You are on page 1of 123

CHƯƠNG 2:

CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH


BỘ MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
GIẢNG VIÊN:
TS. Hồ Thị Lam
TS. Bùi Ngọc Toản
Nội dung

Khái quát về
chứng khoán phái sinh

Các công cụ
tài chính phái sinh chủ yếu
2.1. Khái quát về chứng khoán phái sinh

Tại sao
CKPS Ai sử dụng
CKPS quan
là gì? trọng?
CKPS?

CKPS được Giao dịch


giao dịch ở CKPS như
đâu? thế nào?
2.1.1. Chứng khoán phái sinh là gì?
2.1. Khái quát về chứng khoán phái sinh
2.1.1. Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính mà giá trị
của nó có mối liên hệ chặt chẽ với (hoặc được bắt nguồn từ)
giá trị của một tài sản khác, gọi là tài sản cơ sở.

Ví dụ: HĐ tương lai (futures), HĐ kỳ hạn (forwards), HĐ


hoán đổi (swaps), HĐ quyền chọn (options), Các phái
sinh lai tạp (exotics),…
Tài sản
tài chính

TÀI SẢN
CƠ SỞ

Tài sản
Khác thực
▪ Đặc điểm

CKPS

một


2.1.2. Khác biệt cơ bản của chứng khoán phái
sinh so với chứng khoán cơ sở là gì?
2.1.3. Tại sao chứng khoán phái sinh quan trọng?
“Bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh, các công ty và cá
nhân có thể chuyển bất cứ rủi ro nào họ không mong muốn
cho các đối tác khác là những người hoặc là có rủi ro được bù
đắp hoặc là muốn thừa nhận rủi ro đó, với một mức giá nhất
định”.
Chance & Brooks,
An introduction to derivatives and risk management
01
Phòng ngừa rủi ro
biến động giá
02
Chuyển đổi rủi ro

Tìm kiếm lợi 03


nhuận mà không
cần có tài sản
04
Kinh doanh chênh
lệch giá
2.1.4. Ai sử dụng chứng khoán phái sinh?

1 Nhà phòng ngừa rủi ro (Hedgers)

2 Nhà đầu cơ (Speculators)

3 Nhà kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrageurs)

4 Nhà giao dịch ký quỹ (Margin-Traders)


2.1.5. Chứng khoán phái sinh được giao dịch ở đâu?

• Chuẩn hóa.
Sở giao
• Ví dụ CBOT, CME, CBOE… dịch

Các nhà giao dịch gồm ngân hàng,


các nhà quản lý quỹ, quản lý công
OTC
ty liên kết nhau với nhau một cách
trực tiếp.
Sở giao dịch và thị trường OTC
Sở giao dịch Thị trường OTC
• Ưu điểm • Nhược điểm
• Thanh toán bù trừ • Rủi ro thanh toán
• Thanh khoản cao • Thanh khoản thấp
• Tiêu chuẩn hóa • Không được tiêu chuẩn hóa
• Nhược điểm • Ưu điểm
• Thiếu linh hoạt • Linh hoạt
• Chi phí giao dịch • Chi phí pháp lý thấp
• Công khai • Kín đáo, riêng tư
Quy mô Sở giao dịch và thị trường OTC

Source: Bank for International Settlements. Chart shows total principal


amounts for OTC market and value of underlying assets for exchange market.
Các thị trường phái sinh
Các thị trường phái sinh

Các sở giao dịch phái sinh lớn nhất thế giới


2.2. Các công cụ tài chính phái sinh chủ yếu

Hợp đồng Hợp đồng


kỳ hạn tương lai

Hợp đồng Hợp đồng


hoán đổi quyền chọn
HỢP ĐỒNG
KỲ HẠN
(Forwards)
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn

a. Khái niệm

- Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa hai bên (người


mua và người bán) để mua hoặc bán tài sản vào một
ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm
nay.
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn

▪ Ví dụ:

• Hợp đồng thuê nhà.

• Đặt cơm.

• Đặt bánh pizza.

• Mua vé máy bay.

• …
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn

▪ Ví dụ:

Yết giá kỳ hạn và giao ngay với tỷ giá USD/GBP

Giá mua Giá bán


Giao ngay 1.4407 1.4411

Kỳ hạn 1 tháng 1.4408 1.4413

Kỳ hạn 3 tháng 1.4410 1.4415

Kỳ hạn 6 tháng 1.4416 1.4422 24


2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn

- Người mua tài sản trong hợp đồng (holder) ở vị thế


mua (long position).

- Người bán tài sản trong hợp đồng (writer) ở vị thế


bán (short position).
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn
b. Đặc điểm

• Hợp đồng tay đôi (ký kết trực tiếp) giữa người mua
và người bán.

• Giá của hợp đồng là giá thực hiện trong tương lai
nhưng được định tại thời điểm ký hợp đồng.

• Người tham gia hợp đồng bắt buộc phải thực hiện
hợp đồng vào thời điểm đáo hạn.
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn
b. Đặc điểm

• Vào ngày đáo hạn:

o Nếu giá thực tế cao hơn giá thực hiện => người mua
trong hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận.

o Nếu giá thấp hơn, người mua sẽ chịu một khoản lỗ


trong khi người bán được lợi.
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn

Lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn: (a) vị thế mua, (b) vị thế bán.
Giá thực hiện = 𝑋; giá TS tại thời điểm đáo hạn HĐ = 𝑆𝑇
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn
b. Đặc điểm

• Hoàn toàn được giao dịch trên thị trường OTC, nơi diễn
ra các trao đổi trực tiếp giữa những định chế tài chính
lớn.

• Linh hoạt về thời gian, không gian, số lượng hàng hóa,…

• Rủi ro tín dụng của hợp đồng có hai chiều.


2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn
b. Đặc điểm

• Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được ghi nhận vào
ngày đáo hạn hợp đồng; không có khoản chi trả nào
được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn của
hợp đồng.
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn
Ghi nhớ

▪ Hợp đồng (thỏa thuận) mua và bán;

▪ Một ngày giao nhận xác định trong tương lai;

▪ Mức giá, khối lượng xác định ngày hôm nay;

▪ OTC;

▪ Rủi ro tín dụng.


HỢP ĐỒNG
TƯƠNG LAI
(Futures)
2.2.2. Hợp đồng tương lai

a. Khái niệm

▪ Hợp đồng tương lai là một hợp đồng kỳ hạn.

▪ Được tiêu chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị
trường giao dịch tập trung.

▪ Được điều chỉnh theo giá thị trường hằng ngày, trong đó
khoản lỗ của một bên được chi trả cho bên còn lại.
2.2.2. Hợp đồng tương lai

b. Sự phát triển của thị trường kỳ hạn và tương lai

- Các phiên chợ thời Trung cổ.

- Châu Âu.

- Nhật Bản.

- Hội đồng Thương mại Chicago (CBOT) 1848.


2.2.2. Hợp đồng tương lai
b. Sự phát triển của thị trường kỳ hạn và tương lai
▪ Thị trường tương lai Chicago
- Chicago là trung tâm phân phối nông sản.

- Nông dân Mỹ chịu tác động bởi mùa vụ, thời hạn giao hàng và
kho bãi.

- Giá cả giảm đáng kể vào thời kỳ thu hoạch khi cung tăng nhưng
sau đó giá lại tăng đều đặn.

- Năm 1848, một nhóm thương gia đã thực hiện bước đầu làm nhẹ
bớt vấn đề này bằng cách thành lập CBOT.
2.2.2. Hợp đồng tương lai
b. Sự phát triển của thị trường kỳ hạn và tương lai
▪ Thị trường tương lai Chicago
- CBOT ban đầu được tổ chức vì mục đích chuẩn hóa số lượng và
chất lượng ngũ cốc.

- Hợp đồng kỳ hạn đầu tiên ra đời cho phép nông dân có thể giao
ngũ cốc vào một ngày trong tương lai với một giá xác định
trước. Nông dân không phải chở ngũ cốc đến Chicago vào thời
kỳ thu hoạch nữa nhưng lại có thể cố định được mức giá.
2.2.2. Hợp đồng tương lai
b. Sự phát triển của thị trường kỳ hạn và tương lai
▪ Thị trường tương lai Chicago
- Nhà đầu cơ thấy rằng họ có thể mua bán hợp đồng hơn là mua
bán chính ngũ cốc đó.

- 1942 một sàn giao dịch tương lai hoàn chỉnh ra đời để thỏa mãn
nhu cầu đó.
2.2.2. Hợp đồng tương lai
b. Sự phát triển của thị trường kỳ hạn và tương lai
▪ Thị trường tương lai tài chính
- 1971, Hiệp ước Bretton Wood sụp đổ, tỷ giá các nước biến
động mạnh.
- 1972, hợp đồng tương lai tiền tệ ra đời là hợp đồng tương
lai tài chính đầu tiên trên thế giới.
- 1975, hợp đồng tương lai lãi suất ra đời.
- 1977, hợp đồng tương lai chứng khoán ra đời.
- 1980, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán bắt đầu
thành công vang dội.
2.2.2. Hợp đồng tương lai
c. Các loại hợp đồng tương lai phổ biến

HĐTL hàng hóa

HĐTL tiền tệ

HĐTL chứng khoán

HĐTL chỉ số
2.2.2. Hợp đồng tương lai
▪ Ví dụ: Các loại hợp đồng tương lai trên CME
Hàng hóa Chỉ số Ngoại hối Lãi suất Thời tiết

Thịt bò S&P 500 EUR Eurodollar Thời tiết


châu Âu

Sữa Nadas JBY LIBOR Thời tiết


100 Mỹ
Heo CHF Euro Yen
Gỗ xẻ CAD
GBP
d. Cấu trúc - Tiêu chuẩn hóa hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai GBP trên CME

Quy mô hợp đồng: 62,500 GBP


Biên độ giao động: $0.0001 BP = $6.25
Đơn vị yết giá: USD mỗi GBP
Ký quỹ ban đầu: $1,890 Ký quỹ duy trì: $1,400
Tháng đáo hạn: Tháng 3, 6, 9, 12
Ngày thông báo đầu tiên: Ngày kinh doanh tiếp theo sau ngày giao
dịch cuối cùng.
Ngày giao dịch cuối cùng: Ngày kinh doanh thứ 2 trước ngày thứ 4
tuần thứ ba của tháng đáo hạn.
Giờ giao dịch: Globex: Thứ 2-6/CN: 5:00 pm - 4:00 pm
d. Cấu trúc - Tiêu chuẩn hóa hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai cà phê Robusta trên BCCE
d. Cấu trúc - Tiêu chuẩn hóa hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai chỉ số VN30
d. Cấu trúc - Tiêu chuẩn hóa hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30


d. Cấu trúc - Tiêu chuẩn hóa hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai chỉ số VN30
e. Đặc điểm

Chuẩn hóa
01 Đòn bẩy cao
và niêm yết 03
Điều khoản, giá trị, khối Ký quỹ nhỏ,
lượng TS cơ sở… giá trị HD lớn
02 04
Bù trừ và ký quỹ Tính thanh khoản cao
- Thông qua trung tâm thanh toán bù trừ
“Đảo hợp đồng” và
- Theo giá hàng ngày Dễ dàng đóng vị thế
f. Cơ chế giao dịch
f. Cơ chế giao dịch

▪ Đặt cọc tối thiểu


- Ký quỹ ban đầu là số tiền phải đặt cọc vào ngày bắt đầu
giao dịch.
- Ký quỹ duy trì là số tiền tối thiểu mà mỗi bên phải duy trì
trên tài khoản ký quỹ của mình.
- Ký quỹ bổ sung là số tiền mỗi bên phải góp thêm vào để đạt
mức ký quỹ ban đầu khi tk ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ duy
trì.
f. Cơ chế giao dịch

▪ Ký quỹ trong giao dịch hợp đồng tương lai


f. Cơ chế giao dịch

▪ Thanh toán hàng ngày

So sánh giá thanh toán hiện tại (Pi) và giá thanh toán ngày
trước đó (Pi-1)
✓Số tiền chênh lệch (Pi - Pi-1)
Pi > Pi-1 được cộng vào TK ký quỹ của
người nắm giữ vị thế mua

✓ Số tiền chênh lệch (Pi-1 - Pi) được Pi < Pi-1


cộng vào TK ký quỹ của người
nắm giữ vị thế bán
Nhận xét

Thị trường tương lai được xem


như thị trường “Cá cược”.
Lời/lỗ nhiều/ít tùy thuộc
vào diễn biến giá TSCS
trên thị trường

SGD tổ chức,
không tham gia “cá
cược” nhưng thu được Số tiền người mua thắng
hoa hồng phí bất chấp ai bằng chính số tiền mà người
thắng/thua. bán thua và ngược lại.
g. Đóng vị thế tương lai

Giao nhận
Đảo vị thế
+Thanh toán
h. Chi phí giao dịch

Phí Chênh Chi phí


hoa lệch giao
hồng giá nhận
mua bán
HỢP ĐỒNG KỲ HẠN HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
Thiết kế thích hợp theo nhu Được tiêu chuẩn hóa
Quy mô HĐ
cầu từng cá nhân (£62.500, Can$100.000 v.v.)
Được tiêu chuẩn hóa
Thiết kế thích hợp theo nhu
Đáo hạn (vd vào thứ Tư tuần thứ ba của các
cầu từng cá nhân
tháng 3,6,9,12...)
Các NH, các nhà môi giới, Các NH, các nhà môi giới, các công
Thành viên
các công ty đa quốc gia, các ty đa quốc gia, các NĐT phòng ngừa
tham gia
NĐT phòng ngừa rủi ro rủi ro, thích hợp đầu cơ
Thường là không, đôi khi Bắt buộc ký quỹ nhất định và điều
Y/C ký quỹ
đòi hỏi HMTD 5% - 10% chỉnh theo thị trường hàng ngày
Nhà BĐ Không Công ty thanh toán bù trừ

Nơi trao đổi Linh hoạt Sàn giao dịch tập trung
HỢP ĐỒNG KỲ HẠN HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
Không có thanh toán tiền tệ
Thanh toán Bù trừ hàng ngày
trước ngày đáo hạn
RR không thực Loại bỏ rủi ro bằng thanh toán
Cao
hiện HĐ hằng ngày và ký quỹ

Kỳ hạn Thỏa thuận giữa hai bên Thông qua môi giới

Hầu hết được quyết toán bởi các Hầu hết được bù trừ vị thế, rất ít
Thanh khoản
giao nhận thực sự có giao nhận thực sự

Được xác định bởi chênh lệch


CP giao dịch Phí môi giới thỏa thuận
giá mua-bán của NH

TT thứ cấp Phải thanh toán với ngân hàng Có thể bán trên thị trường
Ví dụ về hợp đồng tương lai

• Ngày 19/4/2016, Công ty ABC (Mỹ) mở vị thế mua trên hợp


đồng tương lai để mua 120.000 EUR, hợp đồng đáo hạn vào
25/4/2016 với tỷ giá thực hiện 1,15 EUR/USD. Ký quỹ ban
đầu và ký quỹ duy trì 3.350 USD.

• Biết tỷ giá EUR/USD cuối mỗi ngày từ 19/4/2016 –


25/4/2016 tương ứng như sau: 1,132; 1,135; 1,16; 1,167;
1,142; 1,145; 1,50.

• Tính số tiền bù trừ và ký quỹ hàng ngày?


Ví dụ về hợp đồng tương lai

➢ Hướng dẫn:
Ngày Tỷ giá Giá hợp Lãi (Lỗ) Ký quỹ Ký quỹ
đồng bổ sung
Đầu ngày 1,15 138000 3350
19/4/2019
Cuối ngày 1,132 135840 (2160) 1190
19/4/2019
20/4/2019 1,135 136200

➢ Kết quả:
2.2.2. Hợp đồng tương lai
Ghi nhớ

- Hợp đồng kỳ hạn.

- Tiêu chuẩn hóa.

- Ký quỹ.

- Thanh toán bù trừ (daily settlement).

- Sở giao dịch.
Quyền chọn
(Options)
2.2.3. Quyền chọn

Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên (người mua và
người bán) trong đó cho người mua quyền (nhưng không
phải là nghĩa vụ) để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào
một ngày trong tương lai với giá được thỏa thuận vào ngày
hôm nay.
2.2.3. Quyền chọn

• Quyền, không phải nghĩa vụ.

• Quyền chọn mua (Call): quyền để mua tài sản cơ sở.

• Quyền chọn bán (Put): quyền để bán tài sản cơ sở.

• Người mua quyền chọn (Buyer) = Người nắm giữ (holder) =


Vị thế mua (quyền để thực hiện)

• Người bán quyền chọn (Seller) = Người soạn thảo (writer) =


Vị thế bán
2.2.3. Quyền chọn
Ví dụ:

• Một voucher cho phép bạn mua một món hàng ở một mức
giá đặc biệt vào bất cứ lúc nào cho đến ngày đáo hạn cũng
là một quyền chọn.

• Giả sử bạn dự định mua một tấm vé máy bay. Chỉ với hơn
$75, bạn có thể có được quyền hủy vé cho đến phút cuối
cùng. Nếu bạn trả mức $75 phụ trội để có được quyền hủy
vé, bạn đã mua một quyền chọn.
a. Sự hình thành và phát triển của thị trường quyền chọn

- Đầu tiên thập niên 1900, một nhóm các công ty gọi là
Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn
mua và quyền chọn bán đã thành lập thị trường quyền
chọn.

- Có tính chất là một thị trường OTC nên tồn tại nhiều
khuyết điểm.
✓ Không có tính thanh khoản;
✓ Rủi ro tín dụng rất cao;
✓ Phí giao dịch lớn.
a. Sự hình thành và phát triển của thị trường quyền chọn

- Năm 1973, CBOT cho ra đời Sàn giao dịch quyền chọn tập
trung, gọi là CBOE (Chicago Board of Exchange).

- Giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/4/1973. Các hợp
đồng quyền chọn bán đầu tiên được đưa vào giao dịch trong
tháng 6/1977.
a. Sự hình thành và phát triển của thị trường quyền chọn

- CBOE đã bổ sung một trung tâm thanh toán đảm bảo cho
người mua rằng người bán sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo
hợp đồng. Vì vậy, người mua quyền chọn không còn phải lo
lắng về rủi ro không thực hiện hợp đồng của người bán.

Điều này khiến quyền chọn trở nên hấp dẫn hơn đối với
công chúng.
a. Sự hình thành và phát triển của thị trường quyền chọn
a. Sự hình thành và phát triển của thị trường quyền chọn
a. Sự hình thành và phát triển của thị trường quyền chọn
b. Các khái niệm quan trọng trong quyền chọn

Phí quyền
chọn
01 03 05
02
Giá Ngày Quyền
đáo hạn chọn kiểu
thực hiện
04 Mỹ
Quyền
chọn kiểu
châu Âu
b. Các khái niệm quan trọng trong quyền chọn

- Giá thực hiện (Exercise price = strike price): mức giá cố


định mà người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện quyền
(mua hoặc bán tài sản cơ sở).

- Ngày đáo hạn (Expiration date).

- Phí quyền chọn (Premium): Số tiền người mua quyền chọn


phải trả cho người bán quyền chọn.
b. Các khái niệm quan trọng trong quyền chọn

- Quyền chọn kiểu Mỹ (American options): có thể được thực


hiện tại bất kỳ thời gian nào cho đến ngày đáo hạn.

- Quyền chọn kiểu châu Âu (European options): chỉ có thể


được thực hiện vào ngày đáo hạn.

- Quy mô hợp đồng (Lot size).


Ví dụ về quyền chọn

Giá quyền chọn mua cổ phiếu Google trên CBOE


15/6/2010, Giá cổ phiếu – mua: 497.07, bán 497.25
Giá thực Jul 2010 Jul 2010 Sep 2010 Sep 2010 Dec 2010 Dec 2010
hiện Mua Bán Mua Bán Mua Bán

460 43.30 44.00 51.90 53.90 63.40 64.80

480 28.60 29.00 39.70 40.40 50.80 52.30

500 17.00 17.40 28.30 29.30 40.60 41.30

520 9.00 9.30 19.10 19.90 31.40 32.00

540 4.20 4.40 12.70 13.00 23.10 24.00

560 1.75 2.10 7.40 8.40 16.80 17.70


Ví dụ về quyền chọn

Giá quyền chọn bán cổ phiếu Google trên CBOE


15/6/2010, Giá cổ phiếu – mua: 497.07, bán 497.25
Giá thực Jul 2010 Jul 2010 Sep 2010 Sep 2010 Dec 2010 Dec 2010
hiện Mua Bán Mua Bán Mua Bán

460 6.30 6.60 15.70 16.20 26.00 27.30

480 11.30 11.70 22.20 22.70 33.30 35.00

500 19.50 20.00 30.90 32.60 42.20 43.00

520 31.60 33.90 41.80 43.60 52.80 54.50

540 46.30 47.20 54.90 56.10 64.90 66.20

560 64.30 66.70 70.00 71.30 78.60 80.00


c. Giá trị của quyền chọn

• Trước ngày đáo hạn: Call Put

• Cao giá (In-the-money) St > X St < X

• Ngang giá (At-the-money) St = X St = X

• Kiệt giá (Out-of-the-money) St < X St > X


Ví dụ:
• Amy bán cho Bob một quyền chọn mua kiểu châu Âu trên cổ
phiếu của Compaq, đáo hạn trong tháng 10
• Giả sử, giá cổ phiếu Compaq hiện đang được giao dịch ở $32.5
• Giá thực hiện = $35
• Phí quyền chọn = $3
• Trong tháng 10, giả sử: ST=30 ST=40
Tổng số tiền chi trả [lời/lỗ]:
Amy: 0 [3] -5 [-2]
Bob: 0 [-3] 5 [2]
c. Giá trị của quyền chọn

• Giá trị thực (Intrinsic value) là lợi nhuận có thể có được nếu
quyền chọn được thực hiện ngay lập tức.

• Quyền chọn mua: Giá giao ngay TS cơ sở - Giá thực hiện.

• Quyền chọn bán: Giá thực hiện – Giá giao ngay TS cơ sở.

• Giá trị thời gian (Time value) là sự khác biệt giữa giá quyền
chọn và giá trị thực.
c. Giá trị của quyền chọn
Payoff

• Mua quyền chọn mua ST


X

• Bán quyền chọn mua

• Mua quyền chọn bán

• Bán quyền chọn bán


Các vị thế quyền chọn
• Long call
• Long put
• Short call
• Short put
• Long call
Profit from buying one European call option: option
price = $5, strike price = $100, option life = 2 months

30 Profit ($)

20

10 Terminal
70 80 90 100 stock price ($)
0
-5 110 120 130
• Short Call

Profit from writing one European call option: option


price = $5, strike price = $100

Profit ($)
5 110 120 130
0
70 80 90 100 Terminal
-10 stock price ($)

-20

-30
• Long Put
Profit from buying a European put option: option price
= $7, strike price = $70

30 Profit ($)

20

10 Terminal
stock price ($)
0
40 50 60 70 80 90 100
-7
• Short Put
Profit from writing a European put option: option price
= $7, strike price = $70

Profit ($)
Terminal
7
40 50 60 stock price ($)
0
70 80 90 100
-10

-20

-30
Lợi nhuận từ quyền chọn
Vị thế quyền chọn trong mỗi trường hợp là gì?

X = Strike price, ST = Price of asset at maturity

Payoff Payoff

X
X ST ST
Payoff
Payoff
X
X ST ST
Cổ tức và chia tách cổ phiếu

Giả sử bạn sở hữu N quyền chọn với giá thực hiện X:

• Không có sự điều chỉnh nào đối với cổ tức bằng tiền mặt

• Khi có sự chia tách cổ tức theo tỷ lệ n:m

• Giá thực hiện sẽ giảm xuống mX/n

• Số lượng quyền chọn sẽ tăng lên nN/m

• Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tương tự như chia tách cổ tức
Cổ tức và chia tách cổ phiếu

• Xem xét một quyền chọn mua 100 cổ phiếu với giá thực
hiện $20/cp

• Cho biết sự thay đổi nếu:

oChia tách cổ tức với tỷ lệ 2:1?

oTrả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%?


d. So sánh hợp đồng tương lai và quyền chọn

TIÊU CHÍ HĐTL QUYỀN CHỌN

Nghĩa vụ của người Có, để thực hiện Không, có thể thực hiện hoặc
mua hợp đồng không
Thực hiện hợp Vào ngày đáo Bất kỳ thời điểm nào trước ngày
đồng hạn đáo hạn (QC kiểu Mỹ)
Rủi ro Cao Hạn chế

Thanh toán trước Không có Trả dưới hình thức phí quyền chọn

Mức độ lãi/lỗ Không giới hạn Không giới hạn lãi nhưng giới hạn
lỗ
2.2.3. Quyền chọn
Ghi nhớ
- Mua quyền (không phải nghĩa vụ).

- Quyền chọn mua và Quyền chọn bán.

- Giá thực hiện.

- Phí quyền chọn.

- Quyền chọn kiểu Mỹ và kiểu châu Âu.


Hoán đổi
(Swaps)
2.2.4. Hoán đổi
a. Khái niệm

Hợp đồng hoán đổi là các thỏa thuận OTC để trao đổi
một chuỗi các dòng tiền theo các điều khoản được xác
định trước.
2.2.4. Hoán đổi

- Một HĐKH có thể xem như một ví dụ đơn giản của hoán đổi.

- Giả sử vào ngày 1/3/2012, một công ty tham gia một HĐKH để
mua 100 ounce vàng với giá $1.200 mỗi ounce trong 1 năm.

- Ngay khi họ nhận được vàng vào thời điểm kết thúc hợp đồng kỳ
hạn, họ có thể bán vàng để thu về dòng tiền.

 Tương đương một hoán đổi: công ty đồng ý rằng vào ngày
1/3/2012, công ty trả $120.000 và nhận 100S (S là giá thị trường
của 1 ounce vàng tại thời điểm kết thúc hợp đồng kỳ hạn).
2.2.4. Hoán đổi

- Tài sản cơ sở có thể là lãi suất, tỷ giá hối đoái, cổ phần, giá
cả hàng hóa, hoặc bất kỳ chỉ số khác.

- Thông thường, hoán đổi được thiết lập trong thời gian dài
hơn so với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai.
b. Đặc đểm của hoán đổi

- Ngày bắt đầu.

- Ngày kết thúc.

- Ngày thanh toán là ngày mà việc thanh toán được thực


hiện.

- Kỳ thanh toán là khoản thời gian giữa các lần thanh toán.
b. Đặc đểm của hoán đổi

- Không có các khoản thanh toán trước bằng tiền mặt từ


một bên này cho bên kia.

- Rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ (credit risk).

- Mỗi hoán đổi được cụ thể hóa bởi một số tiền giao dịch
được gọi là vốn khái toán (notional principal).
c. Các loại hoán đổi

Có tất cả bốn loại hoán đổi cơ bản dựa trên tài sản cơ sở:

1. Hoán đổi tiền tệ;

2. Hoán đổi lãi suất;

3. Hoán đổi chứng khoán;

4. Hoán đổi hàng hóa.


Hoán đổi lãi suất

Hoán đổi lãi suất là một chuỗi các thanh toán tiền lãi giữa hai
phía. Mỗi tập hợp thanh toán được dựa trên lãi suất cố định
hoặc thả nổi.

Hoán đổi vanilla thuần nhất:

Fixed rate

A B
Floating rate
Hoán đổi lãi suất

- Ví dụ 1:
• Công ty XYZ thực hiện một hoán đổi với số vốn khái toán là 50 triệu
đôla với ABSwaps. Ngày bắt đầu là 15/12. ABSwaps thanh toán cho
cho XYZ dựa trên lãi suất LIBOR 90 ngày vào 15 của các tháng Ba,
Sáu, Chín và Mười Hai trong một năm.

• Kết quả thanh toán được xác định dựa trên lãi suất LIBOR vào thời
điểm đầu kỳ thanh toán còn việc thanh toán được thực hiện vào cuối kỳ
thanh toán.

• XYZ sẽ trả cho ABSwaps một khoản thanh toán cố định theo lãi
suất 7,5% một năm. Tiền lãi thanh toán sẽ được tính toán dựa trên số
ngày đếm chính xác giữa hai ngày thanh toán và giả định rằng một năm
có 360 ngày.
Hoán đổi lãi suất
- Ví dụ 1:

Dòng tiền vào


của XYZ
Hoán đổi lãi suất

- Ví dụ 2:

• Một thỏa thuận bởi Microsoft và Intel để nhận LIBOR 6-


tháng & trả tỷ lệ cố định 5%/ năm mỗi 6 tháng cho 3 năm
trên vốn khái toán $100 triệu.

Biết lãi suất LIBOR cho như bảng sau, tính dòng tiền của
Microsoft?
Hoán đổi lãi suất

- Ví dụ 2:
Dòng tiền của Microsoft

Ngày LIBOR Dòng tiền thả Dòng tiền cố Dòng tiền


nổi định ròng
5/3/2012 4.20%
5/9/2012 4.80%
5/3/2013 5.30%
5/9/2013 5.50%
5/3/2014 5.60%
5/9/2014 5.90%
5/3/2015
Hoán đổi lãi suất

- Ví dụ 2:
Dòng tiền của Microsoft

Ngày LIBOR Dòng tiền thả Dòng tiền cố Dòng tiền


nổi định ròng
5/3/2012 4.20%
5/9/2012 4.80% +2.10 −2.50 −0.40
5/3/2013 5.30% +2.40 −2.50 −0.10
5/9/2013 5.50% +2.65 −2.50 + 0.15
5/3/2014 5.60% +2.75 −2.50 +0.25
5/9/2014 5.90% +2.80 −2.50 +0.30
5/3/2015 +2.95 −2.50 +0.45
Các loại hoán đổi lãi suất điển hình

• Chuyển đổi một khoản nợ từ:

➢ lãi suất cố định với lãi suất thả nổi;

➢ lãi suất thả nổi thành lãi suất cố định.

• Chuyển đổi khoản đầu tư từ:

➢ lãi suất cố định với lãi suất thả nổi;

➢ lãi suất thả nổi thành lãi suất cố định.


Hoán đổi khoản nợ giữa Intel and Microsoft (MS)

5%

5.2%
Intel MS
LIBOR+0.1%
LIBOR
Hoán đổi khoản nợ giữa Intel and Microsoft (MS)
- Giả sử rằng Microsoft có một khoản vay 100 triệu đô la với lãi suất
LIBOR cộng với 10 điểm cơ bản.
- Microsoft có thể sử dụng hoán đổi với Intel ở trên để chuyển một
khoản vay lãi suất thả nổi thành một khoản vay lãi suất cố định.
- Sau khi tham gia vào giao dịch hoán đổi, MS có ba dòng tiền sau:
1. MS trả LIBOR cộng 0,1% cho người cho vay bên ngoài.
2. MS nhận LIBOR theo các điều khoản của hoán đổi.
3. MS trả 5% theo các điều khoản của hoán đổi.
 Ba dòng tiền này tạo ra khoản thanh toán lãi suất là 5,1%.
Hoán đổi khoản nợ giữa Intel and Microsoft (MS)
- Intel có một khoản vay 3 năm trên 100 triệu đô la với lãi suất 5,2%.
- Intel có thể sử dụng hoán đổi với Microsoft ở trên để chuyển một
khoản vay lãi suất cố định thành một khoản vay lãi suất thả nổi.
- Sau khi tham gia vào giao dịch hoán đổi, Intel có ba dòng tiền sau:
1. Trả 5,2% cho người cho vay bên ngoài.
2. Nhận 5% theo các điều khoản của hoán đổi.
3. Trả LIBOR theo các điều khoản của hoán đổi.
 Ba dòng tiền này tạo ra khoản thanh toán lãi suất của Intel là
LIBOR+0,2%
Hoán đổi nợ
Có sự tham gia của tổ chức tín dụng

4.985% 5.015%

5.2%
Intel F.I. MS
LIBOR+0.1
LIBOR LIBOR %

Tổ chức tài chính có hai giao dịch hoán đổi bù trừ.


Intel và Microsoft (MS) hoán đổi tài sản
Hoán đổi cũng có thể được sử dụng để chuyển đổi bản chất
của tài sản, từ một tài sản có lãi suất cố định thành một tài sản
có lãi suất thả nổi và ngược lại.
- Microsoft sở hữu 100 triệu đô la trái phiếu sẽ cung cấp lãi suất
4,7% mỗi năm trong 3 năm tới.
- Intel có khoản đầu tư 100 triệu đô la tạo ra LIBOR trừ 20 điểm
cơ bản. 5%
4.7%
Intel MS
LIBOR-0.2%

LIBOR
Hoán đổi tài sản
Có sự tham gia của tổ chức tín dụng

4.985% 5.015%
4.7%
Intel F.I. MS
LIBOR-0.2%
LIBOR LIBOR
Hoán đổi tận dụng lợi thế so sánh

•AAACorp muốn vay với lãi suất thả nổi.

•BBBCorp muốn vay với lãi suất cố định.

•Khoản vay $10 triệu trong 5 năm.

Fixed Floating
AAACorp 4.0% 6 month LIBOR − 0.1%
BBBCorp 5.2% 6 month LIBOR + 0.6%
Hoán đổi tận dụng lợi thế so sánh

4.35%
4%
AAACorp BBBCorp
LIBOR+0.6%

LIBOR
Hoán đổi tận dụng lợi thế so sánh
Có sự tham gia của tổ chức tín dụng

4.33% 4.37%
4%
AAACorp F.I BBBCorp
. LIBOR+0.6%
LIBOR LIBOR
Hoán đổi tiền tệ
Hoán đổi tiền tệ là một chuỗi các thanh toán giữa hai bên
mà cả hai tập hợp thanh toán đều dựa trên những đồng tiền
khác nhau.
Hoán đổi tiền tệ
Có tất cả bốn loại hoán đổi tiền tệ:

1. Thanh toán cả hai đồng tiền theo lãi suất cố định;

2. Cả hai khoản thanh toán theo lãi suất thả nổi;

3. Thanh toán đồng tiền đầu tiên theo lãi suất thả nổi và
đồng tiền thứ hai theo lãi suất cố định;

4. Thanh toán đồng tiền đầu tiên theo lãi suất cố định và
đồng tiền thứ hai theo lãi suất thả nổi.
Hoán đổi tiền tệ
Thỏa thuận thanh toán 5% trên khoản tiền gốc
£10.000.000 & nhận 6% trên số tiền gốc $18.000.000 mỗi
năm trong 5 năm.
Hoán đổi vốn gốc
- Trong một giao dịch hoán đổi lãi suất, tiền gốc không
được trao đổi.

- Trong một giao dịch hoán đổi tiền tệ, tiền gốc thường
được trao đổi vào đầu và cuối vòng đời của hoán đổi.
Dòng tiền của hoán đổi tiền tệ

Date Dollar Cash Sterling cash


Flows flow
(millions) (millions)
Feb 1, 2011 -18.0 +10.0
Feb 1, 2012 +1.08 −0.50
Feb 1, 2012 +1.08 −0.50
Feb 1, 2014 +1.08 −0.50
Feb 1, 2015 +1.08 −0.50
Feb 1, 2016 +19.08 −10.50
Các loại hoán đổi ngoại tệ điển hình
- Chuyển đổi một khoản nợ bằng đơn vị tiền tệ này thành
khoản nợ bằng đơn vị tiền tệ khác.

- Chuyển đổi một khoản đầu tư vào một loại tiền tệ này thành
một khoản đầu tư vào một loại tiền tệ khác.
Hoán đổi tiền tệ
d. So sánh hoán đổi và hợp đồng tương lai

- Hợp đồng tương lai


• Tiêu chuẩn hóa;
• Giao dịch trên sở giao dịch;
• Kỳ hạn ngắn.
- Hoán đổi
• Linh hoạt điều chỉnh theo thỏa thuận giữa các bên;
• Quy định ít, riêng tư;
• Kỳ hạn linh hoạt.
e. Hạn chế của hoán đổi
• Khó khăn trong tìm kiếm đối tác.

• Đáp ứng các nhu cầu cụ thể.

• Chi phí, thời gian; những người hỗ trợ.

• Thiếu “tính thanh khoản”; khó khăn để từ bỏ/ giao dịch/


thay đổi mà không cần sự đồng ý của bên kia.

• Rủi ro tín dụng của đối tác.


2.2.4. Hoán đổi
Ghi nhớ

- Trao đổi dòng tiền;

- OTC;

- Vốn khái toán;

- Rủi ro tín dụng.


Kết thúc chương 2.

You might also like