You are on page 1of 56

LOGO

CHƯƠNG 1: CCTCPS VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI


CHÍNH PHÁI SINH

1
Tài liệu học tập

TL1. Đọc chương 1; 2.1; 2.2; 2.4; 7; 8, Giáo trình


chứng khoán phái sinh & Thị trường chứng
khoán phái sinh; TS. Đào Lê Minh; Trung tâm
Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán,
Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (2016).

TK1. Đọc chương 1, giáo trình Options, Futures, and


Other Derivatives; 10th Edition; John C. Hull;
Prentice-Hall (2018)

Thông tư 02/2021/TT-NHNN
2
1.1 Giới thiệu về Công cụ tài chính phái sinh
(Derivatives)

1.1.1 Khái niệm và vai trò của Công cụ phái


sinh
Công cụ phái sinh (Derivatives) là công cụ tài
chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào các tài
sản cơ sở khác.
. * Các loại công cụ phái sinh cơ bản:
+ Hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn.
+ Hợp đồng quyền chọn.
+ Hợp đồng hoán đổi.
3
1.1 Giới thiệu về Công cụ tài chính phái sinh
(Derivatives)

Tài sản cơ sở (Underlying assets):


* Hàng hoá (Commodity): kim loại, nông
sản, gỗ, đồng, vàng, bạc...
* Năng lượng (Energy): dầu, khí ga tự
nhiên, điện…
* Công cụ tài chính: cổ phiếu, trái phiếu,
tiền tệ, lãi suất, chỉ số chứng khoán...

4
1.1 Giới thiệu về Công cụ tài chính phái sinh
(Derivatives)

Tại sao CCTCPS quan trọng?

- Phương tiện quản lý rủi ro


- Tạo cơ chế xác lập giá
- Tăng tính hiệu quả của thị trường
- Tăng hiệu quả đầu tư

5
1.1 Giới thiệu về Công cụ tài chính phái sinh
(Derivatives)

1.1.2 Mục đích sử dụng CCTCPS

- Phòng ngừa rủi ro


- Đầu cơ
- Kinh doanh chênh lệch giá

6
Công cụ tài chính phái sinh (Derivatives)

Mục đích sử dụng CCTCPS

- Phòng ngừa rủi ro: tìm kiếm sự bảo đảm


chống lại sự thay đổi giá bất ngờ
- Đầu cơ: tìm kiếm lợi nhuận từ sự thay đổi giá
dự kiến ​của tài sản.
- Kinh doanh chênh lệch giá: Tạo ra lợi nhuận
phi rủi ro bằng cách tận dụng việc định giá sai
trên thị trường trong ngắn hạn => loại bỏ sự
chênh lệch giá thị trường.
7
Công cụ tài chính phái sinh (Derivatives)

1.1.3. Thị trường giao dịch CCTCPS

- Thị trường giao dịch tập trung


- Thị trường giao dịch phi tập trung (OTC)
- Người tham gia thường là các định chế tài chính và
các công ty lớn
- Các điều khoản giao dịch được điều chỉnh để đáp
ứng nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng
- Có nguy cơ rủi ro về tín dụng

8
Công cụ tài chính phái sinh (Derivatives)

1.1.4. Thị trường giao dịch CCTCPS tại Việt


Nam

- Thị trường OTC


- Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)
- Sàn giao dịch chứng khoán phái sinh

9
Công cụ tài chính phái sinh (Derivatives)

1.1.4. Thị trường giao dịch CCTCPS tại Việt


Nam (tt)
Thị trường OTC
1/ Các quy định của NHNN Việt Nam liên quan đến HĐKH
– Quyết định số 203/QĐ-NH13 ngày 20/9/1994 về Ban hành quy chế tổ
chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
– Ngày 10/01/1998, NHNN ban hành quyết định số 16/1998/QĐ-
NHNN7 về việc quy định nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ
kỳ hạn của các TCTD.
– Quyết định số 2554/QĐ-NHNN ngày 31/12/2006 điều chỉnh thời hạn
và tỷ giá của giao dịch ngoại tệ kỳ hạn liên ngân hàng.
– Thông tư số 02/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị
trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại
hối

10
Công cụ tài chính phái sinh (Derivatives)

1.1.4. Thị trường giao dịch CCTCPS tại Việt


Nam (tt)
Thị trường OTC
2/ Thực trạng HĐKH tại Việt Nam
- Được triển khai từ khá lâu, tuy nhiên thị trường còn khá
nhỏ bé và chưa phổ biến
- Tập trung ở các tổ chức tín dụng lớn (Vietcombank, BIDV,
Eximbank, Vietin Bank …)
- Chủ yếu phục vụ mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá

11
Công cụ tài chính phái sinh (Derivatives)

1.1.4. Thị trường giao dịch CCTCPS tại Việt


Nam (tt)
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)
1/ Các quy định của NHNN Việt Nam liên quan đến giao dịch hàng hóa
- Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch
hàng hóa tập trung có quy mô cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam
- Hoạt động theo giấy phép số 4596/GP-BCT do Bộ Công Thương cấp ngày
01/09/2010 và Nghị định 158/2006/NĐ-CP cùng với Nghị định
51/2018/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua
bán hàng hóa và Sở giao dịch hàng hóa.
- Kết nối liên thông với thị trường giao dịch hàng hóa quốc tế kể từ ngày
17/08/2018.

12
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)
MÔ HÌNH VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG
(nguồn: MXV)
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)

MXV KẾT NỐI LIÊN THÔNG VÀ


NẰM TRONG HỆ THỐNG CÁC SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Thị trường CKPS Việt Nam
• Nghị định số 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái
sinh và thị trường chứng khoán phái sinh được ban
hành năm 2015
• Thị trường chứng khoán phái sinh chính thức được
triển khai ở Việt Nam từ ngày10/08/2017
• Các sản phẩm phái sinh đầu tiên trên thị trường Việt
Nam:
– Hợp đồng tương lai
– Chứng quyền có bảo đảm

15
Thị trường CKPS Việt Nam

• Hợp đồng tương lai: Tài sản cơ sở:


– Chỉ số VN30
– Chỉ số HNX30
– Trái phiếu chính phủ

16
Thị trường CKPS Việt Nam

17
Thị trường CKPS Việt Nam

18
1.2 Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract):


- Hợp đồng kỳ hạn (Forward) là một sự thỏa
thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài
sản ở một mức giá xác định vào một ngày
được xác định trước trong tương lai.
- Giao dịch tại thị trường phi tập trung (OTC)
* Tài sản cơ sở của hợp đồng kỳ hạn:
Tiền tệ, hàng nông sản, khoáng sản, chỉ số
chứng khoán, lãi suất…
19
Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract):

20
Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract):

21
Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn.


Ví dụ: Nhà đầu tư A ký hợp đồng kỳ hạn với nhà
đầu tư B để mua 10.000 thùng dầu với giá thực
hiện là K = 60US$/thùng. Thời gian của hợp
đồng là 90 ngày.

A giữ vị thế mua, B giữ vị thế bán.

22
Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn.


Giả sử giá dầu sau 90 ngày là ST = 65US$/thùng.
NĐT A sẽ kiếm được mức lợi nhuận (lỗ):
(ST − K) * 10,000
= (65− 60) * 10,000= $50,000
NĐT B sẽ kiếm được mức lợi nhuận (lỗ):
(K − ST ) * 10,000
= (60 - 65) * 10,000 = −$50,000

23
Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện


HĐKH tại Việt Nam
Thuận lợi:
- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính
sách ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng.
- Trong thời gian qua, chính sách ngoại hối đã có
những thay đổi quan trọng, một số quy định đã
thông thoáng hơn, mở ra nhiều nghiệp vụ mới, đặc
biệt là các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối.

24
Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện


HĐKH tại Việt Nam
Khó khăn:
- Thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng do Tỷ giá
USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN
công bố.
- Thiếu cơ sở pháp lý: Trong vài năm trở lại đây, NHNN
đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ , tuy
nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ.
- Thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh: Sản
phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá
mới và phức tạp đối với thị trường

25
Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
Biểu mẫu HĐKH (nguồn: Vietcombank)

26
Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

1.2.2 Hợp đồng tương lai (Futures):


Hợp đồng tương lai (futures) là một sự thỏa
thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài
sản ở một mức giá xác định vào một ngày
được xác định trước trong tương lai.
Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai:
Tiền tệ, hàng nông sản, khoáng sản, chỉ số
chứng khoán, lãi suất…
* Giao dịch trên thị trường tập trung
=> Các hợp đồng được chuẩn hóa 27
1.2.2.1 Quá trình hình thành hợp đồng
tương lai

Người mua A Người bán B

Môi giới A Môi giới B

Sở giao dịch
(Trung tâm thanh toán bù trừ)

NV giao dịch A NV giao dịch B


28
* Quá trình hình thành hợp đồng tương lai
(tt)

• Giả sử vào ngày 10 tháng 3, một nhà đầu tư A ở NewYork yêu


cầu người môi giới của mình mua 5000 bushels bắp, giao hàng
vào tháng 7 cùng năm. Người môi giới của A lập tức chuyển
yêu cầu này đến cho nhân viên giao dịch ở sàn giao dịch (ví dụ
CBOT - Chicago Board of Trade).
• Cùng thời gian đó, một nhà đầu tư B ở Kansas yêu cầu người
môi giới của mình bán 5000 bushels bắp, cũng giao hàng vào
tháng 7 cùng năm. Người môi giới của B sẽ chuyển lệnh bán
đến cho nhân viên giao dịch tại sàn.
• Hai nhân viên giao dịch tại sàn sẽ gặp nhau, thỏa thuận về giá
tương lai của bắp giao hàng vào tháng 7
• Hợp đồng futures xem như được hình thành.
29
Trung tâm Thanh toán bù trừ (Clearing
House)

+ Vai trò:
Trung tâm TTBT giữ vai trò trung gian giữa
người mua và người bán nhằm:
- Đảm bảo các hợp đồng được thực hiện
theo đúng cam kết.
- Đảm bảo cho hoạt động giao dịch của thị
trường được diễn ra nhanh chóng và ổn định.

30
Trung tâm Thanh toán bù trừ (Clearing
House)

+ Nhiệm vụ chính:
- Xác định mức ký quỹ và yêu cầu ký quỹ đối với
các thành viên.
- Ghi chép các giao dịch diễn ra trong ngày.
- Xác lập giá thanh toán cho mỗi hợp đồng.
- Cập nhật hàng ngày tài khoản của những thành
viên.

31
1.2.2.2 Những quy định trong hợp đồng
tương lai:

* Tài sản cơ sở:


- Hàng hóa:
+ Quy định phẩm cấp.
 Giá có thể được điều chỉnh theo phẩm cấp.
- Tài sản tài chính:
+ Không quy định phẩm cấp. Tuy nhiên trong
một số trường hợp, có thể có những quy định về đặc
điểm của tài sản cơ sở.
Ví dụ: Trái phiếu dài hạn (Treasury Bonds).
Trái phiếu trung hạn (Treasury Notes).

32
1.2.2.2 Những quy định trong hợp đồng futures
(tt)

* Quy mô hợp đồng:


Quy định số lượng (khối lượng) tài sản cơ sở được
chuyển giao theo hợp đồng.
 Quy mô hợp đồng thường được xác định tùy
thuộc vào loại tài sản cơ sở.

* Thỏa thuận về việc giao hàng:


- Sở giao dịch quy định nơi giao hàng.
 Giá bán có thể được điều chỉnh tùy theo địa điểm
giao hàng.

33
1.2.2.2 Những quy định trong hợp đồng futures
(tt)

* Phương thức thanh toán


• Chuyển giao vật chất:bên bán giao tài sản cơ sở và
nhận tiền thanh toán, bên mua thanh toán tiền và nhận
tài sản cơ sở bên mua chuyển giao.
• Thanh toán bằng tiền: Trong trường hợp này, các bên
tham gia hợp đồng tương lai không cần phải thực hiện
quá trình giao và nhận tài sản dưới dạng vật chất.
Thay vào đó, một bên trả (hoặc nhận) cho (từ) bên kia
số tiền căn cứ trên kết quả lãi/lỗ của các vị thế hợp
đồng tương lai được xác định lần cuối theo giá thanh
toán cuối cùng.
34
1.2.2.2 Những quy định trong hợp đồng futures
(tt)

* Tháng giao hàng:


Sở giao dịch quy định:
 Tháng giao hàng cho mỗi hợp đồng.
 Khi nào thì bắt đầu giao dịch hợp đồng
với tháng giao hàng cụ thể.
 Ngày giao dịch cuối cùng của một hợp
đồng cụ thể.

35
* Một số quy định khác của Sở giao dịch:

* Niêm yết giá


* Giới hạn dịch chuyển giá hàng ngày:
Sở giao dịch quy định giới hạn dịch chuyển giá
hàng ngày nhằm ngăn cản sự biến động quá lớn của
giá ở trong ngày.
- Giới hạn dưới (Limit Down).
- Giới hạn trên (Limit Up).

36
* Một số quy định khác của Sở giao dịch (tt):

* Giới hạn vị thế (mức đầu tư):


- Quy định số lượng hợp đồng tối đa mà
một nhà đầu cơ (Speculator) có thể nắm giữ.
- Ngoài ra, Sở giao dịch cũng quy định số
lượng hợp đồng tối đa với tháng giao hàng cụ
thể mà một nhà đầu cơ có thể nắm giữ.

37
1.2.2.3. Ký quỹ đối với hợp đồng tương
lai:

 Vì sao cần thiết phải ký quỹ?

Ký quỹ Ký quỹ
Nhà đầu tư Môi giới Phòng TTBT

- Tài khoản ký quỹ được điều chỉnh hàng ngày


để phản ánh lời (lỗ) của nhà đầu tư. (marking –
to – market rule)

38
1.2.2.3. Ký quỹ đối với hợp đồng tương
lai:

Marking-to-market rule
Ví dụ: Vào ngày 1 tháng 9, hợp đồng tương lai
để mua 100 ounce vàng, giao hàng vào tháng
12 có giá $400/ounce.
Tổng giá trị phải thanh toán là $40,000

K = $400/oz, T = Dec. 39
1.2.2.3. Ký quỹ đối với hợp đồng tương
lai:
Marking-to-market rule
Ngày Giá HĐTL Mức điều chỉnh
A B
0 $400 0 0
1 $390 -1000 1000
2 $395 500 -500
3 $392 -300 300
. . . .
. . . .
89 $418 . .
90 $420 200 -200
2000 -2000
Mức lời/(lỗ) (St-K)*100 (K-St)*100 40
1.2.2.3. Ký quỹ đối với hợp đồng tương lai
(tt):

* Mức ký quỹ: tiền hoặc/và tài sản mà khách


hàng phải nộp trước khi tham gia vào hợp
đồng để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ
theo hợp đồng đã quy định. Tài khoản ký quỹ
được điều chỉnh hàng ngày theo giá của hợp
đồng tương lai.
=> Hệ thống ký quỹ giúp giảm thiểu rủi ro
tín dụng của hợp đồng tương lai

41
1.2.2.3. Ký quỹ đối với hợp đồng tương lai
(tt):
- Hệ thống ký quỹ của Mỹ:
+ Mức ký quỹ ban đầu (Initial Margin): số
tiền yêu cầu ký quỹ đối với số vị thế đang nắm giữ
+ Mức ký quỹ duy trì (Maintenance Margin):
số tiền ký quỹ tối thiểu mà Khách hàng cần phải duy
trì đối với số vị thế đang nắm giữ.
➔ Khi Số dư ký quỹ giảm xuống dưới mức Ký quỹ duy
trì, Khách hàng sẽ nhận được thông báo nộp bổ sung
ký quỹ (Margin Call).

42
1.2.2.3. Ký quỹ đối với hợp đồng tương lai
(tt):
- Hệ thống ký quỹ của Việt Nam:
+ Mức ký quỹ ban đầu (Initial Margin):Tỷ lệ ký quỹ
ban đầu do Trung tâm Lưu ký (VSD) quy định (xác định định
kỳ ngày 1, 10 và 20 hàng tháng) và công bố ít nhất 02 ngày
làm việc trước khi áp dụng.
Giá trị ký quỹ ban đầu = Tỷ lệ IM x số hợp đồng x Giá x hệ
số nhân hợp đồng.
Ví dụ: NĐT mua 1 HĐTL với mức giá khớp 700.
Tỷ lệ IM 10%.
Hệ số nhân 100.000.
Giá trị ký quỹ ban đầu = 10% x 1 x 700 x 100.000 = 7.000.000 đ

43
1.2.2.4. Sự hội tụ của giá tương lai và giá giao
ngay:

Giá tương lai Giá giao ngay

Giá giao ngay Giá tương lai

Thời gian Thời gian


Trường hợp 1 Trường hợp 2

44
1.2.2.5. Đóng vị thế hợp đồng tương lai

Được thực hiện bằng cách tiến hành một giao dịch
ngược lại với giao dịch ban đầu:
Ban đầu Đóng vị thế
Bán Mua
Mua Bán

Vì sao cần thiết phải đóng vị thế trước ngày đến


hạn của hợp đồng tương lai?

45
- Hệ thống ký quỹ của Mỹ:

Ví dụ: Vào ngày 5 tháng 6, một nhà đầu tư


yêu cầu người môi giới của mình mua 2 hợp
đồng futures tháng 12 trên vàng ở sàn giao
dịch COMEX . Giả sử giá futures ở thời điểm
hiện tại là 400$/ounce. Quy mô mỗi hợp đồng
là 100 ounces.
- Ký quỹ ban đầu: 2000$/hợp đồng.
- Ký quỹ duy trì: 1500$/hợp đồng.

46
- Hệ thống ký quỹ của Mỹ (tt):

Ngày Giá tương Lời (lỗ) Lời (lỗ) Số dư TK ký Ký quỹ bổ


lai hàng ngày tích lũy quỹ sung
400,00 4000
5/6 397,00 (600) (600) 3400
6/6 396,10 (180) (780) 3220
9/6 398,20 420 (360) 3640
10/6 397,10 (220) (580) 3420
11/6 396,70 (80) (660) 3340
12/6 395,40 (260) (920) 3080
13/6 393,30 (420) (1340) 2660 1340
16/6 393,60 60 (1280) 4060
47
- Hệ thống ký quỹ của Mỹ (tt):

17/6 391,80 (360) (1640) 3700


18/6 392,70 180 (1460) 3880
19/6 387,00 (1140) (2600) 2740 1260
20/6 387,00 0 (2600) 4000
23/6 388,10 220 (2380) 4220
24/6 388,70 120 (2260) 4340
25/6 391,00 460 (1800) 4800
26/6 392,30 260 (1540) 5060

48
Cách tính CKPS tại Việt Nam

Quy tắc xác định lãi - lỗ vị thế cuối ngày


• Quy tắc: Xác định trên cơ sở chênh lệch giá thanh toán cuối ngày
(DSP) với giá bình quân gia quyền theo số lượng (VWAP) của mỗi
loại vị thế, tính riêng theo mã hợp đồng. Sau đó được bù trừ ròng để
xác định ra nghĩa vụ thanh toán cuối cùng của nhà đầu tư.
• Công thức tính giá trị lỗ/lãi vị thế cuối ngày: VM cuối ngày= (DSPt
- VWAP)* Số HĐ* Hệ số nhân
• Trường hợp vị thế Long: VWAP= Giá bình quân gia quyền mua.
• Trường hợp vị thế Short: VWAP= Giá bình quân gia quyền bán.
• Số hợp đồng: dấu (+) nếu vị thế Long, dấu (-) nếu vị thế Short.
• Trường hợp không phát sinh giao dịch vị thế trong ngày VWAP =
DSPt-1

49
Cách tính CKPS tại Việt Nam

• VD1: Mở vị thế mua


• Trong phiên: NĐT mở 4 vị thế mua HĐTL VN30F1902 giá
870. Sau đó mở tiếp 2 vị thế mua HĐTL VN30F1902 giá 880
=> Giá bình quân quyền mua = (4*870+2*880)/6=873,33

• Cuối ngày: Giả sử NĐT vẫn giữ nguyên vị thế mua đến hết
phiên, và giá DSP= 880.

• VM= (880-873,33)*6*100.000= 4.002.000

• => Tài khoản lãi: 4.002.000 VNĐ.


50
Cách tính CKPS tại Việt Nam

• VD2: Mở vị thế mua và mở vị thế bán


• Trong phiên: NĐT mở 4 vị thế mua HĐTL VN30F1902 giá
870 . Sau đó mở tiếp 2 vị thế mua HĐTL VN30F1902 giá 880.
=> Giá bình quân gia quyền mua= (4*870+2*880)/6= 873,33
• Tiếp theo: NĐT mở 3 vị thế bán HĐTL VN30F1902 giá 875
=> Giá bình quân bán 875.
• Cuối ngày: Giả sử NĐT giữ nguyên trạng thái TK đến hết
phiên giao, giá DPS = 880
• VM= (880-873,33)*6*100.000+(880-875)*(-3)*100.000=
4.002.000-1.500.000=2.502.000
• => Tài khoản lãi 2.502.000 VNĐ.

51
1.2.2.4. Sự hội tụ của giá tương lai và giá giao
ngay:

Khi ngày chuyển giao hàng của hợp đồng đến gần,
giá tương lai sẽ hội tụ với giá giao ngay của tài sản cơ
sở. Vào ngày giao hàng, giá tương lai sẽ bằng (hoặc
rất gần) với giá giao ngay.

 Điều gì xảy ra nếu giá tương lai không hội tụ với


giá giao ngay?
+ Trường hợp 1: Giá tương lai > Giá giao ngay.
+ Trường hợp 2: Giá tương lai < Giá giao ngay.

52
1.2.2.6 Sự khác nhau giữa hợp đồng tương lai
(Futures) & hợp đồng kỳ hạn (Forwards):

Hợp đồng tương lai Hợp đồng kỳ hạn


Tính chuẩn -Hợp đồng được chuẩn -Hợp đồng không được
hóa. hóa. chuẩn hóa.

Ký quỹ và -Yêu cầu ký quỹ, mức ký Không yêu cầu ký quỹ,


thanh toán quỹ được điều chỉnh hàng thanh toán vào ngày đến
ngày theo sự biến động hạn.
giá, việc thanh toán được
thực hiện hàng ngày.

Tính thanh -Tính thanh khoản cao. Tính thanh khoản thấp.
khoản Hợp đồng được mua bán Hợp đồng được mua bán
ở các Sở giao dịch. trên thị trường OTC.

53
1.2.2.6 Sự khác nhau giữa hợp đồng tương lai
(Futures) & hợp đồng kỳ hạn (Forwards) (tt):

Hợp đồng tương lai Hợp đồng kỳ hạn


Thực hiện -Hợp đồng thường được - Luôn được thực hiện, việc
hợp đồng đóng trước khi đến hạn. thực hiện dựa vào trách
Việc thực hiện được quản nhiệm của những người
lý bởi Phòng thanh toán tham gia hợp đồng.
bù trừ.

Ngày chuyển - Hợp đồng có một số ngày - Quy định một ngày cụ thể
giao tài sản chuyển giao nhất định. để chuyển giao tài sản.

Công cụ - Phòng ngừa rủi ro vào - Phòng ngừa rủi ro vào ngày
phòng ngừa bất kỳ thời điểm nào trước đến hạn đã xác định.
rủi ro ngày đến hạn đã xác định.
54
Bài tập chương 1

Câu 1: Một nhà đầu tư bán một hợp đồng tương lai trên
lúa mì. Quy mô hợp đồng là 5.000 bushels. Giá tương
lai ở thời điểm hiện tại là 250 cent/bushel. Ký quỹ
đầu tiên là 3.000$/1 hợp đồng, và ký quỹ duy trì là
2.000$/1 hợp đồng. Giá tương lai của lúa mì thay đổi
như thế nào sẽ dẫn đến tình huống nhà đầu tư được
yêu cầu phải nộp thêm tiền vào tài khoản ký quỹ?
Trong trường hợp nào thì 1.500$ có thể được rút ra
khỏi tài khoản ký quỹ?

55
Bài tập chương 1

Câu 2: Vào tháng 3/2014, một nhà đầu tư bán một hợp
đồng tương lai tháng 9/2014 trên dầu thô. Quy mô
mỗi hợp đồng là 1.000 barrels. Giá tương lai ở thời
điểm bán là 18,3$/barrel. Giả sử nhà đầu tư đóng vị
thế hợp đồng vào tháng 8/2014, với giá tương lai ở
thời điểm đóng là 17,5$/barrel. Tính lợi nhuận của
nhà đầu tư. Lợi nhuận này nhận được khi nào?

56

You might also like