You are on page 1of 44

1) ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Kỳ II - 1920
Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Phương
Mục lụ

c
1) Tỷ giá............................................................................................................................................................................. 2
1.1) Tỷ giá tính chéo.....................................................................................................................................................2
1.1.1) Tỷ giá của 2 tiền tệ ở vị trí định giá của 2 cặp tỷ giá khác nhau.....................................................................2
1.1.2) Tỷ giá của 2 tiền tệ ở vị trí yết giá của 2 cặp tỷ giá khác nhau
1.1.3) Tỷ giá của tiền ở vị trí yết giá và định giá của 2 cặp tỷ giá khác nhau............................................................2
1.2) Tỷ giá kỳ hạn..........................................................................................................................................................2
1.3) Rủi ro về Fx và rủi ro trong TMQT..........................................................................................................................2
1.3.1) HĐ mua bán ngoại tệ giao ngay.....................................................................................................................3
1.3.2) HĐ kỳ hạn – Forward.....................................................................................................................................3
1.3.3) HĐ tương lai (future).....................................................................................................................................4
2) Công cụ thanh toán quốc tế..........................................................................................................................................4
2.1) Hối phiếu...............................................................................................................................................................4
2.2) Kỳ phiếu.................................................................................................................................................................9
2.3) Séc....................................................................................................................................................................... 10
2.4) Thẻ ngân hàng (bỏ)..............................................................................................................................................12
3) Phương thức TTQT......................................................................................................................................................12
3.1) Advance payment (trả trước)..............................................................................................................................12
3.1.1) Khái niệm.....................................................................................................................................................12
3.1.2) Đặc điểm......................................................................................................................................................12
3.1.3) Qui trình thanh toán....................................................................................................................................13
3.2) L/C (tín dụng chứng từ) – UCP600/ISBP745.........................................................................................................13
3.2.1) Nguồn luật điều chỉnh.................................................................................................................................13
3.2.2) Khái niệm? Bản chất?..................................................................................................................................13
3.2.3) Các bên liên quan trong giao dịch TTQT bằng L/C.......................................................................................14
3.2.4) Quy trình thanh toán bằng L/C....................................................................................................................14
3.2.5) Loại L/C........................................................................................................................................................15
3.2.6) Chứng từ phù hợp trong TTQT bằng L/C......................................................................................................18
3.3) Documentary collection (nhờ thu) – URR522......................................................................................................19
3.3.1) Khái niệm.....................................................................................................................................................19
3.3.2) Hình thức.....................................................................................................................................................19
3.3.3) Qui trình......................................................................................................................................................20
3.3.4) Các trường hợp phát sinh khi nhờ thu.........................................................................................................21
3.4) Open account (ghi sổ)..........................................................................................................................................21
3.4.1) Quy trình thanh toán...................................................................................................................................21
3.4.2) Lưu ý............................................................................................................................................................21
4) Bài tập trên lớp............................................................................................................................................................21
5) Đề thi........................................................................................................................................................................... 23

2) Tỷ giá
2.1) Tỷ giá tính chéo
BID RATE = BID RATE : ASK RATE
ASK RATE = ASK RATE : BID RATE
2.1.1) Tỷ giá của 2 tiền tệ ở vị trí định giá của 2 cặp tỷ giá khác nhau
USD/VND = 23.300/23.450
USD/HKD = 7,7860/7,7890 (7,78 60/90)
Ngân hàng Hồng Không, xác định HKD/VND?
HKD/VND = = = 2991,39/3011,86
2.1.2) Tỷ giá của 2 tiền tệ ở vị trí yết giá của 2 cặp tỷ giá khác nhau
Ngân hàng VN:
GBP/VND = 28.800/28.900
USD/VND = 23.300/23.450
GBP/USD = = = 1,2281/1,2403
2.1.3) Tỷ giá của tiền ở vị trí yết giá và định giá của 2 cặp tỷ giá khác nhau
GBP/CAD = 1,2380/1,2400
CAD/VND = 22.100/22.300
GBP/VND = GBP/CAD x CAD/VND (BID*BID/ASK*ASK) = 1,2380*22.100/1,1400*22.300

2.2) Tỷ giá kỳ hạn


- Tỷ giá giao ngay (spot rate): là tỷ giá mà ngân hàng phải có nghĩa vụ giao ngoại tệ ngay sau khi ký hợp đồng
và nhận được tiền thanh toán trong một vài ngày nhất định (thời hạn này có thể là T+3 hoặc T+2 hoặc T+1, T
là ngày ký hợp đồng)
- Tỷ giá kỳ hạn (ward rate): là tỷ giá mà ngân hàng có nghĩa vụ giao ngoại tệ sau ngày ký hợp đồng một thời
hạn qui định (ex: 30 days, 90 days,…)
Thời hạn để giao ngoại tệ và thanh toán = thời hạn của hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn + T+3/T+2/T+1
(ex: 30 days + T+2)

2.3) Rủi ro về Fx và rủi ro trong TMQT


Thị trường Fx gồm:
Fx Giao dịch giao ngay (spot) Thị trường OTC
Giao dịch phái sinh Gd kỳ hạn - forward Thị trường OTC
Gd quyền chọn – option OTC, exchange
Gd hoán đổi – swap OTC
Gd tương lai – future Thị trường exchange (SGD ngoại hối)
2.3.1) HĐ mua bán ngoại tệ giao ngay
(giao dịch dưới 7 ngày)
Tỷ giá giao ngay thường được NH công bố sẵn.
Thị trường OTC có thể đàm phán với NH.
Ngày ký HĐ giao ngay: T
Ngày giá trị giao ngay: T+2
2.3.2) HĐ kỳ hạn – Forward
 Bản chất:
 Ký HĐ mua bán ngoại tệ tại thời điểm T 0 đến thời điểm T1 (ngày đáo hạn HĐ) gồm:
 Số lượng ngoại tệ
 Kỳ hạn T1: 3/6/9 tháng..
 Tỷ giá kỳ hạn F=const
 Thực hiện tất toán nghĩa vụ, giao nhận ngoại tệ, thanh toán tại T 1+2
Ví dụ: NK lô hàng 100k EUR, thanh toán sau 6 tháng, 3 cách mua ngoại tệ:
 Mua ngay 100k EUR, trả = VND → gửi NH → sau 6 tháng rút EUR+lãi, trả tiền HĐNK
 Ký HĐ mua kỳ hạn, tỷ giá kỳ hạn F=26500 → sau 6 tháng, lấy 100k EUR, trả 100k*26500 VND → thanh toán
HĐNK
 Đợi sau 6 tháng mua ngay 100k EUR để thanh toán HĐNK
 Cần lên phương án dự phòng RR để chọn phương án thanh toán
 Nếu HĐ kỳ hạn phục vụ phòng vệ cho HĐ XNK: không phụ thuộc vào biến động thị trường, đồng ngoại tệ
được bù đắp vào 1 HĐ XNK. Phòng ngừa RR không có ngoại tệ khi đáo hạn HĐ.
 P&L kỳ hạn:
 Định giá kỳ hạn:
Thị trường hoàn hảo:

FX/Y = SX/Y *

FX/Y = SX/Y *

FX/Y: Tỷ giá kỳ hạn ()


Sx/y: Tỷ giá giao ngay ()
Ngân hàng báo với giá F = S + S*(
 Điểm kỳ hạn >0 F>S premium
 Điểm kỳ hạn <0 F<S discount
 Điểm kỳ hạn =0 F=S
2.3.3) HĐ tương lai (future)
- Giống HĐ forward: thời điểm đáo hạn (T 0 đến T1)
- Khác:
o Giao dịch tại sở giao dịch (exchange)
o Tiêu chuẩn hóa: số lượng HĐ, hàng hóa giao, đáo hạn HĐ (ex: tuần thứ 3 tháng 3,6,9,12)
o Đáo hạn: tất toán vị thế, chuyển giao tài sản (thường ít)
- Sở GD chuẩn hóa HĐ bằng cách ký quỹ
o Ký quỹ để thực hiện quyền đối với HĐ
o Ký quỹ bắt buộc
o Duy trì ký quỹ (thường là 70% ban đầu): nếu mức ký quỹ < mức quy định thì phải bổ sung ký quỹ
o Theo điều kiện thị trường (mark up/mark to the market)

Ví dụ: Trên thị trường CME, giao dịch future số tiền = 62500 GBP, ký quỹ 2000$ → quyền tham gia 1 HĐ future (GBP)
Duy trì ký quỹ = 70%*2000$ = 1400$

Date GBP/USD Giá trị HĐ (GBP) +/- Ký quỹ


18/4 1,2120 1,2120*62500 0 2000$
19/4 1,2140 1,2140*62500 +0,002*62500 = 2125$
+125
20/4 1,2100 1,2100*62500 -0,004*62500 = -250 1875$
21/4 1,2080 1,2080*62500 -0.002*62500 = -125 1750$
… … … … <1400$ thì phải ký
quỹ bổ sung để thực
hiện HĐ

3) Công cụ thanh toán quốc tế


3.1) Hối phiếu
3.1.1) Khái niệm
- Luật CCCN VN 2005: HP đòi nợ là giấy tờ có giá do Người ký phát lập, yêu cầu Người bị ký phát thanh toán
không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho
Người thụ hưởng
- Nội dung chính
o Là lệnh đòi tiền vô điều kiện
o Trên bề mặt HP có thể ghi “tiêu đề”, hoặc không, tùy thuộc vào luật mỗi nước qui định
o Một số tiền nhất định
o Người ký phát cho Người bị ký phát
o Người thụ hưởng
o Thời hạn & địa điểm thanh toán
o Ngày & địa điểm ký phát

Mẫu:
3.1.2) Nguồn luật điều chỉnh
Phụ thuộc vào địa điểm tạo lập HP, sẽ được điều chỉnh bởi luật của quốc gia có địa điểm đó.
- Luật Anh 1882 (BEA)
- UCC (Mỹ)
- Luật công cụ chuyển nhương VN 2005 (chịu ảnh hưởng bởi ULB 1930)
- ULB 1930 (công ước về HP)
3.1.3) Đặc điểm lưu thông HP
1. HP hình thành từ các HĐ giao dịch cơ sở: GD cơ sở của HP thương mại là GD HĐ thương mại. GD cơ sở của
HP ngân hàng là HĐ cung ứng dịch vụ chuyển tiền ký kết giữa NH và người yêu cầu chuyển tiền.
2. Hình thức của HP dễ nhận dạng trực tiếp: HP là một loại tài sản tài chính vô hình, giá trị vật chất nhỏ (chỉ là
1 tờ giấy) nhưng trong nó, các quyền pháp lý đối với lợi ích tương lai của HP rất lớn.
3. HP là trái vụ 1 bên: HP là công cụ do drawer yêu cầu drawee thực hiện nghĩa vụ dân sự. HP sẽ bị vô hiệu khi
drawee từ chối thanh toán 1 cách hợp pháp hoặc phá sản.
Nếu drawer chuyển nhượng quyền hưởng HP cho 3 rd party thì drawer phải có trách nhiệm trả tiền HP đã
chuyển nhượng cho 3rd party dù drawee có trả tiền hay không.
4. Tính trừu tượng của HP: trong nội dung của HP không cần ghi rõ lý do của việc đòi tiền.
3.1.4) Yêu cầu pháp lý về nội dung & hình thức HP
3.1.4.1) Tiêu đề “Hối phiếu”
Phải ghi tiêu đề “HP” để trong lưu thông tránh nhầm lẫn (tùy luật các nước: có thể không ghi tiêu đề nhưng nội dung
phải thể hiện từ “hối phiếu”)
3.1.4.2) Lệnh đòi tiền vô điều kiện
Drawee không thể đặt điều kiện cho việc trả tiền. Trừ điều kiện cho việc không chấp hành lệnh đòi tiền là nội
dung&hình thức HP trái với luật lệ đang điều chỉnh nó.
3.1.4.3) Số tiền HP là một số tiền nhất định
Theo luật mà điều chỉnh HP đó, thường qui định ghi = số và chữ, thống nhất với nhau.
- Số khác chữ: (theo luật hầu hết các nước Châu Âu, Mỹ, VN) số tiền bằng chữ là số tiền thanh toán
- Số khác số: lấy số tiền bằng số nhỏ hơn
- Chữ khác chữ: lấy số tiền bằng chữ nhỏ hơn
VD: 10000USD → in figure
One*zero* zero* zero* zero* → in letter
Ten thousand USD → in words
3.1.4.4) Địa điểm trả tiền
Là nơi Người thụ hưởng (beneficiary) HP xuất trình HP để đòi tiền.
- Một số nước qui đinh: thiếu địa điểm trả tiền, HP sẽ vô hiệu
- Hầu hết qui định: thiếu địa điểm trả tiền thì lấy địa chỉ ghi bên cạnh tên drawee làm địa điểm trả tiền.
Trường hợp bên cạnh tên drawee không có địa chỉ thì HP vô hiệu
- Nếu nhiều địa chỉ: lấy địa chỉ đầu tiên
3.1.4.5) Thời hạn trả tiền
- Thời hạn trả tiền ngay
o At sight/Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ … của HP này
o Ngay sau ngày-tháng-năm của bản thứ… của HP này
- Thời hạn trả tiền sau
o X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ … của HP này
o X ngày kể từ ngày ký phát bản thứ … của HP này
o Đến ngày-tháng-năm của bản thứ … của HP này
- Cách ghi mơ hồ → HP vô hiệu
- Nguyên tắc ghi kỳ hạn: vô điều kiện. Nếu có→HP vô hiệu (VD: ngay sau khi hh được giám định xong, hãy trả
tiền cho bản HP này…)
3.1.4.6) Tên và địa chỉ drawer, drawee, beneficiary
3.1.4.7) Địa điểm & ngày ký phát
- Ngày ký phát là ngày phát sinh quyền đòi tiền của drawer với drawee, là căn cứ để xác định thời hạn trả tiền
của HP
- HP lập ở đâu thì địa điểm ký phát sẽ ở đó. Ý nghĩa: suy ra nguồn luật điều chỉnh HP đó. Phần lớn bỏ trống địa
điểm ký phát HP và lấy địa chỉ ghi bên cạnh drawer, nếu không, HP sẽ vô hiệu.
3.1.4.8) Chữ ký của drawer
Ở mặt trước, góc bên phải cuối cùng của HP

Tạo lập và kiểm tra HP L/C


(1) Số HP (2) Tiêu đề “Hối phiếu”
(3) Số tiền (bằng số) (4) Địa điểm
(5) Ngày tạo lập
Ngày tạo lập không được phép sau ngày xuất trình
chứng từ
(6) Kỳ hạn HP
- Trả ngay
- Trả sau
(7) Trả cho ai & như thế nào: tên, địa chỉ người thụ hưởng
(8) Số tiền (bằng chữ, letter)
(9) Drawee
(10)Số L/C, ngày phát hành L/C để đòi tiền
(11)Tên NH phát hành L/C & địa chỉ
(12)Chữ ký drawee (13)Chữ ký drawer
Tạo lập và kiểm tra HP nhờ thu
(1) Số HP (2) Tiêu đề “Hối phiếu”
(3) Số tiền (bằng số) (4) Địa điểm
(5) Ngày tạo lập
Ngày tạo lập không được phép sau ngày xuất trình
chứng từ
(6) Kỳ hạn HP
- Trả ngay
- Trả sau
(7) Trả cho ai & như thế nào: tên, địa chỉ người thụ hưởng
(8) Số tiền (bằng chữ, letter)
(9) Drawee
(10)Chữ ký drawee (11)Chữ ký drawer
Example:
N01-02-112 Bill of exchange
For USD 18880 Hanoi Sep.14.2014
At 90 days after … sight of this first BE pay to the order of bank for VCB, Hanoi banch the sum of USD one*eight*
eight* eight*zero only
Value received and charge the same to account of Sanyo co.Ltd, Tokyo Japan
L/C No 54621 dated June.10.2014
Draw under Sumimoto Bank
Sumimoto Bank Generalexim.Corp
Tokyo Japan Hanoi
3.1.5) Nghiệp vụ liên quan đến HP
3.1.5.1) Các loại thời hạn
- Từ chối/chấp nhận thanh toán: 2 ngày làm việc
- Thanh toán HP trả ngay: 3 ngày làm việc
- Thông báo truy đòi: 4 ngày làm việc
- Đối với HP kỳ hạn, thời hạn người thụ hưởng được xuất trình HP khi đến ngày đáo hạn HP là 5 ngày làm
việc (Ví dụ: đáo hạn ngày 1/7, thì thời hạn xuất trình để đòi tiền là 6/7)
3.1.5.2) Chấp nhận
- Khái niệm: là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ của drawee đồng ý trả tiền HP vô điều kiện
- Chủ thể ký chấp nhận: drawee
- Hình thức
o Ký trực tiếp trên HP
 Ghi “agreed”/”accepted”
 Kể cả HP trả tiền ngay vẫn phải ký chấp nhận (do có thể có bên t3)
o Văn bản riêng đính kèm với HP (ít sử dụng do cồng kềnh)
- Thời hạn chấp nhận theo luật CCCN VN: 2 ngày làm việc, kể từ ngày HP được xuất trình
- Nguyên tắc
o Vô điều kiện với điều kiện trên HP
o Có thể ký chấp nhận trả tiền từng phần của HP
o Mọi sự chấp nhận làm thay đổi nội dung của HP → coi là từ chối chấp nhận hoặc chấp nhận có
điều kiện
o Trong thời hạn hiệu lực của HP
Thời hạn hiệu lực của HP: do luật định
Ví dụ: (Luật VN) đối với HP trả ngay → 90 ngày kể từ ngày ký phát
HP trả sau → 360 ngày kể từ ngày ký phát
o Vừa thỏa mãn luật, vừa thỏa mãn tập quán quốc tế
3.1.5.3) Ký hậu chuyển nhượng
- Khái niệm: ký hậu là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ ở mặt sau HP của Người thụ hưởng đồng ý chuyển
nhượng quyền hưởng lợi của mình cho một người khác được chỉ định trên HP. Ký hậu là một thủ tục
chuyển nhượng HP.
- Chủ thể ký hậu chuyển nhượng
o Người ký phát HP drawer
o Người thụ hưởng HP beneficiary
- Ý nghĩa pháp lý
o Thừa nhận sự chuyển quyền hưởng lợi HP cho một người khác
o Xác định trách nhiệm trả tiền HP của người ký hậu với người thụ hưởng kế tiếp
- Hình thức
o Trực tiếp: thể hiện ý chí chuyển nhượng bằng cách ký ở mặt sau
o Văn bản đính kèm
- Nguyên tắc
o Drawer là người ký hậu đầu tiên, nếu drawer muốn chuyển nhượng HP cho người khác
o Người được quyền ký hậu là người đang sở hữu hợp pháp HP
o Vô điều kiện
o Không được ký hậu chuyển nhượng từng phần giá trị HP
o Ký hậu làm thay đổi nội dung sẽ vô giá trị
o Trong thời hạn hiệu lực của HP
o Drawer là người ký hậu chuyển nhượng đầu tiên
- Cách ký hậu chuyển nhượng
o Đích danh
o Theo lệnh
o Vô danh
o Miễn truy đòi
3.1.5.4) Bảo lãnh HP
- Khái niệm: bảo lãnh HP là việc 3rd party(người bảo lãnh) cam kết đối với người thụ hưởng HP sẽ thực
hiện nghĩa vụ trả tiền thay cho Người bị ký phát (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà Nguời được
bảo lãnh không thanh toán đúng hạn hoặc không đầy đủ số tiền HP.
- Hình thức
o Văn thư riêng biệt: do người bảo lãnh phát hành, thể hiện sự cam kết của mình sẽ trả tiền cho
beneficiary nếu drawee không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả tiền của mình
o Trực tiếp trên HP: ghi “đã bảo lãnh_guaranteed” hoặc “aval” và ký tên
- Nguyên tắc
o Vô điều kiện
o Ghi tên người được bảo lãnh, không ghi thì coi như bảo lãnh cho drawer
o Người được bảo lãnh là drawee hoặc người chấp nhận HP
o Có thể bảo lãnh từng phần giá trị của HP
o Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người
được bảo lãnh đối với các bên có liên quan đến lưu thông HP
3.1.6) Quyền khởi kiện
- Người kiện: người thụ hưởng
- Người bị kiện: người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng, người chấp nhận
- Nơi kiện: tòa án/ trọng tài
- Thời hiệu khởi kiện thường từ 1-2 năm tùy luật
3.1.7) Phân loại
- Căn cứ theo thời hạn trả tiền
o Trả ngay_at sight draft
o Trả chậm(HP kỳ hạn)_usance draft, time draft
- Có kèm chứng từ hay không
o HP trơn: thường dùng đòi tiền cước phí, hoa hồng… hoặc đòi tiền mua hàng những DN NK tin
cậy
o HP kèm chứng từ: thường được sử dụng làm phương tiện đòi tiền của các phương thức thanh
toán kèm chứng từ
- Khả năng chuyển nhượng
o Đích danh
o Theo lệnh
- Người ký phát
o HP thương mại
o HP ngân hàng
3.2) Kỳ phiếu
3.2.1) Khái niệm
Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập kỳ phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho Người
thụ hưởng qui định trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người này để trả cho một người khác.
3.2.2) Đặc điểm lưu thông
1. Là một công cụ hứa trả tiền, cần phải được 3 rd party đứng ra bảo lãnh thanh toán, trừ khi người
lập phiếu có uy tín lớn về tài chính
2. Là một công cụ hứa trả tiền vô điều kiện do con nợ viết ra để hứa trả một số tiền nhất định cho
chủ nợ
3. Người lập phiếu phải phát hành kỳ phiếu hứa trả tiền trước khi người thụ hưởng kỳ phiếu thực
hiện nghĩa vụ của HĐ giao dịch cơ sở
4. Các qui định pháp lý đối với HP có thể áp dụng để điều chỉnh đối với kỳ phiếu, trong chừng mực
không trái đối với tính chất và đặc điểm của kỳ phiếu
3.2.3) Nội dung
- Tiêu đề “Kỳ phiếu”
- Cam kết hứa trả vô điều kiện một số tiền nhất định
- Địa điểm trả tiền
- Thời hạn Kỳ phiếu rõ ràng cụ thể
- Tên&địa chỉ của người tạo lập, người thụ hưởng
- Ngày&địa điểm tạo lập
- Chữ ký của người tạo lập

Một kỳ phiếu thiếu các nội dung trên sẽ vô hiệu trừ phi:
- Địa điểm trả tiền không thể xác định, thì sẽ lấy địa chỉ người tạo lập/điểm kinh doanh của người tạo lập,
tùy luật
- Địa điểm tạo lập không thể xác định, thì sẽ lấy địa chỉ người tạo lập/điểm kinh doanh của người tạo lập,
tùy luật

3.3) Séc
3.3.1) Khái niệm
Séc là một lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản ra lệnh cho NH rút một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả
cho người có tên trong Séc, hoặc trả theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm Séc.
3.3.2) Nội dung
3.3.2.1) Theo luật thống nhất về Séc thuộc Công ước Geneva 1931
- Tiêu đề “séc” mặt trước
- Một lệnh vô điều kiện để trả một số tiền nhất định
- Tên của người bị ký phát
- Địa điểm trả tiền
- Địa điểm và nơi phát hành séc
- Chữ ký của người ký phát séc
Thiếu những ND trên séc sẽ vô hiệu, trừ khi:
- Không xác định được địa điểm trả tiền thì lấy địa chỉ của người bị ký phát. Trường hợp nhiều địa chỉ, lấy
địa chỉ đầu tiên
- Không xác định được địa điểm phát hành thì lấy địa chỉ của người ký phát
3.3.2.2) Luật công cụ chuyển nhượng VN 2005
Giống như trên.
Khác:
- Không ghi địa điểm thanh toán thì Séc đó phải được xuất trình để thanh toán tại địa chỉ Nguời bị ký phát
- Không ghi địa điểm thanh toán, địa chỉ Người ký phát, Séc sẽ được xuất trình để thanh toán tại địa chỉ
Nguời ký phát
- Các tổ chức cung ứng Séc có thể đưa thêm các yếu tố khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp
lý của các bên
3.3.3) Những yêu cầu pháp lý đối với ND
Tương tự HP, thiếu ND nào Séc sẽ trở nên vô hiệu. Khác:
- Lệnh rút tiền vô điều kiện: người phát hành Séc phải là người có tài khoản mở ở NH, có số dư trong tài
khoản. NH sẽ chấp nhận vô điều kiện
- Thời hạn trả tiền: chỉ có thể là trả ngay khi xuất trình
- Người bị ký phát: là trung gian tài chính (thường là NH) nắm giữ tài khoản của Người ký phát
- Thời hạn hiệu lực: từ ngày phát hành đến ngày theo luật định
- Chữ ký: giống như chữ ký mà Người ký phát đăng ký với NH, nếu khác, séc sẽ vô hiệu. Chữ ký phải bằng
tay.
3.3.3.1) Yêu cầu pháp lý đối với hình thức
- Hình thức qui định bởi tổ chức cung ứng séc trắng
- Gồm 2 phần: cuống & thân
- Khi ký phát, người ký phát phải ghi thông tin vào cả 2 phần, phần thân chuyển cho người thụ hưởng,
phần cuống lưu lại để sau này quyết toán với NH trả tiền
3.3.3.2) Phân loại
1. Séc ghi tên (~đích danh): ghi rõ tên người thụ hưởng
2. Séc vô danh
3. Séc theo lệnh
4. Séc gạch chéo
- Là loại Séc mà mặt trước của nó có hai gạch chéo song song với nhau. Không dùng để rút tiền mặt,
thường dùng để chuyển khoản qua NH
o Séc gạch chéo thường: giữa 2 gạch song song k ghi tên NH lĩnh hộ tiền
o Séc gạch chéo đặc biệt: có ghi tên
5. Séc chuyển khoản
6. Séc xác nhận
NH xác nhận ghi: “Xác nhận số tiền … trả đến ngày … tại NH …”
Dùng để chống phát Séc khống
7. Séc du lịch
Là Séc do NH phát hành và được trả tiền tại bất cứ chi nhánh/đại lý nào của NH đó.
NH phát hành = NH trả tiền.
Thời hạn hiệu lực: vô hạn
Có giá trị lĩnh tiền tại khu vực các NH trả tiền.
8. Séc cá nhân quốc tế
- Người phát hành: chủ tài khoản mở tại các NH
- Người chấp hành lệnh rút tiền: các NH nắm giữ tài khoản
- Số tiền của séc phụ thuộc vào yêu cầu chi trả của người phát séc
- NH trả tiền cho người thụ hưởng chỉ sau khi séc đươc xuất trình cho NH và phải được sự đồng ý của
Người ký phát séc
9. Séc ngân hàng quốc tế
Séc của NH này phát hành ra lệnh cho NH đại lý nắm giữ tài khoản của mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản
đó trả cho Người thụ hưởng có tên trên Séc.
10. Séc điện tử
3.3.4) Lưu thông séc
- Chuyển giao: không làm thay đổi quyến sở hữu séc của người thụ hưởng
- Chuyển nhượng bằng ký hậu
3.3.4.1) Ký hậu
3.3.4.2) Bảo lãnh Séc
3.3.5) Xuất trình séc
- Thời hạn xuất trình: có thể sau thời hạn xuất trình do luật định, nhưng không thể kéo dài quá thời hạn
hiệu lực của Séc
- Địa điểm xuất trình
- Thực hiện trả tiền
o Có thể toàn phần/từng phần, thể hiện trên bề mặt Séc hoặc 1 văn thư riêng biệt
o Người thụ hưởng Séc có thể yêu cầu trả tiền Séc trước thời hạn xuất trình do luật định
o Một dây chuyền chuyển nhượng Séc không được vượt quá thời hạn xuất trình

3.4) Thẻ ngân hàng (bỏ)


4) Phương thức TTQT
Xếp theo trình tự RR nhất đối với người mua

4.1) Advance payment (trả trước)


4.1.1) Khái niệm
Người mua chuyển tiền trả trước khi người bán giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ.
4.1.2) Đặc điểm
- 2 hình thức
o Trả trước với mục đích cấp tín dụng
 Thời gian trả tương đối dài (tương đương một khoản tín dụng của người mua cấp cho
người bán hay người mua tài trợ cho người bán)
 Thường thỏa thuận chiết khấu giá hàng bán (giảm giá do trả tiền sớm). Bản chất: người
bán trả khoản lãi suất cho người mua
 Phụ thuộc vào khả năng cấp tín dụng của người mua và nhu cầu vay vốn của người bán
 Khoản lãi thông thường được chiết khấu trong giá hàng hóa
o Trả trước với mục đích đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng
 Thời gian trả trước ngắn, nên không tính lãi đối với khoản này
 Ý nghĩa: ràng buộc người mua với trách nhiệm thực hiện HĐ
- Rủi ro thuộc về bên mua
- Để đàm phán được phương thức này thì:
o Thị trường thuộc về người XK (1 ng bán, nhiều người mua)
o Năng lực, uy tín của người XK cao
o Nếu đặt hàng sản xuất theo mẫu thì người mua chắc chắn phải trả một tỉ lệ trả trước
- Để khắc phục RR: người mua cần yêu cầu người bán đề nghị 1 NH có 1 bảo lãnh đối ứng với khoản trả
trước trong trường hợp người bán không thực hiện đúng nghĩa vụ trong HĐ. Khi đó NH bên người bán sẽ
gửi trả lại cho bên mua số tiền bảo lãnh đó.
 Bản chất: NH đứng ra bảo lãnh cho người XK
 Ý nghĩa: giảm thiểu RR cho người mua, tăng uy tín cho người bán
4.1.3) Qui trình thanh toán
1. Người XK-NK ký hợp đồng mua bán (người bán cam kết 1 khoản tiền bảo lãnh)
2. Người NK ra lệnh NH nước mình chuyển ngoại tệ → NH nước XK →trả tiền người XK
3. Người XK giao hàng + chứng từ (nếu có)
4. Bảo lãnh với khoản tiền đặt cọc trước trong trường hợp người bán không thực hiện đúng nghĩa
vụ trong HĐ

4.2) L/C (tín dụng chứng từ) – UCP600/ISBP745


4.2.1) Nguồn luật điều chỉnh
- Luật quốc tế chưa có
- Theo tập quán:
o UCP 600 (2007)
o ISBP 745 (2013)
o E.UCP 2.0 (2019)
4.2.2) Khái niệm? Bản chất?
- Điều 2 UCP600: tín dụng là bất cứ một sự thỏa thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào,
là không thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết rõ ràng của ngân hàng phát hành để thanh toán khi
xuất trình phù hợp
- Xuất trình phù hợp: việc xuất trình phù hợp với
o các điều kiện và điều khoản của tín dụng (L/C)
o các điều khoản có thể áp dụng của UCP600
o ISBP745
- L/C không bị ràng buộc trong mối quan hệ của HĐ mua bán
- Rủi ro của NH phát hành
o NH-người NK: người NK mất khả năng thanh toán khi NH cấp tín dụng do người NK → thường
ràng buộc quyền khống chế trên chứng từ vận tải (B/L theo lệnh của NH)
o Người XK xuất trình bộ chứng từ giả mạo → gian lận thương mại
- Người XK cần lưu ý gì nếu thỏa thuận thanh toán bằng L/C?
o Chứng từ có xuất trình phù hợp?
o NH phát hành là ai? →NH phát hành phải có uy tín, nếu người XK không tin tưởng NH phát hành
thì phải chỉ định một NH xác nhận có uy tín
- Trong thanh toán bằng L/C, nếu người XK xuất trình bộ chứng từ có sai biệt thì NH phát hành có thanh
toán hay không?
 Về nguyên tắc, NH phát hành được quyền từ chối thanh toán và thông báo từ chối cho người thụ
hưởng
 Điều 16 UCP600: nếu bộ chứng từ sai biệt, NH có thể chờ sự định đoạt của người NK
 NH phải thông báo cho người NK
- Trong thanh toán bằng L/C, nếu người XK xuất trình bộ chứng từ không có sai biệt thì NH phát hành có
thanh toán hay không?
 Về nguyên tắc, NH phát hành phải thanh toán
 Ngoại lệ: NH nghi vấn bộ chứng từ là gian lận, giả mạo thì các NH có thể áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời để dừng thanh toán
 Phải lấy được lệnh tạm dừng thanh toán của tòa án quốc gia (do luật quốc gia có giá trị cao hơn
tập quán quốc tế)
4.2.3) Các bên liên quan trong giao dịch TTQT bằng L/C
- Người yêu cầu (người NK): người đề nghị mở L/C, không phải người cam kết thanh toán
- NH phát hành (issuing bank)
Trách nhiệm:
o Phát hành L/C (cam kết thanh toán)
o Thanh toán khi xuất trình phù hợp
 Trả ngay (L/C at sight)
 Trả chậm (usance/defered L/C). Ví dụ: 90 days, sau 90 days phải thanh toán luôn mà
không cần hối phiếu
 Chấp nhận thanh toán L/C (acceptance L/C). Ví dụ: 90 days, phải có HP, NH phải ký chấp
nhận trả tiền trên HP
- NH thông báo (advising bank)
o Kiểm tra tính chân thực L/C
o Thông báo L/C tới người thụ hưởng. Trường hợp NH thông báo không muốn thông báo L/C cho
người XK thì phải thông báo không chậm trễ cho NH phát hành về việc này
o Có thể thương lượng bộ chứng từ với người XK (ex: chiết khấu L/C để người XK nhận tiền trước
thời hạn thanh toán)
o Chú ý: NH phát hành không có quyền thương lượng
- NH xác nhận (confirming bank)
o Khác NH phát hành (theo quan điểm của người XK, là NH có uy tín để xác nhận L/C)
o Trách nhiệm
 Xác nhận L/C
 Thanh toán như NH phát hành
o Có thể thương lượng bộ chứng từ
o Sau khi xác nhận, người XK sẽ nhận được 1 bộ L/C gốc kèm 1 bản add-confirmation
- NH chỉ định (nominated bank): là một NH do NH phát hành ủy quyền thực hiện một việc nào đó phát
sinh từ việc thực hiện một L/C. Nội dung ủy quyền có thể gồm:
o Thanh toán
o Thương lượng thanh toán
o Chấp nhận thanh toán
o Kiểm tra chứng từ
o Thanh toán dần về sau
o Thanh toán hỗn hợp
o Tiếp nhận chứng từ
o Chuyển nhượng L/C
 1 NH có thể đóng vai trò là advising bank, confirming bank và nominated bank
 NH phát hành giữ vai trò độc lập (NH phát hành không thể là NH thông báo, xác nhận
hoặc chỉ định)
4.2.4) Quy trình thanh toán bằng L/C
5. Đệ đơn yêu cầu phát hành L/C tại NH phát hành
Người yêu cầu viết đơn xin mở L/C với NH phát hành + ký quỹ phát hành L/C (mức ký quỹ do NH quyết
định tùy vào độ tin tưởng của NH với người yêu cầu)
 Thông thường ở VN, người yêu cầu ở các địa phương khác nhau, thì sẽ đệ đơn lên chi nhánh của
NH phát hành (applicant bank) nơi có trụ sở thường trú của người yêu cầu. NH chi nhánh chỉ có vai
trò hỗ trợ NH phát hành chứ không có vai trò như NH phát hành trừ phi được ủy quyền độc lập.
 Có thể phác thảo bản draft L/C
6. Phát hành L/C
NH phát hành kiểm tra đơn yêu cầu → phát hành L/C chính thức → NH thông báo
- Trường hợp NH thông báo không thể thông báo cho người thụ hưởng thì phải nhờ tới NH thông báo thứ
hai có quan hệ với người thụ hưởng.
- 3 hình thức phát hành
o Bằng thư
o Bằng điện: telex, fax, swift MT 700
o Hỗn hợp: vừa thư vừa điện
7. Thông báo L/C
- NH thông báo phải kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C, nếu đảm bảo thì mới được thông báo cho
người thụ hưởng
- NH thông báo không có trách nhiệm giải thích hay dịch thuật nội dung L/C. Nếu có, NH thông báo không
chịu trách nhiệm với nhưng giải thích, dịch thuật đó
- Nếu thông báo qua NH thông báo thứ 2, NH đó cần tôn trọng nguyên tắc
o Khi tiến hành thông báo, L/C đã tự thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài & phản ánh chính xác
điều kiện và điều khoản của L/C và sửa đổi (nếu có)
o Nếu NH thông báo t2 quyết định không thông báo L/C, thì phải thông báo không chậm trễ cho
NH mà nó đã nhận ủy thác từ NH này.
- Người thụ hưởng phải kiểm tra L/C trước khi giao hàng để nếu có vấn đề→ yêu cầu sửa đổi L/C
8. Người thụ hưởng tiến hành giao hàng
9. Xuất trình chứng từ đòi tiền NH phát hành
- Chứng từ phải được xuất trình theo chỉ dẫn trên L/C
- Các cách đòi tiền
o Đòi NH thông báo (available with the advising bank by payment)
o Đòi NH xác nhận (available with the confirming bank by payment)
o Đòi NH phát hành bằng điện (available with the issuing bank by T.T.R)
o Yêu cầu NH chỉ định thương lượng thanh toán hoặc chấp nhận (available with the nominated
bank by negotiation or acceptance)
- NH phát hành kiểm tra chứng từ
o NH chỉ kiểm tra bề mặt chứng từ để quyết định sự xuất trình phù hợp
o NH sẽ có 5 ngày ngân hàng (ngày mà NH thường xuyên mở cửa để kinh doanh dịch vụ đó)
10. Thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người yêu cầu
Mục đích:
o Thông báo cho người yêu cầu để họ thanh toán, trả nợ
o Nếu bộ chứng từ có sai biệt thì NH sẽ không chịu trách nhiệm
11. Người yêu cầu trả lời NH phát hành bằng văn bản (đồng ý/từ chối)
12. NH phát hành thanh toán hoặc từ chối thanh toán (nếu từ chối phải thông báo lý do)
4.2.5) Loại L/C
4.2.5.1) L/C có thể hủy bỏ (revocale L/C)
Là loại L/C sau khi phát hành, NH phát hành có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn bộ/từng phần mà không
cần có sự đồng ý của người thụ hưởng.
 Ít được sử dụng
 TH áp dụng:
o Người XK, NK không chắc lấy được giấy phép XK, NK → yêu cầu mở L/C có thể hủy bỏ → thành L/C
không thể hủy bỏ sau khi người XK xuất trình được giấy phép XK
o L/C đối ứng
o 1 số quốc gia qui định muốn lấy giấy phép XNK phải có HĐ bán hàng và L/C
4.2.5.2) L/C không thể hủy bỏ (irrevocale L/C)
Là loại L/C sau khi đã được phát hành thì NH phát hành không được quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần
hay từng phần nội dung của L/C trong thời hạn hiệu lực của nó
Người có quyền yêu cầu sửa đổi:
- Người yêu cầu
- Người thụ hưởng
- NH phát hành
 Mọi yêu cầu sửa đổi phải được đối tác chấp nhận sửa đổi thì nội dung sửa đổi mới có giá trị hiệu
lực và thay thế nội dung tương ứng của L/C gốc. (điều 10 UCP600)
4.2.5.3) L/C xác nhận (confirmed L/C)
Là loại L/C không thể hủy bỏ được một NH khác cùng cam kết trả tiền theo yêu cầu của NH phát hành.
L/C loại này được 2 NH cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, do vậy độ an toàn trong thanh toán rất đảm bảo.
4.2.5.4) L/C miễn truy đòi (irrevocale without recourse L/C)
Là một L/C sau khi NH phát hành, NH xác nhận hoặc NH chỉ định thanh toán hối phiếu miễn truy đòi của người thụ
hưởng ký phát thì không được quyền đòi lại tiền người thụ hưởng
Phương tiện thanh toán thường sử dụng trong L/C miễn truy đòi: hóa đơn/hối phiếu
4.2.5.5) L/C có thể chuyển nhượng (transferable L/C)
Là một L/C qui định rõ ràng là “có thể chuyển nhượng” và có giá trị thanh toán toàn bộ hay từng phần cho người thụ
hưởng khác (người thụ hưởng t2) theo yêu cầu của người thụ hưởng t1.
Phân biệt transferable L/C – transferred L/C
- Hai mô hình chuyển nhượng
o Chuyển nhượng L/C tại nước người thụ hưởng
o Chuyển nhượng L/C qua nước t3 (ex: công ty A, B, C khác nước. A mua B 600 ô tô và bán lại cho
C→C yêu cầu NH phát hành mở transferable L/C cho A thụ hưởng→ A chuyển nhượng L/C cho
B→B giao hàng cho C và xuất trình chứng từ đòi tiền NH A→NH A xuất trình chứng từ đòi tiền
NH C)
4.2.5.6) L/C tuần hoàn (revolving L/C)
Là L/C không thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong thì nó lại có giá trị như cũ và cứ như vậy tuần hoàn cho đến khi nào
tổng trị giá HĐ được thực hiện.
Ex: một HĐ NK hạt điều tổng trị giá 1,200,000USD, giao hàng trong 12 tháng, thanh toán bằng L/C không thể hủy bỏ,
ký quỹ 100% trị giá L/C. Tỷ lệ kí quỹ 5% công ty NK chi ra 1,200,000x5%=60,000USD để kí quỹ mở L/C trong suốt 12
tháng.
Trong trường hợp mở L/C tuần hoàn, với số tiền 300,000USD, thời hạn hiệu lực 3 tháng, tuần hoàn 4 lần trong năm
số tiền ký quỹ = 300,000x5% = 15,000USD
 L/C tuần hoàn có lợi với các HĐ có giá trị lớn, thời gian giao hàng dài hạn, có lợi cho nhà NK
 L/C tuần hoàn phải thỏa mãn điều kiện:
o Hàng hóa đồng nhất
o Điều kiện giao hàng đồng nhất (FOB/CIF…)
o Chứng từ yêu cầu xuất trình đồng nhất
o Thời hạn hoặc điều kiện hết hiệu lực L/C đồng nhất
- 3 cách tuần hoàn
o Tuần hoàn tự động
o Tuần hoàn bán tự động
o Tuần hoàn hạn chế
- Điều kiện tuần hoàn
o Tích lũy
o Không tích lũy
4.2.5.7) L/C giáp lưng (back to back L/C)
Người hưởng lợi L/C có thể dùng nó làm tài sản thế chấp tại 1 NH để yêu cầu NH này phát hành 1 L/C khác cho 1
người khác thụ hưởng, L/C khác đó gọi lại L/C giáp lưng.
- Trường hợp áp dụng:
o Giao dịch mua bán trung gian
o Người thụ hưởng L/C sở hữu 1 tài sản tài chính, anh ta có quyền mang tài sản tài chính giao dịch
trên thị trường tín dụng
- Lưu ý:
o 2 L/C giáp nhau nhưng hoàn toàn riêng biệt nhau (đặc tính bảo mật)
o Số tiền L/C giáp lưng > L/C gốc, tiền chênh lệnh bên trung gian ăn
o Số & loại chứng từ yêu cầu xuất trình của L/C giáp lưng > L/C gốc (cty trung gian lưu lại)
o Điều kiện cơ sở giao hàng đồng nhất
o Tăng tỉ lệ bảo hiểm qui định trong L/C giáp lưng theo công thức X=(A/B)110%
o Thời hạn hiệu lực L/C gốc > L/C giáp lưng
o L/C gốc cần cho phép thanh toán các chứng từ của bên thứ ba và chấp nhận các chứng từ đến
chậm
4.2.5.8) L/C đối ứng (reciprocal L/C)
Là loại L/C được phát hành ra chỉ có giá trị hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. Đối ứng ở
đây là đối ứng giá trị hiệu lực của L/C.
- Mục đích: công cụ đảm bảo thực hiện HĐ
- Trường hợp áp dụng:
o Gia công hàng XK
o Giao dịch hàng đổi hàng (barter)
4.2.5.9) L/C điều khoản đỏ (red clause L/C)
Là loại L/C ứng trước 1 phần hoặc toàn bộ số tiền cho người thụ hưởng trước khi giao hàng, trong đó qui định người
thụ hưởng trước ngày giao hàng x ngày được quyền ký phát một HP trơn đòi tiền NH phát hành kèm theo 1 thư bảo
lãnh cam kết hoàn trả tiền ứng trước nếu không thực hiện L/C hoặc 1 HP có ký bảo lãnh của NH.
- Phân loại
o L/C điều khoản đỏ kèm chứng từ
o L/C điều khoản đỏ cam kết hoàn trả
o L/C điều khoản đỏ nội địa
- Trường hợp áp dụng:
o Các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển bị hạn chế bởi năng lực tài chính
o Các loại hàng nông lâm thổ hải sản kinh doanh theo thời vụ, đầu tư trước, thu hoạch sau.
o Gia công chế biến hàng xuất khẩu mà không thể áp dụng L/C đối ứng
- Rủi ro người thụ hưởng không thực hiện HĐ, biện pháp:
o Người thụ hưởng được 1 NH có uy tín phát hành 1 “thư bảo lãnh thực hiện L/C điều khoản đỏ”
o Người thụ hưởng yêu cầu 1 NH uy tín phát hành 1 L/C dự phòng (standby L/C) cho mình hưởng
o Phát hành L/C điều khoản đó có quyền truy đòi
o NH phát hành chỉ định NH chỉ định ứng trước tiền cho người thụ hưởng (mức tiền thường 50-
70% số tiền L/C)
4.2.6) Chứng từ phù hợp trong TTQT bằng L/C
4.2.6.1) Hối phiếu
4.2.6.2) Hóa đơn thương mại
- NH chấp nhận
o Hóa đơn thương mại
o HĐ hải quan
o HĐ thuế
o HĐ chính thức
o HĐ lãnh sự
- Không chấp nhận hóa đơn tạm thời
- Không qui định hình thức cụ thể
- Người phát hành: người thụ hưởng L/C, hoặc người thụ hưởng t2
- Nội dung
- Nếu điều kiện thương mại và nguồn của nó được qui định trong L/C thì trên hóa đơn phải ghi đầy đủ
như L/C (ex: CIF HAIPHONG INCOTERMS 2010)
- Những chi phí và phụ phí bổ sung, cước phí vận tải hoặc bảo hiểm phải được bao gồm trong giá trị cuả
điều kiện thương mại
- Hóa đơn không được chỉ ra:
o Giao hàng vượt quá, trừ điều 30b UCP600 áp dụng dung sai hàng hóa
o Hàng hóa dịch vụ không được yêu cầu trong L/C
- Số lượng, trọng lượng hoặc thể tích hàng hóa ghi trên hóa đơn không được mâu thuẫn với dữ liệu cùng
loại thể hiện ở các chứng từ khác
4.2.6.3) Giấy chứng nhận xuất xứ C/O
Nội dung của 1 C/O có thể bao gồm:
- Hàng hóa trong C/O không được mẫu thuẫn với trong L/C
- Người nhận hàng không được mâu thuẫn với chứng từ vận tải, L/C
- Có thể quy định người gửi hàng/người XK là một người không phải người thụ hưởng/người giao hàng
như đã được chỉ ra trong bất cứ chứng từ qui định nào khác
- Nếu L/C chỉ ra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhưng không yêu cầu xuất trình C/O, thì bất cứ tham khảo
nào về nguồn gốc hàng hóa qui định trên 1 chứng từ cụ thể phải không được mâu thuẫn với L/C
- Có thể qui định số hóa đơn, ngày hóa đơn và hành trình chuyên chở khác với số hóa đơn, ngày hóa đơn
và hành trình chuyên chở thể hiện trong 1 hay nhiều chứng từ qui định khác, miễn là người XK/người gửi
hàng trong C/O không phải người thụ hưởng
4.2.6.4) Chứng từ vận tải
4.2.6.5) Chứng từ bảo hiểm
- Các loại chứng từ bảo hiểm
o Đơn BH_insurance policy
o Giấy chứng nhận BH_insurance certificate
o Tờ khai theo hợp đồng BH_declaration under an open cover
- Phiếu BH tạm thời không được chấp nhận
- ND chính
o Loại chứng từ BH
o Rủi ro chiến tranh và đình công có bao gồm trong phạm vi BH?
o Giá trị BH (mức BH tối thiểu là 110% giá CIF/CIP)
o Bất kỳ rủi ro cụ thể khác thuộc phạm vi BH
o Không gian, thời gian BH? → rộng hơn vận chuyển hàng hóa, nên ngày phát hành chứng từ BH
không được sau ngày giao hàng, hoặc có hiệu lực không được muộn hơn ngày giao hàng
o Mức miễn thường?
4.2.6.6) Phiếu bao gói
4.2.6.7) Phiếu kê khai trọng lượng
4.2.6.8) Giấy chứng nhận của người thụ hưởng
4.2.6.9) Các loại giấy chứng nhận phân tích, giám định, sức khỏe, kiểm dịch
thực vật, số lượng, chất lượng và các giấy chứng nhận khác
Note trong đề:
1. Thời hạn xuất trình vận đơn? 21 ngày sau ngày giao hàng theo UCP 600
Còn việc xuất trình chứng từ, trong bất cứ trường hợp nào, phải được thực hiện không được muộn hơn ngày hết hạn
hiệu lực của L/C. (xem thêm điều 6, 36 UCP)
2. Ngày giao hàng?
- Đối với chứng từ VT ĐPT, HK, đường sắt, bộ, thủy nội địa, bưu điện:
o Ngày phát hành chứng từ VT, hoặc
oNgày ghi chú đóng dấu thể hiện ngày gửi hàng, ngày nhận hàng để chở, ngày xếp hàng lên tàu,
lên phương tiện vận tải
- Đối với VT biển: là ngày đã bốc hàng lên tàu (on board date/on notation date)
- Đối với VT đơn giao hàng từng phần/nhiều lần (trừ chuyển tải): là ngày ghi chú của đợt giao hàng cuối
cùng đã được bốc lên phương tiện vận tải, không được sau ngày giao hàng chậm nhất ghi trong L/C.
3. Chứng từ nào cần ký? chứng từ vận tải, bảo hiểm, C/O (hối phiếu, kỳ phiếu, séc là công cụ thanh toán cần
ký)
4. Chứng từ nào không cần ký? hóa đơn
5. Chứng từ nào cần ghi ngày tháng? chứng từ vận tải, bảo hiểm

4.3) Documentary collection (nhờ thu) – URR522


4.3.1) Khái niệm
Là việc người có khoản tiền phải thu không tự mình thu được thì nhờ NH thu hộ dựa trên chỉ thị nhờ thu đặt ra
4.3.2) Hình thức
 Nhờ thu trơn
- Chỉ có chỉ thị nhờ thu + chứng từ tài chính (HP, séc…)
- Không có chứng từ hàng hóa
 Nhờ thu kèm chứng từ
- Giống nhờ thu trơn, thêm chứng từ hàng hóa + chứng từ thương mại (nếu có)
- Gồm 3 hình thức
o D/P_document against payment:
o D/A_document against acceptance: người mua kí chấp nhận trả tiền với HP trả sau
o D/TC_document against other terms&conditions
- Các chứng từ về nhờ thu
o Chứng từ tài chính: nhằm mục đích đòi/trả tiền, là công cụ chuyển nhượng
o Chứng từ hàng hóa: hóa đơn, chứng từ vận tải, khác…
4.3.3) Qui trình

Nhờ thu trơn


6. Người XK gửi hàng
7. Người XK ký phát HP đòi tiền người NK + viết lệnh nhờ thu ủy thác NH nước mình thu tiền hộ
8. NH chuyển ủy thác cho NH đại lý (collecting bank) của mình ở nước NK bằng thư nhờ thu + HP
yêu cầu thu hộ tiền từ người NK
9. NH đại lý xuất trình HP yêu cầu người NK trả tiền theo các điều kiện nhờ thu (D/A, D/P, D/TC)
10. NH đại lý chuyển tiền thu được cho người XK
11. NH đại lý báo có tài khoản của NH chuyển
12. NH chuyển báo có tài khoản của người XK

Nhờ thu kèm chứng từ


1. Giao hàng
2. Lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu: Lệnh nhờ thu + HP + chứng từ thương mại khác
3. Ủy thác cho NH đại lý thu hộ tiền: thư nhờ thu + chứng từ thương mại
4. Xuất trình HP đòi tiền và yêu cầu thực hiện các điều kiện: D/A, D/P, D/TC
5. Người NK trả tiền chấp nhận hay từ chối thanh toán
6. NH thu thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán
7. NH chuyển thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán
4.3.4) Các trường hợp phát sinh khi nhờ thu
- Chứng từ nhờ thu đến chậm
o Cách 1: người mua yêu cầu NH phát hành bảo lãnh nhận hàng (phải có cam kết trả tiền)
o Cách 2: yêu cầu người XK tách bộ chứng từ ngay từ đầu
- Mất chứng từ
- Phí nhờ thu do người NK trả nhưng không trả
- Người NK từ chối nhận hàng
o Đàm phán với người NK
o Tìm người mua khác
o Đấu giá(tùy loại hàng)
o Biện pháp cuối cùng: đưa hàng về
 Trong phương thức nhờ thu, NH chỉ là trung gian, không có trách nhiệm đôn đốc người nhập khẩu. Do vậy,
việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người NK có muốn nhận hàng hay không.

4.4) Open account (ghi sổ)


4.4.1) Quy trình thanh toán
1. Người XK-NK ký hợp đồng mua bán (người bán cam kết 1 khoản tiền bảo lãnh)
2. Người XK giao hàng + chứng từ (nếu có)
3. Người NK ra lệnh NH nước mình chuyển ngoại tệ → NH nước XK →trả tiền người XK
4.4.2) Lưu ý
- Không có tập quán, luật quốc tế điều chỉnh
- Việc thanh toán phụ thuộc sổ cái(sổ ghi nợ) của người bán
- Đến định kỳ người mua sẽ thực hiện thanh toán, có thể nói người bán tài trợ cho người mua
- RR thuộc về người bán
- Người bán có thể lựa chọn một số hình thức tài trợ của tổ chức tài chính/NH để nhận tiền hàng sớm hơn
Ví dụ: bao thanh toán, chiết khấu hóa đơn, chiết khấu hối phiếu trước khi đáo hạn

5) Bài tập trên lớp


5.1) B1
1. Theo anh/chị Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa theo giá FOB có cần mua bảo hiểm cho hàng hóa hay không?
2. Giả sử doanh nghiệp nhập khẩu 2 containers hàng hóa theo giá CIF cảng Hải phòng. Hàng về có tổn thất, doanh
nghiệp nên xử lý như thế nào

5.2) B2
Biết tỷ giá giao ngay của các cặp tỷ giá như sau:
USD/CHF 1.5394/99
USD/SGD 2.3895/05
EUR/USD 0.9688/93
AUD/USD 0.5488/53
a. Tính tỷ giá (giá mua/bán) của CHF/SGD và tỷ giá áp dụng với khách hàng muốn bán SGD ?
CHF/SGD = = 1.5464 / 1.5517
KH muốn bán SGD, ngân hàng sẽ mua USD, tỷ giá áp dụng là BID USD/SGD=2.3895
Hoặc NH sẽ mua CHF, tỷ giá áp dụng là BID CHF/SGD=1.5464
b. Tính tỷ giá (giá mua/bán) của EUR/AUD và tỷ giá áp dụng với khách hàng muốn mua EUR?
EUR/AUD = = 1.7662 /1.7766
KH muốn mua EUR, NH sẽ bán USD, hoặc AUD, tỷ giá áp dụng là:
ASK EUR/USD=0.9693
ASK EUR/AUD=1.7766

5.3) B3

1. Nhà đầu tư gửi 1 khoản đầu tư trị giá 1 triệu từ ngày 17 tháng 08 đến ngày 31 tháng 12 với lãi suất 6.7%.
Tính số tiền lãi nhà đầu tư nhận được nếu áp dụng tính lãi suất theo: ATC/360 và 30/360?
2. Một nhà đầu tư tham gia thực hiện giao dịch future trên sở giao dịch Chicargo, Mỹ:

Số lượng: EUR 125,000

Mức ký quỹ ban đầu: USD 2700 /hợp đồng

Hạn mức thực hiện hợp đồng: USD 2000/hợp đồng

Xác định số dư tài khoản ký quỹ từ ngày 03 đến 06/04 nếu nhà đầu tư tham gia thực hiện quyền mua 01 hợp
đồng tương lai nói trên. Giả sử tỷ giá tương lai bằng tỷ giá ngày đầu tiên tham gia giao dịch (ngày 03/04)
Ngày Tỷ giá thực hiện Giá     trị hợp Lãi/lỗ Biến động số Số dư ký quỹ

EUR/USD đồng (USD) dư    TK    ký (USD)


quỹ

03/0 1.3700  171250  0  0  2700


4

04/0 1.3714  171425 Lãi   +175  2875 


4

05/0 1.3600  170000  Lỗ -1425   1450 < 2000


4

06/0 1.3590  169875  Lỗ -125  1325 < 2000


4

Ngày 5/4, 6/4 phải ký quĩ để thực hiện hợp đồng


3. Giả sử tỷ giá kỳ hạn 3 tháng GBP/USD = 1.3568, lãi suất 3 tháng USD  và GBP lần lượt 5% và GBP 7% (lãi
ghép).  Xác định tỷ giá giao ngay GBP/USD ?

Áp dụng công thức FX/Y = SX/Y *

Đáp số: SGBP/USD = 1.3826


5.4) B4
Ngày 20/02/2020 Công ty VHC ký hợp đồng số 022/2020 HĐXK xuất khẩu tôm đông lạnh cho công ty IKOM, Nhật Bản
trị giá 92.857 USD. Hợp đồng được thanh toán bằng tín dụng thư trả chậm 90 ngày. Hàng được giao vào ngày
30/03/2020 tại cảng Sài Gòn theo tín dụng thư số 0214357/LC do Bank of Tokyo – Mitsubisi phát hành ngày
10/03/2020. Dựa vào những thông tin đã cho (có thể bổ sung thêm thông tin nếu cần), thay mặt người xuất khẩu
bạn hãy ký phát một hối phiếu đòi tiền số tiền nói trên?

N01-02-113 Bill of exchange

For USD 92,857.00 Hanoi Mar.3.2020


At 90 days after sight of this first bill of exchange pay to the order of bank for Bank for Investment and Development
of Vietnam, Hanoi banch the sum of USD dollars ninety-two thousand eight hundred and fifty-seven.
Value received and charge the same to account of IKOM.Ltd, Tokyo, Japan
Drawn under Mitsubisi Bank
L/C No.0214357/LC dated Mar.10.2020
To: Mitsubisi Bank
Tokyo, Japan                                                                            Hanoi
5.5) B5
Anh/chị cho ý kiến về tình huống phát sinh trong nhờ thu cần giải quyết như nào:
1. Người Nhập khẩu từ chối nhận hàng hóa?
 Đàm phán với người NK
 Tìm người mua khác
 Đấu giá(tùy loại hàng)
 Biện pháp cuối cùng: đưa hàng về
2. Người NK từ chối thanh toán phí nhờ thu?
NH chỉ giao chứng từ khi đã được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. NH không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ
hậu quả phát sinh nào từ sự chậm trễ do giao chứng từ
3. Nếu bộ chứng từ nhờ thu qua NH đến chậm, hàng hóa được giao đến cảng đến sớm hơn thì người NK cần
làm gì để có thể nhận được hàng?
 Cách 1: người mua yêu cầu NH phát hành bảo lãnh nhận hàng (phải có cam kết trả tiền)
 Cách 2: yêu cầu người XK tách bộ chứng từ ngay từ đầu

6) Đề thi
ĐÁP ÁN THAM KHẢO

1D 2B 3B 4D 5 6C 7D 8C 9A 10D
11D 12C 13B 14A 15B 16D 17A 18D 19B 20C
21C 22C 23D 24B 25D 26D 27C 28D 29D 30C
31B 32 33 34 35
CASE 1: 1A 2A 3B 4D 5B
CASE 2: 1D 2B 3A 4B
ĐỀ THANH TOÁN CÔ PHƯƠNG 1/7/2020:
- Giống đề TTTM trên, thay số
- Khác
1. Một L/C yêu cầu vận đơn ghi giao hàng tại 1 cảng của Hàn tới 1 cảng của Đức, vận đơn nào sau
đây thỏa mãn
Vận đơn Nơi nhận hàng Cảng bốc hàng Cảng dỡ hàng Nơi đến cuối cùng
1 Osaka Busan x Hamburg
2 Osaka Busan Hamburg X
3 Busan Osaka x Hamburg
4 Busan Osaka Hamburg X
2. Ý nào sau đây không đúng với Kỳ phiếu:
a. Là công cụ nợ
b. Là giấy cam kết trả tiền
c. Phải có chữ ký của người NK
d. Phải phù hợp với qui định pháp lý của luật CCCN
3. Cho cặp tỷ giá, tính tỷ giá X mà người NK mua? (người NK mua đồng X thì NH sẽ bán đồng X nên
tỷ giá sẽ tính theo giá Ask của cặp X/Y, mình không nhớ số nhưng nó sẽ tương tự đề tham khảo
dưới)
(câu tính toán duy nhất trong đề, còn lại na ná giống đề TTTM, nếu chắc hơn thì nên làm thêm
đề các cô khác)
ĐỀ SƯU TẦM

You might also like