You are on page 1of 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH

VÀ PHÒNG VỆ RỦI RO TỶ GIÁ


1.1 Khái niệm
1.1.1 Chứng khoán phái sinh và thị trường các chứng khoán phái sinh
1.1.1.1 Chứng khoán phái sinh:
- Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào
giá trị của một tài sản cơ sở nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro,
bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận,.. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái
sinh được chia thành 2 dạng chính là hàng hóa như thực phẩm/nông sản, năng
lượng,… hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất,…
- Trong các thị trường tài sản, việc mua bán đòi hỏi hàng hoá hoặc chứng
khoán phải được giao nhận hoặc là ngay lập tức hoặc là chỉ ít lâu sau đó. Việc
thanh toán cũng thường được thực hiện tức thời mặc dù thỉnh thoảng cũng có
trường hợp sử dụng một số thoả thuận tín dụng. Do đặc điểm như vậy nên chúng
ta thường gọi là thị trường tiền mặt hoặc là thị trường giao ngay. Doanh số được
thực hiện, khoản thanh toán được hoàn trả và hàng hoá, chứng khoán được giao
nhận. Trong tình huống khác, hàng hoá hay chứng khoán vẫn được giao nhận
vào một ngày sau đó, nhưng có các thoả thuận giúp cho người bán hoặc người
mua được chọn là có thực hiện bán hay không các loại thoả thuận này, và nghiệp
vụ này được thực hiện trong thị trường phái sinh.
1.1.1.2 Thị trường phái sinh:
- Thị trường phái sinh là thị trường dành cho các công cụ tài chính phái
sinh, những công cụ mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác
định trên một hoặc một số công cụ tài sản khác. Chúng ta xem các công cụ phái
sinh như là các hợp đồng, và giống như tất cả hợp đồng, chúng được thoả thuận
giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó mỗi bên sẽ thực hiện nghĩa vụ
gì đó cho bên kia. Các hợp đồng này có giá cả và người mua sẽ cố gắng mua với
giá rẻ và người bán cố gắng bán với giá cao nhất.
- Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi
bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng
quyền chọn.
1.1.1.3 Các thành viên của thị trường tài chính phái sinh:
- Người đầu tư: Họ sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại
bỏrủi ro do họ luôn phải đối mặt với những rủi ro do biến động giá cả của các
sảnphẩm chính.
- Người đầu cơ: Với tâm lí muốn đánh cuộc trên những biến động giá
cảcủa sản phẩm chỉnh nên họ sử dụng nghiệp vụ này như một đòn bẩy đặc biệt.
- Người cơ lợi (thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro): Bằng cách sử
dụng chênh lệch giá giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ đã sử dụng rất
hiệu quả các nghiệp vụ phái sinh để hưởng chênh lệch giá.
Các nghiệp vụ tài chính phái sinh đều mang lại lợi ích cho các thành viên,
chính vì vậy trên thị trường tài chính quốc tế, nghiệp vụ này đã phát triển rất
mạnh với các nghiệp vụ phái sinh đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò
quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.
1.1.2 Các công cụ tài chính phái sinh
1.1.2.1 Hợp đồng kỳ hạn:
- Hợp đồng kỳ hạn là công cụ lâu đời nhất, và có lẽ vì lí do đó mà nó ít
phức tạp nhất. Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người
bán, để hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày
hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá hợp đồng thì người sở
hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu ngược lại thì người sở hữu hợp đồng
sẽ chịu một khoản lỗ.
- Là thỏa thuận song phương giữa các bên.
- Giá được ấn định theo thỏa thuận của các bên tham gia.
- Là hợp đồng tùy ý, phụ thuộc vào người mua, người bán.
1.1.2.2 Hợp đồng tương lai:
- Hợp đồng tương lai (hay còn gọi là hợp đồng giao sau) là hợp đồng giữa
hai bên, người mua và người bán, để mua bán tài sản vào một ngày trong tương
lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay mà không phụ thuộc vào giá ở thời điểm
thực hiện hợp đồng. Như vậy, hợp đồng tương lai khá giống với hợp đồng kỳ
hạn. Sự khác biệt của chúng:
- Được giao dịch có tổ chức trên sàn giao dịch.
- Giá được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện thị trường.
- Là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa.
- Độ rủi ro giảm đáng kể bởi sự đảm bảo của sàn giao dịch.
1.1.2.3 Hợp đồng quyền chọn:
- Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người
bán, trong đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc
bán một tài sản nào đó vào ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm
nay. Mặc dù các quyền chọn được giao dịch trong một thị trường có tổ chức
nhưng phần lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý riêng rẽ giữa hai bên.
Những người này tự tìm đến với nhau, loại thị trường này gọi là thị trường OTC
– loại thị trường quyền chọn xuất hiện đầu tiên.
- Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nhưng
quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện giao dịch còn người sở hữu hợp đồng
kỳ hạn bắt buộc bắt buộc phải thực hiện giao dịch. Hai bên trong hợp đồng kỳ
hạn có nghĩa vụ phải mua và bán hàng hoá, nhưng người nắm giữ quyền chọn có
thể quyết định mua hoặc bán tài sản với giá cố định nếu giá trị của nó thay đổi.
Có hai loại quyền chọn:
- Quyền chọn mua: Người mua quyền chọn trả một khoản tiền (gọi là phí
quyền chọn) cho người bán. Người mua sẽ có quyền được mua một lượng tài
sản nhất định theo một mức giá thoả thuận trước, tại một thời điểm xác định
trong tương lai. Người bán nhận phí quyền chọn có trách nhiệm phải bán một
lượng tài sản như đã thoả thuận cho người mua, theo mức giá đã thoả thuận, vào
thời điểm xác định trong tương lai ( hoặc trước thời điểm đó) khi người mua
muốn thực hiện quyền chọn mua.
- Quyền chọn bán: Người nắm giữ một lượng tài sản mua phí quyền chọn
bán của nhà cung cấp quyền chọn bán để đảm bảo rằng tài sản của mình sẽ chắc
chắn được bán ở một mức giá nhất định trong tương lai.
1.1.2.4 Hợp đồng hoán đổi:
- Hợp đồng hoán đổi là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi
dòng tiền, một giao dịch mà cả hai bên đồng ý thanh toán cho bên còn lại một
chuỗi các dòng tiền trong một khoảng thời gian xác định.
1.2 Lợi thế và tính hiệu quả của công cụ tài chính phái sinh
Sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh mang lại khá nhiều lợi ích
cho nhà đầu tư. Không chỉ đưa ra những dấu hiệu chỉ báo giá trong tương lai của
tài sản gốc, chứng khoán phái sinh còn là công cụ phòng vệ rủi ro cũng như đầu
tư, đầu cơ hiệu quả. Những nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chuyên nghiệp,
các quỹ đầu tư am hiểu về thị trường và sử dụng thành thạo các công cụ chứng
khoán phái sinh sẽ là những đối tượng đầu tiên quan tâm đến những sản phẩm
mới này. Do đó, sự ra đời của TTCK phái sinh được kỳ vọng là sẽ làm tăng tính
hiệu quả của TTCK, thu hút thêm vốn, tăng giá trị giao dịch và thanh khoản thị
trường.
Là công cụ phòng vệ rủi ro hiệu quả, chứng khoán phái sinh đồng thời
cũng có thể làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư. Với các công cụ chứng khoán phái
sinh, nhà đầu tư có thể tạo ra các vị trí tương tự như bán khống chứng khoán
không căn cứ. Chẳng hạn, khi nhà đầu tư dự đoán chỉ số VN-Index đi xuống và
bán một hợp đồng quyền mua, nếu dự đoán sai, VN-Index tăng điểm, khi đó nhà
đầu tư đối mặt với nguy cơ thua lỗ không giới hạn. Hơn nữa, khi tham gia
TTCK phái sinh, do chỉ cần bỏ ra số vốn ban đầu nhỏ, những nhà đầu cơ thường
sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính cao, sẽ làm tăng mức độ rủi ro và có thể tác động
làm tăng biến động giá trên thị trường cơ sở.
1.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến sự phát triển của công cụ tài chính phái
sinh ở Việt Nam
1.3.1 Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng
đến giá trị kỳ vọng trong tương lai.
Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của doanh
nghiệp. Nhìn chung, bất cứ hoạt động nào mà dòng tiền vào và dòng tiền ra phát
sinh bằng những loại tiền tệ khác nhau đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Đối
với một doanh nghiệp, dòng tiền thường phát sinh từ ba nhóm hoạt động chính:
hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ. Do đó, rủi ro tỷ giá
thường tác động đến dòng tiền của ba nhóm hoạt động này.
1.3.2 Phòng vệ rủi ro tỷ giá
Trước những bất ổn của tỷ giá và ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến tình
hình hoạt động của các doanh nghiệp, thi trường đã phản ứng lại bằng cách hình
thành các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Công cụ được đề cập đến trong
việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá là các công cụ tài chính phái sinh: hợp đồng kỳ
hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
1.4 Sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng vệ rủi ro tỷ giá
1.4.1 Hợp đồng kỳ hạn
1.4.1.1 Ưu điểm:
- Trong hợp đồng kỳ hạn, giá của tài sản cơ sở được xác định tại thời
điểm ký kết hợp đồng, vì vậy vào ngày đáo hạn hợp đồng, cho dù giá cả trên thị
trường là bao nhiêu thì hàng hóa cơ sở vẫn được giao dịch với mức giá xác định
ban đầu. Chính nhờ đặc điểm này mà hợp đồng kỳ hạn có khả năng quả trị rủi ro
tỷ giá.
- Việc xác định giá của tài sản cơ sở từ đó dự báo giá để giúp cho doanh
nghiệp hạn chế được rủi ro và tùy vào loại hàng hóa, cách xác định giá lại khác
nhau và độ phức tạp khác nhau.
1.4.1.2 Nhược điểm:
- Giao dịch kỳ hạn là bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn, dù bên nào gặp
bất lợi thì cũng vẫn phải thực hiện hợp đồng.
- Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng cần mua
bán ngoại tệ trong tương lai, còn ở hiện tại thì không có nhu cầu mua bán ngoại
tệ.
- Dễ xảy ra rủi ro xù nợ, bên mua hoặc bán nhận thấy mình thiệt hại quá
lớn có thể không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, hoặc một trong hai bên bị phá
sản.
1.4.2 Hợp đồng tương lai
1.4.2.1 Ưu điểm:
- Khi tham gia vào hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều được biết
trước về:
• Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là gì.
• Khối lượng là bao nhiêu.
• Thời điểm giao dịch.
• Giá giao dịch.
- Khác với hợp đồng kỳ hạn, ở hợp đồng tương lai doanh nghiệp vẫn có
thể giới hạn được rủi ro bằng việc kết thúc vị thế mua hay bán khi diễn biến
ngày càng bất lợi với mình, hoặc nếu doanh nghiệp có lợi thì khoản chênh lệch
lỗ lãi mà doanh nghiệp được lời sẽ góp phần vào nguồn tiền mà doanh nghiệp có
thể bỏ ra để mua bán ngoại tệ phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu.
1.4.2.2 Nhược điểm:
- Chỉ niêm yết các đồng tiền mạnh nên nếu doanh nghiệp muốn quản trị
cho đồng tiền khác thì không thể lựa chọn hợp đồng tương lai.
- Được chuẩn hóa về giá trị hợp đồng, nên nếu doanh nghiệp cần quản trị
bán 700000 EURO thì chỉ có thể mua 5 hợp đồng tương lai để quản trị cho
625000 EURO, còn lại 75000 EURO không được quản trị.
- Chỉ có ở các quốc gia có thị trường tài chính phát triển.
1.4.3 Hợp đồng quyền chọn
1.4.3.1 Ưu điểm:
- Quyền chọn bán phòng vệ là vị thế nhà đầu tư nắm giữ tài sản cơ sở và
mua một quyền chọn bán. Nhà đầu tư có thể phòng vệ trước sự xuống giá của tài
sản cơ sở và có lợi nhuận tiềm tàng khi giá lên. Khi giá trị tài sản cơ sở tại thời
điểm đáo hạn lớn hơn giá thực hiện, quyền chọn bán sẽ không được thực hiện,
giá trị tại vị thế này chỉ là giá trị của tài sản.
- Quyền chọn mua phòng ngừa là vị thế mà nhà đầu tư sở hữu tài sản cơ
sở và bán một quyền chọn mua. Nhà đầu tư có thể phòng vệ trước sự xuống giá
của tài sản cơ sở do được bù đắp bởi phí quyền chọn.
Về cơ bản hợp đồng quyền chọn giới hạn được rủi ro sụt giảm giá và có
thể áp dụng được nhiều chiến lược một cách linh hoạt và đa dạng. Mặt khác, sử
dụng hợp đồng quyền chọn, doanh nghiệp không phải ký quỹ và ghi điểm theo
thị trường, giúp cho doanh nghiệp giảm đáng kể lượng tiền mặt.
1.4.3.2 Nhược điểm:
Có phí quyền chọn và phí này có thể cao hơn so với hợp đồng kỳ hạn và
tương lai do tính linh hoạt của nó.
1.4.4 Hợp đồng hoán đổi
Rủi ro tỷ giá sẽ được loại bỏ hoàn toàn nếu như có sự chắc chắn về dòng
tiền trong tương lai để thực hiện các ca kết hoán đổi và tỷ giá không thay đổi
trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng swap. Tuy nhiên, rủi ro mới có thể nảy
sinh nếu như công ty không có được dòng tiền như yêu cầu bằng đồng tiền đã
tham gia hợp đồng hoán đổi tại ngày thanh toán tiền lãi và ngày cuối cùng để
thanh toán tiền gốc, công ty sẽ phải mua số lượng ngoại tệ cần thiết trên thị
trường với tỷ giá hiện tại để thực hiện các cam kết trong hợp đồng.
Nếu như tỷ giá hiện tại mà thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với công
ty thì công ty sẽ bị thiệt hại. Rủi ro tỷ giá này có thể được loại bỏ bằng cách tại
thời điểm ban đầu, công ty thiết lập một loạt các hợp đồng tỷ giá kỳ hạn với kỳ
hạn trùng với những ngày thanh toán tiền lãi và tiền gốc. Doanh nghiệp thực
hiện các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn để ấn định mức tỷ giá tại
đúng thời điểm công ty cần phải thanh toán.

You might also like