You are on page 1of 4

Bài tập 02: Giá hàng hóa 

Sự việc:
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ký ngày 30/6/2018 giữa Công ty A (bên bán) và
Công ty B (bên mua), cả hai đều có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, các bên thỏa thuận Công ty
A giao 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc cho Công ty B vào ngày
15/7/2018 với giá 12,5 triệu đồng/tấn, thanh toán trong vòng 5 ngày kể từ ngày giao hàng. 
Hàng được giao đúng thỏa thuận vào ngày 15/7/2018. Đến ngày 16/7/2018, qua điện
thoại, Công ty B đề nghị Công ty A giao thêm 5 tấn thép cùng loại, chậm nhất đến ngày
20/7/2018 và công ty B sẽ thanh toán ngay cho cả hai lần giao hàng. Nhưng trong cuộc điện
thoại đó hai bên không đề cập đến giá cả. 
Ngay sau khi giao thêm 5 tấn thép cùng loại vào ngày 20/7/2018, Công ty A yêu cầu
công ty B thanh toán giá 5 tấn thép giao đợt sau với giá 13,0 triệu đồng/tấn với lý do giá
thép cuộn tấm cán nóng xuất xứ Hàn Quốc trung bình trên thị trường vào ngày 20/7/2018 là
13,0 triệu đồng/tấn.  Cụ thể:
10 tấn x 12.500.000 đồng = 125.000.000 đồng
+
05 tấn x 13.000.000 đồng =   65.000.000 đồng
= Tổng cộng: 190.000.000 đồng 
Công ty B chỉ chấp nhận trả tiền cho 5 tấn thép giao ngày 20/7/2018 bằng với giá thép
giao ngày 15/7/2018 là 12,5 triệu đồng/tấn, do Công ty B chỉ đặt thêm số lượng, còn giá cả
thì phải như đã thỏa thuận đối với 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn
Quốc giao trước đó. Do vậy, công ty B chỉ phải thanh toán tổng cộng số tiền là 187.500.000
đồng, còn công ty A phải tự chịu rủi ro do biến động giá cả thị trường, mặt khác công ty A
cũng có thể hưởng lợi nếu giá thị trường ngày 20/7/2018 sụt giảm. Trái lại công ty A cho
rằng trường hợp hai bên không thỏa thuận giá cả thì phải áp dụng giá thị trường.
Câu hỏi: 
Anh (chị) hãy nêu ý kiến và lập luận ý kiến giải quyết bất đồng nêu trên giữa công ty
A và công ty B.
Công ty A yêu cầu công ty B thanh toán giá 5 tấn thép giao đợt sau với giá 13,0 triệu
đồng/tấn là không hợp lý vì theo Điều 52 LTM 2005 “ Trường hợp không có thoả thuận về
giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ
chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hoá đó
trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị
trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.” 
Trong trường hợp trên 2 bên A và B đã thỏa thuận bằng miệng hợp đồng nhập thêm 5
tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ từ Hàn Quốc vào ngày 16/7/2018. Thời điểm
giao kết hợp đồng là ngày 16/7 theo Khoản 3 Điều 400 BLDS 2015.
Chúng ta đã xác định được rằng thời điểm mua bán hàng hóa (thời điểm giao kết hợp
đồng) là ngày 16/7/2018, nghĩa là nếu bên A và bên B không có thỏa thuận thay đổi giá thì
mức giá sẽ theo giá cả trên thị trường tại thời điểm mua bán hàng hóa của ngày 16/7/2018.
Tuy nhiên, ở trên không đề cập đến giá cả thị trường vào ngày 16/7/2018 nên ta không biết
được giá thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ từ Hàn Quốc vào ngày hôm đó có còn
phải là 12.5 triệu đồng/tấn hay không.
Vì vây, B chỉ phải thanh toán cho bên A chi phí cho 5 tấn thép giao ngày 20/7/2018
với mức giá theo giá thị trường ngày 16/7/2018. Tổng chi phí mà bên B phải thanh toán cho
bên A là 125 triệu đồng cho 10 tấn thép giao vào ngày 16/7/2018 và 5 tấn thép giao vào
20/7/2018 với mức giá cả thị trường vào ngày 16/7/2018.

Bài tập 03   Hợp đồng mua bán mè vàng

Ngày 10/8/2016 giữa Công ty TNHH Thành Cường (gọi tắt là bên A) do ông Lâm
Chấn Cường, chức vụ giám đốc làm đại diện và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I do bà
Ngô Thị Mai Hoa, chủ doanh nghiệp làm đại diện đã cùng nhau ký kết hợp đồng mua bán
số 01-MV/PN-TC với nội dung:
Bên A bán cho bên B mè vàng xô, số lượng 500 tấn (+/- 10%);
Đơn giá trước thuế: 8.080.000 đồng / tấn; thuế VAT 5%: 404.000 đồng/tấn, thành tiền
8.484.000 đồng/tấn, tổng giá trị hợp đồng là 4.242.000.000 đồng (+/- 10%).
Phương thức giao nhận hàng: hàng được giao theo từng đợt, chậm nhất đến ngày
25/8/2016, địa điểm tại bến Trần Văn Kiểu, Tp.HCM.
Phương thức thanh toán: Thanh toán ngay 100% bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
theo từng đợt giao nhận hàng.
Ngoài ra các bên còn thỏa thuận nếu có tranh chấp không tự giải quyết được thì đưa ra
Tòa Kinh tế TAND tỉnh An Giang để giải quyết.
Quá trình thực hiện hợp đồng: Ông Cường trình bày ông đại diện cho Công ty Thành
Cường ký kết hợp đồng mua bán với DNTN Phương Nam I  và đã thực hiện hợp đồng đã
giao cho DNTN Phương Nam I tổng cộng 633 tấn mè vàng (ông Cường không cung cấp
được biên bản giao hàng) và DNTN Phương Nam I đã thanh toán được gần 300.000.000
đồng, còn nợ 5.194.190.000 đồng, nay yêu cầu DNTN Phương Nam I trả dứt điểm số nợ
còn lại, không yêu cầu tính lãi. Trong quá trình thực hiện hợp đồng không có mặt bà Điệp,
bà Điệp không còn là thành viên của Công ty Thành Cường.

Bà Hoa trình bày DNTN Phương Nam I có ký hợp đồng mua bán mè vàng với Công ty
Thành Cường; nhưng người thực hiện hợp đồng là bà Điệp, bà Điệp là thành viên Công ty
Thành Cường. DNTN Phương Nam I đã thanh toán xong tiền hàng thể hiện bằng “Bản đối
chiếu công nợ” ngày 15/11/2016 do bà Điệp ký nhận. Do đó DNTN Phương nam I không
chấp nhận thanh toán nợ theo yêu cầu của Công ty Thành Cường.

Bà Điệp trình bày DNTN Phương Nam I là chỗ quen biết làm ăn cũ nên khoảng tháng
8/2016 DNTN Phương Nam I ứng tiền trước cho bà để mua hàng, bà liên hệ với Công ty
Thành Cường chỉ để làm thủ tục ký kết hợp đồng và xuất hóa đơn VAT. Bà đã giao hàng
cho DNTN Phương Nam I tổng cộng 633 tấn mè vàng, số tiền tạm ứng của DNTN Phương
Nam I là 5.287.150.000 đồng bà đã thanh toán xong, bà không đồng ý phải trả lại số tiền
này cho DNTN Phương Nam I.
Ngày 15/11/2016 hai bên đã lập Bản đối chiếu giao nhận và thanh toán tiền hàng, đại
diện bên giao hàng là bà Điệp; đại diện bên nhận hàng là ông Huỳnh Văn Tài với nội dung:
Căn cứ Hợp đồng kinh tế số 01-MV/PN-TC ngày 10/8/2006 giữa Công ty Thành Cương và
DNTN Phương Nam I; căn cứ thực tế giao nhận và thanh toán tiền hàng, bên bán đã giao
cho bên mua: 633.000 kg mè vàng, kèm theo 7 hóa đơn VAT với tổng giá trị đã bao gồm
thuế VAT: 5.384.190.000 đồng; phần thanh toán: bên mua đã ứng tiền cho bà Điệp
5.287.150.000 đồng; ông Cường trực tiếp nhận 289.306.000 đồng; tổng cộng 5.576.456.000
đồng. Đối trừ bên mua đã chuyển thừa 192.266.000 đồng.
Bà Điệp đã trả lại cho bên mua số tiền 192.266.000 đồng.
Bên bán đã giao hàng và xuất hóa đơn cho bên mua; bên mua đã thanh toán đầy đủ tiền
hàng và tiền thuế cho bên bán. Hai bên không còn nợ gì nhau kể từ ngày ký biên bản.
Ngày 29/6/2017 Công ty Thành Cường đã có đơn khởi kiện đối với DNTN Phương
Nam I tới Tòa Kinh tế TAND tỉnh An Giang đề nghị thu hồi hơn 5 tỷ đồng để có tiền trả nợ
khách hàng và thuế Nhà nước.
YÊU CẦU:
Anh (chị) hãy căn cứ sự việc nêu trên và quy định pháp luật để đề ra đường lối giải
quyết vụ án của Tòa án

Bài làm
Hợp đồng giữa Công ty TNHH Thành Cường và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I
ký ngày 10/8/2016 là hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của LTM 2005. Hợp
đồng đã thực hiện xong, người thực hiện hợp đồng là bà Điệp tháng 8/2016 DNTN Phương
Nam I ứng tiền trước cho bà để mua hàng, giao đủ hàng và đã thanh toán xong tiền hàng thể
hiện bằng “Bản đối chiếu công nợ” ngày 15/11/2016 do bà Điệp ký nhận. 
Ông Cường (người đại diện cho Công ty TNHH Thành Cường) trình bày có ký kết hợp
đồng mua bán với DNTN Phương Nam I  và đã thực hiện hợp đồng đã giao cho DNTN
Phương Nam I tổng cộng 633 tấn mè vàng (ông Cường không cung cấp được biên bản giao
hàng) nhưng ông không có chứng cứ chứng minh. Bà Điệp xuất trình đầy đủ chứng cứ giao
hàng cho bên nhận (Bản đối chiếu giao nhận và thanh toán tiền hàng). 
Bà Điệp đã tự đứng ra giao dịch với DNTN Phương Nam I, và được sự ông Cường
(người đại diện công ty công nhận). Theo điểm a Khoản 1 Điều 142 BLDS 2015 đây là giao
dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện mà được người đại diện
công nhận giao dịch => Phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người đại diện. 

Công ty Thành Cường đã có đơn khởi kiện đối với DNTN Phương Nam I tới Tòa Kinh
tế TAND tỉnh An Giang đề nghị thu hồi hơn 5 tỷ đồng => Không thực hiện được vì việc
mua bán giữa bà Điệp với DNTN Phương Nam I đã thực hiện xong. Nên Công ty TNHH
Thành Cường có thể khởi kiện bà Điệp.

You might also like