháy, thiệt hại về
tài sản là 10 triệu đồng.

1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là gì?
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là con người (tính mạng của
cháu Thảo, chị Xuân và cháu Vy), các đối tượng vật chất (tài sản trong nhà như
giường, tủ, bàn ghế,…).

2. Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?
Hành vi này xâm phạm khách thể trực tiếp là quyền sở hữu tài sản và quyền
được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của bé Vy và chị Xuân.
- Tính mạng của cháu Vy (con Trung): cháu Vy bị bỏng nặng và chết ngay sau
đó.
- Sức khỏe của chị Xuân (vợ Trung): Chị Xuân bỏng nặng với tỉ lệ 41%.
- Thiệt hại về tài sản là nhà và tài sản trong nhà (gồm giường, tủ, bàn ghế): tài
sản bị cháy thiệt hại 10 triệu đồng.

3. Xét hình thức thể hiện, hành vi phạm tội của Trung thuộc loại nào?
Xét về hình thức thể hiện, hành vi phạm tội của Trung thuộc loại hành vi phạm
tội thực hiện bằng hành động của cá nhân, tổ chức gây thiệt hại nghiêm trọng xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, gây rối loạn trật tự xã hội.

4. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì? Mức độ thiệt hại của
mỗi loại hậu quả là như thế nào?
Loại hậu quả và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của Trung là:
- Thiệt hại về vật chất: một phần vách nhà và tài sản trong nhà (gồm giường, tủ,
bàn ghế) bị cháy, thiệt hại về tài sản là 10 triệu đồng
- Thiệt hại về thể chất: bé Vy bị bỏng nặng và chết ngay sau đó; Chị Xuân và
Trung cũng bị bỏng nhưng thoát chết (chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là
41%).

5. Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án
này? Tại sao?
Đây là dạng quan hệ nhân quả đơn trực tiếp. Do hành vi phóng hỏa trong tình
trạng kích động trái pháp luật của anh Trung gây nên hậu quả thiệt hại về tài sản và
tính mạng của bé Vy, sức khỏe của chị Xuân.

6. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên? Tại sao?
Lỗi của Trung đối với thiệt hại về tài sản là lỗi cố ý trực tiếp tiếp theo quy định
tại khoản 1 Điều 10 BLHS 2015 vì khi thực hiện hành vi Trung nhận thức rõ hành vi
đốt nhà của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi là nhà bị
cháy và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Lỗi của Trung đối với thiệt hại về thể chất là lỗi cố ý gian tiếp khoản 2 Điều 10
BLHS 2015 vì Trung nhận thức rõ hành vi đốt nhà của mình có thể gây nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó là chị Xuân và bé Vy có thể bị bỏng hoặc
chết có thể sẽ xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả
xảy ra.

Bài tập 12
Ngày 14/2, khi đang đi xe máy trên đường thì A phát hiện chị X có đeo sợi
dây chuyền trên cổ nên A nảy sinh ý định chiếm đoạt. A chạy xe đến gần chị X và
nhanh tay giật sợi dây chuyền trên cổ chị X rồi bỏ chạy. Do bị giật bất ngờ nên chị
X bị mất thăng bằng, té đập đầu xuống đất dẫn đến chấn thương sọ não và tử
vong. (Biết rằng: Hành vi cướp giật tài sản nêu trên thuộc trường hợp được quy
định tại Khoản 4 Điều 171 BLHS). Anh (chị) hãy xác định:
Trả lời
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện?
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện là chị X và sợi dây
chuyền của chị X.

2. Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp nào?
Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp là: quyền sở hữu, quản lý
đối với tài sản và quyền được tôn tọng và bảo vệ sức khỏe, tính mạng của công dân.

3. Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện?


Hành vi cướp giật tài sản của A còn gây ra hậu quả chết người nên loại hậu quả
mà hành vi phạm tội của A gây nên là thiệt hại về thể chất (cụ thể là tính mạng chị B)
và thiệt hại về vật chất (chiếc dây chuyền của chị B).

4. Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn nhân
của A trong vụ án này có phải trường hợp “hỗn hợp lỗi” hay không? Tại sao?
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới hình thức cố ý hay vô ý.
Trường hợp “hỗn hợp lỗi” là trường hợp trong CTTP tăng nặng có hai loại lỗi
(cố ý và vô ý) được quy định đối với những tình tiết khách quan khác nhau của mặt
khách quản. “Hỗn hợp lỗi” xảy ra đối với người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp đối với
hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và có lỗi vô ý đối với hậu quả của hành vi đó.
Trong tình huống này, thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái
chết cho nạn nhân X của A trong vụ án này là trường hợp “hỗn hợp lỗi”. Vì sự việc A
muốn chiếm đoạt tài sản của chị X (sợi dây chuyền) là do lỗi cố ý trực tiếp của A gây
ra dẫn đến hậu quả là việc chị X thiệt mạng là lỗi vô ý, chứ mục đích của A không phải
là làm chị X mất mạng.

Bài tập 14
Trong một lần đi chơi, A (học sinh lớp 9 Trường THCS T) nảy sinh tình
cảm với B, cô nữ sinh lớp 8 của một trường khác. Trong thời gian quen nhau,
nhiều lần nghe B kể X là người yêu cũ của B hay nhắn tin với cô để mong nối lại
tình cảm. Do ghen tuông, A quyết định tìm X đánh dằn mặt. Trước khi đi, A
chuẩn bị một con dao nhọn. Đến trước cổng trường của bạn gái, do không biết
mặt của X nên khi thấy một nam sinh lớp 10 cùng B đi ngang qua, A nghĩ là X
nên xông vào đánh và rút dao đâm hai nhát ngay tim làm nạn nhân chết tại chỗ.
Tuy nhiên nạn nhân không phải là X.(Biết rằng hành vi của A cấu thành tội giết
người tại Khoản 2 Điều 123 BLHS).Anh (chị) hãy xác định:
Trả lời
1. Đối tượng tác động và khách thể bị xâm phạm trong vụ án trên;
Đối tượng tác động: Nam sinh lớp 10.

Khách thể bị xâm phạm: Quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính
mạng của nam sinh lớp 10 đó.

2. Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế hay không? Nếu có thì đó
là sai lầm nào? Tại sao?
Trong vụ án trên có sai lầm thực tế. Đó là sai lầm về đối tượng. Vì A đã nhầm
đối tượng khi thực hiện hành vi giết người, cụ thể là A đã nhầm (nghĩ) nam sinh lớp 10
đi cùng B là X và thực hiện hành vi phạm tội với đối tượng là nam sinh đó. Sai lầm về
đối tượng là một dạng của sai lầm thực tế.
3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này thuộc
dạng nào? Tại sao?
Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này thuộc
dạng nhân quả đơn trực tiếp. Vì một hành vi “đánh và rút dao đâm hai nhát ngay tim”
của A là nguyên nhân trực tiếp gây nên hậu quả là “nạn nhân chết tại chỗ”.

Bài tập 16:


Vì muốn giết người có bất đồng với mình A đã nghiên cứu lịch và nơi sinh
hoạt của B. A quan sát thấy trên giường B thường nằm có người đang ngủ. A lẻn
vào nhà dùng dao găm đâm nhiều nhát liên tiếp, nhưng không thấy B phản ứng.
Giám định pháp y xác định B đã chết trước đó vì một cơn đau tim.
Anh (chị) hãy xác định: Đây là loại sai lầm nào? A có phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi của mình hay không? Tại sao?
Trả lời
- A đã có sự sai lầm về khách thể, cụ thể A vốn định xâm phạm đến khách thể là
tính mạng của B, nhưng do B đã chết trước đó nên lúc này khách thể mà A xâm phạm
không còn là tính mạng của B nữa.
- A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Vì theo lý thuyết về sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự.
Trong tình huống trên, A đã có sự sai lầm về khách thể, cụ thể A vốn định xâm phạm
đến khách thể là tính mạng của B, nhưng do B đã chết trước đó nên lúc này khách thể
mà A xâm phạm không còn là tính mạng của B nữa. Tuy nhiên A vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình.

CỤM 3: CÁC CHẾ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM

PHẦN II. BÀI TẬP.

Bài tập 2: Trường, Hiếu, Ngọc là những đối tượng lưu manh chuyên nghiệp. Biết
nhà ông Bằng có nhiều tiền do trúng xổ số, bọn chúng bàn cách lấy trộm. Theo kế
hoạch Hiếu và Ngọc đã tẩm thuốc độc vào thức ăn giết chết hai con chó nhà ông
Bằng.

Tối hôm đó, Trường, Hiếu, Ngọc mang dụng cụ đến phục kích ở sau vườn
nhà ông Bằng. Vì nhà đông người nên chúng rút lui. Tối hôm đó, theo hẹn Trường,
Hiếu đến điểm phục kích còn Ngọc thì không đến. Không thấy Ngọc đến, Hiếu đã
đến nhà Khiêm rủ Khiêm tham gia.

Đến nửa đêm khi gia đình ông Bằng ngủ say. Hiếu đứng ngoài canh gác,
Trường và Khiêm vào cạy tủ. Nghe tiếng động ông Bằng thức dậy. Bị lộ, cả bọn bỏ
chạy, sau đó bị dân phòng bắt được.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Trong vụ án trên có động phạm không? Nếu có hãy xác định vai trò của mỗi
người trong động phạm.

Giả sử Trường, Hiếu, Ngọc là những đối tượng đủ năng lực trách nhiệm hình
sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Vụ án trên
có đồng phạm vì do có nhiều người cố ý cùng thực hiện hành vi trộm cướp tài sản và
hành vi của người này liên kết chặt chẽ với hành vi của người kia, những hành vi này
phải kiên kết, bổ trợ cho nhau. Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 của BLHS 2015: “1. Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”

Vai trò của mỗi người trong đồng phạm căn cứ khoản 3 Điều 17 của BLHS
2015: “3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục,
người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực
hiện tội phạm.”
Cụ thể, trong tình huống trên thì lần lượt đồng phạm là:

- Người tổ chức: Trường, Hiếu, Ngọc là người chủ mưu,lên kế hoạch, bàn bạc
lấy trộm nhà ông Bằng.

- Người thực hành: Trường, Hiếu là người trực tiếp thực hiện hành vi tội phạm.

- Người xúi giục: Hiếu là người kích động, dụ dỗ anh Khiêm tham gia, thực
hiện thành vi phạm tội.

- Người giúp sức: Ngọc, Hiếu là người tạo điều kiện tinh thần, vật chất cho
người thực hiện phạm tội thông qua việc tẩm thuốc giết chết con chó nhà ông Bằng và
canh gác để việc phạm tội diễn ra.

2. Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại nào?

Phân loại các loại đồng phạm theo ý thức chủ quan bao gồm:

- Đồng phạm có thông mưu trước: Là hình thức đồng phạm trong đó giữa
những người đồng phạm đã có sự thoả thuận, bàn bạc trước về tội phạm cùng thực
hiện.

- Đồng phạm không có thông mưu trước: Là hình thức đồng phạm trong đó
giữa những người đồng phạm không có sự thoả thuận, bàn bạc trước về tội phạm cùng
thực hiện.

Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là đồng phạm
có thông mưu trước vì Trường, Hiếu, Ngọc đã bàn bạc lên kế hoạch phạm tội cụ thể
trước khi hành động.

3. Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại nào?

Phân loại theo dấu hiệu khách quan:


- Đồng phạm đơn giản: Là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng
tham gia vào vụ đồng phạm đều với vai trò là người thực hành.

- Đồng phạm phức tạp: Là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số
người là người thực hành còn lại những người khác với vai trò là người tổ chức hoặc
người xúi giục hoặc người giúp sức.

Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là đồng
phạm phức tạp vì trong vụ án này có cả người tổ chức (Trường, Hiếu, Ngọc), người
giúp sức (Ngọc, Hiếu), người thực hành (Trường, Hiếu) và người xúi giục (Hiếu).

4. Những người phạm tội trên đang ở giai đoạn nào?

Những người phạm tội trên đang ở giai đoạn phạm tội chưa thành, vì người
phạm tội đã thực hiện một phần hành vi trong mặt khách qua trong cấu thành tội phạm
nhưng chưa thực hiện đến cùng do bị phát hiện, chưa có hậu quả ông Bằng mất tài
sản.

5. Ngọc có được coi là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao?
Nếu:

a. Ngọc không đến vì lo sợ bị phát hiện

Ngọc được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì theo Điều 16
BLHS 2015 quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực
hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản”. Ở đây nếu Ngọc không đến tham
gia vì bị sợ phát hiện thì Ngọc được coi là tự ý chấm dứt việc phạm tội vì việc Ngọc tự
mình không thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của ông Bằng cùng Trường và Hiếu mà
không có điều gì ngăn cản Ngọc.

b. Ngọc không đến vì bị bệnh phải đi cấp cứu ở bệnh viện.

Ngọc không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì theo Điều
16 BLHS 2015 quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không
thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản”. Ở đây nếu Ngọc không đến
tham gia vì bị bệnh phải đi cấp cứu ở bệnh viện thì Ngọc không được coi là tự ý chấm
dứt việc phạm tội vì việc Ngọc đã không tự mình dừng thực hiện hành vi trộm cắp tài
sản của ông Bằng cùng Trường và Hiếu bởi vì Ngọc phải đi cấp cứu nên không thể đến
thực hiện hành vi phạm tội của mình.

6. Tình huống trên có phải là trường hợp phạm tội có tổ chức không? Tại sao?

Tình huống trên là phạm tội có tổ chức căn cứ vào khoản 2 Điều 17 BLHS quy
định: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm”.

Bởi vì trong tình huống trên đã có sự câu kết chặt chẽ:

- Về phương diện khách quan: có sự phân công nhiệm vụ tương đối rõ ràng
giữa các đồng phạm (Hiếu đứng canh cửa, Trường và Khiêm vào cạy tủ).

- Về phương diện chủ quan: có sự liên kết với nhau, hỗ trợ nhau trong việc thực
hiện tội phạm.

Bài tập 4: Vì mâu thuẫn cá nhân, A lên kế hoạch giết B sau khi nghiên cứu lịch
sinh hoạt của B. Lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp, A quyết định ra tay. B
trên đường trở về nhà sau khi khi đi chơi với bạn gái về vào lúc 22h thì A canh
sẵn ở vị trí lựa chọn và bắn vào B. Do trời tối, ánh sáng đèn phố không đủ sáng
nên B không trúng đạn. Sau phát bắn không thành đó, A mang súng về không
muốn giết B nữa.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Hành vi của A có đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
giết người không?
- Cơ sở pháp lý: Điều 16 BLHS 2015: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.”

Theo Điều luật quy định “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tộ” là sự tự
nguyện từ bỏ việc thực hiện đến cùng hành vi phạm tội mà người thực hiện hành vi đã
bắt đầu mặc dù họ biết là có khả năng làm việc đó và không có gì ngăn cản họ. Sự tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ được thừa nhận khi có những điều kiện sau đây:

- Hành vi chấm dứt việc phạm tội phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội
hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

- Hành vi chấm dứt phạm tội phải tự ý tự nguyện (dừng lại không phải do trở
ngại khách quan) và dứt khoát (chấm dứt một cách triệt để, từ bỏ hẳn ý định phạm tội).

Trong tình huống trên thì A có khả năng thực hiện hành vi phạm tội đến cùng,
tức là giết B. Mặc dù chưa hoàn thành và chưa đạt tới kết quả mà A mong muốn ban
đầu, nhưng A tự nguyện và dứt khoát dừng lại (“Sau phát bắn không thành đó, A mang
súng về không muốn giết B nữa”), không hề có yếu tố nào ngăn cản.

Vì vậy, A có đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc tội phạm giết người.

2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự vì tội giết người không? (biết rằng hành
vi giết người được quy định tại Điều 123 BLHS).

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm
2017 có thể nhận thấy rằng giết người là hành vi trái pháp luật cố ý làm chết người.
Hành vi làm chết người được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con
người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết
người. Tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người.
Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội
được coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây
thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định
khung tăng nặng hình phạt.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung
2017 quy định về hành vi phạm tội chưa đạt như sau "Phạm tội chưa đạt là cố ý thực
hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý
muốn của người phạm tội."

Như vậy trong tình huống này tuy hậu quả chết người chưa xảy ra nhưng  A đã
lên kế hoạch, nghiên cứu lịch trình sinh hoạt của B, xác định rõ thời gian địa điểm cụ
thể để thực hiện hành vi cùng với hung khí là súng nhằm mục đích là giết B.

Do đó, theo quan điểm của nhóm em, hành vi của A đã phạm tội giết người
chưa đạt.

3. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép không?
(biết rằng hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 304
BLHS 2015).

Phân tích điều 304 BLHS 2015, ta thấy:

- Chủ thể của tội phạm:

Những người có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định. Theo quy định
tại Điều 12, người từ 14 đến16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm này khi có các
tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 304 BLHS năm 2015.

- Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý với động cơ mục đích khác
nhau.

- Khách thể của tội phạm:

Xâm phạm an toàn xã hội bằng việc vi phạm quy định của Nhà nước về sản
xuất, quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
- Mặt khách quan của tội phạm:

Tội phạm thể hiện ở các loại hành vi phạm tội phạm sau: Tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự. Hành vi sử dụng trái phép  vũ khí quân dụng,  phương tiện kỹ
thuật quân sự là kích hoạt các tính năng của vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự khi không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật,
thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và
các lực lượng khác theo quy định.

Theo dữ liệu trong tình huống này, không nêu rõ súng mà A sử dụng có nguồn
gốc từ đâu. Do đó, chưa đủ căn cứ để xác định A có vi phạm điều 304 BLHS 2015 về
tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Bài tập 6:
A và B cùng thống nhất rủ nhau đi dọc phố tìm cơ hội để trộm cắp xe gắn
máy. Nhân lúc ông C để xe bên lề đường vào mua báo, A và B dùng khóa vạn
năng nhanh chóng mở khóa để lấy xe của ông C thì bị bắt giữ. (Biết rằng hành vi
này được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS).
Anh (chị) hãy xác định:

1. Hành vi phạm tội của A, B thực hiện ở giai đoạn nào?


Theo trong tình huống, nhân lúc ông C để xe bên lề đường vào mua báo, A và B
dùng khóa vạn năng nhanh chóng mở khóa để lấy xe của ông C thì bị bắt giữ. Hành vi
của A và B là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng do bị phát
hiện và bắt giữ ( nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội).
Như vậy, theo quy định tại Điều 15 BLHS 2015, hành vi phạm tội của A và B
thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

2. Nếu A (17 tuổi), B (15 tuổi) thì A và B có đồng phạm hay không? Tại sao?
Theo Điều 12 BLHS 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như
sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123,
134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251,
252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
- Như vậy, trường hợp của A (17 tuổi) sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với hành
vi phạm tội trộm cắp tài sản.
Theo khoản 1 Điều 17 BLHS 2015, A và B cùng cố ý thực hiện một tội phạm
thì gọi là đồng phạm. Đồng thời tại khoản 3 điều này, A trực tiếp thực hiện tội phạm
nên trong trường hợp này A là người thực hành.
- Còn đối với B (15 tuổi), theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 như
trên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng trong các điều luật quy định tại khoản 2 Điều 12 đã nêu trên. Ở đây, B
phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 BLHS 2015.
Điều 9 BLHS 2015 quy định về phân loại tội phạm như sau:
“…c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Trong trường hợp của B để xét loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng hay không sẽ phụ thuộc vào giá trị của chiếc xe gắn máy của C theo quy định tại
Điều 173 BLHS 2015:
+ Nếu chiếc xe gắn máy A và B trộm cắp có giá trị dưới 50 triệu đồng thì B
không phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi của mình.
+ Nếu chiếc xe gắn máy A và B trộm cắp có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới
500 triệu đồng sẽ xếp vào loại tội phạm rất nghiêm trọng. -> B phải chịu trách nhiệm
hình sự với hành vi trộm cắp tài sản của mình (1).
+ Nếu chiếc xe gắn máy A và B trộm cắp có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên sẽ
xếp vào loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. -> B phải chịu trách nhiệm hình sự với
hành vi trộm cắp tài sản của mình (2).
Nếu hành vi trộm cắp của B thuộc vào trường hợp (1) và (2) thì theo quy định
tại khoản 1 và 2 Điều 17 BLHS 2015 B chính là đồng phạm của A trong hành vi trộm
cắp tài sản và đồng thời cũng là người thực hành.

Bài tập 10.

A, B, C là một nhóm thanh niên có nhiều tiền án, tiền sự. Chúng đã thống
nhất kế hoạch hành động là đột nhập vào nhà của một người để lấy trộm chiếc xe
máy trị giá 50 triệu đồng. Theo sự phân công, A đứng ngoài cảnh giới, trong lúc
gia đình chủ nhà ngủ say B và C lẻn vào lấy chiếc xe máy. B và C bị phát giác, cả
gia đình chủ nhà hô hoán đuổi bắt. Cả hai chạy ra cửa thì bị con trai chủ nhà giữ
C lại. Sẵn có dao trong người, C đâm chết anh thanh niên đó.A và B thì chạy
thoát.

Biết rằng trong vụ án này có hai tội phạm là tội giết người (Điều 123 BLHS) và
tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS); tội giết người quy định dấu hiệu hậu quả
chết người là dấu hiệu bắt buộc.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Hành vi trộm cắp tài sản trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn
nào?

Trong tình huống trên có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản. Vì do có hai người
trở lên cụ thể là A, B, C cùng cố ý thực hiện hành vi trộm cắp tài sản căn cứ vào Điều
17 của BLHS 2015 quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý
cùng thực hiện một tội phạm.”
Vai trò đồng phạm của người thực hiện phạm tội được căn cứ vào Khoản 3 Điều
17 của BLHS 2015.

Đối với A: Vì A là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện
tội phạm thông qua hành vi người đứng canh gác bên ngoài để cho B, C thực hiện hành
vi phạm tội nên A đóng vai trò là người giúp sức.

Đối với B và C: B, C là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội thông qua
hành vi B, C lẻn vào lấy chiếc xe máy. Vì vậy, B và C có vai trò là người thực hành.

Mức độ trách nghiệm của người thực hiện phạm tội căn cứ vào Điều 15 của
BLHS 2015, khoản 4 Điều 17 BLHS 2015, khoản 2 Điều 173 và khoản 3 Điều 57 của
BLHS 2015.

Đối với A và B : Do bị chủ nhà phát giác trước khi trộm được xe, nên trộm cắp xe
không thành công, chưa hoàn thành.Vậy nên được xem là phạm tội chưa đạt. Vì vậy,
A, B sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Căn cứ khoản 2 Điều 173
và khoản 3 Điều 57 BLHS 2015, B phải chịu trách nhiệm không quá 5 năm 3 tháng tù.

Đối với C: Do bị chủ nhà phát giác trước khi trộm được xe, nên trộm cắp xe
không thành công, chưa hoàn thành.Vậy nên được xem là phạm tội chưa đạt. Vì vậy, C
sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Ngoài ra, C đã đâm chết con
trai của chủ nhà. Đây là tội phạm đã hoàn thành. Vì vậy, ngoài chịu trách nhiệm về tội
phạm chưa đạt về tội trộm cắp tài sản căn cứ khoản 2 Điều 173 và khoản 3 Điều 57 Bộ
Luật Hình sự 2015, B phải chịu trách nhiệm không quá 5 năm 3 tháng tù đồng thời còn
phải chịu trách nhiệm về tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS 2015.

2. Hành vi giết người trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn nào?

Hành vi trộm cắp tài sản trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn phạm
tội chưa đạt. Căn cứ Điều 15 BLHS 2015: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội
phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của
người phạm tội...”
Vì A, B,C cùng cố ý thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, nhưng chưa hoàn thành
hành vì hành vi phạm tội vì chủ nhà bị phát giác, chưa thực hiện hoàn thành việc trộm
cắp xe máy dẫn đến hành vi trộm cắp tài sản không thành.

3. Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản không? Nếu có thì mỗi người thực
hiện tội phạm với vai trò nào, mức độ trách nhiệm ra sao?

Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 17 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục,
người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện
tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá
của người thực hành.”

Vì vậy, trong trường hợp này có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản. Vì trước
khi đến trộm cắp tài sản, A, B, C đã thống nhất kế hoạch và cùng nhau thực hiện hành
vi trộm cắp. Tức là cùng 1 lúc có hơn 2 người thực hiện tội phạm thỏa mãn các điều
kiện của Luật quy định.

Mỗi người thực hiện tội phạm với vai trò và mức độ trách nhiệm như sau:
- Người thực hành: B và C. Vì B và C là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm
tội thông qua hành vi B, C lẻn vào lấy chiếc xe máy.

- Người giúp sức: A. Bởi vì A là người tạo điều kiện tinh thần (đứng ngoài cảnh
giới) quan sát, đảm bảo cho B, C an tâm thực hiện hành vi phạm tội.

4. Có đồng phạm trong tội giết người không? Tại sao?

Theo quy định của pháp luật thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố
ý cùng thực hiện một tội phạm.

Tuy nhiên trong trường hợp này, khi bị phát giác, sẵn dao ở trong người C đã đâm
chết anh thanh niên kia mà không có sự trợ giúp của B - người cùng thực hiện hành vi
trộm cắp trước đó. Đồng thời, việc gây thiệt hại về tính mạng trong tình huống cũng
không được bàn bạc trước đó nên không thỏa mãn quy định của Luật đưa ra. Vì vậy,
không có đồng phạm tội giết người trong trường hợp này.

Bài tập 12.

A đang đi đường thì gặp B - một thanh niên không quen biết, đã say xỉn đòi A cho
điếu thuốc lá. A không chịu và bỏ đi. B cho là A coi thường mình nên đã rút dao giắt ở
thắt lưng ra đâm A sượt qua bờ vai. A bỏ chạy nhưng B vẫn rượt đuổi cùng với con dao
găm trên tay. Gặp hẻm cụt, A hết đường chạy, nên đã quay mặt lại đối diện với B,
giằng được dao đâm nhiều nhát vào ngực của B. B chết tại chỗ.

Anh (chị) hãy xác định:

1. Trong tình huống trên quyền phòng vệ có khởi phát không?

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 22 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính
đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”


Trong tình huống trên quyền phòng vệ có khởi phát, bởi vì căn cứ vào các cơ sở
phát sinh quyền phòng vệ sau:

- Việc A rút con dao ra, rượt đuổi theo B là hành vi có sự tấn công nguy hiểm
đáng kể và trái với pháp luật.

- Hành vi tấn công của B xâm phạm đến quyền đảm bảo an toàn tính mạng, sức
khỏe và thân thể của A.

- Hành vi tấn công của B đang xảy ra và đe dọa đến tính mạng của A ngay tại thời
điểm đó.

2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B không? Tại sao?

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

“2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức
cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

A phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B vì hành vi chống trả của B bằng
cách đâm nhiều nhát vào ngực B rõ ràng là quá mức cần thiết. Trong tình huống đó A
có thể chỉ thực hiện phòng vệ bằng cách đâm một phát vào ngực hoặc có thể đâm chỗ
khác không phải vị trí nguy hiểm như ngực. Trong tình trạng B đang say rươu, A cũng
có thể thực hiện phòng vệ thuận lợi hơn bằng cách xô ngã hay làm bị thương B mà
không cần thiết phải thực hiện hành vi gây ra cái chết của B.

Bài tập 13.

H là trạm trưởng một trạm kiểm lâm của Hạt kiểm lâm thuộc tỉnh Q, nơi mà
một thời gian dài rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Trong một lần đi tuần tra, trạm
của H bắt được một bè gỗ khai thác trái phép nhưng không biết chủ số gỗ là ai
nên H lệnh cho anh em đưa về trạm. Trưa hôm đó, S là chủ số gỗ trên vác dao vào
trạm bảo với H là tại sao thu gỗ của S. Vừa nói S vừa đập phá đồ đạc, dùng dao
khống chế anh em kiểm lâm và bắt mọi người khuân gỗ trả lại bè. H cản lại thì bị
S chém 2 nhát vào tay bị thương. H vào trạm lấy khẩu súng AK lên đạn, bắn một
phát chỉ thiên và lệnh cho S dừng tay. S cầm dao đi về phía H. H chĩa súng vào
người S và bắn 3 phát ở khoảng cách 3m. Hậu quả là S trúng 3 viên đạn, viên đầu
tiên từ trước ra sau xuyên đầu gối trái, 2 viên sau từ lưng xuyên qua tim ra phía
ngực và chết ngay sau đó một thời gian ngắn.

Hành vi của H có được coi là phòng vệ chính đáng hay không? Tại sao?

Trả lời:

Hành vi của H đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Căn cứ vào Điều 22
BLHS 2015 về phòng vệ chính đáng:

- Phát súng đầu tiên từ trước ra sau xuyên đầu gối trái: đây là hành vi phòng vệ
chính đáng bởi vì S cầm dao đi về phía H, tính mạng của H và những anh em kiểm lâm
có nguy cơ bị đe dọa, H có quyền chống trả lại một cách cần thiết đối với S, viên súng
này đề ngăn chặn khả năng tấn công của S.

- Tuy nhiên, hai viên súng sau H bắn S từ lưng xuyên qua tim ra phía trước ngực
và làm S chết ngay sau đó một thời gian ngắn: hành vi này đã vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng (khoản 2 Điều 22 BLHS). Bởi vì viên súng bắn từ lưng xuyên qua tim ra
trước ngực, tức là S đã qua lưng lại với H, không còn tấn công H nữa. Sau viên súng
đầu tiên thì S đã không đe dọa được H nữa nhưng H vẫn bắn S tiếp là đã vượt quá mức
cần thiết. Do đó, hành vi của H có thể bị cấu thành tội giết người theo Điều 123 BLHS
2015.
CỤM 4: HÌNH PHẠT VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

II. PHẦN BÀI TẬP

Bài tập 1:
A là tiếp viên hàng không phạm tội buôn lậu được quy định tại Điều 188
BLHS. Hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A đúng
hay sai trong các tình huống sau:
1. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án 3 năm tù và tịch thu một phần tài sản;
2. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng
không 2 năm;
3. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS
với mức án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.
Trả lời
A là một tiếp viên hàng không là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Căn cứ
theo khoản 1 Điều 12 BLHS 2015 thì A có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội buôn
lậu.
1. A bị Tòa án xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án 3 năm tù và tịch thu một phần tài sản là sai.
Căn cứ theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều 188 BLHS 2015 có quy định trường
hợp phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi người phạm tội bị xử phạt vi phạm hành chính
tại các Điều 189,190,191,192,193,194,195,196 và 200 hoặc bị kết án về các tội này,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; Hay vật phạm pháp là di vật,di cổ.Vậy trong
tình huống trên, không có căn cứ cho rằng A đã bị xử phạt vi phạm hành chính trước
đó hay đã bị kết án chưa được xóa án tích, hoặc vật phạm pháp của A là di vật, di
cổ.Vậy việc Tòa án áp dụng quyết định về hình phạt trên là sai.
2. A bị Tòa án xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án là 07 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng không 2
năm là đúng.
Trong tình huống thì A là một tiếp viên hàng không nên căn cứ vào điểm e
khoản 2 Điều 188 BLHS 2015 thì A có thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn mình để phạm
tội . Vì vậy, A có thể bị xử phạt theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS 2015 là 07
năm tù, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 đến 05 năm. Vậy, việc Tòa án áp dụng xử phạt A theo khoản
2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức án là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm
hành nghề tiếp viên hàng không 2 năm là đúng.
3. A bị Tòa án xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS với
mức án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản là sai.
Vì căn cứ theo khoản 4 Điều 188 BLHS 2015 thì người phạm tội bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp được liệt kê tại
khoản 4 Điều 188 BLHS 2015.Vậy nên, trong tình huống trên chưa có căn cứ để xác
định A thuộc các trường hợp được liệt kê tại khoản 4 Điều 188 BLHS 2015 nên không
có căn cứ để Tòa án xử phạt A với mức án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.

Bài tập 5:
H là một thanh niên độc thân, đã có hành vi mua bán trái phép chất ma túy
trong một thời gian dài. H bị bắt quả tang cùng với 2 kg hêrôin được giấu trong
cốp xe ô tô hiệu BMW do chính H đứng tên. Trong quá trình điều tra, cơ quan
điều tra xác định tài sản của H gồm có:
- Một chiếc xe ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD;
- Một căn nhà có trị giá 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ;
- Một nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được do
buôn bán ma túy.
Biết rằng hành vi mua bán trái phép chất ma túy của H thuộc trường
hợp được quy định tại khoản 4 Điều 251 BLHS

1. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng các biện pháp nào để xử lý 2
kg heroine?
Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 47 BLHS 2015.
H đã có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, được quy định tại khoản 4 Điều
251 BLHS 2015.
Vì heroine thuộc loại hàng hóa Nhà nước cấm tàng trữ, vậy nên căn cứ vào điểm
c khoản 1 Điều 47, Nhà nước có quyền tịch thu tiêu hủy vật thuộc loại Nhà nước cấm
tàng trữ, cấm lưu hành.
Như vậy, Nhà nước sẽ tịch thu 2 kg heroine này và tiêu hủy.

2. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào liên quan đến
tài sản của H.
Cơ sở pháp lý: điểm a, điểm b khoản 1 Điều 47 BLHS 2015; khoản 5 Điều 251
BLHS 2015.
Tài sản của H bao gồm:
- Một chiếc ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD
- Một căn nhà có giá trị 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ
- Một nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được do buôn bán
ma túy.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 251 BLHS 2015, tài sản của H có thể bị tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, số tài sản trên của H sẽ bị tịch thu một phần hoặc
toàn bộ.
- Chiếc ô tô hiệu BMW trị giá 50.000 USD do H đứng tên là vật mà H dùng để
thực hiện hành vi mua bán, vận chuyển và cất giấu 2kg heroin. Căn cứ theo điểm a
khoản 1 Điều 47 BLHS, nhà nước sẽ tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch
thu tiêu hủy đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội. Như vậy, chiếc ô tô
hiệu BMW này sẽ bị nhà nước tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
- Căn nhà có giá trị 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ. Nếu H chứng minh
được căn nhà này không được sử dụng làm công cụ để tàng trữ, phục vụ cho giao dịch
buôn bán heroine, căn nhà vẫn sẽ được giữ nguyên và không bị tịch thu. Nếu H dùng
căn nhà này để tàng trữ heroine và buôn bán trái phép, thì căn cứ vào điểm a khoản 1
Điều 47, căn nhà sẽ bị nhà nước tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
- Nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được do buôn bán ma
túy. Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 47, nhà nước sẽ tịch thu và sung vào ngân sách
nhà nước khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội. Vậy nên, nhà hàng này sẽ được tịch
thu và sung vào ngân sách nhà nước.

Bài tập 9
A 18 tuổi đã cướp giật tài sản của người khác và bị truy tố theo Điều
171 BLHS. Áp dụng trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt được áp dụng theo Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án
quyết định hình phạt nhẹ hơn và hãy xác định mức hình phạt thấp nhất có thể áp
dụng đối với A trong mỗi phương án nếu:
1. A bị xét xử theo Khoản 1 Điều 171 BLHS
Cơ sở pháp lý: Điều 54 BLHS 2015 về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của Bộ luật Hình sự thì việc áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS 2015 cụ thể như sau:
Phương án 1. Trường hợp phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ áp dụng.
Khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS là khung hình phạt nhẹ
nhất của điều luật này. Vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS, trường hợp
phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS áp dụng,
thì anh A có thể được áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt từ 01
năm đến 05 năm tù tại khoản 1 Điều 171, tức là dưới 01 năm tù, hoặc chuyển sang loại
hình phạt khác nhẹ hơn, cụ thể:
- Áp dụng hình phạt tù với khoảng mức hình phạt từ 03 tháng đến dưới 01 năm
(hình phạt tù có mức thấp nhất là 03 tháng theo quy định tại Điều 38 BLHS).
- Áp dụng loại hình phạt nhẹ hơn là phạt cải tạo không giam giữ với khoảng
mức hình phạt từ 06 tháng đến 03 năm theo quy định tại Điều 36 BLHS.
- Phạt tiền với khoảng mức hình phạt từ 1.000.000 đồng trở lên (hình phạt tiền
có mức thấp nhất là 1.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 35 BLHS).
Phương án 2. Trường hợp người phạm tội lần đầu, là người giúp sức và có vai trò
không đáng kể trong vụ án đồng phạm.
Khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS là khung hình phạt nhẹ
nhất của điều luật này. Vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS, trường hợp
người phạm tội lần đầu, là người giúp sức và có vai trò không đáng kể trong vụ án
đồng phạm về tội cướp giật tài sản, thì người phạm tội có thể được áp dụng hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt từ 01 năm đến 05 năm tù tại khoản 1 Điều
171, tức là dưới 01 năm tù, hoặc chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn, cụ thể:
- Áp dụng hình phạt tù với khoảng mức hình phạt từ 03 tháng đến dưới 01 năm
(hình phạt tù có mức thấp nhất là 03 tháng theo quy định tại Điều 38 BLHS)
- Áp dụng loại hình phạt nhẹ hơn là phạt cải tạo không giam giữ với khoảng
mức hình phạt từ 06 tháng đến 03 năm theo quy định tại Điều 36 BLHS
- Phạt tiền với khoảng mức hình phạt từ 1.000.000 đồng trở lên (hình phạt tiền
có mức thấp nhất là 1.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 35 BLHS).
2. A bị xét xử theo khoản 2 Điều 171 BLHS 2015
Áp dụng Điều 54 BLHS về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng, nếu A bị xét xử theo khoản 2 Điều 171- không phải là khung
hình phạt nhẹ nhất của điều luật thì sẽ có 2 phương án quyết định hình phạt nhẹ hơn
đối với A, cụ thể là:
Phương án 1. A có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51
BLHS 2015.
Căn cứ khoản 1 Điều 54 BLHS 2005, trường hợp người phạm tội có ít nhất 02
tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 thì TA có thể quyết định một
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong
khung hình phạt liền kề nhẹ hơn.
Khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 171 là từ 03 năm tù đến 10 năm tù.
Khung hình phạt liền kề nhẹ hơn được quy định tại khoản 1 điều này là từ 01 năm tù
đến 05 năm tù.
Suy ra, trường hợp này khung hình phạt có thể áp dụng đối với A là từ 01 năm
tù đến dưới 03 năm tù. Mức thấp nhất là 01 năm tù.
Phương án 2. A phạm tội lần đầu, là người giúp sức và có vai trò không đáng kể trong
vụ án đồng phạm.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 54 BLHS 2015, trường hợp người phạm tội lần đầu và
là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có
thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng và
không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Khung hình
phạt quy định tại khoản 2 Điều 171 là từ 03 năm tù đến 10 năm tù. Mặc dù trường hợp
này không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật nhưng
điều luật này chỉ có một khung hình phạt nhẹ hơn đó là khung hình phạt liền kề nhẹ
hơn được quy định tại khoản 1 điều này là từ 01 năm tù đến 05 năm tù.
Suy ra, trường hợp này cũng giống phương án 1, khung hình phạt có thể áp dụng đối
với A là từ 01 năm tù đến dưới 03 năm tù. Mức thấp nhất là 01 năm tù.

3. A bị xét xử theo khoản 3 Điều 171 BLHS 2015


Áp dụng Điều 54 BLHS về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng, nếu A bị xét xử theo khoản 3 Điều 171- không phải là khung
hình phạt nhẹ nhất của điều luật thì sẽ có 2 phương án quyết định hình phạt nhẹ hơn
đối với A, cụ thể là:
Phương án 1. A có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51
BLHS 2015
Căn cứ khoản 1 Điều 54 BLHS 2005, trường hợp người phạm tội có ít nhất 02
tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 thì TA có thể quyết định một
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong
khung hình phạt liền kề nhẹ hơn.
Khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 171 là từ 07 năm tù đến 15 năm tù.
Khung hình phạt liền kề nhẹ hơn được quy định tại khoản 2 điều này là từ 03 năm tù
đến 10 năm tù.
Suy ra, trường hợp này khunng hình phạt có thể áp dụng đối với A là từ 03 năm
tù đến dưới 07 năm tù. Mức thấp nhất là 03 năm tù.
Phương án 2. A phạm tội lần đầu, là người giúp sức và có vai trò không đáng kể trong
vụ án đồng phạm
Căn cứ khoản 2 Điều 54 BLHS 2015, trường hợp người phạm tội lần đầu và là
người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì TA có thể
quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng và
không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.
Khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 171 là từ 07 năm tù đến 15 năm tù.
Các khung hình phạt nhẹ hơn của điều luật được quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều
này.
Trong trường hợp này, Tòa án phải tùy thuộc vào vai trò của A trong đồng phạm
để có thể áp dụng hình phạt được quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 171 nhưng
mức hình phạt phải dưới 07 năm tù và thấp nhất là 01 năm tù.

Bài tập 11:


A phạm tội trộm cắp tái sản và bị Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 173 và điều
65 BLHS xử phạt một năm tù và cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 2
năm. Sau 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong thời gian thử thách, A phạm tội vô ý
làm chết người theo Điều 128 BLHS.
Hãy cho biết A có tái phạm không? Tại sao? Nếu:
1. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 128 BLHS;
A không phải tái phạm.
Cơ sở pháp lý: Theo khoản 1 Điều 53 BLHS 2015:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành
vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.”
Ở tình huống trên thì A vẫn chưa được xóa án tích vì mới chấp hành xong thời
gian thử thách được 06 tháng (đối với án treo thì sau 01 năm kể từ ngày chấp hành
xong thời gian thử thách mới được xóa án tích).
Tuy nhiên, A phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS thuộc
loại tội phạm nghiêm trọng (theo điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS) và A không cố ý hoặc
phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Vì vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 53 BLHS 2015 thì hành vi của A thuộc trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 128 BLHS không được coi là tái phạm.

2. Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 128 BLHS.
Hành vi của A là tái phạm
Cơ cở pháp lý: Theo khoản 1 Điều 53 BLHS 2015
“Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi
phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.”

Bài tập 12:


A 17 tuổi phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS. Anh chị hãy
xác định:

1. Mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Căn cứ pháp lý.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 168 BLHS BLHS 2015
Khoản 1 Điều 101 BLHS 2015
Mức hình phạt tối đa có thể áp dụng với A là 07 năm 06 tháng tù.
Vì theo khoản 1 Điều 168 BLHS 2015 thì mức phạt tối đa của tội trộm cuớp tài
sản là 10 năm nhưng A phạm tội khi 17 tuổi nên căn cứ vào khoản 1 Điều 101 BLHS
2015 thì đối với người từ 16 đến 18 tuổi mà bị phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt
cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Vậy
mức hình phạt tối đa là: 10 năm x ¾ =7,5 = 07 năm 06 tháng tù.

2. Xác định thời hạn xoá án tích đối với A là bao lâu và tính từ thời điểm nào nếu
A bị Toà tuyên phạt bốn năm tù.
Cơ sở pháp lý: điểm c Khoản 1 Điều 9 của BLHS 2015
Điều 107 BLHS 2015.
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 9 của BLHS 2015 thì A là tội phạm rất nghiêm
trọng. Do A mới 17 tuổi và là tội phạm rất nghiêm trọng nên căn cứ vào điểm b khoản
2 Điều 107 BLHS 2015 thì thời hạn xoá án tích đối với A là 01 năm trong truờng hợp
A bị Toà tuyên bốn năm tù.
Thời hạn xoá án tích từ thời điểm khi A chấp hành xong hình phạt chính, cụ thể
là khi A chấp hành xong 01 năm tù.

3. Toà án có thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS đối với A được không?
Tại sao?
Cơ sở pháp lý: khoản 6 Điều 91 BLHS 2015.
Toà án không thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS 2015 đối với A. Vì
phạt tiền là hình phạt bổ sung mà căn cứ vào khoản 6 Điều 91 BLHS 2015 thì không áp
dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Do A mới 17 tuổi nên
Toà án không thể áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS
2015 đối với A.

4. A có bị xem là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không nếu trong khi áp đang
chấp hành hình phạt tù về tội cướp tài sản nêu trên A lại phạm tội cố ý gây
thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS.
A bị xem là tái phạm nguy hiểm.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 53 BLHS 2015: “2. Những trường hợp sau đây
được coi là tái phạm nguy hiểm: a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi
phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;”
Do A đang chấp hành hình phạt về tội cướp tài sản thuộc khoản 1 Điều 168
BLHS 2015 là tội phạm rất nghiêm trọng lại phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản
5 Điều 134 BLHS 2015 là tội đặc biệt nghiêm trọng trong khi đang chấp hành hình
phạt tù. Vì vậy, theo khoản 2 Điều 53 BLHS 2015 A được coi là tái phạm nguy hiểm.

Bài tập 17:


A phạm hai tội: giết người (khoản 1 Điều 123 BLHS) và trộm cắp tài sản
(khoản 2 Điều 173 BLHS). Nay đưa ra xét xử cả hai tội trong một vụ án hình sự.

1. Hãy xác định mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng
với A nếu:
● A phạm tội giết người khi 17 tuổi bị tòa án tuyên phạt 15 năm tù và phạm
tội trộm cắp tài sản khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 4 năm tù.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 103 BLHS 2015
Điểm a khoản 3 Điều 103 BLHS 2015
A thực hiện hành vi phạm tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi bị tuyên phạt 15
năm tù và thực hiện hành vi trộm cắp tài sản khi đủ 18 tuổi bị tuyên phạt 04 năm tù thì
theo điểm a khoản 3 Điều 103 BLHS 2015 hình phạt chung của A không được vượt
quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 103 BLHS 2015 tức là không
được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội. Vậy
mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng với An là 18 năm tù.

● A phạm tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi bị tòa án tuyên phạt 3 năm tù và
giết người khi 19 tuổi bị tòa án tuyên phạt 18 năm tù.
Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 3 Điều 103 BLHS 2015
Điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS 2015
A thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản khi chưa đủ 18 tuổi bị tuyên phạt
03 năm tù và phạm tội giết người khi đủ 18 tuổi bị tuyên phạt 18 năm tù theo điểm b
khoản 3 Điều 103 BLHS 2015 thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18
tuổi trở lên phạm tội.
Theo điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 khi xét xử cùng 01 lần một người
phạm nhiều tội thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt
chung không được vượt quá, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn. Vì vậy, mức tối
đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng với A được tính là: 03 năm tù +
18 năm tù = 21 năm tù.

2. Trường hợp của A có phải là trường hợp có nhiều bản án không? Tại sao?
Trường hợp của A không phải là trường hợp có nhiều bản án mà là trường hợp
phạm tội nhiều lần.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 và khoản 2 Điều 56 BLHS 2015
Trường hợp nhiều bản án được hiểu là tội phạm đã bị xét xử bằng một bản án có
hiệu lực pháp luật, đang chấp hành bản án đó nhưng lại thực hiện hành vi phạm tội mới
hoặc có thực hiện hành vi phạm tội trước đó và giờ mới bị đem ra xét xử bằng một bản
án mới. Vậy trong trường hợp trên Tóa án phải thực hiện tuyên phạt từ hai bản án trở
lên. Tuy nhiên trong tình huống thì cả hai tội của A đều được xét xử trong một vụ án
hình sự tức là trong cùng bản án. Vì vậy đây được coi là trường hợp phạm nhiều tội
chứ không phải trường hợp phạm tội nhiều bản án.

Bài tập 18:


Theo quy định của pháp luật, hành khách khi qua cửa khẩu biên giới
không phải khai báo hải quan nếu chỉ mang số ngoại tệ tiền mặt trong giới hạn
5.000 USD. X (25 tuổi) đã mang 20.000 USD qua cửa khẩu mà không khai báo
theo quy định của thủ tục Hải quan và bị bắt quả tang. Do vậy, X bị truy tố và xét
xử về “tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” theo khoản 1 Điều 189
BLHS. Anh (chị) hãy xác định:

1. Nếu áp dụng Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án lựa chọn hình phạt nhẹ
hơn và mức hình phạt tối thiểu có thể áp dụng trong mỗi phương án?
Vì khung hình phạt được áp dụng (khoản 1 Điều 189) đã là khung hành phạt nhẹ
nhất nên căn cứ vào khoản 3 Điều 54 BLHS 2015 thì Tòa án có 2 phương án lựa chọn
hình phạt nhẹ hơn:
- Phương án 1: Hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
theo quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS 2015. Mức hình phạt tối thiểu là phạt tiền
1 triệu đồng.
- Phương án 2: Chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn: Hình phạt cảnh cáo.

2. Những hình phạt bổ sung nào có thể áp dụng đối với X?


Căn cứ theo khoản 4 Điều 189 BLHS 2015 quy định: “Người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Những hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với X là phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Số tiền được coi là mang trái phép qua biên giới là bao nhiêu? Chỉ rõ căn cứ
pháp lý và hướng xử lý đối với số tiền mà X mang trái phép qua biên giới.
Số tiền mà X được coi là mang trái phép qua biên giới là 15.000 USD.
Cơ sở pháp lý: Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN: “Cá nhân xuất nhập cảnh
qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ, tiền mặt
trên mức 5.000 USD hoặc các ngoại tệ khác thì phải khai báo Hải quan cửa khẩu.”
Hướng xử lý số tiền của X sẽ áp dụng Điều 47 BLHS và điểm a khoản 2 Điều
106 BLTTHS 2015:
“Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối
với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản
thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không
tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người
phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.”

“Điều 106. Xử lý vật chứng


2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch
thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;”
Vì vậy, số tiền 15.000 USD mà X đã mang trái phép sẽ được tịch thu sung vào
ngân sách Nhà nước.

Bài tập 19:


A bị kết án tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 BLHS và
bị xử phạt 15 năm tù. Đang thụ hình trong trại giam được 3 năm thì A lại phạm
tội cố ý gây thương tích cho bạn tù. Sự việc xảy ra là do có sự khiêu khích của
người bị hại trong vụ án này. Về tội phạm mới, A bị xét theo khoản 5 Điều 134
BLHS và bị xửa phạt 12 năm tù. Chi phí điều trị cho người bị hại là 50 triệu đồng.
Gia đình A đã gửi cho gia đình bị hại 30 triệu đồng để điều trị chi bị hại. Anh (chị)
hãy xác định:

1. Trong lần phạm tội mới A có được coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
không? Nếu là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết đó có ý nghĩa là
tình tiết tăng nặng TNHS theo Điều 52 BLHS hay là tình tiết theo khung tăng
nặng của tội phạm mới.
Trong lần phạm tội mới A được coi là tái phạm nguy hiểm vì theo khoản c Điều
9 BLHS 2015 thì tội danh của A là tội phạm rất nghiêm trọng, và khi A tái phạm, tội
của A vẫn là tội phạm rất nghiêm trọng vì vậy lần phạm tội mới của A được coi như là
tái phạm nguy hiểm theo điểm a khoản 2 Điều 53:
“Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,
chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng,
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;”
Vì là tái phạm nguy hiểm nên tình tiết đó có ý nghĩa là tình tiết tăng nặng theo
Điều 52 BLHS 2015 vì ở đây A vẫn đang chấp hành hình phạt tù do có hành vi lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.

2. Trong việc thực hiện tội phạm mới có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS
nào không? Chỉ rõ căn cứ pháp lí.Trong việc thực hiện tội phạm mới thì A có các
tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng như sau:
Tình tiết giảm nhẹ:
1. “Người phạm tội tự nguyện sử chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu
quả;” (điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS 2015): Ở đây A và gia đình đã gửi cho nạn nhân
số tiền 30/50 triệu đồng tổng số bồi thường chi phí điều trị cho nạn nhân.
2. “Tội phạm trong trường hợp bị khích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật
của nạn nhân gây ra;” (điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS 2015): Vì ở đây sự việc xảy ra là
do có sự khiêu khích của người bị hại.
Tình tiết tăng nặng:
1. “Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;” (điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS 2015): Ở
đây hành vi phạm tội của A là tái phạm nguy hiểm vì A vẫn đang trong thời gian chấp
hành án tù do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra.

3. Hãy tổng hợp hình phạt của hai bản án trên? Chỉ rõ căn cứ pháp lí.
Theo khoản 2 Điều 56 BLHS 2015 thì:
“Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi
phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần
hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy
định tại Điều 55 của Bộ luật này.”
Điều 55 BLHS 2015:
“Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối
với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời
hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không
được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình
phạt tù có thời hạn;”
Với những quy định trên thì tổng hợp hình phạt hai bản án trên của A là:
- Bản án 1: A vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174
BLHS, bị kết án 15 năm tù, đang thụ hình trong trại giam được 3 năm.
- Bản án 2: A vi phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS, bị
kết án 12 năm tù.
Vậy tổng hợp hình phạt hai bản án trên của A là:
Bản án 1 + Bản án 2 = (15 năm tù – 3 năm đã thụ hình) + 12 năm tù = 12 năm tù
+ 12 năm tù = 24 năm tù.
Mức hình phạt của A là 24 năm tù.

4. Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của 2 bản án, A phải chấp hành
hình phạt bao lâu mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu? Cơ
sở pháp lý.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 56 BLHS 2015 thì hình phạt chung cho 2 bản án của
A là 24 năm.
Căn cứ khoản 1 Điều 63 BLHS 2015 quy định thì thời gian đã chấp hành hình
phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không
giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.
Trong trường hợp này, hình phạt chung cho 2 bản án của A là 24 năm. Vì vậy,
A phải chấp hành hình phạt 8 năm thì mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt
lần đầu.

5. Cần áp dụng biện pháp tư pháp nào đối với A? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Biện pháp tư pháp cần áp dụng đối với A là trả lại tài sản, sữa chữa hoặc bồi
thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.
Cơ sở pháp lý: Điều 48 BLHS 2015.
- Tại khoản 1 Điều 48 BLHS 2015 quy định người phạm tội phải trả loại tài sản
đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp,...
Chiếm đoạt ở đây được hiểu là người phạm tội có được tài sản này một cách bất
hợp pháp, ngoài ý chí của bị hại.
Trong trường hợp này, các tài sản mà A phạm tội lừa dối chiếm đoạt phải được
hoàn trả khi xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Trong trường
hợp, bằng các biện pháp khác nhau mà không thể xác định được người sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp thì tài sản này sẽ được tịch thu, sung quỹ Nhà nước theo đúng
qui định của pháp luật dân sự.
- Tại khoản 2 Điều 48 BLHS 2015 thì trong hợp người phạm tội gây thiệt hại về
tinh thần thì phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
A đã cố ý gây thương tích cho bạn tù, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần nên
A có trách nhiệm bồi thường vật chất để điều trị và công khai xin lỗi bạn tù.

6. Thời hạn xoá án tích về các tội mà A đã thực hiện là bao lâu và tính từ thời
điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
- Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 73 BLHS 2015
Trường hợp của A bị kết án chưa được xoá án tích mà A đã thực hiện hành vi
phạm tội mới là cố ý gây thương tích cho người khác và bị Toà kết án bằng bản án có
hiệu lực pháp lực thì thời hạn để xoá án tích về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được tính
lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ ngày bản án tội cố ý gây thương
tích hết thời hiệu thi hành.
- Đối với tội cố ý gây thương tích cho người khác (12 năm tù).
Cơ sở pháp lý: khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 70 BLHS 2015.
Đây là trường hợp đương nhiên được xoá án tích theo quy định tại khoản 1 Điều
70 BLHS 2015. Vì không thuộc các tội quy định tại chương XIII và chương XXVI của
Bộ luật này và đáp ứng điều kiện tại khoản 2, khoản 3 Điều 70 BLHS 2015.
A đương nhiên được xoá án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính và
A không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 03 năm.

Bài tập 20:


A sinh ngày 15/11/2000 phạm hai tội: Tội cố ý gây thương tích theo khoản 5
Điều 134 BLHS vào ngày 01/7/2018 và tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1
Điều 318 BLHS vào ngày 15/08/2018. A bị đưa ra xét xử về cả hai tội vào ngày
05/03/2019. Anh chị hãy xác định:
1. Tình huống trên có phải trường hợp phạm nhiều tội không? Tại sao?
Tình huống trên là trường hợp phạm nhiều tội.
Vì phạm nhiều tội là trường hợp một chủ thể thực hiện hai tội phạm trở lên, mà
những tội phạm đó được quy định tại các điều luật khác nhau hoặc các khoản khác
nhau của một điều luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, nhưng người
phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong số các tội.
Cụ thể, A đã phạm 2 tội là tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134
BLHS vào ngày 01/7/2018 và tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318
BLHS vào ngày 15/08/2018 và A cũng chưa bị xét xử về tội nào trong hai tội trên
trước ngày 05/03/2019. Vì vậy, trường hợp của A là trường hợp phạm nhiều tội.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện là bao
lâu và tính từ thời điểm nào?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội mà A đã thực hiện là:
- Đối với tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS 2015 thì mức
phạt cao nhất là chung thân theo điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 thì đây là tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng nên thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d
khoản 2 Điều 27 BLHS 2015 là 20 năm.
- Đối với tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318 BLHS thì mức
phạt cao nhất là 02 năm tù theo điểm a khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 thì đây là tội phạm
ít nghiêm trọng nên thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 2 Điều 27
BLHS 2015 là 05 năm.
Trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích là
20 năm, A lại thực hiện hành vi phạm tội mới vào ngày 15/8/2018 mà tội này quy định
mức cao nhất là trên 1 năm tù nên theo khoản 3 Điều 27 BLHS 2015 thời hiệu đối với
tội cũ là tội cố ý gây thương tích được tính từ khi thực hiện tội mới là tội gây rối trật tự
công cộng. Nghĩa là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội mà A đã thực
hiện tính từ ngày 15/8/2018.

3. Về tội gây rối trật tự công cộng, Toà án có thể xử phạt 1 năm quản chế đối với
A không? Tại sao?
A sinh ngày 15/11/2000. Như vậy khi A phạm tội gây rối trật tự công cộng vào
ngày 15/8/2018, A 17 tuổi.
Theo điểm c khoản 2 Điều 32 thì “quản chế” là một hình phạt bổ sung mà căn
cứ khoản 6 Điều 91 BLHS 2015 thì không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người
dưới 18 tuổi nên Tòa án không thể xử phạt 1 năm quản chế đối với A.
Tại khoản 1 Điều 318 BLHS 2015 cũng không quy định hình phạt bổ sung là
quản chế nên Tòa án cũng không thể xử phạt 1 năm quản chế đối với A.

4. Mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý gây
thương tích (Điều 134 BLHS)? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
A phạm tội cố ý gây thương tích tại khoản 5 Điều 134 BLHS 2015 vào ngày
01/7/2018 khi A chưa đủ 18 tuổi.
A không thuộc đối tượng được miễn TNHS theo quy định tại điểm a khoản 2
Điều 91 BLHS 2015 nên theo khoản 5 Điều 134 thì mức hình phạt cao nhất đối với tội
cố ý gây thương tích là tù chung thân. Tuy nhiên, do A chưa đủ 18 tuổi, nên áp dụng
khoản 1 Điều 101 BLHS 2015, mức hình phạt cao nhất đối với A là 18 năm tù.

5. Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với A là bao
nhiêu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Đối với tội cố ý gây thương tích của A, mức tối đa của khung hình phạt là tù
chung thân theo khoản 5 Điều 134 BLHS 2015. Nhưng vào ngày 1/7/2018, A chưa đủ
18 tuổi nên theo khoản 1 Điều 101 BLHS 2015, mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng
với A là tù 18 năm.
Đối với tội gây rối trật tự công cộng của A, mức tối đa của khung hình phạt là 2
năm tù theo khoản 1 Điều 318 BLHS 2015. Nhưng vào ngày 15/8/2018, A chưa đủ 18
tuổi nên theo khoản 1 Điều 101 BLHS 2015, mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng
đối với A là (2 năm x ¾) = 18 tháng.
Vì A phạm tội lúc chưa đủ 18 tuổi nên căn cứ khoản 1 Điều 101 BLHS 2015,
hình phạt tù đối với A không được vượt quá 18 năm. Do đó, mức tối đa của hình phạt
chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với A là 18 năm tù.

6. Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội cố ý gây
thương tích nếu áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này.
A phạm Tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS vào ngày
01/7/2018. Theo quy định tại khoản 1 Điều 54, Tòa án có thể áp dụng hình phạt thấp
nhất tại khoản 4 Điều 134 đối với A là 07 năm tù.
Nhưng do A phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi nên theo khoản 1 Điều 101 BLHS thì
mức hình phạt thấp nhất Tòa án có thể áp dụng đối với A là: (7 năm x ¾) = 5 năm 3
tháng tù.

Bài tập 21:


A (17 tuổi) phạm tội cướp giật tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 171
BLHS và bị tòa án tuyên phạt 1 năm tù, phải bồi thường cho người bị hại 3 triệu
đồng và nộp án phí.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Thời hiệu thi hành bản án về tội cướp giật tài sản nêu trên là mấy năm? Chỉ rõ
căn cứ pháp lý.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 60 BLHS 2015


Điểm a Khoản 2 Điều 60 BLHS 2015
Thời hiệu thi hành bản án về tội cướp giật tài sản là thời hạn mà khi hết thời hạn
đó A không phải chấp hành bản án đã tuyên.
A (17 tuổi) phạm tội cướp giật tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS
và bị tòa án tuyên phạt 1 năm tù theo điểm a khoản 2 Điều 60 BLHS 2015 thì thời hiệu
thi hành bản án về tội cướp giật tài sản là 05 năm.

2. Thời điểm xóa án tích về tội cướp giật tài sản, nếu ngày 1/7/2019 A chấp hành
xong hình phạt tù, ngày 30/7/2019 A thực hiện xong bồi thường cho người bị hại
và ngày 1/8/2019 A đã đóng án phí.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 171 BLHS
điểm b khoản 1 Điều 107 BLHS
A (17 tuổi) phạm tội cướp giật tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 171
BLHS, mức hình phạt co nhất của tôi này là 05 năm tù nên theo điểm a khoản 1 Điều 9
BLHS 2015 thì A là tội phạm nghiêm trọng. A dưới 18 tuổi và bị kết án về tội phạm ít
nghiêm trọng thì theo điểm b khoản 1 Điều 107 BLHS thì A bị kết án được coi là
không có án tích vì thuộc trường hợp từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi bị kết án về tội phạm
nghiêm trọng. Do A bị kết án được coi là không có án tích về tội cướp giật tài sản nên
không có thời điểm xóa án tích.

3. Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 5 Điều 171 BLHS đối với A được không?
Tại sao?
Khoản 5 Điều 171 BLHS 2015: “5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Cơ sở pháp lý: Điều 98 BLHS 2015
Khoản 6 Điều 91 BLHS 2015
A phạm tội cướp giật tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS khi 17
tuổi và và bị tòa án tuyên phạt 1 năm tù, phải bồi thường cho người bị hại 3 triệu đồng
và nộp án phí. Theo Điều 98 BLHS thì Tòa án đã áp dụng một hình chính đối với A là
phạt tù có thời hạn. Vì vậy, Tòa án không thể áp dụng phạt tiền như hình phạt chính
nữa và cũng không thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung vì theo khoản 6
Điều 91 BLHS 2015 qui định không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với người
dưới 18 tuổi.
Do đó, Tòa án không thể phạt tiền theo khoản 5 Điều 171 BLHS đối với A.

Bài tập 22
A phạm tội (tội X) và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án
treo với thời gian thử thách là 4 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách thì A bị
đưa ra xét xử về một tội phạm khác (tội Y). Hãy tổng hợp hình phạt đối với A
trong trường hợp nếu tội phạm Y Tòa án tuyên:
1. Phạt tù 3 năm;
Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 65 BLHS 2015
Khoản 2 Điều 56 BLHS 2015
Điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS 2015
A phạm tội (X) và Tòa tuyên phạt 2 năm tù nhưng được hưởng án treo với thời
gian thử thách là 4 năm. Tuy nhiên mới chấp hành được 2 năm thử thách thì A lại bị
đưa ra xét xử một tội khác. Theo khoản 2 Điều 56 BLHS thì tổng hợp hình phạt chưa
chấp hành của bản án trước của A là 2 năm rồi quyết định hình phạt chung theo điểm a
khoản 1 Điều 55 BLHS là:
- Đối với tội X là phạt 2 năm tù.
- Đối với tội Y là phạt 3 năm tù.
=> Tổng hợp hình phạt A phải chấp hành là 05 năm tù.
Thời gian thử thách của bản án cho hưởng án treo mà A đã chấp hành không
được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù chung, vì thời gian bị thử thách không
phải là thời gian bị tạm giữ, tạm giam hay thời gian chấp hành hình phạt tù.

2. Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm;


Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 65 BLHS 2015
Khoản 2 Điều 56 BLHS 2015
Điểm b khoản 1 Điều 55 BLHS 2015
Theo khoản 5 Điều 65 BLHS thì Tóa án buộc A phải chấp hành hình phạt của
bản án trước tức là 2 năm với tội X và tổng hợp hình phạt của bản án mới về tội Y
(phạt cải tạo không giam giữ 2 năm). Theo khoản 2 Điều 56 BLHS thì tổng hợp hình
phạt chưa chấp hành của bản án trước của A là 2 năm rồi quyết định hình phạt chung
theo điểm b khoản 1 Điều 55 BLHS là:
- Đối với tội X là phạt 2 năm tù.
- Đối với tội Y là phạt cải tạo không giam giữ 2 năm được chuyển đổi thành
hình phạt tù tương ứng là 08 tháng.
=> Tổng hợp hình phạt A phải chấp hành là 2 năm 08 tháng tù.

3. Phạt tiền 5 triệu đồng


Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 65 BLHS 2015
Khoản 2 Điều 56 BLHS 2015
Điểm đ khoản 1 Điều 55 BLHS 2015
Theo khoản 5 Điều 65 BLHS thì Tóa án buộc A phải chấp hành hình phạt của
bản án trước tức là 2 năm với tội X và tổng hợp hình phạt của bản án mới về tội Y
(phạt tiền 5 triệu đồng). Theo khoản 2 Điều 56 BLHS thì tổng hợp hình phạt chưa chấp
hành của bản án trước của A là 2 năm rồi quyết định hình phạt chung theo điểm b
khoản 1 Điều 55 BLHS là:
- Đối với tội X là phạt 2 năm tù.
- Đối với tội Y là phạt tiền 5 triệu đồng.
=> Tổng hợp hình phạt A phải chấp hành là 2 năm tù giam và phạt tiền 5 triệu đồng.
Bài tập 24:
Pháp nhân thương mại A bị Toà án tuyên phạt 500 triệu đồng về hành vi
buôn lậu (khoản 1 và điểm a khoản 6 Điều 188 BLHS).
1. Có thể áp dụng các hình phạt bổ sung nào đối với pháp nhân thương mại A?
Tại sao?
Căn cứ theo điểm e khoản 6 Điều 188 BLHS 2015 quy định:
“e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Vì pháp nhân thương mại A đã bị Tòa án tuyên phạt với hình phạt chính là phạt
tiền 500 triệu đồng về hành vi buôn lậu nên theo điểm e khoản 6 Điều 188 BLHS và
khoản 2 Điều 33 BLHS 2015 thì các hình phạt bổ sung có thể áp dụng với pháp nhân
thương mại A là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc
cấm huy động vốn.

2. Thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là bao lâu và tính
từ khi nào? Tại sao?
Khoản 3 Điều 60 BLHS 2015 quy định:
“3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05
năm.”
Như vậy, theo khoản 3 Điều 60 BLHS 2015 thì thời hiệu thi hành bản án đối với
pháp nhân thương mại là 05 năm. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày
bản án có hiệu lực pháp luật.

You might also like