You are on page 1of 91

HỌC PHẦN

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
Chương 3: ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

3.1 Khái niệm

3.2 Định giá trái phiếu

3.3 Định giá cổ phiếu


3.1 Khái niệm
Chứng khoán
Là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán
được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu
điện tử.

Trái phiếu Cổ phiếu Chứng chỉ Chứng khoán


quỹ đầu tư phái sinh
3.1.1.1. Trái phiếu
Giấy nhận nợ do người vay phát hành, xác nhận số nợ phải trả
trong một thời gian nhất định theo một lãi suất cố định

Trái phiếu có: Trái chủ:


- Mệnh giá - Được nhận lợi tức
- Lãi suất - Được nhận vốn gốc bằng mệnh giá
- Thời hạn khi đáo hạn
- Kỳ trả lãi - Được ưu tiên trả nợ trước cổ đông
- Giá phát hành khi công ty phá sản.
- Không được quyền tham gia vào
* Trái phiếu có rủi
hoạch định chính sách công ty,
ro và có thể chuyển không có quyền kiểm soát công ty
nhượng được.
Hình ảnh một số loại trái phiếu
Hình ảnh một số loại trái phiếu
Hình ảnh một số loại trái phiếu
Hình ảnh một số loại trái phiếu
Hình ảnh một số loại trái phiếu
Hình ảnh một số loại trái phiếu
3.1.1.1. Trái phiếu
Phân loại
3.1.1.2. Cổ phiếu
Xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối
với một phần vốn của tổ chức phát hành. Cổ phiếu được gọi
là chứng khoán vốn và chủ sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông

Cổ phiếu phổ thông Cổ phiếu ưu đãi


Hình ảnh cổ phiếu ở Việt Nam
Hình ảnh cổ phiếu ở Việt Nam
Hình ảnh cổ phiếu ở Việt Nam
Hình ảnh cổ phiếu ở Việt Nam
Hình ảnh cổ phiếu ở Việt Nam
Hình ảnh cổ phiếu ở nước ngoài
Cổ phiếu Baltimore and Ohio Railroad ở Mỹ, phát
hành năm 1903
Hình ảnh cổ phiếu ở nước ngoài
Cổ phiếu ngày 26/9/1606 của công ty Đông Ấn
Hà Lan
Cổ phiếu phổ thông
Còn gọi là cổ phiếu thường, là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần
thường, xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ
phần. Người mua cổ phiếu thường trở thành cổ đông thường.

Đặc điểm: Cổ đông:


- Không có kỳ hạn và - Được nhận cổ tức
không được hoàn lại - Được quyền mua trước cổ
vốn. phiếu mới.
- Cổ tức tùy thuộc vào kết - Được quyền bỏ phiếu.
- Là người cuối cùng được
quả sản xuất kinh doanh
hưởng giá trị còn lại của tài
của doanh nghiệp, do đó
sản thanh lý khi công ty phá
không cố định. sản
Cổ phiếu ưu đãi
Là một giấy chứng nhận cổ đông được ưu tiên so với cổ đông
thường về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về quyền hạn đối
với công ty góp vốn.

Giống cổ phiếu thường Giống trái phiếu


- Là chứng khoán vốn Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi
- Không có kỳ hạn và được ấn định theo một tỷ
không hoàn vốn. lệ cố định trên mệnh giá.
Các loại giá trị của cổ phiếu

Giá trị nội tại Là giá


Mệnh giá là giá trị trị thực của một chứng
danh nghĩa được ghi khoán ở thời điểm hiện
trên tờ cổ phiếu tại phụ thuộc vào mô
Thị giá là giá trị mà cổ hình định giá.
phiếu đó đang được mua Giá trị sổ sách (thư giá) được tính
bán trên thị trường.
từ số liệu trên bảng cân đối kế toán
- Phụ thuộc vào quan hệ của công ty theo những nguyên
cung cầu về cổ phiếu, có tắc, phương pháp và chuẩn mực
thể thay đổi hàng giờ, hạch toán kế toán theo quy định, vì
hàng ngày, hoặc ổn định
vậy thư giá được sử dụng để so
trong thời gian ngắn.
sánh giá trị cổ phiếu của các công
ty.
3.1.1.3. Chứng chỉ quỹ đầu tư
Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà
đầu tư đối với một phần vốn góp của Quỹ đại chúng

CCQ do Quỹ đại chúng CCQ do Quỹ thành


phát hành viên phát hành

Quỹ đóng Quỹ mở


phát hành phát hành
Chứng chỉ quỹ do Quỹ đại chúng phát
hành
Vận hành quỹ mở
Vận hành quỹ đóng
Chứng chỉ quỹ do Quỹ thành viên phát
hành
• Quỹ thành viên: Tối đa 30 thành viên là pháp
nhân.
• Chứng chỉ quỹ không được phát hành rộng rãi
• Ở Việt Nam:
- Quỹ đầu tư Việt Nam VIF
- Quỹ thành viên Việt – Nhật FPT
- Quỹ Đầu tư giá trị Bảo Việt (BVIF)…
Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ

• Điểm giống nhau: Đều là bằng chứng xác nhận


quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn
góp và đặc biệt có thể niêm yết trên TTCK để
giao dịch
Phân biệt Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ
3.1.1.4. Chứng khoán phái sinh
Là những hợp đồng tài chính mà giá trị của nó được
xác định dựa vào giá trị của một công cụ khác, thường
gọi là công cụ cơ sở.
Công cụ cơ sở: Hàng hóa (nông sản, kim loại,…); Công
cụ tài chính (cổ phiếu, trái phiếu,…); khác (thời tiết,…)
Ví dụ:
Một hợp đồng quyền chọn mua 100 cổ phiếu của Nokia tại mức
giá 50 EUR vào tháng 9-2006. Công cụ cơ sở là cổ phiếu Nokia.
Một hợp đồng tương lai mua trái phiếu chính phủ Đức thời hạn
10 năm trị giá 10 triệu EUR, công cụ cơ sở là trái phiếu chính
phủ Đức.
Chứng khoán phái sinh

Quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên


tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán
và/hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức
giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm
nhất định trong tương lai.
Ông A thỏa thuận sẽ mua Giá thị Ông A và B thực hiện
100 CP của ông B kỳ hạn 1 trường mua bán tại mức giá
Cổ 20.000đ/CP dù giá thị
tháng với mức giá 22.000
phiếu 20.000đ/CP đ/CP trường 22.000đ/CP

Ông A Ông B Ông A 1 tháng sau Ông B


Thỏa thuận giá
20.000đ/CP thỏa thuận
Mua với Bán với
mức giá mức giá
20.000đ/CP 20.000đ/CP

Cổ
phiế
u

Ngày 1/6 Ngày 30/6


Các loại chứng khoán phái sinh

Hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên
thị trường Việt Nam, cụ thể là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30) và Hợp đồng tương
lai trên trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5 năm). Các sản phẩm này được lựa chọn trước tiên do tính
chất sản phẩm đơn giản, tài sản cơ sở đều là các công cụ có độ rủi ro thấp và có tính đại diện cao
Hợp đồng kỳ hạn
Là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài
sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được
xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.
Hợp đồng tương lai

• Là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết


và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
• Là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một
giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá
được xác định trước.
Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng có quyền (nhưng
không có nghĩa vụ) mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một
thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định
trước.
Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.
Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận
giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các
công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ
thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ
thể.
3.2 Định giá Trái phiếu
3.2 Định giá Trái phiếu

Tại sao Ra quyết


phải định định
giá trái đầu tư
phiếu?

Ra quyết
định
huy động nợ
vay dài hạn
3.2 Định giá Trái phiếu
Định giá: Xác định giá trị hiện tại của trái phiếu.
Loại trái phiếu được định giá: Trái phiếu có thời
hạn và có lãi suất cố định
Cơ sở định giá: Dòng thu nhập do trái phiếu mang
lại trong tương lại
Mô hình định giá: Mô hình giá trị hiện tại, nghĩa là
giá trị của trái phiếu được xác định bằng tổng hiện giá
của toàn bộ thu nhập do trái phiếu mang lại trong thời
hạn hiệu lực của trái phiếu.
3.2 Định giá Trái phiếu
Các bước định giá trái phiếu

Bước 1: Xác định dòng thu nhập do trái phiếu tạo ra


trong tương lai

Bước 2: Xác định lãi suất chiết khấu kỳ vọng của nhà
đầu tư

Bước 3: Xác định hiện giá dòng thu nhập trong


tương lai của trái phiếu theo mức lãi suất chiết
khấu kỳ vọng của nhà đầu tư
3.2 Định giá Trái phiếu

Trái phiếu được định giá:


- Có thời hạn
- Có lãi suất cố định

Trái phiếu chiết khấu Trái phiếu trả lãi định kỳ


3.2 Định giá Trái phiếu

Để tiến hành định giá, ta cần các yếu tố sau:


• C: Mệnh giá của trái phiếu
• n: Tổng số kỳ hạn còn lại của trái phiếu
• i: Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu
• Ij: Tiền lãi nhận được ở kỳ thứ j
• rd: Tỷ suất định giá trái phiếu trên thị trường/kỳ (tỷ suất
lợi tức khi đáo hạn của trái phiếu, tỷ suất lợi tức yêu cầu
của nhà đầu tư)
• P0: Hiện giá của trái phiếu
3.2.1. Định giá trái phiếu chiết khấu
• Là trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá

• Khi đáo hạn trái chủ sẽ được nhận số tiền đúng bằng
mệnh giá.

• Vì vậy, thu nhập trong tương lai mà trái phiếu mang


lại chỉ duy nhất là mệnh giá (C) khi trái phiếu đáo
hạn, nên:

P0 = PV(C)
3.2.1. Định giá trái phiếu chiết khấu

• Công thức định giá:


3.2.1. Định giá trái phiếu chiết khấu

Ví dụ: Công ty ABC phát hành trái phiếu chiết


khấu có thời hạn 5 năm và mệnh giá là 1.000.000
đồng, tỷ suất lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư là
12%. Công ty ABC có thể bán trái phiếu với giá
bao nhiêu là hợp lý?
3.2.2. Định giá trái phiếu trả lãi định kỳ
• Là loại trái phiếu mà người sở hữu sẽ được hưởng lãi cố định,
hàng kỳ theo lãi suất công bố

• Kỳ lĩnh lãi: Có thể là 6 tháng hoặc 1 năm

• Ngày đáo hạn: Được hoàn lại vốn gốc bằng với mệnh giá.

• Thời điểm định giá: Tại kỳ lĩnh lãi

• Dòng thu nhập do trái phiếu tạo ra trong tương lai gồm: Tiền
lãi mỗi kỳ (I) và mệnh giá (C), nên:

P0 = PV(I) + PV(C)
3.2.2. Định giá trái phiếu trả lãi định kỳ

• Công thức định giá:


• Hay công thức rút gọn:


3.2.2. Định giá trái phiếu trả lãi định kỳ
Ví dụ: Doanh nghiệp A đầu tư TP chính phủ, có:
- Mệnh giá 100.000 đồng - Lãi suất 8.5%
- Thời hạn: 5 năm
- Ngày phát hành: 21/10/2017
- Ngày đến hạn:21/10/2022
Hỏi giá trái phiếu là bao nhiêu, nếu:
1/ Trái phiếu trả lãi định kỳ hàng năm và định giá vào ngày
21/10/2018.
2/ Trái phiếu trả lãi định kỳ 6 tháng và định giá vào ngày
21/4/2018
Biết rằng tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư yêu cầu là 12%
3.2.3. Sự ảnh hưởng của thời gian sống và
lãi suất kỳ vọng đến giá trái phiếu
Ví dụ: Một nhà đầu tư đang sở hữu trái phiếu do công ty SSI
phát hành, trái phiếu mệnh giá 1.000.000 đồng, kỳ hạn 15 năm,
lãi suất danh nghĩa 10%/năm. Hãy tính giá của trái phiếu tại ba
mức lãi suất thị trường là 8%, 10% và 12% cho các trường hợp
sau:

• Trường hợp 1: Trái phiếu đã lưu hành 5 năm

• Trường hợp 2: Trái phiếu đã lưu hành được 10 năm

• Trường hợp 3: Trái phiếu đã lưu hành được 14 năm


Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng
dưới:
3.2.3. Sự ảnh hưởng của thời gian sống và
lãi suất kỳ vọng đến giá trái phiếu
- Nếu lãi suất thị trường < lãi suất danh nghĩa của TP: Giá
của trái phiếu > mệnh giá và thời gian còn lại của TP càng dài
thì giá trái phiếu càng tăng
- Nếu lãi suất thị trường = lãi suất danh nghĩa của TP:
Giá trái phiếu = mệnh giá và thời gian còn lại của trái phiếu
không tác động đến giá của trái phiếu
- Nếu lãi suất thị trường > lãi suất danh nghĩa của TP: Giá
trái phiếu < mệnh giá và thời gian còn lại của trái phiếu càng
dài thì giá trái phiếu càng giảm
Bài tập tình huống
Công ty cổ phần X đã phát hành một loại trái phiếu có mệnh giá
là 1.000.000 đồng, thời hạn 5 năm, lãi suất trái phiếu là
10%/năm, mỗi năm trả lãi một lần vào cuối năm. Trái phiếu đó
lưu hành 2 năm. Hiện trái phiếu đang được rao bán với giá là
1.100.000 đồng.
1. Một nhà đầu tư dự tính đầu tư vào trái phiếu trên và nắm giữ
đến khi đáo hạn, tỷ suất sinh lời đòi hỏi là 9%/năm. Vậy,
người đó có nên mua trái phiếu với giá đang rao bán không?
2. Nếu nhà đầu tư chỉ có ý định nắm giữ 2 năm rồi bán đi với
giá ước tính là 1.150.000 đồng. Với tỷ suất sinh lời đòi hỏi là
9% thì giá mua nên là bao nhiêu?
3.3 Định giá cổ phiếu
3.3 Định giá cổ phiếu
Ở góc độ đầu tư:
Tại sao Xác định giá trị lý thuyết để:
phải định - Giảm yếu tố cảm xúc trong
giá cổ hoạt động đầu tư.
phiếu? - Tạo một căn cứ cho việc ra
quyết định: Mua hay bán
- Thúc đẩy quá trình ra quyết
định

Ở góc độ công ty:


- Xác định giá trị lý thuyết
của công ty
- Xác định chi phí huy động
vốn bằng cách phát hành cổ
phiếu
3.3 Định giá cổ phiếu

Các mô hình định giá cổ phiếu

Mô hình chiết Theo Theo


khấu dòng cổ tức tỷ số P/E tỷ số P/S
3.3.1. Định giá cổ phiếu theo mô hình
chiết khấu dòng cổ tức
• Là phương pháp ước tính giá trị cổ phiếu dựa trên độ
lớn của dòng cổ tức mà công ty có thể mang lại cho
NĐT trong tương lai, được hiện tại hóa về một thời
điểm xác định. Giá trị ước tính này chỉ có giá trị tại
một thời điểm xác định.

• Với phương pháp này việc định giá cổ phiếu chịu sự


chi phối của các phán đoán, giả định về triển vọng
phát triển của công ty => Đi kèm với phương pháp
này phải có một thuyết dự đoán.
3.3.1.1. Định giá cổ phiếu ưu đãi
Đặc điểm CPUĐ:
- Ưu tiên trả cổ tức trước cổ phiếu thường với tỷ lệ cố định
hàng năm.
- Không xác định ngày đáo hạn
- Không có quyền quản lý công ty
- Cổ tức CPUĐ cố định và kéo dài mãi mãi (giả sử công ty
không bị phá sản)
=> Dòng tiền thu nhập từ cổ phiếu ưu đãi là dòng tiền (cổ
tức) đều vô hạn.
3.3.1.1. Định giá cổ phiếu ưu đãi

Giá cổ phiếu ưu đãi được xác định theo công thức sau:

Công thức rút gọn:

P0: Giá trị hiện tại của cổ phiếu ưu đãi


I: Cổ tức hàng năm của cổ phiếu ưu đãi
rp: Lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư
3.3.1.1. Định giá cổ phiếu ưu đãi

Ví dụ:

Cổ phiếu ưu đãi của công ty HAP hiện đang được bán


với giá 110.000 đồng/CP. Hàng năm, công ty chi trả cổ
tức cho cổ đông với tỷ lệ 10% trên mệnh giá. Với tỷ suất
sinh lời đòi hỏi là 14%. Giả sử mệnh giá của CPUD là
100.000 đồng. Giá của cổ phiếu ưu đãi là bao nhiêu?
3.3.1.2. Định giá cổ phiếu thường

Đặc điểm CPT:

- Được chi trả cổ tức sau cổ phiếu ưu đãi.

- Cổ tức phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh


doanh và chính sách chi trả cổ tức của công ty.

- Không xác định ngày đáo hạn

- Có quyền quản lý công ty


3.3.1.2. Định giá cổ phiếu thường

• Giả định người sở hữu cổ phiếu thường được


nhận cổ tức trong n kỳ và sau đó bán ngay
theo giá Pn
3.3.1.2. Định giá cổ phiếu thường
• Công thức định giá:

P0: Giá trị hiện tại cổ phiếu (giá lý thuyết)


Ij: Cổ tức dự tính chia ở năm thứ j
re: Tỷ suất sinh lời mong muốn của nhà đầu tư
Pn: Giá bán dự kiến ở cuối năm thứ n
3.3.1.2. Định giá cổ phiếu thường

Ví dụ:

Một cổ phiếu dự đoán sau 2 năm bán được với giá


49.000 đồng, cổ tức năm 1 thu được 1.100 đồng, năm
2 thu được 1.500 đồng. Tỷ suất sinh lời mong muốn
của nhà đầu tư đối với cổ phiếu này là 12%. Hỏi hiện
tại nhà đầu tư có thể mua với giá bao nhiêu?
3.3.1.2. Định giá cổ phiếu thường

Giả định người sở hữu cổ phiếu thường không dự kiến


thời điểm bán lại cổ phiếu trong tương lai.

ÞDòng thu nhập mà cổ phiếu thường tạo ra chính là


dòng cổ tức kéo dài đến vô hạn (giả sử công ty không
bị phá sản)

ÞGiá cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
doanh và chính sách phân phối cổ tức của công ty.
3.3.1.2. Định giá cổ phiếu thường

• Công thức tổng quát:

P0: Giá trị hiện tại cổ phiếu (giá lý thuyết)


Ij: Cổ tức dự tính chia ở năm thứ j
re: Tỷ suất sinh lời mong muốn của nhà đầu tư
3.3.1.2. Định giá cổ phiếu thường

Để định giá, ta giả định 3 trường hợp như sau:

• Giả định 1: Mô hình không tăng trưởng cổ tức

• Giả định 2: Mô hình tăng trưởng đều

• Giả định 3: Mô hình tăng trưởng nhiều giai


đoạn
Giả định 1: Mô hình không tăng trưởng cổ
tức
Tốc độ tăng trưởng cổ tức g=0, tức cổ tức ổn định
hàng năm là hằng số I và j  ∞ . Ta có:

Hay:
Giả định 1: Mô hình không tăng trưởng cổ
tức

Ví dụ:

Công ty A chi trả cổ tức hằng năm là 1.800 đồng,


biết rằng mức cổ tức này sẽ không đổi cho tới vô
hạn. Tính hiện giá cổ phiếu công ty A nếu tỷ suất
lợi nhuận mong muốn là 15%. Giá cổ phiếu trên là
bao nhiêu?
Giả định 2: Mô hình tăng trưởng đều

Công ty chi trả cổ tức tăng trưởng đều hàng năm


với tốc độ g% (g < re ) và j ∞

=> Cổ tức ở năm sau lớn hơn năm liền trước g%


Ta có công thức tổng quát:
Giả định 2: Mô hình tăng trưởng đều

Công thức rút gọn:

Hay:

Ij: Cổ tức được chia ở năm thứ j


g: Tốc độ tăng trưởng cổ tức hàng năm,
với g = ROE x Tỷ lệ thu nhập giữ lại
Giả định 2: Mô hình tăng trưởng đều

Ví dụ

Công ty B chi trả cổ tức hiện tại là 2.500 đồng, tốc


độ tăng trưởng cổ tức hàng năm là 8% và không
đổi cho tới vô hạn. Biết tỷ suất sinh lời đòi hỏi của
nhà đầu tư là 11%.Tính hiện giá cổ phiếu B?
Giả định 3: Mô hình tăng trưởng nhiều giai
đoạn
• Công ty chi trả cổ tức tăng trưởng khác nhau qua nhiều
giai đoạn và j  ∞, cụ thể ta tách công ty thành hai giai
đoạn tăng trưởng:

- Giai đoạn siêu tăng trưởng: Công ty chi trả cổ tức với
tốc độ tăng trưởng g1%/năm, thời gian dự tính n năm đầu.

- Giai đoạn phát triển ổn định: Từ năm (n+1) trở đi, tốc
độ tăng trưởng đều g2%/năm (g2 < r)
Giả định 3: Mô hình tăng trưởng nhiều giai
đoạn
• Với: Pn là giá cổ phiếu ở cuối năm n, ta có:

• Hiện giá được xác định như sau:


Giả định 3: Mô hình tăng trưởng nhiều giai
đoạn

Ví dụ

Cổ phiếu B có thu nhập trên mỗi cổ phần hiện tại là


4.000 đồng, tỷ lệ chia cổ tức 40%. Hiện tại cổ phiếu có
tốc độ tăng trưởng cổ tức là 12%, dự đoán mức tăng
trưởng này sẽ duy trì trong 2 năm tới, sau đó thay đổi
và ổn định ở mức 8% cho tới vô hạn.Tính hiện giá của
cổ phiếu. Biết lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư là 13%.
3.3.1.2. Hạn chế của mô hình chiết khấu
cổ tức
• Không áp dụng được trong trường hợp công ty không chi trả
cổ tức cho cổ đông mà giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư.
• Chưa tính đến yếu tố rủi ro mà chỉ phụ thuộc vào chính sách
phân phối cổ tức của doanh nghiệp
• Muốn định giá cổ phiếu cần phải tính được lãi suất kỳ vọng,
mà lãi suất kỳ vọng của mỗi nhà đầu tư có thể khác nhau.
Thông thường người ta dùng mô hình định giá tài sản CAPM
để xác định lãi suất kỳ vọng vì lợi nhuận thường có mối quan
hệ tỷ lệ thuận với rủi ro.
Các bước xác định lãi suất kỳ vọng của cổ
đông thường theo phương pháp CAPM

Bước 1: Xác định lãi suất phi rủi ro rf, thông thường dùng lãi
suất của trái phiếu Chính phủ.

Bước 2: Xác định lãi suất bình quân trên thị trường r m, trên cơ

sở đó xác định lãi suất đền bù rủi ro thị trường là (r m – rf)

Bước 3: Xác định mức độ rủi ro hệ thống của cổ phiếu công ty


so với rủi ro bình quân của thị trường thông qua hệ số bê-ta
(β)
Theo mô hình CAPM, mối quan hệ giữa
lợi nhuận và rủi ro được diễn tả như sau:

re = rf + βi . (rm – rf)
re: TSSL đòi hỏi của nhà đầu tư đối với chứng khoán i.

rf: Lãi suất phi rủi ro, thông thường được tính bằng lãi suất trái phiếu
dài hạn của Chính phủ.
rm: TSSL kỳ vọng thị trường (danh mục đầu tư thị trường).

βi: Hệ số beta của chứng khoán i

rm - rf: Lãi suất bù rủi ro thị trường.

βi (rm - rf): Lãi suất bù rủi ro của chứng khoán i.


Mô hình CAPM

re = rf + βi . (rm – rf)
Nhận xét:
Nếu β = 0, re = rf: Không có rủi ro trong đầu tư

Nếu β = 1, re = rm: Rủi ro của công ty bằng với rủi ro của thị
trường
Nếu β < 1, re < rm: Rủi ro của công ty thấp hơn rủi ro của thị
trường
Nếu β > 1, re > rm: Rủi ro của công ty cao hơn rủi ro của thị
Mô hình CAPM

Ví dụ

Một công ty vừa chi trả cổ tức 2.000 đồng/cổ phiếu


thường, và theo dự kiến thì tốc độ tăng trưởng cổ tức của
công ty sẽ tăng trưởng đều 5%/năm. Biết lãi suất của trái
phiếu Chính phủ hiện tại là 10%/năm và lãi suất bình quân
của thị trường là 16%/năm. Hãy định giá cổ phiếu trên
trong trường hợp cổ phiếu có hệ số β lần lượt là 1,5 và 0,8.
3.3.2. Định giá cổ phiếu theo tỷ số P/E

Phương pháp P/E là phương pháp dựa trên giá trị


của các doanh nghiệp “tương đương” hoặc “có thể
so sánh” để tìm ra giá trị cổ phiếu của doanh
nghiệp đang cần định giá.

=> P0 = EPS * P/E


P0: Giá hiện tại của cổ phiếu
EPS: Lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phần
P/E có thể tính theo hai cách sau:
Cách 1: Dùng P/E bình quân của toàn ngành công ty đang
hoạt động hoặc lựa chọn một công ty có cổ phiếu giao dịch
rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng
trưởng tương tự như cổ phiếu đang cần định giá.

Ví dụ: Công ty ABC có mức thu nhập dự kiến là 2.000


đồng/cổ phiếu trong năm tới. Tỷ số P/E bình quân ngành là
10 thì giá cổ phiếu công ty là :

P0 = 10 x 2.000 đồng = 20.000 đồng


P/E có thể tính theo hai cách sau:
Cách 2: Dùng P/E của chính công ty đó, thường dùng P/E
nhiều năm trong quá khứ. Cách tính P/E của công ty như sau:

Gọi:

+ y là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại => (1 – y) là tỷ lệ thanh toán cổ tức

+ I1 là cổ tức kỳ vọng của một cổ phiếu ở năm 1

+ E1 là lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cố phần ở năm 1 (EPS 1)


P/E có thể tính theo hai cách sau:
Ta có: Tỷ lệ thanh toán cổ tức:

=> I1= (1-y) E1

Mặt khác, giả sử công ty có tốc độ tăng trưởng cổ tức


hàng năm là g, ta có:
3.3.2. Định giá cổ phiếu theo tỷ số P/E

Ví dụ

Công ty ABC có mức thu nhập dự kiến (EPS) là


2.000 đồng/cổ phiếu trong năm tới, tốc độ tăng
trưởng cổ tức hàng năm là 10% và tỷ lệ lợi nhuận
giữ lại là 50%. Giả sử lãi suất đòi hỏi của cổ đông
là 20%. Tính giá của cổ phiếu được tính?
Hạn chế của mô hình định giá cổ phiếu
theo tỷ số P/E
Giá cố phiếu thường không chính xác do phụ thuộc vào
việc ước lượng lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu
- Rất khó để chọn được P/E phù hợp với công ty và nhà
đầu tư có thể không tin vào P/E bình quân của ngành.
- Sẽ không định giá được khi công ty không chi trả cổ tức
mà giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư (y=100%)
- EPS có thể âm, dẫn đến P/E không còn ý nghĩa.
- P/E có thể bị bóp méo do công tác kế toán.
3.3.3. Định giá cổ phiếu theo tỷ số P/S
Để khắc phục những hạn chế của chỉ tiêu P/E, người ta dùng
P/S ( Giá/Doanh thu) để định giá cổ phiếu, vì:

• Doanh thu có quan hệ mật thiết với lợi nhuận, vì vậy tăng
trưởng doanh số mạnh và bền vững sẽ dẫn đến sự phát triển
của công ty.

• Những thông tin về doanh số thường khó bị thao túng.

• Doanh thu và giá cổ phiếu luôn dương nên P/S sẽ luôn


dương.
3.3.3. Định giá cổ phiếu theo tỷ số P/S

Cách tính P/S:

=> Pt = St+1 * P/S

Pt: Giá cổ phiếu ở thời kỳ t


St+1: Doanh thu kỳ vọng cho mỗi cổ phiếu ở thời kỳ t+1
Cảm ơn!

You might also like