You are on page 1of 5

Câu 1 ( 4.

0 điểm)

Trả lời sau đây đúng hay sai? Giải thích


1. Theo Công ước Viên 1980, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa bắt
buộc là văn bản.
Sai. Không bắt buộc là văn bản, có thể bằng lới nói.
2. Một đề nghị giao kết hợp đồng gửi cho một hoặc nhiều người xác định
luôn là một chào hàng.
Sai. Chỉ là chào hàng khi có đầy đủ thông tin cụ thể và thể hiện sự ràng buộc
3. Người nước ngoài và người không quốc tịch sinh sống tại Việt Nam là
chủ thể của luật TMQT.
Sai. Người nước ngoài, người không quốc tịch chỉ có thể là chủ thể của luật
TMQT nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định (với tư cách là thương nhân)
4. Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng
giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước.
Sai. Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng
giữa hàng hóa nhập khẩu các nước

Câu 2. (3.0 điểm)


Ngày 30/03/2014, thương nhân ABC (quốc tịch Việt Nam) gửi lời chào hàng
đến Công ty Z (Quốc tịch Singapore), trong lời chào hàng quy định thời hạn trả lời
chấp nhận là 1 tháng kể từ ngày công ty Z nhận được chào hàng.
Ngày 31/03/2014, phúc đáp là đã nhận được lời chào hàng.
Ngày 26/04/2014 Z gửi chấp nhận chào hàng qua đường bưu điện. Theo điều
kiện thông thường, bưu phẩm sẽ đến nơi trong vòng 4 ngày (tức là ngày
30/04/2014), tuy nhiên khi bưu phẩm tới Việt Nam gặp ngày nghỉ lễ 30/04 và 01/5
nên ngày 03/05/2014 chấp nhận chào hàng mới đến trụ sở ABC.
Ngày 04/05/2014 ABC trả lời với Z là đã bán lô hàng trên cho công ty M và
cho rằng chấp nhận chào hàng của Z đã hết thời hạn hiệu lực. Z bị thiệt hại nên đã
khởi kiện ABC.
Áp dụng Công ước Viên giải quyết tình huống trên.
Trả lời: Theo Hợp đồng thương nhân ABC quy định thời hạn trả lời chấp nhận là
1tháng kể từ ngày công ty Z nhận được chào hàng tức là ngày 31/03/2014. Như

1
vậy thời hạn trả lời chấp nhận sẽ tính đến ngày 01/05/2014 (tháng 4 không có
ngày 31) – K3 Đ 20 (0.75 điểm)

- Chấp nhận chào hàng sẽ được xem là hợp lệ nếu nó được giao tại địa chỉ của
người chào hàng vào ngày làm việc đầu tiên của kỳ nghỉ lễ tức là ngày 02/05/2014.
(0.75 điểm)

- Ngày 03/05/2014, chấp nhận chào hàng mới tới trụ sở công ty ABC. Chấp nhận
chào hàng này chỉ có hiệu lực nếu nếu người chào hàng phải thông báo miệng
không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho người này một thông báo
về việc đó (theo Khoản 2 Điều 21 Công ước Viên) (0.75 điểm)

- Ngày 04/05/2014 ABC trả lời với Z là đã bán lô hàng trên cho công ty M và cho
rằng chấp nhận chào hàng của Z đã hết thời hạn hiệu lực. Điều này là phù hợp với
quy định của công ước Viên (0.75 điểm)
Câu 3 (3 điểm)
Công ty A ((trụ sở Singapore) gửi đề nghị giao kết hợp đồng với công ty B (trụ sở
tại Buôn Mê Thuộc – Việt Nam) vào ngày 12/01/2017, theo đó công ty A đặt mua
100 tấn cà phê với giá 30 triệu/ tấn, giao hàng theo điều kiện FOB (Incoterm 2010)
tại cảng Đà Nẵng và thanh toán sau khi công ty A nhận hàng. Công ty B gửi văn
bản đề ngày 20/01/2017 trả lời công ty A là công ty B đồng ý bán số hàng nói trên
nhưng yêu cầu công ty A thanh toán thành 2 đợt:
Đợt 1: khi hợp đồng được xác lâp.
Đợt 2: tại thời điểm công ty B giao hàng cho người vận chuyển do công ty A thuê.
Ngày 28/01/2017 công ty A trả lời chấp nhận yêu cầu trên của công ty B. Cùng
ngày công ty B nhận được trả lời chấp nhận của công ty A bẳng Fax.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hoá giữa công ty
A và công ty B?
2. Liệt kê các quan hệ pháp lý (hợp đồng) đã giao kết trong tình huống trên,
3. Ai phải chịu trách nhiệm khi hàng hoá bị hư hỏng do người vận chuyển
hàng hoá gặp bão lớn mà họ không thể chống đỡ được và đã thông báo cho công
ty.
Trả lời:

2
1. Thời điểm xác lập hợp đồng là ngày 28/01/2017 (0.5 điểm)
Vì: ngày 20/01/2017 trả lời công ty A là công ty B đồng ý bán số hàng nói trên
nhưng yêu cầu công ty A thanh toán thành 2 đợt ( thay vì thanh toán 1 lần - sau khi
công ty A nhận hàng.). Đây là 1 đề nghị mới ( hoàn giá chào); hợp đồng chỉ được
xác lập khi bên đề nghị nhận được chấp nhận của bên kia (ngày 28/01/2017 công
ty B nhận được trả lời chấp nhận của công ty A bẳng Fax là chấp nhận yêu cầu của
công ty B) ( 0.5 điểm)
2. Các quan hệ: (1 điểm)
- Quan hệ mua bán hàng hóa
- Quan hệ vận chuyền hàng hóa: Công ty A (Singapore) – người vận chuyển
- Quan hệ bảo hiểm: Công ty A – công ty bảo hiểm.
3. Công ty bảo hiểm phải chịu trách nhiệm, đây là trường hợp bất khả kháng, và đã
thông báo kịp thời cho công ty thuê (0,5 điểm)
Nếu Cty A không mua bảo hiểm, thì hàng hóa hư hỏng, công ty vận chuyển không
phải chịu trách nhiệm bồi thường – đây thuộc trường hợp bất khả kháng, và đã
thông báo cho cty. Cty A chịu trách nhiệm (0,5 điểm)
Câu 4: Nhận định/câu hỏi tình huống đúng, sai và giải thích (6.0 điểm)
1. Theo pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam, trong trường hợp các bên không
có thoả thuận, thì hội đồng trọng tài sẽ được thành lập bao gồm một trọng tài
viên duy nhất.
Sai. CSPL: K2 Điều 39 Luật TTTM 2010.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận, thì hội đồng trọng tài sẽ được
thành lập bao gồm ba trọng tài viên.
2. Theo Công ước Viên 1980, trả lời chào hàng mà có làm thay đổi nội dung của
lời chào hàng ban đầu sẽ cấu thành một chào hàng mới.
Sai. CSPL: Điều 19.2 CISG (Công ước Viên 1980)
Trả lời chào hàng mà có làm thay đổi nội dung của lời chào hàng ban đầu, mà
những thay đổi đó là thay đổi những nội dung không cơ bản của chào hàng
ban đầu thì trả lời chào hàng này vẫn được coi là chấp nhận chào hàng

3
3. Công ước Viên 1980 áp dụng đối với mua bán tất cả các hàng hóa có yếu tố
nước ngoài.
Sai. CSPL: Điều 2 CISG
Liệt kê các đồi tượng không thuộc sự điều chỉnh của CISG
4. Trong trường hợp hai bên thoả thuận trong điều khoản giá cả của hợp đồng như
sau: 1800 USD/MT, FOB cảng Sài Gòn, INCOTERMs 2020 của ICC. Với điều
kiện này người bán cho rằng họ được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi
hàng được giao dọc mạn tàu ở Cảng Sài Gòn (Việt Nam), rủi ro và chi phí đối với
hàng hoá được chuyển giao từ người bán sang người mua tại thời điểm hàng được
giao dọc mạn tàu. Quan điểm của người bán là đúng hay sai? Tại sao?
Sai. Đây là các dấu hiệu của điều kiện FAS, theo INCOTERMs 2020
Câu 5: Bài tập (4.0 điểm)
Công ty Costa del cocoa Brasile (CCB) có trụ sở tại Rio de Janeiro, Brazil giao kết
hợp đồng cung cấp 1000 tấn ca cao nguyên liệu cho công ty Belgian Chocolate
Neuhaus (BCN) có trụ sở tại Bỉ. Việc giao hàng sẽ chia làm 04 đợt chia đều cho 04
quý trong năm 2016. Công ty CCB cung cấp được 500 tấn ca cao cho công ty BCN
cho tới tháng 6/2016. Tuy nhiên, tháng 7/2016, nắng nóng và khô hạn đã gây nên
cháy rừng trên diện rộng tại Brazil. Công ty CCB lập tức thông báo cho BCN về
tình hình này và tuyên bố thời gian giao hàng có thể bị dời lại so với thoả thuận
ban đầu. Trên thực tế, với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tại Brasil, CCB
biết rằng nguy cơ cháy rừng vào mùa hè tại quốc gia này rất cao nên đã luôn chuẩn
bị hàng sẵn trong kho, chất lượng hàng này đủ điều kiện để giao hàng cho BCN.
Mặc dù vậy, trong hai quý sau của năm 2016, không có thêm một lô ca cao nào
được vận chuyển đến cho người mua, tranh chấp xảy ra.
1/ Giả sử Brazil và Bỉ đều là thành viên của CISG 1980, hợp đồng này được
điều chỉnh bởi CISG hay không? Tại sao?
Trả lời: Hợp đồng được điều chỉnh bởi CISG
vì cả 2 thương nhân có trụ sở Thương mại tại các quốc gia thành
viên CISG
4
theo điều 1.1.a CISG.
2/ Giả sử CISG 1980 là nguồn luật điều chỉnh, Công ty CCB viện dẫn sự
kiện cháy rừng vào tháng 7/2016 để làm căn cứ miễn trách giải thích cho việc
không tiếp tục giao hàng cho BCN. Hãy đánh giá liệu CCB có được miễn trách
trong trường hợp này không, căn cứ theo quy định của CISG?
+ Cơ sở pháp lý: điều 79.1 CISG (0.5 điểm)
+ Liệt kê được 4 yếu tố để một sự kiện thỏa mãn(1.0 điểm)
- Sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát
- Không thể lường trước được
- Không thể tránh hoặc khắc phục được
- Mối quan hệ nhân quản giữa sự kiện đó và thiệt hại
Áp dụng và biện luận vào tỉnh huống trên (0.5 điểm).
Kết luận: Công ty CCB không được miễn trách nhiệm (0.5 điểm)

You might also like